Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:11:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319142 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #240 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 05:01:19 pm »

Ngày ấy học trường DHQS có chuyện này mới vui chứ:
 Vào những năm 1967,rất ít nữ  sinh viên,có một chị trả bài thi học kỳ từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối mới về chẳng nhớ thi môn gì .Bọn con trai ở lớp làm luôn bài vè:
   Em về anh chẳng cho về,
   Anh kéo vạt áo anh đề con  2.
Còn đến những năm cuối,có một số chị già sức học yếu nhưng nhà trường chỉ thị cho khoa là:
 -Cô nào có chồng rồi thì cho đúp xuống lớp dưới,còn cô nào chưa chồng thì phải cho ra trường để còn về lấy được chồng He...he...he..thế là có chị phải lưu đến tận khóa 4 mới  được ra trường còn có chị ra trường cùng bọn mình.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #241 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 12:39:20 pm »

Bài của thành viên thuyenxaxu viết lúc 00:23 ngày 05/08/2009 bên TTVNOL. Link: http://ttvnol.com/forum/ThaoLuan/931480/trang-26.ttvn#15579869


Hình như đa số các bạn trong thread này, biết đến thời bao cấp ở ngoài Bắc, ít ai ở trong Nam, đúng không ?

Thời bao cấp, tôi là một đứa bé sinh ra và lớn lên ở Sàigon .

Ba tôi đi học tập cải tạo .  Mẹ tôi và chúng tôi bị đi vùng kinh tế mới .    Xe đổ chúng tôi xuống 1 vùng dất đỏ với cuốc xẻng trong một chiều mưa thật ảm đạm và lạnh buốt .   Chỉ vài ngày sau, các anh tôi trốn về Sàigon .  Rồi sau đó, mình tôi, tôi cũng trốn luôn . Tôi trốn trên nóc một chiếc xe đò đi về Sàigon .  Khi ấy, hinh nhu tôi được 8t hay 9t gì đó .

Sống lang thang ở bến xe ngã 7 , làm đủ mọi nghề để kiếm ăn , chỉ trừ 2 chuyện tôi không hề làm : móc túi và ăn mày .

Cái nghề đầu tiên trong đời tôi làm là nghề bán trà đá .

Mọi chuyện đều có cái duyên trong đó .   Khi tôi mới trốn về Sàgon,  thấy tôi lén lút nhảy từ nóc xe đò xuống, con Út , con bé bán trà đá trạc tuổi tôi, lân la lại làm quen : "Phải mày trốn trên kinh tế mới lên đây khộng, nhóc con ?"

Tôi lo sợ rồi gật đầu .  Thế là con bé lôi tay tôi tuồn tuồn theo nó đến gặp một bà cụ có cái hàng trà đá bánh kẹo xa xa .  Nó giới thiêu tôi là em trai nó với bà, rồi chỉ cho tôi cầm cái mâm trà đá, theo nó, đeo các cứa sổ của xe bus để chào bán .   

Bây giờ nhớ lại lúc đó, tôi vẫn còn tức cười .  Vì bà cụ nói :

"Mày tên Út, là út rồi mà còn có em trai gì nữa mảy ?   Giỡn mặt với tao đúng không ?"

Con Út vênh mặt đanh đá lại liền :

"Cái bà này nhiều chiện ghê chưa ?  Con tên Út nhưng má con sinh thêm út nữa không được sao ? Bà lo gì chứ . Tụi con bán cho bà, là bà cũng có lời chứ bộ .  Bà ngồi đây bán, sức mấy mà bán lại tụi con .  Con bảo kê cho nó, không mất vốn của bà đâu mà bà sợ"

Thế là đó .  Tôi bán đủ loại cả .  Sau này, mỗi khi đi công tác về VN, tôi nhìn những đứa bé bán rong bến xe mà lòng tôi lại nao nao bao kỷ niệm của một thời thơ ấu ...

Thời bao cấp, tôi nghe các bạn kể về ăn cơm độn khoai độn mì, kể về sắp hàng mua gạo ect ... 

Tôi thì khác các bạn à . 

Tôi ...  ăn cơm sườn !  Cơm tấm bì ...  Có khi ăn bánh mì thịt .  Ăn uống thì suớng lắm .  Sống ở bến xe mà . Có điều, ban đêm thì không có ngủ giường . Tụi tôi ...  ngủ vỉa hè .  Chính xác là ngủ ở hàng hiên của nhà bà bán cơm , cái bà mà tui tôi ăn cơm trua cơm tối thường xuyên đấy .  Có hôm, tụi tôi ngủ trên nóc xe đò .  Mưa xuống tầm tã ướt như chuột lột mà .. tôi vẫn ngủ say sưa .  Có lẽ, tuổi thơ dễ ăn dễ ngủ và .. gan góc chịu đựng .

Kỷ niệm  thời bao cấp của tôi ?

Chàn ắp những kỷ niệm vỉa hè mà thôi .   

Thí dụ, lúc nào cũng lo bị tụi móc túi bến xe chận đánh cướp hết tiền vốn .    Hay là lo bị công an dẹp lòng lề đường đến dẹp đi , bắt mang về lại vùng kinh tế mới .  Nói chung, thấy bóng áo vàng là khiép vía .    Mãi đến sau này, nhiều đêm nằm ngủ , thỉnh thoảng vẫn nằm mơ thấy mình còn đang sống ở bến xe, bị ác mộng rượt bắt tùm lum [Cheesy][:p].

Có 1 lần, tôi và con Út bị gần chục đứa móc túi chận đường trong để trấn lột .   Có nhiều đứa lớn tuổi và to gấp đôi tôi .  Giả sử nếu chỉ có mình tôi như những lần trước, tôi đã móc hết ra cho tụi nó để được tha mạng .  Nhưng lần đó, chả hiểu sao, tôi tức uất, sách gạch đánh lại um sùm . Máu me tùm lum cả .  Tôi không muốn con Út , con bé kết nghĩa bén xe của tôi, bị mất hết tiền vốn . Tôi biết nó để dành được khá nhiều tiền , mong đến ngày về quê thăm mẹ nó (hình như ở miền Tây xa xôi lắm) .   Kết quá lần xung đột đó, trên thái dương cúa tôi để lại một vết sẹo dài .    Mãi đến giờ, vết sẹo đó vẫn còn trên mặt tôi .

Mấy đứa bé trạc tuổi tôi ở bến xe, tụi nó vẫn cảm thấy tôi khác chúng nó lắm  .  Con Út hay nói với mọi người, tôi là thằng bạn duy nhất của  mà nó thấy không hút thuốc, đánh bài hay uống rượu .  Nó biết tôi có tâm sự riêng .   Nhất là mỗi đêm khi tôi ngồi một mình , ké ánh đèn điện trắng cúa xe bán bánh mì đêm, để học Anh Văn . Tôi học anh văn từ 1 cuốn tự điển nhỏ xíu .

Chả là, hồi sau khi tôi trốn đi, anh lớn có đi kiếm . Gặp tôi ở bến xe, anh ấy yên tâm .  Anh bảo, tôi ráng đừng để bị ảnh huởng xấu , đừng để bị công an bắt , ráng học anh van .  Vì anh ấy nói là anh đang tìm đường đi vượt biên . Sống ở đây, anh bảo, gia đình mình không có tưong lai . Vì nhà nuoc ko bao gio trọng dụng cả .  Có thể, họ chỉ trong dụng thế hệ con cháu của mình mà thôi .  Truoc khi chia tay, anh trinh trong giao cho tôi 1 cuốn tự điển anh Van, bảo ráng học đế thuộc mặt từ, học nghĩa .  Sau này  mới bôn ba xứ nguoi được .

Bởi vậy, tuy tôi nhỏ, nhưng khi ấy, trong lòng tôi mang mot trách nhiệm  rất lớn .  Đó là, tôi sẽ ra đi , sẽ trốn đi xa nữa .

Chính vì bí mật này, tôi không hút thuốc, không chơi gái (bến xe đĩ điếm rất nhiều, những đứa trẻ 11 hay 12t là biết những trò người lớn rồi), không mingled socialized, chỉ bươn chải kiếm ăn , sống qua ngày, mong mong đến tối để học từng trang tự điển mà thôi .   Các học của tôi đơn gián lắm , tôi chép lại từng trang tự điển .  Mỗi ngày, tôi chép 1 trang, chép đi chép lại cả trăm lần . Chép đến mức không cần nhìn tự điển, tôi có thể tự chép từ trong trí nhớ .

Dăm ba cái tết trôi đi .

Một hôm, các anh tôi ghé lại bến xe  lúc khoang 3 giờ sáng .  Và chúng tôi ... vượt biên trót lọt !

Thời bao cấp với một quãng dài ấu thơ bỏ lại sau lưng .  Trước mặt chúng tôi là một chân trời mới .  Chân trời tự do .   Nếu giỏi thì được trọng dụng .  Nếu lười thì .. sẽ nghèo .  Không bị controlled bởi những cái gọi là là lý lịch tư sản mại bản hay gia đình có công với Cách Mạng .

[Cheesy][:p]

............
...

Một năm kia, tôi ghé về bến xe cũ .  Cảnh cũ không còn nữa .  Bến xe đã dọn đi .  Những hàng quán , những hàng hiên tôi từng ghé lưng ngủ đêm, nay không còn nữa .   Nguời xưa cũng chả còn ai .  Tôi ghé vô cây xăng gần đó hỏi thăm  .  Ông trạm trưởng già nua sắp nghỉ huu, trễ cặp kính lão để nhìn tôi, anh việt kiều Mỹ, ông nhìn cho rõ :

"cháu là  ... là ... là thằng bán trà đá hồi xưa đó hả ?"

Tôi gật đầu , tháo kiếng cận ra, hy vọng ông tìm lại trên mặt tôi nét gì đó quen thuộc .

Ông nhìn tôi thật lâu , rồi gật gù

"Đúng là cháu rồi .  Cái sẹo trên mặt, bác nhận ra đúng là cháu rồi . " 

Ông chợt đổi giọng thân mật của ngày xưa :  "Cha cha, bây giờ mày nhìn ngon quá nha . Bây giờ sao mày khác vậy ?  Khó mà nhận ra được .  Tao nghe con Út bảo là mày đi vượt biên rồi chết ngoài biển mà ?"

Tôi thoảng thốt là lên : "Đâu có, con Út sao ác miệng vậy bác Hai ?  Ô , mà bác có địa chỉ con Út không ?  Con muốn ghé thăm nó .  Bây giờ nó ra sao hở bác ? Nó có chồng con gì chưa bác ?"

Bác Hai nhìn tôi 1 lúc lâu :

"à , chác mày không biết , đúng rồi , mày không biết đâu .  Con Út chết rồi .  Nó ngủ đêm trên nóc xe đò, trúng gió rồi chết .   Đến sáng ra, lơ xe dánh thức nó thì nó đã chết lạnh rồi .  Hình như chết sau khi mày đi được 1 năm hay sao đó".

Thoảng thốt buồn ập đến trong lòng tôi .

Có 1 cái gì đó chết lặng trong tim tôi, có lẽ, cái chết lặng đó là cái chết của những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi với Út , có lẽ vậy .

Khi tôi đi vượt biên đêm hôm đó, tôi có tìm con Út  .  Lay nó dậy .và  hứa với nó , khi tôi đi thoát sagn Mỹ, tôi sẽ gửI thư về cho nó , gửi tiền về cho nó để nó có cuộc sống khá hơn .  Thế nhưng, tôi đã không thực hiện được lời hứa đó .    Có lẽ không thấy thư tôi gửi về, nó nghĩ chắc tôi đã chết bỏ thây ngoài biển cả rồi .  Chính nó là người nói ra cho bến xe biết, "thằng trà đá" vượt biên sang Mỹ nhưng chết rồi ....

Ai ngờ, giờ tôi đứng nơi bến xe, chính nó lại là người ra đi ....

Trời trưa Sài gòn nắng như đổ lửa khi ấy , nhưng lòng tôi lại man mán những cơn gió lạnh ngày xưa cũa những dịp xuân về chỉ có tôi và Út đón giao thừa bên vỉa hè bến xe ...  Còn đâu nữa, một thời đất nước giao ban , cảnh đời xiêu vẹo, bến xe lang tạp, hai bóng nhỏ từng nương vào nhau trong những góc tối mịt mù ... ?

Thế thôi . 

Tôi đốt cho con Út 1 nén hương, cắm ở vỉa hè .  Cũng chả ai biết mộ nó ở đâu để tôi viếng ghé . Và từ đó, tôi không dám quay về lại cái bến xe ngã 7 đó nữa, trong những lầu sau này ghé VN công tác .

Thời bao cấp của quê hương, trong ai chúng ta, cũng có ít nhiều kỷ niệm .  Dù nghèo khổ, khó khăn, tôi đoan chắc, những kỷ niểm đó vẫn là những kỷ niệm đẹp của riêng từng người  .  Ngưòi ta có câu nói : "The good old days .." mà ...  Riêng tôi, kỷ niểm thời bao cấp của tôi là những kỷ niệm đẹp nhất trong đời tôi .   Đầy máu, nuớc mắt và mồ hôi .  Nhưng vẫn tuyệt đẹp .....
Logged
meomuop
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #242 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 01:29:09 pm »

Em là trùm nói phét nhưng phải gọi bác này là cụ. Vượt biên với học tiếng Anh mà bác làm như ăn kẹo không bằng, lại còn bày đặt về công tác ở VN, sợ bác qu'a hehehe Smiley
Thời đó nhà em cách biển có 500m thôi, thấy bị bắt về suốt, thâm chí là cả xác không đầu dạt vào bờ kia. Đi khó lắm, rẻ nhất là 5 chỉ, mắc là dăm bảy cây/người, mỡ đấy mà đòi húp cả bát.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #243 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 03:34:49 pm »

Thời xưa xưa ở Bắc bộ (mà cụ thể hơn là Hà Nội) có một cái cũng có thể gọi là đặc sắc mà ngày nay đã không còn thấy nữa. Cái này cũng là do ở trển, nhưng trển này hơi bị cao, trên mây cơ. Đó là ... bão. Ngày xưa em nhớ cứ đến mùa mưa là Hà Nội hứng mấy trận bão. Mưa to gió giật, bão chính hiệu. Em nhớ hai mẹ con đêm đó đi từ Trần Xuân Soạn về Kim Liên trong một đêm như vậy. Mưa mịt mù, gió quất đổ xe, đường xá tối om, chỉ nghe rầm rầm cây đổ phía sau lưng. Thật, không bịa. Hôm sau qua đó, đoạn đường Lê Duẩn đi qua CV Lê Nin ấy, đếm được 7 cái cây xà cừ đổ. May thật. Cũng trên đoạn đường đó, cũng trong một đêm bão như thế, ông Cụ nhà em bị cướp mất cái xe đạp. Thật ra là cướp người ta hỏi xin và Cụ cho họ rồi đi bộ về. Em vẫn nhớ hình ảnh Cụ quàng tấm áo mưa, đi dép cao su râu, đầu đội mũ cối, quần áo ướt lướt đứng trước cửa. Làm cả nhà vừa lo, vừa tiếc, vừa sợ. Sợ đây không phải vì sợ cướp, mà sợ bão ý.
Ngày này, bọn đốt rừng với bọn đi xe máy  Grin làm nên cái Ennino với Lanina ấy thế mà cũng có cái hay, tiệt lâu lắm rồi không thấy bão. Xe đạp mất đã mua được nhiều cái mới, cây đổ đã được trồng lại, chỉ buồn là có muốn đến mấy thì cũng không được lo, không được tiếc không được sợ như cái đêm hôm đó nữa rồi.
Logged
TimeBreak
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 844



« Trả lời #244 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 04:26:29 pm »

ĐÚng là lâu lắm rồi Hà Nội không thấy có bão to như hồi những năm 81 - 85 ông -New nhỉ! Hay là hồi đó mình bé, cái cảm giác hãi hùng trước gió gào , mưa quất, ngọn cây nghiêng ngả nó ám ảnh nên nghĩ là bão to không biết?
Logged
Majin Buu
Thành viên
*
Bài viết: 26


Faithful and Hope


« Trả lời #245 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 04:39:21 pm »

Em nghĩ tại hồi đó nhà cửa, công trình ọp ẹp và đơn sơ hơn bây giờ nhiều.

Em nhớ nhất 1 trận bão năm 1986, bố em đi công tác, ở nhà chỉ có mỗi mẹ và bà nội em lo chống bão. Đêm nằm ngủ chợt tỉnh dậy thấy trên màn có 1 cái gì đó to đùng, đen sì  Shocked. Hóa ra là tấm nilông phủ lên trên màn để chống dột đã nặng trĩu nước. Hồi đó em còn rất nhỏ, chưa nhớ được nhiều, nhưng hình ảnh đó ám ảnh em đến tận giờ.
Logged

Đâu hay mùa thu gió,
Đêm qua mặc thêm áo,
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố.
Đêm xin bình yên nhé,
Con đường vàng ánh trăng,
Đèn dầu khuya quán quen chờ sáng ...
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #246 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 07:28:45 pm »

ĐÚng là lâu lắm rồi Hà Nội không thấy có bão to như hồi những năm 81 - 85 ông -New nhỉ! Hay là hồi đó mình bé, cái cảm giác hãi hùng trước gió gào , mưa quất, ngọn cây nghiêng ngả nó ám ảnh nên nghĩ là bão to không biết?
Đúng là ngày xưa còn bé cái gì cũng thấy to lớn.Nhưng em có nhớ 1 trận bão nó lột tôn của cái xí nghiệp cạnh nhà em,bay xa cả trăm mét,mà là tôn nhà kho Tiệp.Rồi nó còn lăn cái ky-ốt bán hoa quả mậu dịch ở đầu phố đi. Kinh khủng đấy.
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #247 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 07:54:45 pm »

 He..he ngày xưa thấy bão lớn gió mạnh vì HN ít nhà cao tầng chắn gió. Hồi đấy cây cối ở HN cũng nhiều nên mỗi lần bão to là HN cây đổ ngổn ngang. Hồi chợ Hôm xây lại nên các ki ốt phải dựng tậm ở phố Ngô Thì Nhậm bão làm đổ cây đè vỡ ki ốt bán bánh kẹo đường sữa. Dân ở đó hôm ấy hôi được một mớ còn mấy chủ ki ốt thì khóc dở mếu dở vì ki ốt bị vỡ toang hoang .
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #248 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 06:59:30 am »

Công nhận Lông xồm sưu tầm chuyện ...giả tường hay thật?Huh?? Thời ấy đi KT mới mà có ...vàng vượt biên...không ai có của ngầm mà đi KTM cã!!! ..Huh
Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #249 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 07:30:47 am »

Công nhận Lông xồm sưu tầm chuyện ...giả tường hay thật?Huh?? Thời ấy đi KT mới mà có ...vàng vượt biên...không ai có của ngầm mà đi KTM cã!!! ..Huh
bác ấy đi KT mới đãi vàng mà Grin Grin Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM