Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:34:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh Hùng (phần 6)  (Đọc 205010 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #60 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:23:53 am »


Lâu lâu mới thấy bác Tước 88 có bài viết hay . làm tới đi bác .

Tuoc_b41 xin cảm ơn lời động viên của bạn chiensivodanh, lòng cũng thấy ...vui vui, vốn Napoleon Bonapac có giải thích vì sao phải tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh vốn là Huân chương cao quý nhất của Pháp:"Con người ta sinh ra vốn cũng tầm thường....', các Bác có thể tra tìm hiểu thêm về lịch sử của Huân chương này....

Phải nói thật là lính 88 LÀM NHIỀU, NÓI ÍT nên đôi khi cũng thiệt thòi....nhưng không sao, chúng tôi chinh chiến không vì cấp bực, chức vụ...tất cả không màng...ai dũng cảm, gương mẫu thì được đề bạt nhanh, phải nói là rất nhanh vì cấp trên nhận ra ngay! Lính chúng tôi được thăng cấp nhanh lắm, chỉ sau vài trận "nên thân" thì hầu như trong một Trung đội thì cái thằng lính thấp nhất cũng là Hạ sĩ, nhưng chỉ 1 hoặc 2 tháng sau lên Trung sĩ...thế là ông B trưởng là Thượng sĩ già, lính lác cho đến cấp A trưởng, A phó đều là Trung sĩ... Grin Grin ; và đó là lý do mà họ CỨNG CỰA!
Logged
gnguyen1001
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #61 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:53:37 am »

Tôi cũng rất ngạc nhiên vì thông tin này, chắc chắn quân ta đã phải tới đây rồi, chỉ có điều thời điểm đó, lo đánh giặc, giữa cái sống, cái chết thường xuyên, túc trực nên cũng chẳng có ai quá chú ý hay quan tâm về văn hóa khơ me hoặc nhầm tưởng nó cũng là các đền như ở angco thom thôi
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 03:44:37 pm »

Tuanb cho biết Núi An - Thô thuộc khu vực nào? Sàm rong hay Kong pong Thom? Rất có thể tôi nhớ ra vì tôi về MT 479 vào tận cuối 1979.

Bộ binh bọn này tuy được cấp trên phổ biến cặn kẻ chi tiết từng đợt chiến dịch nhưng nhiều quá nên không cần nhớ làm gì cho mệt, chỉ cần nhớ là mình còn mấy quả B41 sau lưng là đủ.
....................
Mới tuần rồi, một tay tiến sĩ của trường Đại học Sydney, Úc (Tiến sĩ thực thụ, không phải loại  XÔI - THỊT, VINH THÂN - PHÌ GIA,  GIÁ ÁO - TÚI CƠM,...) đã cùng đoàn đi trực thăng, dùng tia Laser chiếu và phát hiện ra một ngôi đền cổ mà theo đánh giá đã có trước Đền Angkor Watt khoảng 350 năm.

Tuoc_b41 có ngạc nhiên là đền này nằm khu Đông - Bắc Đền Angkor Watt, vậy tại sao các đơn vị trinh sát của chúng ta không phát hiện ra dù lúc ấy là vùng "mất an ninh"?

Đây là clip:
 <a href="http://www.youtube.com/watch?v=Gk-q7dRpD_g" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=Gk-q7dRpD_g</a>

Xin lỗi, lúc ấy Tuanb chưa...QQQ Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes mà!

Đo theo đường chim bay núi An Thô ở phía Đông Nam Sàm Rông cách Sàm Rông 30 cây số, cách Chông Kal về phía Đông Bắc 25 cây số các bác e88. Đây là cách gọi vùng núi này khi xưa, trong cuốn lịch sử F302 cũng có nhắc tới núi An Thô, các bác xem bản đồ năm 1962 để xác định vùng núi này. Sau này, f302 đã mở một con đường phía Bắc Chông Kal chạy dọc theo sông Sreng đi qua vùng núi An Thô rồi lên Tà Điêu và tiếp tế cho e201 ở AnLong Veng. Đây là huyết lộ của f302 đưa quân lên đánh Ban Tatum và Ban Tapeng.

Ngôi đền cổ không phải chỉ 1 đền mới khám phá ra, dùng kỹ thuât viễn thám Ladar các nhà khảo cổ học Úc còn tìm ra cả 1 thành phố cổ ở trên Núi Hồng, xây dựng vào những năm 900 - 1000. Đây là cái nôi của nền văn minh Khmer rực rỡ, và trong các chữ khắc trên đền Angkor Watt có nhắc đến đế vương Jayavarman II (là một trong những vị vua giỏi nhất của vương triều Khmer) xây thủ đô trên núi. Khi xưa cả đỉnh Núi Hồng là toàn đền đài thành quách đường đi lối lại rất kỳ vỹ và văn minh. Có thể nói từ Angkor Watt tới Núi Hồng, qua Svailơ và BangMelia là cả một dãy đô thị bao gồm các thị trấn hành tinh bao bọc xung quanh Núi Hồng, hình thành thế phòng thủ rất lợi hại trong lãnh vực quân sự!

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2013, 03:50:17 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #63 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:11:38 pm »

  y tá 262 đã khỏi bệnh chưa ? bạn đã giúp mình nhớ  vùng núi An thô này đúng là khoảng giữa năm 79 sau đợt khát nước thì phải,tiểu đoàn mình đi truy quét pốt ở đây,trinh sát bọn mình cắt đường dắt bộ binh từ Chông kal đi theo hướng đông bắc,vượt qua sông ở phía đông Chông kal rồi qua bao cánh rừng già,dân cư trên đường đi rất thưa chủ yếu là một vài cái nhà sàn lụp sụp nằm trơ chọi giữa rừng xanh,rồi gặp con đường bò nhỏ trùng góc phương vị với hướng hành quân nên cả tiểu đoàn bám theo thì đụng phải mấy chòi cạnh cánh đồng,anh Phương cho dùng ăn cơm trưa,mấy chòi này nhìn hoang hóa chắc thỉnh thoảng mới có người đi qua,trung đội trinh sát được phân công nghỉ ở chòi cạnh cái ruộng,chúng tôi tổ chức nấu ăn,mình trèo lên sàn nhà quan sát sang bên kia cánh đồng,mình cảm thấy có người ở bên đó nên báo cáo tiểu đoàn,anh Phương khè lệnh cho hai đại đội cấp tốc vận động từ hai phía sang bao vây bên đó,đòng thời cho đại đội hỏa lực dóng cối 82 chi viện,họ báo về rất nhiều dấu chân đất và giầy ở mép ruộng bên đó,dấu vết mới toanh,thế là cả tiểu đoàn lại lên hành quân truy đuổi......Mình chắc lúc đó lão Tước vẫn còn ở 88 và có tham gia chiến dịch này,sau này khi tiểu đoàn đóng ở Chông kal vẫn luôn cử các trung đội hoặc đại đội đi vào lùng sục tận đây,có lần mình dắt một đại đội bộ binh vào thì đụng phải voi rừng,voi chưa thấy nhưng các đống phân voi to và mới,trong đống phân voi có rất nhiều sinh vật sống ký sinh mà voi ăn lá cây  nên toàn màu xanh,đường voi đi cây cối đổ rạp,vào sát chân núi thì đụng toàn rừng le (những cây như cây tre nhỏ),tối bọn mình phải rút lên núi sợ đêm voi đi thì không chạy kịp......khu vực này rất nhiều bình độ,cao điểm,trinh sát không tinh thì rất dễ dắt bộ binh đi lạc.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:18:39 pm gửi bởi tuanb » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #64 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:25:55 pm »

 Mấy hôm rồi mình cũng đọc được trên YAHOO nguồn tin Kampuchia dùng tia la-de tìm ra được thành phố cổ ở khu rừng phía bắc Ang kor . Mình cố gắng lục lại ký ức . Từ đền ăng kor dọc theo con suối chảy từ ngọn núi Hồng về đến Siêm Riệp ,mình đi càng nát nước không thấy một cái thành phố cổ nào , ở vùng nầy cũng không có rừng già rộng lớn mà chỉ là rừng xen kẻ với trảng trống , hoặc ruộng lúa . Chỉ có trên núi Hồng là có gặp khu dưới suối nước trong khe có những bức phù điêu chạm bằng đá , rất nhiều ở dưới lòng suối , tại khu vực gần thác nước , đứng nơi đó còn nghe tiếng thác nước đổ ầm ầm . Ở phía nam núi Hồng thì có khu vực nơi khai thác đá thời xây dựng đền Ăng kor , nơi đó còn bỏ lại ngổn ngang những tảng đá đẻo thành khối chữ nhật , có những khối đá đã khắc xong tượng , vẫn còn bỏ ngổn ngang trong rừng , trên sườn nam núi Hồng . Còn những cái tháp cổ ( pa - sách ) thì nhiều nằm rãi rác khằp rừng , cho tới tận những khu rừng dọc theo con sông Sen ( phía bắc thị xã Kam pong Thom ) thỉnh thoảng cũng gặp .
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:33:18 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #65 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:16:47 pm »

  Những di tích tàn tích đền tháp nhỏ ( pra_sat ) từ thời Vuơng quốc Ăngkor ở phía bắc tỉnh Siem reap  , nằm đơn lẻ , hoặc thành cụm vài ba chiếc  cao 5-10-15 mét  , như trong Clip của TuocB41 đã đưa  thì nhiều đó các bạn à . Hỏi dân bản địa chắc họ biết hết , có chỉ hay không thôi . Cái tháp mà anh chàng người Úc " mới tìm thấy " xem ra cũng không có vẻ hẻo lánh vùng sâu vùng xa lắm đâu .
 Tín ngưỡng linh thiêng huyền bí ngàn đời lưu truyền lại , họ không muốn cho người lạ nhòm ngó di ấn tổ tiên - ót_cher !
 Nhưng khi nghe lính ta mô tả đúng thì họ sẽ " đâng hời " ngay .
   Boòng SON ở phum Sara Sroong ( hồ đá cổ SARA SRANG - đông Ăngkor Thum 4km ) trước là chuyên viên Bảo tồn bảo tàng Ăngkor ( thời Xihanuck ) có nói rằng : Khoảng > 1000 di tích vậy .
( mình đã từng kể chuyện này năm 2009 )

   Thời đó E88 càn khu vực Ăngkor - núi Hồng này nhiều đợt trong suốt 4-5 năm trấn ải , anh em luôn bất ngờ gặp đền ở trong rừng xanh , rừng dầu , trảng trống ... dưới chân núi ,và trên núi ... còn nguyên vẹn hoặc đổ nát ...
Nhưng nào có ai biết nó đã bao nhiêu năm tuổi . Cứ gọi là " đền thời Ăngkor " tuốt .
  Đặc biệt : Tìm gần quanh đó thế nào cũng có nước - là hồ hoặc suối hoặc là 1 mạch nước đùn lên từ lòng đất . Đấy mới là cái " lính rừng 88 " quan tâm , lưu truyền cho nhau phòng ... chết khát !
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:23:52 pm gửi bởi svailo » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #66 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:23:38 pm »

Tuoc_b41 có ngạc nhiên là đền này nằm khu Đông - Bắc Đền Angkor Watt, vậy tại sao các đơn vị trinh sát của chúng ta không phát hiện ra dù lúc ấy là vùng "mất an ninh"?
 Mình mới xem kỹ lại clip trên . Đúng là nơi D7 mình đã từng dừng quân vào buổi trưa trong chiến dịch đánh lên núi Hồng vào đầu mùa mưa năm 1981 ( đêm đầu tiên khi D7 vừa leo lên được trên ngọn núi là trời vừa sụp tối không kịp căng tăng , đêm đó trời đổ đám mưa đầu tiên làm chúng tôi ướt sủng , sáng hôm sau chúng tôi hành quân ra lúng sục vùng thác nước , đi lên phía thượng nguồn trên thác thì phát hiện ra khu nầy , dân K trên núi Hồng họ cũng đều biết khu nầy .
 Như vậy : khi phương Tây họ cho rằng khám phá ra được khu thành phố cổ bằng tia la de là hơi cường điệu . Đúng ra là họ chỉ làm cho hình ảnh của dấu tích thành phố cổ nầy hiện ra rỏ ràng nhờ kỹ thuật la - de thôi .
 Lần đầu khi hành quân đến đây chúng tôi cũng cảm thấy lân lân trong người trước cảnh nền đá khu đền cũ còn lại trơ trong cánh rừng già trên ngọn núi hai bên bờ suối và ngay cã một đoạn dưới lòng suối cũng được lát những phiến đá có chạm trổ khi thì lỗ hình tròn , khi thì hình vuông lát kính dưới đáy suối nước trong khe nhìn tận đáy  . Nhưng lúc đó chúng tôi đang làm nhiệm vụ đánh giặc , chỉ cần sơ hở là mất mạng , nên không ai nghỉ đến việc khám phá làm gì .
   Nếu lấy đền Ăng - kor Thom làm trung tâm thì dấu vết để lại làm hai cánh cung phòng thủ như hai cánh tay , hướng địch là phía Thái Lan ( Xiêm ) . Vì vậy bắt đầu từ cửa tây đền Angko Thom theo bờ hồ nước Ba rai , hiện nay là phum Cô Bên - Cô Thnót ... về phía tây cho đến biên giới Thái theo dân họ nói trước kia vừa là con đường thông thương , vừa là cánh cung phòng thủ vì vậy cứ cách khoảng vài ba cây số là có một cái đồn phòng thủ được xây hình vuông bằng đá , xung quanh có đáo hào sâu dân K gọi là Pa - sách  . như là phum pa sách cha , nơi đó cũng có một cái đền cổ ,C mình đã đánh nhau tại tháp nầy hai trận , trước khi lên núi Hồng .
  Còn ở cửa phía bắc đền Ăng kor cũng vậy , dọc theo con suối bắt nguồn từ thác nước trên ngọn núi Hồng dẩn nước đổ về hồ Ba Rai và một nhánh đổ về Thành phố Siêm Riệp  cũng được xây dựng hệ thống đồn phòng thủ ( pa sách ) từ cửa bắc cho đến Bành Tia Srây . Những nơi nầy thì D7 E 747 F317 đã từng quần đi quần lại suốt hơn hai năm trời .  Những pa sách nào mà may mắn ở trong phum thì nơi đó còn có dân họ thờ cúng dọn dẹp , còn những cái tháp nằm trơ trong chòm cây có khi không có lối vào . Có khi chúng tôi cũng chui vào lùng sục , như cái tháp ở phum Bà Đrạ , vì có lần B tôi rượt ba thằng nó chạy đến khu đó thì mất dạng .
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2013, 11:35:39 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #67 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 12:23:14 am »

...
 Như vậy : khi phương Tây họ cho rằng khám phá ra được khu thành phố cổ bằng tia la de là hơi cường điệu . Đúng ra là họ chỉ làm cho hình ảnh của dấu tích thành phố cổ nầy hiện ra rỏ ràng nhờ kỹ thuật la - de thôi .
 Lần đầu khi hành quân đến đây chúng tôi cũng cảm thấy lân lân trong người trước cảnh nền đá khu đền cũ còn lại trơ trong cánh rừng già trên ngọn núi hai bên bờ suối và ngay cã một đoạn dưới lòng suối cũng được lát những phiến đá có chạm trổ khi thì lỗ hình tròn , khi thì hình vuông lát kính dưới đáy suối nước trong khe nhìn tận đáy  . Nhưng lúc đó chúng tôi đang làm nhiệm vụ đánh giặc , chỉ cần sơ hở là mất mạng , nên không ai nghỉ đến việc khám phá làm gì .
...
Tay khảo cổ học Úc đâu có nói họ mới khám phá ra khu phố cổ bác Hai Ruộng, họ nói là nhờ ứng dụng kỹ thuật mới Ladar bắn bằng tia la-de mới thấy hết quy mô cuả khu phố cổ, còn dân K và bộ đội mình biết đó là những đền đài từng cái riêng lẻ trong rừng, thật ra chúng được các "kiến trúc sư" Khmer cổ thiết kế liên kết với nhau bằng hệ thống đường xá, cầu cống, kênh đào, tháp canh v.v... rất quy mô vào thế kỷ 10 và thế kỷ 11. Hiện nay cư dân mạng cuả phương Tây còn đang đặt giả thuyết là khi xưa đã có một nền văn minh ngoài trái đất đến Kampuchia giúp vua Khmer xây dựng khu vực này, bởi vì với sức người hiện nay cũng không tài nào xây dựng được nhiều, nhanh, chạm trổ công phu và đá tảng đặt chồng xít xao tới 1 tờ giấy quyến cũng không đút vào lọt như vậy chỉ trong vòng mấy chục năm thôi! Ngay cả kỹ thuật xây dựng ngày nay cũng cần đến cả mấy trăm năm, vì chả tìm đâu ra ngần ấy thợ điêu khắc để đục đẽo khéo léo, bao nhiêu xe máy cần cẩu để di dời đá tảng trên vùng núi đồi trùng điệp, phải có những công trình sư giỏi với dàn máy tính loại siêu, tiền cuả bạc tỉ đô la và máy móc xe cộ cần cẩu thi công hạng nặng mới tính toán tổ chức thi công không bị chồng chéo nhanh, vuông vức, chính xác và đẹp như vậy!

Nhờ rừng bao bọc khu vực này cho nên đền đài ở khu vực Núi Hồng chưa bị bọn trộm đạo đồ cổ đụng đến, hì hì, nói chơi cho vui: hồi đó nhờ lính Pốt và lính f317, f302 và đoàn 7705 mình bảo vệ khu đồ cổ này bằng hệ thống mìn bẫy cho nên khu vực Núi Hồng được bảo tồn bảo tàng không ai dám đến đây lục lọi đồ cổ  Cheesy!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2013, 12:36:17 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #68 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 09:27:38 am »


Tuoc_b41 chỉ muốn "đùa dai" tí với cọp mắc bẩy là Tuanb thôi chứ thực ra vùng Đông - Bắc Angkor không thuộc về khu vực trách nhiệm của 88. Vào khoảng gần cuối 1979, E 88 có một chuyến càn xuất phát từ khu Sàm rong bám sát biên giới Thái lên Núi Hồng rồi từ hướng Bắc của Angkor chờ xe chở về lại Sàm rong. Thật sự vùng này có thể thuộc về đơn vị khác như Bác Hai Ruộng nói.

Bác Svailo nhận xét rất tuyệt: người dân địa phương biết cả, ngay trong clip có người dân K làm hướng dẩn viên đã bị cụt mất một chân (ý hài của yta262 cũng đúng nốt!), đó là lý do khu vực này không bị những kẻ tham lam dòm ngó, khác với VN xa lắm...
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #69 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 10:14:45 am »


Tuoc_b41 chỉ muốn "đùa dai" tí với cọp mắc bẩy là Tuanb thôi chứ thực ra vùng Đông - Bắc Angkor không thuộc về khu vực trách nhiệm của 88. Vào khoảng gần cuối 1979, E 88 có một chuyến càn xuất phát từ khu Sàm rong bám sát biên giới Thái lên Núi Hồng rồi từ hướng Bắc của Angkor chờ xe chở về lại Sàm rong. Thật sự vùng này có thể thuộc về đơn vị khác như Bác Hai Ruộng nói.

Bác Svailo nhận xét rất tuyệt: người dân địa phương biết cả, ngay trong clip có người dân K làm hướng dẩn viên đã bị cụt mất một chân (ý hài của yta262 cũng đúng nốt!), đó là lý do khu vực này không bị những kẻ tham lam dòm ngó, khác với VN xa lắm...

Tôi thì lại nghĩ : với thông tin về vùng núi An thô cổ này có quan hệ với khu vực núi Hồng đc cho là nằm trong khu vực, thành phố cổ lâu đời của CPC nên pôt cũng quyết tâm nắm giữ nên anh em E88 F302 mới phải vất vả đổ nhiều xương máu ở khu vực chiến sự này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM