Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:10:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 319228 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 12:06:21 am »

Nhân bài của bác Quyenkh, em xin phép lập topic này để các bác cùng "ôn nghèo kể khổ", kể "truyện cổ tích thời nay" - những truyện người thực việc thực về thời kỳ bao cấp - cho các bạn trẻ 8x-9x được biết.

Hồi ấy, ở thành phố hình như nhà nào cũng có một cái sổ "đổi bánh mỳ", không nhớ là đổi gì, hình như đổi gạo thì phải, lâu lâu mới có xe bánh mỳ qua đổi, những ngày ấy quả là ngày hội với trẻ con chúng mình. Bánh mỳ ngày ấy ngon hơn bây giờ nhiều.
Đổi nhiều thứ khác nữa bác ui , bột mì chứ không phải gạo , bánh mì , mỳ sợi  v..v.. những thứ từ bột mì làm ra , dân SaiGon lúc đó ăn như Tây , mình lâu lâu từ quê về ăn thấy rất ngon , nhưng mấy người ở SG thì họ nói chán bỏ Bố , mấy ông bên Lương Thực lúc ấy là VUA , gạo tốt đem đổi gạo xấu phát cho Dân , cân thì sai vô địch , còn non hơn cân của mấy bà Ve Chai ( đồng nát ) bi giừ .
Nhưng lâu lâu mình mang được Gạo dưới Quê về ( lúc đó phải có giấy phép à nhe ) mang bột Mỳ về quê , làm bánh Bông Lan là hết sẩy .
có bác nào lập ra TOPIC thời Bao Cấp đi , xem cũng hay đấy , hình như ngoài Hà Nội còn có phòng triển lãm thời đó thì phải  Huh Huh Huh

Em xin giới thiệu với các bác 1 topic: Ảnh thời kỳ hoà bình 1975 - 1990 xây dựng Tổ quốc.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2009, 12:19:33 am gửi bởi lonesome » Logged
meomuop
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 12:23:54 am »

Đi mua gạo thì em đi suốt, phải đi từ sáng sớm (đôi khi 3-4 giờ sáng) để xếp hàng. Cân gian không thôi đã đỡ, họ còn đổ cát hay đá con vào cho đủ cân (rút 1kg gạo đổ vào 1kg cát, …). Đòan thanh tra cân lên vẫn đủ, không bắt vào đâu được hehehe Grin. Mỗi lần nấu cơm là phải nhặt đá rồi dùng rá lắng cát xuống, vo gạo thật kỹ không thì hôi mùi mốc. Thế mà mỗi bữa 4-5 bát vẫn đói, chắc tại thiếu đạm qúa.

Logged
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 03:35:03 am »

Ấn tượng của em về cái thời ấy chỉ còn chút xíu - rất mờ nhạt vì em sinh 1980. Đến 1986 là bắt đầu đổi mới rồi - lúc đấy thì nhà em (thực ra lúc ấy có 2 mẹ con - bố đóng quân xa nhà - một năm về được một hai tuần) mới hết đói. Nhưng em nhớ năm 86 cũng là năm miền Bắc mất mùa - đói - có cả người chết vì đói tuy không nhiều. Học sinh cấp III ở trường mẹ em dạy có mấy anh chị đói lả - ngất trên lớp học. Lúc đó em mới 6 tuổi - nhớ lần dậy sớm mang sổ đi ra lương thực đong gạo thay mẹ ốm nằm nhà - được có mấy ký gạo. Về lại bắc bếp lũn cũn nấu cho mẹ - em vẫn không thể quên cái cảnh vo gạo - cho vào gạo đỏ quạch - nổi lềnh bềnh. Nếu đãi ra hết chắc chẳng còn gì để 2 mẹ con ăn. Cơm nấu lên đỏ lòm + mùi gạo ẩm mốc. Rồi những bữa ăn sắn thay cơm - trường chỗ mẹ em dạy đi xin được ở mấy cái HTX chia cho mỗi nhà được vài chục ký, thế là nhà nhà ngồi bóc, sát để nghiền ra lấy bột, xắt nhỏ để phơi khô - dự trữ ăn dần... mấy thứ ấy giờ chắc đổ cho heo nó cũng hổng thèm ăn.

Tết năm 1986 cũng là cái Tết đầu tiên em thấy dù chỉ có 2 mẹ con ăn Tết nhưng bắt đầu có thịt heo - thịt nạc thì làm ruốc - thịt mỡ thì rán lên dự trữ ăn dần. Bố em không được về phép nhưng có bác đồng đội làm cùng mang tiêu chuẩn tăng gia về cho hôm 29 Tết. Rồi sau Tết bố về phép - bắt đầu nghe thấy từ "đổi mới" trong nghị quyết (cái này em nhớ rõ vì hồi bé thiếu thốn - vớ được cái gì là đọc tuốt), rồi đời sống dần khá lên.

Cái thời trước 86 ấy giờ nghĩ lại vẫn còn thấy ghê. Cái trường cấp III Kim Bảng - Nam Hà; trường mẹ em dạy nhiều người vì miếng cơm - manh áo mà sẵn sàng làm những thứ phải nói là cực kỳ tệ với 2 mẹ con em. Nghĩ lại mà giờ nhiều khi em vẫn còn thấy uất ức - sôi hết cả máu lên. Con em gái sinh năm 87 - lúc ấy vẫn khổ - nhưng không lo đói cơm nữa. Thỉnh thoảng kể những chuyện xưa với mẹ - mẹ thì đỏ hoe mắt, còn con em gái mặt cứ tỉnh queo cứ như là anh đang kể chuyện cổ tích thời nay. Nó không tưởng tượng được có lúc bố em về phép phải doạ bắn mấy thằng láng giềng có trình độ văn hoá mà mất dạy. Đúng là bần cùng sinh đạo tặc. Nhiều người giờ vẫn còn đang đứng lớp ở cái trường này. (Mod tha lỗi chứ em mà kể ra thêm chắc khối người tăng xông nếu em kể tên họ + những chuyện họ đã từng làm thời xưa ở đây).

Tuy nhiên cũng phải nói là có rất nhiều người tốt - đa phần là những cô bác có hoàn cảnh giống nhà em lúc ấy, các bác có chồng bộ đội xa nhà thường rất là cưng tụi con nít cùng cảnh ngộ bọn em.

Thú thật em mà kể chắc trong ký ức toàn những chuyện xấu về thời ấy. Chuyện vui thì toàn chuyện con nít ham chơi vô tư.

Mùa hè cũng là mùa nhiều kỷ niệm nhất - được bố cho lên đơn vị chơi - cũng xếp hàng đi ăn ở bếp như các chú lính, được các chú nhường cho bao nhiêu là thứ ngon. Mà có gì đâu: toàn khoai lang; lạc rang - luộc đủ cả... nhưng mà toàn những phần ngon nhất cho mấy đứa con nít. Cái bộ chỉ huy sư đoàn lúc đấy có cỡ gần chục thằng con nít sàn sàn tuổi nhau được nghỉ hè chung cùng bố - bày đủ trò con nít chơi với nhau thân thiết như anh em. Thế là lúc nào cũng mong tới hè để được đi chơi Hà Nội cùng bố (cái này là Hà Nội thời nay chứ lúc đó cách trung tâm Sóc Sơn - núi Đôi cỡ chục cây số, ở giữa mấy quả đồi trọc toàn đá với sỏi).

Giờ trưởng thành mới nghĩ - hồi đó mình khổ một thì bố mẹ khổ mười, chắt chiu từng đồng nuôi 2 anh em ăn học, vượt bao nhiêu là khó khăn. Vậy mà giờ nhiều khi 2 đứa vẫn vô tâm - để bố mẹ trăn trở vì mình.

Logged

Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 03:56:35 am »

Ấn tượng về đói qua chuyện vui của mấy chú lính Hà Nội của bố em.
Mấy chú này lính thời 79/80. Lính Hà Nội ở phòng tuyến biên giới đói lắm. Thế là mấy chú mới tăng gia chống đói bằng cách tối mò vào mấy rặng tre của dân làng nơi đóng quân cắt trộm măng để luộc ăn. Sáng ra mấy cụ bô lão mới lọ mọ vào ban chỉ huy để tố lính ăn trộm măng. Xui cái là trước khi gặp chỉ huy - các cụ lại gặp đúng mấy chú lính ấy. Mấy chú mới tán dóc một hồi, rồi bày cho các cụ về lấy vôi trắng quét lên mấy mầm măng mới nhú - làm vậy măng sẽ đắng nên lính ta chẳng thèm lấy nữa.
Các cụ tưởng thật - thế là về hè nhau mang vôi ra pha nước để quét mấy cái mụn măng còn sót. Mấy chú lính nhà ta thì tối đó mò ra cắt trộm chẳng có đèn đóm gì cứ nhè chỗ nào trăng trắng mà cắt.  Grin
Mấy chuyện này sau này mãi những năm 98/99 lúc các chú tới nhà em họp nhân dịp 22/12 - mới kể. Papa thì bó tay với mấy chú lính của mình, em thì cứ ngồi lăn ra mà cười vì những câu chuyện vui của mấy chú ấy.
Logged

smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:04:00 am »


Em xin giới thiệu với các bác 1 topic: Ảnh thời kỳ hoà bình 1975 - 1990 xây dựng Tổ quốc.

Cảm ơn bác lonesome đã giới thiệu 1 topic rất hay. Em sinh gần đầu 8x, nhưng đọc topic cũng gợi lại rất rất nhiều kỷ niệm ấu thơ (có lẽ vì tuổi thơ của em gắn với 1 thị xã miền núi, có thể đi sau thủ đô vài năm nên đến thế hệ tụi em vẫn còn chăng?)
- Đêm giao thừa, trong cái se se lạnh của mùa xuân phía Bắc, ngồi trong lòng mẹ, đón chờ giờ phút đầu tiên của năm mới. Ông anh đi học ở Hà Nội, trước tết là mang về cả hòm pháo mua ở Bình Đà, 1 bánh tết pháo to cho đêm giao thừa, 1 bánh khác để đón khách xông nhà sáng mùng 1... Cái mùi pháo ý, và niềm háo hức được nhận bánh trưng đầu nứoc, có lẽ khó có thể phai nhòa.
- Hồi em tầm 5-6 tuổi, chỗ em thịnh hành loại thuốc gì đó mà có tẩu (như cái nắp bút bi bây giờ), em hay đi nhặt về chơi.
- Chuyện ăn: Em có sở thích là ăn cơm đường. Hồi đó đường đỏ chứ không có đường trắng như bây giờ. Kết quả là mới tý tuổi đầu đã bay hết răng vĩnh viễn. Rồi chuyên ăn cơm trôn với muối, mì chính cũng thường xuyên (vì thích chứ lúc đó cũng không quá khổ thế nữa) Rồi ăn mít xong bao giờ cũng để lại rổ hạt để luộc, ăn kém gì hạt dẻ bây giờ đâu. Ăn trám xong còn chặt đôi lấy nhân, nhai bùi bùi, còn hạt thì đóng xuống nền bếp thành chữ...
Mùa hè, món "sở trường" là nước chanh đá. Hồi đó nhà nào có người nhà đi lao động XK thì mới được gửi về cái tủ lạnh sa-ra-top  3 * (hình như thế em không nhớ chính xác nữa) Cả xóm chắc có 1 cái và hay làm đá bán cho cả xóm. Em chuyên bị đầu sai cầm 200d với 500d đi mua đá (được cục đá bằng 1/3 lon bia hihi) Bây giờ ra Hale club nó cho mình uống cái thức khỉ gió gì đó và lấy 70k VND, đắt hơn cả tây Sad
- Trung thu là cả 1 ngày hội với trẻ con. Hồi đó nhà nào khá lắm mới mua đèn sẵn cho trẻ con. Còn em thì toàn theo các anh lớn làm đèn (giấy bóng kính màu hồi đó hình như là giấy gói oản tiết kiệm) Nến cũng là tự đúc (lấy chỉ tết dây bấc, cho vào ống nứa, rồi đun cục nến-không nhớ ở đâu ra- cho nó chảy ra rồi đổ vào ống như đổ khuân ý. Cả xóm có 1 cái đèn to nhất, 8h tối là trẻ con lông nhông trên đường rồi. Đứa nào mà bị bắn súng cao su (đá, thậm chí là móc sắt - siêu nghịch dại) rách hay cháy đèn thì chỉ có mà khóc tu tu.
- Chuyện chơi: không biết bác nào có chơi phốc không? Đạn là quả sơn hay quả gì đó em không nhớ nữa, nhưng mà nhựa nó dính vào quần áo thì còn lâu mới sạch (hay hồi đó không có OMO) Có thằng sáng tạo còn lấy hộp mực, đẽo gọt buộc dây thế nào đó mà buộc được dốc ngược vào thân cây súng phốc, như hộp tiếp đạn ý. Mình bắn phát một, nó bắn liên thanh, cứ gọi là rát.
Ah, hồi thịnh hành chơi quay, ông cậu em còn buôn quay nhựa đấy. Trên đỉnh quay có rãnh răng cưa, luồn cái dây vào kéo mạnh (như dây cu roa) thì nó văng ra. Nhưng không "bổ" nhau được, cũng không thích bằng quay gỗ nên không bán được.
- Chuyện làm "kinh tế tư nhân". Bao cấp, nhà nào cũng phải làm thêm, không thì đói. Bố em bộ đôi, mẹ bác sĩ, thế mà vẫn nuôi lợn, làm chổi chít...Em bé nhất nhà, còn nhỏ nên không phải làm gì, chứ ông anh, bà chị em thì đi lấy cỏ lạc (về cho lợn), đèo mùn cưa, gánh đất (nhà gần đồi hay bị sụt tả li), hái mon (rau mon cho lợn), thái chuối (cho lợn ăn)... đủ cả. À, bố em làm bác sĩ quân y, thi thoảng đem về 1 đống hộp thuốc kháng sinh rỗng màu trắng, to như hộp sữa bột trẻ con bây giờ nhưng dài hơn, bà chị em đem ra chợ bán, có vậy mà đắt hàng lắm (thời đấy cái hộp cũng giá trị thế)

Hic, bác lonesome khơi đúng mạch làm em dài dòng quá, mọi người thông cảm. Tựu trung, ai cũng than 1 câu là: hồi đó khổ nhưng mà vui (ít ra là ấm ấp), nhưng trở lại thì chắc không ai muốn Smiley
Logged
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:08:17 am »

He he. Cái quả đầy nhựa để bắn súng phốc là quả đay bác ạ. Nó nhỏ cỡ hạt lạc - nhiều múi nhỏ - nhựa thì thôi rồi chẳng có xà phòng nào thời ấy điều trị được. Chắc là đứa con nít nào ở nông thôn cũng chơi trò này rồi. Còn bắn liên thanh được chắc là phải dùng quả của cây long não mới chuyên nghiệp - vì nó tròn + trơn dễ lọt xuống hơn quả đay. Ở cuối súng phốc gọt một cái lỗ tròn rồi cắm 1 cái lõi ở trên - nạp "đạn" thì bắn liên thanh vô tư.
Mà đạn súng phốc thì con nít có nhiều kiểu sáng tạo - kể cả món giấy vụn ngâm nước cũng được.
Thời đó chỉ có con nít là vui vì không phải... đi học thêm như bây giờ. Bây giờ thì có nhiều thứ để học - mà học xong không biết để làm gì. Để cho khỏi có thời gian lêu lổng sinh hư thì phụ huynh tống con mình đi học thêm. Âu cũng là một dịch vụ giữ trẻ thời hiện đại.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:16:47 am gửi bởi Tookies » Logged

smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:09:57 am »

Đúng rồi ạ, đúng là quả đay, cảm ơn bác đã nhắc. Nhưng hình như còn 1 loại nữa nhỏ hơn, nhiều nhựa hơn ?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:12:32 am gửi bởi smilingmen » Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 05:22:57 am »

à các bác cho em hỏi hơi vớ vẩn là hồi đấy tàu điện có thu tiền không ạ?  Grin
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 08:48:54 am »

Smilingme@ thân mến,tàu điện leng keng của Hanội thời đó có thu tiền bạn ạ,nhưng rẻ lắm mình nhớ đâu có vài xu thôi nhưng chậm rì rì.Mình nhớ có mấy tuyến tàu điện chính ở Hà nội là:
 -Yên phụ Hà đông.
 -Bờ Hồ Bưởi.
 -Bờ  Hồ Chợ Hôm.
Khi mình sang Hung ga ri ,thấy thủ đô Budapes của họ vẫn để tàu điện,một đường riêng biệt trong thành phố,vẫn không làm xấu cảnh quan.Về nhà thấy mình bỏ toàn bộ tàu điện tuy đường rộng ra dễ đi hơn nhưng vẫn thấy tiếc   kỷ niệm của một thời, thế mới biết tầm nhìn quan trọng đến thế nào.
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2009, 08:53:38 am »

à các bác cho em hỏi hơi vớ vẩn là hồi đấy tàu điện có thu tiền không ạ?  Grin

Hồi đấy là hồi nào? Từ lúc tớ biết tiêu tiền thì đã thấy có thu rồi, nhưng thỉnh thoảng tớ cũng thử tiết kiệm Grin
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM