Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:37:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374579 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #290 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 10:11:46 pm »

Chú @ TTNL : Chú ơi cháu đáng tuổi con cháu chú thôi, chú gọi thế cháu tổn thọ chết Wink. Ba cháu cũng nhập ngũ 72 nhưng mà phải vào B sâu tít dưới Đồng Tháp cơ. Mà cháu thắc mắc cái Rào cũi lợn với mái nhà thôi chú ạ. Còn Bùng nhùng 3,5 thì cháu có thấy qua ảnh chụp rồi, hôm nào rảnh chú phác họa 2 cái rào kia nhé, cháu cứ thắc mắc mãi. Cháu phục sát đất cái tài vẽ cảnh đồ của chú vì cháu chẳng có cái @ tay nào, hôm trước cũng thử vẽ lại cái cao điểm giống chú (cũng theo từng bước như chú đã nói) nhưng nhìn như học sinh cấp 1 nộp bài vẽ nên cháu xé mất rồi ( toi công gần nửa ngày ) hic hic
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #291 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2010, 06:18:45 pm »

Thắc mắc cái Rào cũi lợn với mái nhà thôi

       VietPo'Lut' !    Tôi vẽ đại cái hàng rào cũi lợn và hàng rào mái nhà. Không đúng luật "thấu thị" lắm vì vẽ đúng sẽ mất nhiều thì giờ. Chỉ dùng Microsoft Word thôi mà. Hàng rào mái nhà có thể có hai mái hoặc một mái như hình dưới đây.
Logged

crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #292 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2010, 10:36:11 pm »

Bác ơi, cháu hỏi ngoài lề tý!

Những người lính đào ngũ ấy, họ thường bị xử lý như thế nào khi về địa phương (chiến trường)? Bác có biết một vài trường hợp như thế không? Kể cháu nghe với.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #293 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 12:40:19 am »

Bác ơi, cháu hỏi ngoài lề tý!
Những người lính đào ngũ ấy, họ thường bị xử lý như thế nào khi về địa phương (chiến trường)? Bác có biết một vài trường hợp như thế không? Kể cháu nghe với.

       Các này thực sự mình cũng không rõ lắm. Nếu đào ngũ lúc đang ở đơn vị huấn luyện thì thường đơn vị cử người về tận nhà bắt lên. Còn đang đánh nhau mà đào ngũ, hồi đó mà về địa phương thì gia đình cảm thấy nhục nhã nên sau một thời gian cũng phải quay lại đơn vị nhưng thường ở đơn vị thu dung. Sư đoàn mình có một tiểu đoàn thu dung gồm các anh em bị bệnh tật, ốm đau hay bị thương ở viện ra hoặc những anh em lạc đơn vị.

       Đơn vị mình trong chiến trường Quảng Trị không có ai đào ngũ nhưng có anh em nhát chết, kém xông pha thì không được cử đi công tác mà làm việc khác ở phía sau. Đơn vị mình có một trường hợp tự thương. Mọi người biết nhưng lờ đi để cậu ấy được về địa phương, cũng có thể là thương binh. Sau này không ai biết về cậu ấy.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 10:42:46 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #294 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:30:47 am »

Chú @TTNL : Cháu rất cám ơn chú TTNL đã giải thích và vẽ mô phỏng cho cháu về 2 loại rào. Cháu băn khoăn bao nhiêu lâu nay không hình dung ra được nó thế nào, nay nhờ có chú giúp nên cháu không còn thắc mắc về nó nữa. Một lần nữa cháu xin cám ơn và chúc chú cùng gia đình luôn luôn mạnh khỏe

Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #295 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 04:52:58 pm »

---
thế nào là hàng rào bùng nhùng 3 và bùng nhùng 5, hàng rào mái nhà hay cũi lợn thì có thể nhờ Google tìm giúp.
---

Tôi cũng rất muốn hỏi về hàng rào bùng nhùng.
Nhờ Google thì phần lớn chỉ có bài viết liên quan đến hàng rào bùng nhùng, có cả đoạn trích trên QSVN của bác TTNL. Cuối cùng thì có chỗ này nói mấy loại hàng rào, trong đó có hàng rào bùng nhùng

http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=730

Tuy nhiên tôi thấy hình vẽ khá đơn giản. Hàng rào bùng nhùng thực trông dày và "ghê" hơn.

Tôi muốn hỏi bác nào có kinh nghiệm chui hàng rào bùng nhùng có thể chia sẻ một chút không?
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #296 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:37:51 pm »

Chú @HungE1F2 : chú ơi, cháu không biết thật vì có rất nhiều thứ cháu chỉ nghe nói đến nhiều , còn chi tiết ra sao thì cháu chịu ví dụ như Rào mái nhà hay cũi lợn chẳng hạn. Cháu có nghe thấy các chú nhắc đến rất nhiều nhưng cụ thể ra sao thì cháu chưa 1 lần nhìn thấy do điều kiện chỗ cháu khó tìm hiểu cũng như không biết hỏi ai cả. Lên đây thì cháu mới có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhưng cũng chưa mục kích lần nào. Hay như là viên đạn (ống đựng đạn) DKZ 75 , cháu vào youtube để xem nhưng cũng không có cái clip nào có quay rõ ràng viên đạn cũng như lúc bắt đầu chuẩn bị bắn cả. Mấy câu hỏi ngô nghê của cháu, các chú có cười cháu cũng chịu vì thật sự là cháu không biết Wink
VietPo'Lut'  Cần tìm hiểu về khẩu sơn pháo cũng như quả đạn DKZ75ly hả ? Grin
 Trên QSVN này có vô khối những xạ thủ của khẩu sơn pháo DKZ75ly để giải thích cho VietPo 'Lut' hiểu cặn kẽ về loại vũ khí này , trong lúc chờ những xạ thủ chính thức có ý kiến thì loại xạ thủ " phọt phẹt " của DKZ75ly Binhyen có thể nói sơ sơ về cái mà mình từng biết ( ít nhất cũng đã từng bắn 01 phát sơn pháo DKZ75ly ) .
 Quả đạn DKZ75ly nó hình dáng từa tựa viên đạn AK phóng to nhiều lần , cái ca tút đạn DKZ đặc biệt khác với tất cả các loại đạn khác là trên thân ca tút có vô khối những lỗ tròn chung quanh ca tút đạn , bên trong có thể nhìn thấy bằng mắt rất nhiều hạt liều phóng màu đen to cỡ đầu đũa được đựng trong một cái túi nylon dày để bên trong ca tút đạn DKZ , cả quả đạn được bỏ bào một cái ống bằng sắt sơn màu xanh cứt ngựa với cái nắp mở có doăng cao su bịt miệng rất kín để bảo đảm quả đạn luôn được khô ráo , khi sử dụng xong quả đạn thì cái vỏ cũng ném đi luôn nhưng lính ta hay giữ lại dùng nó làm thùng đựng nước mỗi khi đi hành quân mang theo cái ống DKZ đựng nước thì rất tiện .
 Mỗi khẩu đội DKZ75ly thường có 7 người , 1 khẩu đội trưởng có thể là B trưởng của những đơn vị hỏa lực đi phối thuộc cùng bộ binh và anh này sẽ luôn giữ khẩu AK và chỉ huy anh em trong B hay khẩu đội , 2 lính khiêng nòng pháo , người đi trước thì khiêng luôn vào nòng pháo nhưng người đi sau thì phải lấy cái đòn tre hay gỗ to chọc vào buồng nòng để khiêng pháo và cái nắp đậy buồng nòng luôn phải mở ra trên đường hành quân , 1 người sẽ vác cái chân pháo , 2 bộ phận này luôn đi cạnh nhau để khi cần là có thể lắp ráp được ngay mà tác chiến , không ai có thể bắn DKZ75ly mà không có chân được , còn lại 3 người thì mỗi người nhiệm vụ phải mang theo 2 quả đạn DKZ75 vì vậy khẩu đội DKZ75 nào mang nhiều nhất cũng chỉ 7 quả đạn là cùng vì ông B trưởng kia sẽ là 1 quả đạn nhưng thường chỉ có 6 quả đạn có khi chỉ có 5 ( nhiều khi nặng quá trên đường hành quân lính DKZ vứt bỏ bớt đạn ).
 Khi bắn mở nắp đậy buồng nòng ra tống quả đạn vào buồng nòng đậy nắp lại , ngắm chỉnh đường đạn xong khóa tầm hướng lại cho định vị chắc chắn rồi bóp cò , cò súng ở ngay cái nắp đậy cái núm bên trái thì phải ( lâu ngày không còn nhớ nữa ) , khi quả đạn bay đi thì cũng là lúc phía sau khẩu pháo kéo theo một luồn nhiệt có cả lửa phụt ra phía sau đuôi nên người bắn hay xạ thủ khác khi tác chiến phải chú ý không đứng phía sau pháo DKZ75ly nếu như không muốn được ăn thịt quay . Grin
 Ngày đó C17 vác pháo DKZ75ly lên chốt ngã 4 đường tàu thực hành cọ sát chiến trường cho đám tân binh mới vào  , một thằng nhát quá cứ lỉnh không dám bắn thử DKZ75ly , BY thấy thế chà chộn vào nhóm tân binh đó , đến khi họ hô người kế tiếp lên ngắm kiểm tra mục tiêu cần bắn xong rồi bóp cò súng sau đó quan sát xem mục tiêu đó như thế nào khi quả đạn nổ , BY nhận bừa là tân binh C17 cứ bước đại ra rồi cũng ngắm cũng bóp cò như mấy thằng trước đã bắn . Khi bắn xong thì ông B trưởng DKZ75ly mới biết là lính của ông ấy thì không bắn mà là thằng liên lạc C2 bắn . Grin

Đạn (và vỏ đạn ở dưới) của súng DKZ75 cuả TQ, sử dụng từ thời KCCM ....., (trích từ tài liệu của Chiangshan)
 
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 08:32:11 am gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #297 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:44:02 pm »

     đây có phải hàng rào bùng nhùng không ạ? Nếu bùng nhùng 3 thì dày gấp ba lên, cũng như thế đối với bùng nhùng 5.



     Còn đây chú thích là hàng rào cũi lợn.



Uploaded with ImageShack.us

     không biết đặc công đang luyện tập vượt rào gì?



Uploaded with ImageShack.us
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #298 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2010, 10:48:05 pm »

Và đây là súng DK75 TQ, có từ thời KCCM (trích từ tài liệu của Chiangshan)
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2010, 08:35:33 am gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #299 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2010, 09:29:38 am »

---
thế nào là hàng rào bùng nhùng 3 và bùng nhùng 5, hàng rào mái nhà hay cũi lợn thì có thể nhờ Google tìm giúp.
---

Tôi cũng rất muốn hỏi về hàng rào bùng nhùng.
Nhờ Google thì phần lớn chỉ có bài viết liên quan đến hàng rào bùng nhùng, có cả đoạn trích trên QSVN của bác TTNL. Cuối cùng thì có chỗ này nói mấy loại hàng rào, trong đó có hàng rào bùng nhùng

http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=730

Tuy nhiên tôi thấy hình vẽ khá đơn giản. Hàng rào bùng nhùng thực trông dày và "ghê" hơn.

Tôi muốn hỏi bác nào có kinh nghiệm chui hàng rào bùng nhùng có thể chia sẻ một chút không?
Bác là trinh sát em nghĩ là thạo khoản chui rào lắm chứ ??
   Hàng rào bùng nhùng hiểu đơn giản là dây thép gai để nguyên cả cuộn rải  ra như cái lò xo, chồng mấy lớp cũng được theo kiểu 2 dưới đỡ 1 trên .Loại này bộc phá ống đánh khó đứt vì nó mềm tung lên lại rớt xuống  Bọn em tập  chui loại này là dùng lạt buộc hoặc móc chữ S móc các vòng dây thép gai dồn  lại với nhau   sang 2 bên tạo khoảng trống để chui  
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM