Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:38:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh Hùng (phần 6)  (Đọc 204035 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #70 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 09:33:54 pm »

  Núi An thô này nằm ở đông bắc Chông kal,tức là tây bắc Ăng-co,khoảng cách khá xa nên chúng chẳng liên quan gì đến nhau và khu đền cổ.
Tiểu đoàn 1 E88 sau khi làm quân quản thị xã tiến vào núi Hồng,mình còn nhớ chúng ta leo lên đỉnh núi từ phía nam núi Hồng,khi ấy tình hình không phức tạp,ta chia nhau đi xây dựng chính quyền thành lập các đội du kích,dân rất hăng hái giúp nên khui được rất nhiều kho vũ khí pốt cất giấu,sau đó ta phát triển xuống phía đông núi,ở khu vực này gồm:Svailo,tà xiêm,lâm túc..v.v..chưa có dấu chân bộ đội,chính tiểu đoàn 1 bao vây đánh vào Svailo và đứng chân ở đó một thời gian,địch chống cự yếu ớt rồi chạy ra rừng,đêm vẫn mò vào phum rải truyền đơn kêu gọi binh sỹ.....Lê Duẩn,trung đội trinh sát tổ chức phục kích xong không đạt kết quả,tiểu đoàn đứng chân ở đó để giữ lưng cho đơn vị đặc công 113 đang tác chiến ở phía bắc,mình còn nhớ có đơn vị vận tải của MT tải gạo cho đặc công đi qua ta,lúc này CPC chưa có tiền tệ nên gạo và vàng làm giao dịch,mấy ông vận tải cõng gạo đã bớt xén đổi ....ở Xiêm diệp,lúc vào trong này sợ thiếu nhiều nên nhặt đá trắng trộn cho đủ cân......sau này MT lập tòa án binh xử.......Còn riêng D1 đứng chân ở phum sát chân núi Hồng mặc dù có tổ chức cùng dân phát quang đắp đường trong phum nhưng bộ đội vẫn bị ve cắn ,sốt rét rất nhiều,quân số tác chiến chỉ còn hơn nửa,ngày thành lập quân đội (22/12)trung đoàn cấp thịt lợn tươi cho bộ đội liên hoan,mình còn nhớ anh Hợi quân nhu trung đoàn cò mở lợn bắt phèo,đánh tiết canh.Sau tiểu đoàn 1 được lệnh đi càn về Băng me lia,vòng ra Đầm đếch,lộ 6 bản đồ quân sự không có ta phải sài bằng bản đồ hành chính,nếu theo bản đồ mấy tay tìm ra khu đền cổ ở Băng me lia,thì D1 cúng đã từng đi qua chớ lão Tước B41,có lẽ lúc này lão đã rời bỏ đồng đội rồi vì đây là cuối năm 79.Ở Đầm đếch chờ xe,ta về thẳng Sầm rông ăn tết rồi chiến dịch bắc phum Kul......
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #71 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 11:40:40 pm »

 chúng được các "kiến trúc sư" Khmer cổ thiết kế liên kết với nhau bằng hệ thống đường xá, cầu cống, kênh đào, tháp canh v.v... rất quy mô vào thế kỷ 10 và thế kỷ 11. Hiện nay cư dân mạng cuả phương Tây còn đang đặt giả thuyết là khi xưa đã có một nền văn minh ngoài trái đất đến Kampuchia giúp vua Khmer xây dựng khu vực này, bởi vì với sức người hiện nay cũng không tài nào xây dựng được nhiều, nhanh, chạm trổ công phu và đá tảng đặt chồng xít xao tới 1 tờ giấy quyến cũng không đút vào lọt như vậy chỉ trong vòng mấy chục năm thôi! Ngay cả kỹ thuật xây dựng ngày nay cũng cần đến cả mấy trăm năm, vì chả tìm đâu ra ngần ấy thợ điêu khắc để đục đẽo khéo léo, bao nhiêu xe máy cần cẩu để di dời đá tảng trên vùng núi đồi trùng điệp, phải có những công trình sư giỏi với dàn máy tính loại siêu, tiền cuả bạc tỉ đô la và máy móc xe cộ cần cẩu thi công hạng nặng mới tính toán tổ chức thi công không bị chồng chéo nhanh, vuông vức, chính xác và đẹp như vậy!
 Từ lúc mình còn nhỏ xíu đã từng nghe Ông Bà kễ chuyện về đế thiên đế thích ( Ăng Kor wat và ăng kor Thom ) nầy rồi Các cụ kể rằng Đế Thiên Đế Thích nầy là do trời phật xây dựng nên trong một đêm mưa giông ào ạt . Sáng ra người dân ngạt nhiên nhìn thấy đền đài sừng sửng trước mặt , nơi đó còn có một giấu vết bàn chân rất to lớn của vị trời phật nào đó chưa lắp kịp , còn để lại trên ngọn núi .
   Khi có dịp hành quân đến đánh ở vùng Ang Kor . Mình cũng lấn cấn mãi câu chuyện cổ tích nầy cho nên mình cũng cố tâm tìm hiểu xem sự thật như thế nào . Cũng rất là may mắn trên bước đường chinh chiến đó mình lại được nhìn bằng mắt , sờ bằng tay và với thới gian 2 năm lúng sục , nên mình cũng tự giải đáp được rất nhiều câu hỏi cho mình từ thời bé thơ .
  Đầu tiên là mình nhìn thấy ngọn tháp bốn mặt khi còn khoảng cách 60km , nó sừng sửng vươn cao lên nền trời . Chúng tôi đóng quân bên ngoài đền Ăng k . Tại phum Cò Khuyên , trên đường ra sân bay SR .
 Lần đầu tiên khi vào đền . Mình thấy nó rất hoành tráng , từng tảng đá được đục đẻo va mài nhẳn ráp khít vào nhau , những hàng cột được làm rất tròn hình sâu chuổi , lần đầu tiên nhìn vào hàng cột , mình chắc chắn phải có máy tiện , mới tiện các cây cột tròn như vậy . Còn vật liệu làm đền thì được lấy từ đâu ? Vì gần đó khp6ng có ngọn núi đá nào cùng loại đá xây đền . Đền được xây bên trong bằng đá ong , bên ngoài được bao bọc bằng loại đá dùng làm đá mài dao ( chất liệu đá trên núi Hồng ) . Loại đá nầy mềm hơn các loại đá khác nê dể mài mòn , dể đục đẽo ( dể gia công ) hơn các loại đá khác .
   Còn vết bàn chân Phật . Đúng là trên ngọn núi Ba Khên ( một ngọn núi nhỏ , nằm giữahai đền ăng ko ) có một vết bàn chân trái rất to , nơi đây mình đã từng đặt cây đại liên M60 , mình và một em nữa nằm ngủ ở trong lòng bàn chân nầy . Nhờ nằm ngủ ở đây mà mình mới thấy rỏ từng vết đục đẽo vào đá để làm dấu vết bàn chân giả , để người Ăng Kor cổ tạo dựng nê truyền thuyết kỳ bí được lưu truyền cho đến vùng cuối đồng bằng sông Mê Kông quê mình .
   Sau nầy khi đánh lên núi Hồng mình lại gặp dấu vết bàn chân phải trên ngọn núi Hồng ( ở cái phum gần nơi có tượng ông phật nằm ) cũng do con người chạm ra hết . Như vậy sao khi xây dựng gần xong đền Ăng Ko để tạo ra tâm lý thần bí , các nhà xây dựng cổ đã cho khắc lại dấu vết giả tạo để chứng minh cho truyền thuyết thần bí của mình , tạo nên tâm lý thán phục trong xã hội thời đại đó .
  Đúng là thời đó người Khmer cổ  rất là thông minh sáng tạo , có một nền văn minh tuy không bằng bây giờ , nhưng họ đã làm được một việc vĩ đại . Nhìn hàng cột thẳng tắp ( tôi đã từng ngắm thử hàng cột , tất cã thẳng hàng như kẽ chỉ vậy ) . Những cây cột - kèo được liên kết chặt với nhau bằng phương pháo ghép mọng như cột gổ ( Việc nầy cũng bình thường không có gì là siêu nhiên cã ) . Hình chạm trổthì rất là tinh vi từng nét một . bao nhiêu bức tượng hình nhân binh sỹ ôm hai con rắn thần làm hai lang cang cổng vào , mỗi bức tượng hình người là một khuôn mặt khác nhau , chứng tỏ rất nhiều công phu , để điêu khắc . Đều do bàn tay người chạm khắc cã thôi .
  Nhưng những cây cột tròn bằng đá thì thời đó họ có máy tiện ở đâu mà tiện Nếu khắc bằng tay thì không thể nào tròn đều được . Đây có lẽ là vấn đề đau đầu mà cá chuyên gia ngày nay họ đang thắc mắt vì vậy dù họ là tiến sỹ là nhà khoa học phương tây họ cũng phải dựa vào câu trả lời là :" sảm phẩm của nền văn minh ngoài trái đất " . Lúc đầu tôi cũng cứ thắc mắt hoài về làm sao người Khmer cổ lại làm được những cây cột đá tròn xoe như vậy . Nhưng dần dần khi tôi nhìn thấy những người dân khmer chế tạo cái bành xe bò ( người nào cũng biết làm ) . Tôi mới nghĩ ra rằng : A ! Té ra là họ tiện các cây cột đá đền Ăng Ko bằng phương pháp nầy đây  .
   Người dân Khmer tuy không có máy tiện , nhưng họ làm bánh xe bò tròn vo . Đầu tiên họ lấy khuíc gổ , họ cưa bằng hai đầu , sau đ1o họ đục hai cái lỗ nhọn ( hình nón ) ở hai đầu khúc gổ , rồi họ cho hai cây sắt nhọn vào hai lổ đó giống như là chống tâm cuả máy tiện  . Như vậy khúc gổ có thể lăn tròn qua trục tâm là hai lõ chống tâm ở hai đầu . Sau đó họ cho hai thanh niên đứng lên và dùng chân lăn cho khúc gổ quay tròn ( thay cho măm cặp của máy tiện ) . Rồi người thợ tiện dùng dao sắc kê vào khúc gổ sau khi tỳ vào một thanh gổ cố định khác ( giống như là bàn dao di động của máy tiện . Cứ như thế mà khúc gổ tròn dần sản phẩm đâu thua gì máy tiện hiện đại . Từ đó tôi tự lý giải cho mình câu hỏi vì sao mà cột đá ở đền Ăng Ko lại tròn như vậy
  Khi chúng tôi đánh chiếm núi Hồng rồi , chúng tôi truy lùng tận phía nam núi Hồng , nơi đây nhìn thấy ngọn tháp 4 mặt ở đền Ăng Ko , chúng tôi gặp một khu khai thác đá để xây dựng đền Ă K , từ đây cách đền khoảng 60 km đường chim bay . So với thời đó phương tiện vận chuyển thô sơ mà lại quá xa . Đây cũng là một câu hỏi khá đau đầu , Tôi mới tìm hiểu qua các cụ già địa phương . Các cụ trả lời rằng thời đó  vua Ăng Ko rất hùng mạnh , Họ có rất nhiều tù binh , hầu hết những công việc xây dựng đẻo đá , chuyên chở đều do tù binh làm hết . Tuy nhiên thời đó họ cũng rất thông minh . Họ chuyên chở từng khối đá nặng bằng cách họ cho đốn những cây gổ cứng thẳng lót làm đường ray , sau đó dùng voi kéo từng khối đá .Với những khối đá để xây dựng để lót đường trong khu đền là to nhất kích thước khoảng 0,5x1,5x1 m3 là cùng qui ra khoảng 3 tấn là cùng . Với khối lượng nầy họ dùng voi kéo quá tốt . Khi chất cao lên họ dùng tởi là xong . Như vậy đền Ăng ko đều do bàn tay con người làm nên hết , không có một sức lực siêu nhiên nào , hay nền văn minh ngoài trái đất nào cã .
  
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #72 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 01:06:36 am »

  ******88
  Chuyện về Ăng kor thì quả là : kỳ bí , kỳ tài , kỳ công , kỳ lạ , kỳ quái và kỳ diệu ... lắm lắm .
 Tất cả đều là tuyệt tác , vĩ đại ngoài sức tưởng tượng .
 Nhưng điều làm tôi ngưỡng mộ , thán phục và tò mò tìm hiểu nhất lại chính là ở khả năng xử lý nền móng chống lún cho công trình kia .
  Với trọng lượng rất lớn  , trên 1 vùng đất yếu , lại luôn có nước bao quanh  . Qua cả ngàn năm tất cả vẫn không hề nghiêng lệch - luôn thẳng băng  " ngang - bằng , sổ - ngay " dẫu ta nhìn từ bất cứ góc độ nào . Lấy đâu ra búa máy , khoan nhồi , thủy lực , vi sai , ứng suất trước ... . Họ tính toán gia cố làm sao , thi công thế nào ... ?
   Các nhà chuyên môn còn phải bó tay kính nể , kể gì anh em CCB chúng mình !
Ấy vậy mà ... vẫn lụi tàn hoang hóa , lãng quên ... để mặc rừng già xâm lấn , mất đến cả vài trăm năm  ? !
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #73 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 04:27:43 am »


Clip sau đây có thể giải đáp tất cả những thắc mắc của Bác Svailo về Đền AngKor Wat: từ lịch sử hình thành đến cách xây dựng, ngay cả vì sao phải có những kênh đào chứa nước xung quanh....

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=IkyQO4axJxE" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=IkyQO4axJxE</a>
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #74 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 01:57:26 pm »


Tuanb nà!

Tuoc_b41 sẽ kể về một chuyến "Đông du" lộ 68 xem có phải là trận Phum An - Thô mà bạn đang nói đến?

Bọn C3 tụi này đang đóng quân phía Tây Chong Kal được khoảng 1 hay 2 ngày, trong B có hai anh vào Phum hướng Tây - Nam cách vài cây số để "Xôm muôn" (Xin gà). Họ đi chỉ hơn tiếng thì có lệnh hành quân khẩn cấp, anh Cúc B trưởng bảo tớ ra "kêu về", bắn 3 phát AK nhưng quá xa nên làm tiếp và tiếp cho đến khi nòng AK chỉ như đang chỉa thẳng.....

D1 cắt qua lộ 68 vào khoảng 3 giờ chiều, gặp một đám Thanh niên Xung Phong...như mèo gặp mở, mấy ông lính ta bu vào tán tỉnh....riêng tớ (cháu còn bé, ngây thơ...) nên theo mấy anh kia đi bắt cá ở hai cái hố nước. Cá nhiều vô kể, tớ thộp được 2 con cá lóc bông to hơn bắp chân nên đem về, không tham...

Lại tiếp tục hành quân, đêm ấy trời có trăng nhưng chưa phải là Rằm nên lúc tỏ lúc mờ, lại có lúc mây che và sương xuống...Bọn mình qua, nghe Ông Phương Khè giao cho Tuanb một mình trụ lại chờ đón C sau, đúng không Tuanb?

Chiến dịch lần này được phổ biến như sau: D1 phải hành quân cấp tốc vào vị trí X ( Vòng chận đường rút của Pốt), đương nhiên phải là một đoạn đường dài và thời gian có hạn nên phải hành quân bằng tốc độ!

2 D còn lại của E, 1 D sẽ là dự bị, hoặc D2 hay D3 (tôi không nhớ) sẽ theo hướng chính diện mà tấn công vào, nhưng chậm thôi để Pốt có thời gian mang vác cho nặng....

Vừa sáng sớm, bọn C3 đã vào vị trí, ngở là ngon lành nên mấy tay lính chủ quan đứng sau ụ mối tụ tập nói chuyện thì bọn Pốt đã "Lọt Rọ", vượt qua đội hình phục kích....Ui! Thằng Tường Râu quất M30 điên cuồng làm tớ bên cạnh muốn điếc cả tai...Một cái bẩy được cài cẩn thận nhưng chỉ vì một vài anh em chủ quan mà hiệu suất chiến đấu không cao!

Chuyện chưa hết, lúc tiến vào khu căn cứ của Pốt, có 1 tên Pốt bị thương nằm trong hốc cây, khi lính ta đến nó còn rút lựu đạn tự sát làm 1 hay 2 em mình bị thương...

Căn cứ này được xây dựng khá lâu, có nhà ở hẳn hoi, bước ra thì cá đầy dưới hồ....Phải không Tuanb?
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #75 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 03:14:15 pm »

 ******88
  Chuyện về Ăng kor thì quả là : kỳ bí , kỳ tài , kỳ công , kỳ lạ , kỳ quái và kỳ diệu ... lắm lắm .
 Tất cả đều là tuyệt tác , vĩ đại ngoài sức tưởng tượng .
 Nhưng điều làm tôi ngưỡng mộ , thán phục và tò mò tìm hiểu nhất lại chính là ở khả năng xử lý nền móng chống lún cho công trình kia .
  Với trọng lượng rất lớn  , trên 1 vùng đất yếu , lại luôn có nước bao quanh  . Qua cả ngàn năm tất cả vẫn không hề nghiêng lệch - luôn thẳng băng  " ngang - bằng , sổ - ngay " dẫu ta nhìn từ bất cứ góc độ nào . Lấy đâu ra búa máy , khoan nhồi , thủy lực , vi sai , ứng suất trước ... . Họ tính toán gia cố làm sao , thi công thế nào ... ?
   Các nhà chuyên môn còn phải bó tay kính nể , kể gì anh em CCB chúng mình !
Ấy vậy mà ... vẫn lụi tàn hoang hóa , lãng quên ... để mặc rừng già xâm lấn , mất đến cả vài trăm năm  ? !

@bác svailo, Hai Ruộng: Ngoài chuyện vĩ đại trong xây dựng & tính toán nền móng và thi công ra, yta262 còn phục sát đất tài điêu khắc đá của người Khmer. Các khối đá này nhất định là chồng lên nhau xong họ mới khởi công đục đẽo, điêu khắc hoa văn, chạm trổ. Chỉ cần 1 mũi đục sai hay nghễnh ngãng là phí cả công trình hàng chục khối đá nặng 3 - 5 tấn coi như hủy bỏ, phải dở ra làm lại hết. Điêu khắc khó lắm, đó là nghệ thuật 3 chiều, hội họa là nghệ thuật 2 chiều. Làm điêu khắc đã khó, điêu khắc trên đá còn khó hơn nữa. Mời các bác đến Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng mà xem, thợ khắc đá công phu lắm. Yta262 nhớ hồi đi học kiến trúc, toàn là con của họa sĩ, kiến trúc sư, toàn là các trưởng ban báo chí của trường hay họa sĩ chuyên và không chuyên, nhưng đụng tới món điêu khắc là chết lên chết xuống. Trên thế giới, theo yta262 biết thì không có nơi nào có dãy phù điêu bằng đá dài như trong đền Angkor, và không có tảng đá nào trong đền để không cả. Phục nhất là hàng ngàn tượng nữ thần apsara, đục đẽo như người thật rất sinh động. Thợ điêu khắc phải là thợ tuyển, tù binh thì bắt chuyển đá, dắt voi ... chứ không làm sao đảm nhiệm nổi công việc đầy nghệ thuật sáng tạo này? Mà đâu phải một đền các bác, cả trăm ngôi đền lớn nhỏ, các ngôi đền ở Angkor Thum, Bang Melia, Bantay Srei, Preah Vihear v.v... chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng cũng tương đương với Angkor Wat nữa. Quá sức tưởng tượng tại sao một dân tộc huy hoàng như vậy mà bây giờ lại điêu tàn chỉ còn 1 nhúm thế kia? Có một sai lầm gì đó lớn lao lắm nên xém chút nữa nếu không có bộ đội VN đến cứu thì cả dân tộc Khmer đã bị diệt chủng, cả dân tộc một thời vàng son sẽ biến mất vĩnh viễn trên trái đất này!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #76 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 03:51:58 pm »


trung đoàn 88 đánh chiếm bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia ngụy 30/4/1975
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2013, 03:57:11 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #77 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 04:51:52 pm »


trung đoàn 88 đánh chiếm bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia ngụy 30/4/1975

Trong WIKIPEDIA có nói e88 ở An Phú Nhà Bè mà bác ngầu ... Hình này chụp tại Bộ Tổng Tham Mưu (nay là bộ tư lệnh QK7) chứ không phải Tổng Nha Cảnh Sát (đây là tên gọi vào thời đó).

"Trong khi đó trung đoàn 24 cùng đặc công diệt đồn Bình Hưng Đông, chiếm giữ cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Trung đoàn 88 diệt chi khu Bà Hom, tiến công đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, khu Nhà Bè ..."
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #78 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 05:43:10 pm »

ông ong thế HUỆ ! nguyên chính ủy trung đoàn 88 anh hùng .
người ký quyết đinh phong trung đội trưởng cho phương khè năm 1971 .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 09:49:52 pm »

 Mình vừa mới xem xong clip của Lính 78-8-88 .. . Nhiều thắc mắc được giải đáp . Nó cũng na na như là chuyện kể của các cụ già khu vực Ăng Ko . Tuy nhiên thuyết phục hơn là có dàn dựng cảnh diển lại thực tế .
 Hầu hết về độ chịu lún của nền móng và cách xây dựng thì hợp lý . Nhưng lý giải vì sau người Khmer cổ lại đục đẻo được những cây cột đá tròn như là có máy tiện thì họ cũng chưa biết được . Dùng voi kéo đá và kê những khúc gổ làm con lăn thì đúng như các cụ già truyền tụng . Còn việc dùng bè chuyên chở thì đá thì không thuyết phục lắm . Vì con kênh để chuyên chở phải nằm từ nơi mỏ đá về đến đền Ăng ko . Con kênh nầy hình như không thấy dù cho là vết tích . Nếu họ chuyên chở đá theo con suối từ ngọn núi Hồng chảy về Siêm Riệp đi ngang qua gần đền Ăng Ko thì quá phi lý Vì sao ?
   Con suối nầy lớn nhưng bắt nguồn từ phía đông ngọn núi , nơi họ phát hiện ra thành phố cổ trên ngọn núi Hồng , Con suối nầy lại chảy vòng về phía bắc lại ghềnh thác liên tục qua gần Bành tê sray . mới đánh vòng về phía tây , sau đó mới chảy về phía nam và cắt ngang đường 68 ( đường từ Ăng Ko lên Bành tê srây ) tại đầu phum Kha Na . Rồi sau đó mới chảy cặp dọc theo phía tây đường 68 về ngang đền Ăng Ko khu vực cầu đá ( nơi cứ của E bộ E 747 đóng quân ) chổ đoạn nầy là gần đền Ăng ko nhất . Chúng tôi về học đối tượng Đảng ở đây năm 1980 suốt hơn hai tháng . Ban ngày lúc không học chúng tôi thường đi lùng sục dọc theo hai bên bờ suối để hái đậu đủa mọc trong rẩy hoang . Nhưng không thấy chổ nào có vẻ là dấu vết của bến bải để người xưa vận chuyển đá từ suối lên cã . Hơn njữa kênh đào xung quanh đền ăng ko wát hoàn toàn độc lập không có nơi nào thông qua suối Siêm Riệp hết . Còn mỏ đá , loại đá bùn thường dùng để làm đá mài dao , rất mềm và dể chạm khắc . Loại đá nầy cũng dùng để xây dựng đền Ăng Ko chỉ có ở nơi phía nam ngọn núi Hồng . Nơi đây còn lại vết tích khai thác , Nếu lấy đá từ đây mà đưa về đầu ngọn thác không phải dể dàng , trên ngọn núi cách khoảng 15km- 20 km đường chim bay ( chúng tôi hành quân từ chổ ngọn thác đến 12 giờ trưa mới đến nơi nầy , đường có nhiều đoạn men theo sườn đá , rồi còn lên dốc xuống dốc gập ghềnh ) . Ngoài mỏ đá nơi đó ra thì trên ngọn núi Hồng còn lại toàn là loại đá hoa cương bình thường rất cứng khó mà chạm trổ . Vì vậy Tôi vẫn có khuynh hướng tin vào lời giải thích của các cụ già ăng ko hơn . Tức là người xưa dùng voi kéo đá theo đường bộ trên rừng từ mỏ đá phía nam núi Hồng xuyên rừng thẳng về đền Ăng Ko đi qua cây cầu đá gần đền lúc vượt qua con suối Siêm Riệp , con suối nầy dù cho mùa mưa mặt nước vẫn sâu hơn mặt đất khu đền 5mét đến 6 mét , cứ nhìn cây cầu đá là biết . Như vậy thuyết dùng bè để chuyên chở đá có lẻ các nhà khảo cổ phương Tây suy ra từ công việc xây dựng Kim Tự Tháp gần sông Nin , con sông phẳng lặng êm đềm .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM