Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:28:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374824 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #300 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 01:12:21 pm »

---
Bác là trinh sát em nghĩ là thạo khoản chui rào lắm chứ ??
   Hàng rào bùng nhùng hiểu đơn giản là dây thép gai để nguyên cả cuộn rải  ra như cái lò xo, chồng mấy lớp cũng được theo kiểu 2 dưới đỡ 1 trên .Loại này bộc phá ống đánh khó đứt vì nó mềm tung lên lại rớt xuống  Bọn em tập  chui loại này là dùng lạt buộc hoặc móc chữ S móc các vòng dây thép gai dồn  lại với nhau   sang 2 bên tạo khoảng trống để chui.
---
Tôi xin viết ít dòng về chuyện này, hơi lan man chút để ôn lại kỷ niệm hồi ấy.

Tháng 12.1972, f325 của chúng tôi chuyển từ huấn luyện quân tăng cường (vốn chỉ có sư bộ và 3 trung đoàn, mà đợt cuối là sư đoàn lính sinh viên nhập ngũ 9.1971) thành sư đoàn chiến đấu, vì vậy các đơn vị trực thuộc (d pháo binh, d công binh, d quân y, d đặc công, c trinh sát, ...) đều mới. Trừ cán bộ chỉ huy ra, lính tráng đều mới toanh.

Lính C20 tụi tôi đứa kỳ cựu cũng chỉ vừa qua 3 tháng bộ binh cơ bản, đứa mới thì vừa đi lính. Vào đến Kỳ Anh học tiếp ít bài bắn súng, tiềm nhập, dùng ống nhòm đo khoảng cách, xem địa hình trên bản đồ, ... hoàn toàn không biết mặt mũi hàng rào Mỹ và mìn Mỹ nó thế nào (hai bác TTNL và 6971 là dân trinh sát "có học" của đại đội).

Vì vậy khi vào QT tụi tôi rất thiếu nghiệp vụ trinh sát, nhưng vẫn chiến như thường.

Sau ký hiệp định Paris, tháng 4.1973 đại đội tôi tập trung, trước ở Quất Xá sau chuyển về làng Trà Liên Tây ngay bờ Thạch Hãn, làm nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Hồi ấy đại đội bổ tôi làm b trưởng. Các b trưởng có nhiệm vụ phụ trách các môn huấn luyện nghiệp vụ cho lính toàn đại đội. Hai anh kia là sĩ quan đã qua khóa trinh sát ở trường lục quân nên có học nhiều thứ (như anh Sơn dạy võ, ...). Tôi được phân huấn luyện môn "khắc phục vật cản", sau có thêm bơi và điều lệnh đội ngũ (có đi tập huấn trên Cùa 1 tuần).

Việc huấn luyện này rất nhiều kỷ niệm, vì giáo viên tôi hoàn toàn mù tịt món này (chiến tranh hay thật, cần là phải làm). Hồi ấy lại chưa có Google để tra Cry.

Khắc phục vật cản chia làm hai phần cơ bản: dò gỡ mìn và vượt vật cản, chủ yếu là hàng rào.

Bom mìn tôi nghĩ ai cũng sợ, khi không có hiểu biết gì về chúng thì càng sợ. Suốt thời kỳ ở quanh thi xã Quảng Trị, dù lúc sang sông phải dò mìn (chủ yếu phát hiện giây chăng bẫy mìn và các vật khả nghi) tôi chưa đụng mìn bao giờ. Có thể khi giao tranh khẩn cấp, trận địa tạm thời và ác liệt, mìn chôn ít được sử dụng (chủ yếu các bẫy lựu đạn hay Claymore cơ động trên mặt đất)

Để học về mìn, đại đội trưởng giao trinh sát các cánh nhặt ở khắp QT về ba bao tải mìn (loại bao đựng cát làm công sự). Đại đội trưởng Ngơi (mà hôm rồi cùng các bác 6971, TTNL, tôi có dịp về thăm đại trưởng sau 36 năm sau sự cố 8.1.1974) là người được  trực tiếp chỉ dẫn cho tôi. Thực ra là một quá trình chỉ dẫn qua học và tìm hiểu.

Anh Ngơi kéo tôi và ba bao tải mìn ra ngoài rìa làng, cách đại đội và mọi người chừng 200 trăm mét để nếu có sao thì không ai khác "dính" gì. Anh ấy biết một số nguyên tắc cơ bản mà mìn thì rất nhiều kiểu loại. Suốt hai ngày anh Ngơi ngồi tháo từng quả mìn còn tôi bên cạnh ghi chép. Anh Ngơi kéo tôi vào việc trao đổi, dự đoán nguyên lý gây nổ, cấu tạo quả mìn, ... hết nhẽ rồi mới tháo. Lúc ấy cái sợ trôi qua nhanh khi vào việc, sau nghĩ lại cũng ghê, may không làm sai quả nào.

Sau khi tháo và tìm hiểu gần hai chục quả mìn khác nhau, cùng tìm hiểu một số tài liệu cơ bản được cấp, tôi cũng chuẩn bị được "giáo án" về mìn. Bây giờ chi tiết không nhớ, nhưng vẫn còn nhớ các kiểu đặt lựu đạn mỏ vịt để bẫy, và ba kiểu đặt mìn với giây: căng giây nổ, chùng giây nổ, căng hay chùng giây đều nổ. Loại căng giây nổ dễ làm và cũng dể khắc phục nhất nếu biết (chỉ việc cắt). Loại chùng giây nổ khó hơn cho cả hai, còn loại căng hay chùng giây đều nổ tôi thấy rất khó và nguy hiểm (khi gặp giây căng cũng khó biết nó thuộc loại nào, cắt khi không biết nó thuộc loại chùng cũng nổ sẽ tiêu luôn).

Một lần sau bài giảng phải làm mẫu trước toàn đại đội loại "căng nổ chùng nổ", dù đã tập nhiều lần lúc được lúc không, hôm đó trên bãi ngoài bờ sông, do đất cát tôi đã cảm thấy khi cắt giây hai cái cọc buộc sẽ không chịu được sức căng, thì đúng là khi cắt bụp cái nổ luôn, cả đại đội cười lăn, dù đã được báo trước là nhiều khả năng nổ đấy.

Một tối hè 73 đại đội tập chui hàng rào ở Ái Tử, bỗng anh em phát hiện có một lựu đạn mỏ vịt cài bẫy trong hàng rào. Giáo viên mìn được gọi đến. Chạy đến thì một "chú" đang gỡ rồi, tôi chỉ đứng gần mà trống ngực đập như chưa bao giờ đập dữ thế  Shocked.

Quay lại chuyện hàng rào.

Lý thuyết thì đơn giản, nhưng tôi bắt buộc phải luyện tập để chui được hàng rào trước khi "lên lớp" (hồi thị xã QT tôi chưa chui hàng rào bao giờ). Trong mấy loại thì hàng rào bùng nhùng là gian nan nhất.

Bác nào chưa thấy hàng rào bùng nhùng thì có thể hình dung đại thể nó giống cái hình bác Hungnt_E1F2 gửi. Kỹ hơn thì có thể biết rằng nó không phải được cuốn tròn từ giây thép giai thông thường. Đây là một loại thép rất cứng (tay thường không uốn hay bẻ được, rất khó cắt), cuộn xoắn thành các vòng tròn liền nhau đường kính trên 1 mét (tôi không nhớ chính xác) như các vòng lò-xo kèm có nhiều thứ sắc gắn dọc vòng giây chính (thường là gai nhọn, có thể là các miếng sắt mỏng sắc như lưỡi dao cạo râu). Khi làm các loại hàng rào khác giây thép gai được tháo ra từ các cuộn giây và căng, còn hàng rào bùng nhùng chỉ kéo giãn cuộn "bùng nhùng" và cố định chúng. Nếu hai tầng thì thường một cuộn trên hai cuộn ở dưới hay hai trên ba dưới, ... Ở chỗ quan trọng các cuộn giây được kéo ra ít hơn nên các vòng bùng nhùng sít nhau hơn, thường khoảng 20cm (các bùng nhùng ở cái hình khá thưa nhau).

Tôi tập chui hàng rào bùng nhùng khá nhiều buổi cùng 1-2 anh em trẻ. Tụi tôi chỉ dùng các móc chữ S để kéo đủ lỗ chui. Điều rất khó theo tôi là không chui thẳng được, và các móc chữ S chỉ cho phép kéo dãn cái khe ra một chút, nên khi tầng dưới có 3 cuộn giây đặt sít, việc chui qua hết sức khó. Hôm nay đọc thư của bác tai_lienson tôi mới biết có thể dùng lạt buộc thay cho móc chữ S (hay quá). Tôi nhớ buổi tập chui hàng rào bùng nhùng nào về ngực (do phải cởi trần) cũng đầy vết xước và chảy máu vì các "lưỡi dao cạo" ở hàng rào bùng nhùng hay các cây xấu hổ (xấu hổ khi chạm ngực bộ đội  Grin).

Tôi chỉ chui hàng rào bùng nhùng khi tập và thấy rất khó (khó hơn nhiều so với các loại khác), giờ vẫn còn lăn tăn là làm sao để chui qua được nó trong đêm tối. Rất mong được nghe các bác đã chui hàng rào thật kể cho nghe các trải nghiệm của mình.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #301 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 09:51:37 pm »


Tôi tập chui hàng rào bùng nhùng khá nhiều buổi cùng 1-2 anh em trẻ. Tụi tôi chỉ dùng các móc chữ S để kéo đủ lỗ chui. Điều rất khó theo tôi là không chui thẳng được, và các móc chữ S chỉ cho phép kéo dãn cái khe ra một chút, nên khi tầng dưới có 3 cuộn giây đặt sít, việc chui qua hết sức khó. Hôm nay đọc thư của bác tai_lienson tôi mới biết có thể dùng lạt buộc thay cho móc chữ S (hay quá). Tôi nhớ buổi tập chui hàng rào bùng nhùng nào về ngực (do phải cởi trần) cũng đầy vết xước và chảy máu vì các "lưỡi dao cạo" ở hàng rào bùng nhùng hay các cây xấu hổ (xấu hổ khi chạm ngực bộ đội  Grin).

Tôi chỉ chui hàng rào bùng nhùng khi tập và thấy rất khó (khó hơn nhiều so với các loại khác), giờ vẫn còn lăn tăn là làm sao để chui qua được nó trong đêm tối. Rất mong được nghe các bác đã chui hàng rào thật kể cho nghe các trải nghiệm của mình.

       Bác Tralientay cũng quên nhiều rồi. Thêm nữa bác ấy lại có vòng ba khá lớn không teo tóp như bọn tôi nên chui có phần khó hơn chứ. Mí lị bác ấy bị tâm lý phải hướng dẫn mọi người nên dễ lúng túng. Bọn tôi là lính, kiểu gì cũng phải chui qua nhiều lần một loại hàng rào. Thành ra cuối cùng lính tráng bọn tôi mới là người thành thạo. Ngoài móc chữ S uốn từ dây thép gai (sẵn có) còn có que chống làm bằng tre, dài 30 cm, xẻ rãnh hai đầu. hàng rào mái nhà, hàng rào đơn hay cũi lợn đều dùng que này chống để nâng hàng rào lên. Que chống 40 cm còn dùng để chống ngang hàng rào bùng nhùng gọi là "vén" sang hai bên (ai muốn hiểu vén gì thì vén  Grin ). Ngoài móc chữ S còn có ghim chữ U, dùng để ghim hàng rào sát xuống đất. Khi mở được hàng rào đến đâu thì phải cắm cọc tiêu hai bên đến đó để đánh dấu. Cọc tiêu dài 20 cm, làm bằng tre mỏng và có bản to chừng 3 cm, một đầu nhọn, một đầu bằng. Một mặt bôi đen, một mặt để trắng. Mặt đen hướng về phía địch để không bị bắt ánh sáng. Mặt trắng để anh em phía sau nhìn thấy hành lang đã gỡ mìn và hàng rào. Sau khi qua hàng rào vào trong trinh sát xong phải quay ra đúng lối cũ. Người ra sau cùng có nhiệm vụ xóa sạch dấu vết. Cái này mới là khó nhất. Trong đêm tối làm sao mà xóa được dấu vết đã mở hàng rào, làm sao mà xóa được dấu vết đất và cỏ đã vài người trườn lết qua.

       Tôi nhớ khi tập, các thủ trưởng cứ đi chơi hết chỗ này đến chỗ khác, đứng tán phét hóng gió mát với nhau, lại còn hút thuốc nữa. Bao giờ anh em báo cáo xong thì đi đến soi đèn pin kiểm tra kiểu gì cũng phát hiện ra. Dấu vết bò cũng có mà dấu vết hàng rào không được giàn lại như cũ cũng có. Đèn 3 pin sáng quắc, mắt thì toàn mắt cú vọ. thế là tập lại từ đầu, bao giờ được mới được về nghỉ. "Ối giời !" Này, bảo cho các chú biết nhé, các bọ đây sẽ cho các chú biết thế nào là xóa dấu vết nhé ! Các chú thủ trưởng thì làm sao mà ma lanh bằng các bọ đây! Lần sau thủ trưởng kiểm tra không làm thế nào mà chỉ ra dấu vết ở đâu cả vì thay cho xóa kỹ dấu vết chúng tôi làm cho chỗ nào cũng có dấu vết như chỗ nào. Bê trưởng của tôi ức lắm nhưng phải cho chúng tôi về. Bọn a3 bị hành cho mãi 10 giờ đêm mới được về.

       Xóa dấu vết quả thật là khó. Thà rằng bộ binh hay đặc công mở rào chui vào đánh không cần xóa dấu vết lại còn dẽ. Vụ dấu vết này làm cho c20 chúng tôi mất 2 anh em đấy. Chuyện này nói rồi, rầu lòng quá !. Năm 1974, một toán chúng tôi mò lên điểm cao 367, một đêm chưa xong. Cách một hôm mò vào lần nữa và bị địch nó phục sẵn bằng mìn claymo. Chúng tôi mất một b trưởng và một a phó. Không lấy được xác . . .
Logged

tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #302 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 11:04:05 pm »

---
Bác Tralientay cũng quên nhiều rồi. Thêm nữa bác ấy lại có vòng ba khá lớn không teo tóp như bọn tôi nên chui có phần khó hơn chứ. Mí lị bác ấy bị tâm lý phải hướng dẫn mọi người nên dễ lúng túng. Bọn tôi là lính, kiểu gì cũng phải chui qua nhiều lần một loại hàng rào. Thành ra cuối cùng lính tráng bọn tôi mới là người thành thạo. Ngoài móc chữ S uốn từ dây thép gai (sẵn có) còn có que chống làm bằng tre, dài 30 cm, xẻ rãnh hai đầu. hàng rào mái nhà, hàng rào đơn hay cũi lợn đều dùng que này chống để nâng hàng rào lên. Que chống 40 cm còn dùng để chống ngang hàng rào bùng nhùng gọi là "vén" sang hai bên (ai muốn hiểu vén gì thì vén  Grin ). Ngoài móc chữ S còn có ghim chữ U, dùng để ghim hàng rào sát xuống đất.
---

Tôi thấy đúng là mình đã quên nhiều. Một vài điều về hàng rào thì vẫn nhớ chút ít. Tôi cũng tập chui hàng rào nhiều mà, tất nhiên chỉ tập thôi, chưa chui thật lầ nào và hiểu đấy là hai chuyện rất khác nhau.

Mấy đồ nghề móc chữ S, chữ U, cọc và giây buộc cắt giây căng mìn, cọc tiêu, thuốn dò mìn ... tôi cũng nhớ. Điều tôi vẫn băn khoăn là qua luyện tập tôi thấy hầu hết các loại hàng rào mình đều có thể qua, nhưng với hàng rào bùng nhùng rất sít và 3 tầng ở dưới, vẫn thấy rất khó (do không cắt được khi các bùng nhùng sít nhau khó có đủ chỗ để kéo chúng giãn cho một quãng dài).

Việc xóa dấu vết đúng là một việc khó khác.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #303 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 03:33:10 pm »

Trích dẫn
Cọc tiêu dài 20 cm, làm bằng tre mỏng và có bản to chừng 3 cm, một đầu nhọn, một đầu bằng. Một mặt bôi đen, một mặt để trắng. Mặt đen hướng về phía địch để không bị bắt ánh sáng. Mặt trắng để anh em phía sau nhìn thấy hành lang đã gỡ mìn và hàng rào

     Em dở hơi hỏi tí: Có khi nào, ông nào cuống quá cắm ngược không ạ?
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #304 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 04:17:29 pm »

.

       Hôm qua và hôm kia chúng tôi gặp mặt 40 năm ngày vào lớp Vật Lý (K15) trường ĐH Tổng Hợp Hà Nội. Gần bốn chục anh em đồng môn từ Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Yên, . . . tụ họp tại Đồ Sơn. Cuộc vui kéo dài đến 1 giờ sáng, hôm sau vui tiếp. Lúc nào cũng ồn ào như chợ vỡ. Người chạy đi chạy lại chỗ này sang chỗ khác. Chuyện lớp, chuyện trường, chuyện thày, chuyện thằng nọ thằng kia. Rồi chuyện lính tráng. Lớp tôi vào trường có 78 tên, sau nhiều đợt đi lính, đợt đầu là 9/71, đợt tiếp là 5/72 và đợt cuối là 9/72, còn lại chỉ một nửa.

       Tôi nhớ tới bác “TauKhongSo” nên đưa lên đây hai cái ảnh có người cùng đơn vị xem bác có nhận ra không.
.
       Người ngồi giữa ảnh này là “Sơn Điên” (Quảng Ninh) bị vô lăng, mỏ neo đập vỡ đầu . . . Bây giờ trán vẫn móp một bên.

.
       Người ngồi bên trái ảnh này “Nghĩa Tư Bản” (Mai Hắc Đế), người áo đen là lính f308.

.
       Đây là đài tưởng niệm tại di tích bến xuất phát K15 “Đường HCM trên biển”


.
       và đây là bến K15 nơi xuất phát của những con tàu không số

.
       Ngày ấy, trước lúc xuất phát, các anh được tổ chức lễ truy điệu . . . cơ hội trở về là bao nhiêu phần ?
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2010, 09:40:08 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #305 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 04:38:23 pm »


     Em dở hơi hỏi tí: Có khi nào, ông nào cuống quá cắm ngược không ạ?

       Đã "cuống" lại còn "cắm ngược" thì khó quá. Ứ chơi câu hỏi khó !
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2010, 04:50:26 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #306 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 04:40:53 pm »

---
Ngày ấy, trước lúc xuất phát, các anh được tổ chức lễ truy điệu . . .
---

Ngày ấy, ta có gọi cái lễ này là "lễ truy điệu" không?
Gọi thế thì hay hay dở về tinh thần cho người đi tàu không số?
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #307 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 10:40:12 pm »

.
       Các yếu lĩnh cơ bản về mở rào và dò mìn được tập vào ban ngày. Khi thành thạo thì tập ban đêm. Khi tập ban đêm đã thuần thục thì chuyển sang tập “thực sự thực tế”. Lính trinh sát chỉ mặc mỗi quần đùi. Mặt mũi, người ngợm được bôi đen loang lổ bằng nhọ nồi và rau khoai lang. Tóc là phần dễ bị phản xạ ánh đèn nhất nên phải đội mũ ngụy trang. Tốt nhất là “mũ đặc công”.
       Bộ mở rào gồm có: móc chữ S, ghim chữ U bằng sắt, các loại que chống rào bằng tre (chúng tôi không được phép cắt hàng rào).
       Bộ dò gỡ mìn gồm có: thuốn sắt để thuốn mìn, “cần câu mìn” và kim băng để chốt mìn. Cần câu mìn là một đoạn tre cật dài cỡ 40 đến 50 cm được vót thành cái cần câu. Một đầu cần câu có tay cầm. Phần còn lại được vót thuôn dần sao cho cần câu có đoạn rất mảnh, mềm và đàn hồi, có vấu ở đầu. Cái này câu từ sát đất lên để tìm dây mìn (xem hình).
       Bộ mở rào cà dò gỡ mìn mỗi lính một bộ. Lủng củng cứ như hàng xén. Lại còn súng đạn và lựu đạn, . . .
Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #308 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 11:54:11 pm »

 Lính bọn em sau này cũng học cách tháo dỡ mìn cùng dụng cụ tháo dỡ mìn y như các bác và nhất là cái cần câu mìn , nhè nhẹ luồn cái cần câu sát mặt đất rồi nhẹ tay từ từ nhấc lên xem nó có vướng dây mìn không , nếu vướng thì nhẹ lần tìm đến quả mìn rồi tháo . Grin
 Cái thuốn dò mìn nhẹ nhàng chọc xuống đất nghiêng theo mặt đất khoảng 30 35 độ , cứ thế săm rồi nhích dần từng tý một cho đến khi vào đến mục tiêu , học khá kỹ nhưng đời lính bọn em chưa từng dùng đến kỹ thuật dò mìn kiểu này .
 Bác TTNL có biết cách dò mìn của lính BB ở K những năm tháng sau này như thế nào không ? Rất hiệu quả và chính xác , nếu không có mìn thì thôi nếu có mìn thì biết ngay .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #309 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 09:28:56 am »

Trích dẫn
nếu không có mìn thì thôi nếu có mìn thì biết ngay .

     Đang đi bỗng nghe banh một cái rồi khói um lên là biết ngay, đúng không ạ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM