Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:17:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 375307 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #530 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2011, 09:07:28 pm »

Nói rõ thêm qua câu chuyện của e95B dong duổi như các bác đã trao đổi. Chuyến đi Tây Nguyên cùng anh em 95B hồi tháng 3/2010 được anh em kể lại: Sau khi chiếm được BMT, e95B phối thuộc với f320A truy đuổi địch trên đường 7 tại Cheo Reo-Phú Bổn. Đầu tháng 4/1975 cùng QĐ4 vây hãm Xuân Lộc, cụ thể chốt chặn ngã Ba Dầu Giây. Sau khi các e khác của f325 đánh chiếm Long Thành, Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ...và vượt sông SG đánh chiếm căn cứ Cát Lái và đánh vào quận 2, quận 9 cùng BTL hải quân ngụy. Lúc này e95B đã trở về f325 và được giao chốt giữ Thành Tuy Hạ.

Anh em chúng tôi cứ nói yêu rằng e95B là trung đoàn "cave" , khi hết date lại quay về với mẹ. Chúng tôi luôn kính nể người anh em 95 của mình trong những năm tháng chiến tranh luôn luôn chứng tỏ đây là 1 trung đoàn thiện chiến của f325
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #531 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2011, 10:15:56 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 30)

      Đúng 5 giờ 40 phút sáng 21 tháng 3, ánh chớp lửa dữ dội từ các trận địa pháo trên dãy Lưỡi Cái. Các trận địa pháo khác ở phía sau cũng nhất loạt khai hỏa. May mắn thay hôm nay trời không có nhiều mù, đã có thể nhìn rõ các mục tiêu của địch trên các điểm cao. Pháo binh cứ thế mà chĩa thẳng nòng mà bắn. Cự ly gần, bắn thẳng. Không có gì có thể chịu đựng được kiểu bắn như vậy, thật là “táng đởm kinh hoàng” cả về mặt hủy diệt mà nhất là về tinh thần. Các căn cứ của địch không chịu đựng được bao lâu, chắc không quá 15 phút. Cha con nhà lính cứ thế hết điểm cao này đến điểm cao khác nhất loạt tháo chạy. Không biết phía địch thương vong bao nhiêu nhưng chỉ một lúc sau quân ta đã tràn ngập các điểm cao 310, 312, 329, 494, 520, 560, đồi yên ngựa và Mom Kim Sắc. Trận đánh pháo thực sự là một cơn bão khủng, nhanh chóng quét sạch hết cả.

      Trời đã sáng rõ. Pháo 85, 122 và cao xạ 37 bắt đầu chuyển hướng bắn chúc (tà âm) xuống dòng xe cộ đang nhốn nháo tháo chạy trên đường số 1. Có bao giờ ae lại được xem pháo binh bắn tỉa không ? Thật là quá uy lực ! Pháo 122 với sơ tốc đạn 515 (m/s), pháo 85 với sơ tốc đạn 793 (m/s). Pháo cao xạ 37 ly là pháo phòng không, chắc có sơ tốc đầu đạn rất lớn bây giờ lại thành pháo mặt đất bắn liên thanh thì thật là kinh. Chỉ một lúc sau, cha con nhà lính lại quẳng xe cộ mà chạy tháo thân. Đường số 1 từ Đà Nẵng đi Huế bị cắt đứt hoàn toàn. Không còn chiếc xe nào dám liều mạng chạy nữa.

      Chúng tôi không chứng kiến tận mắt pháo bắn nhưng tiếng pháo nổ rền vang làm nức lòng những người lính. Bao nhiêu ngày giờ chờ đợi. Đúng hơn là bao nhiêu năm tháng đợi chờ mới có một ngày. Cái ngày mà pháo binh ta làm chủ hoàn toàn trên chiến trường. Pháo binh địch không có sự phản kháng nào. Địch cho máy bay A37 đánh vào trận địa pháo ta. Thật đúng là chờ sẵn. Pháo cao xạ 37 ly rồi 12 ly bảy và tên lửa vác vai hợp đồng tác chiến hất ngược bọn máy bay lên khiến chúng không thể đánh vào trận địa pháo của ta. Chưa bao giờ nghe pháo binh mặt đất và cao xạ bắn giòn giã như thế. Thảy mọi người đều thấy náo nức, rộn ràng hơn bao giờ hết. Chúng tôi bị bom pháo của địch vùi dập bao nhiêu năm tháng rồi. Bây giờ mình mới được chơi. Một cuộc chơi pháo tưng bừng, náo nhiệt. Một trận dập vùi đáo hận. Một sự hận ròng, canh cánh trong lòng, với biết bao hình bóng đồng đội ngã xuống tơi bời trong những ánh chớp lửa kinh hoàng. Chưa bao giờ người lính được chứng kiến sự gì hơn thế kể cả trận Phan Rang hay trận cuối ngày 30 tháng tư sau này.  

      Bên sư đoàn 324 cũng tấn công Núi Bông cùng lúc với sư đoàn chúng tôi. Núi Bông ở gần chỗ chúng tôi hơn căn cứ Mỏ Tàu nên nghe tiếng pháo bắn ì ùng bên đó rất rõ.

       Chiều hôm đó cánh quân xung kích xuống đường 1 xuất kích. Họ men theo chân các điểm cao 312, 329, 560, 494 và cao điểm 44 rồi chọc thẳng xuống đường. Đêm 21 tháng 3, trung đoàn 18 bắt đầu tấn công các cụm địch trên đường số 1. Đến 10 giờ sáng 22 tháng 3,  họ đã cắt đứt đường số 1 và chiếm một đoạn 4 kilômét từ Ràng Bò Đến Bạch Thạch. Cầu Thừa Lưu cũng bị đặc công nước K5 đánh sập.
 
     Ngày 21 tháng 3 cũng là ngày ta tấn công căn cứ Truồi. Động Truồi là nơi chúng tôi ở để chuẩn bị chiến dịch. Đầu nguồn Truồi là nơi chúng tôi tắm trong tiếng thác đổ rì rào. Động Truồi cùng với Bạch mã là hai ngọn núi cao nhất của Thừa Thiên. Vậy mà căn cứ Truồi thì tôi không nhớ tí gì cả (có lẽ do sư đoàn chúng tôi không đánh ở đó). Như vậy toàn bộ tuyến phòng ngự của địch ở phía tây đường số 1 suốt từ Phú Lộc đến căn cứ Truồi đã bị đánh sập.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2011, 10:09:13 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #532 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 08:24:41 am »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 30)
      
  ... Chúng tôi không chứng kiến tận mắt pháo bắn nhưng tiếng pháo nổ rền vang làm nức lòng những người lính. Bao nhiêu ngày giờ chờ đợi. Đúng hơn là bao nhiêu năm tháng đợi chờ mới có một ngày. Cái ngày mà pháo binh ta làm chủ hoàn toàn trên chiến trường. Pháo binh địch không có sự phản kháng nào. Địch cho máy bay A37 đánh vào trận địa pháo ta. Thật đúng là chờ sẵn. Pháo cao xạ 37 ly rồi 12 ly bảy và tên lửa vác vai hợp đồng tác chiến hất ngược bọn máy bay lên khiến chúng không thể đánh vào trận địa pháo của ta. Chưa bao giờ nghe pháo binh mặt đất và cao xạ bắn giòn giã như thế. Thảy mọi người đều thấy náo nức, rộn ràng hơn bao giờ hết. Chúng tôi bị bom pháo của địch vùi dập bao nhiêu năm tháng rồi. Bây giờ mình mới được chơi. Một cuộc chơi pháo tưng bừng, náo nhiệt. Một trận dập vùi đáo hận. Một sự hận ròng, canh cánh trong lòng, với biết bao hình bóng đồng đội ngã xuống tơi bời trong những ánh chớp lửa kinh hoàng. Chưa bao giờ người lính được chứng kiến sự gì hơn thế kể cả trận Phan Rang hay trận cuối ngày 30 tháng tư sau này.
      . . . (còn nữa)

Thật là tuyệt vời TTNL ơi. Đúng là 1 sự trả hận cho những ngày bị dàn nhạc Tân Tây Lan của địch giã lên đầu trong những ngày đỏ lửa tại QT. Mình tính sơ sơ thương vong của anh em mình tới 70% là do pháo, 20% là do máy bay kể cả B52 còn lại là do đạn bộ binh khi giao chiến. Một con số khủng khiếp. Tại QT thì trong số bị đạn bộ binh thì tới 8 phần là cối cá nhân M79.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #533 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 09:28:39 am »

Góp tý với bác lexuantuong1972: từ kinh nghiệm tổng kết khi pháo chiến dịch và pháo chiến thuật được đưa lên cao - trực tiếp hạ tầm - bắn thẳng, phát huy hết uy lực vốn có của QK V thì đã phổ biến lan rộng toàn quân. Trong cuốn "năm 1975 họ đã sống như thế" của bác Nguyễn Trí Huân - người đã bám F3 suốt thời gian 74-75 đã miêu tả về một cảnh: pháo ta và pháo địch đọ sức - cùng bắn thẳng. Thế mới biết đáng sợ thế nào. Quả thật là cuối 74, đầu 75 ta mới có đủ điều kiện về đạn để có thể áp chế được toàn bộ chiến trường, đối phó được với không quân và pháo binh địch.
Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #534 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 09:57:18 am »

"Ngày 21 tháng 3 cũng là ngày ta tấn công căn cứ Truồi. Động Truồi là nơi chúng tôi ở để chuẩn bị chiến dịch. Đầu nguồn Truồi là nơi chúng tôi tắm trong tiếng thác đổ rì rào. Động Truồi cùng với Bạch mã là hai ngọn núi cao nhất của Thừa Thiên. Vậy mà căn cứ Truồi thì tôi không nhớ tí gì cả (có lẽ do sư đoàn chúng tôi không đánh ở đó). Như vậy toàn bộ tuyến phòng ngự của địch ở phía tây đường số 1 suốt từ Phú Lộc đến Núi Bông đã bị đánh sập"


Núi Bông thì chưa sập đâu, phải đến tận 23.3 cơ, quê ơi Grin
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #535 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 12:26:11 pm »


Núi Bông thì chưa sập đâu, phải đến tận 23.3 cơ, quê ơi Grin

      Quê LiXeTa à, tôi chỉ nói là căn cứ Truồi bị đánh sập thôi chứ núi Bông thì chưa. Khi chúng tôi vượt qua cầu Truồi, tới cầu Nong bị ách lại, thì vẫn thấy núi Bông chưa xong mà.
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #536 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2011, 03:39:48 pm »

Góp tý với bác lexuantuong1972: từ kinh nghiệm tổng kết khi pháo chiến dịch và pháo chiến thuật được đưa lên cao - trực tiếp hạ tầm - bắn thẳng, phát huy hết uy lực vốn có của QK V thì đã phổ biến lan rộng toàn quân. Trong cuốn "năm 1975 họ đã sống như thế" của bác Nguyễn Trí Huân - người đã bám F3 suốt thời gian 74-75 đã miêu tả về một cảnh: pháo ta và pháo địch đọ sức - cùng bắn thẳng. Thế mới biết đáng sợ thế nào. Quả thật là cuối 74, đầu 75 ta mới có đủ điều kiện về đạn để có thể áp chế được toàn bộ chiến trường, đối phó được với không quân và pháo binh địch.

Cũng phải nói rằng thời kỳ này Mỹ đã rút ra khỏi cuộc chiến cụ thể không còn sự chi viện của Hải quân của hạm đội 7 cũng như không quân Mỹ nữa. Ta thừa hiểu công thức của địch là Việt Nam hóa chiến tranh là Hỏa lực Mỹ + bộ binh ngụy = Chiến thắng, khi phương trình này thiếu 1 yếu tố thì giá trị của nó sẽ đảo ngược lại.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #537 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 04:35:36 pm »

.
      Xin lỗi anh em !
 
      Bản đồ hôm trước "Trận đánh ngày 21/3/1975", tôi có ghi nhầm một địa danh đèo "Phú Gia" và "Phước Tượng". Xin được chỉnh lại dưới đây.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2011, 05:08:42 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #538 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 09:12:40 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 31)

      Về sau này tôi mới biết, sáng 23/3 75, sư đoàn 324 bắt đầu đánh vu hồi và vòng qua điểm cao 303 Mỏ Tầu để tiến về phía đông, phía đường 1, ở tây bắc cầu Truồi. Nhưng đến ngày 24/3, khi chúng tôi vượt qua cầu Truồi, chọc theo đường 1 lên cầu Nông (chúng tôi vẫn gọi là Nong) thì vẫn chưa thấy f 324 xuống đến đường 1. Tiếng pháo và các loại súng vẫn nổ rất rộ. Không biết sao f 324 gặp phải khó khăn như vậy. Lúc đó tôi vẫn tưởng f324 chưa giải quyết xong núi Bông. Nhưng theo bác Lixeta thì ngày 23 núi Bông cũng được giải quyết ?!

     Sáng 23/3/75, trung đoàn 18 của 325 bắt đầu đánh chiếm Mũi Né. Thực sự là tinh thần của địch đã không còn nên mất sức chiến đầu và dễ dàng tháo chạy khi bị ta đánh. Được đà e18 tiến đánh qua Phú Lộc và đến chiều thì chiếm được đèo Phước Tượng. Một lực lượng của e18, vòng theo bờ Đầm Cầu Hai để chặn địch tại cửa Tư Hiền. Lực lượng chính chuẩn bị tiến đánh đèo Phú Gia và Lăng Cô. Một toán trinh sát của chúng tôi đi trước, cùng đi theo e18 đánh hướng này.

      Trong khi đó, trung đoàn 101/f325 tiến ngược ra phía Huế và 16 giờ 30 ngày 23/3 đã đánh chiếm căn cứ Lương Điền. Toán trinh sát thứ hai của chúng tôi được lệnh xuất phát. Toán này có trung trưởng Bùi văn Thắng, trung phó Dương Chí Lục, thằng Quynh a trưởng, một thông tin 2 oát, hai tay súng AK bảo vệ thông tin và tôi là người cầm bản đồ, sẵn sàng cắt đường dẫn bộ binh đánh vòng nếu hướng tấn công dọc đường 1 bị chặn ở đâu đó.

      Chúng tôi xuất phát từ cứ của c20 và khoảng 2 giờ chiều thì đến sát chân Mom Kim Sắc. Khoảng 4 giờ, chúng tôi xuống đến Bạch Thạch. Bạch Thạnh là một vị trí của Địch đã bị ta đánh chiếm từ đêm 21/3. Lâu ngày ở trên rừng, bây giờ được đặt chân lên đường nhựa, trong lòng ai nấy đều cảm thấy rất bồi hồi. Tuy trận đánh ở đây là đêm hôm kia rồi nhưng vẫn còn thấy mùi chiến trận. Mùi thuốc pháo vẫn còn phảng phất làm trực giác những người lính tởn lên một cảm xúc lạ mà quen. Không khí căng thẳng của những ngày nào đó ùa về cùng với sự thảnh thơi khi nhìn cảnh chiến trận vừa đi qua đan xen lẫn lộn.

      Ai đó thốt lên “ Có mùi !”. Tôi ngó dớn dác xung quanh và nhìn thấy một chiếc thuyền úp ngược. Một chiếc thuyền gỗ, chắc là của dân đánh cá trong Đầm Cầu Hai, người ta đã kéo nó từ biển lên, kéo qua đường 1 và cất ở đây. Tôi và một đứa nào đó (bây giờ không nhớ) đi lại phía chiếc thuyền. Chiếc thuyền úp và được kê cao, có thể chui vào ngồi ở dưới được. Không ai bảo ai, hai thằng đều cúi xuống nhìn vào trong. Phía dưới, ở giữa chiếc thuyền là một đống củi gỗ, loại củi mà dân ở đây thường đào hố cho xuống để đốt lấy than hoa. Hai thằng tôi đều “Ồi !” lên cùng lúc. Trên đống gỗ, dưới chiếc thuyền úp ngược là một cái xác lính địch. Cái xác được đặt nằm ngửa, hai tay đặt trên bụng, đầu quay về hướng bắc rất ngay ngắn. Thì ra “có mùi” là từ đây. Chắc hẳn thằng này có thằng bạn thân, không kịp chôn cất chiến hữu nên giấu tạm vào đây hy vọng sẽ quay lại. Ừ ! cũng là tình bạn vào sinh ra tử mà. Nghĩa cử của anh ta trong đêm bị đối phương tấn công quyết liệt như vậy kể cũng đáng trân trọng.

      Chúng tôi qua đường 1 thì cũng là sát bờ biển của Đầm Cầu Hai. Cả toán, người ngồi, kẻ nằm tất cả đều hóng ra biển đón  gió, nghỉ ngơi trước khi đi tiếp. Tiếng súng vẫn đang rộ lên ở phía căn cứ Lương Điền.

. . . (còn nữa)
Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #539 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 08:21:13 am »

Đúng là Núi Bông đã được giải quyết xong trưa ngày 23.3.75. Tuy nhiên, đoạn đường dưới chân Núi Bông cực kỳ nhiều mìn nên chúng tôi phải dừng lại để công binh gỡ mìn. Đến sáng 25.3 mới gỡ xong mìn và chúng tôi mới tiến ra đường 1 được.
Chuyện này tôi đã kể trong "Hành trình đến dinh ĐL" và "Những mảnh rời ký ức" rồi. Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM