Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:36:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374769 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #480 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 08:09:23 am »

   Trong hồi ký "Chiến trường mới" của Thượng tướng Nguyễn Hữu An cũng nói chuyện này nhưng hơi tiếc cụ không nói rõ pháo cỡ bao nhiêu: " Việc cắt đường số 1, BB không đủ thời gian tới đó được, tôi đốc anh Phạm Minh Tâm tư lệnh sư 325 đưa thật gấp một số đơn vị pháo tới sườn dãy núi Lưỡi Cái làm trận địa ngắm bắn trực tiếp xuống đường số 1. Kết quả Ngày 20.3 trung đoàn 84 đã đưa tới đó 12 khẩu pháo lớn và hàng chục dàn DKB" (tr 249).
   Tuy nhiên, qua đây cũng có thể thấy với mục đích ngắm bắn trực tiếp thì chắc là quân ta sẽ kéo pháo nòng dài lên đó chứ không đưa lựu pháo lên đâu Roll Eyes
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #481 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 06:32:25 pm »

  Trong hồi ký "Chiến trường mới" của Thượng tướng Nguyễn Hữu An cũng nói chuyện này nhưng hơi tiếc cụ không nói rõ pháo cỡ bao nhiêu: " Việc cắt đường số 1, BB không đủ thời gian tới đó được, tôi đốc anh Phạm Minh Tâm tư lệnh sư 325 đưa thật gấp một số đơn vị pháo tới sườn dãy núi Lưỡi Cái làm trận địa ngắm bắn trực tiếp xuống đường số 1. Kết quả Ngày 20.3 trung đoàn 84 đã đưa tới đó 12 khẩu pháo lớn và hàng chục dàn DKB" (tr 249).
   Tuy nhiên, qua đây cũng có thể thấy với mục đích ngắm bắn trực tiếp thì chắc là quân ta sẽ kéo pháo nòng dài lên đó chứ không đưa lựu pháo lên đâu Roll Eyes

     Báo cáo bác LiXeTa. Từ trước đến nay, trong đầu tôi luôn nghĩ là ta kéo pháo 85 lên đỉnh Lưỡi Cái để bắn trực tiếp xuống đường 1 và đó là pháo của trung đoàn 84. Cậu Thanh là Trinh sát pháo của 84. Cứ đinh ninh như vậy. Rồi nghe bác bảo là pháo lúc đó là của trung đoàn 164 làm cho tôi cũng bị dao động vì bác cũng là lính đặc chủng như pháo, bác lại đã viết rất nhiều, chắc phải tra cứu kỹ rồi. Thế ra theo thượng tướng Nguyễn An mà bác trích dẫn ở trên thì tôi nhớ đúng.

     Cách đây 2 tuần, tôi có chiến hữu cùng ở c20 từ Vũng Tàu ra chơi. Chúng tôi cãi nhau rất hăng. Tôi thì bảo kéo pháo 85 lên núi, nó thì bảo pháo 122. Kết quả là không phân thắng bại. Thằng này cũng là trinh sát cựu. Cuối cùng nó đưa ra lý lẽ là chính mắt nó nhìn thấy một khẩu 122 lăn xuống vực. Khẩu pháo ấy phải vứt đi. Bạn tôi thì không bịa rồi, thế là tôi đành thua. Trong lòng rất ấm ức. Chắc thằng này nó nhầm  ngay từ lúc đó hoặc là lâu ngày rồi nên nó nhớ lộn. Hoặc là có thể ta có kéo cả 122 lên để choang cho địch nó choáng ?! Shocked ?!    

     Tại sao từ ngày đó đến nay trong đầu tôi luôn nghĩ là pháo 85 ? Không nhớ là tôi nghe ai nói nhưng chắc chắn là các thủ trưởng ban nói chuyện với nhau thường xuyên làm kẻ hóng hớt mới đinh ninh như vậy. Tôi còn nghe được các thủ trưởng nói bắn tà âm và anh em xạ kích bằng cách "ngắm qua nòng". Thế thì phải là pháo 85 nòng dài chứ ! Tôi yếu thế ở chỗ không nhìn thấy trực tiếp cho nên mới không dám chắc chắn để viết ra theo ý mình.

     Trao đổi của bác làm cho tôi thấy có lý và yên tâm về cái đinh trong đầu tôi là đúng. Thật cảm ơn bác !
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 06:46:44 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #482 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 06:44:55 pm »

Tôi còn nghe được các thủ trưởng nói bắn tà âm và anh em xạ kích bằng cách "ngắm qua nòng". Thế thì phải là pháo 85 nòng dài chứ !
------------------------------
 Đã bắn tà âm lại còn bắn ngắm trực tiếp thì ngắm qua nòng là bình thường mà bác, nhất là khi mất kính ngắm quang học. Vậy nên chưa phải cứ "ngắm qua nòng" là chắc chắn pháo 85mm đâu! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #483 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 08:57:26 pm »


 Đã bắn tà âm lại còn bắn ngắm trực tiếp thì ngắm qua nòng là bình thường mà bác, nhất là khi mất kính ngắm quang học. Vậy nên chưa phải cứ "ngắm qua nòng" là chắc chắn pháo 85mm đâu! Grin

      Bác Đoàn à ! Tôi vẫn biết là pháo có thể ngắm qua nòng, mà pháo nào chả được. Chỉ là ở đây có hai loại pháo 85 và 122 thôi. Nếu ngắm qua nòng thì 85 nòng dài hơn nhiều, đường kính nòng lại bé hơn thì ngắm sẽ chính xác hơn. Hơn nữa thì pháo 85 có lẽ nhẹ hơn nhiều so với 122.
Logged

dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #484 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 09:00:52 pm »

 Để em tìm lại cuốn sử f325 xem sao rồi sẽ vào "phân giải" cho các cụ nhé! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #485 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 09:12:58 pm »

À, đây rồi:

Ngày 20 tháng 3 năm 1975, khi các chiến sĩ trung đoàn 84 đưa 12 khẩu pháo lớn và hàng chục dàn hoả tiễn H.12, ĐKB lên đỉnh và sườn dãy núi Lưỡi Cái, xây dựng các trận địa bắn ngắm trực tiếp xuống đường số 1 trong tầm hiệu quả của pháo 85, 122, cao xạ 37..., đồng thời khống chế toàn bộ dải đất hẹp nằm giữa chân núi và biển, cả tàu thuyền địch di chuyển trên vụng Cầu Hai, cửa Tư Hiền, thì vấn đề chia cắt chiến lược giữa Huế và Đà Nẵng bằng hoả lực, Sư đoàn coi như đã giải quyết xong. Chỉ cần có lệnh là các chiến sĩ pháo binh Sư đoàn 325 có thể bắt đầu săn diệt cơ giới địch di chuyển trên đường số 1 bằng phương pháp bắn ngắm trực tiếp rất lợi hại và hiệu quả.

Trích Lịch sử QĐ2 - Binh đoàn Hương Giang


Như vậy là đủ các loại pháo trong biên chế của e84 lúc ấy, các cụ nhé! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #486 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 11:52:46 pm »

À, đây rồi:

Ngày 20 tháng 3 năm 1975, khi các chiến sĩ trung đoàn 84 đưa 12 khẩu pháo lớn và hàng chục dàn hoả tiễn H.12, ĐKB lên đỉnh và sườn dãy núi Lưỡi Cái, xây dựng các trận địa bắn ngắm trực tiếp xuống đường số 1 trong tầm hiệu quả của pháo 85, 122, cao xạ 37..., đồng thời khống chế toàn bộ dải đất hẹp nằm giữa chân núi và biển, cả tàu thuyền địch di chuyển trên vụng Cầu Hai, cửa Tư Hiền, thì vấn đề chia cắt chiến lược giữa Huế và Đà Nẵng bằng hoả lực, Sư đoàn coi như đã giải quyết xong. Chỉ cần có lệnh là các chiến sĩ pháo binh Sư đoàn 325 có thể bắt đầu săn diệt cơ giới địch di chuyển trên đường số 1 bằng phương pháp bắn ngắm trực tiếp rất lợi hại và hiệu quả.

Trích Lịch sử QĐ2 - Binh đoàn Hương Giang


Như vậy là đủ các loại pháo trong biên chế của e84 lúc ấy, các cụ nhé! Grin

     Cảm ơn bác DongADoan ! Vậy là bạn tôi nói cũng đúng mà tôi nhớ cũng đúng. Thế mà lại đi cãi nhau  Grin
     Thằng này nó ra giàn khoan trên biển rồi, tôi vừa gọi, không được. 
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #487 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 09:38:18 pm »

                     CHÚC MỪNG GIA ĐÌNH QUÂN SỬ

                                                     MỘT NĂM MỚI

                                                               DỒI DÀO SỨC KHỎE

                                                                                   AN KHANG

                                                                                          THỊNH VƯỢNG  !

                                                                       
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #488 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 11:26:05 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 22)

      Sau khi hiệp định ngừng bắn có hiệu lực vào 7 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, một số điểm vẫn còn giao tranh. Ở Quảng trị lúc đó còn diễn ra trận Cửa Việt. Ở Như Lệ và Tích Tường, địch vẫn đang cố hết sức đẩy nốt các chốt của ta ở bờ nam Thạch Hãn. Chiến sự cực kỳ ác liệt. Tuy nhiên và dù sao Quảng Trị cũng là nơi gần với hậu phương lớn miền bắc nhất. Do đó địch cũng nhận ra là ở đây, tốt nhất nên ngừng bắn và phòng thủ chặt. Vì vậy sau ngày 28/1 khoảng mươi ngày, toàn tuyến Quảng Trị về cơ bản im tiếng súng.

      Các toán trinh sát của đại đội tôi, tốp trước tốp sau, lần lần, lục tục tập trung về đại đội. Khi tôi từ Như Lệ về đến nơi thì đại đội tôi đã chuyển từ suối La La ở bãi Tân Kim về làng Quất xá. Lúc đầu chúng tôi ở nhà dân. Đồ đoàn của tôi cũng dược anh em ở nhà mang hộ về đây. Lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi vào Quảng Trị, đại đội mới có dịp tập trung khá đông tuy rằng chưa đầy đủ vì còn một số anh em vẫn đang làm nhiệm vụ ở các đài quan sát quan trọng. Cũng là lần đầu tiên, tiểu đội tôi được tập trung và lần đầu tiên tôi là tiểu đội trưởng thực thụ, ở cùng anh em trong tiểu đội – Gọi là tiểu đội hai.

      Ở đơn vị tôi, cứ sau một thời gian lâu lâu thì tổ chức biên chế lại, cho nên về sau chúng tôi gần như cùng tiểu đội với rất nhiều anh em. Bây giờ khó mà nhớ được cùng tiểu đội với ai trong thời gian nào. Nhưng cái tiểu đội hai đầu tiên sau ngừng bắn thì tôi nhớ. Lúc đó, chúng tôi có đủ 9 đứa, không có đứa nào nằm đài. Chín đứa bốn quê. Thằng Sự, thằng Tiến - Hưng Yên; thằng Tính - Diễn “Chu”, Nghệ An; thằng Hưởng - Đức Thọ, Hà Tĩnh; thằng Ngữ - Nam Định; Bốn thằng Hà Nội là thằng Thìn, thằng Hùng, thằng Cam và tôi. Gọi là Hà Nội nhưng cũng là chỉ ba đời trở xuống chứ quê tổ thì cũng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

      Phạm Xuân Sự và tôi cùng ở tiểu đội 2 lâu nhất. Chúng tôi ở với nhau mãi từ lúc đó cho đến cuối năm 1974. Sự người thấp đậm, hai má bầu bĩnh với nước da ngăm đen. Hắn rất ít nói nhưng lại rất hay cười. Lúc hắn cười, hai đuôi mắt nheo lại, hai cái má phính nhích lên cao trông rõ là hiền. Tuy lùn thế thôi nhưng hắn là libero số một của đại đội trên sân bóng chuyền.

      Ở Quất Xá một thời gian rất ngắn, sau đó đại đôi tôi chuyển về thôn Trà Liên Tây cho gần tuyến trước hơn. Làng Trà Liên nằm sát ngay sông Thạch Hãn. Sau khi làm Nhà mới ở Trà Liên. Thằng Hùng chuyển sang a12 ở cùng với ban 2, ngay sư đoàn bộ đóng tại Tân Vĩnh, sát sông Vĩnh Phước. Chúng tôi ở Trà Liên đến khoảng tháng 2/1974 thì chuyển về Nại Cửu. Lúc này đã bắt đầu các vụ luồn nông, luồn sâu ở các cao điểm 367 và Hải Lăng. Vì vậy đại đội phải ở xa dân để đảm bảo bí mật các hoạt động của đơn vị.

      Sự và tôi rất quí nhau nhưng không ai nói ra điều đó. Những lúc có hai đứa, đôi khi nó rủ rỉ nói chuyện thày bu và mấy đứa em nó ở nhà. Sự chỉ kém tôi có mấy tháng nhưng có lẽ do tôi là tiểu đội trưởng và một phần nữa nó cũng hơi nể vì tôi là sinh viên còn nó mới hết lớp 10 (lúc đó phổ thông trung học chỉ đến lớp 10 là hết) nên nó gọi tôi bằng ông xưng tôi, còn tôi gọi nó bằng tên và xưng mình.

       Tôi được bác TraLienTay dạy bơi từ lúc ở chân cao điểm 108. Lúc ở với sông nước Thạch Hãn tôi đã là tay bơi khá. Thằng Sự bơi rất khỏe nhưng chỉ biết “bơi chó”, tốc độ chậm và rất tốn sức. Thế là tôi được dịp dạy nó cách bơi ếch đúng kiểu, vừa nhanh lại không mệt. Lúc đó mà bơi ếch thì có thể bơi cả ngày được. Bây giờ thì chịu rồi.

. . . (còn nữa)
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #489 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 07:03:56 pm »


... Ở Quất Xá một thời gian rất ngắn, sau đó đại đôi tôi chuyển về thôn Trà Liên Tây cho gần tuyến trước hơn...


TTNL ơi, chi tiết hơn thì trước khi chuyển về Trà Liên Tây, Xê20 có "dừng chân" khoảng hơn 1 tháng ở Đông Định, một thôn nhỏ của làng Cam Lộ, nằm bên dòng sông Hiếu, cách Quất Xá khoảng 2-3km xuôi về phía Đông Hà. Có vẻ như ban đầu Xê20 định "cố thủ" lâu dài ở đây, vì đã thấy dục dịch làm nhà, chuẩn bị thao trường, ... Thế rồi lại thấy di chuyển tiếp về Trà Liên Tây và trụ ở đây khoảng 10 tháng. TTNL có nhớ gì về đoạn ngắn ngủi này hông? 
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM