Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:00:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319238 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
XuanTocBac
Thành viên
*
Bài viết: 7



« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 10:35:15 am »

Úi, cái VEF206 đẹp quá nhể!
Vậy là VEF206 trang bị cho các đại đội hồi 1981-1984? Hồi trước 1975, Tuyên huấn hay dùng Lido (của Hungari) trang bị cho các đại đội.
Bù cho bác Lê Thái Thọ tiền ăn bánh đa đây. Có tiền đi tàu điện rồi, nhớ về nhà sớm nhé!
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 10:42:05 am »

Tôi nhớ hình như có một tuyến Bưởi - Hà Đông.
Xe điện bắt đầu từ Bưởi - Thụy khê - Quán Thánh - Phùng Hưng - Cửa Nam - Hàng Bột - Cao xà Lá - Hà Đông. Tuyến này không qua Bờ Hồ.

Ngày đi học ở trường cấp I, II Yên Hòa ( 1968 - 1970 ). Cứ mỗi buổi sáng, Bố tôi cho tôi 1 hào để đi tàu điện ( không có tiền ăn sáng vì đã ăn...cơm nguội rồi ). Sáng 5 xu, chiều về 5 xu.
Ngày ấy, có bác lái tàu tên Giang lưng gù nên bọn học sinh chúng tôi gọi là Giang Gù. Cứ 5g, 5.30 sáng, tôi ra bến Bờ Hồ mà gặp được bác Giang Gù là tôi mon men Bố bố - con con xin đi...nhờ. Thế là tiết kiệm được 5 xu, cộng với 5 xu còn ở trong túi cho lượt về, xuống đến ga Cầu Giấy ( chỗ cổng Trường ĐH Giao thông bây giờ - tất nhiên là ở phía ngoài đường cũ ) có mấy bà bán mía, bánh đa nướng là tôi xà vào ...múc ngay! 1 hào một tấm mía. Chén cái đã, chiều tính sau! Nhiều hôm lượt về không xin đi nhờ được, vớ phải anh soát vé khó tính là tôi phải đi bộ từ Cầu giấy về đến Bờ Hồ! mệt giã cẳng! Chết vì ăn! Grin

 Bác Thọ kém quá nhỉ, phải em không bao giờ đi bộ đâu. Sao bác không giở cái bài nhẩy tàu trốn vé hoặc bác đứng ở cuối toa, tàu điện nào cũng có cái vành ở cuối thế là đứng chẳng ai hỏi vé cả. Hi..hi
 Em thì nhớ tuyến Hà Đông là tàu đi từ bờ Hồ khi chạy ở Nguyễn Thái Học thì rẽ chỗ Văn Miếu đi theo Hàng Bột vào tận Hà Đông còn tuyến đi Cầu Giấy thì chạy thẳng lên Kim Mã chứ nhỉ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2009, 10:47:53 am gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 10:55:23 am »

Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Hà Nội của ta, Thủ Đô yêu dấu
Một thời đạn bom, một thời hòa bình

.........................
Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya
Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy
.........

Thấy các Bác bàn tán rôm rả quá nên em cũng muốn góp chút ít, chả là nhà em nhiều anh trai mà nên suốt ngày mẹ em bị các bác ở Hàng Ngang, Hàng Đào mách là "Hôm nay tôi nhìn thấy thằng x nhà bác nhay tầu, hôm nay tôi nhìn thấy thằng y nhà bác nhảy tầu ...."

Nhà em ở trên phố nên 4 giờ sáng là đã nghe thấy tiếng tàu leng keng, nên không phải để chuông báo thức, vì cũng phải dậy để còn đi tàu vào Cầu Giấy học.  Mấy anh em ngày nào cũng dẫn nhau đi ra Bờ Hồ để đợi tàu điện, có hôm vừa ra đến đầu Hàng Đào thì đã nhìn thấy tàu chạy về phía Hàng Gai rồi, vì sợ muộn học nên anh trai em đã bế em và nhảy tàu và dặn "không được về mách Ba đâu nhé!", nhưng vì Ba Mẹ dặn không được nói dối, nên vẫn "hớt lẻo"  Grin (các anh tức quá nói vậy).  Tàu chạy dọc theo Hàng Bông, Cửa Nam, Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Voi Phục, rồi bến cuối cùng là Trường Đại học Giao thông.  Mấy anh lớn nhà em thì học ở Yên Hoà, còn em và 2 anh lớn hơn thì học ở Dịch Vọng.  

Mặc dù em không nhảy tàu bao giờ nhưng vì các ông anh nhảy tàu nhiều quá nên cũng biết! Grin cái món nhảy tàu "sành điệu" nhất thời bấy giờ gọi là "nhẩy Bổ" (nhảy xuống đấy) còn nhẩy lên thì có một kiểu duy nhất hay sao ấy nhỉ các Bác? Nghĩ lại mà cười chảy ra nước mắt... đúng là trẻ con thời đó khổ thật, không có gì chơi, vì vậy nhẩy tầu chắc là một thú vui của tụi con trai thời bấy giờ.

Sau này các Bác có biết tại sao đường tàu điện bị dỡ ra không? một phần là tàu điện cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn nhiều, phố xa chật chội giữa đường lại có đường ray rất vướng. Như các Bác đã biết là Đại sứ quán Thụy Điển nằm ở khu Vạn Phúc - khu Kim Mã cũng là một bến tàu để tránh nhau.  Em nghe nói ĐSQ TĐ đã trợ cấp cho ta một khoản tiền và yêu cầu ta dỡ bỏ đường tầu điện, vì vậy đường tầu điện đã bị dỡ (lúc đó phần lớn là ủng hộ việc dỡ bỏ đó, một số thì không ủng hộ).
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:01:35 am »

 Vào thời điểm dỡ bỏ đường tàu thì hình như vào năm 83 thì phải. Vì em đi bộ đội là còn tàu điện vậy mà năm 84 em đã thấy mất đường tàu rồi. Bác Simon nói đúng là nhảy tàu kiểu bổ đấy là trông đẹp nhất. Còn kiểu thả tay ra chạy lạch bạch theo tàu một tý thì mấy bà buôn cũng nhẩy được. Ôi cũng vì kiểu nhẩy bổ đấy mà khi em đem ra áp dụng lúc tàu hỏa rời ga tý nữa thì toi ở Thanh Hóa.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:03:44 am »

À có còn thêm Bờ Hồ - Cửa nam - Văn điển

Bác HungE1F2 ơi nhầm rùi! Grin làm gì có tuyến nào chạy đến Văn Điển đâu, chỉ đến Ngã Tư Vọng là hết bác ạ!
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:06:08 am »

Đúng rồi ạ, đúng là quả đay, cảm ơn bác đã nhắc. Nhưng hình như còn 1 loại nữa nhỏ hơn, nhiều nhựa hơn ?

Bọ mình hay dùng quả cơm nguội (chẳng biết gọi thế đúng không), hạt to bằng viên bi xe đạp loại nhỏ, màu xanh bóng, sẫm màu. Khồi xưa mình không biết làm ống nạp đạn như các bạn, chỉ biết nạp 1 lúc 2viên là cao, các anh lớn hơn thì nạp 3 viên vào ống phốc rồi bắn, thế cũng đã là giỏi lắm rồi. Không dùng hạt cơm nguội thì chuyển sang dùng giấy. Giấy ngâm nước hợc bỏ vào mồm nhai nát (mất vệ sinh thật) rồi vo viên lại bắn. Bắn bằng giấy thì đỡ đau hơn hạt cơm nguội.
Làm phốc khó nhất là tìm ống. Thời đó mình ở HN, làm gì có sẵn tre pheo nên toàn phải rình đi .. chặt trộm hoặc kiếm nhà nào vừa làm hàng rào mà có cây vừa mắt là đi nhổ trộm... Trẻ con bây giờ không còn thú vui như bọn mình hồi đó nữa vì cái gì cũng sẵn rồi ...
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:07:52 am »

Có 2 tuyến đi Hà Đông bác Còng ạ!
1. Bờ hồ - Hà đông
2. Yên Phụ - Hà đông ( mình nhớ nhầm thành Bưởi - Hà đông ). Cái này chị Hà nhớ chính xác.
Tuyến Yên Phụ đi theo đường Đê - hàng Than - Hàng cót - Phùng Hưng - Cửa nam - hàng Bột - Hà đông.

Còn một tuyến nữa đi qua hàng Điếu, Hàng Da thì tôi chẳng nhớ được!
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #37 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:08:58 am »

Vào thời điểm dỡ bỏ đường tàu thì hình như vào năm 83 thì phải. Vì em đi bộ đội là còn tàu điện vậy mà năm 84 em đã thấy mất đường tàu rồi. Bác Simon nói đúng là nhảy tàu kiểu bổ đấy là trông đẹp nhất. Còn kiểu thả tay ra chạy lạch bạch theo tàu một tý thì mấy bà buôn cũng nhẩy được. Ôi cũng vì kiểu nhẩy bổ đấy mà khi em đem ra áp dụng lúc tàu hỏa rời ga tý nữa thì toi ở Thanh Hóa.

Em nhớ là mãi tới 90-91 gì đó mới bỏ hẳn tàu điện bánh hơi còn tàu điện bánh sắt thì đâu khoảng 87-88 gì đó cơ vì quãng đấy em vẫn nhảy tàu ở đường Nam Bộ
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:36:00 am gửi bởi lonesome » Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #38 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:13:04 am »

Quả Cơm nguội không chỉ dùng để bắn súng Phốc mà còn dùng để thôi ống xì đồng. Gọi là ống xì đồng thôi nhưng phần lớn tụi tôi tìm một cái ống thủy tinh cỡ nhỏ, dài khoảng 30 - 50 cm là ổn. Hạt cơm nguội dút túi, bốc cho vào miệng và..phụt! Đích đến phần lớn là các ...cô gái!

Hừ! Hư thật!
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #39 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 11:18:23 am »

Em bổ sung cho Bác Thọ nhé, không có đường tầu chạy qua Hàng Điều và Hàng Da đâu Bác ạ! Grin mà tầu chạy như Bác nói từ Hàng Cót, Hàng Gà, Bát Đàn rồi ra Phùng Hưng, Hàng Bông, đến Hàng Bông có 2 nhánh, một rẽ ra Cửa Nam để đi ra Công viên Thống Nhất rồi đến Ngã Tư Vọng.  Một nhánh nữa đi thẳng Nguyễn Thái Học (rồi rẽ ở Hàng Bột), còn lại là đi thẳng vào Cầu Giấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM