Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:06:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những nẻo đường chinh chiến  (Đọc 49346 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 19 Tháng Chín, 2017, 12:41:37 am »


        - Tên sách : Những nẻo đường chinh chiến (Trung đoàn 271 Miền đông Nam bộ anh hùng)

        - Tác giả : Dương Công Hợi

        - Nhà xuất bản Thanh niên

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2017, 09:38:59 pm »


MỤC LỤC

•   Cựu chiến binh Dương Công Hợi và nỗi nhớ một thời chinh chiến   
•   Lời tác già

PHẦN I

Bước vào quản ngũ và sự khởi đầu ở tiểu đoàn 16 su đoàn 325


+ Những ngày đầu quân ngũ
+ Giải phóng A Sầu, A Lưới
+ Lên tây nguyên
+ Trận đánh bãi Đi na mô
+ Đánh căn cứ Đức Vinh
+ Lại tiếp những ngày sốt rét

PHẦN II

Đại đội 16 trung đoàn 95


+ Về đại đội 16 trung đoàn 95
+ Bám đường 19 đánh giao thông
+ Trở thành đảng viên và tlếp tục những ngày tháng ác liệt

PHẦN III

Niềm vui, nỗi buồn


+ Trường quân chính b3 và một trận bom oan nghiệt
+ Về thăm nhà và trở thành sỹ quan chính trị

PHẦN IV

Trung đoàn 271 miền đông Nam bộ


+ Cuộc hành quân về đông Nam bộ
+ Chuyện láu cá của lính
+ Những ngày đầu ở Căm pu chia
+ Tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ
+ Trận Gò Dầu
+ Về Đức Hòa - Long An
+ Cuộc chiến tại Công Pông Rô
+ Trận đánh Công Pông, Tà bếch
+ Trận Sa Thia - bài học lịch sử
+ Ngày 12 tháng 1 năm 1973
+ Nhiệm vụ mới
+ Chiến đấu giữ đất, giữ dân truớc và sau ngày ký hiệp định Pari
+ Mặt trận Quảng Đức, chiến thắng Bù Bông
+ Chốt chặn lộ 14, bảo vệ hành lang chiến lược
+ Các trận đánh trên lộ 8b
+ Chiến dịch giải phóng Bù Đăng
+ "Về Phuớc Long xây chiến thắng"
+ Đánh đồn An Thạnh
+ Qua Kiến Tường về Mỹ Tho tấn công đồn An Hiệp và chống càn ở Tân Lý
+ Về lại Đức Hoà, chiến dịch Hồ Chí Minh, Niềm vui toàn thắng
+ Trung đoàn đuợc phong danh hiệu Anh hùng lực luợng vũ trang nhân dân lần thứ nhất   
+ "Chúng ta mai ãải là đồng đội"
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2017, 04:56:54 am »


CỰU CHIẾN BINH DƯƠNG CÔNG HỢI VÀ NỖI NHỚ MỘT THỜI CHINH CHIẾN

        Cựu chiến binh Dươmg Công Hợi năm nay đã bảy mươi xuân - Ông thuộc lớp người xưa nay hiểm. Vậy mà tác phong, nụ cười và bước đi của ông vẫn rắn chắc như thời trai trẻ. Nhìn dáng ông đi, nghe lời ông nói không ai có thế biết, ông là một thương binh mất gần bốn mươi phần trăm sức khỏe.

        Ông Hợi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con thuộc xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Chính vì cái nghèo, cái khó của một gia đình đông con nên 10 tuổi ông mới được đi học. Cũng chính từ cái nghèo khó ấy thôi thúc Hợi học giỏi và nhiệt tình tham gia các sinh hoạt tập thể.

        Mùa hè năm 1964, khi Dương Công Hợi chuẩn bị vào lớp 7 thì xảy ra “Sự kiện vịnh Bắc Bộ Ngày 5 thảng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ dùng không quân đánh phá miền Bắc. Đáp lời kêu gọi tòng quân cứu nước, anh trai Dương Công Hợi đã lên đường nhập ngũ.

        Chưa đầy một năm sau, khi vừa tròn 18 tuổi Dương Công Hợi tạm biệt mẹ già người thân, xếp bút nghiên tiếp bước lên đường ra trận. Từ đó ông gắn cuộc đời mình với 24 năm trong quân đội và 18 năm ngang dọc trên những nẻo đường chinh chiến, khắp ba nước Đông Dương.

        “Những nẻo đường chinh chiến ” là cuốn sách ông nhớ lại, viết lại một quãng đời hi sinh gian khổ của ông và hàng ngàn đồng đội yêu dấu đã xả thân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

        Các trang đầu của “Những nẻo đường chinh chiến ” đưa người đọc về với ngày nhập ngũ và những ngày huấn luyện vất vả để tôi rèn nên một chiến sỹ thông tin Dương Công Hợi.

        Qua chín tháng huấn luyện, tác giả cùng cả Sư đoàn hành quân vào chiến trường, các trận đánh A sầu, A Lưới; Đánh căn cứ Đức Vinh; Trận đánh bãi Đi na mô... đã thử thách, tôi rèn nên một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam Dương Công Hợi.

        Những chặng đường người chiến binh Dương Công Hợi đã đi qua; Những trận sốt rét rừng và những ngày đánh địch ở Căm Pu Chia, ở Đức Hòa, Long An quần nhau với xe tăng địch; Những trận bom B52 rải thảm và những đợt bom pháo cày xới trận địa đã không làm nao núng quyết tâm của những người “Đi giải phóng làng quê”.

        “Những nẻo đường chinh chiến” đã đưa người chiến binh từ quê hương qua Lào, về Tây Nguyên, qua Căm Pu Chia về miền Đông Nam Bộ. Từ Đông Nam Bộ, đoàn binh lại trở về Nam Tây Nguyên với trận đánh Bù Bông mở thông đường 14 từ Tây Nguyên vào Nam Bộ.

        Đọc “Những nẻo đường chinh chiến” ta thấy khí thế tiến công hừng hực của đoàn binh từ Bù Đăng qua Bù Đổp, Phước Long đến Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Đức Hòa, Long An cùng toàn quân, toàn dân hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

        “Những nẻo đường chinh chiến” của Dương Công Hợi đã mô tả chân thực những khó khăn, gian khổ, những ác liệt hi sinh mà những người lính từng nếm trải. Đọc “Những nẻo đường chỉnh chiến ” ta thấy được tầm vóc vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng đất nước.

        "Những nẻo đường chinh chiến ” còn cho ta thấy nghĩa tình đồng đội của những người chiến binh và cựu chiến binh thật là sâu nặng. Lúc xung trận thì sẵn sàng sẻ chia sự sống và cái chết, khi về với đời thường thì luôn tìm đến để giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

        Những người đã từng đi qua, từng sống trong thời kỳ chiến tranh hãy tìm đọc “Những nẻo đường chinh chiến ” để thêm yêu hơn những ngày đã qua. Các bạn trẻ hôm nay, hãy đọc “Những nẻo đường chinh chiến ” để hiểu thêm về cuộc sống gian lao mà anh dũng của thế hệ ông cha để có thêm nghị lực vượt qua những thử thách trong đời và thêm yêu cuộc sống hòa bình đã được trả giá bằng sự hi sinh của bao thế hệ đi trước.

        Trở về sau chiến tranh với nỗi lo thường nhật, Dương Công Hợi vẫn luôn đau đáu nhớ về những năm tháng chiến chinh. Nhiều lần ông muốn viết “Những nẻo đường chinh chiến ”. Vậy mà phải 28 năm sau, khi đã ở tuổi 70, ông mới vượt qua được rào cản tâm lý để hoàn thành cuốn sách.

        Đọc sách ta càng thêm yêu quý người chiến binh và nỗi nhớ về một thời chinh chiến. Tôi hy vọng “Những nẻo đường chinh chiến ” của Dương Công Hợi sẽ được bạn đọc cả nước đón nhận với tình cảm yêu mến và trân trọng.

Tháng 6 năm 2016 CCB Hoàng Liêm       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2017, 04:58:52 am »


LỜI TÁC GIẢ

        Con người ta khi đã ở tuổi xế chiều thường hay hoài niệm. Nhớ về quá khứ, nhớ thuở bé thơ, nhở thời trai trẻ, nhớ lúc mình đã trường thành. Tôi nhớ về cuộc đời mình, nhớ những chiến công, những giây phút vinh quang và nhớ cà những gian khổ, đau thương thấm đẫm mồ hôi và nước mắt.

        Ở cái tuổi gần bảy mươi, cái mới khó tiếp thu. Thậm chỉ, con cháu còn cỏ lúc chà nhớ tên, nghĩ mãi mới ra. Thế mà, cứ nhớ mãi một thời đã qua - Một thời “...Mây núi bao la, lối quân đi bước mòn sỏi đả...

        Có lúc nghĩ tiêu cực: Nhớ lại làm gì? Nhắc lại làm gì? Có còn ai nghe nữa không? Có khi lại bị người đời cho là công thần, kể công với con cháu. Bởi thế, cũng có khi tôi tự nhủ: Hãy cố quên đi, vấn vương làm gì cho khổ tâm. Hãy đế những năm cuối đời sống thật thanh thản, tĩnh tâm để chuẩn bị sang với thế giới mới.

        Vậy mà không sao quên được quá khứ khó khăn, gian khổ và ác liệt. Nó cứ tồn tại dai dẳng, theo bám, ám ảnh. Phải chăng đây là hội chứng chiến tranh?

        Nhiều đêm nằm mơ, tôi hét ầm lên, làm cả nhà hoảng sợ. Nhớ bạn bè, nhớ đồng đội, nhớ nhiều trận đánh. Nhớ lại hai mươi bốn năm làm lính, mười tám năm cầm súng, đi khắp các chiến trường từ Bình Trị Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và đi gần khắp hai phần ba đất nước Căm Pu Chia.

        Tôi tận mất chứng kiến hàng trăm đồng đội đã anh dũng hi sinh. Bàn tay tôi đã bao lần vuốt mắt, gói liệm, chôn cất các anh - Những người thân yêu gắn bó máu thịt, cùng chung sống, cùng chia sẻ khó khăn, thuận lợi với mình. Họ đã lần lượt ra đi, nằm rải rác khắp các chiến trường.

        "Nước còn giặc còn đi đánh giặc/Chiến trường giục giã bước hành quăn". Người chiến binh chúng tôi đảnh giặc liên tục, năm này qua năm khác. Thoát được trận này, ai biết trận sau thế nào? Chỉ người nào bị thương được về phía sau hoặc ra Bắc thì mới chắc là còn sống. Những người ở lại đều chấp nhận hi sinh, chi là kẻ trước người sau mà thôi.

        Những người trở về luôn bị ám ảnh bởi ký ức chiến tranh. Tôi may mắn trong sổ người được sống sót ấy. Bây giờ, dù đã qua gần 50 năm rồi, tôi vẫn nhớ từng khuôn mặt, hàng trăm chiến sỹ yêu dấu, đồng đội của tôi đã ngã xuống vì Tổ quốc thân yêu.

        Từ nhận thức về sự hi sinh to lớn của những người chiến sỹ cho nền độc lập của dân tộc, tôi nhớ lại, ghi chép lại những kỷ niệm sâu sắc của mình trên những nẻo đường chinh chiến, với mong muốn góp một tiếng nói chân thật vào truyền thống chiến đấu vẻ vang của dân tộc và quân đội.

        Là người trong cuộc, viết về những kỷ niệm của mình, của đơn vị mình, nhưng tôi không thể kể hết được những sự kiện dã đi qua. Do thời gian quá lâu, tuổi tác đã cao, trí nhớ có hạn nên nhớ đến đâu, tôi viết đến đó.

        Tháng năm thì đúng, ngày giờ thì có lúc chưa chuẩn xác nhưng tất cả đều là sự thật. Các sự kiện, con người, cảnh vật trong các trang viết này gắn liền với các đơn vị: Đại đội 2, Tiểu đoàn 16, Sư đoàn 325; Đại đội 16, Trung đoàn 95, Mặt trận Tây Nguyên; Các đơn vị của Trung đoàn 271 Miền Đông Nam Bộ anh hùng.

        Tôi hy vọng những người đã qua trận mạc, nhất là những người lính ở các đơn vị tôi đã từng công tác và bà con nơi tôi đã đi qua, khi đọc những dòng này sẽ thấy cỏ mình trong đó. Những người lính ra trận, chịu đựng muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nếm đù mùi bom đạn, gian khổ, hi sinh sẽ thấu hiểu và trân quý hơn nghĩa tình đồng đội.

        Qua các trang viết này, tôi mong sao các bạn đọc trẻ hôm nay cũng hiểu hơn về sự hi sinh to lớn của những người đi trước để thêm yêu quý hơn, trân trọng hơn và có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng và bảo vệ một nền hoà bình vững chắc trên quê hương, Tổ quốc thân yêu của mình.

        Để hoàn thành những trang viết đã ấp ủ từ nhiều năm qua, tôi đã được sự động viên ủng hộ của gia đình, vợ con và rất nhiều đồng đội là CCB Trung đoàn 271. Tự sâu thẳm lòng mình tôi luôn trân trọng những sự giúp đỡ quý báu đỏ.

        Qua đây tôi xin gửi lời cám ơn đến CCB Hoàng Đại Tuấn, CCB Hoàng Liêm, CCB Hoàng Chinh, Thạc sĩ, Biên tập viên chính Lê Minh Hiền và các cán bộ nhân viên Nhà Xuất bản Thanh niên đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành những trang viết này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2017, 12:34:32 am »

           
Phần 1

BƯỚC VÀO QUÂN NGŨ VÀ SỰ KHỞI ĐẦU Ở TIỂU ĐOÀN 16 SƯ ĐOÀN 325
         
NHỮNG NGÀY ĐẦU QUÂN NGŨ

        Ngày mồng 7 Tết Nguyên Đán 1965, tôi nhận được lệnh: Ngày 15 tháng 2 năm 1965 (14 Tết) sẽ nhập ngũ. Thời gian báo gấp, chi có 7 ngày mà rất nhiều việc phải làm. Vì tôi đang học lớp 7 nên phải lấy giấy xác nhận của nhà trường, giấy sinh hoạt Đoàn, rồi gặp gỡ liên hoan chia tay bạn bè, thầy cô, đi chào chia tay ông bà, anh em, chú bác, nội ngoại gần xa.

        Cha mẹ tôi thì phải lo tiền bạc cho con đi. Anh trai tôi mới đi bộ đội được hơn một năm, nay tôi lại nhập ngũ khiến cha mẹ buồn lắm, nhưng chẳng ai nói câu nào.

        Nhà đông con, nên lúc nào mẹ tôi cũng dè xẻn, ăn uống cầm chừng để ngày ba tháng 8 khỏi đứt bữa. Nhưng những ngày này, mẹ thường nhắc tôi: “Con ăn cho no để còn có sức mà đi. Con ạ!”. Mẹ lên hợp tác xã rút được 10 đồng bạc thừa trong phương án để lo cho tôi đi.

        Chúng tôi ra đi không tổ chức liên hoan. Hoàn cảnh chiến tranh nó vậy. Xã đội gọi lên tập trung quán triệt giao nhiệm vụ. Gia đình chúng tôi thì chẳng có gì mà liên hoan, chi được ăn mấy bữa cơm no.

        Xã Hưng Thái nhập ngũ đợt này có 23 người. Xóm tôi có 3 người: Tôi, Trường và Tiềm. Xóm Hạ có Chiến và Lân. Ở cái tuổi ăn chưa biết no, làm không biết mệt, hồn nhiên, vô tư như những đứa trẻ, vậy mà lúc chia lìa tổ ấm gia đình tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động. Đêm cuối cùng rời cái căn nhà nhỏ bé của mình tôi không sao chợp mắt được, lòng miên man nghĩ về từng chi tiết trong nhà, nhớ từng bờ tre đầu xóm, nhớ những khuôn mặt người thân, bạn bè, nhớ con đường nhỏ ngày ngày tới trường.

        Sáng ngày 15 tháng 2 năm 1965, chúng tôi ra đi. Hành lý chi có: Một cái túi xách bằng lưới, bên trong chỉ một bộ đồ lót, một chiếc khăn tay, một hộp thuốc đánh răng và bàn chải. Nếu như không có nắm cơm trưa thì chưa đến nửa cân.

        Bà nội và cha cứ chăm chú nhìn tôi làm tôi nhớ mãi giây phút chia ly. Trước khi tôi bước ra khỏi nhà chẳng ai nói điều gì, các cụ xúc động quá không nói nên lời. Các em Quý, Xuân, Đồng thì còn nhỏ dại. o Mạo và mẹ tôi đi tiễn chân tôi tới nơi tập trung.

        Cha tôi ít nói nhưng ông là người nhìn xa trông rộng. Ông biết tôi sẽ ra đi vào nơi chiến trận, không hẹn ngày về. Đây là lần thứ 2 ông tiễn những đứa con thân yêu nhất của mình ra trận. Tôi nắm chặt tay cha và nói: “Cha ở nhà mạnh khỏe! Con sẽ không làm gì hổ thẹn đến thanh danh gia đình đâu, cha cứ yên tâm!”

        Bà nội, ông bà ngoại đều có mặt trước lúc tôi đi. Các bà cứ ôm lấy tôi sờ hết đầu đến mặt, nước mắt trào ra: “Chúc con đi chân cứng đá mềm, bằng anh bằng em!”

        Mẹ tôi thì lo lắng mấy ngày rồi, mẹ lo cho tôi bữa ăn, giấc ngủ. Tôi nhớ trước nhập ngũ hai ngày, buổi tối, đi chơi về khuya, tôi lên phản ngủ mà không bỏ màn. Mẹ tôi cầm đèn dầu đi kiểm tra, thả màn và soi muỗi cho tôi. Thấy mẹ, tôi giả vờ ngủ say, mẹ vừa bỏ màn, vừa nói: “Vài ngày nữa, ai bỏ màn cho mày, có lẽ muỗi sẽ ăn thịt mày thôi. Mày có nghe được còi báo động không con?”. Mải soi muỗi, không biết mẹ có thấy những giọt nước mắt lăn trên gối tôi không? Tôi thương mẹ vô cùng mà không thể nói với mẹ vào lúc này.

        Cách đây chi hơn một năm, mẹ đã tiễn anh trai tôi lên đường, lúc đó ờ nhà còn có tôi. Nay tôi đi rồi, bên mẹ chỉ còn bốn đứa em tôi bé dại. Gia đình trở nên trống vắng và hẫng hụt về nhiều mặt.

        7 giờ sáng, chúng tôi tạm biệt gia đình, tạm biệt quê hương lên đường đến địa điểm tập kết ờ gần chợ Đước xã Hưng Chính.

        Xóm tôi và xóm Hạ có năm anh em cùng nhập ngũ. Gia đình các bạn chẳng có ai tiền chân. Nhà tôi thì có mẹ tôi và o Mạo đi cùng. Mặc dù tôi không muốn mẹ đi, sợ mẹ vất vả. Nhưng mẹ tôi kiên quyết: “Tao phải đi tới nơi, giao quân xong mới về”. Tôi nói mấy mẹ vẫn quyết đi. O Mạo mới 13 tuổi cũng lẽo đẽo đi theo.

        Chúng tôi đi theo đường qua đội Cống, đội Nhà Hời, đội Sau Nha. Đây là những cánh đồng quen thuộc đã gắn bó với dân làng chúng tôi từ bao đời. Lúc này, xã viên hợp tác xã đang tập trung làm khoai lang, thấy chúng tôi, ai cũng dừng lại vẫy tay chào tạm biệt.

        Sang tới Đước, 5 đứa chúng tôi tập hợp thành một tốp vì sợ lạc nhau. Đây là điểm giao quân của huyện nên rất đông. Anh Lân ở xóm Hạ không có túi, chi có một nắm cơm đùm trong chiếc khăn tay. Thấy tôi có túi xách anh mừng lắm xin bỏ nhờ. Lân nói đùa: “Tao phải bám thằng Hợi không thì mất ăn”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2017, 01:29:23 am »


        Thanh niên trong làng không ai tiễn chân chúng tôi. Lớp 7A chúng tôi nhập ngũ đợt này có 10 người nên cả lớp nghỉ học đi tiễn chân chúng tôi.

        Khi vào đơn vị, các bạn lớp 7A viết thư cho biết: Lớp phải buồn đến cả tháng vì lớp chỉ có 52 học sinh mà nhập ngũ một lần những 10 người. Những người nhập ngũ lại là lực lượng sôi nổi nhất của lớp cả về học tập cũng như các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao.

        Nơi tập trung là một bãi phi lao rộng và râm mát. Gần 10 giờ, Huyện đội mới tập trung làm công tác giao quân. Đơn vị nhận quân, biên chế chúng tôi vào các tiểu đội, trung đội, đại đội. Chúng tôi được người chi huy phổ biến một số quy chế của đơn vị rồi từng tiểu đội nghi tại chỗ chờ lệnh của cấp trên.

        Quá trưa chúng tôi mang cơm nắm ra ăn. Cơm của chúng tôi, đứa thì gia đình nắm cho cục cơm nếp, đứa thì cơm tẻ, đứa thì có miếng thịt gà, đứa thì chi có chút muối vừng. Tôi mở cơm ra mời mẹ tôi và o Mạo cùng ăn nhưng không ai chịu ăn. Nhìn chúng tôi ăn, nước măt mẹ cứ trào ra. Trưa hôm đó mẹ tôi và o Mạo đã nhịn đói.

        14 giờ, chúng tôi được lệnh lên Huyện đội để nhận quân tư trang. Khi đó, tôi giục mãi mẹ tôi mới chịu về. Tôi nhìn mẹ và o Mạo ra về mà lòng rười rượi buồn. Lần này xa bà, xa cha mẹ và các em không biết bao giờ mới được gặp lại. Hình ảnh mẹ và em xa dần, xa dần... đã in đậm trong ký ước tôi suốt cuộc đời quân ngũ.

        Trước khi nhập ngũ, tôi mới hơn 17 tuổi nhưng khỏe mạnh, mọi việc nặng nhọc trong gia đình tôi đều đảm nhiệm. Hằng năm, tôi còn bắt được hàng trăm cân cá tép, lươn, ếch để cải thiện bữa ăn gia đình và còn bán lấy tiền mua quần áo, sách vở, dầu đèn. Bây giờ tôi đi rồi gia đình sẽ bị hẫng hụt, cuộc sống chắc sẽ gặp nhiều khó khăn.

        Sau khi đi nhận quân trang về, chúng tôi được trang bị mỗi người một chiếc mũ cứng, một đôi giày, hai người một cái màn, hai người một cái vỏ chăn và 2 chiếc bánh mì ăn tối. Chúng tôi sẵn sàng chờ lệnh hành quân.

        Thời gian này không quân Mỹ đã tăng cường ném bom miền Bắc, chủ yếu tập trung ở Quảng Bình, Quảng Ninh. Chúng tập trung đánh phá các căn cứ quân sự của ta như doanh trại Sư đoàn 325 ở Quảng Bình, doanh trại Sư đoàn 341 ở Vĩnh Linh, các quân cảng ở Hải Phòng và Quảng Ninh.

        Trong thời gian chờ lệnh, chúng tôi ngồi tụm ba, tụm bảy tán gẫu và phán đoán. Đứa nói ta đi hải quân, đứa bảo đi pháo binh; đứa bảo đi tàu, đứa lại nói đi ô tô; Đứa bảo đi ra Bắc, đứa cho là đi vào phía Nam...

        Gần tối, đồng chí Đại đội trường tập trung quán triệt phổ biến kế hoạch hành quân và một số quy định về ki luật hành quân, trú quân của đom vị. Sau đó hạ mệnh lệnh hành quân. Đồng chí dõng dạc: “Hướng hành quân: Hướng Nam. Cự li hành quân: khoảng 20 km hành quân bộ. Tốc độ hành quân: 4 km/giờ. Thời gian bắt đầu xuất phát: 18 giờ 30 phút”.

        Những phán đoán của chúng tôi đều sai. Ai cũng bất ngờ vì đây là lần đầu tiên một đơn vị nhận quân đưa anh em đi bộ về đơn vị. Trước đó tất cả đều đi tàu hoặc ô tô và chưa bao giờ đi đêm. Nay đi bộ, lại đi ban đêm, vì lúc này cả nước đã bước sang thời chiến.

        Đoàn của huyện Hưng Nguyên được biên chế thành 2 đại đội. Mồi đại đội có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 tiểu đội. Tiểu đội trưởng cũng là tân binh. Các anh hầu hết là đảng viên và lớn tuổi hơn chúng tôi. Đến giờ, đơn vị bắt đầu hành quân. Chúng tôi đi qua thành phố Vinh, qua phà Bến Thủy đến địa phận xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh thì nghỉ lại.

        Từ nhà tôi xuống Bển Thủy chỉ hơn 10 km, nhưng chưa bao giờ tôi đến nên bây giờ tới đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh cái gì tôi cũng lạ. Nếu đêm đó thả cho về, chúng tôi cũng chẳng biết đường mà về.

        Chúng tôi được anh em tiền trạm ra đón và anh em dân quân địa phương dẫn vào từng nhà dân để nghỉ. Một đơn vị hành quân đến có hàng trăm người vào một làng. Người đông mà không hề nghe một tiếng động, chúng tôi bám sát nhau đi theo sự chỉ dẫn của dân quân địa phương. Tùy theo nhà dân rộng hay chật để bố trí người. Mỗi nhà 3 đến 4 người.

        Tôi và Trường được ở một nhà. Đơn vị quán triệt ai vào nhà nấy theo sự phân công. Vào nhà rồi, tuyệt đối giữ bí mật không được đi lại ngoài đường. Bên ngoài có anh em dân quân canh phòng chặt chẽ.

        Chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy, chúng tôi vào nhà, chào gia đình, được gia đình bố trí rồi vào nghỉ ngay. Tôi, Trường được gia đình dành cho một chiếc phản. Hai đứa mắc màn nằm tào phào, rồi tôi lăn ra ngủ lúc nào không biết. Cả ngày căng thẳng, đi đường khá xa nên bây giờ đặt lưng xuống là ngủ như chết.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2017, 04:02:32 am »

         
        Khoảng nửa đêm Trường thúc mạnh vào tôi khẽ nói: “Hợi oi! Tao nhớ nhà lắm, chảng ngủ được”. Có lẽ Trường đã rơi nước mắt vì tôi nghe giọng nói quá xúc động. Tôi ra vẻ cứng cỏi hơn bảo Trường: “Cố ngủ đi mà lấy sức, đừng nghĩ lung tung nữa”. Nhưng rồi có ngủ được đâu. Hai đứa nằm rầm rì, to nhỏ cho đến sáng.

        Khi còn ở nhà tôi hình dung cuộc sống của anh bộ đội là được ăn uống đầy đủ, quần áo, quân hàm, quân hiệu nghiêm trang và được mọi người trọng vọng trìu mến.

        Những anh bộ đội đi được mấy tháng về thăm nhà, nhìn họ thật oai phong, hồng hào nên chúng tôi cứ ước mong chóng lớn để được đi bộ đội. Nay mới qua một ngày, một đêm và qua quán triệt của Chính trị viên Đại đội, tôi đã thấy ớn lắm rồi. Tôi thầm nhớ hai câu thơ của Quang Dũng:

        “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
        Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

        Đây chỉ là những thử thách đầu đời của người lính trẻ.

        Mấy đứa trong làng cùng chung một tiểu đội, anh Kim ở xóm Vạc làm Tiểu đội trưởng. Tôi và Trường như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Hai đứa thường nhắc lại thời thơ ấu.

        Tôi và Trường ờ cạnh nhà nhau, hoàn cảnh hai gia đình cũng giống nhau, Trường hơn tôi một tuổi, cũng chín mười tuổi mới đi mẫu giáo. Hai đứa học chung từ lớp 1 đến lớp 7. Từ khi học lớp 2, lớp 3 là hai đứa đã biết đi nơm, đi nhủi. Có bữa nước rào cạn đi nơm suốt đêm mà sáng ra vẫn đi học bình thường.

        Không có một đoạn rào nào, một cánh đồng nào nhiều cá, tép mà chúng tôi không biết. Thường thì chủng tôi đi bắt hai ba ngày rồi dân làng mới biết. Có nhiều bữa đi nơm xa ở tận Hưng Chính, được cá đem vào chợ bán mua mấy trái dâu da nhai cho đỡ đói. Bao ki niệm của thời thơ ấu cứ ùa về...

        Đơn vị dừng chân ở Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh hai ngày để củng cố tổ chức, quán triệt nhiệm vụ hành quân, kỷ luật dân vận.

        Dân ở đây tốt lắm, họ xem chúng tôi như con em mình. Đời sống nhân dân nơi đây nghèo lắm. Dân chủ yếu làm ruộng, đan bị cói. Anh em tân binh chúng tôi đi tay không, được phát mỗi người 2 ngày gạo chẳng biết bỏ vào đâu. Mỗi người mua một cái bị để đựng. Gia đình tôi ở có 4 người, cần 4 cái bị. Thời gian quá gấp ông, bà và 2 đứa cháu cố đan nhanh để kịp cho chúng tôi.

        Trên đường hành quân, từ đầu hàng đến cuối hàng, mỗi người xách một cái bị. Trông thật buồn cười.

        Ở nhà, tôi là lao động chính, lăn lộn với cuộc sống, khó khăn gian khổ, nhưng tất cả đều tự do theo ý thích. Nay mọi hoạt động trong khuôn khổ, mới chỉ là bước đầu nhưng cũng đã thấy ớn và khó chịu. Mỗi đêm, đơn vị hành quân trên dưới 30 km người mệt lừ, hai chân cứng đờ nặng như treo đá. Có một số bị ngất xỉu, loét chân, bong gân.

        Đơn vị hành quân theo Quốc lộ 1, đêm đi ngày vào nhà dân nghỉ. Gần một tuần vất vả, chúng tôi đã tới ngã ba Hòn Lão, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Đơn vị dừng lại một ngày để biên chế.

        Anh em xã tôi được bổ sung cho nhiều đơn vị. Tôi, anh Tân, anh Định, anh Thân, anh Niêm, anh Kim, anh Trung cùng một đại đội. Tiềm, Trường, Nghệ, Lập, Tiến ở đại đội khác, cùng Tiểu đoàn 16 Sư đoàn 325. Số còn lại bổ sung cho đơn vị khác huấn luyện đi chiến trường Lào.

        Biên chế xong, chúng tôi tiếp tục hành quân về nông trường Việt Trung. Tiểu đoàn 16 trú quân trong một khu rừng non, cây cối rậm rạp, toàn cây sim, cây mua dày đặc, không có cây to. Chúng tôi được biên chế vào các tiểu đội, trung đội. Mỗi tiểu đội chỉ ba hoặc bốn tân binh còn lại là lính cũ ở nhiều đơn vị bổ sung về đây, hầu hết là ở sư đoàn 341.

        Trung đội trưởng của tôi là ông Đạm quê Quảng Ninh, Quảng Bình, nhập ngũ năm 1953, quân hàm Chuẩn úy. Trung đội phó Thuận quê Lệ Thủy, Quảng Bình, nhập ngũ năm 1961. Tiểu đội trường Phú quê Yên Thành, Nghệ An, nhập ngũ năm 1962. Tiểu đội phó Quế quê Diễn Châu, đảng viên nhập ngũ năm 1963. Cán bộ đại đội gồm ông Sáu, Đại đội trưởng. Ông Hương, Chính trị viên. Ông Vấn, Đại đội phó. ông Miền chính trị viên phó. Cả bốn ông đều là cán bộ miền Nam tập kết.

        Chúng tôi làm lán trại nghỉ tạm ở đây mấy ngày để nhận quân trang, vũ khí, khí tài. Làng tôi có ba đứa thì tôi ở Đại đội 2, hữu tuyến điện, còn Trường, Tiềm ở Đại đội 1 vô tuyến điện thuộc Tiểu đoàn 16 thông tin Sư đoàn 325.

        Ở đây chúng tôi được anh Sử đến tìm và gặp. Anh Sử là bảo mật của Sư đoàn nên biết chúng tôi là người cùng làng. Gặp nhau anh em mừng lắm, rủ nhau ra bãi sim ngồi chuyện trò tâm sự. Mới đi được mấy ngày, mà tôi đã biết thêm bao thứ, biết rừng, biết biển, biết đèo...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2017, 04:03:37 am »


        Những ngày này, máy bay Mỹ ném bom dữ dội thị xã Đồng Hới, và doanh trại Sư đoàn 325. Nhưng Sư đoàn đã sơ tán về vùng nông trường Việt Trung. Chúng tôi được lệnh hành quân di chuyển. Để đảm bảo bí mật, đom vị không phổ biến kế hoạch trước, nên chúng tôi đi tới đâu biết tới đó.

        Cuộc hành quân này khác với cuộc hành quân trước đó mấy ngày. Bây giờ là anh bộ đội thực sự. Quần áo, sao mũ, giày dép, vũ khí trang bị kĩ thuật đầy đủ. Tôi được phân công mang theo một cái xẻng con, một cuộn dây điện thoại nặng 7kg, 3kg gạo. Một tân binh đi đường dài như vậy là quá nặng, đến hơn 20kg.

        Một ngày cuối tháng giêng năm 1965, khoảng 7 giờ tối, đơn vị bắt đầu hành quân. Đơn vị phổ biến hành quân về phía Tây sau đó đi theo hướng Bắc. Tân binh chúng tôi chẳng biết Tây, Bắc là chỗ nào, cứ bám đơn vị mà đi. Đi về phía Tây, chúng tôi gặp đường tàu Bắc Nam rồi theo đường tàu về phía Bắc.

        Đường tàu có từ thời Pháp đã lâu tàu không chạy. Vì từ Vinh vào tới Quảng Bình, hệ thống cầu cống chưa được khắc phục xong thì chiến tranh phá hoại xảy ra. Hai bên đường tàu cây cối rậm rạp. Trên đường tàu có đoạn cỏ tranh cao tới bụng. Hành quân mấy đêm liền, chúng tôi đã tới được vị trí trú quân.

        Đơn vị tôi đóng quân ở xóm Trường Sơn, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

        Đây là xóm cuối của xã Hương Vĩnh giáp với chân dãy Trường Sơn. Cách đồn biên phòng Giằng khoảng 16 km. Từ nhà dân tới bìa rừng khoảng 3 km đồi cây lúp xúp xen lẫn nương, rẫy, bãi sình, dân canh tác lúa. Giáp tới gần bìa rừng là những đồi sim, mua xen nhau dày đặc.

        Rừng ở đây là rừng đại ngàn, cây cối rậm rạp, có nhiều gỗ quý, có những cây lim, cây sến hai ba người ôm không xuể.

        Dân ở đây còn nghèo, làm nông nghiệp, chủ yếu trồng ngô với sắn, lúa rất ít vì không có ruộng. Hàng ngày, họ vào rừng khai thác mây, song, lá nón, củ nâu đem bán. Việc khai thác gỗ, rất ít gia đình làm vì họ không có phương tiện kéo ra và cưa xẻ. Gia đình nào cần thì vào chặt cây, cho trâu kéo về để làm nhà. Nhà dân chủ yếu làm bằng gỗ mít, trâm, tre, mét... gỗ vườn nhà. Nhà lợp lá cọ. Đất vườn mỗi nhà có tới ba bốn sào, quanh vườn trồng toàn mít, tắt, cọ rậm như rừng.

        Tôi và anh Cương quê Quảng Bình (nhập ngũ tháng 2 năm 1964), ở nhà bà Toàn. Bà Toàn có anh con trai bằng tuổi tôi, đi bộ đội cùng ngày với tôi, nhưng anh được về bộ đội biên phòng. Theo bà cụ và các anh chị trong nhà thì tôi giống hệt anh ấy nên cả nhà rất yêu quý tôi, coi tôi như con em. Ở nhà được hơn một tháng thì tôi chuyển sang nhà anh Đức cách đó khoảng 100 mét.

        Nhà anh Đức có hai vợ chồng, ngoài 30 tuổi và ba cháu gái. Tuy ở nhà anh Đức, nhưng rảnh là tôi sang nhà bà Toàn chơi. Mỗi khi nhà có hoa quả và cái gì ngon bà đều dành phần cho tôi. Sau khi ổn định nơi ăn, chốn ở, hầm hào, đơn vị được quán triệt nhiệm vụ là Sư đoàn bộ binh huấn luyện sẵn sàng vào Nam chiến đấu.

        Tôi nhớ nhất ngày đầu huấn luyện, Trung đội trường Đạm trực tiếp lên lớp phần binh khí kĩ thuật, bắn xạ kích bài 1 và chiến thuật lợi dụng địa hình, địa vật thực hiện 7 động tác tiền nhập: Lăn lê, bò, toài... Sau phần lí thuyết đến phần thực hành, Trung đội trưởng tự ôm súng làm mẫu luôn.

        Trung đội trưởng Đạm mặc một bộ quần áo gọi là vải muồng 20, hơi cũ nhưng trắng tinh. Anh ôm súng lăn trên một bãi đất toàn dũi trùn, lại vừa bị trận mưa ban đêm nên toàn thân bê bết bùn đất, giống như một con trâu lăn ở vũng bùn lên.

        Đến phần lợi dụng địa hình, địa vật, tiếp cận mục tiêu. Trung đội trường đang vận động gặp một bãi sình bên dưới nước đen sì, bẩn thỉu. Anh nhảy xuống nước bẩn ngang tới ngực. Những động tác, thực hành, thực tế của Trung đội trưởng nhanh nhẹn, nhẹ nhàng như con sóc làm cho tôi thực sự choáng ngợp. Trung đội trưởng Đạm nói: “Ta học thế này nhưng trong thực tế còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Vì đó là cuộc chiến đấu giữa con người với con người, ai cũng có trí khôn và ai cũng muốn chiến thắng. Ai nhanh hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn sẽ giành thắng lợi”.

        Những ngày đầu xa nhà nhưng được ở trong nhà dân nên cũng đỡ nhớ. Dân ở đây nghèo nhưng họ hiểu cái tuổi như chúng tôi tập tành cả ngày, cả đêm, mỗi ngày chỉ có 7 lạng gạo nên đói. Vì thế, mỗi lần chúng tôi đi tập đêm là gia đình nào cũng luộc sẵn một nồi sắn cho bộ đội. Những ngày đầu còn mời, về sau họ dặn các chú đi tập về sắn đã luộc sẵn gác trên dàn, đưa xuống mà ăn. Vì nhiều bữa, chúng tôi tập một, hai giờ sáng mới về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2017, 05:02:02 pm »


        Thời gian tập luyện của chúng tôi hết sức căng thẳng, không có chủ nhật. Một tháng chỉ có một ngày nghi. Sáng vào rừng lấy một gánh củi, chiều mới được đi choi. Thời gian tập thì một nửa là tập ban đêm. Sau này cả rèn luyện, mang vác nặng nữa nên hai phần ba là tập đêm.

        Chúng tôi huấn luyện theo chương trình tân binh chỉ một tháng. Chương trình này trước đây là 3 tháng. chỉ một tháng mà cả bắn xạ kích bài 1, các loại hình chiến thuật từ cá nhân đến đại đội, trên nhiều địa hình (rừng núi, thành phố, đồng bằng...) và nhiều hình thức chiến thuật (đánh công kiên, đánh vận động, tấn công đánh chốt, phòng ngự...).

        Sau 1 tháng huấn luyện quân sự tổng hợp, bắt đầu huấn luyện nghiệp vụ thông tin. Tiểu đội tôi có 10 người được trang bị 7 km dây điện, 3 khẩu súng, 3 máy 0743. Dây điện được chia thành 14 cuộn, mỗi cuộn 500 mét, nặng 7kg, máy điện thoại 0743 nặng 5kg.

        Những ngày trời mưa, đơn vị tổ chức học về tính năng tác dụng của máy, cách tháo lắp, sửa chữa thông thường, kĩ thuật rải dây. Chủ yếu là tập chiến thuật rải dây phục vụ các loại hình chiến thuật trên mọi địa hình phức tạp, yêu cầu của thông tin là nhanh chóng, chính xác, kịp thời, bí mật.

        Đom vị cỏ 3 lần tham gia diễn tập cấp Sư đoàn giống như thật; Có quân xanh, quân đỏ, rải dây phục vụ Sư đoàn chỉ huy Trung đoàn 101 đánh chiếm Khe Ve ở Quỳ Đạt, Quảng Bình (10 ngày), phục vụ Sư đoàn chỉ huy Trung đoàn 95 đánh chiếm thị xã Hà Tĩnh, thị trấn Can Lộc.

        Ngoài tập luyện kĩ chiến thuật, đơn vị còn tổ chức rèn luyện mang vác nặng, hành quân dã ngoại. Mỗi người làm một chiếc ba lô đất nặng 25kg. Mỗi ngày, tiểu đội tổ chức cho anh em tập luyện 1 giờ, thường là sau ăn cơm chiều hoặc buổi sáng thay tập thể dục. Trung đội tập luyện mỗi tuần 2 lần, mang ba lô đất, súng đạn, trang bị, dây, máy đi 3 đến 4 giờ. Đại đội, mỗi tháng ba lần tập hành quân dã ngoại, khi thì lên đồn biên phòng Giằng, khi thi đồn Trai Trụ, toàn rừng rậm, dốc cao qua nhiều khe suối, đi cả ngày lẫn đêm.

        Có đêm mưa, trời tối như mực, đường trơn, thinh thoảng có người ngã “oạch”, anh em lại hô “Tháo đạn đứng dậy”. Sên vắt nhiều vô kể. Có những hôm hành quân dã ngoại vào giữa rừng sâu, đào hầm, làm lán, đào bếp Hoàng Cầm, thổi cơm mãi tới chín, mười giờ đêm mới về.

        Những ngày tập luyện gian khổ, vất vả nhưng anh em ai cũng tự giác tập luyện. Khẩu hiệu dán trên mũ “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Đồng chí Miễn, Chính trị viên phó Đại đội nói: “Ta tập luyện vất và thế này, nhưng so với chiến trường chỉ bằng một phần trăm mà thôi. Vì chiến trường có đạn pháo, máy bay, bộ binh, biệt kích địch. Ở đây chỉ có ta với ta”.

        Địa hình tập luyện ở đây rất thuận lợi, vừa có núi cao, rừng rậm, nhiều khe suối, vừa có đồng bằng trung du, sông ngòi.

        Khó khăn nhất là vượt sông. Con sông Tiêm bình thường nhiều đoạn nước chỉ quá đầu gối nhưng chỉ cần mưa vài tiếng đồng hồ thì nước dâng lên cao 2 đến 3 mét. Có đoạn, sông rộng 500 đến 600 mét. Cây cối từ trên nguồn trôi về ầm ầm, nước chảy rất xiết. Thế nhưng, chỉ tạnh mưa vài giờ là nước lại rút hết, sông trở lại bình thường như cũ. Đơn vị chọn những đoạn sông hợp lí để tập, nước sâu, ít chảy xiết, rộng khoảng 100 mét để luyện tập.

        Tập ban đêm giả định là gần địch, vừa bơi, vừa rải dây, súng có thể ướt nhưng máy thì không thể để ướt vì ướt máy sẽ không liên lạc được. Chúng tôi dùng túi ni lông bỏ quần áo, máy, vơ một ít lá cây, tay cầm miệng bao chao vài chao cho không khí vào nhiều hơn rồi cột chặt miệng lại, gác cuộn dây lên vừa bơi, vừa đẩy phao vừa rải dây. Đây là những buổi tập vất vả nhất, mặc dù mình ở nhà bơi lặn như rái cá nhưng là bơi tự do, nay bơi có phương tiện, súng đạn và phải đảm bảo bí mật nên khó khăn hơn nhiều.

        Một kỉ niệm mà tôi không quên và anh em cũng thường đùa tôi mãi. Vào một đêm mưa, Tiểu đội tôi tập rải dây qua những cánh đồng ngô bạt ngàn vừa mới thu hoạch. Đường dây dài 6 km, đoạn giữa chúng tôi đặt trạm để bảo vệ và sửa chữa dây khi có bất trắc.

        Tôi được tiểu đội phân công ở lại trực. Cạnh chỗ tôi đặt máy có một cái chòi trên lợp lá cọ. Tôi tường chòi canh ngô của dân nên kéo máy đặt ngay vào chòi. Chòi mới làm nền cao hơn mặt nương ngô khoảng 50 phân. Trời mưa, đêm tối được cái chòi thì còn gì bằng. Tôi trải ni lông, vừa nằm vừa ngồi trực cho tới sáng, chờ lệnh để thu dây.

        Hết giờ tập, anh em phía trên vừa thu dây đến là tôi tiếp tục thu dây về tổng đài. Tôi thu máy xong thì thấy mấy người đội khăn tang vừa đi vào chòi, vừa khóc mẹ. May mà trời đã sáng và tôi đã thu dọn xong nên không sợ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2017, 05:02:42 pm »


        Tôi nhìn vào chòi thấy đây là phần mộ một bà cụ mới chôn. Hương không thắp trên mộ mà cắm vào cái ống buộc vào cột giữa chòi, có nhiều chân hương cháy chưa hết. Vì ban đêm trời tối nên tôi không nhìn thấy gì hết. Hôm nay, con cháu đi thắp hương để làm lễ ba ngày.

        Về tới nhà, hỏi anh Đức chủ nhà tôi mới biết. Phong tục ở đây, khi có người chết, người ta chôn ở phần nương nhà mình. Mộ đắp bằng, vuông vắn, cao khoảng 50 phân, đủ ba ngày, con cháu đưa tre đóng cọc, rào kĩ xung quanh. Chòi này được trông coi chu đáo cho đến khi bốc mộ (sau 3-4 năm). Khi tôi kể lại một đêm trải ni lông ngồi trên ngôi mộ bà cụ cả nhà lẫn anh em trong tiểu đội ai cũng rợn tóc gáy.

        Chín tháng huấn luyện ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh cực kì gian khổ, vất vả. Tập tành suốt ngày đêm, nhất là những hôm tập mang vác nặng, hành quân trên mọi địa hình. Có đêm mưa, trời tối như mực, người ướt như chuột lột thế mà mỗi khi nghỉ 10 phút là tôi lăn ra ngủ. Nếu không có người thúc vào chắc tôi ngủ quên luôn.

        Cả đơn vị chăm lo tập luyện để sẵn sàng có lệnh là vào Nam chiến đấu. Ai cũng sợ mình không được đi. Cả tiểu đoàn không ai đổ bệnh hay có tư tưởng đào ngũ. Chính trị viên phó Miền tuổi cao, người gầy, bị bệnh dạ dày, hàng ngày phải ăn cơm nhão, thế mà ngày nào ông cũng bám thao trường.

        Thời gian huấn luyện, anh em trong xã thỉnh thoảng mới gặp nhau vì hai đại đội huấn luyện khác nhau. Thỉnh thoảng Trường, Tiềm sang chơi với tôi hoặc tôi sang đó.

        Mỗi khi ba đứa gặp nhau lại kể chuyện về tuổi thơ, về gia đình, về chuyện bắt cá, tép... chỗ nào nhiều, chỗ nào ít, rồi chuyện đùa nghịch thời học sinh. Toàn là chuyện trẻ con, cả ba đứa chưa đứa nào có một mảnh tình vắt vai hoặc một sự hẹn hò tình tứ gì và cũng chẳng đứa nào nghĩ về chuyện tương lai sướng khổ ra sao.

        Đứa nào trước lúc đi xa cũng muốn có ảnh gửi về cho gia đình mà không chụp được vì hồi đó cả huyện Hương Khê chỉ có một hiệu ảnh. Do chiến tranh, họ sơ tán đâu không ai biết. Cả ba đứa chưa đứa nào có một cái ảnh lưu lại ở gia đình.

        Khoảng tháng 10 năm 1965, tôi được đại đội điều lên trạm quân bưu của Sư đoàn ở xã Hương Phú cạnh Bộ chỉ huy Sư đoàn.

        Do chiến tranh nên toàn bộ thư từ, bưu phẩm, bưu kiện của các đơn vị đều gửi theo ngành dọc từ dưới lên. Sau đó, quân bưu Sư đoàn ra bưu điện gửi và nhận báo chí từ bưu điện gửi xuống cho các đơn vị. Tất cả đều vác vai và đi bộ.

        Những hôm có công văn hỏa tốc tôi phải chạy cả ngày, cả đêm vì các đơn vị ở rất xa nhau. Trung đoàn 101 ở Quảng Bình, Trung đoàn 95 ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Các tiểu đoàn trực thuộc rải rác khắp huyện Hương Khê.

        Những ngày này, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Các đơn vị chuyển dịch về phía trong nên lượng thư từ, bưu phẩm, báo chí gửi về chất đầy nhà mà chúng tôi thì không sao chuyển ra bưu điện được. Đến khi đi B, chúng tôi phải chuyển giao cho tổ quân bưu Quân khu 4. Có lẽ tất cả thư từ chẳng có cái nào tới được người nhận vì bưu điện sơ tán khi ở chỗ này khi ở chỗ khác. Các đơn vị bộ đội cũng thường xuyên di chuyển.

        Giữa tháng 11 năm 1965, chúng tôi được bồi dưỡng 15 ngày, mỗi ngày một đồng hai (gấp đôi ăn thường). 100% bộ đội viết quyết tâm thư bàng máu xin tình nguyện vào Nam chiến đấu.

        Đơn vị vừa ăn dưỡng, vừa bổ sung trang thiết bị. Toàn bộ dây máy được thay thế loại mới. Máy điện thoại 0743 được thay bàng máy B600, nhẹ hơn gần 2kg. Súng đạn được thu hồi để đổi lại loại mới hơn và liên tiếp nhận các quân tư trang. Mỗi người đến hai ba chục loại từ quần, áo, mũ, dép, các loại thực phẩm, các loại thuốc quân y, cho tới cái kim sợi chỉ, tăng võng...

        Riêng tư trang cá nhân mỗi người cũng khoảng 20kg, không kể đến súng, đạn, gạo, dây, máy. Tính ra mỗi người phải mang trọng lượng hơn 30kg. Nếu người sắp xếp ẩu thì cái ba lô con cóc không thể nhét hết.

        Chúng tôi được trang bị mỗi người một bộ ka ki màu sữa, vải Vĩnh Phú may theo kiểu Quân giải phóng, hai bộ ba ba đen. Bộ ka ki khi vào chiến trường chúng tôi phải lấy vỏ cây dẻ nấu lên nhuộm thành màu đất dễ ngụy trang và đỡ bẩn. Mỗi người một cái mũ tai bèo.

        Những ngày này đơn vị ít tập luyện, chủ yếu học chính trị và tập mang vác nặng, dã ngoại. Thời gian có rảnh hơn nên Hợi, Trường, Tiềm hay gặp nhau và có vài lần rủ nhau lên anh Sử chơi.

        Hồi tháng 7, anh Sử được về thăm nhà mấy ngày. Cả tiểu đoàn chúng tôi chẳng ai được đi phép. Có anh đi bộ đội từ năm 1963 nay cũng chẳng được về.

        Hơn chín tháng đóng quân trong nhà vợ chồng anh Đức, anh chị và các cháu quý tôi như người nhà. Các cháu nhỏ biết chúng tôi sắp đi xa, nên mỗi khi tôi đi sinh hoạt về lại quấn quýt hỏi bao giờ chú đi. Chú đi rồi nhớ về bày cho cháu học nhé.

        Vợ chồng anh Đức hàng ngày tranh thù chăm sóc chúng tôi nhiều hơn như nấu thêm bát canh, bát cháo gà rồi quả dừa, quả chuối cho chúng tôi. Tối hôm tôi đi, hai anh chị ôm tôi nức nở. Ba đứa cháu cứ níu chặt ba lô cùa tôi, đứa nào cũng khóc theo mẹ.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM