Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:06:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319236 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #180 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 03:00:15 pm »

THôi cái giọng cụ già đó đi ông nội, bây giờ bắt ông sống lại 1 ngày thời đó ông có mà khóc tiếng Mán. Kinh tởm cái thời nhục nhã đó.
Lão lại xung lên rồi.  Wink Chẳng có gì là kinh tởm, hay nhục nhã cả. Trong hoàn cảnh vẫn phải gồng mình vì chiến tranh, bao vây cấm vận, mới chuyển từ xã hôi thời chiến sang thời bình  nên không có kinh nghiệm, lý tưởng biến chuyển thì kéo theo những việc đó thôi.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #181 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 03:05:47 pm »

Cũng là 1 cách bày tỏ quan điểm thôi bác cả ơi
----------------------------------------------
 Anh chả thấy chú "bày tỏ" được "quan điểm" gì qua câu viết ấy, trừ đoạn cuối! Mà nếu "quan điểm" của chú nằm ở đoạn cuối thì chẳng liên quan gì đến bài viết của lonesome, đúng không?

 Chú chú ý viết bài cho nó dễ xem cái nhé! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #182 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 04:44:08 pm »

Nói về cái thời '' Bắt cởi trần phải cởi trần ,
                       Cho may ô mới được phần may ô '' ấy , lắm chuyện cười ra nước mắt .
 Theo cụ Nguyễn Bùi Vợi . Năm ấy hội nhà văn Beclin có tặng hội nhà văn VN một số xe đạp loại dành cho thiếu nhi Đông Đức .Hội nhà văn VN cho mấy bác ''sáng sủa'' ra nhận xe , chụp ảnh ở bách hóa số 5 Nam bộ xong đòi lại .Có một bác cao to đạp xe đi mất . Truy tìm để lấy bác ấy văng tục ko trả . Nói là mời bác ấy lên nhận quà của bạn bè quốc tế tặng chứ có bảo bác ấy đóng phim đâu. Chả biết cái xe ấy có ra được con chữ nào ko . Chắc chắn ra một câu chửi.
 Chị Hà mà là nhà văn nọ chắc bà ngoại ko phải đi mua gấu bông cho cháu . Embarrassed
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tám, 2009, 05:19:49 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #183 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 06:30:48 pm »

Những năm 8x, ở trong nam thì cũng chẳng có gì nhiều để phân phối ( đối với CBCNV, dân thì tự cứu trước khi trời cứu! ) chỉ được bán giá bao cấp 13kg gạo, vài miếng đậu phụ, nửa ký hay 1 ký thịt gì đó ( lâu quá quên rồi ) hàng tháng, một năm 3 người mới được 1 săm xe đạp, chẳng có phụ tùng gì ?! chắc là các vị làm thương nghiệp QD nghĩ là chắc cũng chẳng ai cần và không trông mong gì việc phân phối góp từng món phụ tùng để ráp 1 chiếc xe, mua hàng của Chợ lớn cho được việc, nên phân phối cái săm xe cho... có " nhiệm vụ chính trị "! Cheesy
Cái sự phân phối buồn cười nhất là nam cũng như nữ được mua vải in hoa để may...tà lỏn! Grin
Còn cái sự phân phối mà nhiều người phải đáng nhớ nhất lại không muốn nhớ và muốn quên là được phân phối nhà đất mà bây giờ đáng giá tiền tỉ ( không chỉ 1 cái ! ), điều đáng nói là nhiều người đáng được hưởng lại không được hưởng và ngược lại! Angry
Logged
nguyễn-309
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #184 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 06:39:12 pm »

Những năm 8x, ở trong nam thì cũng chẳng có gì nhiều để phân phối ( đối với CBCNV, dân thì tự cứu trước khi trời cứu! ) chỉ được bán giá bao cấp 13kg gạo, vài miếng đậu phụ, nửa ký hay 1 ký thịt gì đó ( lâu quá quên rồi ) hàng tháng, một năm 3 người mới được 1 săm xe đạp, chẳng có phụ tùng gì ?! chắc là các vị làm thương nghiệp QD nghĩ là chắc cũng chẳng ai cần và không trông mong gì việc phân phối góp từng món phụ tùng để ráp 1 chiếc xe, mua hàng của Chợ lớn cho được việc, nên phân phối cái săm xe cho... có " nhiệm vụ chính trị "! Cheesy
Cái sự phân phối buồn cười nhất là nam cũng như nữ được mua vải in hoa để may...tà lỏn! Grin
Còn cái sự phân phối mà nhiều người phải đáng nhớ nhất lại không muốn nhớ và muốn quên là được phân phối nhà đất mà bây giờ đáng giá tiền tỉ ( không chỉ 1 cái ! ), điều đáng nói là nhiều người đáng được hưởng lại không được hưởng và ngược lại! Angry
Bác nói quá chỉ có hai lạng rưỡi , chỉ xin cho em miếng mỡ , về thắng lên còn chiên sào , lấy miếng nạc là chị phân phối có cảm tình riêng rùi , ăn một bữa là hết ... ôi thời Bao Cấp .,. nhưng sao lại thấy không có bệnh Gút , cao H áp , Tai biến như bi giừ .. lạ thay ..lạ thay ..
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #185 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 07:45:30 pm »

Đố các bác biết thời bao cấp cái gì thì không cần phải tem phiếu ạ  Grin  Wink  Roll Eyes  Huh
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #186 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 07:49:21 pm »

Khí trời.
Logged
meomuop
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #187 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 12:46:10 am »

Những năm 8x, ở trong nam thì cũng chẳng có gì nhiều để phân phối (đối với CBCNV, dân thì tự cứu trước khi trời cứu! ) chỉ được bán giá bao cấp 13kg gạo, vài miếng đậu phụ, nửa ký hay 1 ký thịt gì đó ( lâu quá quên rồi ) hàng tháng, một năm 3 người mới được 1 săm xe đạp, chẳng có phụ tùng gì ?!
...
Còn cái sự phân phối mà nhiều người phải đáng nhớ nhất lại không muốn nhớ và muốn quên là được phân phối nhà đất mà bây giờ đáng giá tiền tỉ ( không chỉ 1 cái ! ), điều đáng nói là nhiều người đáng được hưởng lại không được hưởng và ngược lại! Angry

Đúng là bác quên, chứ được 1 ký thịt thì đã sướng. Hồi đó em là phiếu N (nhân dân) được có 1 lạng thịt/tháng thôi, phiếu trẻ em là R thì được 3 lạng. Ba em ăn tiêu chuẩn trung cao, phiếu C thì phải, mới được đâu có 7 lạng -1 ký gì đó. Mà đâu phải được mua hết 1 lần, mỗi lần nhiều nhất là 1/2 ký thì phải. Và phải xếp hàng nữa, mệt lắm. Mua thịt toàn chọn thịt mỡ để chiên lấy mỡ để dành, còn thì ăn tóp mỡ dầm mắm. Bữa nào phải mua thịt nạc là cả nhà làm 1 bữa cuốn bánh tráng hoành tráng, xong rồi treo mồm hehehehe Grin
May nhà em ở Quy Nhơn nên toàn ăn cá - sáng cá, trưa cá, chiều cá; ngán đến mức thấy cá là em sợ. Mấy con vích (rùa biển) bây giờ là đặc sản chứ hồi đó ít người ăn lắm vì tanh ngòm, chả ngon lành gì.
Cuối tháng đôi khi phải luộc 2 quả trứng rồi dầm mắm cho cả nhà 4 người ăn vì hết tiền. Đúng là khổ thật!
Giờ thấy XH phát triển con, cháu chúng nó sướng cũng mừng. Cháu em đi học lớp 1 mà đùi gà không thèm ăn, tới bữa ông bà ngoại (là ba, má em) còn phải đút. Em hay đùa bảo: bằng tuổi mày cậu đã phải nấu cơm rồi đấy, bữa nào có con gà là cậu xực hết cả xương, đến chó nhìn thấy cũng chỉ có nước bịt mũi, lắc đầu mà bỏ đi thôi hehehe Grin
Thời ở ngoài Bắc còn được ăn nhờ Tôn Đản thì đúng là sướng hehehehe Grin
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #188 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 01:06:51 am »

Nhờ bài copy của bác Còng sang TLQ để trục vớt đồ cổ mà chúng ta có thêm 1 tư liệu khá quý của bạn Le Viet Ha (bây giờ là Le_Viet_Ha_new) bên TTVNOL"

Trích dẫn
-Le_Viet_Ha_new viết lúc 00:34 ngày 03/08/2009-

Này thì một thời bao cấp.
Thời đó radio (VN dịch là máy thu thanh) cũng phải đem đi đăng ký như xe gắn máy. Có sổ đàng hoàng, phía dưới còn ...nẹt một câu: " Cấm nghe đài địch!"[Smiley]



[sign]Dân tộc nào không biết tự cười mình , thì sẽ mãi chẳng thể nào trở thành một dân tộc vĩ đại được .
( Goethe )[/sign]
         
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #189 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 08:19:32 am »

 Cái này em đã nói khi kể về cái đài Hồng Đăng nhà em mua năm 72 cũng phải xin giấy phép mà. Hồi đó cứ tối đến là mấy ông hàng xóm thân với bố em lại sang nhà, pha ấm chè gọi là chè 3 hào rồi xúm lại mở đài địch. Cửa thì đóng kín và tiếng bật rất nhỏ, mấy bác ngồi xúm lại nghe đài SG và cả đài BBC nữa.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM