Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:02:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374581 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #330 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 11:13:41 am »

'...Suối La La chỉ có ở Hướng Hóa thôi các bác ạ. Đó là con suối bắt nguồn từ hai nhánh, một nhánh chảy từ xã Hướng Tân, phía bắc thị trấn Khe Sanh chảy qua xã Tân Liên- phía tây Khe Sanh, một nhánh bắt nguồn từ xã Húc- phía nam Khe Sanh, hai nhánh hợp lưu rồi chảy qua các địa danh quen thuộc Làng Vây, xã Thanh vùng Lìa của huyện Hướng Hóa rồi đổ ra sông Sêpôn. Sông Sêpôn đoạn này là biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Theo qui luật tự nhiên của các dòng sông bên Việt Nam thì đa số sông, suối chảy theo hướng Tây- Đông hoặc chếch một ít nhưng suối La La lại bắt nguồn từ Việt Nam chảy theo hướng Đông- Tây.
Trên đó cũng có một số địa danh "Đồi không tên", có thể lúc chiến đấu bộ đội ta đặt vì trên bản đồ không có tên.
Còn khu vực ở Cam Lộ mà bác Tichtuongnhule vẽ thì có mấy con khe, đó là khe Chùa, khe Mài và khe Đá Bông, ở khu vực này cũng có đồi không tên. Khe nhỏ hơn suối, ảnh các bác post lên có lẽ là ảnh sông Hiếu.
Có thể thời điểm đó bác Bùi Ngọc Đủ chiến đấu ở khu vực Cam Lộ này chăng?
Em ở Quảng Trị nên hơi chi tiết một chút. Có gì không phải mong các bác nhẹ tay."

Xác định lại một chút, ta hãy nghe lại nội dung bài hát:


Ơi dòng suối La La!
Nước trong xanh hiền hòa
Chảy quanh đồi không tên (ơ)
Đang bay bổng lời ca
Chảy xuôi về sông Cam Lộ
Hoa chiến công đang nở rộ

Tác giả viết gần như­ sau trận đánh vì vậy địa danh " Chảy xuôi về sông Cam lộ" có lẽ là chính xác,( hay là ông Huy Du nhầm?) tôi có nghe nói con suối đó chỉ là một con suối nhỏ, rất nhỏ, tuy nhiên lại xẩy ra trận đánh ló­n tại đó nên cái tên tr­­ở nên nổi tiếng, việc có nhiều tên La La  cũng là điều dễ hiểu.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #331 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:18:18 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 17)

       Gần đến cầu Đầu Mầu con đường bắt đầu lên dốc. Đến đỉnh dốc thì mé bên phải là một quả đồi thấp cây lúp xúp xen lẫn với cây cao hai ba mét. Đến đây vẫn chưa nhìn thấy cây cầu như thấy trên bản đồ. Tôi nghĩ bản đồ vẽ không chính xác lắm. Cây cầu và cái khe gió ở đoạn này phải dịch về phía tây chút nữa, gần sát với chân cao điểm 252. Tôi vẽ bổ xung thêm một đường bình độ phụ trên hình vẽ để anh em thấy thấy rõ cây cầu nằm ở một vị trí hiểm ác như thế nào. Một căn cứ nhỏ nằm trên cao điểm này. Nó có thể khống chế cái yết hầu của con đường chính là cầu Đầu Mầu và đoạn đường đi sát cao điểm 252. Đoạn này, một bên vách núi dựng đứng, một bên dốc thẳng xuống sông Cam Lộ. Đoạn này của sông Cam Lộ húc thẳng chân núi cao điểm 252 nên ngoặt rất gấp tạo ra cái “bờ lở” sừng sững. Quả thật rất hiểm. Nếu muốn tấn công lên điểm cao cũng không thể từ hướng này được.

       Một câu cầu rất nhỏ và hẹp. Có thể trước đây nó cũng to và rộng như các cây cầu khác trên đường 9 nhưng đã bị đánh sập. Bây giờ cái cầu do ta làm tạm quá hẹp, chỉ vừa đủ cho một xe đi qua. hai bên cầu cũng chẳng có lan can gì. Chúng tôi đi qua cầu, ngắm nghía một lúc rồi quay trở lại. Đứng trên mép cầu nhìn xuống sông thấy hơi ghê ghê.

-   Đường chỗ này kinh thật Lục à ! Cả đoàn tăng và cơ giới mà đi qua đây chỉ cần vài thằng là chặn  
     cứng hết.
-   Chả trách nó bé tẹo thế mà nổi tiếng thế !
-   “Thỏa mãn bần cố” chưa ? Biết thế nào là Đầu Mầu nhé ! (Cái câu thỏa mãn bần cố lúc đó chúng tôi
     hay dùng)
-   Thôi ! đi đi.
-   Ừ ! Cũng trưa rồi. Mình rẽ lên đường vào Cùa rồi tìm chỗ nghỉ một tí. Kể mà lối xuống sông không dốc
     ngược như thế thì xuống bờ sông mà nghỉ là nhất.

Chúng tôi đi đến ngã ba thì rẽ vào đường lên Cùa. Tôi chọn một chỗ có cây bóng mát ngay gần ngã ba rồi hai thằng leo lên vạt cỏ dưới bóng cây ngồi nghỉ. Chỗ này vừa mát vừa nhìn ngắm xe cộ và người đi lại trên đường 9.

       Hai thằng lấy dao găm chọc hai cái lỗ hộp sữa, mỗi thằng một hộp cứ thế mà tu. Thằng Lục nó ăn sữa giỏi, chỉ một loáng đã thấy nó dốc ngược hộp lên mà húp xoạt xoạt. Ngọt quá làm tôi khó nuốt. Còn non nửa hộp thì ngắc rồi phải nhờ Lục ăn hộ. Nó chẳng ngần ngại gì hết, tu một hai hơi hết luôn.



       Tầm trưa, thỉnh thoảng mới có xe chạy qua, cái ngược cái xuôi, toàn xe bộ đội.
-   Mày thấy mùi gì không ?
-   Có. Mùi thuốc rê.

       Một cái mùi rất khét, rất nặng thoang thoảng bay qua.

-   Tao đảm bảo với mày mùi này là mùi thuốc lá Vân Kiều.

       Không ai bảo ai, cả hai đều ngoái nhìn về phía Đầu Mầu. Quả nhiên, có một toán đồng bào Vân Kiều đang từ trên dốc đi xuống. Một ông già râu tóc dài đã bạc, một bà “sồn sồn”, hai chàng trai, hai cô gái và một cậu choai. Tất cả đều ở trần, đi chân đất. Đàn ông thì đóng khố còn đàn bà thì mặc váy. Hai thanh niên đi trước, đến thằng nhóc rồi đến ông lão. Ba người đàn bà đi sau. Ông lão ngậm cải tẩu thuốc rất to, dài đến 30 cm. Bà sồn sồn cũng ngậm tẩu, nhưng cái tẩu nhỏ và ngắn hơn. Một tay thanh niên cũng đang hút tẩu, cái tẩu không to và dài như của ông lão nhưng có vẻ trang trí cầu kỳ, có một đoạn cán tẩu được nạm đồng thì phải, đánh bóng vàng chóe. Tay thanh niên kia thì giắt tẩu vào khố. Họ đi rất nhanh, chiếm toàn bộ mặt đường, người sau, người trước không ai che khuất ai. Chỉ có ông lão là đi không, hai thanh niên đeo ba lô bộ đội. Đàn bà và cậu bé đều đeo gùi, thứ gùi đan bằng mây tre gì đó lên nước nâu bóng. Chắc hẳn họ mang hàng hóa xuống Đông Hà, ngủ lại đó đêm nay. Mai bán hàng xong lại mua những thứ khác về. Nhìn phụ nữ ở trần có cảm giác là lạ. Họ lại còn đi rất mạnh mẽ, đung đưa . . .

-   Mày nhìn gì mà ghê thế ?
-   Thế mày bịt mắt lại đi !


       Đây là cảnh hoàng hôn trên sông Cam Lộ tôi nhặt trên mạng.



. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2010, 11:18:29 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #332 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:50:31 pm »

       Các địa bàn "5 tác dụng" tôi cũng không nhớ hết. Nhưng chắc chắn là phải nhiều tác dụng hơn. Mở địa bàn ra, cạnh địa bàn là cái thước có khắc vạch đến milimet, để đo và để kẻ đều rất tiện. Ngoài ra cái gương còn dùng để nhổ râu và nặn trứng cá.  Grin
Tặng bác hình ảnh cái địa bàn đa dụng TQ (màu xanh ở trên). Khi mở ra nó như thế này :
Logged
fanlong74
Thành viên
*
Bài viết: 224


« Trả lời #333 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 09:53:39 pm »

So với cái màu sẫm thì nó thô kệch hơn, trên thân có khắc vạch mm. (Cái màu sẫm chia vạch 0 đến 3000, ngay dưới cạnh chia vạch khắc dòng 1:25000 meters). Khi đóng lại nó như thế này:
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười, 2010, 10:01:23 pm gửi bởi fanlong74 » Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #334 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2010, 10:15:38 am »

Cám ơn bac Fanlong. Nhưng tôi hơi ngờ ngợ, nhất là cái ảnh sau. Cái này chắc là đời áp chót, có cả chữ Mỹ, hồi ấy chưa trộ lần mô. Cái trên có vẻ giống như tôi nhớ hơn. Nhưng màu hình như trên ảnh sẫm quá. Trên mặt đúng là 4 chữ Đông Bắc Tây Nam viết bằng chữ Hán. Hàng chữ phía trên ngôi sao hơi mờ và nhòe, nhưng vẫn thấy rõ ở giữa là chữ Ngũ, chắc là "ngũ dụng". 
Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #335 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 09:52:59 am »

Bác 6971 nói đúng. Cái la bàn Tầu của bác FanLong đời sau này, có lẽ vậy. Chứ la bàn đàn anh của nó thời trước 75 không có mặt đồng hồ hiển thị độ dài bên trong (đồng hồ chỉ có mặt ngoài), mặt đồng hồ chỉ có 3 vòng độ dài theo tỉ lệ bản đồ 1/25, 50 và 100 nghìn nên trông nhỏ hơn nhiều, có dập số chìm để phân biệt và không có chữ la-tinh.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #336 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 09:42:37 pm »

.
CHUYỆN XIII        LÀNG QUẤT XÁ  (tiêp 18)
       Lục và tôi mỗi thằng còn ăn hết hai thanh lương khô, uống đẫy nước vào thành ra buồn ngủ.
-   Lục ơi, chui vào chỗ kia ngủ cái đi. Tôi buồn ngủ quá ông ạ !
-   Tôi cũng buồn ngủ quá.

       Hai thằng trèo lên một chút nữa thì tìm được bãi cỏ dưới bóng mát của cây lá ngái với lằng nhằng đám dây leo gì không rõ. Chỗ này hơi dốc nhưng có bóng mát, lại có bãi cỏ, hai bên còn thoáng gió. Nằm chỗ này cao, gần ta-luy đường 9, người đi đường chẳng bao giờ nhìn ngược lên đây mà lo. Còn chúng tôi muốn nhìn đường thì quan sát được hết cả một được đường quốc lộ dài và đường lên Cùa nữa. Thằng Lục đi ngoài, tôi dặn với theo bắt nó phải đi xa xa một chút và cẩn thận không lại dùng phải lá han thì . . .

       Có lẽ chúng tôi ngủ đên hai tiếng. Mặt Trời đã chênh chếch về tây.
-   Chỗ này mát quá, ngủ sướng thật. Tao chỉ hơi ngại rắn thôi. Mình ngủ không biết gì, nó đợp cho một phát thì xong. Nhổ rễ thôi !
-   Thì nhổ.

       Chúng tôi tụt xuống đường. Con đường vào Cùa là con đường nhỏ, cũng được trải nhựa nhưng lớp nhựa rất mỏng và bị bong tróc nhiều giống những con đường nhựa bỏ hoang lâu năm. Phần nhiều đường bong nhựa nham nhở. Có điều khác là đường này xe chạy liên tục. Chỗ nào còn mặt nhựa thì đều nhẵn nhụi và sạch bong. Tuy vậy, đất đồi ở đây chỗ nào xe chạy là thành đường. Đất đồi nâu đỏ lèn chặt trong một thứ đá miểng màu nâu rất cứng, mưa cũng không lầy mà nắng cũng ít bụi. Con đường dốc lên thoai thoải đến tận đỉnh đồi. Không có đoạn nào quá dốc cũng không có đoạn đường bằng. Đoạn đường này khá thẳng, cứ thoai thoải mà lên. Đỉnh đồi khá rộng và bằng phẳng. Đó là căn cứ Tân Lâm.

       Đến căn cứ Tân Lâm rồi. Sao tan hoang hết cả ? Cái tháp canh không thấy đâu nữa. Còn dấu vết của rất nhiều lớp hàng rào nhưng không còn thấy hàng rào đâu. Tất cả đã được đào cắt và lấy hết đi. Thậm chí, các lô cốt bằng bao cát cũng bị phá tan hoang. Những bao cát còn lành lặn cũng được trút hết cát để lấy bao rồi. Kinh thật ! Bao nhiêu mìn các loại kiểu trang bị cho hàng rào điện tử McNamara (Mac-na-ma-ra), không biết khi rỡ lấy đồ có ai bị sao không ?

       Nhớ lại, Đầu năm 1973, khi c20 về Trà Liên Tây, chúng tôi cũng ra sân bay Ái tử để lấy đồ về xây dựng nhà ở các tiểu đôi, hội trường của đại đội và nộp vật liệu cho sư đoàn bộ. Cả bộ đội và dân đều lấy. Không có gì có sức tàn phá mạnh như vậy. Chỉ có sức công phá của bom nguyên tử mới thổi bay được một căn cứ Ái Tử rất lớn, có cả sân bay như thế. Kìm cộng lực rất lớn, không chỉ đơn giản để cắt dây thép gai đâu. Chúng tôi còn cắt hai nhát ở hai mép của cọc thép dùng chăng dây thép gai rồi bẻ đi bẻ lại vài cái là gãy cọc. Nhanh gọn như như ăn gỏi.

       Cảnh Camp Carroll bây giờ chỉ tìm thấy trong các ảnh do Mỹ chụp từ trước, nhiều nhất là ảnh năm 1968. Tôi tạm nhặt đưa lên để anh em ngó lại cái căn cứ hỏa lực hoành tráng này.

       Hình 1 là ảnh căn cứ nhìn từ trên cao từ hướng đông bắc tới. Có thể nhìn rõ nhiều lớp hàng rào trên địa hình rất trống trải. Tất cả đều được bố trí theo hình ngũ giác, trông như bông hoa năm cánh. Mỗi cánh hoa là một khu riêng, ở trung tâm cũng có hình ngũ giác. Nhìn rõ các vị trí đặt từng khẩu pháo. Các cạnh ngũ giác bố trí dày đặc các lô cốt. Phía trong cũng rất nhiều lô cốt và nhà trại, . . .



       Hình 2 là ảnh chụp bằng máy bay từ hướng đông nam tới



       Hình 3 là ảnh nhìn từ trong căn cứ ra ngoài đường đi từ Quốc lộ 9 vào thung lũng Cùa. Bức ảnh cho thấy con đường nằm gần sát với hàng rào của căn cứ. Trong ảnh còn thấy đang có một đoàn xe quân sự của Mỹ chạy từ phía Ba Lòng về căn cứ Camp Carroll.



       Hình 4 là ảnh cận cảnh cứ điểm 241.



       Hình 5 là ảnh pháo 175 milimet “Vua Chiến Trường” của Mỹ tại Camp Carroll.



. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2010, 12:29:50 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

nvanlebinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 258



« Trả lời #337 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 10:52:57 pm »

Tặng bác thêm một cái là bàn thời Pháp.
Không đề năm tháng sản xuất trên trên la bàn, nhưng tôi nghĩ nó cũng 70-80 năm.
Logged

" Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác;
Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi."
Hich Tướng Sỹ.
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #338 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 10:17:53 pm »

Tặng bác thêm một cái là bàn thời Pháp.
Không đề năm tháng sản xuất trên trên la bàn, nhưng tôi nghĩ nó cũng 70-80 năm.
Hàng độc thật. Cái "dọi" đo độ nghiêng được tái bản vào la bàn Tầu.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #339 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 10:51:25 pm »

Tặng bác thêm một cái là bàn thời Pháp.
Không đề năm tháng sản xuất trên trên la bàn, nhưng tôi nghĩ nó cũng 70-80 năm.

La bàn thời Pháp, nhưng không biết có phải là của Pháp không? 6971 không rành tiếng Phớp, biết mỗi 2 chữ Phu tho nghĩa là Phú Thọ, nên không biết giải thích 4 chữ cái trên mặt la bàn là thế nào. Tiếng ta thì ngược chiều kim đồng hồ là Đ-B-T-N, tiếng Anh là E-N-W-S, còn trên ảnh lại là ...S-W?  
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM