Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:12:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319356 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #380 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 09:03:44 am »

He...he, cuốn "Kế hoạch Anpha" tớ post trên Văn học chiến tranh rồi đấy! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #381 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 09:09:24 am »

Truyện tình báo thời sau 79 mới thấy buồn cười, lúc nào cũng thấy có người của Hoa Nam tình báo cục, kiểu như là CIA của Mỹ. Còn truyện các vụ án thì kiểu như là '' Sau khi vụ án xẩy ra ban chuyên án đã được thành lập và dựa theo dấu vết thủ phạm để lại hiện trường. Ban chuyên án đã họp bàn và đi đến thống nhất thủ phạm phải từ một tên trở lên''

Bác làm em lại nhớ đến truyện ngắn công an, truyện cảnh giác lúc 7.30 tối thứ 7, nghe toàn là: A lúi, Giàng ơi, cái bụng tao không ưng, đúng lắm vớ, già làng, trưởng bản, thầy mo, biệt kích, thám báo .....

Mà em vẫn nhớ cái giai điệu nhạc kẽo kẹt nghe ghê ghê như bọn CIA, thổ phỉ, gian điệp TQ đang lởn vởn quanh đâu đây của chương trình vì an ninh tổ quốc, câu truyện cảnh giác

Sau đó là nhạc chương trình nhưng bông hoa nhỏ, chương trình phim truyện, bây giờ vẫn nhớ. Những bông hoa nhỏ hôm nào có phim hoạt hình (rất hiếm) thì hay, có cả dạy gấp giấy hình con thú, họa sy Mạnh Quỳnh vừa vẽ minh họa theo lời kể của truyện cổ tích. Híc mà hôm nào nhưng bông hoa hỏ chiếu chương trình đội viên, bạn nhỏ, học tập, lao động coi như ức lộn ruột  vì cái đấy xem làm gì  Angry Angry Angry, cả ngày chỉ rình xem được có mỗi 1 tí mà lại gặp chương trình dở hơi. À mà nhà em có TV từ năm 76 gì đó, Sanyo 9 inch đen trắng, xem toét hết cả mắt. Công tắc nguồn rút ra ấn vào, xoay phải trái là Volume , suốt ngày ruồi với nhiễu hình săm lốp lộn vào nhau hu hu hu hu huh huhuhuuhuhu
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 09:15:47 am gửi bởi songvedem » Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #382 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 09:52:38 am »

Đã bác nào thời bao cấp được ăn thịt gà phải cắt bằng kéo chưa?
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #383 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 09:55:38 am »

Thời bao cấp,trong chiến tranh có một việc rất lạ là đăng ký khai sinh cho con sơ sinh,mình kể nhé :
  4-7-1975 mình sinh cháu gái đầu,cháu đợi bố cháu đi tiếp quản hệ thống thông tin khi giải phóng miền nam về rồi mới chịu ra đời.Bố cháu về được một vài ngày lại tiếp tục đi theo đoàn công tác vào Nam.
Đến tháng 8 thì phải đi làm giấy khai sinh  cho cháu bé,mình phải đi thôi.
Đến nơi xếp hàng,toàn đàn ông là bố các cháu bé,chỉ có 3 người phụ nữ,thì hai người sinh con không có bố,bị vị cán bộ làm giấy khai sinh cứ vặn vẹo hỏi hai chị đó đến khó chịu.Còn lại một mình là nữ,những ánh mắt của các vị nam tử đổ dồn vào mình... khẩy  ,nghĩ mụ này  chắc cũng rứa.
 Hồi đó qui định chỉ có bố mẹ cháu bé mới được đi làm khai sinh cho cháu,mà bộ đội chủ yếu đi B là gì có nhà mà có con ?Khi biết hai vợ chồng mình đều bộ đội,bố cháu đi công tác trong Nam,lúc đó các ánh mắt đau đáu xoi mói mới nhẹ đi khi nhìn mình.
Sau này thì nhờ được người khác mang đủ giấy tờ  đi làm giấy khai sinh  .
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #384 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 10:19:08 am »

Truyện thời đó mua bực mình lắm, vì in theo kế hoạch năm. năm nay 1-2 tập sang năm in tiếp. Lỡ thay đổi gì đó thì thôi bỏ luôn, em có khá nhiều sách kiểu đó có 1 mà không có 2. Em mua quyển "Xa cảng miền Tây" của Thu Bồn, vậy mà canh mãi, bao nhiêu năm qua mà không có tậo 2 Tongue Tongue

À, quyển của Thu Bồn là Cửa ngõ miền Tây. Bác này có cách xây dựng nhân vật rất độc đáo và hài hước. Tuy nhiên nhiều truyện bác chỉ viết được một tập rồi bỏ lửng như Em bé vào hang cọp (chống Fulro), Cửa ngõ miền Tây (đấu tranh cải tạo bến xe Miền Tây), người ta bảo đó là những quyển viết theo ...đặt hàng.
Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #385 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 11:51:47 am »

Đã bác nào thời bao cấp được ăn thịt gà phải cắt bằng kéo chưa?

Nghe đồn vậy chứ mấy ai có tiền mua gà mà đòi ăn bằng kéo. Với lại hệ thống an ninh nhân dân tốt lắm, không thể dấu được đâu. Nhà của thông thống thì kể cả chùm chăn ăn thì mùi gà nó vẫn bay ra ngoài.
Dân thường năm ăn được vài con gà chăn nuôi hay quê cho thì cứ thoải mái có sau đâu.
------------------------------------

Của bác Trọng C6:
Hành quân tiếp theo đường số 6. Con đường vắng vẻ, cứ như chỉ dành cho lính. Thảng hoặc mới có một chiếc xe tải chạy qua, hoặc mấy ngườii dân đẩy xe đạp lên lấy củi. Hì hục nửa buổi mới bò lên đến đỉnh dốc Cun. Thật may là ngay đỉnh dốc có một cái cửa hàng ăn uống mậu dịch. Có độc món mì (sợi) nấu với nước canh đậu phụ, có pha chút gừng chống lạnh. Chẳng có chút xương xẩu nào, và tất nhiên là không có mì chính. Giá cũng bình dân, một hào rưỡi một bát.


--------------------

Bác Leo:


Bác Trong c6  đã gợi nhớ về những món ăn sang trọng của một thời.
Còn nhớ, tại cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ở Nhổn-Hà Tây, nằm ven đường 32, đối diện với chợ Nhổn. Tại của hàng này cũng có phục vụ 2 món trứ danh, đó là: phở trứng và miến đậu phụ.
Phở trứng bao gồm 1 tô phở không người lái, có 1 chút hành, và tâm điểm là 1 miếng trứng vịt rán. Miếng trứng được chế biến theo kiểu: trứng đánh tơi, nhanh tay đổ vào chiếc chảo to đang nóng vì mỡ sôi già, khéo léo lắc chiếc chảo cho trứng dàn mỏng được ra khắp lòng chảo, tạo thành 1 lớp trứng mỏng tang. Sau đó, cuộn lớp trứng mỏng ấy lại như cuôn bánh cuốn. Thành phẩm là được 1 chiếc chả trứng cuộn tròn và dài. Khi dùng dao sắc như dao cạo râu cắt ra, ta được từng miếng trứng tráng có đủ độ đậm nhạt của sắc mầu và có những lớp lang như miếng bánh ga tô. Mỗi bát phở trứng được 1 miếng trứng thái cuộn như trên, tầm 1 phần 3 quả trứng vịt.
Còn miến đậu phụ thì được đựng trong cái bát chiết yêu. Bao gồm một chút miến dong, một chút hành, nước dùng là nước sôi có chêm muối-không mì chính. Và đỉnh của đỉnh là có 2 miếng đậu phụ rán. To bằng 2 nửa miếng đậu phụ loại 1 nghìn/bìa bây giờ.
Gía của bát phở trứng là 3 hào/bát. Còn giá của tô miến đậu phụ là 2 hào/bát.
Cách phục của cửa hàng ăn thời đó cũng rất độc đáo.
Đó là phải xếp hàng để mua tích kê. Phở trứng là cái mảnh sắt tây hình gần vuông hoặc gần chữ nhật. Miến đậu phụ thì tích kê là mảnh sắt tây hình gần giống tam giác.
Còn xi-rô lựu (chẳng hiểu tại sao lại gọi là xi-rô lựu, chỉ biết đó là 1 thứ nước hơi ngòn ngọt và có mầu hơi hồng hoặc hơi đỏ-tùy theo tay nghề của nghệ nhân chế biến), thì tíc kê là miếng sắt tây hình gần tròn.
Cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh chỉ phục vụ 3 món đó, không có món thứ tư. Vua đến ăn cũng mặc kệ, thực đơn chỉ có vậy.
Tất cả 3 loại tích kê trên, đều có 1 cái lỗ thủng  ở gần giữa miếng sắt tây.
Và sau khi xếp hàng mua tích kê xong, đến lượt phải xếp hàng để lĩnh món sơn hào-hải vị kể trên.
Cái dây xếp hàng này có hướng ngược với dây xếp hàng tích kê, đầu hàng hướng về cái ô vuông phát ngọc thực.
Để chống bọn lưu manh-phản động làm giả giấy tờ có giá, cơ quan chuyên môn đã có cách thức sau: nối giữa quầy bán tích kê và ô lĩnh hàng, có ba sợi dây thép song song. Một cái dây để lồng và dẫn hướng tích kê hình chữ nhật (hoặc vuông), một cái dây để lồng và dẫn hướng cái tích kê hình tam giác, cái dây thứ 3 còn lại thì để lồng và dẫn hướng cái tích kê tròn.
Đó là lý do tại sao, các tíc kê đều có lỗ thủng ở giữa.
Khi đã nộp tiền xong, thủ quỹ căn cứ vào vật phẩm được bán ra, sẽ lồng cái tíc kê tương ứng vào sợi dây thép phù hợp, rồi đẩy cái tíc kê ấy ra ngoài. Khách hàng tự dẫn cái tíc kê của mình đến cái ô vuông thần tiên kia.
Nếu như có 1 ông hỗn ăn, mua cả 3 thứ, thì ông ta phải khéo léo đi vào giữa 3 hàng dây và phải nhanh tay đẩy 3 cái tíc kê của mình cùng lúc, không thì con ma đói phía sau nó chửi.
Baoleo còn nhớ đó là năm 1970, kết thúc đợt sơ tán chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lần thứ nhất.
Để liên hoan chia tay nơi sơ tán là thôn Kim Hoàng, baoleo quyết định lắc cái ống tre tiết kiệm (làm gì có tiền mua lợn đất-mà chỉ lấy cái đoạn ống tre, cưa vát 1 tý ở thân ống để làm chỗ đút tiền) ra 6 đồng 5 xu-tức là 3 hào, cuốc bộ ra thị trấn Nhổn để tự khao.
Sau khi đứng trước cửa hàng tầm gần 1 tiếng, nghiến răng cỡ mòn mất đề xi dem răng cho đỡ tiếc, baoleo hùng dũng tiến vào quầy mua tíc kê. Lúc trao tiền, cô thủ quỹ kêu thét lên vì bỏng tay. Hóa ra, do baoleo nghiến răng, nắm chặt 6 đồng 5 xu mạnh và lâu quá, đến mức cả 6 đồng xu đều nóng đỏ cả lên.

Đến tận hôm nay, khi gõ những dòng này, baoleo vẫn ân hận là đã dám xa xỉ tiêu tiền để ăn một cách hoang toàng, phá phách như thế.
----------------------------------


SVD:

Trong cửa hàng ăn uống Mậu dịch còn có: Các ghế được xích vào nhau và xích vào cái bàn. Các thìa (cùi dìa) múc phở cơm, miến thì đều được đục lỗ ở giữa, tránh bị bọn gián điệp đội lốt quần chúng ăn trộm.

Mẹ em kể ngày xưa có cấm phở, đến thời năm 79- 80 thì lại có đợt cấm phở nữa. Mà đau ốm thập tử nhất sinh, khen thưởng thì cũng quy ra phở hết và cũng chỉ nhận phở chứ không nhận cái khác. Mà sao hồi đấy ăn bát phở mậu dịch cứ thấy ngon lừ đi. Em ăn phở làm từ thịt xương thủ mà vẫn thấy trên cả tuyệt vời, phở Bát Đàn hay Lý Quốc Sư cú phải gọi bằng bố.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2009, 11:34:11 am gửi bởi vaxiliep » Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #386 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 02:27:18 pm »

Thấy các bác nói chuyện xửa xưa xôm quá . Em phọt cái xửa xưa của Cu Nhớn - Cu Nhỏ lên . Các bác đọc chơi , nhớ một góc thời xửa xừa xưa :


Sau tiếng gọi của mẹ , Cu Nhớn hậm hự xoay người ngủ tiếp . Mẹ nó  lay vai khẽ khọt :
 -Dậy đi con . Chủ nhật , bán được nhiều hàng . Trưa mẹ mua bún cho  ăn thả cửa . Chiều mẹ xe nước , thổi cơm cho mà ngủ .
Từ giường ngoài , giọng khê nồng của bố nó cất  lên :
 - Dậy đê…! Giờ còn chưa dậy, lất gì mà đổ vào mồm .
Cu Nhớn uể oải bò dậy . Ngoài trời còn mờ đất . Nó với chiếc khăn mặt . Ra giữa sân vươn vai . Mùi phân lợn , mùi nước tiểu , mùi khói cao su nhóm lò nhà bà Ngữ bún riêu cùng cái mát lạnh của nền sân làm nó tỉnh ngủ . Bố nó cũng đã dậy . Ông súc miệng òng ọc , dùng tay vã nước rửa mặt .Ông chệnh choạng vào nhà . Với lấy cái chai ngửa cổ tu hết chỗ rượu còn lại tối qua . Đoạn ra đầu nhà mở khóa tháo cái “cùm” chiếc xích lô . Đẩy dấn một nhịp ông uốn người nhảy lên xe . Tiếng bàn đạp bằng sừng trâu rít lên kin kít . Bóng ông khuất sau rặng ô rô cùng  nhịp xe còng cọc .
 Cu Nhớn dội nước vò khăn mặt . Nó bịt góc khăn vào ngón tay trỏ lùa vào miệng cọ răng . Rửa mặt xong cũng là lúc mẹ nó mang ra hai cái phích . Loại phích miệng rộng của Trung quốc  , được bảo vệ bằng vỏ sắt tây chèn bông tiết kiệm . Nó cẩn thận lần lượt mở nắp nhựa xem đã có nắm vải màm trong từng phích chưa . Cu Nhớn nghẹo đầu để mẹ nó khoác cho cái phích lớn .Tay nó xách cái phích nhỏ . Ngoắt một cái , nó đã ra đến phố . Ánh đèn  vàng vọt hắt xuống mặt đường . Những  ngôi nhà thấp lè tè cùng những  ngôi nhà gác cũ kỹ vẫn chìm trong giấc ngủ . Vài tốp xe thồ rau , quả kẽo kẹt tiến về phía chợ . Đôi chân trần thoăn thoắt bước về phía cổng sắt cuối đoạn tường xây . Nó luồn tay thành thạo mở chốt cửa không một tiếng động . Lách người , chốt của như cũ . Len lét đứng bên cột . Nhìn vào gian nhà có mấy bóng đèn đỏ quạch soi bóng  mấy người lặng lẽ làm việc . Tiếng máy chạy rì rì . Người ta đang ra kem , nước đá . Những khuôn kem được nhúng qua nước lã . Người ta túm que tăm nhấc từng ‘’tay’’ , xếp kem vào những thùng lớn . Hai người đàn ông dùng móc sắt kéo những cây đá lớn xếp gọn vào góc nhà . Xong lấy bao tải , mạt cưa phủ lên . Cu Nhớn đưa mắt tìm người quen . Một bà người nhỏ nhắn bê rổ kem đi ra phía nó . Bà nói nhỏ :
- Hôm nay đông khách . Chỉ có thế thôi .
Bà dúi cho nó tờ giấy , tiếp :
-   Cô cho bát mỳ . Đừng cho bố con biết .
Cu Nhớn rút chiếc kéo mỏ vẹt trong túi . Nó nhanh nhẹn cắt bớt đầu que tre của những chiếc kem . Thỉnh thoảng gặp que tăm cật . Nó dùng hai tay bóp mạnh . Cái miệng méo xệch sang một bên làm cho bộ mặt choắt của nó dị dạng trong bóng  tối lờ mờ . Cắt được chiếc nào lèn chặt vào phích . Gói những mẩu đầu que vào mảnh giấy . Cẩn thận nhét vào túi áo . Có chiếc kem muối , nó đưa lên miệng . Định cắn một miếng lại thôi , ném xuống rổ . Nó lặng lẽ như lúc vào , qua chiếc cửa sắt ra ngoài . Nó vòng ra bờ sông . Mùi nước sông nồng nồng vôi từ mấy lò seo giấy bốc lên . Bên kia sông , chỗ ngã tư tiếng ồn ào của chợ  rau vọng sang hòa lẫn tiếng ve ran trong tán lá dãy xà cừ  cổ thụ . Đã sáng bạch . Nền trời lác đác mấy cụm mây vàng nhạt . Báo hiệu một ngày hè nắng nóng , ngày kiếm chác của nó . Nó nhìn trời , lòng lâng lâng . Nó tìm chỗ dấu hai phích kem . Người đi lại đã nhiều , không có chố nào dấu được . Nó định liều mang cả hai phích kem vào cửa hàng ăn uống . Không được . Dù hình ảnh bát mỳ ‘’ không người lái ‘’ quyến rũ cái bụng háu đói của nó đến mấy cũng không khuất phục được ý chí non nớt một đứa trẻ . Nó vân vê tờ hai hào xanh xanh một lúc , cuộn thật nhỏ đút vào gấu quần . Thở dài một cái , rẽ sang đường vòng về nhà . Nó biết , mẹ nó sẽ phần nó bát cơm nguội .
  Mẹ nó đi làm sớm nối ca máy của chị Lâm nó ở hợp tác xã dệt vải  . Thằng Thạch , anh trên nó trần trùng trục nằm sấp giữa nền nhà láng xi măng . Tấm lưng chưa lớn đã đầy những hình xăm xanh thẫm cùng hàng chữ Nho . Vài ba vết sẹo , dấu tích  những trận đòn thù . Cu Nhớn khẽ gạt chân bước vào nhà . Nó đặt hai cái phích xuống gầm bàn . Kiễng chân đặt gói đầu mẩu tăm kem cùng cái kéo lên góc bàn thờ . Ra chạn lấy bát lục cơm nguội . Thằng anh nó ngóc đầu lên :
- Bà bô ăn cơm rồi . Còn một bát phần ‘’bà ‘’ Lâm  . Hôm qua đá (1)được nắm bổi (2). Tí thổi (3)đi tao cho mày ăn bánh cuốn .
  Nghe nói đến bánh cuốn , nước bọt tứa ra trong miệng Cu Nhớn . Ngày  trước mẹ nó hay lấy gạo đổi bánh cuốn . Những hôm trở dời , anh em nó thường ra cửa hàng bách hóa , nơi có cái đèn tuýp sáng xanh rình bắt cà cuống . Những con cà cuống bắt đèn bay chập choạng đâm vào tủ kính , lăn cả xuống đất . Chúng bẻ lưng , khều bọng cay xanh xanh như con sâu nhỏ thả vào chai mắm . Nó  nhớ miếng bánh cuốn làng Cót , miếng chả quế với nước mắm cà cuống thơm nồng . Nhớ vị cà cuống nướng thơm giòn béo ngậy . Tiếng lép bép của hạt trứng trong miệng . Nhớ những lần bị cà cuống đốt vào tay nhức lên tận nách . Đã lâu lắm rồi , mẹ nó ko đổi bánh cho chúng ăn  . Từ lúc thằng anh nói tới bánh cuốn , cái bụng nó réo tợn . Nhớ tới hai hào , nó đi nhanh ra cửa hàng ăn uống . Hai hàng người xếp ngoằn ngoèo từ chỗ ‘’ nhận hàng ‘’ qua quầy ‘’mua vé ‘’ tới tận cửa hiên . Nó đứng sau một bác mặc áo trắng cộc tay , mắt đảo một lượt . Hàng người khẽ chuyển động mỗi khi có một hai người bưng bát mỳ hay phở ra bàn . Những chiếc bàn đá gra-li-tô hình vuông , chân khung bằng sắt gần kín người ngồi . Những tấm lưng chùng xuống . Những ánh mắt lấm lét dưới vành mũ . Tiếng sì sụp ăn uống , mùi nước dùng , mùi tương ớt cả mùi bếp than tạo nên một không khí đặc biệt chỉ có ở cửa hàng ăn uống của nhà nước . Cu Nhớn phì cười vì một ý nghĩ lóe lên trong đầu nó . Trong các kiểu xếp hàng . Chỉ có xếp hàng ‘’phở’’ là trật tự nhất . Chẳng ai xô đẩy vì xô đẩy thì làm sao mà bưng được bát mỳ , bát phở đầy nước nóng . Chẳng thấy chuyện trò , cười nói hay cãi nhau . Đôi môi lúc này luôn mím chặt giữ nước bọt tràn ra đầy miệng thì cười nói làm sao . Với lại người ta cũng phải tỏ ra lịch sự nơi ăn uống chứ . Hàng người lặng lẽ nhích từng chút một . Những vành mũ , vành nón sùm sụp khẽ chuyển động . Cu Nhớn lưỡng lự một chút rồi lặng lẽ tách hàng . Nó sang quầy bán bánh . Bánh mì rẻ nhưng phải có tem gạo . Nó chúi người , nghiêng vai chen vào hàng bánh quẩy . Lúc sau , chui ra . Trên tay hai cái quẩy nâu sậm quấn ngang  bằng mảnh giấy màu tro . Đu lên cành bàng góc phố . Chọn cái lá bàng lành lặn , nó bọc một chiếc quẩy . Loay hoay mãi , Cu Nhớn chặc lưỡi đút cái quẩy vào cạp quần , kéo vạt áo đậy lên . Nó ngả người vào chạc cây  . Đưa chiếc quẩy còn lại ra ngắm nghía . Chiếc quẩy to bằng cổ tay nó . Hai đầu chõe ra hai cục tròn tròn giống cái xương vẽ trên cột điện .Nó thong thả xé dọc cái bánh đưa vào miệng . Vị béo của mỡ , thơm ngọt của bột mì . Thiếu chút tương ớt nhưng yên tâm . Giờ này có lẽ bố nó đang vần những bom bia vào quầy giải khát .
                            
*  *  *
  Khi Cu Nhớn xếp kem vào phích cũng là lúc Cu Nhỏ với tay ấn nút tắt chuông đồng hồ . Nó  nhanh nhẹn chui ra khỏi màn . Xỏ chân vào đôi dép , chạy ra sân . Nó vung tay , vung chân làm động tác tập thể dục rồi chạy vòng lên dãy nhà làm việc của cơ quan . Ở đây dưới  hàng cây nhãn xen hồng bì , các bác , các chú cũng đang tập thể dục . Chẳng ai nói với ai . Các ông ấy thong thả từng động tác . Tiếng thở ra phù phù . Mùi bọ xít hăng hăng khiến nó nhớ tới việc của nó . Mọi hôm , nó mang cái túi bóng để bắt bọ xít . Hôm nay lại khác . Nó lủi vào một góc khuất , nhẹ nhàng như một con mèo leo lên cây . Hôm qua nó đã tăm thấy mấy chùm hồng bì chuyển màu vàng nhạt . Nó vươn ra đầu cành . Cẩn thận xé những nhánh hồng bì sắp chín bỏ vào cổ áo may ô ba lỗ . Chuyền xuống một cành la . Nó nhẹ nhàng đặt chân xuống đất . Lấy hết vẻ tự nhiên , nó thong thả về phòng . Hai tay chống nạnh kéo chặt cạp quần đùi . Cha nó và cái chậu giặt ko có trong phòng . Nó chạnh lòng thương cha . Từ ngày thực hiện theo loa , báo tuyên truyền . Mỗi sáng dậy , cha nó uống mấy lít nước nguội . Chẳng biết có tốt không . Chỉ thấy bệnh đại tràng của ông nặng thêm . Mỗi khi đi ngoài ông phải mang theo chậu nước nóng .
  Sau khi trút hết chỗ hồng bì vào túi sách . Cu Nhỏ lấy thuốc đánh răng , bàn chải , khăn mặt của hai cha con bỏ vào chậu thau mang ra bể nước . Một tay xách cái phích vỏ đan bằng tre , chằng thêm giây điện cho chắc chắn . Nó đánh răng , rửa mặt xong . Hứng sẵn cho cha nó chậu nước , thả khăn mặt của ông vào . Bàn chải , khăn mặt của nó để trên giá . Tí nữa cha nó sẽ mang về . Nó lên nhà bếp .
-   Cu Nhỏ ! Thằng ông mãnh lại  không bỏ phiếu ăn à .
  Tiếng bà Ba mắng nó . Nó giật  mình nhớ ra là quên bỏ phiếu ăn . Nó liến láu :
-   Cháu không quên . Cháu để sẵn trên bàn . Tí cháu bỏ .
Bà Ba phì cười vì lối nói dối của nó .
 Cu Nhỏ ở với cha tại cơ quan . Nó được giao phần báo cơm và lấy cơm nước cho hai cha con . Vốn nghịch ngợm ham chơi  quên bỏ phiếu báo cơm mấy lần . Mỗi lần như vậy các bà cấp dưỡng khó xử với nó . Chia cơm cho nó thì thiếu của người khác . Không chia cho nó thì cha nó nó ăn roi . Vậy là các bà nhường phần cơm của mình cho nó . Các bà nấu thêm , ăn muộn . Cu Nhỏ nhặt một chiếc bánh mỳ trong chiếc rổ sề . Xiên bánh bằng que tre dài hơn chiếc đũa rồi hơ cạnh bếp than . Một chú lấy chiếc gáo tôn to tướng múc nước sôi trên chảo rót đầy phích cho nó . Nó lí nhí :
-   Cháu xin .
Rồi xách phích , cầm bánh về phòng . Cha nó đang gấp màn . Nó đặt phích nước lên bàn . Pha một bát nước đường , bẻ nửa cái bánh để bên cạnh cho cha . Nó cầm bánh phần mình , lấy phiếu cơm trong ngăn kéo bàn . Vừa xuống nhà bếp vừa nhai bánh  . 
 
1 ) Đá :Ăn cắp , móc túi
2 ) Bổi : Tem phiếu
3) Thổi : Bán
                
 ( Hôm nào rỗi em bịa tiếp )
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 09:19:11 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #387 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 03:13:13 pm »

Thời đó các món ăn văn hóa tinh thần thiếu thốn. Các rạp chiếu phim lúc nào cũng đông khách,mà làm quen tán em nào thì phải đi xem phim chứ,thế mới oách. Thế là nó đẻ ra bọn phe vé, quầy bán vé thì có cái biển đỏ chình ình Hết vé. Bọn phe lúc nào cũng phục vụ đủ,chỗ ở giữa đẹp đắt nhất, rồi đến 2 cánh gà. Đến thời mở của cùng với sự phát triển vũ bão của CNTT. Dân chúng mang cả rạp chiếu phim về nhà. Nghề phe vé bị khai tử,các rạp chiếu phim không theo kịp sự phát triển của thời cuộc, sống lay lắt, xoay ra đủ kiểu mở vũ trường, cho thuê mặt bằng kinh doanh...âu cũng là cái nhìn của nhà quản lý,hoạch định chính sách kế hoạch thiếu sáng suốt.
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #388 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 04:06:49 pm »


Sau đó là nhạc chương trình nhưng bông hoa nhỏ, chương trình phim truyện, bây giờ vẫn nhớ. Những bông hoa nhỏ hôm nào có phim hoạt hình (rất hiếm) thì hay, có cả dạy gấp giấy hình con thú, họa sy Mạnh Quỳnh vừa vẽ minh họa theo lời kể của truyện cổ tích. Híc mà hôm nào nhưng bông hoa hỏ chiếu chương trình đội viên, bạn nhỏ, học tập, lao động coi như ức lộn ruột  vì cái đấy xem làm gì  Angry Angry Angry, cả ngày chỉ rình xem được có mỗi 1 tí mà lại gặp chương trình dở hơi. À mà nhà em có TV từ năm 76 gì đó, Sanyo 9 inch đen trắng, xem toét hết cả mắt. Công tắc nguồn rút ra ấn vào, xoay phải trái là Volume , suốt ngày ruồi với nhiễu hình săm lốp lộn vào nhau hu hu hu hu huh huhuhuuhuhu

Đoạn này bác giống em quá Cheesy Hôm nào mà không có hoạt hình thì chán không để đâu cho hết. Hồi đấy em chỉ nhớ có mỗi Hãy đợi đấy. Hay thế mà bây giờ bọn trẻ con không thích nữa nhỉ? Riêng đoạn TV thì.. không giống Cheesy Đến 8x cả nhà em vẫn còn thắp đèn chơi cá ngựa thì làm sao mà có TV được Sad À, đúng là trẻ con, mỗi lần em đổ xúc xắc lại có tình nhìn vào cái đổ để lấy 6 chấm, ngu thế Cheesy
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #389 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 05:23:04 pm »


Đoạn này bác giống em quá Cheesy Hôm nào mà không có hoạt hình thì chán không để đâu cho hết. Hồi đấy em chỉ nhớ có mỗi Hãy đợi đấy. Hay thế mà bây giờ bọn trẻ con không thích nữa nhỉ? Riêng đoạn TV thì.. không giống Cheesy Đến 8x cả nhà em vẫn còn thắp đèn chơi cá ngựa thì làm sao mà có TV được Sad À, đúng là trẻ con, mỗi lần em đổ xúc xắc lại có tình nhìn vào cái đổ để lấy 6 chấm, ngu thế Cheesy


Bây giờ ngồi xem lại Nu, Pa ga di thì thấy là về hình họa, ý tưởng đều không vượt hơn được Tom Jerry, Chip Dale, Bunny Bug ...

Được cái nhạc phim thì hay hơn và phong phú hơn.

Tuy nhiên, con Hĩm nhà em vẫn khoái Hãy đợi đấy lắm, một trong lịch ăn phim thường trực của cháu nó đấy, thứ tự giảm dần từ thích và xem nhiều nhất như sau :

1/ Bunny Bug - Thỏ Bunny
2/ Hãy đợi đấy
3/ Các phim bắn súng trên StarMovie, HBO, Max hoặc DVD .... Đặc biệt thích Ter 2, Đại đội 9, Enemies at the gate ...
4/ Tom Jerry
5/ Các phim quái vật, đặc biệt thích khủng long và cá sấu
6/ Hoạt hình có cốt truyện ( Lion King, Shrek ... )
7/ CN và Bi bi

Kiên quyết vứt đĩa ra khỏi máy hoặc tắt ngay TV nếu gặp các chương trình sau :
1/ Tiếng hát Xuân Mai ( cùng các thể loại tương tự )
2/ Chương trình bé thông minh Einstein
3/ Series phim truyền hình Việt Nam ....



Các bác thế hệ 7x còn nhớ trò chơi phổ biến hồi anh em mình là Đồ và Su vê không? Đuổi, chạy toát mồ hôi ... Giờ em hỏi mấy thằng cháu, nó không chơi nữa rồi!

Thế hệ em, khi học cấp I, chủ yếu đi học còn mặc quần áo tiết kiệm, tận dụng vải mà bố mẹ trang bị cho, vậy nên con gái đa số mặc quần chun ... thế là có cái trò .. mấy thằng con zai rình rình đi tụt quần mấy đứa con gái ...

Thề có CHúa, mặc dù hành vi này ngày nay được xếp ngay vào hàng quấy rối .... nhung hồi đó, bọn em tiến hành chỉ với mục đích cho khổ chủ bỏ chạy, vứong quần ngã ... còn đầu óc cực kỳ trong sáng .... Grin Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM