Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:38:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319143 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #300 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:35:52 pm »

Trước 75 Bắc việt cũng có xôlêch , Mobilete , xe đạp pơ-giô . Xe được gửi cho các cha Đạo Thiên chúa . Một số gia đình được thân nhân gửi về ( rất hiếm )
.....................
  
Nhưng được cái là khi máy hỏng thì vẫn đạp được như xe điện bây giờ,  nặng ì Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #301 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:36:50 pm »

Em nhớ mấy hàng bơm mực viết bi ở cổng trường!
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #302 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:39:43 pm »

Em nhớ mấy hàng bơm mực viết bi ở cổng trường!
Cái nghề này đến năm 89 vẫn còn!
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #303 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:41:44 pm »

Mẹ mình mua chiếc Vilo solex năm 1958 ,mình sinh 1959 !!
Bà cụ mẹ vợ mình còn ảnh chụp đi solex từ tận 1950 ở HN!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #304 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:45:30 pm »

Ở Nhật nè!   Grin

Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #305 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:55:35 pm »

Con xe của bác TUAANS hơi khác con sô- lếch ngày xưa . Cụm máy i hệt nhưng xe ngày xưa khung , vành bánh thanh mảnh hơn .
Logged
HoangDao
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #306 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 10:07:19 pm »

………….
miền nam trước 1975 là nền KT thị trường tuy còn mang nặng nền SX công nghiệp tiêu dùng nhưng cũng đã khá phát triển so với các nước trong khu vực như Indo,Thái,Malai ,Phi...mức sống dân chúng tương đối bằng hoặc hơn các nước trong khu vực,trong khi dân miền bắc theo KT bao cấp thời chiến ăn theo định lượng thậm chí ăn độn ,hay đói khi giáp hạt thì dân miền nam gạo không còn là nỗi lo trong bữa cơm ,mức sống thì Truyền hình, tủ lạnh đã xuất hiện từ 1966 ,sau năm 68 đã phổ biến trong toàn dân chúng,chiếc xe máy hiệu Gobel ,Sach xuất hiện từ năm 1963 đã bị xe Honda cũa Nhật xuất hiện năm 1966 đàn áp khiến nhà nhập khẩu Đặng Đình Đáng phải ...tự tử vì phá sản .Xe đạp là phương tiện phổ thông không cần đăng ký ,trong khi đó miền bắc chiếc xe đạp mãi đến năm 1976 vẫn còn...bảng số Huh.
………..

Miền Nam VN, nói chính xác hơn là các đô thị miền Nam, nhất là TP Sài Gòn Chợ Lớn, trước năm 1975, phồn vinh, hiện đại thực sự. Đó là một thực tế. Đầu tháng 5 năm 1975, tôi đã có mặt ở SG và đã choáng ngợp với vẻ sầm uất, hiện đại của TP từng được mang danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” này. Một số anh em từng học ở LX và Đông Âu về trước 1985 cũng phải trầm trồ ca ngợi khi qua đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ quận I.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn miền Bắc, không có cái may mắn được xem chương trình truyền hình thử nghiệm năm 1971 ở Hà Nội như một số anh em CCB đã kể. Lần đầu tiên tôi được xem truyền hình là  ngày 3 hay 4 tháng 5 năm 1975, tại Lai Khê, trong khu nhà mà trước đó mấy ngày còn là căn cứ của  Sư đoàn 5 QL VNCH. Ngày ấy, ngay sau giải phóng, anh em tiếp quản đài truyền hình SG đã cố gắng để có buổi phát  sóng 19g00 ngày 01/5/1975.
Tuy nhiên nói rằng sự phồn vinh này là kết quả của chính sách quản lý KT theo cơ chế TT của chính phủ VNCH thì không đúng.

Thực ra mà nói, cả hai miền Bắc và Nam VN, thời kỳ từ 1955 đến 30/4/1975 chỉ có khoảng thời gian ngắn chừng 5-6 năm phát triển kinh tế trong điều kiện tương đối hòa bình. Còn lại là khoảng thời gian dài xảy ra chiến tranh, tuy tính chất và quy mô chiến tranh ở mỗi miền có khác. Vì thế, kinh tế ở mỗi miền, tuy CP có áp dụng cơ chế quản lý khác nhau nhưng vẫn mang nặng đặc điểm và tính chất nền kinh tế thời chiến: nhận viện trợ lớn; tổn thất, rủi ro cao….

Ở miền Nam, CP VNCH thực hiện chính sách quản lý KT theo cơ chế TT  nhưng từ  khi Mặt trận DTGP ra đời, phong trào Đồng khởi  1960 trở đi là những năm tháng chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ rồi Việt Nam hóa chiến tranh.

Ở miền Bắc, hoàn thành kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế ngắn hạn sau hòa bình lập lại, bắt đầu áp dụng cơ chế quản lý KHH tập trung, quan liêu bao cấp nhưng cũng chỉ thực hiện gần trọn Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) vì 05/8/1964 Mỹ đã dùng máy bay, tàu chiến đánh phá và đánh phá ác liệt từ 1965. Việc áp dụng cơ chế quản lý KHH tập trung, phân phối hàng hóa theo định lượng  trong điều kiện vừa phải đối phó với chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa phải tập trung nhân tài vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam là rất cần thiết. Nói gì thì nói, phải công nhận CS và cơ chế  quản lý KT KHH tập trung, phân phối hàng hóa theo định lượng ở miền Bác những năm trước 1975 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó rồi. Việc chậm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong tình hình mới trong những năm đất nước đã thống nhất, CS cải tạo công thương  nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp… thì đúng là có nghiều sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng dẫn đến đẩy đến trình trạng khủng hoảng, khó khăn suốt những năm cuối 197x và gần thập niên 198x.

Nhân đây tôi trích giới thiệu bài phỏng vấn GS Đặng Phong, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong chuyên đề “Sài Gòn-TPHCM năm thứ 33: Nhận định bản sắc, phát triển tiềm năng” của báo Người Đô Thị - báo Phapluattp online đăng lại.
http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=215606

--------------
PV: Năm 1975 ở R về Sài Gòn, khá “choáng váng” trước cảnh phồn vinh của đô thị này, tôi được nghe giải thích sự phồn vinh ấy chỉ là giả tạo?
GS Đặng Phong: Phồn vinh là thật đấy! Miền Nam VN dân số trước 1975 chừng 17 triệu, trừ số dân thuộc vùng giải phóng, còn khoảng 8 triệu người. Sở dĩ họ giàu là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính.
Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào Nam VN 1 tỉ USD. Con số đó không thấm tháp gì so với vốn nước ngoài bây giờ đầu tư vào VN – nhưng xin nhớ dân số VN nay khoảng 84 triệu. 1 tỉ USD chia bình quân cho 8 triệu người, vẫn là lớn. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính - thu nhập của họ rất cao. Cấp thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.
Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi vô khối ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí... là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam làm gì có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.
Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Câu “nhất Mỹ, nhì lô, tam cô, tứ tướng” là vậy. Tôi quen một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ. Anh ta bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu và anh ấy có đến dăm cái tiệm như thế ở các quận Sài Gòn.
Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào... để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt v.v không trồng mía, bông – nhưng nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản... để sản xuất.
Có thể nói chiến tranh là bầu sữa quan trọng nhất của nền kinh tế Nam VN trước năm 1975. Nó tạo ra cuộc sống phồn vinh thật ở các đô thị miền Nam (vùng nông thôn rất nghèo khổ). Nhưng đó là nền kinh tế không nuôi nổi nó.

PV: Không nuôi nổi nó, cần gì một bộ máy vận hành kinh tế giỏi?
GS Đặng Phong: Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm..., Ngô Đình Diệm là ông quan của triều đại phong kiến. Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc, các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.

PV: Theo ông, có thể kế thừa công nghệ quản lý nền kinh tế đó?
GS Đặng Phong: Rất tiếc chúng ta xóa bỏ bộ máy điều hành kinh tế miền Nam nhanh quá. Tới Đại hội Đảng VI đã ghi nhận sai lầm do chủ quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đã ra đi...

PV: Nhưng bây giờ chúng ta lại có nhiều doanh nhân làm kinh tế giỏi?
GS Đặng Phong: Marx nói “Giai cấp tư sản đã tạo ra sự phát triển trong 100 - 200 năm bằng tất cả lịch sử của nhân loại”. Tức là tư sản tạo ra sự tăng trưởng. Trước kia ta đánh tư sản mại bản (xuất nhập khẩu hàng hóa), giờ ta khuyến khích xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ và nhập máy móc của họ. So với mại bản trước 1975, thì mại bản bây giờ (trong công nghiệp, tài chính, hàng không) quy mô lớn hơn nhiều. Sự tăng trường ấy tốt về số lượng, nhưng quản lý tồi.
Chúng ta đánh đổ giai cấp tư sản cũ, nhưng phải xây dựng được tầng lớp hữu sản mới. Sự ra đời của tầng lớp này là cần thiết, chứ với chỉ “lực lượng lao động hợp tác xã” thì chết. Nhưng đó phải là một tầng lớp hữu sản có văn hóa và có lương tâm. Con đường ra đời giai cấp này trên thế giới khác ta- bằng cách cướp bóc thuộc địa, gây chiến tranh. Ở ta, ra đời bằng cách đánh đổ giai cấp tư sản cũ - nằm trong diễn biến chung của các nước xã hội chủ nghĩa.
Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn...

PV:  Nhưng chính quyền Sài Gòn trước 1975 tham nhũng ghê gớm?
GS Đặng Phong: Đó là một trong các nguyên nhân lớn của sự sụp đổ. Quân đội thì nhận hàng của Mỹ, tuồn ra ngoài, lợi dụng chiến tranh nhiều rủi ro không kiểm soát nổi. Chính quyền dân sự thì ăn vào các dự án, bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất bây giờ), sân bay Tân Sơn Nhất... là vài ví dụ. Tướng tá, quan chức thầu công trình, đường sá... rồi bán thầu cho Hoa kiều. Tướng Đồng Văn Khuyên thầu hết các bãi rác quanh các căn cứ quân sự (tivi, honda, tủ lạnh cũ...) chuyển thành hàng secondhand cho dân Sài Gòn v.v... Tất nhiên sự tham nhũng ấy có lợi cho ta. Nhờ thế ta mua được xăng, gạo, thuốc men, vũ khí... Đó một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2009, 08:27:27 am gửi bởi HoangDao » Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #307 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 07:33:32 am »

Có 1 nghề sống xuyên qua mọi thời đại ,đó là nghề "chè chai, lông vịt". À mà em còn thấy nghề quay kẹo kéo và nghề đổi kem, bọn trẻ thời đó cứ là thích mê đi.Nhà có gì hong hỏng, hoạc sách báo cũ là đổi cho bằng hết.Vui thật.
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #308 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 02:26:57 pm »

Các bác tham khảo :  http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#cite_note-28(KT VNCH )
(Viện trợ cho hai bên ) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n_tr%E1%BB%A3_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam
  Cộng với bài viết của GS ĐP , tự nhận xét theo cãm tính cũa mình là MN phồn vinh thật sự ....nhờ cái gì là chính ??,GDP của dân miền nam là 150,00USD hơn cả Thái,Ấn thời đó .Tranh luận ....không có thời gian ...chỉ biết là GS ĐP đã xác nhận hai điều cơ bản là :miền nam phồn vinh thật ,và đội ngũ điều hành nền KT TT cho miền nam từ Bộ trưỡng trở xuống thật....tuyệt vời ,ngang tầm thế giới .Đến....bây giờ học cũng còn....khướt .Bên nhận 6 tỷ USD ,01 bên nhận 7 tỷ rúp tương đương 8,4 tỷ USD cũng ...xêm xêm .
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2009, 03:06:41 pm gửi bởi tran479 » Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #309 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 02:53:12 pm »

Hồi xưa học kinh tế chính trị Mác thì kinh tế kế hoạch hóa tập trung là CNXH còn kinh tế thị trường là CNTB! bây giờ thì có khái niệm kinh tế thị trường XHCN.
Tranh luận viện trợ 2 miền... nó lằng nhằng lắm!

Tôi thấy cái thực tiễn từ năm.....80 ở KPC !:
KPC cũng chiến tranh tàn phá, rồi thời Pốt áp dụng chính sách, nền kinh tế tập trung hơn cả... tập trung! mới gần 4 năm mà sau giải phóng dân tình xơ xác vật vờ như những bóng ma, thiếu ăn thiếu mặc, tối không dầu đèn , bập bùng ánh lửa bếp...!
Sau một năm thì họ hồi phục hẳn không những đủ ăn mà còn phụ cho coongtop gạo mới gặt, tiền ria phụ cấp thêm! Đó là họ được tự do kinh tế, dù không nói là kinh tế thì trường gì gì thì cũng là theo nguyên lý vận hành của KTTT , cái này ai đã từng ở K thời điểm 79-80 đều thấy rõ, mà cái quản lý nền kinh tế tự do này thì chính quyền Hêngxomrin lúc ấy lo đánh pốt cũng chẳng có hơi đâu mà lo nghĩ đến kinh tế tập trung hay kinh tế bao cấp gì cả! mà có nghĩ đến cũng không dám làm ! Năm 81-82 nhiều vùng ở ta vẫn còn khó khăn lắm, vẫn phải ăn độn!
Theo tôi nghĩ đó là bài học thực tế đấy! lấy K mà nói để không sợ đụng chạm! Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM