Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 03:55:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 7  (Đọc 2184 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:06:44 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ĐẠT
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Đạt (tức Hà) sinh năm 1917, dân tộc Kinh, quê ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tham gia cách mạng năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng đội vũ trang huyện Phú Lộc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Văn Đạt xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đồng chí sớm được giác ngộ, đi theo Đảng chống phong kiến, đế quốc để giải phóng quê hương. Cách mạng tháng Tám 1945, đồng chí đã tổ chức đội thanh niên yêu nước tham gia khởi nghĩa và đón đoàn khởi nghĩa của huyện về cướp chính quyền ở các xã Khu II.


Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, xã Lộc Vĩnh là cơ sở của huyện, của tỉnh và của Khu ủy Khu 5 do đồng chí Võ Chí Công trực tiếp chỉ đạo. Xã có đường 1A và đường sắt đi qua, đồng thời nằm giữa 2 thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy, nên địch đã tập trung đánh phá hết sức ác liệt, nhiều lần chúng dùng lực lượng lớn càn quét. 17 lần đốt sạch nhà cửa, dồn dân vào trại tập trung nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Với cương vị là đội trưởng tự vệ, rồi xã đội trưởng, đội trưởng đội vũ trang của huyện, Nguyễn Văn Đạt luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chỉ huy đơn vị chiến đấu mưu trí, sáng tạo, đánh đồn, đánh cầu cống, đánh tàu hỏa địch, đánh địch càn quét đều giỏi. Đơn vị của đồng chí đã phối hợp với trung đoàn 101 chiến đấu ở Hói Mít, Phú Lộc tiêu diệt 700 tên địch, thu 4 tấn vũ khí, phá hủy hàng trăm tấn quân nhu, đạn dược... Nguyễn Văn Đạt đả khéo léo đi sâu vào xây dựng mạng lưới cơ sở trong nhân dân, tổ chức cho dân tiếp tế, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ ra vào hoạt động. Đồng chí còn vận động nhân dân đấu tranh với địch, chống rào ấp chiến lược, chống gom dân. Khi địch đốt hết nhà cửa, Nguyễn Văn Đạt đã đến từng gia đình vận động mọi người tuyệt thực đòi trở về quê làm ăn sinh sống, đòi chúng không được bắn pháo, ném bom vào làng xóm và nhân dân phải được tự do đi lại làm ăn. Có lần địch bắn pháo giết hại một người dân, đồng chí đã tổ chức cho dân 4 thôn khiêng xác người chết lên đấu tranh, buộc chúng phải cam kết không bắn pháo vào làng xóm. Nhờ đó mà vùng giải phóng ngày càng vững chắc, nhân dân được đi lại mang hàng hóa phục vụ cách mạng.


Nguyền Văn Đạt còn tổ chức cho 80 thanh niên ra chiến khu tham gia lực lượng vu trang. Đồng thời giáo dục và cảm hóa hàng trăm người lầm đường đi theo địch, trở về nhà làm ăn. Hàng chục tên ác ôn ngoan cố có nhiều nợ máu với cách mạng đã bị Nguyễn Văn Đạt trừng trị, trong đó có tên Nguyễn Hy một kẻ đầu hàng phản bội cách mạng.


Năm 1964, Nguyễn Văn Đạt bị thương nặng, đồng chí được điều về giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lộc.


Ngày 4 tháng 7 năm 1967, khi đồng chí đang tập kết ở Ban tổ chức tinh ủy tỉnh Thừa Thiên để ra miền Bắc điều dưỡng và học tập thì bị máy bay địch đánh phá vào cơ quan. Nguyễn Văn Đạt bị thương nặng, biết mình không thể sống được, đồng chí đã kiên quyết đề nghị với y, bác sĩ dành phần thuốc men hiếm hoi để cứu chữa cho các đồng chí khác bị thương nhẹ hơn. Và đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Nguyễn Văn Đạt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:07:34 am »

ANH HÙNG TRẦN THỊ LIÊN
(LIỆT SĨ)


Trần Thị Liên sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở thôn Tân An, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tinh Bình Định tham gia cách mạng ngày 25 tháng 6 năm 1960. Khi hy sinh đồng chí là cán bộ binh vận huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Thị Liên sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, trên mảnh đất có truyền thống cách mang. Năm 17 tuổi Trần Thị Liên đã tham gia cách mang đánh giặc. Từ một chiến sĩ giao liên hợp pháp dần dần Liên trở thành cán bộ ở cơ sở rồi cán bộ binh vận của huyện Hoài Nhơn. Ở cương vị công tác nào Trần Thị Liên cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát cơ sở, bám sát nhân dân, dũng cảm đi đầu, khéo léo, mưu trí, linh hoạt tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị cũng như binh vận lập được nhiều chiến công xuất sắc.


Tháng 2 năm 1968, được huyện phân công về hoạt động ở xã Hoài Châu theo dõi chỉ đạo phong trào. Đồng chí đã tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh giành thắng lợi lớn làm cho địch lúng túng, hoang mang. Trong một lần Trần Thị Liên cùng một đoàn biểu tình lớn có biểu ngữ, gậy gộc kéo xuống quận Tam Quan, khi đi đến đường số 1 thì bị địch ngăn lại. Chúng dùng súng đàn áp đoàn biểu tình. Trong tình thế khó khăn phức tạp, đồng chí đã dũng cảm lao lên giằng súng của địch đánh trả lại chúng. Trần Thị Liên bị địch bắt, chúng dùng mọi thủ đoạn dỗ dành, de nẹt đến những cực hình tra tấn dã man treo chân lên xà nhà để đánh đập buộc đồng chí phải khuất phục, khai báo các cơ sở cách mạng. Song, Trần Thị Liên vẫn kiên cường chịu đựng và luôn hô vang khẩu hiệu:

   "Đả đảo đế quốc Mỹ
   Đả đảo bọn tay sai bán nước
   Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
   Dân tộc Việt Nam anh dũng tiến lên"!


Thấy không thể khuất phục được Trần Thị Liên, chúng đã dùng dây cột 2 chân vào xe rồi kéo lê từ quận lỵ Tam Quan đến Cầu Cháy. Tại đây chung đã hèn hạ giết hại Trần Thị Liên.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Trần Thị Liên được Chủ tịch nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:08:11 am »

ANH HÙNG CHÂU THỊ KIM
(LIỆT SĨ)


Châu Thị Kim (tức Ngọc Loan), sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã An Vĩnh Ngãi, thị xã Tân An, tỉnh Long An, tham gia cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là huyện ủy viên huyện Châu Thành, tỉnh Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Châu Thị Kim sớm được giác ngộ cách mạng. Quá trình hoạt động đồng chí đã giữ nhiều cương vị ở địa phương, từ hội viên hội phụ nữ xã, xã đội trưởng, trung đội trưởng du kích liên xã đến huyện ủy viên. Dù ở cương vị công tác nào, Châu Thị Kim cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu đồng đội. Trong chiến đấu, đồng chí dũng cảm, mưu trí, liên tục tiến công địch, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Châu Thị Kim luôn được huyện ủy phân công phụ trách các vùng yếu, vùng trắng. Xã An Vĩnh Ngãi là một xã yếu của huyện, toàn xã có 3 đảng viên, chưa có lực lượng vũ trang. Trong thời gian ngắn, đồng chí đã dựa vào quần chúng tốt, tuyên truyền giáo dục vận động và tổ chức nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống bắt lính, chống bắn phá bừa bãi, chống gom dân lập ấp chiến lược, được nhân dân thương yêu, che chở và nhiệt tình ủng hộ. Đến tháng 6 năm 1993 Châu Thị Kim đã xây dựng được 1 chi bộ với 20 đảng viên; 1 đội du kích 50 người và trên 100 đoàn viên, hội viên... An Vĩnh Ngãi trở thành xã mạnh, là căn cứ của cách mạng là đường dây liên lạc, đường vận tải vũ khí, trạm dừng chân của cán bộ cấp trên và bộ đội chủ lực.


Sau khi xây dựng 4 xã: An Vĩnh Ngãi, Hòa Phú, Bình Quới, Bình Tâm trở thành xã mạnh, Châu Thị Kim được điều về phụ trách 2 xã Thanh Vĩnh Đông và Thuận Mỹ. Đến tháng 6 năm 1965 đồng chí đã xây dựng xã Thuận Mỹ từ chỗ có 3 đảng viên phát triển được 21 đảng viên, lực lượng du kích từ 6 người lên 1 trung đội có 36 người. Xã Thanh Vĩnh Đông từ chỗ có 2 đảng viên phát triển thành 1 chi bộ với 12 đảng viên, lực lượng du kích từ 0 lên 2 tiểu đội, với 22 người, đưa phong trào cách mạng của 2 xã phát triển mạnh phá được thế kìm kẹp của địch trở thành căn cứ của huyện Châu Thành và của Phân khu 3. Châu Thị Kim đã tổ chức và lãnh đạo 178 cuộc đấu tranh chính trị với 9.000 lượt người tham gia, trong đó có trên 300 lượt thân nhân binh lính địch trực tiếp cầm khẩu hiệu đấu tranh. Đồng chí còn trực tiếp chỉ huy chiến đấu 74 trận lớn nhỏ, diệt 23 tên địch, bắt sống 15 tù binh, thu 145 súng các loại, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, giáo dục, giác ngộ được hơn 100 binh lính ngụy bỏ ngũ về với gia đình. Ngoài ra Châu Thị Kim còn xây dựng được 207 du kích sau đó bổ sung cho bộ đội chủ lực và xây đựng được 13 cơ sở nội tuyến cài cắm vào đồn giặc làm nội ứng cho ta. Đồng chí đã bị địch bắt 3 lần. Trong nhà giam, Châu Thị Kim vẫn nêu cao ý chí tiến công địch, liên tục làm công tác binh địch vận đã cảm hóa đưực 5 người vợ lính và được họ giúp thoát khỏi trại giam địch 3 lần.


Châu Thị Kim đã anh dũng hy sinh ngày 20 tháng 6 năm 1965. Quá trình hoạt động cách mạng đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đồng đội thương yêu, cấp trên tin tưởng, nhân dân đùm bọc, che chở. Châu Thị Kim là tấm gương tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng, một nữ cán bộ mẫu mực, có đức, có tài.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Châu Thị Kim được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:08:57 am »

ANH HÙNG THIỀU VĂN CHỎI
(LIỆT SĨ)


Thiều Văn Chỏi, sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở Ấp Bảy, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là huyện đội phó, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Thiều Văn Chỏi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương có truyền thống cách mạng. Từ những ngày đầu Nam Kỳ khởi nghĩa, gia đình đồng chí là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Từ đó bản thân sớm đến với cách mạng và có chí nối tiếp sự nghiệp của cha anh. Thiều Văn Chỏi liên tục hoạt động ở địa bàn xã Ba Trinh huyện Kế Sách là nơi khó khăn gian khổ và ác liệt nhất. Đồng chí đã trưởng thành từ chiến sĩ du kích lên cán bộ kinh tài xã, xã đội trưởng rồi huyện đội phó huyện đội Kế Sách, ở cương vị nào, Thiều Văn Chỏi cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu đồng đội.


Tháng 5 năm 1968 Thiều Văn Chỏi là cán bộ kinh tài của xã được Đảng phân công bám trụ vùng ven. Đồng chí đã tích cực xây dựng cơ sở, vận động quần chúng quyên góp tiền, của ủng hộ kháng chiến; vận động thanh niên ra vùng giỏi phóng xáy dựng lực lượng. Chi trong 7 tháng, Thiều Văn Chỏi đã vận động quyên góp được gần 2.000 giạ lúa, nhiều dụng cụ y tế, thuốc men, và hàng chục thanh niên ưu tú gia nhập lực lượng vũ trang huyện.


Đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 152 trận lớn nhỏ, diệt và làm bị thương hơn 357 tên địch, thu 207 súng các loại (trong đó có 2 khẩu súng cối 60 ly, 1 súng đại liên M60, 9 súng M79, và 1 máy PRC25). Riêng Thiều Văn Chỏi đã diệt và bắn bị thương 75 tên địch thu 65 súng các loại. Ngày 7 tháng 11 năm 1969, 1 trung đội bảo an (27 tên) hành quân càn quét từ đồn Vàm Bưng qua cánh đồng Bưng Xấu, thuộc xã Đại Hải. Trên đường đi công tác về chỉ có một minh với 1 súng Col 45, 1 AR 15 và 4 quả lựu đạn, Thiều Văn Chỏi quyết không bỏ qua cơ hội tiêu diệt địch. Với địa hình quen thuộc của ấp nhà, đồng chí đã nhanh chóng luồn lách bám sát địch, loạt đạn đầu diệt 2 tên đi trước, cách toán sau khoảng 150 mét thu 2 súng AR 15. Bọn đi sau hốt hoảng đứa bỏ chạy, đứa hắn loạn xạ. Thiều Văn Chỏi kiên quyết bám sát truy đuổi diệt từng tên một. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ, đồng chí đã diệt 13 tên, bắn bị thương 8 tên, bắt sống 2 tù binh (còn 4 tên chạy thoát), thu 14 súng.


Ngày 27 tháng 9 năm 1972, trên đường đi công tác, Thiều Văn Chỏi lọt vào ổ phục kích của trung đội bảo an. Một mình chiến đấu với một trung đội dịch, gần 20 phút đồng chí đã tiêu diệt được 2 tên, bắn bị thương 2 tên và đã anh dũng hy sinh.


Tên tuổi Thiều Văn Chỏi gắn liền với những trận đánh hiểm hóc, xuất quỷ nhập thần làm cho kẻ địch khiếp sợ, nhân dân hết lòng tin tưởng, ca ngợi góp phần đưa xã Ba Trinh từ xã yếu về phong trào du kích chiến tranh trở thành xã mạnh nhát, 3 năm liên là ngọn cờ đầu của huyện Kế Sách, đồng thời là 1 trong 7 xã có phong trào du kích mạnh của Quân khu 9.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Thiều Văn Chỏi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:09:52 am »

ANH HÙNG PHẠM VĂN VẺ
(LIỆT SĨ)


Phạm Văn vẻ sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tham gia cách mạng năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là xã đội trưởng xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gia đình Phạm Văn vẻ chỉ có 3 anh em trai đều lần lượt tham gia kháng chiến, hai người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Khi mới 15 tuổi, Phạm Văn Vẻ đã tham gia làm liên lạc cho Vệ quốc đoàn. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng chí được phân công ở lại địa phương để xây dựng lực lượng kháng chiến. Phạm Văn Vẻ từ bé sống bằng nghề làm thuê đánh bắt cá trên sông. Vì vậy đồng chí rất tài về bơi lặn. Trong chiến đấu, Phạm Văn Vẻ không dùng súng mà chỉ dùng lựu đạn cùng với tài bơi lặn dưới nước để tiêu diệt địch.


Tháng 1 năm 1960, sau khi nghiên cứu kỹ địa hình và quy luật hoạt động hàng ngày của địch ở đồn Tân Dương, Phạm Văn Vẻ đã ngụy trang thành người dân đi chài lưới đến sát đồn địch, ném lựu đạn vào quân địch đang chào cờ diệt 4 tên, làm bị thương 7 tên rồi nhảy xuống sông bơi lặn về căn cứ an toàn.


Tháng 6 năm 1960, đồng chí về làm tiểu đội trưởng đại đội đặc công tỉnh Vĩnh Long. Trận đánh đồn Xã Sĩ ở huyện Châu Thành, Phạm Văn Vẻ dù bị thương nhưng vẫn quyết không rời trận địa, cùng đồng đội tiêu diệt gọn đồn này, diệt 14 tên, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.


Năm 1962 do yêu cầu của địa phương, đồng chí được cử về làm xã đội trưởng xã Tân Dương. Phạm Văn Vẻ đã cùng chi bộ xây dựng lực lượng vũ trang xã, đồng thời tuyên truyền cho các gia đình có chồng, con, em đi lính ngụy vận động họ chuyển vũ khí cho cách mạng. Nhờ vậy, đội du kích xã có đủ vũ khí chiến đấu và hoạt động.


Tháng 10 năm 1962, trên đường đi công tác ngang Cầu Ván - Tân Dương đồng chí bị địch bao vây. Chúng bắt Phạm Văn Vẻ đầu hàng. Bằng một động tác hết sức nhanh nhẹn, đồng chí đã tung lựu đạn về phía địch, rồi nhảy xuống sông lặn sang bờ bên kia, trở về căn cứ an toàn.


Năm 1963, huyện điều đội du kích xã Tân Dương tham gia chiến đấu, phá thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng. Đội du kích xã do Phạm Văn Vẻ chỉ huy phối hợp với lực lượng bạn diệt đồn Mương Khai, đồn Chợ Cũ. Khi đưa đơn vị đánh tiếp đồn Rạch Giông vừa ém quân vào hàng rào thứ nhất thì địch phát hiện đánh trả quyết liệt. Đồng chí bị thương khá nặng, song vẫn không rời trận địa, tiếp tục bắn yểm trợ và chỉ huy đơn vị chiến đấu thắng lợi.


Ngày 16 tháng 12 năm 1964, khi phát hiện 9 tàu địch từ Sa Đéc đến càn quét căn cứ của ta ở Vĩnh Thạnh và Long Hưng, đồng chí tổ chức đội du kích 13 người kết hợp với đơn vị bạn phục kích với ý định sẽ đánh chiếc tàu cuối cùng. Một tình huống bất ngờ là địch dùng 9 tàu khác từ hướng sông Hậu đánh vào. Đơn vị lọt vào giữa đội hình địch. Ỷ vào quân đông, hỏa lực mạnh địch vừa bắn vừa cho tàu áp sát hòng tiêu diệt lực lượng ta, Phạm Văn Vẻ đã chỉ huy đơn vị chiến đấu quyết liệt, nhưng vì địch quá đông, đồng chí đã ra lệnh cho đội du kích rút quân để bảo toàn lực lượng. Phạm Văn Vẻ ở lại bắn chặn kìm chân địch rồi rút sau. Thấy lực lượng ta ít, địch la hét xông vào định bắt sống. Nhưng bọn chúng đã vướng phải 18 quả lựu đạn do đồng chí bố trí, nhiều tên chết và bị thương. Quân địch vẫn hung hăng tiến vào, đồng chí rút chốt quả lựu đạn cuối cùng chờ bọn chúng đến thật gần mới cho nổ diệt thêm một số tên khác. Kết quả, ta đã đánh hỏng 1 tàu, diệt 28 tên có 2 cố vấn Mỹ, làm bị thương 20 tên khác. Đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Là một cán bộ chỉ huy dũng cảm, táo bạo thông minh, Phạm Văn Vẻ đã chỉ huy đội du kích đánh trên 18 trận, riêng đồng chí diệt 70 tên địch có 2 cố vấn Mỹ, phá hỏng 1 tàu, thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Đồng chí được tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng ba.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Phạm Văn Vẻ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:10:51 am »

ANH HÙNG NGUYỄN BÁ LẠI
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Bá Lại sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở thôn Quảng Nạp, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, tham gia cách mạng năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là trưởng phòng kỹ thuật, trung đội trưởng tự vệ Đoàn địa chất 305, Liên đoàn địa chất 3, Tổng cục mỏ và địa chất, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Bá Lại sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chị gái là du kích được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc 1951 - 1953; anh trai là liệt sĩ. Khi còn học phổ thông Nguyễn Bá Lại là một học sinh ngoan, học giỏi, được Nhà nước chọn sang Liên Xô học tại trường đại học mỏ địa chất, về nước, với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu Nguyễn Bá Lại được giữ lại công tác ở Hà Nội. Song với sự nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng say mê nghề nghiệp đồng chí đã tình nguyện lên Lào Cai công tác tại Đoàn địa chất 305.


Từ năm 1972 đến 1979, Nguyễn Bá Lại sống và làm việc ở nơi miền núi xa xôi thiếu thốn, có những lúc hết gạo, hết muối ăn, mưa rừng nước lủ không đi lại được đồng chí vẫn động viên anh em hăng say lao động hết mình. Từ một kỹ sư mới vào nghề Nguyễn Bá Lại đã nhanh chóng trưởng thành là trưởng phòng kỹ thuật. Đồng chí đã cùng anh em trong phòng nghiên cứu làm tốt chức năng tham mưu chính trong sản xuất, góp phần quyết định cho Đoàn 305 tìm ra nhiều mỏ mới làm giàu cho Tổ quốc.


Là trung đội trưởng tự vệ, Nguyễn Bá Lại đã chỉ huy trung đội huấn luyện giỏi, biết sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí, xây dựng trung đội liên tục đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng. Trong những ngày nóng bỏng của biên giới phía Bắc, đồng chí đã chỉ huy đơn vị đào hàng ngàn mét giao thông hào, hàng chục hầm chữ A kiên cố, để sẵn sàng đánh địch, bảo vệ vùng mỏ và biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.


4 giờ 45 phút ngày 17 tháng 2 năm 1979, pháo binh địch bất ngờ bắn dồn dập ác liệt vào toàn bộ khu vực Đoàn địa chất 305, lợi dụng hỏa lực mạnh và sương mù địch đã dùng lực lượng lớn (khoảng 2 trung đoàn) vượt qua 2 cầu phao bắc qua sông Hồng chiếm các điểm cao và bao vây toàn bộ khu vực đoàn bộ Đoàn địa chất 305. Nguyễn Bá Lại đã không quản nguy hiểm đến từng phòng nhanh chóng đưa các cháu nhỏ ra hầm, rồi trở lại chỉ huy trung đội triển khai chiến đấu. Trung đội đồng chí chiến đấu ở hướng chính diện của địch tấn công từ Sulí Sin Quyền vào Đoàn bộ. Cứ ngớt đợt pháo địch, đồng chí lại vận động đến các điểm chốt động viên, nhắc nhở anh em bình tĩnh để địch đến gần mới nổ súng. Hầm của Nguyễn Bá Lại có 7 người (3 kỹ sư địa chất, 4 trung cấp địa chất và họa đồ trong đó có 2 nữ) đảm nhiệm hướng chính đánh địch từ Sulí Sin Quyền đến. Trận chiến đấu không cân sức nhưng hết sức quyết liệt đã diễn ra từ sáng đến 2 giờ chiều xác địch nằm ngổn ngang. Riêng Nguyễn Bá Lại đã diệt 7 tên bắn bị thương nhiều tên khác, thu 1 súng AK. Trung đội đồng chí đánh lui 7 đợt tấn công ồ ạt của bộ binh địch. Sau mỗi đợt tấn công thất bại, địch dùng hàng trăm khẩu pháo cối bắn dồn dập, dày đặc vào trận địa. Toàn bộ nhà cửa của Đoàn địa chất trở thành đống gạch vụn nát. Khi địch phát hiện ra hầm của Nguyễn Bá Lại, chúng dùng cối bắn cấp tập rồi ồ ạt xông lên bằng nhiều mũi hòng tiêu diệt điểm chốt. Không để địch tràn vào trận địa đồng chí đã vụt nhảy lên khỏi hầm dùng AK bắn xối xả vào đội hình địch. Bị đánh bất ngờ chúng kinh hoàng ùn lại. Noi gương Nguyễn Bá Lại, nhiều anh em trong hầm cũng đứng lên chiến đấu. Bất ngờ có một tên địch vào cách hầm đồng chí khoảng 2 mét, trên tay cầm quả lựu đạn đang xì khói, Nguyễn Bá Lại liền nổ súng bắn nó ngã gục. Quả lựu đạn từ tay tên địch văng vào trong hầm. Không thể nhặt kịp và cũng không thể để cả anh em trong hầm hy sinh, Nguyễn Bá Lại lập tức nằm đè lên quả lựu đạn, nhận sự hy sinh về mình để cứu sống 6 đồng đội.


Sau một ngày chiến đấu, Nguyễn Bá Lại đã cùng đơn vị bẻ gẫy tất cả các đợt tấn công của 2 trung đoàn địch có pháo binh yểm trợ, tiêu diệt 500 tên, bảo vệ được toàn bộ tài liệu địa chất và trên 300 cụ già, cháu nhỏ, góp phần vào chiến công chung của quân và dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc và của tỉnh Hoàng Liên Sơn nói riêng.


Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Nguyễn Bá Lại được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2023, 07:11:39 am »

ANH HÙNG ĐẶNG ĐÌNH TRƯỜNG


Đặng Đình Trường, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở làng Đỗ Hữu Vị (phố Châu Long), quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trú quán số nhà 34 phố Hồng Phúc quận Ba Đình, Hà Nội. Nhập ngũ tháng 4 năm 1965, chuyển ngành năm 1978. Trong chống Mỹ (1965 - 1969) đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 3 tiểu đoàn 14 Cao xạ 12,7 ly, Sư đoàn 2 - Quân khu 5. Hiện nay Đặng Đình Trường là Phó giám đốc Công ty dịch vụ Du lịch Hoàn Kiếm, Giám đốc khách sạn 30-4, thành phố Hà Nội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đặng Đình Trường là học sinh trưởng phổ thông cấp III Chu Văn An - Hà Nội. Năm 18 tuổi, đồng chí đã tình nguyện gia nhập quân đội, ở tiểu đoàn phòng không 19-5, đơn vị đầu tiên của Hà Nội được thành lập để chi viện cho miền Nam (sau này là tiểu đoàn 14, Sư đoàn 2 - Quân khu 5). Sau 3 tháng huấn luyện, đồng chí đã cùng đơn vị vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng - Quân khu 5.


Từ 1965 đến 1969, Đặng Đình Trường đã bắn rơi 19 máy bay các loại gồm: 4 máy bay phản lực F4; 2 máy bay khu trục AD6; 1 máy bay trinh sát OV 10A; 1 máy bay vận tải CH47A; 11 trực thăng vũ trang. Trong trận chiến đấu tại núi Hoắc núi Ngang Quảng Nam - Đà Nẵng từ ngày 10 tháng 4 năm 1968 đến ngày 20 tháng 5 năm 1968. Đây là trận chốt dài ngày giữ điểm cao, vừa bắn máy bay vừa diệt bộ binh địch chi viện cho bộ đội ta chiến đấu, nhằm kéo địch ra khỏi công sự, nhử chúng lên các chốt để diệt... Vì vậy cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất quyết liệt. Đặng Đình Trường là khẩu đội trưởng vừa tổ chức bắn máy bay vừa chỉ huy khẩu đội mưu trí, dũng cảm đánh lui hàng chục đợt tấn công của tiểu đoàn lính dù 196 - Lữ đoàn không vận số 3 của Mỹ. Đợt chiến đấu này đồng chí đã trực tiếp bắn rơi 8 máy bay Mỹ các loại, được sư đoàn tuyên dương "Khẩu đội trưởng kiên cường'', được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì và là Chiến sĩ thi đua của sư đoàn 2 và của Quân khu 5.


Trận chiến đấu vây ép sân bay Đà Nẵng tháng 3 năm 1969, Đặng Đình Trường là trung đội trưởng vừa chỉ huy vừa trực tiếp bắn rơi 2 máy bay trong đó có 1 máy bay trinh sát OV 10A, đồng thời bồi dưỡng giúp đỡ các xạ thủ khốc bắn rơi máy bay góp phần vào chiến công của đơn vị.


Trong trận đánh ngày 27 tháng 3 năm 1969, đồng chí bị thương, được ra Bắc điều trị. Sau khi lành vết thương, Đặng Đình Trường được điều về công tác tại phòng cao xạ Quân khu Thủ đô từ 1970 - 1978. Năm 1978 do sức khỏe giảm, đồng chí chuyển ngành về Sở ăn uống Hà Nội.


Đồng chí đã được khen thưởng: 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì; 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba; 3 bằng Dũng sĩ diệt máy bay; Chiến sĩ thi đua cấp Quân khu; 3 Bằng khen và nhiều giấy khen.


Chiến công của đồng chí đã góp phần vào chiến công của tiểu đoàn 14 và đại đội 3 được Nhà nước tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".


Tiếp tục phát huy truyền thống cao đẹp của "Anh bộ đội Cụ Hồ" trên lĩnh vực làm kinh tế, Đặng Đình Trường luôn luôn phán đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là một cán bộ, đảng viên gương mẫu được quần chúng tin yêu.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Đặng Đình Trường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2023, 03:15:32 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC CHUYỂN


Nguyễn Đức Chuyển sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trú quán 414/1 đường Trưng Nữ Vương thành phố Đà Nẵng. Nhập ngũ tháng 8 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng tá, Phó chủ nhiệm quân báo Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Đức Chuyển sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bố là bộ đội và là đảng viên trong thời kỳ đánh Pháp, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được phân công ở lại hoạt động bí mật. Đồng chí sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1964 Nguyễn Đức Chuyển tham gia công tác liên lạc cho du kích. Tháng 8 năm 1966, mới 15 tuổi nhưng Chuyển tình nguyện vào bộ đội, được bổ sung về đại đội 1 tiểu đoàn 90 - trung đoàn bộ binh 1 - sư đoàn 2 - Quân khu 5. Từ một chiến sĩ liên lạc, dần dần Nguyễn Đức Chuyển đã trưởng thành đại đội trưởng đại đội đặc công trinh sát của trung đoàn bộ binh 1. Ở cương vị công tác nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, liên tục bám sát chiến trường, bám sát địch, nắm chắc tình hình, phục vụ kịp thời cho người chỉ huy hạ quyết tâm tác chiến.


Từ năm 1967 đến năm 1971, Nguyễn Đức Chuyển đã cùng đơn vị độc lập tác chiến 16 chiến dịch, đánh 55 trận lớn nhỏ, diệt 1257 tên địch có 400 tên Mỹ, diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo, 1 sở chỉ huy nhẹ lữ đoàn 196 Mỹ, sở chỉ huy tiểu đoàn 3, trung đoàn 26 Mỹ, diệt gọn 5 đại đội và 3 trung đội Mỹ, đánh thiệt hại nặng 3 đại đội khác, bắt sống 79 tù binh ngụy. Thu 130 súng các loại có 6 đại liên, phá hủy 18 khẩu pháo, có 2 pháo 175 ly, 10 pháo 155 ly, 4 pháo 105 ly, 2 cối 106,7; 8 đại liên, 27 nhà lính, 1 đài 50 w, 2 đài 15 w, 4 máy PRC 25, bắn cháy 2 máy bay lên thẳng, 2 xe bọc thép.


Riêng đồng chí diệt được 99 tên, trong đó có 45 tên Mỹ, thu 29 súng, bắt sống 25 tên ngụy. Nhiều lần bị thương, nhưng đồng chí vẫn kiên quyết không rời vị trí chiến đấu.


Nguyễn Đức Chuyển đã được tặng thưởng: 1 Huy hiệu Bác Hồ (hiện nay tấm Huy hiệu Bác Hồ đang trưng bày ở Viện Bảo tàng Quân đội cùng với 1 ống nhòm, 1 súng K54 của đồng chí); 6 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và ba; 6 Dũng sĩ diệt Mỹ và Dũng sĩ Quyết thắng; 3 năm liền là Chiến sĩ thi đua; nhiều Bằng khen trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Nguyễn Đức Chuyển được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2023, 03:16:06 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN MINH KHANH


Nguyễn Minh Khanh sinh năm 1939, dân tộc Kinh quê ở xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu. Chỗ ở hiện nay, xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, nhập ngũ năm 1960. Trong kháng chiến chống Mỹ là chính trị viên tiểu đoàn 445 Bà Rịa, năm 1989 nghỉ hưu, cấp đại tá, huyện đội trưởng huyện đội Long Thành, tỉnh Bà Rịa. Hiện nay là Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Châu Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1946 giặc Pháp càn vào địa phương đã bắn chết cả cha lẫn mẹ của Nguyễn Minh Khanh, lúc đó Khanh mới lên 7 tuổi. Từ đó Khanh phải ở với ông cậu coi bò kiếm cơm ăn. Năm 1960 Nguyễn Minh Khanh xung phong gia nhập vào đơn vị 445 của tinh Bà Rịa - Long Khánh. Từ một chiến sĩ Khanh dần dần trưởng thành tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chính trị viên phó tỉnh đội Bà Rịa - Long Khánh, rồi Tinh ủy viên. Ở cương vị công tác nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu đồng đội, trong chiến đấu và chỉ huy chiến đấu Nguyễn Minh Khanh dũng cảm, mưu trí, lập được nhiều chiến công xuất sắc.


Nguyễn Minh Khanh đã chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 102 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 659 tên địch trong đó có 224 lính úc, 50 lính Mỹ, bắt sống 26 tù binh ngụy, tiêu diệt gọn 1 đại đội nguy và 1 trung đội Úc, tiêu hao nặng 3 đại đội khác, bắn rơi 10 máy bay, bắn cháy 23 xe tăng, thu 57 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự khác. Năm 1969 địch lấy 3 xã vùng Đất Đỏ làm trọng điểm bình định. Chúng triệt phá mọi nguồn tiếp tế hòng đánh bật lực lượng ta bám trụ trong dân. Đồng chí đã cùng ban chỉ huy tiểu đoàn học tập chiến thuật đặc công để đánh địch. Đêm 21 tháng 9 năm 1969. Nguyễn Minh Khanh cùng trinh sát tổ chức đánh địch. Chỉ sau 2 trận ta đã phá được thế kìm kẹp của địch phát động quần chúng phá hàng rào, gỡ trái mìn, cho dân tự do đi lại làm ăn.


Ngày 15 tháng 8 năm 1970, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn đánh lui 15 đợt tấn công của chiến đoàn xe tăng lính Úc tại chân núi Minh Đạm, bắn cháy 13 chiếc, diệt 110 tên.


Bị thất bại liên tiếp, quân úc dùng "chiến thuật lá chắn" rất nguy hiểm. Suốt 2 tháng không một người nào của ta lọt được vào ấp. Nguyễn Minh Khanh đã thành lập đội cảm tử. Nhiều anh em xung phong vào đội cảm tử, song đồng chí chọn 7 người và trực tiếp chỉ huy. Đội cảm tử chia làm 2 tốp cách nhau 100 mét, 3 đồng chí đi đầu đụng địch hy sinh. Tốp sau quan sát đưực hệ thống bố trí của địch dùng 2 khẩu B 40 bắn chính xác, sau 10 phút chiến đấu, ta đã đập vỡ "chiến thuật lá chắn" của địch...


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí được phân công làm huyện đội trưởng huyện Long Đất, sau đó về làm huyện đội trưởng huyện Châu Thành. Năm 1989 được cấp trên cho nghỉ hưu. Hiện nay Nguyễn Minh Khanh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Châu Thành. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, con còn nhỏ, vết thương hay tái phát, đau yếu luôn song đồng chí vẫn phát huy tốt truyền thống cách mạng, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nguyễn Minh Khanh đã được tặng thưởng: 10 Huân chương các loại; 6 lần Chiến sĩ thi đua (1 lần cấp tỉnh, 1 lần cấp Quân khu, 1 lần cấp Miền).


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Nguyễn Minh Khanh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2023, 03:16:30 pm »

ANH HÙNG LÊ THỤY


Lê Thụy sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa; tham gia cách mạng năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là Đại tá, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân trong một gia đình nho giáo, hiếu học, Lê Thụy sớm giác ngộ cách mạng. Suốt 50 năm hoạt động trong những điều kiện vô cùng khó khăn và nguy hiểm, đồng chí chấp nhận sự hy sinh không hề tính toán. Lê Thụy luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân trên lợi ích cá nhân, giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Bất kể tình huống, nào đồng chí cũng chủ động tiến công địch, lập nhiều chiến công xuất sắc.


Lê Thụy đã có nhiều công lao xây dựng đội ngũ cán bộ trong đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn của cách mạng. Đồng chí luôn sống trong sạch, giản dị, khiêm tốn nên được cấp trên tin cậy, đồng đội yêu mến và nhân dân đùm bọc che chở.


Lê Thụy đã được tặng thương 2 Huân chương Chiến công (1 hạng nhất, 1 hạng nhì); 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 29 tháng 1 năm 1996, Lê Thụy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM