Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:37:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh Hùng (phần 6)  (Đọc 204021 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #460 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 09:54:12 am »


            Chiến dịch giải phóng(từ 1-7/1/1979 Nhật ký 7 ngày)  
Ngày 3/1:

Sáng dậy người đau ê ẩm do trận đá bóng chiều qua.Tiểu đội trưởng Toán người vĩnh phú lính 74 giao tôi và Hường(lính 78 quê Nam anh,Nam đàn NA)xuống quản lý nhận LTTP cho tiểu đội.Xong việc trở về thì đã thấy anh em đang chờ mình về để kịp lên đường.Tôi cũng xin nói thêm là mỗi lần đi công tác(bám địch)chúng tôi chỉ mang tư trang gọn nhẹ nhất,thường là chỉ thêm một bộ đồ và tăng võng,còn lại thứ khác như sổ tay,thư từ sách vở…gửi lại cho bạn bè,đồng hương hoặc trung đội trưởng.Và cứ gửi chuyền nhau nếu người sau tiếp tục đi công tác nên nhiều khi về đ/v tìm ba lô của mình mãi mới được nhưng chưa bao giờ bị mất. Trong đại đội cũng có mấy người ấp ủ ước mơ như tôi vào lính rồi mà vẫn mang theo sách để học,hòng nuôi chí vào giảng đường ĐH khi hết nghĩa vụ nên khi gửi ba lô hay hành quân bộ nặng nề thêm.
    Chúng tôi hành quân theo dọc đường 7.Đến gần cầu sắt chúng tôi thấy ở đây mật   độ bộ binh và xe pháo ta tản hai bên đường khá dày có cả xe tăng nữa, có lẽ do bị dồn toa vì phía trước địch chặn đánh mạnh liệt.Tiếng súng bộ binh nổ râm ran mọi hướng,pháo binh địch bắn dọc theo đường 7 càng gần bến phà càng dày đặc.Nhiệm vụ chúng tôi là phải có mặt sớm nhất sau khi ta làm chủ bờ đông phà congphongcham,việc máy bộ đàm 2w của toán ts sư đoàn làm việc liên tục với ban trinh sát trên đường đi chứng tỏ tính chất quan trọng của nhiệm vụ tiểu đội chúng tôi.vì vậy dù pháo binh địch bắn dọc theo trục đường nhưng chúng tôi vẫn phải hành quân tiếp cận tiểu đoàn 7 trung đoàn64 đang quần địch tại bến phà.Qua cầu khmung chiếc cầu sắt dài khoảng 50m chúng tôi ai cũng phải nhìn lại bởi chiếc cầu này là mục tiêu chiếm giữ của đại đội cảm tử nhưng vì nhiều lý do khách quan đại đội đã không có mặt theo đúng thời gian hiệp đồng.Từ đây địch bắn pháo nhiều quá nhưng chúng tôi vẫn phải đi theo trục đường bởi đây là con đường duy nhất đến bến phà mà hai bên đường thì toàn rừng tre dày đặc.
Khoảng 1-2 giờ chiều ta làm chủ bến phà.Tiếng súng bộ binh vẫn râm ran,pháo binh địch bắn liên tục vào bến phà khói lửa nghi ngút nhưng chúng tôi đã có mặt và chuyển những bức điện đầu tiên tình hình địch về sư đoàn.Chúng tôi lựa chọn nơi đặt đài là một kho thóc lớn đang cháy bên trái bến phà  bởi có các ô cửa sổ thoát gió trên cao nhìn sang bờ đối rất rõ.Đây là trọng điểm bắn phá của pháo binh địch nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác bởi quan sát bờ bên kia thì chỉ có nơi này là thuận lợi hơn cả .Chúng tôi phải báo cáo hằng giờ tình hình bố phòng các trận địa hỏa lực và di chuyển của địch cả trên bờ và dưới bến.Do sông mê công đoạn này rộng hơn 1km nên thấy đối phương đó nhưng chẳng làm gì được nhau.Ca nô đich vẫn có thể chạy đi lại bờ bên kia.Các ổ hỏa lực của địch bố phòng dày đặc trên bờ cao còn mép bờ bến phà,bộ binh địch đi lại mang vác vận chuyển ,củng cố công sự nhộn nhịp.Gần tối chúng tôi thấy chỉ huy sư đoàn và quân đoàn(thủ trưởng Nguyễn quốc Thước thì phải) xuống bến và gé vào đài chúng tôi dùng ống nhòm nhìn sang bờ tây có ai đó nói “địch nhiều quá”.  
Suốt đêm 3/1 tại bến phà trong đêm tối các binh chủng nhất là công binh chuẩn bị bến vượt, bộ đội ta làm việc cả đêm tập kết vật liệu, PTKT vượt sông nhưng chỉ sát bờ chưa được lệnh hạ thủy.Cũng trong đêm đó chúng tôi có thêm một đồng ngiệp khác binh chủng đến trọ chung trong kho thóc đó là tổ trinh sát pháo binh của sư đoàn.
(tiếp theo: nhật ký 4/1/79).


                Chào các bác!

               Tranphu341 rất cảm ơn các bác  Trung đoàn 88 đã trả lời cho Tranphu341. Nhưng Tranphu341 đoạc đoạn bài viết về 7 ngày của Đức Cường thì như vậy các bác đã vượt sông từ ngày 3.1/79 rrooif cơ mà. Vậy mong các bác giải thích hộ. Rất trân trọng và cảm ơn các bác đã có những trao đổi để anh em mình được hiểu rõ hơn. Kính
Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #461 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 10:51:06 am »

Chào các Ccb K
 Tôi đọc Hồi ký của anh Bùi  Thanh Sơn là E trưởng E66 khi đó (hiện là Thiếu tưởng) đã viết về trận đánh tao ngộ thu 23 xe của Pốt như tôi đã tóm lược ở trên : Đánh đoàn xe vận tải đi NGƯỢC CHIỀU chứ không phải Đoàn xe chở quân rút chạy CÙNG CHIỀU quân TA như trích dẫn ở trên . Hai tình thế chiến sự khác xa nhau hoàn toàn  .
  23 xe chở đầy quân  Pốt dẫu có thua , thì E66 cũng phải đi ít nhất 10 xe , đâu còn SỨC mà lên Seam reap
 Họ cũng chỉ có 36 xe mà thôi !

Cái này, Tuoc_b41 thật tình xin lỗi Bác Svailo là không có ý đó, mục đích khi trích nguồn tham khảo từ "wikipedia.org" là: trong trận tao ngộ chiến này giữa QD 3 và Pốt, E 88 không tham gia, chúng tôi không dám nhận công như Bác Hai Ruộng viết:

....Vì lúc các anh đánh qua quá mạnh , quá bạo gan nên bọn Pốt đa số phải rút vào rừng ẩn nấp , không dám đương đầu . Sau nầy khi làm nhiệm vụ truy quét tiểu đoàn chúng tôi từng đánh nở hoa trong lòng địch , chui vào giữa nơi đóng quân của một sư đoàn Pốt mà đánh ra . Chúng tôi cũng rất hãnh diện....
...............
"wikipedia.org" là một tổ chức phi lợi nhuận, mọi người đều có quyền tham gia đóng góp (cũng phải tuân theo những quy định do họ đề ra), cho nên, ở khoản này, sau khi chúng ta khảo cứu chính xác vẫn có quyền chỉnh sửa trong trang này.
.........................
Với thời đại truyền thông, technology,...như hiện nay thì mọi việc đều có thể, cho nên khi tôi đề nghị Bác Svailo nhân dịp này ra 1 quyển sách thì các CCB chưa có điều kiện tiếp xúc với Internet vẫn có thể phản hồi và chúng ta có thể chỉnh sửa như thời gian, số liệu...cho những lần xuất bản sau đó!

Trân trọng!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #462 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 10:53:05 am »

Chào bác tranphu :
 Ngày 1,2 ta và địch vẫn còn quần nhau ở bờ đông chưa làm chủ hoàn toàn. Sang ngày mồng 3 thì toàn bộ bờ sông bên này thuộc về ta. Ngày 4,5 ta nhiều lần bí mật vượt để sang bằng thuyền cao su nhưng đều bị địch phát hiện và thiệt hại phải quay lại. Sáng ngày 6/1 diễn ra trận đánh vượt sông bằng sức mạnh như duccuong và svailo đã viết.

Hiện nay hongc9d3@ đang trên đường trở lại chiến trường xưa . Đang chuẩn bị qua cửa khẩu Xa mát vừa ĐT cho duccuong. Tới đây sẽ có những bức ảnh chụp những địa danh những trận đánh nổi tiếng trên đường 7. Đó là Ngã ba krenh, Ph. sâm, bình độ 50, Suông, chúp, cầu Kh mung. Bến phà bờ đông, Kho thóc. Bến phà bờ tây, TP cong pong cham, ngã ba Sê cun, bến phà preechs đam...
Thân ái.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2014, 11:04:08 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #463 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 11:51:08 am »

 

                Chào các bác!

               Tranphu341 rất cảm ơn các bác  Trung đoàn 88 đã trả lời cho Tranphu341. Nhưng Tranphu341 đoạc đoạn bài viết về 7 ngày của Đức Cường thì như vậy các bác đã vượt sông từ ngày 3.1/79 rrooif cơ mà. Vậy mong các bác giải thích hộ. Rất trân trọng và cảm ơn các bác đã có những trao đổi để anh em mình được hiểu rõ hơn. Kính
[/quote]












  Chào tranphu341,bác chưa đọc kỹ hoặc chưa rõ,Đức Cường bên QĐ3,đúng là họ đã đến bờ sông sớm,theo lệnh trên trinh sát các đơn vị đã tổ chức vượt ở nhiều vị trí dọc bờ sông để làm điểm tựa cho toàn lực lượng ở mũi này sang,nhưng tất cả các cuộc vượt sông bí mật đấy đều thất bại,phải đến mờ sáng ngày 6/1 quân ta sang sông bằng sức mạnh vốn có của đoàn quân bách chiến bách thắng...

  Còn E88 chúng tôi (trừ d2) có mặt tại bờ đông sông Mê công vào trưa ngày 4/1,lúc đó bên QĐ3 của Đức Cường đã giải quyết xong bọn pốt ở bờ đông Mê công,và đến chiều ngày 10/1 E88 chúng tôi đã đến Xiêm diệp,ở đây các bạn QĐ3 cũng đã giải quyết xong,thời gian này cả QĐ đến QK đều dùng chiến thuật hành tiến,vừa đánh vừa đi thần tốc,nên chủ yếu đánh địch trên các mặt lộ hay chốt dọc đường,ngay như QĐ3 đánh thành phố Xiêm diệp cũng thế,chỉ lướt qua nên họ tung trung đoàn 88 vào án ngữ khu đền Ăng co giữ sườn cho các đơn vị tiếp tục tiến lên Bát tam băng....chỉ đến ngày 13/1 E88 mới vinh dự được đàn anh QĐ cho đảm trách nhiệm đánh thần tốc từ Ka lanh lên biến giới Thái lan (núi Cóc),có E6 đi sau giữ hậu cho Có điều xin bác Svailo xem lại có phải ngày 13 hay ngày 12 E88 bắt đầu vì ngày 14 là D1 đã lên đến núi Cóc rồi,ta chỉ nghỉ một đêm ở cầu Cháy và một đêm thức trắng đánh địch ở ngã ba Phà ong,ngày 14 khắc ghi vào tâm can Tuấnb,tối hôm 14/1 bản tin của đài BBC cũng đưa tin :"....một đơn vị của CON CỌP XÁM.....đã tiến đến đồn biên phòng Thái lan..."
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #464 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 04:21:53 pm »

Chào Tuanb !
   Chắc chắn : Trận phum Chặp_đay lộ 68 là sáng 13/1/79 . Báo tử các liệt sỹ trận này đều ghi : Hy sinh 13/1/1979 !
   Đêm 13/1 : Cả Trung đoàn chốt tại Cầu Cháy Chông kal , chờ CB sửa cầu ( bị đốt đang cháy dở ) và làm Ngầm vượt  sông .
   Sáng sớm 14/1 tấn công chiếm Chongkal .
   Cuối  chiều 14/1 giải phóng Sầm rông .
Không dừng lại , ngay lập tức cả Trung đoàn theo lộ 68 tiếp tục tiến về biên giới Thái
   Suốt đêm 14/1 : lên  Phà ong ->Núi Cóc -> Cửa khẩu Ôsamach -> Đồn biên phòng  Thái .

Nếu nghỉ lại , sáng hôm sau 15/1 mới hành quân tiếp , chắc chắn E88 sẽ " no đòn " tại bắc Sầm Rông 7km , nơi địch đang tích cực thiết lập phòng tuyến ... chưa kịp triến khai binh lực hoàn chỉnh ...
  Một quyết định chỉ huy đầy táo bạo và sáng suốt , tuy làm Quan Quân rã rời đến ... kiệt sức nhưng xương máu Việt đã được bảo tồn trọn vẹn !
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2014, 07:37:43 pm gửi bởi svailo » Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #465 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 05:11:26 pm »


Như vậy đã rõ ràng: khi QD 3 vượt bến Kong Pong Cham, E 88 cũng hy sinh những người con TS C21 dũng cảm...Chúng ta đã đóng góp chung vào một chiến thắng chung.

Trước khi đánh vào Siêm riệp, như đã nêu, đã có một trận đánh "vô tiền khoáng hậu" của QD 3 khi phải cận chiến với bọn tiếp vận của Pốt...
..........
E 88 vẫn luôn ngay phía sau của "Lính triều đình QD 3" (theo cách gọi của Bác Svailo), họ tiếp tục HỤC theo lộ 6 về Sisophone trong khi E 88 nghĩ tại Đền Angkor.

Và từ đây, E 88 nhận nhiệm vụ: đánh giải phóng thị xã Sàm rong.

Điều khác biệt là QD 3 vốn là lính triều đình, họ hành tiến với sức mạnh kinh hồn của cả Quân đoàn trong khi để giải phóng sàm rong thì QK 7 chỉ sử dụng cấp Sư đoàn vì cũng có sự hổ trợ của E 26 Thiết giáp, E 262 pháo binh nhưng về bộ binh thì chỉ sử dụng E 88 mà thực tế mỗi trận chỉ sử dụng 1 tiểu đoàn.

Và ở hai hướng khác nhau, tất cả cùng hoàn thành nhiệm vụ: QD 3 giải phóng Sisophone, Batdambang và quay về...Tướng Kim Tuấn bị phục kích, hy sinh....
E88 chỉ trong 3 ngày, cũng "thông đường" từ Kra lanh đến Núi Cóc (biên giới Thái), hy sinh không thể tránh, đó là chiến tranh!
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #466 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 06:58:49 pm »

 Anh SVAILO và  anh em 88 , bình tỉnh ! Ký ức thì bao giờ cũng phải dần dần mới hội tụ được .
  Có khi nào có hai trận tao ngộ chiến trên đường lộ không ? Khu vực mà tôi nghe được thông tin từ dân là khu vực huyện Ba Rài ( sông chi nít ) . Thông tin nầy ở người dân K , như vậy  chính là từ lính Pốt phát ra , có khi trận nầy xảy ra trước khi quân ta giải phóng Kam pong thom  . Đoạn nầy có nhiều con đường , nhiều ngã gom về lộ 6 , lại nhiều cánh quân của Pốt , có thể tàn quân Pốt từ hướng Phnom pênh , hoặc Kratiê chạy về Kam pong thom , cùng lắm 6 hoặc bảy chiếc xe là cùng .
  Còn trận tao ngộ với đoàn xe hậu cần của Pốt lại ở đoạn gần phía giáp Siêm Riệp . Ở đoạn nầy chỉ có một con đường lộ 6 , cùng lắm chỉ có đường 12 , nếu địch nó có chạy từ Kampong thom theo đường 12 thì nó chạy lên biên giới chứ không ngu dạy gì chạy vòng về Kam pong thom , rồi vòng lên Siêm Riệp . Như vậy nếu đoàn xe 23 chiếc xảy ra tao ngộ ộoan nầy thì nguồn tin từ anh SVAILO hợp lý hơn ( đoàn xe 23 chiếc nếu chở quân thì Pốt khoảng một sư đoàn nguyên vẹn ) , có đánh nhau thì cũng chết nhiều lắm
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #467 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 08:37:27 pm »

  ******88
  Chào Hairuong !
 Trên đoạn lộ 6 nầy , chỉ có duy nhất 1 trận tao ngộ chiến của E66QD3 đêm 9/1/79 đó thôi .
  Trước khi E24QD3 giải phong KongpongThom chưa có đơn vị QTNVN nào lên tới đó đâu .

 "... bắc KongpongThom khoảng 50km " là tương đương với địa danh thuộc huyện Ba_Rài đó đó .

  Nói thật !
 Hồi đó  ," nghe chuyện ... " và đến bây giờ " đọc chuyện ... xưa " do các ông nhà báo " không trận mạc " chắp bút ... , Tôi thấy " nó " cứ lùng nhùng , mờ mờ ảo ảo làm sao ... .
Cố đọc , cố tưởng tượng , cố diễn giải theo ý mình ... cũng khó mà hình dung nổi đã ... tác chiến , chỉ huy kiểu gì khi " Ta _ Địch  nhập đoàn ..."   đan xen  hổ lốn vào nhau . Súng ống nổ loạn xà ngầu giáp lá cà  giữa cả ngàn tay súng 2 bên  với cả trăm chiếc xe tương tự , trong 1 không gian chật hẹp của lộ 6  ấy ... ?
( Ngay cả bài chắp bút  lời kể của ông BTS - cán bộ E66 về trận đó cũng không hề ... "chuyên nghiệp nhà binh" chút nào , rất sơ lược và giản đơn , dễ dàng ... )

 Tôi cho rằng : Khi đến 1 cự ly nào đó - phát hiện đoàn xe đi ngược chiều đích thị là ĐỊCH , thì các bố M113 đi đầu của "nhà ta" đã lập tức Bùng _Bình  " Đánh địch mà đi , mở đường mà tiến " ngay .
 Địch chống trả + bọn Pốt chốt đường ăn hôi theo ... ( nên E66 chỉ sứt mẻ sơ sơ mươi người )

Khi phát hiện LL ta quá mạnh , chúng vứt xe  chạy sạch ...
Các bố lên ... thu hoạch - Là xong !

  ( Xin lỗi ! Tôi viết không có ý BÁNG BỔ , mà chỉ là viết theo thiển ý hạn hẹp của mình - 1 CCB  K )
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2014, 09:08:03 pm gửi bởi svailo » Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #468 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 08:58:03 pm »

   Theo Tuấnb được nghe thì có ba trận tao ngộ giữa pốt và QĐ3 :

   -Trận thứ nhất bên đông sông Mê công,một đơn vị xe tăng địch bị dồn vào chân tường vì QĐ tiến nhanh chặt đứt đường vượt sông nên chúng ẩn nấp trong rừng chờ thời cơ,không may cho chúng quân ta đi như chảy hội cả ngày cả đêm đường cùng đơn vị xe tăng này đã sông ra lộ chèn bộ binh của ta đang hành quân...và cuối cùng một trận đấu tăng là không thể tránh khỏi,lúc E88 của Tuấn đến dừng chân ở đúng đoạn này,xác mấy chiếc xe tăng vẫn còn bên lộ

   -Trận thứ hai là trận mà các bạn đang tranh luận,như nhật ký của.... và nghe của bác Svailo thì đoàn xe này là xe tiếp tế chắc chạy từ Xiêm diệp về tiếp ứng cho tuyến phòng thủ bờ tây Mê công,y như D1 E88 bắt sống một xe trở đạn tiếp ứng cho chốt ở phum Chạp day,còn hồi đó Tuấnb tôi được nghe là Tàn quân Pốt rút chạy từ Nông pênh về lộ 6,do trời tối nên chạy lẫn vào đội hình hành quân của QĐ mà không nhận ra.....có điều chắc chắn trận đó xảy ra không gần thành phố Xiêm diệp mà nó ở gần ngã ba đường thị xã Công pông chàm đi Nông pênh và một nhánh đi Công bông Thom rồi Xiêm diệp,cái ngã ba này lúc bọn mình đi qua có cắm các biển báo hướng hành tiến của các đơn vị,giá như hồi đấy bọn mình đi nhầm lên Nông pênh nhỉ bác Svailo...

   -Trận thứ ba là lính QĐ3 đóng giả Pốt như bác Svailo nói rồi vượt qua cầu Xi ha núc đi qua gần hết thành phố Xiêm diệp (ngày đó mới chỉ là thị xã ) mới bị lộ,hai bên nổ súng,thực ra lúc đó với sức tiến quân như vũ bão,pốt nào còn có gan đứng lại chống...chính nhờ có cách đánh này mà khi chúng tôi vào Xiêm diệp tiếp quản để QĐ tiếp tục hành tiến thì nó còn nguyên vẹn,cái khách sạn Si ha núc đầy rượu tây và thuốc lá thơm,mấy cái kho gạo,kho vải ở gần hồ nuôi cá sấu vẫn còn nguyên khóa,kho gạo chúng tôi không sờ đến còn kho vải thì gác đêm có dùng xà beng bậy cánh cửa một lỗ dùng chút đỉnh vì lúc nhận bàn giao còn nguyên khóa chớ đâu nói lỗ thủng...


  Những ngày tháng ấy trinh sát chúng tôi thoát chết nhiều lần vì chúng tôi nhặt quần áo của chúng mặc nhất là quấn khăn cà ma hay đội mũ phớt,một phần do quân ta nhanh quá nên pốt không ngờ,lần nào đụng độ pốt phát hiện ra quân ta trước nhưng không bắn mà hỏi đơn vị nào...?.? như ở đồn biên phòng trên núi Cóc ba thằng trinh sát tôi đi đầu đội hình leo lên trước đi thẳng vào lúc trời vừa sáng,mấy thằng pốt đang tưới rau làm vườn còn đứng lên hỏi bọn tôi đơn vị nào...chỉ đến khi bọn trong nhà hét lên :"duôn,duôn" thì chúng vùng chạy gan mật văng ra ngoài,lúc này bọn tôi mới nổ súng,vì muốn chờ bộ binh lên kịp và tranh thủ áp sát hơn,đội hình của ta vẫn đang leo lên nếu chúng ở lại chốt hoặc không chủ quan thì D1 chúng tôi chắc thương vong không nhỏ,các bạn tưởng tượng pốt đồn trú trên đỉnh núi,mà từ đỉnh núi này chạy sang đất Thái là bình địa bằng phẳng,trong khi chúng tôi phải trèo dốc dựng ngược
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #469 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 09:47:22 pm »

Chào các Ccb K
 Tôi đọc Hồi ký của anh Bùi  Thanh Sơn là E trưởng E66 khi đó (hiện là Thiếu tưởng) đã viết về trận đánh tao ngộ thu 23 xe của Pốt như tôi đã tóm lược ở trên : Đánh đoàn xe vận tải đi NGƯỢC CHIỀU chứ không phải Đoàn xe chở quân rút chạy CÙNG CHIỀU quân TA như trích dẫn ở trên . Hai tình thế chiến sự khác xa nhau hoàn toàn  .
  23 xe chở đầy quân  Pốt dẫu có thua , thì E66 cũng phải đi ít nhất 10 xe , đâu còn SỨC mà lên Seam reap
 Họ cũng chỉ có 36 xe mà thôi !

Cái này, Tuoc_b41 thật tình xin lỗi Bác Svailo là không có ý đó , mục đích khi trích nguồn tham khảo từ "wikipedia.org" là: trong trận tao ngộ chiến này giữa QD 3 và Pốt, E 88 không tham gia, chúng tôi không dám nhận công như Bác Hai Ruộng viết:

....Vì lúc các anh đánh qua quá mạnh , quá bạo gan nên bọn Pốt đa số phải rút vào rừng ẩn nấp , không dám đương đầu . Sau nầy khi làm nhiệm vụ truy quét tiểu đoàn chúng tôi từng đánh nở hoa trong lòng địch , chui vào giữa nơi đóng quân của một sư đoàn Pốt mà đánh ra . Chúng tôi cũng rất hãnh diện....
...............
"wikipedia.org" là một tổ chức phi lợi nhuận, mọi người đều có quyền tham gia đóng góp (cũng phải tuân theo những quy định do họ đề ra), cho nên, ở khoản này, sau khi chúng ta khảo cứu chính xác vẫn có quyền chỉnh sửa trong trang này.
.........................
Với thời đại truyền thông, technology,...như hiện nay thì mọi việc đều có thể, cho nên khi tôi đề nghị Bác Svailo nhân dịp này ra 1 quyển sách thì các CCB chưa có điều kiện tiếp xúc với Internet vẫn có thể phản hồi và chúng ta có thể chỉnh sửa như thời gian, số liệu...cho những lần xuất bản sau đó!

Trân trọng!

  ******88
  Oh !  Không có vấn đề gì đâu TuocB41 .  Em đừng có ngại .

 Chúng ta tìm kiếm và cung cấp thông tin từ càng nhiều nguồn càng tốt .
 Cố công đãi cát , đãi sạn ... ắt sẽ tìm ra được vàng : Sự thật ở ngoài chính sử !
     Đó mới là cái  CCB chúng ta cần , phải không Em  .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM