Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:20:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374818 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #110 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2010, 10:49:22 am »

Đọc các bài viết của Bác tichtuongnhule thật cảm động..48 ngày sống và chiến đấu của Liệt sĩ Doanh thật ngắn ngủi nhưng nó đã viết nên lịch sử nghìn năm hào hùng và anh dũng của dân tộc !!
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #111 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2010, 08:42:19 pm »

--
Theo lời kể của Toàn và Huy thì chỗ Doanh cùng đồng đội vượt sông là chỗ vòng tròn đỏ.
--

Tôi nghĩ là phải ở phía trên nữa, có thể quãng giữa vòng tròn và thành cổ. Mặt sông phía ta giữ được mấy ngày cuối chỉ chừng 300-400 mét. Từ thành cổ đến đầu cầu hơn 1km. Đoạn giữa Nhan Biều (trông sang thành cổ) và đầu cầu là nơi chúng tôi thường đi lại hàng ngày giũa hai đài quan sát.

Các bạn ấy hình như cũng nhầm, vì cầu ở phía dưới không phải phía trên.

       Có thể bác TraLienTay nói đúng nhưng cầu ở phía trên là đúng rồi vì tính theo dòng nước chảy chứ không phải nhìn trên bản đồ. Đây là bản đồ tỷ lệ 1:50000 được phóng to lên, mỗi ô chỉ là 1 km. Từ Dinh Tỉnh Trưởng tới cầu chưa đầy 1 cây số.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2010, 08:55:33 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2010, 08:50:20 pm »


Cột cờ nằm trong doanh trại của đoàn công binh N43. Nơi mà ngày xưa bác và Doanh nằm ngắm trăng sao nói chuyện linh tinh là đâu đó ở bên phải của tấm ảnh này. Cái sân bóng, bây giờ, phần sát đường đã thành phố thị, sau đó là sân, khu thể thao của đoàn N43. Tôi chụp ảnh này từ phía lối vào cổng chính cũ bây giờ nó chỉ là một ngõ nhỏ ngắn qua lớp nhà dân. Cổng chính đoàn N43 mới bây giờ ngoảnh về dãy quán bán chuối, trứng,... mà qua đấy là đến bờ sông Thao.

       Đẹp quá nhảy bác ViTinh ! Doanh trại này trước kia cũng của công binh. Tôi nhớ hồi ở đó vẫn còn một số nhà để cầu phao. Chắc sân bóng trước cổng doanh trại bây giờ là nhà dân rồi. Thế thì đường vào chỉ là một con đường hẹp thôi. Nhưng đường trong phố thị chắc trải nhựa ngon lành, nhà cửa phố chắc cũng khang trang, sạch đẹp.
Logged

tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2010, 10:49:03 pm »

--
Có thể bác TraLienTay nói đúng nhưng cầu ở phía trên là đúng rồi vì tính theo dòng nước chảy chứ không phải nhìn trên bản đồ. Đây là bản đồ tỷ lệ 1:50000 được phóng to lên, mỗi ô chỉ là 1 km. Từ Dinh Tỉnh Trưởng tới cầu chưa đầy 1 cây số.
--

Đây là chuyện nếu làm rõ hơn được thì tốt, do liên quan đến nơi một người bạn hy sinh, nên tôi thêm vài lời.

Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa. Đây là lần duy nhất tôi thấy rõ quân bên kia, không rõ dù hay thủy quân lục chiến, chạy đi chạy lại, bắn và ném lựu đạn vào các chốt của ta (các trận khác phía trong tôi không thấy người, trừ khói và tiếng súng). Nơi trận đó diễn ra theo tôi nhớ gần thành cố hơn chỗ cái vòng bắc TTNL khoanh rồi. Mà quân ta trong những ngày cuối chắc không có dịp đẩy bên kia lùi lại.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #114 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2010, 03:23:41 pm »


Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa. Đây là lần duy nhất tôi thấy rõ quân bên kia, không rõ dù hay thủy quân lục chiến, chạy đi chạy lại, bắn và ném lựu đạn vào các chốt của ta (các trận khác phía trong tôi không thấy người, trừ khói và tiếng súng). Nơi trận đó diễn ra theo tôi nhớ gần thành cố hơn chỗ cái vòng bắc TTNL khoanh rồi. Mà quân ta trong những ngày cuối chắc không có dịp đẩy bên kia lùi lại.

       Bác TraLienTay là người trực tiếp quan sát tình hình thị xã Quảng Trị những ngày ta sắp rút. Một đài quan sát của trinh sát sư đoàn 325 tại Nhan Biều. Theo góp ý của bác tôi đã chỉnh lại vị trí vượt sông của Thúc Doanh và đồng đội như hình dưới.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #115 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 05:31:48 pm »

.

CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ

       Toàn tuyến Quảng Trị đã im tiếng súng. Nơi ác liệt nhất sau ngày ngừng bắn 28/1/73 là Tích Tường và Như lệ cũng không còn xảy ra chiến sự nữa. Bọn địch không làm gì nổi mấy cái chốt nhỏ bé kiên cường ấy nên đành bỏ cuộc. Quảng Trị còn duy nhất đoạn Khe Trai là thỉnh thoảng địch còn bắn vào ta khi anh em đi gần khu vực này.

       Khi chúng tôi từ Như Lệ về đơn vị thì xê 20 không còn ở suối La La nữa mà chuyển về thôn Quất xá. Đó là một làng khá trù phú nằm ở chân động Động Hà, nơi có cao điểm 544. Phía bắc làng là dòng sông Cam Lộ (còn gọi là sông Hiếu) chảy quanh co uốn lượn như rồng. Đoạn sông nước nông, trong vắt, rì rào chảy qua thềm sỏi đá. Cá nhỏ bơi từng đàn tung tăng luồn lách khe đá này sang khe đá khác, lóng lánh trong nắng vàng hanh hanh. Con đường nhựa đen xám cũng miết mải lượn theo dòng sông ôm lấy bìa làng phía nam. Một cái làng, rừng và núi nghiêng nghiêng hắt bóng, đá và nước chảy lô xô, làng xóm và những con đường mòn ngoằn nghoèo trong cỏ cây. Một bức tranh khảm thiên nhiên làm cho bất cứ họa sỹ nào cũng phải rung động !

                    Nước giữa dòng vừa trong vừa mát
                    Đường Cam Lộ nhỏ cát dễ đi . . .


      Ở sau thôn Quất Xá có một vạt đất lớn, bằng phẳng, cây cối um tùm. Rất nhiều cây lớn và tre ngà. Chúng tôi đang xây dựng doanh trại ở đó. Mỗi tiểu đội làm một cái nhà tranh, hai cái hầm kèo và một cái nhà âm. Chúng tôi sẽ làm một cái làng nhỏ – Làng Xê Hai Mươi. Trong khi xây dựng cái làng này, đơn vị tôi vẫn ở nhà dân.

       Cái làng trầu cau này lo chuyện trăm năm cho các đôi lứa cũng bị bom rải thảm, lại cả bom bi nữa. Dăm bảy nóc nhà đã bị đánh bay với những hố bom sâu hoắm. Một số dân bị  thương vong lúc máy bay đánh bom và sau đó vẫn còn thương do bom bi thỉnh thoảng lại nổ. Những người già hôm nay vẫn nhớ trận B52 ngày đó. Tên tuổi những người dân bị chết thảm không phải ai cũng nhớ hết, nhất là trẻ con vì chúng còn quá nhỏ :

1. Phạm Công Xê                2. Lê Thị Đỉu                    3. Lê Thị Liên      
4. Nguyễn Khung                5. Lê Thị Giao                   6. Phạm Thị Con   
7. Nguyễn Thị Xoa             8. Hoàng Vấn                   9. Nguyễn Thị Hương
10. Trần Bối                    11. Nguyễn Thị Chậm           12. Nguyễn Thị Mang
13. L/S Trần Xuân Trường (Cán bộ xã)   14. L/S Trần Xuân Thạc (Du kích xã)
15. Nguyễn Thị Thược + 3 con nhỏ     . . . . . . . . . . . .

       Chuyện “Làng Quất xá” là nén tâm nhang thành kính, không nói thành lời. Xin kính cẩn nghiêng mình trước nỗi đau thương này !  Một ngày năm sau Xê Hai Mươi chúng tôi sẽ trở lại . . . Vâng 38 năm rồi !

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2010, 05:38:25 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #116 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 07:10:44 pm »

Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa...

       Bác TraLienTay là người trực tiếp quan sát tình hình thị xã Quảng Trị những ngày ta sắp rút. Một đài quan sát của trinh sát sư đoàn 325 tại Nhan Biều. Theo góp ý của bác tôi đã chỉnh lại vị trí vượt sông của Thúc Doanh và đồng đội như hình dưới.

Em nghĩ chỗ vòng tròn đó vẫn còn nằm trong đoạn này (đoạn bến vượt theo sơ đồ tác chiến)
Vào những ngày cuối thì chỗ này đâu còn gì nữa... (ảnh này là "ảnh nháp" ghép panorama - nên bị méo nhiều - chụp trong thời gian đầu, trước tháng 6/72)

Dời vòng tròn đỏ về phía Bắc một tí nữa về hướng thôn Cổ Thành (thì cũng hợp lý với tầm tác xạ của pháo cối 4"2 của bọn TQLC phản công từ phía Quy Thiện - nghiệt ngã cũng là chỗ đó!)

Một ông anh kết nghĩa của SGG, trước là ppCSGT tỉnh QT, nay đã hưu về nhà ở gần nhà thờ LaVang - nguyên là BVCT tỉnh đội thời kỳ ấy, sau đó có "vào ra" thị xã thường để thực hiện một số công tác cứu tù binh, hủy tài liệu... kể rằng, thị xã chỉ còn có hai chỗ cao nhất là khung trường tiểu học Bồ đề và một cây cổ thụ hướng đông thành cổ
 
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #117 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 08:22:39 pm »


Cám ơn bác SaigonGuider. Bức ảnh làm nhớ quá.

Khi bọn tôi đến gần thị xã QT vào giữa tháng 7.1972 rồi hàng ngày theo tình hình bên thị xã, tôi chưa bao giờ thấy nhà cửa cả.

Tôi nghĩ bến vượt là một khái niệm để chỉ các chỗ vượt sông sang thành, và phía ta có nhiều bến vượt, tùy lúc tùy đơn vị. Tất nhiên các bộ phận thường xuyên như tải thương, vận tải cần có các bến vượt xác định trước và chắc họ cũng thường thay đổi. Riêng bọn tôi trong các lần bơi sang sông bao giờ cũng tự chọn chỗ xuống nước, không cố định.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #118 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 09:15:17 pm »



       Cảm ơn Bác SGG về bức ảnh tuyệt vời. Thời điểm chụp bức ảnh trông thanh bình quá. Sau đó thì tả tơi, không còn gì.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #119 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2010, 10:07:37 pm »

kể rằng, thị xã chỉ còn có hai chỗ cao nhất là khung trường tiểu học Bồ đề và một cây cổ thụ hướng đông thành cổ.

Một tháng rưỡi sau ngày ta rút khỏi thị xã, 6971 được giao nhiệm vụ vẽ cảnh đồ 2 cây cầu (đường bộ và đường sắt) thị xã, vì vậy có dịp và buộc phải quan sát kỹ toàn cảnh thị xã từ phía Tây-nam lên. Quả thực chỉ thấy duy nhất một khung nhà dài dài, lúc ấy lại nghe mọi người bảo là Nhà in (?), sau này biết đó chính là trường Bồ Đề. Cây cổ thụ thì không chú ý, không nhớ. Nhưng ngay cả trường Bồ Đề thì khi đó cũng chỉ còn khung nham nhở thôi. May mắn là Q Trị đã giữ lại phần này làm chứng tích, nhưng quả thực nó không gây cảm giác trung thực lắm, hoặc do đã có ít nhiều tu sửa, bây giờ lại có cả cây, cả hàng rào với loáng thoáng bóng nhà phía sau nữa, hoặc do bối cảnh xung quanh hiện tại khác với bối cảnh thực khi xưa. Chỉ ấn tượng bằng 1/1.000 so với hồi ấy, thật đấy mà!

 
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM