Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:59:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374580 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #370 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 09:22:59 pm »


Bác TTNL có còn giữ được bản Cảnh đồ nào của "căn cứ địch" này không? Không có trong cặp thì có trong đầu cũng được, pọt lên cho dễ tưởng tượng.

Mà diễn tập chỉ cách xa địch thật khoảng 4-5km chim bay thì cũng kỳ nhỉ. Hồi đó trên chiến tuyến thế nào mà phía sau lại rảnh thế?

     Cảnh đồ mà có thì tôi đã pọt lên rồi. Bây giờ mà vẽ lại theo trí tưởng tượng thì mất nhiều thì giờ lắm. Còn trận diễn tập ở thung lũng Cùa. Chỗ gần địch nhất là Khe Trai và điểm cao 367. Theo bản đồ thì đường chim bay cũng phải cách 10 km. Thời điểm diễn tập là đầu năm 1974, khoảng tháng 3 gì đó. Tôi biết mọi người thường đọc rất nhanh nên thể nào cũng lướt qua mất thời điểm. Vì thế nên ở đoạn "Làng Quất Xá (tiếp 15)", tôi phải ghi rõ "(Bây giờ là thời điểm đầu năm 1974)".

     Thời điểm này toàn tuyến Quảng Trị hoàn toàn yên bình. Công bằng mà nói, Quảng trị sát miền bắc, sau 1 năm củng cố, ta rất mạnh. Chỉ có địch sợ ta thôi. Chỗ khe Trai hiểm trở địch cũng không dám bắn tỉa ta khi đi qua đây nữa.
Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #371 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 10:07:28 pm »

     Viết thì lâu, đọc thì mau. Vả lại mấy chục năm đã qua, trí nhớ cũng mai một đi nhiều, bác vừa viết vừa phải lục lọi trong ký ức, thêm công việc bận rộn thành ra 1-2 ngày hoặc lâu hơn mới có 1 bài không dài lắm. Em hay người khác chắc cũng thế, đọc nhoằng cái xong rồi vêu lên ngồi đợi bài tiếp, thấy nó xuất hiện là "ăn tươi nuốt sống" ngay. Thế thì có bỏ sót một vài chi tiết cũng dễ hiểu thôi mà.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #372 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 10:24:35 pm »

    Viết thì lâu, đọc thì mau. Vả lại mấy chục năm đã qua, trí nhớ cũng mai một đi nhiều, bác vừa viết vừa phải lục lọi trong ký ức, thêm công việc bận rộn thành ra 1-2 ngày hoặc lâu hơn mới có 1 bài không dài lắm. Em hay người khác chắc cũng thế, đọc nhoằng cái xong rồi vêu lên ngồi đợi bài tiếp, thấy nó xuất hiện là "ăn tươi nuốt sống" ngay. Thế thì có bỏ sót một vài chi tiết cũng dễ hiểu thôi mà.

     Tôi đang ngồi viết báo cáo, báo mèo để sáng thứ hai phát cho mọi người trong phòng. Một cái đề cương cỡ hai chục trang thôi nhưng phải làm cẩn thận nên cũng mất thì giờ. Ngồi viết mà nhớ lời bác 6971 nói vẽ theo trí nhớ để anh em dẽ tưởng tượng thành ra cứ áy náy. Thôi thỉ mở Microsoft Word ra khoáng đại một cái. Bây giờ mà đi tìm một cảnh núi giống như thế rồi ngồi Photoshop để vẽ thành cảnh đồ thì lâu lắm. Nếu vẽ lại cảnh bằng bút chì như trước kia thì còn lâu hơn.

     Loắng ngoắng vài cái, rất xấu, cứ đưa đại lên, không có ý coi thường mọi người.  Mong anh em thông cảm !  
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 10:47:29 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #373 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 10:44:06 pm »

   
 ...    Tôi đang ngồi viết báo cáo, báo mèo để sáng thứ hai phát cho mọi người trong phòng.


Bác TTNL ơi, tối cuối tuần, bác ngồi cặm cụi viết báo mèo, còn "mọi người trong phòng" đi nhậu hay ngồi xem TV, trong khi ae CCB trên QSVN ngưỡng mộ bác, ngồi đỏ mắt chờ bác, thì thật là bất công, bất công.

Mà cái cảnh đồ bác khoắng bằng MS với mấy cái lô cốt từ chân lên đỉnh đồi ấy có vẻ giống căn cứ Ba Vành ở chân núi Ba Vì (3 mỏm rất giống), là sào huyệt binh địa của d74 của thiếu tá Điện chứ không có vẻ gì là căn cứ ở thung lũng Cùa, sau lưng phải là dãy VoiMẹp có 1 đỉnh thôi.
Logged

Nhật ký Viết lại
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #374 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 10:50:34 pm »


Bác TTNL có còn giữ được bản Cảnh đồ nào của "căn cứ địch" này không? Không có trong cặp thì có trong đầu cũng được, pọt lên cho dễ tưởng tượng.

Mà diễn tập chỉ cách xa địch thật khoảng 4-5km chim bay thì cũng kỳ nhỉ. Hồi đó trên chiến tuyến thế nào mà phía sau lại rảnh thế?

     Cảnh đồ mà có thì tôi đã pọt lên rồi. Bây giờ mà vẽ lại theo trí tưởng tượng thì mất nhiều thì giờ lắm. Còn trận diễn tập ở thung lũng Cùa. Chỗ gần địch nhất là Khe Trai và điểm cao 367. Theo bản đồ thì đường chim bay cũng phải cách 10 km. Thời điểm diễn tập là đầu năm 1974, khoảng tháng 3 gì đó. Tôi biết mọi người thường đọc rất nhanh nên thể nào cũng lướt qua mất thời điểm. Vì thế nên ở đoạn "Làng Quất Xá (tiếp 15)", tôi phải ghi rõ "(Bây giờ là thời điểm đầu năm 1974)".

     Thời điểm này toàn tuyến Quảng Trị hoàn toàn yên bình. Công bằng mà nói, Quảng trị sát miền bắc, sau 1 năm củng cố, ta rất mạnh. Chỉ có địch sợ ta thôi. Chỗ khe Trai hiểm trở địch cũng không dám bắn tỉa ta khi đi qua đây nữa.
Bác TTNL ! Nhân chuyện bác nói về bắn tỉa , bác cho em hỏi trong thời gian KCCM thì phía bên kia lính VNCH họ sử dụng súng bắn tỉa loại gì ? Bắn có chính xác không ? Phản ứng của lính ta khi gặp bắn tỉa của đối phương và cách trị lại xạ thủ bắn tỉa nếu có ?
 Bắn tỉa ngoài kỹ thuật bắn để chính xác hạ mục tiêu còn có chiến thuật của lính bắn tỉa kết hợp với nhau gây cho đối phương hoảng loạn tinh thần rối ren đội hình , lính ta đã chống lại bị bắn tỉa bằng cách nào ?
 Sang thời bọn em còn nằm ở BGTN súng bắn tỉa cực kỳ lợi hại và nó từng 2 lần cứu sống lính C2 , 1 lần trong tư thế đánh vận động không lên nổi và 1 lần giữ chốt từ xa bắn tỉa địch vận động vào chốt .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #375 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 11:42:50 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 22)

     Lục lại sang bếp hậu cần lấy cơm. Hai thằng tôi được chia một mâm riêng. Một xoong sáu đựng cơm có nắp. chồng lên trên là một xoong sáu đựng canh. Trên cùng là cái nắp xoong lật ngửa có hai ngăn để đựng ba bốn món thức ăn vừa rau, vừa thức ăn mặn. Chín hào có khác, cả canh là năm món. Cơm rất nhiều, hai thằng ăn không hết mặc dù cả Lục và tôi đều là những thằng miệng rộng, ăn rất khỏe. Ăn xong hai thằng lăn ra ngủ, sơ đồ, cảnh đồ, thiết đồ gì đó để mai nộp “các cụ” cũng không sao. Cái chính là phải vẽ thật đẹp, để cho biết thế nào là trinh sát trước các binh chủng khác. Thế thôi ! Còn cái hồ sơ chúng tôi nộp lên thì chẳng có ý nghĩa gì cho diễn tập.

     Ngủ dậy, tôi bò ra trên bàn để vẽ. Đầu tiên là hoàn chỉnh cái sơ đồ. Lục làm cho tôi cái thước kẻ bằng gỗ. Không biết nó lột cái nẹp gỗ này ở chỗ nào mà ngon thế, vừa dài, vừa thẳng lại vừa mỏng. Xong việc nó ngồi gọt bút chì cho tôi và góp ý kiến cho các bản vẽ. Việc cuối cùng của sơ đồ là ghi tên người vẽ “TíchTườngNhưLệ và LưuXuânLục”.

     Xong sơ đồ, tôi vẽ thiết đồ mấy cái lô cốt. Lô cốt bao cát thì vẽ đại khái thôi, thế nào mà chả ra lô cốt. Nhưng tôi cố thể hiện mấy bao cát ở gần, vẽ sao cho thấy rõ các dợi dệt bằng nylon, rồi vờn cho bóng loáng như thật. Nhìn qua lỗ châu mai còn thấy vài cọng hoa cỏ may. Đúng là “hoa lá cành” một cách cố ý. Đểu thật !

     Nhớ lại, ngày chúng tôi học binh địa ở d74 (tiểu đoàn trinh sát của cục 2), tôi vẽ cảnh đồ cũng khá lắm. Lão Hùng “đen”, vừa là trung trưởng vừa là giáo viên rất thích thiết đồ tôi vẽ, lão hay cho điểm 10. Lão Hùng thích ở với mấy đứa tôi trong ngôi nhà lá vách đất chật chội của ông lão mù.
Ba thằng tôi SauChinbayMot, Thái “gẩu” và tôi đã chật, thế mà lão còn xông vào ở cùng. Lão này tính rất hay, rất lính tráng và vui vẻ. Ngoài giờ học, lão và chúng tôi trêu trọc nhau đủ thứ, cười đùa, đuổi nhau, đấm đá linh tinh xòe. Mà lão đấm đau đấy, không chạy nhanh thì oẹo vai, thót sườn với lão. Nhớ một lần buổi tối có phim chiếu ở sân bóng. Lão Hùng sốt ruột đi trước. Một quãng chẳng thấy chúng tôi đâu, đâm ra bơ vơ. Lão quay lộn trở lại để tìm bọn tôi, lại còn bịt mũi giả giọng, đứng ngoài hàng cúc tần hỏi vọng vào nhà xem thằng 6971 nó đi chưa. 6971 cũng bịt mũi trả lời lại “thằng 6971 nó đi với ông Hùng đe-en đe-en rồi !”. Bọn tôi cười tóa lên. Lão Hùng nhảy phắt qua hàng rào, một phát đến sát ngay sườn bác 6971, bác này cũng nhanh, luồn ngay sau lưng cụ chủ nhà mù. Giằng co một lúc, cười ầm ỹ, rồi kéo nhau ra sân bóng.

    Chúng tôi không lần nào gặp lại anh Hùng. Nghe có người nói, anh bị thương ở trong B, mất một chân.

. . . (còn nữa)  
Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #376 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 12:17:40 am »

Trích dẫn
Chúng tôi không lần nào gặp lại anh Hùng. Nghe có người nói, anh bị thương ở trong B, mất một chân.

     Việc này Bác TTNL cứ giao trách nhiệm cho bác 6971. Theo như những gì được đọc thì bác ấy không chỉ là một chuyên gia hóa học mà còn là chuyên gia tìm kiếm nữa.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #377 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 11:56:39 am »


 ... Sang thời bọn em còn nằm ở BGTN súng bắn tỉa cực kỳ lợi hại và nó từng 2 lần cứu sống lính C2 , 1 lần trong tư thế đánh vận động không lên nổi và 1 lần giữ chốt từ xa bắn tỉa địch vận động vào chốt
...

Trong suốt thời kỳ ác liệt ở Quảng Trị, tôi chưa hề nghe nói "bắn tỉa" từ phía địch. Chỉ có pháo giàn, bom tọa độ, cấp tập, rải thảm, ngược hẳn với kiểu "tỉa". Có thể địch cũng "tỉa" ta nhưng ở thời điểm khác, vùng khác.

Nhưng ở Quảng Trị giai đoạn sau Cổ Thành, "bắn tỉa" của ta khá lợi hại. Không phải cánh lính trên chốt điên lên "tắc cú" cho đối phương một phát mà là có xạ thủ bắn tỉa, đội bắn tỉa, súng bắn tỉa, chuyên nghiệp hẳn hoi. Tôi không nhớ đội bắn tỉa thuộc quản lý của tiểu đoàn hay trung đoàn, sư đoàn, mặt trận, nhưng họ được cử đến các đại đội chốt trên chiến tuyến, như kiểu đi phối thuộc. Súng bắn tỉa là súng chuyên dụng, của Hungary, nòng dài, có ống ngắm với vạch chữ thập ở giữa như thường thấy trong các phim của Holiwood. Bắn xong, tháo rời, xếp gọn vào túi. Phạm vi bắn chính xác có thể tới 2-3 cây số. (Các chuyên gia vũ khí đâu rồi?).

Nhiệm vụ của cánh bắn tỉa ở QT không phải là tiêu diệt sinh lực đối phương, rình cả ngày "đòm" được một phát thì đáng gì, chủ yếu là giảm độ linh động của quân địch trong phạm vi lân cận chiến tuyến. Địch sợ bị tỉa nên ban ngày nằm dưới hầm là chính, hạn chế đi lại và nhiều hoạt động quân sự khác.

Tôi đã có dịp ngồi nói chuyện kiểu lính tráng với một xạ thủ bắn tỉa ở Q Trị, cuối Bảy Hai. Không có gì nguy hiểm đặc biệt đối với lính bắn tỉa, vì bắn tỉa là đang yên đang lành chỉ nghe nhõn một tiếng "đoành" thôi mà là tiếng "đoành" do anh ta chủ động. Thế nhưng tinh thần thì thường khá căng thẳng. Hôm ấy, tôi nghe anh ta chậm rãi kể về vụ cách đấy ít ngày đã bắn một người lính TQLC đang tắm ở hố bom phía bên kia chiến tuyến. Nếu không có súng bắn tỉa thì hố bom ấy đủ xa chiến tuyến, ngòai tầm súng bộ binh thông thường. "Thế bắn bị thương để cảnh cáo thôi có được không?" "Không, không ai dạy như thế cả!". Xông lên giáp là cà, không giết nó thì nó giết ta, tự nhiên, chứ ngắm bắn đối phương như ngắm bia, thậm chí như bắn lén vậy thì cũng căng thẳng chứ. Ấn tượng căng thẳng còn lây cả sang tôi. Tôi còn thấy trong nhật ký, Q.2, đoạn ghi lại ý nghĩ của tôi về chuyện người lính TQLC bị bắn tỉa khi đi tắm.

Chiến tranh nó thế đấy!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2010, 02:54:25 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #378 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 02:48:17 pm »

...
Nhớ lại, ngày chúng tôi học binh địa ở d74 (tiểu đoàn trinh sát của cục 2), tôi vẽ cảnh đồ cũng khá lắm. Lão Hùng “đen”, vừa là trung trưởng vừa là giáo viên rất thích thiết đồ tôi vẽ, lão hay cho điểm 10.

... 6971 cũng bịt mũi trả lời lại “thằng 6971 nó đi với ông Hùng đe-en đe-en rồi !”.

Thực ra Hùng đen khi đó không phải là b trưởng mà là b phó của lớp binh địa. A trưởng là Bơn, b trưởng là Đức, c trưởng là Thông "nghệ", d trưởng là Điện. Mà câu 6971 bịt mũi nói vọng ra là: "Thằng Tờ nó đi với ông Kíp Lê rồi". Cái tên Hùng Kíp Lê là 6971 đặt cho a Hùng. Thời đó học phổ thông có bài: "Em là muỗi anophen" - dạy cho học sinh về đặc điểm và tác hại của loài muỗi gây bệnh sốt rét, và bài "Chú Kíp Lê", giới thiệu một loại than đá quý ở vùng mỏ Quảng Ninh.

Có ai còn nhớ 2 bài này không. Tôi chỉ nhớ 1 bài:

"Em là muỗi anophen
Vì anh không biết em bèn xưng tên
Tính em vốn thích ban đêm,
đến khi chập choạng lên đèn bay ra
Hồ ao nước đọng là nhà
Thích vào bụi rậm bay ra xó giường
Khi em bay rất nhẹ nhàng
Không kêu như chị muỗi thường ấy đâu
Khi em đốt chẳng thấy đau
Chúc đầu, chổng vó đằng sau lên trời
Những anh chỉ thích rong chơi
Ngủ màn không mắc em thời đốt ngay
Thế rồi sốt rét có ngày"

Nghĩ cũng kỳ, sẩm sẩm tối nghe học sinh 7-8 tuổi ra rả học thuộc lòng bài này thì còn gì là tâm hồn trẻ thơ nữa nhỉ. Lại còn:

"Miền Nam yêu dấu anh hùng
Là xương, là thịt, là lòng của tôi"

Ý nghĩa thì tuyệt, nhưng nghe cứ chạnh như hồn con vịt nó hiện lên trước đĩa tiết canh ấy nhỉ.

 
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #379 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:23 am »


Bác TTNL có còn giữ được bản Cảnh đồ nào của "căn cứ địch" này không? Không có trong cặp thì có trong đầu cũng được, pọt lên cho dễ tưởng tượng.

Mà diễn tập chỉ cách xa địch thật khoảng 4-5km chim bay thì cũng kỳ nhỉ. Hồi đó trên chiến tuyến thế nào mà phía sau lại rảnh thế?
         Thời điểm này toàn tuyến Quảng Trị hoàn toàn yên bình. Công bằng mà nói, Quảng trị sát miền bắc, sau 1 năm củng cố, ta rất mạnh. Chỉ có địch sợ ta thôi. Chỗ khe Trai hiểm trở địch cũng không dám bắn tỉa ta khi đi qua đây nữa.
Bác TTNL ! Nhân chuyện bác nói về bắn tỉa , bác cho em hỏi trong thời gian KCCM thì phía bên kia lính VNCH họ sử dụng súng bắn tỉa loại gì ? Bắn có chính xác không ? Phản ứng của lính ta khi gặp bắn tỉa của đối phương và cách trị lại xạ thủ bắn tỉa nếu có ?
 Bắn tỉa ngoài kỹ thuật bắn để chính xác hạ mục tiêu còn có chiến thuật của lính bắn tỉa kết hợp với nhau gây cho đối phương hoảng loạn tinh thần rối ren đội hình , lính ta đã chống lại bị bắn tỉa bằng cách nào ?
 Sang thời bọn em còn nằm ở BGTN súng bắn tỉa cực kỳ lợi hại và nó từng 2 lần cứu sống lính C2 , 1 lần trong tư thế đánh vận động không lên nổi và 1 lần giữ chốt từ xa bắn tỉa địch vận động vào chốt .

Sư đoàn 325 khi chuyển từ huấn luyện quân tăng cường sang quân cơ động có 1 đơn vị bắn tỉa mà thành phần chủ yếu là các cầu thủ đội bóng đá của sư đoàn trong đó có Nguyên là SV ĐH xây dựng, có Đoàn Kiều về sau này là phụ trác CLB QĐ. Khi vào Quảng Trị chúng tôi không thấy lính bắn tỉa ở cánh Đông, sau Paris mới thấy xuất hiện lính bắn tỉa. Tiểu đội tôi có một cậu về nằm tại tiểu đội. Anh ta tên là Minh là SV Toán của ĐHSP Vinh. Khẩu bắn tỉa hồi ấy đi với Minh là của Nga gọi là CVD hay CVK gì đó đặc biệt ở chỗ báng súng khoét để thò bàn tay vào bóp cò. Nói chung theo tôi ở lính bắn tỉa thì hệ số an toàn cao hơn nhất là khi vỡ chốt thì ù té nhanh hơn còn bom pháo thì nhờ giời
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM