Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:27:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 2  (Đọc 9171 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #170 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2022, 03:19:39 pm »

Anh hùng Hoàng Đăng Miện
(Liệt sĩ)


Hoàng Đăng Miện sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thịnh Đức, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 2 năm 1971, khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng bộ binh, thuộc đại đội 9 tiểu đoàn 6 trung đoàn 165 sư đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 6 năm 1971, đến tháng 9 năm 1972, Hoàng Đăng Miện làm nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường Lào và Quảng Trị. Khi là chiến sĩ, anh đã dũng cảm, mưu trí, luôn xông xáo, táo bạo, tìm mọi cách tiêu diệt nhiều địch. Khi làm trung đội trưởng Hoàng Đăng Miện chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, xung phong mãnh liệt, chốt giữ kiên cường; dù khó khăn gian khổ, ác liệt thế nào cũng kiên quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đơn vị  do anh chỉ huy đã diệt hàng trăm tên địch. Riêng Hoàng Đăng Miện diệt 70 tên.


Ngày 17 tháng 12 năm 1971, ở điểm cao 1664 (Xiêng Khoảng), khi có lệnh nổ súng, Hoàng Đăng Miện đã bắn 2 quả đạn B.40, diệt 2 hỏa điểm địch, diệt 12 tên, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiêu diệt gọn 42 tên địch trong 15 phút. Hoàng Đăng Miện sử dụng rất thành thạo súng B.40, mỗi lần bóp cò là mục tiêu bị tiêu diệt. Từ mùa mưa năm 1971, ở chiến trường Lào, Hoàng Đăng Miện được anh em trong đơn vị yêu mến tặng cho biệt danh “Bông sen thép”.


Ngày 13 tháng 3 năm 1972, ở Ta Can (Xiêng Khoảng), mặc cho máy bay, pháo binh địch đánh rất ác liệt vào trận địa, Hoàng Đăng Miện bình tĩnh động viên mọi người chờ địch vào cách 25 mét mới nổ súng. Kết quả đơn vị đánh lui hàng chục đợt tiến công của địch, giữ vững chốt. Riêng anh diệt 23 tên.


Ngày 9 tháng 9 năm 1972, trong khi tiến công Đồi Cháy, một điểm cao nằm ở phía đông nam Như Lệ (Quảng Trị), trước sự chống cự quyết liệt của địch, đại đội trưởng hy sinh, Hoàng Đăng Miện vừa lên thay chỉ huy đơn vị thì bị thương ngay từ đợt xung phong thứ nhất. Mặc cho máu ướt đẫm vạt áo, anh vẫn dẫn đầu mũi đột kích, xông lên. Với khẩu B.41 trong tay không có hỏa điểm nào của địch tránh khỏi quả đạn của Hoàng Đăng Miện. Giữa đợt xung phong thứ ba, anh bị thương lần thứ hai vào chân, đồng đội định băng bó nhưng Hoàng Đăng Miện nói: “Đánh, đánh kẻo mất thời cơ”. Phút chiến thắng gần đến thì một quả pháo địch nổ trước mặt, anh ngã xuống, tay vẫn ôm chặt khẩu B.41.


Trước tấm gương hy sinh của Hoàng Đăng Miện, toàn đơn vị đã xông lên chiến đấu kiên cường, diệt 150 tên lính ngụy, làm chủ Đồi Cháy.


Khi còn sống Hoàng Đăng Miện luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ, đoàn kết thương yêu đồng đội, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.    


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Hoàng Đăng Miện được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #171 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:56:24 pm »

Anh hùng Đinh Văn Hòe
(Liệt sĩ)


Đinh Văn Hòe sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó đại đội 2 bộ binh cơ giới, tiểu đoàn 66 trung đoàn 202 Bộ tư lệnh Thiết giáp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm Đinh Văn Hòe là chiến sĩ súng máy 12,7 mi-li-mét ở sư đoàn 304. Anh đã đánh 3 trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, diệt 75 tên địch, bắn rơi 2 máy bay.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Đinh Văn Hòe tham gia đánh 4 trận, trận nào cũng kiên cường, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, ác liệt, kiên quyết tiến công địch. Đồng chí đã cùng khẩu đội diệt 134 tên địch, bắn rơi 4 máy bay.


Trận đánh ngày 28 tháng 4 năm 1972, mặc cho máy bay và hỏa lực bắn thẳng của địch bắn dữ dộị, Đinh Văn Hòe đã dũng cảm đưa súng lên nắp xe để bắn cho chính xác và đã diệt hơn chục tên địch. Khi thấy đồng chí chỉ huy 14,5 mi-li-mét bị thương, Đinh Văn Hòe nhanh chóng thay thế và đã bắn rơi 2 máy bay. Trận này, Đinh Văn Hòe góp phần cùng đơn vị diệt 200 tên địch, bắn cháy 7 xe tăng, bắn rơi 3 máy bay lên thẳng.


Trận đánh ngày 30 tháng 4 năm 1972, khi cùng tổ đi nắm tình hình địch thì máy bay ập đến bắn phá. Đinh Văn Hòe nhanh chóng đến chiếc xe M.113 của địch bỏ lại từ hôm trước, dùng súng 12,7 trên xe, bắn rơi tại chỗ 1 máy bay.


Ngày 24 tháng 5 năm 1972, máy bay địch đến đánh phá vào đội hình đơn vị, Đinh Văn Hòe dùng trung liên bắn rơi tại chỗ 1 chiếc và chỉ huy tiểu đội bắn rơi 1 chiếc khác. Số máy bay địch còn lại tháo chạy, nhờ vậy đã hạn chế được thiệt hại cho đơn vị.


Ngày 26 tháng 5 năm 1972, mặc cho địch trong vị trí bắn ra dữ dội, Đinh Văn Hòe chỉ huy xe nhanh chóng xông vào đội hình địch, dùng cả lựu đạn, tiểu liên diệt địch, tạo thuận lợi cho các xe khác trong đại đội tiến lên. Trận đánh này, đồng chí lập công xuất sắc, diệt 84 tên địch, và đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống, đồng chí thường xuyên chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho đồng đội, được đơn vị tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 bằng khen.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Đinh Văn Hòe được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #172 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:57:06 pm »

Anh hùng Phạm Văn Vượng


Phạm Văn Vượng sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Đồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh nay là tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1961, xuất ngũ tháng 4 năm 1963, tái ngũ tháng 2 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66, sư đoàn 10 thuộc Mặt trận Tây Nguyên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 4 năm 1963, sau khi hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự, Phạm Văn Vượng phục viên về địa phương; đến tháng 2 năm 1967 tái ngũ. Từ năm 1967 đến năm 1973, Phạm Văn Vượng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, ở cương vị nào, anh cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy chiến đấu nhiều trận. Đơn vị do  Phạm Văn Vượng phụ trách đã diệt được hàng nghìn tên địch.


Trận đánh điểm cao 883 ở Pu Prăng, Thu Đông năm 1969, Phạm Văn Vượng chỉ huy 1 đại đội (có 28 chiến sĩ) chiến đấu suốt 2 ngày liền với 1 tiểu đoàn địch. Khi mất liên lạc với trên, anh bình tĩnh chỉ huy đơn vị, kiên quyết tiến công địch, diệt gọn 2 trung đội, thu 13 súng, 2 máy vô tuyến điện, bọn địch còn lại phải bỏ chạy.


Trận đánh điểm cao 935 ở Ngọc Tô Ba, ngày 27 tháng 2 năm 1971, Phạm Văn Vượng chỉ huy mưu trí, sáng tạo, phát huy mạnh mẽ hỏa lực được trang bị để vây ép địch. Địch bỏ chạy, đồng chí nhanh chóng chỉ huy đơn vị truy kích. Trận này đơn vị đồng chí đã góp phần quan trọng cùng đơn vị bạn diệt gọn 1 tiểu đoàn địch.


Trong trận đánh điểm cao 1001 (Ngọc Rinh Rua) ngày 31 tháng 3 năm 1971, 1 tiểu đoàn địch lợi dụng công sự vững chắc, bắn ra dữ dội và nhiều lần phản kích nên các mũi của ta chưa tiến vào được; Phạm Văn Vượng nắm chắc thủ đoạn của địch, hạ quyết tâm chính xác, tổ chức lực lượng đánh vào chỗ sơ hở của địch, chia cắt địch ra từng bộ phận để diệt. Kết quả trận này, đơn vị Phạm Văn Vượng đã diệt 1 tiểu đoàn địch.


Trận đánh Tân Cảnh ngày 24 tháng 5 năm 1972. Địch đóng ở đây 1 trung đoàn và sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn 22 ngụy, có nhiều hầm ngầm, công sự vững chắc, nhiều hàng rào, bải mìn; Phạm Văn Vượng bình tĩnh, dũng cảm chỉ từng mục tiêu cho đơn vị đánh: khi bị thương, đồng chí không rời trận địa, tiếp tục chỉ huy đơn vị cho tới khi trận đánh kết thúc. Trận này đơn vị Phạm Văn Vượng đá góp phần tích cực cùng trung đoàn diệt gọn sở chỉ huy sư đoàn và 1 trung đoàn địch.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giài phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phạm Văn Vượng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #173 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:57:36 pm »

Anh hùng Nguyễn Thế Thao


Nguyễn Thế Thao sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1962, xuất ngũ tháng 3 năm 1964, tái ngũ tháng 8 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 bộ binh, trung đoàn 165 sư đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 4 năm 1962, Nguyễn Thế Thao nhập ngũ, tháng 3 năm 1964 chuyển ra công tác tại Khu gang thép Thái Nguyên. Tháng 6 năm 1967, theo tiếng gọi chống Mỹ, cứu nước của Đảng, đồng chí tái ngủ. Sau 2 năm huấn luyện, cuối năm 1969, Nguyễn Thế Thao được đi trong đội ngũ của sư đoàn 312 sang làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào. Tháng 7 năm 1972, sư đoàn được lệnh trở về chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, đồng chí lại cùng đơn vị trở về Tổ quốc. Trong 16 trận trực tiếp tham gia  chiến đấu, trận nào Nguyễn Thế Thao cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn gian khổ thế nào cũng cùng đơn vị kiên quyết vượt qua, giành thắng lợi. Hai lần bị thương trong lúc đang chiến đấu, đồng chí đều không rời trận địa. Trong quá trình chỉ huy chiến đấu, đơn vị Nguyễn Thế Thao đã diệt gần 800 tên địch, bắt tên. Riêng đồng chí diệt 10 tên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trận tập kích sân bay Lũng Mạc (Xiêng Khoảng) ngày 8 tháng 4 năm 1970, Nguyễn Thế Thao dẫn đầu trung đội đánh vào khu vực được phân công, diệt gọn 1 trung đội địch (32 tên). Sau đó, đồng chí phụ trách một tổ chốt giữ trận địa, bảo vệ thương binh. Ngày hôm sau, 1 tiểu đoàn địch có máy bay, pháo binh yểm trợ, phản kích lên chốt. Tuy bị thương, Nguyễn Thế Thao vẫn không rời trận địa, chỉ huy tổ chiến đấu suốt ngày, đánh lui hơn chục đợt phản kích của địch, diệt hàng chục tên, riêng đồng chí diệt 4 tên. Chốt được giữ vững, thương binh được bảo vệ an toàn.


Trận phục kích ở chân điểm cao 1300 (Cánh Đồng Chum) ngày 19 tháng 3 năm 1972, khi thấy địch ở cứ điểm bên cạnh tháo chạy, Nguyễn Thế Thao đã mưu trí dùng các-bin của địch, bắn phát một để lừa địch. Địch tưởng là đồng bọn, xô nhau chạy' về hướng trận địa phục kích của ta. Đồng chí dẫn đầu đơn vị xông lên diệt hết tốp này đến tốp khác. Trận này, toàn đại đội của anh diệt 89 tên địch, thu nhiều vũ khí.


Trong trận Đồi Cháy (Quảng Trị), một cứ điểm ta đánh nhiều lần chưa giải quyết được, Nguyễn Thế Thao đã nhiều đêm cùng tổ trinh sát tiểu đoàn bò vào nắm tình hình địch trong cứ điểm. Đồng chí chủ động xin cấp trên cho đơn vị mình đánh. Đêm 9 tháng 9 năm trận đánh diễn ra rất quyết liệt. Địch bắn dữ dội ngăn chặn đường tiến quân của ta. Nguyễn Thế Thao kịp thời dẫn đầu đơn vị đánh vào giữa vị trí địch. Sau 20 phút chiến đấu, đơn vị làm chủ trận địa, diệt 195 tên, trong đó có 1 đại đội lính dù bị diệt gọn.


Nguyễn Thế Thao luôn chú trọng xây dựng đơn vị về mọi mặt, tích cực học tập, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.    Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Thế Thao được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #174 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:58:05 pm »

Anh hùng Vũ Trung Thướng


Vũ Trung Thướng sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng năm 1961, xuất ngũ tháng 1 năm 1963, tái ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được, tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 5 bộ binh tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 sư đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong giai đoạn huấn luyện và công tác ở miền Bắc, Vũ Trung Thướng luôn chịu khó học tập, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện trở thành người chiến sĩ có kỷ luật, có quyết tâm chiến đấu cao, trình độ chiến thuật, kỹ thuật thành thạo. Trong chiến đấu, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, đi đầu, trong mọi kho khăn ác liệt, động viên mọi người hăng hái chiến đấu. Đơn vị do đồng chí chỉ huy đã diệt 450 tên địch, riêng đồng chỉ diệt 43 tên.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Vũ Trung Thướng luôn làm tốt công tác chính trị chiến đấu, đi sát mọi người, quan tâm giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, góp phần xây dựng đơn vị có quyết tâm cao, chiến đấu giỏi, càng đánh càng mạnh, trưởng thành vững chắc, toàn diện.


Trận đánh ngày 12 tháng 7 năm 1972, 1 tiểu đoàn bộ binh địch có xe tăng, pháo binh yểm hộ, bắn rất ác liệt, hòng đánh chiếm ngã ba Long Hưng (nam Thành Cổ Quảng Trị) do đại đội Vũ Trung Thướng chiếm giữ. Trong khó khăn ác liệt, đồng chí cùng cán bộ chỉ huy đơn vị luôn đi sát động viên, giúp đỡ anh em giữ vững quyết tâm bảo vệ trận địa. Hơn mười lần bọn địch tiến công, lần nào Vũ Trung Thướng cũng ở nơi khó khăn, nguy hiểm nhất, kịp thời động viên đơn vị chiến đấu. Kết quả, đại đội đồng chí đã diệt được 100 tên địch, giữ vững trận địa.


Ngày 18 tháng 7 năm 1972, 1 đại đội địch chia nhiều mũi đánh vào Chi Bưu - nơi đơn vị đồng chí chiếm giữ. Mặc cho bom đạn địch đánh phá ác liệt, Vũ Trung Thướng động viên mọi người chờ địch vào thật gần mới nổ súng. Sau mỗi lần đánh lui đợt tiến công của địch, đồng chí đến từng vị trí chiến đấu, động viên từng người, nhanh chóng củng cố trận địa. Trận này đơn vị Vũ Trung Thướng đánh lui 7 đợt tiến công của địch diệt 80 tên, giữ vững chốt. Riêng đồng chí diệt 38 tên.


Vũ Trung Thướng luôn chú trọng góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về nhiều mặt, gương mẫu trong mọi công tác, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị, được quần chúng tin yêu. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Vũ Trung Thướng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #175 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:58:34 pm »

Anh hùng Phạm Văn Đỡ


Phạm Văn Đỡ sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 11 bộ binh tiểu đoàn 6 trung đoàn 88 sư đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.    Phạm Văn Đỡ tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972; đánh 5 trận đều dũng cảm, mưu trí, gặp khó khăn, ác liệt đồng chí đều tìm cách vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong chiến đấu, Phạm Văn Đỡ bị thương 2 lần đều không rời trận địa, nêu tấm gương tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập. Đồng chí đã diệt 36 tên địch, phả hủy 8 ụ đại liên.


Trận đánh điểm cao 500 ngày 13 thảng 2 năm 1971 trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, khi nổ súng, hòa lực địch bắn chặn đội hình xung phong của đơn vị,  đồng chí dũng cảm bò dưới làn đạn địch, nhanh chóng diệt ụ đại liên, tạo thuận lợi cho đơn vị tiến đánh điếm cao, diệt 1 đại đội địch trong vòng 20 phút.


Trận đánh điểm cao 500 lần thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 1971, sau khi dùng mìn định hướng mở cửa, Phạm Văn Đỡ nhanh chóng xông thẳng vào vị trí địch, dùng thủ pháo, lựu đạn tiêu diệt các hỏa điểm, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong. Trong lúc đang vận động đánh địch, đồng chí bị thương đã tự băng bó rồi tiếp tục đánh cho tới khi bị ngất. Trận này, Phạm Văn Đỡ diệt 20 tên địch phá hủy 6 ụ đại liên, góp phần vào thành tích chung của đại đội diệt 1 đại đội địch.


Trận đánh điểm cao 35 (đông nam Mỹ Chánh) ngày 27 tháng 4 năm 1972, trước, khi đánh, đồng chí đã 4 đêm bò vảo vị trí địch trinh sát tỉ mỉ, trong điều kiện địch canh gác rất nghiêm ngặt. Khi nổ súng, địch bắn dữ dội vào cửa mở. Thấy đơn vị chưa lên được, Phạm Văn Đỡ nhanh chóng dùng B.40 diệt một hỏa điểm. Địch tập trung hỏa lực bắn dữ dội về phía đồng chí, Phạm Văn Đỡ vẫn bình tĩnh dùng tiểu liên bắn trả, nhờ đó, đơn vị vượt qua cửa mở được thuận lợi. Trận này, đơn vị đã diệt gọn 96 tên. Riêng đồng chí diệt 16 tên.


Phạm Văn Đỡ luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc, hăng say chiến đấu, dũng cảm, mưu trí. Hai lần bị thương, sức khỏe giảm sút, đơn vị cho phục viên, đồng chí vẫn thiết tha đề nghị đơn vị cho ở lại chiến đấu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phạm Văn Đỡ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #176 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:59:10 pm »

Anh hùng Hoàng Đình Kiền


Hoàng Đình Kiền sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Cát, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 10 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn phó đặc công, trung đoàn 10, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 11 năm 1964 đến năm 1973, Hoàng Đình Kiền tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đã trực tiếp đánh hơn 100 trận. Trận đánh nào đồng chí cũng dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hoàng Đình Kiền đã chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch, riêng đồng chí diệt 130 tên, thu 15 súng các loại, bắn rơi 4 máy bay.


Từ năm 1965 đến năm 1969, đồng chí hoạt động ở Bình Định, Phú Yên, tham gia chiến đấu hàng chục trận, diệt 75 tên địch.


Trận đánh cầu Nguyên Sơn tháng 6 năm 1967, Hoàng Đình Kiền chỉ huy tiểu đội chiến đấu suốt 1 ngày, diệt gọn 1 trung đội địch đi càn quét (25 tên, thu súng).


Tháng 9 năm 1967, Hoàng Đình Kiền tham gia cùng đại đội đánh tập kích 1 đại đội địch ở Tuy An. Trong trận đánh, đồng chí được giao nhiệm vụ dùng khối bộc phá 6 ki-lô-gam đánh hầm chỉ huy. Khi đơn vị mở cửa vào trận địa, gặp hàng rào bùng nhùng không vào được, đồng chí được lệnh dùng bộc phá phá hàng rào cho bộ đội xung phong. Bộc phá nổ, nhưng hàng rào không bị phá hết. Địch từ trong đồn bắn ra như vãi đạn. Bất chấp nguy hiểm, Hoàng Đình Kiền nhanh chóng nằm đè lên hàng rào, làm thang cho toàn đại đội vượt qua. Khi đơn vị vượt hết, đồng chí bị thương và bị dây thép gai cào khắp người, vẫn tiếp tục xung phong cùng đơn vị diệt địch. Hành động dũng cảm của đồng chí đã giúp đơn vị nhanh chóng chuyển từ khó khăn thành thuận lợi, tiêu diệt 1 đại đội địch. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắt 1 tù binh.


Tháng 12 năm 1969, đơn vị Hoàng Đình Kiền vừa chuyển vào đồng bằng sông cửu Long thì bị địch càn quét. Vì chưa quen địa hình, chưa nắm chắc tình hình thủ đoạn địch nên đơn vị bị thương vong nhiều. Đồng chí kiên trì bám trụ trận địa chỉ huy đơn vị đánh lui hàng chục đợt xung phong của địch. Máy bay lên thẳng đến đổ quân, đồng chí dùng súng tiểu liên bắn rơi 1 chiếc. Sau khi đơn vị tiêu diệt 50 tên địch, bọn còn lại hốt hoảng bỏ chạy, trận địa của ta được giữ vững.



Trong chiến đấu, Hoàng Đình Kiền bị thương tới 16 lần nhưng vẫn kiên trì trụ bám chiến trường, bám đơn vị, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt; đại đội và tiểu đoàn do đồng chí phụ trách đều được tuyên dương Đơn vị anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 12 bằng khen, giấy khen.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Hoàng Đình Kiền được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #177 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 04:59:53 pm »

Anh hùng Nguyễn Văn Hoạt


Nguyễn Văn Hoạt sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đặc công thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 31 Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, Nguyễn Văn Hoạt chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, đồng chí vẫn kiên trì bám địch, nắm tình hình cụ thể, giúp trên hạ quyết tâm chính xác. Trong chiến đấu, đồng chí luôn mưu trí, linh hoạt, dũng cảm, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Nguyễn Văn Hoạt đã phá hủy 9 kho đạn pháo 105 và 155 mi-li-mét (gồm 4 vạn quả), chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.


Trận đánh Đồng Lâm ngày 24 tháng 7 năm 1972, Nguyễn Văn Hoạt làm tổ trưởng một tổ đánh độc lập. Khi nổ súng ngay phút đầu đồng chí đã diệt hỏa điểm được phân công, sau đó tiếp tục chỉ từng mục tiêu cho đồng đội đánh chiếm. Khi có lệnh rút, để bảo đảm an toàn cho đơn vị, đồng chí xung phong ở lại, bắn đạn phát sáng thu hút hỏa lực địch về phía mình. Nhờ đó, đơn vị rút an toàn.


Trận đánh Đồng Lâm lần thứ hai, ngày 5 tháng 8 năm 1972, sau nhiều lần bị đánh, địch canh phòng rất nghiêm ngặt, Nguyễn Văn Hoạt xung phong đi nắm địch. Sau 2 đêm luồn vào vị trí, đồng chí đã nắm chắc tình hình địch. Đêm 5 tháng 8 năm 1972, đồng chí dẫn đầu một tổ đột nhập vào vị trí địch, phá hủy được 10 kho đạn pháo, diệt hàng chục tên. Riêng đồng chí phá 5 kho.


Trong trận đánh Đồng Lâm lần thứ ba, tuy hàng tuần liền phải ăn đói, nhưng Nguyễn Văn Hoạt vẫn kiên trì điều tra, nắm chắc tình hình địch. Đêm 3 tháng 9 năm 1972, đồng chí dẫn một tổ vượt qua bãi trống gần 500 mét, luồn qua 7 lớp rào và mưu trí đối phó với 5 lần địch báo động bản ra dữ dội, đưa được toàn tổ vào căn cứ. Đêm ấy, tổ Nguyễn Văn Hoạt đã phá hủy 7 kho đạn chứa khoảng 3 vạn quả đạn pháo, riêng đồng chí phá 3 kho.


Trận đánh Đồng Lâm lần thứ tư, ngày 5 tháng 10 năm 1972, mặc dù địch rào thêm nhiều hàng rào kẽm gai, bố trí thêm các bãi mìn, tăng cường canh gác, đồng chí vẫn dẫn được một tổ vào khu kho. Sau khi chỉ các mục tiêu cho tổ viên thì bất ngờ một đồng chí làm nổ mìn, địch bắn rất dữ dội. Nguyễn Văn Hoạt bị thương nhưng vẫn đi tìm đồng đội bị thương để đưa ra ngoài, sau đó lại nhanh chóng trở lại đánh địch. Kết quả, đồng chí đã phá được gần một vạn quả đạn pháo 175 mi-li-mét.


Nguyễn Văn Hoạt luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, chịu khó học hỏi đồng đội, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Hoạt được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #178 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 05:00:23 pm »

Anh hùng Phạm Thanh Quyết


Phạm Thanh Quyết sinh năm 1950, dân tộc Tày, quê ở xã Hồng Định, huyện Quang Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đặc công thuộc đại đội 91 tiểu đoàn 35 Bộ tư lệnh Đặc công.


Năm 1971 và năm 1972, Phạm Thanh Quyết làm nhiệm vụ trinh sát nắm địch, cùng đơn vị chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Địch ráo riết càn quét, ngăn chặn ta từ vòng ngoài, bố trí chặt chẽ ở vòng trong, dùng máy bay và pháo binh đánh phá ác liệt, tuy hai lần bị thương, đồng chí vấn nêu cao tinh thần hăng say chiến đấu, dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn, nguy hiểm, nắm địch cụ thể, giúp cấp trên hạ quyết tâm đánh địch chính xác. Riêng đồng chí phá hủy 9 kho xăng, đạn, 2 khẩu pháo 105, diệt 15 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Năm 1971, hoạt động ở Trị - Thiên, mặc dù địch tổ chức nhiều chặng phục kích và ra sức lùng sục các thôn xóm hòng đẩy ta ra xa, Phạm Thanh Quyết vẫn kiên trì bám đất, bám dân, dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm, 4 lần vào căn cứ Đông Hà và hàng chục lần vào căn cứ Ái Tử, Đồng Lâm để nắm tình hình địch, giúp tiểu đoàn xây dựng phương án tác chiến tốt.


Đồng chí vào vị trí Đồng Lâm 6 lần, trong 6 đêm liền để nắm tình hình địch. Có lần đang trinh sát thì bị thương vào lưng, đồng chí vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Trong trận đánh căn cứ Đồng Lâm đêm 8 tháng 5 năm 1971 Phạm Thanh Quyết dẫn tổ vượt qua 9 hàng rào, nhiều vọng gác, tiến sâu vào căn cứ, phá hủy 11 kho xăng, đạn. Riêng đồng chí phá hủy 6 kho.


Trận đánh trận địa pháo dã chiến ở điểm cao 28 (bắc sông Mỹ Chánh) ngày 26 tháng 10 năm 1972, địch bố trí ở vòng ngoài trận địa nhiều tuyến bộ binh chốt giữ, bên trong lại luôn thay đổi vị trí đặt pháo, Phạm Thanh Quyết mưu trí dẫn phân đội vừa trinh sát nầm địch, vừa tiến đánh địch. Khi nổ súng, ngay phút đầu đã diệt khu trung tâm và sau 20 phút chiến đấu, phân đội đã diệt 200 tên địch, phá hủy 9 khẩu pháo, 15 xe quân sự. Riêng đồng chí phá hủy 2 khẩu pháo, diệt 15 tên.


Trận đánh khu kho Tân Điền, sau nhiều ngày chịu đựng mưa rét để trinh sát, ngày 7 tháng 11 năm 1972 Phạm Thanh Quyết dẫn một tổ vượt qua 7 lớp rào có gài mìn vướng nổ, vào phá hủy được 10 kho xăng, đạn. Riêng đồng chí phá hủy 3 kho đạn, chứa 1 vạn quả đạn pháo.


Phạm Thanh Quyết luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc, chịu khó học hỏi mọi người, tích cực giúp đỡ chiến sĩ mới nhanh chóng năm được kỹ thuật, sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Phạm Thanh Quyết được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. 
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #179 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2022, 05:01:20 pm »

Anh hùng Đỗ Viết Cường


Đỗ Viết Cường sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Sơn, huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, phân đội trưởng đặc công nước thuộc đội 1 đoàn 126 Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến năm  Đỗ Viết Cường làm nhiệm vụ đánh địch ở Cửa Việt. Địch bố phòng rất chặt chẽ: dọc mép nước có rào thép gai, gài mìn; trên dòng sông thường xuyên có tàu đi tuần tiễu; ở khu vực tàu đậu có đèn pha chiếu sáng; địch trên tàu thỉnh thoảng bắn tiểu liên ném lựu đạn xuống nước... Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, vượt mọi khó khăn gian khổ, kiên quyết đánh địch. Hai lần trong lúc đang chiến đấu bị thương, Đỗ Viết Cường vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ. Đồng chí đã trực tiếp đánh chìm, đánh hỏng 7 tàu và xà lan của địch, chỉ huy phân đội đánh chìm 7 chiếc khác.


Ngày 2 tháng 8 năm 1970, ở cảng Cửa Việt, sau khi bị đánh nhiều lần, địch canh phòng rất nghiêm ngặt, Đỗ Viết Cường cùng 2 đồng đội vượt qua nhiều lớp rào trên bờ, dưới nước, vào được trong cảng. Khi cách tàu 5 mét, thấy tên lính gác đứng trên mạn tàu, đồng chí nhanh chóng lặn xuống đặt mìn vào khoảng giữa xà lan và tàu. Kết quả, trận này tổ đồng chí đánh chìm 2 tàu, xà lan. Riêng đồng chí đánh chìm 1 tàu, 1 xà lan.


Ngày 19 tháng 3 năm 1971, 1 đoàn tàu địch đậu ở cảng Cửa Việt, Đỗ Viết Cường xung phong dẫn đơn vị vượt qua nhiều chặng gác, đến từng chiếc tàu. Kết quả, phân đội đồng chí đánh chìm 2 tàu trọng tải 360 tấn, làm tắc cửa sông, mấy ngày liền địch không đi tiếp tế được.


Ngày 19 và 20 tháng 8 năm 1971, địch càn quét vùng xung quanh cảng ráo riết và liên tục thay đổi vị trí đậu tàu trong đêm. Đỗ Viết Cường xung phong dẫn một tổ đi đánh. Trong khi đi tìm tàu, có lúc bị địch bắn dữ dội, đồng chí vẫn bình tĩnh dẫn tổ bám địch và đã đánh chìm 3 tàu vận tải loại lớn của chúng. Riêng đồng chí đánh chìm 1 tàu.


Năm 1972, 2 lần bị thương nặng, lần nào Đỗ Viết Cường cũng băng bó cho đồng đội trước rồi mới băng bó cho mình, sau lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Khi vừa ra viện, đồng chí xung phong đi đánh cầu Ngô Xá Đông. Cầu này địch canh gác rất cẩn mật, xung quanh trụ cầu có nhiều rào dây thép gai, ta đánh nhiều lần không được. Đêm 3 tháng 11 năm 1972, tổ đồng chí đã đánh sập được cầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đỗ Viết Cường luôn gương mẫu trong mọi công tác chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, sống giản dị, khiêm tốn, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 23 tháng 9 năm 1973, Đỗ Viết Cường được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM