Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:24:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527223 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
NGOCRUBI
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #250 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2011, 10:35:47 pm »

Cái nguồn trên phải xem lại bác hannoi@ ơi! Trong giai đoạn 1979-1989 sư 338 chỉ đóng tại Đình lập - Lạng sơn.

Hình như bác cùng Sư 337 với bố cháu , bố cháu là hạ sĩ trung đội phó trung đội trinh sát thuộc trung đoàn Trung Dũng sư 337, cháu rất hay nghe bố cháu kể chuyện chiến tranh , nhưng hình như ,quân mình cũng chịu nhiều tổn thất rất lớn , có những lúc bị vỡ trận , lính chạy xuống tận Hà Nội ...Sad ,lính tráng đói ăn ,khổ kinh khủng
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #251 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 02:30:10 am »

Cái nguồn trên phải xem lại bác hannoi@ ơi! Trong giai đoạn 1979-1989 sư 338 chỉ đóng tại Đình lập - Lạng sơn.

Hình như bác cùng Sư 337 với bố cháu , bố cháu là hạ sĩ trung đội phó trung đội trinh sát thuộc trung đoàn Trung Dũng sư 337, cháu rất hay nghe bố cháu kể chuyện chiến tranh , nhưng hình như ,quân mình cũng chịu nhiều tổn thất rất lớn , có những lúc bị vỡ trận , lính chạy xuống tận Hà Nội ...Sad ,lính tráng đói ăn ,khổ kinh khủng


Bạn hỏi lại bố bạn xem ông nhập ngũ năm nào? Thuộc trung đoàn nào của sư 337? Lính sư 337 trong quansu.net sĩ quan có bác Benhai nguyên Dtr D1E4,  Longtrec(D12E108), linh moi(D1 E4) và khanhkhe(E52). Nếu có thể bạn mời bố bạn vào đây để nhận đồng đội cũ.
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #252 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2011, 05:12:39 pm »

GỬI EM NƠI ĐỈNH GIÓ
Trích từ Mai Thanh Hải Blog
- Ròng rã cả chục năm dai dẳng đánh trả quân xâm lược Trung Quốc và bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc, hình ảnh những người lính lầm lụi lên chốt, thay phiên cho đồng đội, hốc hác tả tơi xuống Quân Y, Hậu cần... , đã trở nên quen thuộc với người dân các tỉnh biên giới từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Người ta không thể quên cảnh những đoàn xe chạy bụi mù lên biên giới, lính trẻ răng cười sáng bóng, quần áo thơm mùi hồ, súng AK xanh ánh thép, tung thư nhà xuống đường, nhờ người dân mang ra bưu điện, gửi về người thân trước lúc lên chốt. Người ta càng không được phép quên những chuyến xe từ biên giới về xuôi trong bóng chiều chạng vạng, chạy chầm chậm, để nước không trào ra khỏi đôi mắt ầng ậc nước của cô gái đội mũ Quân y chữ thập ngồi trên buồng lái, để bạt khỏi tung khỏi thùng xe cho những người lính xếp hàng, nằm im lặng say ngủ, che ánh mắt u uất của người cán bộ làm công tác chính sách trong vương vất mùi hương thơm...

Trong đội hình những người lên chốt, mình cứ luẩn quẩn với gương mặt của những nữ chiến sĩ thông tin rặt vùng đồng bằng Bắc Bộ, trẻ trung - tươi tắn, mũ mềm chụp trên tóc, quân phục K82 chít hông, khăn tay thêu làm duyên trên cổ, líu lo qua sóng vô tuyến từ những trạm - điểm nằm tít đỉnh núi, giữa rừng sâu... Nếu như ở phía sau, dân tình đang rộn ràng chạy theo mốt nhảy đầm, mua sắm xe mini Nhật, xe máy bãi rác đưa về theo đường tàu biển, thì ở trên chốt, bộ đội vẫn chia nhau từng cọng su hào, nhịn từng hớp nước, thay nhau cắn từng miếng lương khô, cả tuần không biết đến tắm... Trong giấc ngủ vùi vội vã, những người lính vẫn thon thót giật mình choàng tỉnh, níu tay kéo lại sự sống từ mảnh pháo, viên đạn, ngọn lê - nhát dao của đám xâm lược bành trướng hằm hè chiếm chốt, cướp đất.

Sự hy sinh không chỉ đơn giản là ngã xuống bị trúng đạn, pháo, mìn, lưỡi lê - dao găm của địch, mà còn là cắn răng chấp nhận sự thật trần trụi phía sau, cắn răng bảo vệ sự trần trụi đó; Đã bắt đầu nhuốm mùi kinh tế thị trường, người sống vì mình - cho mình nhiều hơn là người sống vì mọi người.

Ký ức mình, vẫn vẹn nguyên hình ảnh những nữ chiến sĩ thông tin tuổi 18-20, lụng thụng trong bộ quần áo lính, còng lưng khoác ba lô ngang qua các thị trấn, thị tứ, thị xã; ngượng nghịu che mặt xấu hổ khi bị người đi đường tò mò ngắm kỹ, dúi mặt vào lưng nhau, hé mắt ngắm những thỏi son, hộp phấn, những chiếc quần con phụ nữ xanh đỏ, viền đăng ten treo trong cửa hàng tạp hóa; những eo lính nữ mềm mại rụt rè xúm quanh hàng chè, thạch đá, cẩn thận mở kim băng gài túi áo, chọn tờ tiền đồng cuốn chặt, cùng đứng chia từng thìa chè, tảng thạch và thi nhau lè lưỡi nghịch ngợm liếm từng viên đá lạnh...

Tháng 4 này, lại lên biên giới. Dừng xe giữa cung đường tay áo, nhẹ bước vào nghĩa trang đỉnh dốc, thắp hương cho những người đã nằm xuống, bia mộ ghi hy sinh 1979-1989. Nước mắt đã ầng ậc, bất chợt tràn trên má, khi đứng trước bia mộ cô gái thông tin hy sinh đúng tuổi 19 vào đúng năm 1989. Cô bạn đồng nghiệp sụp xuống nức nở: "Đất nước này nợ các anh, các chị nhiều lắm. Các anh chị ơi!"..

Một bài thơ của 1 cựu binh. Để không quên chiều nghĩa trang biên giới, tháng 4-2011.
-----------------------



GỬI EM NƠI ĐỈNH GIÓ


Trạm thông tin của em trên đỉnh dốc Chín trăm

Mỗi bận anh lên, ba lần đứng thở

Em nói đấy là đỉnh gió

Yêu chẳng thật lòng, anh chẳng dám lên.


Bấy giờ đang là mùa hanh

Nước hiếm hoi, gió thì khô khốc

“Ai lên thăm nhớ xách giùm xô nước”

Cái biển đề tinh nghịch, thế mà hay.


Nên anh lên với xô nước trong tay

Tim đập thình thình chín mươi nhịp phút

Cứ nói dối gặp em… anh hồi hộp

Em biết thừa, thương quá chẳng dám trêu.



Lên đến đây mới biết gió quá nhiều

Gió bốn hướng, ù ù như xay lúa

Lời yêu thương thì rất cần nói nhỏ

Bực mình trách gió quá vô tư.


Em nói gió nhiều, nước mắt mau khô

Tiếng cười dễ tan điều riêng không giấu được

Có lẽ thế mà em thường hay hát

Nỗi buồn riêng ai nỡ để đầu môi.


Bây giờ nơi xa xôi

Không khi nào nguôi nhớ về đỉnh gió

Ước một mùa hanh lại về qua đó

Chạy ù lên với xô nước trong tay...

(Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội - 1982)
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #253 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2011, 12:51:36 pm »

Cảm nhận của tôi sau khi đọc bài này thấy nó "bóng" quá, chao chuốt quá , thiếu cái thật cái chung thực!

"Người ta không thể quên cảnh những đoàn xe chạy bụi mù lên biên giới, lính trẻ răng cười sáng bóng, quần áo thơm mùi hồ, súng AK xanh ánh thép, tung thư nhà xuống đường, nhờ người dân mang ra bưu điện, gửi về người thân trước lúc lên chốt".

Kể cả lính mới, sau khi trải qua 3 tháng huấn luyện làm gì có quần áo "thơm mùi hồ" mà lên chốt, vả lại lính lên chốt chẳng có thằng nào lại đi mặc quần áo mới(Lính đi chốt có kiêng đôi chút cho lành Grin). Vâng thưa các bạn , tôi cũng những bao CCB tham gia bảo vệ BGPB hồi đó ngày nay đang tham gia QS.net hiểu rõ quân phục hồi đó mình được phát ,nó bạc phếch chỉ sau mấy lần giặt.


Rồi đoạn này nữa : "Trong đội hình những người lên chốt, mình cứ luẩn quẩn với gương mặt của những nữ chiến sĩ thông tin rặt vùng đồng bằng Bắc Bộ, trẻ trung - tươi tắn, mũ mềm chụp trên tóc, quân phục K82 chít hông, khăn tay thêu làm duyên trên cổ, líu lo qua sóng vô tuyến từ những trạm - điểm nằm tít đỉnh núi, giữa rừng sâu".


Sau năm 1979 BGPB rất hạn chế nhận lính nữ (lính tự xung phong) , có chăng chỉ phục vụ ở D quân Y của F, lính thông tin trên chốt 100% là lính nam. Quân phục K82 chỉ được phát cho toàn quân cuối năm 1983, vậy thì năm 83 ở đâu ra mà nhiều những gương mặt nữ thông tin rặt vùng đồng bằng bắc bộ ở BGPB?
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #254 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2011, 01:30:03 pm »

Tôi vào blog của Mai Thanh Hải    http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/04/gui-em-noi-inh-gio.html thấy có bài viết này hay hay và có cả 1 tấm ảnh trích từ Quân sử , nhất là bài thơ "Gửi em nơi đỉnh gió" trích từ Văn nghệ quân đội 1982, tôi muốn tìm tác giả bài thơ để ghi vào nhưng không được, nên tôi trích cả bài viết của Mai Thanh Hải để các bạn xem. Mai Thanh Hải cũng từng là bộ đội. Trong bài viết có ghi mộ bia 1979 - 1989, "khi đứng trước bia mộ cô gái thông tin hy sinh đúng tuổi 19 vào đúng năm 1989" . Mục đích chỉ có thế.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2011, 08:32:31 pm gửi bởi NVLAC » Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #255 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2011, 02:39:16 pm »

Thưa các CCB và các bạn!
Có lẽ Mai Thanh Hải là nhà báo hay một người trẻ tuổi nào đó viết về người lính thông qua lời kể cả người dân,người lính!Vậy nên các bác CCB và chúng ta nên đọc và cảm như một tấm lòng với người lính!Vì vậy nên có gì đó không thật đúng như ký ức của bác Longchec chăng?
Mong các bác bớt khắt khe và cảm nhận bài viết như một tấm lòng biết ơn với những CCB,như nén tâm huơng viếng mộ người đã khuất!
Còn các câu chuyện sống và chiến đấu của các CCB (như của bác Longchec,Khanhhuyen,Nguyen Đình Thắng...)lại khác,rất cần tính chính xác!
 Kính các bác,mong được đọc những trang sử cuộc đời của những người lính,không ai thay thế các anh kể lại được!
Logged
Daila
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #256 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2011, 04:16:29 pm »

Xin phép các bác cho thảo luận một chút. Tôi cũng chỉ ở lính hơn 2 năm và chưa đi biên giới tây nam.
Nhưng ở phía bắc hồi đầu năm 1980 ăn uống khổ cực lắm. Gạo hẩm, nấu cơm ra có mầu vàng vì có rất nhiều thóc. Cũng chẳng có ai hơi đâu mà nhặt thóc vì quá nhiều và không có thời gian. Cứ tọng hết vào họng nhai qua rồi nuốt.
Nước mắm đại dương và canh toàn quốc là đây. Thức ăn chủ yếu là cá mắm đã bị thối rữa bốc mùi tanh tưởi. Một tuần có một vài bữa thịt nhưng có ngày mỗi thằng không có nổi một miếng thịt vì 6 thằng có khi chỉ có 4 hoặc 5 miếng thịt bèo nhèo và có rất nhiều lông vì chắc không được cạo kỹ.
Quần áo thì xuân thu nhị kỳ, lúc đó có K82 rồi bác. Vải kaki Nam Định mầu vàng bạc cỏ úa, mỏng tang như cái giẻ lau. Mặc một tuần là rách. Có bộ nào mới thì cũng mang ra đổi thuốc lá hoặc bán lấy tiền về phép. Lấy đâu ra mà quân phục mới cứng. Với lại ban đêm rất lạnh, nước lại thiếu nên hắc lào ngẻ lở là chuyện vặt. Mỗi lần về phép HN phải cho quần áo vào thùng phi luộc. Thuốc lá thì có khi phải bắt đến tóp 3. Chủ yếu là hút thuốc lào.
Duy súng đạn thì thoải mái. Ai muốn lấy hay đổi thứ gì cũng có. AK các kiểu, RPD, cối 6, cối 8, nói chung là hỏa lực hơn hẳn thời chống Mỹ.
===
Đã lâu quá rồi tôi cũng chỉ nhớ được có vậy, không hiểu có đúng không. Cũng phải nói luôn là sỹ quan từ đại đội trở lên (có thể cả cán bộ trung đội tôi không nhớ vì họ cũng là chuẩn úy rồi?) có tiêu chuẩn ăn riêng nhiều thịt hơn lính vì đại đội đã có cần vụ, liên lạc và văn phòng rồi. Ở đâu cũng vậy. Lính tráng đầu chày đít thớt, có ai sướng đâu?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2011, 04:40:14 pm gửi bởi Daila » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #257 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2011, 09:31:49 pm »

hehe bài viết hay , bài thơ hay nhưng em cũng đang thắc mắc sao  thời gian đó lại có lính TT nữ mà không nghe các bác cựu phía bắc nhắc đến ? Mà em nghe nói năm 89 tình hình đã yên rồi sau lại có lính TT nữ hy sinh ? Theo em nghĩ nếu có TT nữ thì họ được ưu tiên ở những nơi an toàn như F bộ hay ở tuyến sau mà mấy chổ này thì khó chết lắm .
Mục đích của tác giả muốn nhắc lại chuyện cũ để khơi gợi lòng yêu nước để  xyz gì đó chứ không đơn thuần nhớ đến đồng đội vì vậy những chi tiết nếu không chính xác sẽ là vấn đề lợn cợn .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #258 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2011, 02:01:00 pm »

Xin có đôi lời nói về chốt tại Lạng sơn!


Như mọi người chúng ta biết, tháng 2/79 khi Trung quốc bất ngờ tấn công toàn tuyến biên giới gồm 6 tỉnh phía bắc của Việt nam. Tại Lạng sơn TQ huy động 1 lực lượng rất lớn với hướng tấn công chủ yếu là Đồng đăng. Hướng Đồng đăng lúc này Ta chỉ có 1E chủ lực của F3 là E12, và 1 E bộ đội địa phương E197.

Đúng là trong giai đoạn này đã có nhiều tấm gương của các chiến sỹ tự vệ (nữ) thuộc xã Bảo lâm, Hoàng Văn Thụ kiên cường bám chốt, phục vụ tải thương tiếp đạn cho các chốt chống trả quân TQ.

Sư đoàn 337 của tôi được thành lập trước sự kiện TQ tấn công sâm lược VN, nòng cốt từ các K13,K14,K15(đoàn Phong quảng-Bình trị Thiên). Ngày 25/2 , E BB 52 đơn vị tiên phong của F337 nổ súng tấn công quân TQ đầu tiên tại ngầm Khánh khê , tiếp đó là E108 pháo binh.

Chốt mà F 337 lập chủ yếu là tuyến phòng ngự ngang bờ sông Kỳ cùng hướng đường 1B từ Đồng đăng đi Thái nguyên.

Sau khi quân TQ rút chạy khỏi VN, phòng thủ Lạng sơn thuộc quân đoàn 14(Binh đoàn Chi lăng). Phòng ngự hướng giáp Cao bằng là sư 347 , giáp Quảng linh là sư 327,338 hướng chính diện Đồng đăng là sư 337, sư 3 lúc này rút xuống bổ xung quân, huấn luyện và là sư cơ động cho quân đoàn.

Hướng Lạng sơn có 1 số điểm chốt quan trọng và luôn nóng bỏng, sảy ra giao tranh liên tục và kéo dài như 820(hướng sư 347), cao điểm 583, bình độ 400(hướng phòng ngự sư 337) v.v..

Chốt của quân đoàn 14 trải dài trên toàn tuyến biên giới thuộc tỉnh Lạng sơn, chủ yếu trên các cao điểm. Sau năm 1981 các chốt được bê tông hóa và từ đây đánh dấu sự khốn khổ của người lính PB khi phải dùng đôi vai vác những tấm bê tông có trọng lượng gần gấp đôi cơ thể lên những cao điểm làm hầm. Các chốt tiền tiêu hay các đài quan sát thuộc về các A trinh sát của các đơn vị  D,E,F. Những chốt này ở vô cùng heo hút, lên được chốt phải bò, chèo , đu. Trên các chốt này điều kiện sinh hoạt vô cùng thiếu thốn, nhất là những lúc lâng cấp báo động hoặc chiến sự sảy ra thì nước là vấn đề nan giải.

Các chốt do các C BB chốt giữ cũng rất khốn khó về sinh hoạt. Bạn đồng ngũ của tôi có những thằng chốt tại cao điểm 800 mỗi  lần chúng nó từ chốt xuống bản gần nhất là bản Phân(sát quốc nộ 1A) để cải thiện mất đứt nửa ngày vì chúng phải vượt qua nhiều đồi núi.


Nhưng có 1 điểm lạ là lính chúng tôi hồi đó thích nằm đài hoặc nằm chốt vì 1 số lý do :
-Nằm chốt không phải đi lấy củi cắt gianh.
-Nằm chốt được cắt gạo, thực phẩm mang theo nên có thể được tự ý quyết định trên số lương thực của mình.
-Nằm chốt không gần "lửa" rát mặt.
-Nằm chốt đỡ phải tắm giặt vì quần áo và xà phòng 72 đều đã được qui đổi lập tức sau khi nhận rồi. Grin

Tuy vậy nằm chốt rễ ăn cối của TQ nhất. Grin


Tôi chỉ có ít ngày nằm đài quan sát trên 450(Đài quan sát của D1 BB mà C pháo binh của tôi đi phối thuộc nằm ké). 450 là 1 quả núi độc lập nằm đối diện với cao điểm 583 mà Ta và TQ chiếm trái phép, trên nưng chừng núi có 1 nán nhỏ, chen chúc từ Ctr, lính trinh sát, thông tin tất cả chỉ có quần sà lỏn. Nước sinh hoạt cắt cử nhau xuống vác bằng can nhựa, thuốc lá thì tạt té dưới dân, tuy vậy cũng phải bổ xung điếu cày. Lúc tôi ở đây ít ngày tôi và anh em ăn chỉ cần cái bát, còn đũa là bàn chải đánh răng, ăn xong gài bát "đũa" lên mái nhà bữa sau ăn tiếp. Từ sỹ quan tới lính thằng nào cũng ghẻ, ghẻ ở với ghẻ có sao đâu? Grin



@Linh moi, bác Thắng, bác Thịnh, Tùng các bác nằm chốt nhiều hãy kể cho lớp trẻ về chốt BGPB đi, để mọi người có cái nhìn toàn cục về chốt!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2011, 02:40:56 pm gửi bởi longtrec » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #259 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2011, 02:56:55 pm »

hehe lão linh moi ngày xưa có nằm đài với em nữ TT nào không thì khai thật đi chứ theo như bài viết thì em thấy TT nữ đông như quân Nguyên và cũng lên tận chốt , đài có thua gì các bác đâu  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM