Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:10:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319141 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linhkhue
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #470 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 04:46:49 pm »

Đồng chí kho
[/b]

Thời bao cấp với những khó khăn về kinh tế, tệ nạn quan liêu ..đã đi qua khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Nhìn lại thời kỳ này bằng cặp mắt hóm hỉnh, người viết đã thể hiện một tâm trạng lạc quan để ghi lại những kỷ niệm hình ảnh mà lớp trẻ 8X hay 9X không hình dung được!

Thời bao cấp tất cả các cán bộ đi công tác nước ngoài kể cả cán bộ ngoại giao đều phải lên phố Hàng Bột ( Hà Nội ) để mượn quần áo.
Ở đó có một cái kho của Bộ tài chính, chứa khoảng vài trăm bộ com- ple may sẵn các cỡ và do cái gu của người phụ trách nên đa số là màu tím than hoặc màu xanh cổ vịt , bằng kaki, hoặc dạ , viện trợ của Mông Cổ hoặc Trung Quốc .
 Tất cả những bộ đó đều được dùng lá trầu không để in một chữ KHO to đùng ở lưng quần và miệng túi áo trong. Do chưa có công nghệ giặt khô như bây giờ thế nên sau một đợt công tác , mọi người lại vo viên cho vào vali, nộp lại kho và bộ nào cũng nhăn nhúm còn hơn cả thể loại "hàng sida "
Ngoài bộ comple , bộ sậu còn được mượn thêm cả một cái cà vạt ( nhăm nhúm như cái ruột mèo bởi khi đó không phải ai cũng biết thắt ) 1 cái vali có khung đóng bằng gỗ , bọc vải giả da nặng đúng 4.5kg! Sang đến Liên Xô , nếu là đoàn của Đảng - dù là cấp cao hay cấp thấp đều được sẽ được ở khách sạn Tháng Mười - một khách sạn của Đảng và được bao cấp 100% . Được gửi thư không phải dán tem , giặt quần áo sửa đồng hồ ăn uống tất cả đều được miễn phí ..
Tất nhiên đoàn cấp cao thì ở nhũng biệt thự sang trọng ở khu Đồi Lênin , và ở đó còn bao cấp siêu hơn , như có thợ mộc đóng những thùng gỗ để chứa các thứ hàng mà cán bộ  có thể mua để gửi hàng về Việt Nam, đương nhiên cũng miễn phí . Đoàn chúng tôi có 5 người , vì là cấp thấp hơn nên ở khách sạn Tháng Mười .
Việc đầu tiên sau khi nhận phòng là trút bộ comple ra để giặt là cho phẳng phiu . Đến chiều bà phục vụ đi các phòng  gõ cửa , mồm luôn gọi ( Ta - vơ - rít ) Kho có nghĩa là ...(Đồng chí Kho ...) vì cả 5 bộ đưa đi giặt đều có chữ KHO . Bà không biết trả cho ai - và bà nghĩ rằng cái tên Kho chắc hẳn là một cái tên rất phổ biến ở Việt Nam vậy.
Đành phải biến báo nói với bà ấy rằng cứ để ở phòng tôi ( vì là thành viên cấp thấp nhất ) và sau đó gọi 4 vị còn lại đến thử quần áo nhận về.
Một trường hợp khác thuộc loại "không biết nói sao "lại xảy ra với anh bạn tôi làm thông ngôn cho một đoàn cao cấp ở Đồi Lê Nin . Vì giỏi tiếng Nga nên buổi chiều , anh gặp và thăm hỏi bà phục vụ phòng . Bà ấy nhìn anh từ đầu đến chân , rồi bỗng mắng cho một trận té tát như mắng một đứa con nhỏ .
Bà bảo rằng : "Lần trước mày hẹn là sẽ viết thư cho tao kể chuyện chiến tranh ở Việt Nam . Vậy mà tao mong hoài , không nhận lấy của mày một chữ , thế là thế nào ?" Anh bạn tôi cứ ngẩn tò te vì đây là lần đầu tiên anh ..được đi Liên Xô.
Thấy bộ dạng ngơ ngác của anh , bà lại càng bực mình , mắng tiếp :
"Mày lại quên hay sao?" Đây này, lần trước mày ngồi hút thuốc , tàn thuốc rơi xuống làm thủng một lỗ ở tay áo . Tao ngồi cả một buổi tối mạng lại lỗ thủng đó cho mày. Nhớ ra chưa ?"
 Vừa nói, bà lại kéo tay anh bạn tôi chỉ vào vết thủng mà chính tay bà đã mạng cho anh , và trở lại nét mặt hiền hậu của một bà mẹ mắng con "Mày đúng là đoảng tính , một năm rồi chứ còn ít gì ?" Thì ra đúng là có một cán bộ Việt Nam đã được bà phục vụ người Nga phúc hậu cặm cụi mạng lại cho anh lỗ thủng ở áo ...nhưng là một người khác .
Khi về nước anh ấy trả lại bộ quần áo kho cho Bộ Tài chính, và anh bạn tôi khi đến mượn để đi công tác , lại vớ đúng phải bộ này. Vì vậy! anh được nghe ...mắng oan  mà không dám thanh minh .

P/S Em kết nạp thành viên lâu bây giờ mới có dịp hàn huyên với các Bác ,em mới vào chưa đọc được kỹ và hiểu được lý do các Bác cãi nhau . Nhưng chủ đề về một thời xa xưa đó ...thời bao cấp .
Chúng ta ngồi đây, có người đã trải qua ít nhiều ..người đã từng hiểu có người không hiểu và sống trong thời bao cấp như em ..chỉ muốn nói rằng mong hiểu hơn những ngày tháng vất vả mà cha ông ta đã trải qua, để hiểu nỗi cực nhọc của một nước nghèo là gì? Và cũng vì có những ngày tháng đó sẽ biết trân trọng và gìn giữ cuộc sống ngày hôm nay hơn .
Em có vài lời suy nghĩ dại khờ nông nổi  của em vậy thôi  khi hướng về Thời bao cấp ..
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #471 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 05:37:22 pm »

Những mẫu chuyện thật và ....hiếm của...": có một thời như thế ....thời bao cấp :". Có thể Triều Tiên bây giờ cũng thế,lúc đoàn tụ gia đình với HQ đều áo mũ xênh xang ...nhưng toàn đồng phục. Mong được đọc tiếp.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2009, 05:43:59 pm gửi bởi tran479 » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #472 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 06:10:00 pm »

Em chưa thấy bác nào kể chuyện xếp hàng lấy nước sinh hoạt về cho gia đình nhỉ? Chuyện xếp hàng xô chậu ... từ độ 2 - 3 giờ sáng chẳng hạn.

Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #473 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 06:14:07 pm »

Thấy rồi :
http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=4420&Itemid=185

Nhưng vẫn cãi cùn thêm câu nữa : Họ không chịu định nghĩa thế nào là "sao", "chụp". Nếu hiểu sao chụp là sao hoặc in lên giấy khác thì mình vẫn không vi phạm gì cả  Grin
Vì mình chỉ "số hóa" nó chứ không "sao", "chup"  Grin Grin Grin

Vấn đề là bác đang "sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam" không xin phép, đây là hành vi bị cấm!  Grin
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

Linhkhue
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #474 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 06:31:55 pm »

Những mẩu chuyện rất thú vị và rất thực tế phán ảnh cái thời kỳ đó em chép lại gửi đến các Bác đọc và cùng suy ngẫm .

3 ông 1 chó . Grin

Thời bao cấp cán bộ cứ đi xuống cơ sở để tìm hiểu thực tế, để "3 cùng " với bà con, anh em( Cùng ăn - cùng ở - cùng làm việc ) Nói là vậy nhưng thực tế lại rất khác! Có một số cán bộ cấp trên rất thích xuống các cơ sở , nhất là hợp tác xã nông nghiệp .
Vì xuống đó thoải mái , "được ăn - được nói và  được cả gói mang về "Ngược lại các cán bộ cấp dưới cũng rất thích các cán bộ cấp trên về , vì họ được cái cớ hợp pháp để đánh chén , xin được tài trợ , dự án này nọ nữa .
Chỉ cần chủ nhiệm hợp tác xã ký cái giấy là có thể ra trại chăn nuôi bắt gà , bắt lợn về làm thịt ; thủ kho xuất gạo đỗ lạc , ..v...v..
Có khi chỉ có một cán bộ cấp trên xuống cùng thịt con chó to, tiếp khách là chủ nhiệm hợp tác xã và kế toán trưởng .
Vì thế mới có cái câu " Ba ông một chó " là vậy !
Hàng tháng riêng việc thanh toán các khoản tiếp khách cấp trên xuống , các cán bộ hợp tác xã tham ô cũng đã "vơ" được khối ! Nhất là cán bộ chủ nhiệm hợp tác xã . Vì vậy dân gian ta có cái câu vè .

"Mỗi người làm một bằng hai - Để cho chủ nhiệm mua đài ,mua xe . Mỗi người làm việc bằng ba - Để cho chủ nhiệm xây nhà , xây sân"
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #475 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 06:58:12 pm »

...vì họ được cái cớ hợp pháp để đánh chén , xin được tài trợ , dự án này nọ nữa... .

Có thể đánh chén thì đúng, chứ còn xin tài trợ và dự án thì không có các từ này trong thời bao cấp, phải sau quãng 198x mới có các từ tài trợ và dự án, bác nên nói cụ thể thời nào chứ nhỉ Wink
Logged
Linhkhue
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #476 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 07:03:08 pm »

...vì họ được cái cớ hợp pháp để đánh chén , xin được tài trợ , dự án này nọ nữa... .

Có thể đánh chén thì đúng, chứ còn xin tài trợ và dự án thì không có các từ này trong thời bao cấp, phải sau quãng 198x mới có các từ tài trợ và dự án, bác nên nói cụ thể thời nào chứ nhỉ Wink

Ah cái thời nào đó chắc em phải hỏi Nhà xuất bản để nhà xuất bản liên hệ với tác giả hỏi cho rõ ràng bác ơi .
Logged
cuong.tran
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #477 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 07:05:20 pm »

@cuong.tran: Nếu tiền không còn lưu hành nữa mà có đến 7 kg thì là một gia tài lớn. Báo sân bay đển máy soi đỡ nhầm làm lỡ giờ bay.
Tiền đang lưu hành thì như mọi người: đăng ký với sân bay, là thủ tục đo đếm.

@nvanlebinh: tiền của em nó vẫn đang lưu hành mà không ai muốn nhận cả - tòan tiền 200 đ cả. Em tính đem đến đóng góp cho trang quansuvn.net 0,5 kg nhưng không biết các bác BQT có nhận không?  Roll Eyes

Em nghĩ đi nước ngoài thì mới phải khai báo số tiền mang theo (nếu nhiều) chứ mang đi mang lại trong nước cũng phải khai à?
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #478 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 07:21:33 pm »

Những mẫu chuyện thật và ....hiếm của...": có một thời như thế ....thời bao cấp :". Có thể Triều Tiên bây giờ cũng thế,lúc đoàn tụ gia đình với HQ đều áo mũ xênh xang ...nhưng toàn đồng phục. Mong được đọc tiếp.
Có lẽ nhìn nhận việc trang phục (các bộ quần áo complet, các loại áo ấm chống rét ...) theo một góc độ khác:
Vào năm học 1969-1970, tôi đã thấy các anh/chị Sinh viên trúng tuyển vào ĐH, đạt tiêu chuẩn đi học nước ngoài, được Bộ ĐH gọi tập trung tạm thời ở trường ĐHBK HN, cũng có đủ các màn khám sức khỏe, cấp tốc học chính trị ngắn hạn, sau đó là Bộ ĐH tiến hành cấp phát trang phục cho từng người cả nam và nữ. Dù đi học ở LX, CHDC Đức, Ba lan hay Tiệp khắc, Hungary..., thì họ cũng được cấp vali da hoặc túi du lịch loại lớn để chứa quần áo, trong đó có đủ từ sơ mi, quần tây, quần áo ấm như măng tô, mũ lông, áo len, khăn len quàng cổ, giày da, tất chân, bộ complet,...với màu sắc thì đúng là chỉ có đồng phục giống nhau xám hay xanh đen, (kèm theo bản kê chi tiết các thứ đó) là những đồ quần áo cơ bản cần thiết cho một SV khi sang xứ người, chưa có thể và chưa biết gì mua bán, để có thể chống chọi với giá lạnh, đồng phục VN trang phục thời gian đầu thì thô và xấu, cũng là thường tình mà.
Tôi cũng thấy sau đó 1 năm những anh nào về nước sớm vì sức khỏe hay trình độ học tiếp thu không nổi, đều phải trả lại cho Bộ ĐH các trang phục theo bản kê chi tiết kia. Những ai tốt nghiệp về nứoc sau đó gần 6-7 năm, cũng phải làm thủ tục hoàn trả các đồ complet, quần áo lạnh như măng tô hay áo ấm... Có lẽ ở đây chỉ là tạm ứng vay mượn và thanh toán hoàn trả (lưu học sinh về bắt buộc phải xong việc này thì mới làm các thủ tục cần thiết khác từ Bộ ĐH)
Khi đưa tiễn ở ga HN chỉ thấy là cả đoàn tàu từ VN sang TQ, LX... chứa vài trăm SV đều trang phục giống nhau...
Và mãi sau này, các lưu học sinh đi năm 1977 cũng vẫn thế..., không biết khi nào thôi không cấp trang phục nữa.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2009, 08:57:16 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #479 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 08:56:05 pm »

Thấy rồi :
http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=4420&Itemid=185

Nhưng vẫn cãi cùn thêm câu nữa : Họ không chịu định nghĩa thế nào là "sao", "chụp". Nếu hiểu sao chụp là sao hoặc in lên giấy khác thì mình vẫn không vi phạm gì cả  Grin
Vì mình chỉ "số hóa" nó chứ không "sao", "chup"  Grin Grin Grin

Vấn đề là bác đang "sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam" không xin phép, đây là hành vi bị cấm!  Grin

Cãi thêm với bác vaxiliep câu nữa : Em tìm mãi không thấy có câu này ""sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam" không xin phép, đây là hành vi bị cấm! "ở chỗ nào cả ?   Grin

Chú ý : Tự ý thêm các nội dung mới vào luật hoặc xuyên tạc nội dung của luật, đây là hành vi bị cấm !  Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM