Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 09:29:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527024 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #470 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 01:28:10 am »

Trích dẫn
Bác longtrec, linh moi chắc sẽ thích bài này  


Cảm ơn Chiangshan! Thế là đã có 1 bia đá ghi chiến công của sư đoàn 337 tại Khánh khê, một việc làm thật thiết thực. Tấm bia xây ghạch tróc nở trước đây làm trạnh lòng bao người còn sống.

Quan trọng nhất là bằng việc xây lại bia tưởng niệm đàng hoàng hơn này, NN ta đã đập tan mấy cái đài phản động suốt ngày bảo là VN xóa bỏ chứng tích chiến tranh BG với TQ bác ạ.

Văn minh hay như các nước văn minh hoặc cụ thể là CHLB Đức,chỗ nào cũng có bia tưởng niệm thế chiến thứ nhất và thứ hai,không phân biệt quan điểm tưởng niệm tất.
Ngay cả tội ác của Hitler và đồng đảng cũng được ghi nhận,những dấu tích giết hại các du kích ở địa phương nếu có vẫn sừng sững đứng đó,để nhắc nhở con cháu.Biết tới ông cha ta đã làm gì đúng,sai với nhân loại.Để biết cái tốt thì tiếp nối bước tiếp theo và cái sấu thì ngăn chặt.
Trong nhiều nghĩa trang dân sự,có góc tương đối vắng vẻ,thoáng đáng họ bố trí những người lính Đức nằm xuống trong thế chiến thứ hai,họ ghi là gefallen-nằm xuống.Hay cũng trong nghĩa trang đó,họ để một nơi có vài ngôi mộ của các sĩ quan tù binh Nga bị sát hại,họ ghi là - ermordere....trong một hàng rào cây riêng biệt.Đây là những sĩ quan Nga bị sát hại vào thời điểm nước Đức đã bị mất Berlin,bị những thành phần chủ nghĩa dân tộc hẹp hỏi thủ tiêu.
Đấy,văn minh là vậy.Họ phơi bày ra hết,ghi nhận đánh giá tùy vào nhận thức của từng người.Nhưng,thật ngưỡng mộ tinh thần của họ,dũng cảm lắm chứ khi giám đương đầu với sự thật đầy gai góc. Roll Eyes
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #471 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 06:06:55 am »

Bác longtrec, linh moi chắc sẽ thích bài này  Smiley

   Cảm ơn bạn ! Bao giờ về phép phải lên đây thăm phát .
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #472 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:03:01 am »

Khánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc

(TNO) Hôm nay 27.7, tại bản Pa Pách (xã Bình Trung, H.Cao Lộc, Lạng Sơn), Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn tổ chức khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo bia chiến thắng Sư đoàn 337.

Nhà bia có diện tích trên 60 m2 nằm trong khuôn viên hơn 200 m2 với tổng giá trị gần 600 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Sư đoàn 337 và sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu I.

Công trình nhằm tri ân các liệt sĩ của Sư đoàn đã hi sinh trong chiến tranh Biên giới phía Bắc và thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ.

Theo đại tá Phạm Văn Trung, Đoàn trưởng Đoàn kinh tế Quốc phòng 337, công trình bia chiến thắng sẽ là địa chỉ hành hương truyền thống của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Đây cũng sẽ là nơi gìn giữ và giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam.

Tháng 2.1979, sau khi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Sư đoàn 337 được điều động từ Quân khu 4 hành quân thần tốc lên biên giới đánh địch. Sau một số lần điều chỉnh nhiệm vụ và vị trí đứng chân, sư đoàn 337 được giao trọng trách ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B. Ý đồ của địch là đánh vượt sông Kỳ Cùng, vu hồi về Sài Hồ và Đồng Mỏ để bao vây cô lập Lạng Sơn sau khi chiếm được.

Ở cánh quân hướng đường 1A ngày 4.3.1979 địch đã đánh chiếm được thị xã Lạng Sơn nhưng ở hướng đường 1B sau 12 ngày đêm (từ 28.2 - 11.3.1979) địch đã không thể vượt qua được cầu Khánh Khê khi vấp phải sự chiến đấu ngoan cường của những người lính 337 cùng quân dân huyện Văn Quan (Lạng Sơn).

Nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra với thương vong lớn cho cả hai bên nhưng các cuộc tấn công của địch nhằm vượt qua Khánh Khê đều bị ta đánh bật trở lại.

Sau 12 ngày đêm chiến đấu tại trận tuyến phòng ngự này ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên địch thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch.

Tổn thất của sư đoàn 337 cũng vô cùng to lớn, đã có hơn 700 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có nhiều người mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất biên cương phía Bắc.

Tháng 12.1994 Sư đoàn 337 được điều động trở lại Quân khu 4 làm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Năm 1999 Sư đoàn được chuyển thành Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 làm nhiệm vụ tại Quảng Trị.

Sư đoàn 337 sau này đã vinh dự được mang tên “Đoàn Khánh Khê”, cái tên gắn liền với những chiến công vang dội đã đi vào lịch sử.


Nhà bia được xây dựng gần khu vực cầu Khánh Khê, nơi gắn với những chiến công vang dội của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong



Tấm bia ghi lại một giai đoạn lịch sử không thể nào quên - Ảnh: Nguyên Phong


Bia chiến công hướng ra con sông Kỳ Cùng nơi 33 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt - Ảnh: Nguyên Phong


Đại tá Nguyễn Chấn - Chính ủy đầu tiên của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong


Lễ khánh thành nhà bia và tưởng niệm những liệt sĩ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Quân khu I, đại diện tỉnh Lạng Sơn và nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong


Đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 đọc bài văn tưởng niệm các liệt sĩ - Ảnh: Nguyên Phong


Thế hệ những chỉ huy đầu tiên của Sư đoàn thắp hương tưởng niệm - Ảnh: Nguyên Phong


Hàng trăm cựu chiến binh của Sư đoàn 337 cũng tề tựu về mảnh đất mà họ và đồng đội đã đổ bao xương máu để gìn giữ - Ảnh: Nguyên Phong


Tấm ảnh lưu niệm giữa các thế hệ của Sư đoàn - Ảnh: Nguyên Phong


Cầu Khánh Khê cũ không lâu nữa chỉ còn là kỷ niệm khi công trình thủy điện hoàn thành - Ảnh: Nguyên Phong

Tưởng niệm liệt sĩ ở Khánh Khê

Hỡi ôi
Đất nước ngàn năm gây dựng, công lao bao đấng tiền nhân
Biên cương muôn thuở vững bền, máu xương mấy tầng đất đỏ!
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Nước muốn trong, nguồn dâng lũ...

Nhớ mùa Xuân một ngàn chín trăm bảy chín:
Đất nước mới thoát họa chiến chinh
Giang sơn đang hồi sinh rạng rỡ
Rừng biên cương chưa kịp vào xuân
Lộc hạnh phúc chỉ vừa hé nụ...
Bọn phản động đê hèn tráo trở, bất luận nghĩa nhân
Lũ bất lương lộ rõ lòng tham, đâu cần quốc sỉ.

Vậy nên
Như hàng ngàn năm trước, giang sơn bỗng gặp bước nguy nan
Nghe trống trận rền vang, chim Lạc lại trùng trùng vượt lửa.

Sư đoàn 337 chúng ta
Rạo rực trong tim thắm đỏ, thiêng liêng dòng máu Lạc Long
Bừng bừng ngọn lửa ngoan cường, khí phách anh hào Nguyễn Huệ
Không thể để quân thù lấn chiếm giang sơn
Chẳng cho kẻ xâm lăng xéo giày mồ mả.
Diệu kỳ như binh pháp Hưng Đạo Vương thuở nào
Thần tốc như chiến dịch Hồ Chí Minh năm ấy
Giã biệt dòng Lam xanh - thành phố đỏ, quân ta cấp tốc hành quân lên Đồi Ngô, Lục Nam.
Đến tả ngạn sông Thương, điểm dừng chân, lệnh trên bất ngờ chuyển hướng về Văn Quan, Đồng Mỏ.

Đặt ba lô chưa kịp nghỉ chân
Đã bật dậy ầm ầm súng nổ
Tiếp ứng cho Trung đoàn 197 - Thái Nguyên tiêu diệt quân thù
Phòng ngự tuyến Tu Đồn - Điềm He - Khánh Khê, kiên cường chống giữ
Đánh trận đầu quyết thắng, chiến sĩ nhìn lên, lòng không thẹn với cờ
Đập tan lũ ngông cuồng, Sư đoàn báo công cùng liệt tông, liệt tổ

Ngày 26 tháng 2 Trung đoàn 4 nổ súng trận đầu, diệt quân địch, bắt sống tù binh, đất Nhạc Kỳ kiêu hãnh chiến công
Ngày 28 tháng 2, đoàn 52 phòng ngự kiên cường, pháo Thần Vũ đập nát kẻ thù, cầu Khánh Khê vững vàng đất mẹ...

Kẻ thù cậy quân đông, như biển kiến ngập tràn
Quân ta tựa lòng đất như Sơn tinh chặn lũ
Điềm He, Khuông Rì, điểm cao 559, đất sũng máu người
Khuông Luông, Chu Túc, điểm cao 649, cây rừng bốc lửa
Địch cậy lắm xe tăng, pháo binh, toan lấy thịt đè người
Ta dựa vào thế trận lòng dân, trí nhân thay cường bạo
Biết tiến, biết dừng, đập nát mưu toan hòng chia cắt quân ta
Truy kích, phản công, bẻ gãy mũi vu hồi của bầy xảo trá

Mười hai ngày đêm máu trộn đất rừng!
Một trận thư hùng, vang trời sấm nổ
Vạn tinh binh giặc cỏ, ngông cuồng như lũ trâu điên
Cánh cửa thép Lạng Sơn, thế trận hiên ngang thành lũy
Tổ quốc lại lần nữa ngân vang lời Đại cáo bình Ngô
Dân tộc thêm một kỳ hừng hực khí Lam Sơn tụ nghĩa.

Hỡi ôi!
Để giang sơn sạch quân xâm lược, bao chiến sĩ kiên trinh ngã xuống đất này
Cho biên cương yên ả thái bình, bao đứa con hiếu trung không được về với mẹ...
Sông Kỳ Cùng đâu thể phách, đâu máu đỏ dòng xanh
Rừng xứ Lạng đâu cốt nhục, đâu bụi mờ núi thẳm

Máu xương các anh không hề uổng, bia ghi công sẽ sáng chói từng dòng
Trận chiến ngày ấy không thể mờ, chuyện năm xưa đã tạc vào sách sử.
Tổ quốc sẽ khắc ghi:
Trần Minh Lệ dũng lược, ngoan cường; cùng Trung đội đập tan 18 đợt tiến công của địch, giữ chốt mấy ngày đêm
Lịch sử mãi lưu truyền:
Vi Văn Thắng táo bạo, kiên gan; hết đạn, vẫn dương lê lao lên tả đột, hữu xung, khiến quân thù khiếp sợ
Đất Hồng Phong đời đời ghi nhớ chiến công
Rừng Bình Trung mãi mãi tri ân Liệt sĩ

Đất nước thanh bình
Có người về được quê hương, lòng đất mẹ vỗ về ôm ấp
Có người yên giấc nghĩa trang, được Tổ quốc ghi công muôn thuở

Nhưng cũng còn:
Người ra đi không để lại hình hài
Mây gió hồng hoang, cỏ cây là bạn
Phiêu diêu hồn phách, sông suối là nhà

Anh em chúng tôi:
Nặng nghĩa tử sinh, sâu tình đồng đội
Chung tay, góp sức dựng nhà bia

Hôm nay
Chúng tôi, những đồng đội từng một thời nằm gai nếm mật với các anh
Chúng tôi, những chiến sĩ hôm nay tiếp nối ngọn lửa thiêng Sư đoàn 337
Chúng tôi, những cán bộ, công nhân Công ty thủy điện Thác Xăng
Cùng lãnh đạo, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Lạng Sơn, Cao Lộc, Văn Quan - "địa linh nhân kiệt"
Trước tấm bia công tích
Xin cúi lạy vong linh các liệt sĩ anh hùng
Lễ bạc, lòng thành
Mấy dòng tưởng niệm...
Uống nước nhớ nguồn, chốn dương trần đồng bào, đồng đội mãi tri ân
Tổ quốc ghi công, nơi chín suối liệt sĩ ngậm cười yên giấc ngủ
Cầu mong
Đất nước thái bình
Giang sơn vạn thuở
Biên cương thành lũy vững bền
Tổ quốc vẹn toàn lãnh thổ!
Kính cáo!

Đỗ Phấn Đấu
Tháng 7.2012
(Chân thành cám ơn nhà văn Xuân Đức đã dày công chỉnh sửa)

Link: http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/www.thanhnien.com.vn/Khanh-thanh-bia-chien-thang-mat-tran-bien-gioi-phia-Bac/8976364.epi
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #473 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 09:36:07 am »




Bổ xung ảnh cho bác chiangshan không có thì có người thắc mắc mất, vì bên này có người thắc mắc rồi: http://ttvnol.com/gdqp/p-22316634#post22316634



Bác thanhh63, trang trước bác chiangshan đưa tin ảnh rồi mà bác, nhưng bài trên Thanh Niên bị cắt văn tế rồi.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2012, 10:01:58 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #474 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 10:19:28 am »

Lo lắng của bác chiangshan có lẽ hơi quá rồi, bài báo vẫn còn.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #475 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 12:33:58 pm »

...
Bác thanhh63, trang trước bác chiangshan đưa tin ảnh rồi mà bác, nhưng bài trên Thanh Niên bị cắt văn tế rồi.

Vâng, cám ơn bác nhắc nhở  Grin, sáng nay tôi cũng nghía qua bài bác Chi rồi, thích lắm, nhưng khi dạo báo online mới thấy bài văn tế ... xúc động lắm, vội pót lên cho các bác cùng sống với 337 trong những ngày ấy. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi theo link của bác Chi thì không thấy bài văn tế, một thoáng buồn ... nhưng không sao vì anh em mình vẫn có bài văn mà, tôi cũng đã copy riêng để "đề phòng" thất truyền bài vă tế hào hùng, xúc động đến vậy.  Sad, định up bài văn tế thôi, nhưng nghĩ lại không thể tách rời bài văn khỏi bối cảnh nên up lại, có cái trùng, cái không, thôi thì tùy mod sử lý  Wink... đối với anh em tôi, những thằng cũng có dính đến biên giới phía Bắc chút chút, thế là mãn nguyện lắm rồi  Wink 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
small man
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #476 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 01:14:00 pm »

   Tôi là lính chống Mỹ không biết gì về CTBG nhưng đọc bài Văn tế cũng đã rơi nước mắt. Rất xúc động! Sư phó chính trị 337 viết hay nhỉ? Nếu được nghe giọng đọc chắc còn hay hơn nhiều!
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #477 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 02:07:33 pm »

Bài điếu văn chiêu hồn liệt sỹ sư đoàn 337 trong trận Khanh khê của thủ trưởng Chấn làm súc động bao con người. Bài điếu khiến tôi nhớ tới Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi năm nào. Tôi đã đọc nhiều lần bài điếu này, tôi rất xúc động.


Trích dẫn
Đặt ba lô chưa kịp nghỉ chân
Đã bật dậy ầm ầm súng nổ
Tiếp ứng cho Trung đoàn 197 - Thái Nguyên tiêu diệt quân thù
Phòng ngự tuyến Tu Đồn - Điềm He - Khánh Khê, kiên cường chống giữ
Đánh trận đầu quyết thắng, chiến sĩ nhìn lên, lòng không thẹn với cờ
Đập tan lũ ngông cuồng, Sư đoàn báo công cùng liệt tông, liệt tổ

Ngày 26 tháng 2 Trung đoàn 4 nổ súng trận đầu, diệt quân địch, bắt sống tù binh, đất Nhạc Kỳ kiêu hãnh chiến công
Ngày 28 tháng 2, đoàn 52 phòng ngự kiên cường, pháo Thần Vũ đập nát kẻ thù, cầu Khánh Khê vững vàng đất mẹ...


Tôi đặc biệt thích đoạn trên, trung đoàn của linhmoi và của tôi đều được xướng danh.
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #478 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 08:47:43 am »

Từ tấm bia đã tróc lở theo thời gian đến nhà bia mới xây dựng hiện nay có thể thấy ý thức trân trọng những giá trị của lịch sử ngày một được nâng cao .Nhà bia này khá giống với nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở ngã ba thanh thủy -Vị xuyên .Xin chúc mừng và xin được thắp một nén nhang cho vong linh các anh hùng liệt sỹ nơi đây .
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #479 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2012, 06:29:55 pm »

 Vậy là quê mình lại có thêm một di tích lich sử vinh danh những người lính của thế kỷ 20 , cám ơn sự quan tâm của nhà nước . Cầu mong linh hồn các anh yên nghỉ , cho dù dã tâm của bọn bành trướng vẫn luôn khiến cho dân tộc chúng ta phải cảnh giác . Nhưng khi dòng máu Lạc Hồng vẫn mãi chảy trong trái tim người Việt thì tổ quốc này dân tộc này sẽ mãi trường tồn cùng sông núi
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM