Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:39:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374811 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #340 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 10:39:10 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 19)

     Ba rưỡi chiều hôm đó chúng tôi mới đến nhận lệnh của ban 2. Tư lệnh và bộ tham mưu cùng các đơn vị tham gia tác chiến đều đóng quân ở trong doanh trại của một đơn vị nào mà tôi không nhớ tên. Đơn vị này đã tạm chuyển đi đâu đấy để lấy chỗ cho diễn tập. Chúng tôi có nhiệm vụ vẽ toàn bộ sơ đồ căn cứ của “địch”.

     Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi được chỉ đường tới một ngôi nhà nhỏ, mái tranh, dứng bằng đất theo kiểu nhà ở đồng bằng bắc bộ. Ngôi nhà khá xa các nhà khác. Chỉ có hai đứa chúng tôi ở căn nhà đó. Nhà đơn sơ chỉ có hai cái giường tre và một cái bàn gỗ. Hai bên bàn là ghế tre đóng xuống đất. Giữa cái bàn và hai cái giường được ngăn bằng một tấp liếp.Có lẽ đây là nhà của y tá đại đội. Hai cái giường của hai y tá và cái bàn để khám cho anh em. Lúc đó không có tủ thuốc. Toàn bộ thuốc men đều trong túi của y tá. Nhưng cũng có thể đây là cái nhà gác của đơn vị vì nó ở rất xa các nhà khác. Như thế có vẻ hợp lý hơn.

     Lục đi lĩnh cơm ở bếp của hậu cần. Tôi tranh thủ phóng bản đồ để sáng mai ra thực địa vẽ sơ đồ trận địa. May có cái bàn phẳng nên công việc rất thuận tiện. Lục lấy cơm về, nó nói:

-   Nghỉ tay ăn cơm đã. Lính tham gia diễn tập được ăn tiêu chuẩn 9 hào (lúc đó tiêu chuẩn ăn của lính   
     là 6 hào 8, lính trinh sát chúng tôi được ăn tiêu chuẩn 7 hào 2, hơn lính khác những bốn xu một ngày).
-   Sang nhề. Có nhiều nhúc không mày ? (“Nhúc” tiếng miền trung là thịt)
-   “Cỏ nhục, cỏ cả cà cỏ đuôi” (có nhúc, có cả cá có đuôi – cá có đuôi để phân biệt với cà có cuống).
-   Tèn tén ten thôi !

. . . (còn nữa)
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #341 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 11:55:14 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 20)

     Chúng tôi ăn xong thì trời vẫn sáng. Tôi tranh thủ khoắng nốt mấy đường, loáng một cái cũng xong. Hai thằng tôi lang thang trên đồi. Thung lũng Cùa rất lớn và bằng phẳng nằm lọt giữa tứ bề là núi thẳm, rừng xanh. Đất đồi ở đây trồng tiêu rất tốt. Tiêu Cùa thơm cay nổi tiếng. Nhìn xuôi xuống dốc theo hướng tây nam, một triền đất cứ thoải dần, thoải dần rất xa tới tận nơi trũng nhất của thung lũng. Đó là một cánh đồng lúa nước khá rộng. Xung quanh đồng lúa là năm bảy cái làng của cả người Kinh và đồng bào dân tộc.

     Nghe nói có lúc cây cối xung quanh thung lũng bị thuốc rụng lá của Mỹ đánh trơ trọi hết. Giờ này cây cối đã trở lại um tùm. Tuy nhiên về sau này tôi được nghe những chuyện người dân vùng Cùa bị nhiễm chất độc da cam từ chất rụng lá. Có gia đình, các con sinh ra đều dị dạng, chỉ sót lại một người không bị. Người đó bỏ làng mà đi kiếm sống ở nơi khác. Anh không dám lấy vợ. Mãi sau có người thương mới lấy anh làm chồng. Hai người chẳng dám sinh con vì sợ sẽ sinh ra những đứa con giống như cô chú của chúng. Rồi chị cũng có bầu. Ngày chị sinh, anh không dám đến nhà hộ sinh vì sợ nhìn thấy con mình. Một nỗi ám ảnh kinh hoàng . . .

     Những gì trên mặt đất đã được rửa trôi theo năm tháng. Nhưng không biết dưới mạch đất kia còn lại những gì ? Nó làm tôi nhớ đến chuyện nhiều người dân chết không rõ nguyên nhân ở thôn Trà Liên Tây. Một cái thôn bị lụt nước sông Thạch Hãn hàng năm, có năm gần tháng trời. Nước lụt cũng là nước ăn của bà con những ngày đó. Liệu có phải nó không liên quan gì đến những cái chết bất thường đó không ? Chưa ai trả lời được.

     Bất chợt cảm thấy buồn. Phải rồi ! Mảnh đất này đã mấy đời nay đau đớn giãy dụa. Không gia đình nào yên ổn không người nào là không dính chiến cuộc, kiểu này hay kiểu khác. Từ thời ông bà tôi với cảnh người chết đói năm 45. Chuyện bà tôi kể, có thằng người bị đói, lả đi, dặt dẹo không biết đã bao nhiêu ngày. Đột nhiên nó vùng lên cướp cái bánh của người ta. người ta la hét, chửi bới nó rồi bỏ đi. Nó nhét vội vàng cái bánh cướp được vào mồm, nghẹn lên nghẹn xuống mấy lần. Nuốt xong cái bánh được một lúc thì nó lên cơn đau đớn vật vã rồi sùi bọt mép mà chết. Bà tôi bảo, người đói lâu ngày mà ăn ngay như thế là bục bao tử là chết. Mỗi lần kể chuyện này hai hốc mắt đục lờ không rõ lòng trắng lòng đen của bà lại hấp háy, từ đó nước mắt cứ lăn xuống hai gò má răn reo của bà. Bà tôi lấy vạt yếm chùi chùi, chấm chấm lên hai con mắt. Mắt bà tôi, đôi mắt của dân đồng chiêm chũng, ao đồng lẫn lộn. Cả làng “mắt toét ba vành sơn son”.

     Bố mẹ tôi thì lăn lộn ở Việt Bắc. Hai người gặp nhau trên chiến khu mà thành vợ chồng. Chả mấy khi được ở với nhau. Thế mà lại sinh ra tôi ở đó, có lẽ là để có người kế tục mà vật vã cho cái mảnh đất này. Bởi khi bố tôi vẫn còn lăn lộn ở B, mẹ tôi thì lận đận lo toan cho mẹ chồng và lũ em sơ tán thì tôi vào hàng ngũ của bao nhiêu người cùng thế hệ. Lại một thế hệ “xách súng ra đi”.

     Ôi ! Mảnh đất. Yêu hay đau ? Ghét và thương !

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 12:05:59 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #342 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 12:37:08 am »

La bàn thời Pháp, nhưng không biết có phải là của Pháp không? 6971 không rành tiếng Phớp, biết mỗi 2 chữ Phu tho nghĩa là Phú Thọ, nên không biết giải thích 4 chữ cái trên mặt la bàn là thế nào. Tiếng ta thì ngược chiều kim đồng hồ là Đ-B-T-N, tiếng Anh là E-N-W-S, còn trên ảnh lại là ...S-W?  

4 chữ cái trên mặt cái la bàn đó xuôi chiều kim đồng hồ là : O - N - W - S

Đây không phải là tiếng Pháp đâu ạ, vì tiếng Pháp thì tương ứng với Đông - Bắc - Tây - Nam sẽ là : Est - Nord - Ouest - Sud. Ban đầu nhìn chữ O em cũng tưởng nhầm đây là tiếng Pháp (tương ứng với Tây - Ouest). Nhưng do chữ O đối diện với chữ W nên không đúng.

Em đoán đó là viết tắt 4 hướng của tiếng Đức. Trong tiếng Đức, Đông - Bắc - Tây - Nam là : Osten - Norden - Westen - Süden.
(Em không biết tiếng Đức, 4 từ tiếng Đức trên là em tra trên mạng)

Liên quan đến việc "xuôi" và "ngược" chiều kim đồng hồ của các hướng:

Nếu ta coi đó đúng là tiếng Đức thì sẽ không đúng với trong thực tế. Vì khi ta đứng sao cho tay trái hướng thẳng về Đông, tay phải hướng thẳng về Tây thì ta sẽ nhìn về phía Nam chứ không phải phía Bắc. Em đoán là do la bàn được thiết kế để sử dụng gián tiếp qua tấm gương trên nắp nên họ mới đánh dấu như thế.

Tìm thêm trên mạng thì em thấy có 1 số la bàn của Mỹ tương tự (với tấm gương trên nắp)
Các chữ cái trên các la bàn kiểu này theo "xuôi" chiều kim đồng hồ cũng là : East - North - West - South (Đông - Bắc - Tây - Nam)
Và khi nhìn vào ảnh trong gương thì các hướng hoàn toàn đúng với thực tế.

Một trong những ảnh em lấy từ website:
http://www.freewebs.com/tedbrink1/usa.htm

« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 01:36:17 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #343 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 07:33:04 am »


4 chữ cái trên mặt cái la bàn đó xuôi chiều kim đồng hồ là : O - N - W - S

Em đoán đó là viết tắt 4 hướng của tiếng Đức. Trong tiếng Đức, Đông - Bắc - Tây - Nam là : Osten - Norden - Westen - Süden.

Nếu ta coi đó đúng là tiếng Đức thì sẽ không đúng với trong thực tế. Vì khi ta đứng sao cho tay trái hướng thẳng về Đông, tay phải hướng thẳng về Tây thì ta sẽ nhìn về phía Nam chứ không phải phía Bắc. Em đoán là do la bàn được thiết kế để sử dụng gián tiếp qua tấm gương trên nắp nên họ mới đánh dấu như thế.



Cám ơn bạn Star đã lặn lội tìm câu trả lời. Có lý. Nhưng vẫn còn băn khoăn. Nếu 4 chữ cái in ra nhằm cho mục đích nhìn qua gương, thì các chữ cái này cũng phải viết ở dạng "ngược", tức là giống như ảnh của chữ cái thật khi nhìn qua gương, thì qua gương mới "đảo" lại thành chữ thật. Hai chữ cái O và W thì xuôi ngược như nhau, nhưng chữ S và N qua gương không còn là chữ cái nữa. Các con số chia độ cũng vậy, qua gương không còn là số nữa. Như trường hợp xe cứu thương, người ta phải viết "ngược" chữ Ambulance để các lái xe khác nhận ra xe ưu tiên qua gương.

Hãy biết đến thế, nhỉ.

À, mà cái ảnh bạn post lên bị lỗi, không xem được trên máy tính của tôi!

 
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 07:40:12 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #344 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 09:28:31 am »

Em đoán là do la bàn được thiết kế để sử dụng gián tiếp qua tấm gương trên nắp nên họ mới đánh dấu như thế.
Có lý. Nhưng vẫn còn băn khoăn.
Việc đọc hướng trên la bàn sao cho thuận lợi dẫn tới việc in ngược Đông Tây và ngược cả chiều tăng góc từ 0 đến 360 độ. Cái này các bác ngành pháo chắc là thạo.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #345 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 07:55:05 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 21)

     Sáng hôm sau, hai thằng tôi với hai khẩu súng đeo vai đi lên trận địa. Tôi thì mang thêm giấy bút, bản đồ, ống nhòm địa bàn để tác nghiệp.
     
     “Căn cứ của địch” đang được xây đắp bằng các bao cát và cũng sắp hoàn thành. Chỗ này đang đắp nốt lô cốt, chỗ kia đang chăng các loại dây thép gai. Có đủ các loại hàng rào từ hàng rào đơn, hàng rào bùng nhùng, rồi mái nhà và cũi lợn. Chiều sâu của cá loại hàng rào có lẽ lên tới năm chục mét (bây giờ tôi không nhớ chính xác nhưng lúc đó phải đo vẽ đầy đủ và chính xác). Từ chân đồi đến qua tuyến hang rào độ dốc không lớn. Từ các lô cốt con đầu cầu lên các lô cốt con phía sau dốc hơn một chút nhưng chỉ gần 30 độ . Đoạn từ lớp lô cốt thứ hai đến lô cốt mẹ ở trung tâm rất dốc. Tôi dùng địa bàn đo cẩn thận để đánh giá khả năng xe tăng có vượt lên được không. Đoạn này 40 độ, gần đến giớ hạn leo dốc của xe tăng và còn tùy vào chất đất. Có thể chỉ 40 độ thôi nhưng xe leo lên vẫn bị trượt. Ở trên tôi đã nói, đất vùng này là đất nâu lèn chặt trong đá dăm màu nâu rất chắc. Xe tăng dễ bám mà đất không bị lở tơi ra gây trượt cho xích.

     Các lô cốt con kích thước như nhau chỉ quay hướng hơi khác nhau một chút. Kích thước lô cốt cỡ hai mét rưỡi. Lô cốt mẹ to hơn rất nhiều, kích thước lên tới bốn năm mét. Tất cả các lô cốt đều có lỗ châu mai hướng về phía ta sẽ tấn công lên. Vì làm lô cốt giả nên chẳng có cái nào có nắp, tất cả đều hở phía trên và hở cả phía sau. Nhìn phía trước thì y như thật nhưng lên đến nơi thì thấy rõ là đồ giả (bây giờ gọi là “hàng dỏm”). Giao thông hào được đào giữa các lớp lô cốt, cắt ngang đường mà xe tăng và bộ binh sẽ tấn công. Tất cả trận địa chỉ có mặt phía trước. Lên đến đỉnh đồi, chỗ lô cốt mẹ là hết. Đánh đến đó coi như thắng trận.

     Thiết kế trận địa giả là ban tác chiến phòng tham mưu sư đoàn và đã được thông qua cả phòng rồi. Ban 2 cũng có hồ sơ trận địa rồi nhưng chúng tôi vẫn phải vẽ. Chắc là để xem trinh sát làm ăn thế nào thôi. Nhưng mà quá dễ đối với trinh sát vì cứ đi đàng hoàng giữa ban ngày, sờ vào tận nơi. Lấy thước mà đo kích thước, lấy bước chân mà đo khoảng cách các mục tiêu trong “căn cứ địch”. Chuyện là vậy. Lục và tôi đo đạc cẩn thận. Tôi đánh dấu vào sơ đồ, xác định tọa độ lô cốt mẹ, phác qua hình dáng mấy cái lô cốt và hàng rào. Thế là xong. Còn lại mang về vẽ tiếp.



     Đây là sơ đồ “căn cứ địch”. Trên sơ đồ không thể hiện kích thước các lô cốt, giao thông hào hay xe tăng theo đúng tỷ lệ. Các lô cốt có vẽ riêng kiểu “thiết đồ” có ghi đầy đủ kích thước. Sơ đồ này cũng sẽ dùng để mô tả trận đánh diễn tập, hai ngày sau đó.

. . . (còn nữa)
Logged

star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #346 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 09:38:15 pm »

À, mà cái ảnh bạn post lên bị lỗi, không xem được trên máy tính của tôi!

Em cũng không rõ tại sao bức ảnh nó không hiển thị được trên máy tính của bác.

Em upload lại lên 1 server ảnh khác, đường link của nó đây :
http://img199.imageshack.us/img199/9845/americancompasswithmirr.jpg

Nếu không thì bác vào trang web em đã trích dẫn phía trên, tên của la bàn này tiếng Anh là : M 2 artillery Compass (la bàn dùng cho pháo binh)
http://www.freewebs.com/tedbrink1/usa.htm

Hoặc nếu không thì bác sử dụng chức năng tìm kiếm ảnh của Google với từ khóa là "M 2 artillery Compass" cũng sẽ cho ra 1 số bức ảnh loại la bàn này.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #347 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 11:00:08 pm »

     Trích: 6971
     "Nếu 4 chữ cái in ra nhằm cho mục đích nhìn qua gương, thì các chữ cái này cũng phải viết ở dạng "ngược", tức là giống như ảnh của chữ cái thật khi nhìn qua gương, thì qua gương mới "đảo" lại thành chữ thật"

     Hay là những năm đầu thế kỷ trước, khi sx la bàn người ta chưa nghĩ ra yếu tố này? Còn mấy chữ cái chỉ hướng thì chính xác là tiếng Đức rồi.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #348 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 11:34:02 pm »

     Trích: 6971
     "Nếu 4 chữ cái in ra nhằm cho mục đích nhìn qua gương, thì các chữ cái này cũng phải viết ở dạng "ngược", tức là giống như ảnh của chữ cái thật khi nhìn qua gương, thì qua gương mới "đảo" lại thành chữ thật"

     Hay là những năm đầu thế kỷ trước, khi sx la bàn người ta chưa nghĩ ra yếu tố này? Còn mấy chữ cái chỉ hướng thì chính xác là tiếng Đức rồi.

     Tôi xem đường Link mà Star cho, thấy địa bàn Mỹ cũng in ở đáy địa bàn các chữ N, S, E, W cũng ngược như vậy. Tôi chưa dùng loại ngược này bao giờ nhưng nghĩ rằng sẽ rất tiện nếu đọc luôn hướng ở đầu kim Nam của địa bàn. Đầu kim nam của địa bàn chỉ đúng hướng in ngược ở đáy địa bàn. Cái này có thể do lịch sử xa xưa của địa bàn người ta dùng kim chỉ nam chứ không phải kim chỉ bắc như bây giờ.
Logged

nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #349 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 08:54:41 am »

Tôi cũng không biết la bàn của nước nào.
Tôi cố gắng chụp cái logo của nhà sản xuất.
4 chữ lần lượt N - O - S - W

Ngày bé quên không hỏi ông già là địa bàn này thu được của Pháp hay được phát.
Ông già chưa bao giờ ở pháo binh.
Trước ông già mình ở tiểu đoàn 54 - trung đoàn Thủ đô.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM