Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:05:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374775 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #280 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 09:39:52 am »

     Vietpolut:
" Vua Chiến Trường " có phải sau đó khẩu pháo này được ta kéo về và hiện tại đang nằm trong Bảo Tàng Quân Đội trên đường ĐBP không ạ?
                                                                 ....................................................

     "Vua chiến trường" khẩu nào mà chả giống khẩu nào, loại này sau giải phóng mình thu được nhiều lắm nên cũng không biết khẩu trong ảnh được đưa về đâu.

      Bác 6971! Em hoàn toàn nhất trí với bác.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #281 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 10:03:55 am »


Còn cái công sự bằng bao cát ở phía sau thì có phổ biến không ạ? Vì cháu nhìn nó giống giống như cái gáo dừa úp ngược hơi lạ mắt, với lớp bao cát như thế không hiểu nó có chịu được 1 phát B không ạ?

Bạn thế hệ sau không biết thật à?
Hồi KCCM (hay Vietnam War), tại các căn cứ/cứ điểm hỏa lực của lính Mỹ, các loại vật liệu xây dựng phục vụ chiến tranh rất nhiều: hàng rào các loại, lưới chắn B40, cọc dựng rào, ghi tấm bằng sắt và ghi tấm thép không gỉ hay ghi tấm nhôm dày, các tấm tôn sóng dày (5, 7 hay 10ly) nhiều dạng phẳng, hay cong bán tròn, các vật liệu như vậy có nhiều tác dụng để lắp thành cống rãnh, vách/thành hầm hào công sự dã chiến, vách thành giếng nước, vách nhà âm, có cả loại connex chôn âm làm hầm...cái hình bạn thấy có vách là các tấm tôn sóng uốn cong bán tròn ghép lại thành vách đứng, làm mái công sự, sau đó mới có lớp bao cát phủ lên và che chắn bên ngoài. Có thể đạn DK thổi bay được đấy.
Sau 1975, và sau này các vật liệu ấy vẫn còn rất nhiều, dẫn đến nghề thu gom phế liệu tại các căn cứ cũ của Mỹ...
Mùa khô năm 1984, để phục vụ chiến trường tại KPC, ở Đà nẵng QK5 đã cho thu gom vật liệu là các tấm tôn ống cống, cong bán tròn rất dày này, gò, hàn ghép lại thành bồn chứa nước để đảm bảo cung cấp nước cho mấy sư đoàn của QK5 đánh trận 547.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2010, 11:12:50 am gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #282 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 11:52:32 am »

Chú @HungE1F2 : chú ơi, cháu không biết thật vì có rất nhiều thứ cháu chỉ nghe nói đến nhiều , còn chi tiết ra sao thì cháu chịu ví dụ như Rào mái nhà hay cũi lợn chẳng hạn. Cháu có nghe thấy các chú nhắc đến rất nhiều nhưng cụ thể ra sao thì cháu chưa 1 lần nhìn thấy do điều kiện chỗ cháu khó tìm hiểu cũng như không biết hỏi ai cả. Lên đây thì cháu mới có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhưng cũng chưa mục kích lần nào. Hay như là viên đạn (ống đựng đạn) DKZ 75 , cháu vào youtube để xem nhưng cũng không có cái clip nào có quay rõ ràng viên đạn cũng như lúc bắt đầu chuẩn bị bắn cả. Mấy câu hỏi ngô nghê của cháu, các chú có cười cháu cũng chịu vì thật sự là cháu không biết Wink
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #283 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 01:53:30 pm »

Chú @HungE1F2 : chú ơi, cháu không biết thật vì có rất nhiều thứ cháu chỉ nghe nói đến nhiều , còn chi tiết ra sao thì cháu chịu ví dụ như Rào mái nhà hay cũi lợn chẳng hạn. Cháu có nghe thấy các chú nhắc đến rất nhiều nhưng cụ thể ra sao thì cháu chưa 1 lần nhìn thấy do điều kiện chỗ cháu khó tìm hiểu cũng như không biết hỏi ai cả. Lên đây thì cháu mới có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhưng cũng chưa mục kích lần nào. Hay như là viên đạn (ống đựng đạn) DKZ 75 , cháu vào youtube để xem nhưng cũng không có cái clip nào có quay rõ ràng viên đạn cũng như lúc bắt đầu chuẩn bị bắn cả. Mấy câu hỏi ngô nghê của cháu, các chú có cười cháu cũng chịu vì thật sự là cháu không biết Wink
VietPo'Lut'  Cần tìm hiểu về khẩu sơn pháo cũng như quả đạn DKZ75ly hả ? Grin
 Trên QSVN này có vô khối những xạ thủ của khẩu sơn pháo DKZ75ly để giải thích cho VietPo 'Lut' hiểu cặn kẽ về loại vũ khí này , trong lúc chờ những xạ thủ chính thức có ý kiến thì loại xạ thủ " phọt phẹt " của DKZ75ly Binhyen có thể nói sơ sơ về cái mà mình từng biết ( ít nhất cũng đã từng bắn 01 phát sơn pháo DKZ75ly ) .
 Quả đạn DKZ75ly nó hình dáng từa tựa viên đạn AK phóng to nhiều lần , cái ca tút đạn DKZ đặc biệt khác với tất cả các loại đạn khác là trên thân ca tút có vô khối những lỗ tròn chung quanh ca tút đạn , bên trong có thể nhìn thấy bằng mắt rất nhiều hạt liều phóng màu đen to cỡ đầu đũa được đựng trong một cái túi nylon dày để bên trong ca tút đạn DKZ , cả quả đạn được bỏ bào một cái ống bằng sắt sơn màu xanh cứt ngựa với cái nắp mở có doăng cao su bịt miệng rất kín để bảo đảm quả đạn luôn được khô ráo , khi sử dụng xong quả đạn thì cái vỏ cũng ném đi luôn nhưng lính ta hay giữ lại dùng nó làm thùng đựng nước mỗi khi đi hành quân mang theo cái ống DKZ đựng nước thì rất tiện .
 Mỗi khẩu đội DKZ75ly thường có 7 người , 1 khẩu đội trưởng có thể là B trưởng của những đơn vị hỏa lực đi phối thuộc cùng bộ binh và anh này sẽ luôn giữ khẩu AK và chỉ huy anh em trong B hay khẩu đội , 2 lính khiêng nòng pháo , người đi trước thì khiêng luôn vào nòng pháo nhưng người đi sau thì phải lấy cái đòn tre hay gỗ to chọc vào buồng nòng để khiêng pháo và cái nắp đậy buồng nòng luôn phải mở ra trên đường hành quân , 1 người sẽ vác cái chân pháo , 2 bộ phận này luôn đi cạnh nhau để khi cần là có thể lắp ráp được ngay mà tác chiến , không ai có thể bắn DKZ75ly mà không có chân được , còn lại 3 người thì mỗi người nhiệm vụ phải mang theo 2 quả đạn DKZ75 vì vậy khẩu đội DKZ75 nào mang nhiều nhất cũng chỉ 7 quả đạn là cùng vì ông B trưởng kia sẽ là 1 quả đạn nhưng thường chỉ có 6 quả đạn có khi chỉ có 5 ( nhiều khi nặng quá trên đường hành quân lính DKZ vứt bỏ bớt đạn ).
 Khi bắn mở nắp đậy buồng nòng ra tống quả đạn vào buồng nòng đậy nắp lại , ngắm chỉnh đường đạn xong khóa tầm hướng lại cho định vị chắc chắn rồi bóp cò , cò súng ở ngay cái nắp đậy cái núm bên trái thì phải ( lâu ngày không còn nhớ nữa ) , khi quả đạn bay đi thì cũng là lúc phía sau khẩu pháo kéo theo một luồn nhiệt có cả lửa phụt ra phía sau đuôi nên người bắn hay xạ thủ khác khi tác chiến phải chú ý không đứng phía sau pháo DKZ75ly nếu như không muốn được ăn thịt quay . Grin
 Ngày đó C17 vác pháo DKZ75ly lên chốt ngã 4 đường tàu thực hành cọ sát chiến trường cho đám tân binh mới vào  , một thằng nhát quá cứ lỉnh không dám bắn thử DKZ75ly , BY thấy thế chà chộn vào nhóm tân binh đó , đến khi họ hô người kế tiếp lên ngắm kiểm tra mục tiêu cần bắn xong rồi bóp cò súng sau đó quan sát xem mục tiêu đó như thế nào khi quả đạn nổ , BY nhận bừa là tân binh C17 cứ bước đại ra rồi cũng ngắm cũng bóp cò như mấy thằng trước đã bắn . Khi bắn xong thì ông B trưởng DKZ75ly mới biết là lính của ông ấy thì không bắn mà là thằng liên lạc C2 bắn . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
kimlien
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #284 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 02:52:37 pm »

Mùa khô năm 1984, để phục vụ chiến trường tại KPC, ở Đà nẵng QK5 đã cho thu gom vật liệu là các tấm tôn ống cống, cong bán tròn rất dày này, gò, hàn ghép lại thành bồn chứa nước để đảm bảo cung cấp nước cho mấy sư đoàn của QK5 đánh trận 547.

Bồn loại này gần 2m3 đó Bác @HungE1 ơi. Cụ Dự ( hậu cần QK5 thời đó ) quan tâm tới mấy cái bồn này lắm. Nhờ nó mà lính ta vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không qua được.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #285 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 04:41:58 pm »

Chú @HungE1F2 : chú ơi, cháu không biết thật vì có rất nhiều thứ cháu chỉ nghe nói đến nhiều , còn chi tiết ra sao thì cháu chịu ví dụ như Rào mái nhà hay cũi lợn chẳng hạn. Cháu có nghe thấy các chú nhắc đến rất nhiều nhưng cụ thể ra sao thì cháu chưa 1 lần nhìn thấy do điều kiện chỗ cháu khó tìm hiểu cũng như không biết hỏi ai cả. Lên đây thì cháu mới có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn nhưng cũng chưa mục kích lần nào. Hay như là viên đạn (ống đựng đạn) DKZ 75 , cháu vào youtube để xem nhưng cũng không có cái clip nào có quay rõ ràng viên đạn cũng như lúc bắt đầu chuẩn bị bắn cả. Mấy câu hỏi ngô nghê của cháu, các chú có cười cháu cũng chịu vì thật sự là cháu không biết Wink

       Tôi có rất nhiều tư liệu về cứ điểm 241 nhưng cố gắng hạn chế đưa lên vì sợ tốn tài nguyên của trang QuânSử (tốn tiền của BQT). Tuy nhiên, xin đưa thêm vài ảnh nữa cho bác VietPo'Lut'. Còn thế nào là hàng rào bùng nhùng 3 và bùng nhùng 5, hàng rào mái nhà hay cũi lợn thì có thể nhờ Google tìm hộ cho. Nếu không có lúc nào tôi vẽ rồi đưa lên. Bây giờ phải chạy ra số 2 Nguyễn Khánh Toàn rồi, mọi người đang đợi.
Logged

ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #286 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 07:56:14 pm »


Bồn loại này gần 2m3 đó Bác @HungE1 ơi. Cụ Dự ( hậu cần QK5 thời đó ) quan tâm tới mấy cái bồn này lắm. Nhờ nó mà lính ta vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không qua được.

Bác kimlien này lại nhầm, Khi đánh 547 thì bác Đ.Q.Dự mới 3/ trưởng ban kế hoạch -H.Cần f2 thôi nhá. Sau 547 tôi về f lúc đó bác ấy vừa mới được đề bạt p.CN HC của f.
Chính vì bài học "khát" của f307 nên cụ Chơn vừa nhậm chức là phải quan tâm ngay, nhịn đói thì ok chứ khát thì em xin thua. Lính d15cb vất vả nhất chuyện chống khát này, không chỉ riêng tôn sóng cuốn vòm mà còn xài tới cả xuồng nhôm, bao tử sỹ, can dầu ăn ( màu vàng lọai 4 lít), bi động 5 lít màu xanh.
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #287 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 08:08:18 pm »


Bồn loại này gần 2m3 đó Bác @HungE1 ơi. Cụ Dự ( hậu cần QK5 thời đó ) quan tâm tới mấy cái bồn này lắm. Nhờ nó mà lính ta vượt qua nhiều khó khăn tưởng chừng không qua được.

Bác kimlien này lại nhầm, Khi đánh 547 thì bác Đ.Q.Dự mới 3/ trưởng ban kế hoạch -H.Cần f2 thôi nhá. Sau 547 tôi về f lúc đó bác ấy vừa mới được đề bạt p.CN HC của f.
Chính vì bài học "khát" của f307 nên cụ Chơn vừa nhậm chức là phải quan tâm ngay, nhịn đói thì ok chứ khát thì em xin thua. Lính d15cb vất vả nhất chuyện chống khát này, không chỉ riêng tôn sóng cuốn vòm mà còn xài tới cả xuồng nhôm, bao tử sỹ, can dầu ăn ( màu vàng lọai 4 lít), bi động 5 lít màu xanh.
Chuẩn quá, bác BOM hôm nay phát rất chuẩn (chắc là nhân dịp Đại lễ ) Grin.  D15 là đơn vị vất vả nhất của F2. Đánh đấm, chốt, tăng cường, mũi chính, mũi vu hồi chỗ nào cũng xương. Đã thế làm gì có hỏa lực đi cùng, nhiều lúc ức nổ đom đóm mắt
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #288 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 08:18:49 pm »

     Các bác ạ, để cho bác TTNL viết đi.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #289 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 10:06:53 pm »

.

CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 14)

       Lâu quá rồi, ba mươi sáu năm có lẻ rồi, tôi không còn nhớ chính xác cái trận địa được xây dựng để đánh tập. Đó là một quả đồi nhiều cây lúp xúp. Một rặng núi cao chắn phía sau quả đồi đó. Xe tăng và bộ binh hành tiến từ phía căn cứ Tân lâm, lao xuống lũng rồi mới tiến đánh mục tiêu. Vậy nó nằm đâu ? Không nhớ ! . . .  Nhưng diễn tập bắn đạn thật thì trước tiên phải là an toàn. Vậy sau mục tiêu phải là nơi ít người qua lại. Phía sau mục tiêu phải là núi đại ngàn. Không được có làng mạc, dân cư ở gần hay gia súc chăn thả. Thật sự tôi không nhớ ra nên đành suy luận để tạm đưa ra vị trí mục tiêu phù hợp theo logic và phù hợp với cảnh vật mà tôi nhớ được. Anh em thông cảm tôi khoanh một vị trí trên bản đồ dưới đây.

       Bản đồ thứ nhất là vị trí tôi không nhớ mà suy đoán ra. Trên đường đi làm nhiệm vụ chúng tôi tranh thủ “đi ngang về tắt” vào Quất xá chơi. Sau đó đi theo đường đỏ có mũi tên để đến nhận nhiệm vụ của ban 2 sư đoàn.



       Bản đồ thứ hai thì tôi nhớ thật sự. Có nhiều lớp hàng rào đủ loại từ hàng rào bùng nhùng 5 đến hàng rào mái nhà và hàng rào cũi lợn. Đủ các loại, để thử sức công phá của tên lửa phá rào FR-71. Chiều sâu tính tất cả các loại hàng rào khoảng 40 mét. Có 4 lô cốt đầu cầu. Tầng thứ hai có 3 lô cốt và tầng trên cùng là lô cốt mẹ ở đúng đỉnh đồi. Vì để diễn tập nên hàng rào chỉ bố trí ở mặt mà ta phải tấn công. Lô cốt cũng chỉ bố trí ở một phía của quả đồi.



       Nói là trận địa quân xanh nhưng không có quân xanh vì bắn đạn thật đủ các loại. Công binh đánh hàng rào cũng phải bố trí ở rất xa, trú trong hầm kiên cố và điểm hỏa tên lửa bằng điện. Bộ binh cũng không áp sát như khi đánh thật. Việc đó là cần thiết vì sợ pháo bắn trệch vào quân mình mà.

. . . (còn nữa)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM