Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:30:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 506191 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #60 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 11:01:58 am »

FN FAL là khẩu súng trường tấn công phương Tây phổ biến nhất thế giới trong thời AK-47.
Xuất phát ban đầu, khẩu súng nằm trong nỗ lực chế tạo súng trường tấn công chung của Anh và Bỉ.

Ở đây, chúng ta thấy tồn tại 3 quan điểm khác nhau về nỗ lực cho ra súng trường tấn công. Thực chất chỉ là 2 quan điểm của Liên Xô và Đức trong chiến tranh. Sau chiến tranh, các công ty Đức phát tán ra xung quanh nước Đức tan nát và tạo thành quan điểm thứ 3 trung gian. Quan điểm của Liên Xô là chế tạo súng trường, tức là súng dài súng mạnh, nhưng nhỏ nhẹ. Quan điểm của Đức là chế tạo MP, súng ngắn, nhưng mạnh mẽ. Như mình đã viết trên, thật ra ban đầu Đức cũng có quan điểm đúng, nhưng Hiler và bang phái đã nhận định sai hướng phát triển, họ đầu tư vào các MP và kiểu súng máy bắn đạn nặng MG-42, một chú quá nhỏ và một chú quá to làm chột mất súng trường tấn công Đức G35. Có thể, hai hướng xuất phát từ súng trường và súng ngắn sẽ đến cùng một điểm nếu như Đức không chết sớm, nhưng tóm lại Đức chưa có khẩu súng trường tấn công nào, điều đó làm cho quan điểm "phóng to súng ngắn" tự nhiên trở tha thành sai lầm.

Theo cá nhân tớ, một khẩu súng trường nhỏ nhẹ là đúng đắn nhất, súng trưpờng tấn công trước tiên là súng trường, vì vậy, AK mới có sức mạnh đầu đạn cao như vậy. Thực chất, quan điểm của Liên Xô là không cần đến tầm bắn trên 1000 mét của các loại súng trường chiến đấu hạng nặng như Mauser, Mosin, vì khả năng bắn trúng rất thấp, xạ thủ lộ hàng là ăn pháo ngay. AK các loại thu hẹp tầm bắn xuống dưới 1000 mét nhưng so với các loại súng trường hạng nặng cũ không giảm hoặc chỉ giảm chút ít sức mạnh đầu đạn. Như link dưới đây cho thấy, đầu đạn AK mạnh hơn NATO 7,62 x 51 mặc dù bé hơn. Việc giảm động năng đầu đạn phải được các công thức khoa học bù vào, thuật phóng ngoài external ballistic tốt sẽ giảm tản mát và làm tầm bắn tốt hơn, còn sức phá đầu đạn, terminal ballistic tốt sẽ tăng sức công phá. Tầm bắn và sức phá quyết định đâu là súng trường, đâu là súng ngắn.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31094#msg31094

Sau chiến tranh, ở phương Tây thấy Đức đã sai lắm rồi, nhưng nhất quyết không theo Liên Xô. Luôn luôn phản đối bậc thầy có lẽ là lý do lớn nhất để súng trường tấn công của phương Tây phở lởm đến ngày nay, mặc dù đầu tư rất nhiều tiền bạc, công nghệ. Phương Tây đưa ra "Quan điểm trung gian". Họ định nghĩa "một súng trường hiện đại cho bộ binh thỏa mãn những yêu cầu nhẹ, chọn chế độ bắn, tầm bắn hiệu quả cao hơn súng ngắn bắn nhanh (SMG), nhưng ngắn hơn các súng trường truyền thống. Đặc điểm này yêu cầu một cỡ đạn trung gian." Chính vì quan điểm trung gian này mà ngày nay phương Tây lẫn lộn hết cả súng trường và súng ngắn, âu cũng là cái tội của những thằng dốt như vịt nhưng thích nói nhăng nói cười.  Grin Grin Grin Grin

Như mình đã nói, Đức trước chiến tranh đã thử nghiệm cỡ súng trường đạn nhỏ G35, nhưng bị Hitler làm héo. Quan điểm này tồn tại ở nhiều nước thân cận với Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đan Mạch. Sau chiến tranh, Anh cũng muốn tiếp cận các phát triển này, sau khi xây dựng lên "Quan điểm trung gian", Anh đã cùng FN nỗ lực phát triển súng trường tấn công. Họ cùng với các công ty Bỉ phát triển cỡ đạn 7x43 mm (.280 British), sơ tốc tính toán (thường thấp hơn so tốc thật chút) là  745 m/s (2445 fps), đầu đạn 9,08 g (140 grain). Loại đạn này được Bỉ nhập dùng cho SAFN-49. Sau này, loại đạn này thể hiện giật mạnh (đầu đạn quá nặng), không được phát triển tiếp.

Theo ý kiến riêng của tớ, đạn 7x43 mm (.280 British) quá dài, không thuận lợi cho thuật phóng ngoài và Anh lúc đó cũng không đủ điều kiện làm đầu đạn rỗng. Điều này thể hiện rõ rệt nhược điểm của "Quan điểm trung gian", không Nga chả Đức, tức là không tri thức hay nói một cách khác là ngu si.  Grin Grin Grin  Đứng trên quan điểm súng trường nhỏ, người ta phải đổ tri thức vào đạn nhỏ để nó mạnh như đạn to, chứ theo "Quan điểm trung gian" thì thu nhỏ đạn to là được. Đứng trên quan điểm "súng trường nhỏ để bắn được khi đang chạy" mới thấy rõ độ giật của đạn cần ở mức nào. Dù sao thì đạn này cũng mạnh hơn đạn M1 cạc bin.  Grin Grin Grin Grin
 
Cỡ đạn 7x43 mm được Anh dùng cho súng trường tấn công đầu tiên của họ, khẩu British EM-2 (Experimental Model-2). Khẩu súng làm theo dáng bullpup, nòng và máy thụt vào báng để giảm chiều dài, giống như Korobov cùng thời với AK-47 hay Famas ngày nay. Tuy áp dụng công nghệ làm ngắn nhiều như vậy nhưng súng chả gọn gàng j` 889 mm. Cân nặng thì như súng ngày đó, 3,4 kg chưa đạn. Nòng quá dài 889 mm  là nhược điểm của loại đạn trên.

Về cấu tạo, súng có bộ máy đặc trưng của DP, sau được dùng cho RPD, SVD và G43 Đức Hitler, bộ máy này dùng được nhưng nguyên liệu rẻ như gang cầu và phương tiện gia công không cần cao cấp j`. Hai phiên bản EM-1 và EM-2 na ná như nhau. Không có cái ảnh nào của máy EM-2, mình mượn cái ảnh của DP bốt lên. Khóa nòng (bolt) liền với bệ khóa nòng (bolt carrier) vuông, có hai ngạnh xòe ra chống vào thành vỏ máy (receiver) để khóa nòng, ngạnh xòe ra được do khối nối với piston tác động. Ngạnh của DP và RPD ở khối trước còn EM ở sau. Quan điểm thiết kế súng vay mượn và nghèo sáng tạo, thậm chí, đến cả cái chụp đầu nòng cũng hok có.  Grin Grin Grin Grin Tuy nhiên, cái thước ngắm ngự trên quai xách cho cao thì AR-15 thừa kế, M16 hợp chúng quốc mà.

Khẩu súng mãi mãi dừng lại tuổi ấu thơ, không bao h vượt qua thử nghiệm. Tuy nhiên, dân Anh-Mỹ rất nhiều nhà ái quốc thái quá, thường tung hô đây là bullpup đầu tiên trên thế giới và là nguyên mẫu cho British SA80 / L85 , lòng ái quốc chói lòa che mất cả Korobov và việc máy L85 chả liên quan j` đến EM-2 cả.

Tóm lại, đây là sản phẩm của "quan điểm trung gian" chả Nga cũng không Đức. Về súng đạn, phương Tây mà không có Nga Đức thì chưa bao h ngẩng đầu được, thế nhưng có một giai đoạn cãi thầy. Bi h, ở thế kỷ 21 thì thái độ xì tin là tung hô súng Nga súng Đức, cũng tiến bộ so với thời đó. Việc sai concept ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của súng trường phương Tây, mặc dù có rất nhiều hướng phát triển đúng đắn đã hình thành. Tuy nhiên, thị trường lớn nhất đã được chú vua đẻ non AR-15 chiếm, còn các nước nhỏ  (hay trung bình  Grin Grin Grin) ở châu Âu thì sợ đánh nhau và không ai dám dùng đạn của bạn của ta.  Grin Grin



7mm Anh, M43 AK, M16 5,56mm , NATO 7,62 x 51


Khóa nòng của DP, bên cạnh là cái nòng cắm vào vỏ máy súng (receiver). Hệ súng Đegtriaryov Дегтярёв thiết kế như DP, RPD đặc trưng bởi cái khóa nòng này, đi kèm trích khí piston hành trình dài và có vít chỉnh tiết lưu khí. Hai mấi trên ngạnh sẽ ăn vào trong ray của khối lùi gắn với piston, mở ra đóng vào theo ray. AM2 bố trí ngạnh ngược lại. FN FAL cũng là hệ khóa nòng này, nó có nguyên lý giống SVT nhưng ngạnh cắm xuống dưới.


Đây là G43 Đức, một bản sao của SVT-40 Liên Xô. Phiên bản dùng cho súng trường của kiểu khóa nòng này. Kiểu piston rời lùi ngắn cũng từ đây mà ra cả. SVT- và G43 không dùng ray như DP và RPD mà có một cái chêm chẻ ngạnh ra.
http://www.gunpics.net/german/g43/g43dis.html
Đây là hình ảnh SVT-40, tuy nhiên ảnh xấu quá. Các bạn có thể thấy, Piston chén cup piston, piston rời lùi ngắn mà LWRC đang thuê cửu An quảng cáo rầm rĩ chính có cụ tổ là đây, piston SVT-40. Có điều, đến cả bố đẻ là piston AR-18 mà piston LWRC còn không nhận thì sao nhận cụ tổ ( Grin Grin Grin Grin Grin). Piston AR-18 bị như vậy cũng vì nó không chịu nhận cha nó là piston G43 Đức Phát Xít, nó dám đổi tên cái "cylinhder" thành "cup piston" để ra vẻ ta đây không phải con ông ( Grin Grin Grin Grin Grin Grin).

G43 lại chít phéng đi rùi, mà trước khi chít đánh bố đẻ SVT-38 tơi bời khói lửa ( Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin). Số phận SVT-38, SVT-40 thật là đau khổ, đẻ ra cả dòng giống bất hiếu. Mở ngoặc là G43 giống y như đúc gần toàn bộ SVT-40 nhé chứ không phải chỉ piston. Điểm khác nhau duy nhất của SVT với G43 là nút điều chỉnh khí và đầu nòng tháo rời được của SVT. Thiết kế này có từ trước đó 20 năm để tiện điều chỉnh khí mà vẫn dễ gia công trong điều kiện cực kỳ khó khăn.

http://www.surplusrifle.com/svt40/rifle/hs.asp

khóa nòng G34 sao lại của SVT-40 và được dùng cho EM-2.



http://www.gunpics.net/german/g43/g43dis.html
http://inloc.ru/content/view/177/2/
http://w.kalash.pp.ru/index.php?paged=2
http://www.airforce.ru/history/romanov/chapter3/page3.htm
http://www.nvkz.kuzbass.net/michael/raznoe/Dp.htm
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2008, 12:13:50 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #61 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 11:19:17 am »

Bác ơi, đi ăn cơn trưa rồi pót tiếp há!
Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #62 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 12:13:49 pm »

Bác ơi, đi ăn cơn trưa rồi pót tiếp há!

Hé hé! Mọi thứ trong đầu cả bác HP viết ra thì mấy, có phải giở tài liệu như các anh em khác đâu.

Về đạn M16 xoáy mạnh ít người để ý thật. Hiệu ứng con quay Mắc-xoen làm cho nó ở  khoảng cách
gần rất chính xác, còn ở tầm xa trên thực tế chiến trường, ảnh hưởng của gió ngang lại mạnh hơn làm
nó tản mát quá lớn. Nòng súng có nhanh mòn thì lính công tử Mỹ bắn vài ngàn viên thay nòng khác, ăn
chơi mà.
Hay như cái vụ AR-18, bọn wiki cứ gọi là giấu nhẹm, có bác Phúc lôi ra anh em mới biết. Kể cũng hài.

Có cái ảnh layout của khẩu AEK-971, 2 piston cân bằng, đang được đánh giá là rất tốt hiện nay, nhà em
nhìn không được rõ lắm, lúc nào rảnh bác Phúc cho ý kiến cái.





1 - Коробка ствольная со стволом,
2 - подвижные части,
3 - возвратный механизм,
4 - ударно-спусковой механизм,
5 - предохранительный щиток,
6 - переводчик огня,
7 - направляющая балансира,
8 - крышка ствольной коробки,
9 - цевье, 10 - накладка ствольная,
11 - дульный тормоз-компенсатор,
12 - принадлежность к автомату.


Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #63 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 01:34:50 pm »


FN đã có truyền thống quan hệ trao đổi kỹ thuật với các hãng thuộc khối Anh, như Mỹ, Anh. Từ trước đây, họ đã cải tiến và bán BAR, bản trung liên Browning.

FN FAL là khẩu súng trường thành công nhất của phương Tây đứng về mặt các nước kính tế giầu mạnh chấp nhận nó, thời của FAL gần trùng với AR-15. FAL là tiếng Pháp Fusil Automatique Leger-súng trường tự động nhẹ, ở cái xứ nửa Pháp nửa Đức, nửa thắng nửa thua, nơi giao lưu giữa văn minh súng ống Đức và những kẻ (mọi rợ về súng ống) thắng trận.  Grin Grin Grin Grin . FN FAL được sử dụng ở 70 nước, đa phần trong đó nó ở vị trí súng chủ lực, và được sản xuất ở ít nhất 10 nước, cho đến nay, súng vẫn có mặt trong các lực lượng vũ trang nhiều nước, cũng như là hàng thời thượng trên thị trường súng dân sự.  Nhóm thiết kế đứng đầu là Dieudonne Saive. Ông đang thực hiện các súng trường cỡ đạn lớn truyền thống, chuyển sang làm súng trường tấn công với máy tương tự. Bỉ quan hệ nhiều với Anh trong vụ đạn 0,280 (7x43mm Anh), vào những năm 1950, bản mẫu đầu tiên của FN FAL dùng loại đạn này. Trước đó, nhóm thiết kế cũng dùng "đạn súng ngắn 43" của MP44 trong một mẫu thử năm 1946. Sau này, khi đạn 7x43mm Anh chứng minh được nhược điểm củ nó thì FN FAL sử dụng đạn NATO 7,62 x 51. Năm 1950, cả hai mẫu dùng đạn 7x43mm Anh là "British EM-2 bullpup"  với FN FAL được Mỹ thử nghiệm, FN FAL gây được ấn tượng mạnh, nhưng phiên bản này đi theo đạn của nó. Vào năm 1953 thì phiên bản FN FAL 7,62mm xuất hiện. Nước đầu tiên chấp nhận trang bị là Canada năm 1955, gồm phiên bản súng trường tấn công C1 và phiên bản trung liên C2, đặt làm tại quân xưởng Canadian Arsenal factory. Anh chấp nhận trang bị phiên bản súng trường tự nạp đạn phát một L1A1 SLR, đặt làm tại nhà máy RSAF Enfield và BSA. Áo chấp nhận năm 1958, trang bị năm 1958 với mã Stg.58 và đặt làm tại nhà máy Steyr arms factory. Ngoài ra Brazil, Thổ, Úc , Israel, Nam Phi, Tây Đức và nhièu nước khác mua hoặc làm súng.
Tây Đức muốn mua bản quyền với mã tên G1 nhưng không được FN duyệt, sau đó, Tây Đức mua bản quền CETME và cho ra H&K G3. CETME dùng máy MP45 của chính Đức  Grin Grin Grin Grin và nhờ đó, G3 trội hơn nhiều FN FAL. Bỉ chấp nhận trang bị súng của họ năm 1956.

FAL cũng như AK, có nhiều cấu hình. Các đời súng sản xuất ở các nước khác nhau theo hai cỡ đạn, hệ mét và hệ in, hơi khác nhau. Có hai loại chọn chế độ bắn selective fire và chỉ có bắn phát một lên đạn tự động (bán tự động). Về concept, FAL có đủ các phiên bản súng trường tấn công thông dụng, súng trường ngắn (cạc bin), súng trường chiến đấu nặng, trung liên và trung liên kiêm súng trường chiến đấu nặng. Đặc điểm này của FAL rất giống AK, đảm bảo đồng nhất đạn bộ binh trong tiểu đội, và trong quân đội luôn vì NATO 7,62 x 51 dùng chung cho đại liên. FAL 50.00 hay là "FAL đơn giản", là súng trường tấn công thông dụng. FAL 50.63 hay FAL "Para" (dù) có nòng ngắn và báng gấp bản lề ngang. FAL 50.64 báng như phiên bản dù nhưng nòng như phiên bản thường. FAL 50.41, còn gọi là FAL Hbar hay FALO là trung liên. UK, Canada, Australia thường dùng phiên bản phát một tự lên đạn (bán tự động) làm súng trường chiến đấu tầm xa.

Về cấu tạo.
FN FAL là trích khí hành trình ngắn. Khóa nòng khóa bằng chèn vào thành dưới vỏ máy. Vỏ máy súng ban đầu làm bằng thép rèn dập, từ năm 1973 FN chuyển sang phôi đúc để giảm giá. Súng dài một mét mốt và nặng 4,3kg. Đặc biệt, cái piston rời có lò xo đẩy về riêng này khá giống của AR-18 và LWRC, G36 sau này. Tuy nhiên, FAL có piston trong như G36 chứ không phải "piston mang hình cylinder như AR-18". Ngoài ra, AR-15, AR-18 cũng học theo cái dáng ốp lót tay của khẩu này.

Về sự nghiệp, sự thành công của FN và các súng khác dùng đạn lớn, ngay cả trong những nước thân cận nhất với Mỹ, cùng thời với M16, chứng minh rõ ràng sự yếu đuối của đạn M16. Việc thiếu loại đạn súng trường tấn công đúng làm các súng này giật và nặng, tuy vậy, không còn lựa chọn nào khác. Châu Âu sau chiến tranh phân tán và không ai dám dùng những đạn mới ra vì lý do lo cho hậu cần khi đánh nhau, trong khi đó đạn M16 không thể chấp nhận được.
Về mặt biên chế, FAL có các phiên bản súng trường tấn công, cạc bin, súng trường chiến đấu và trung liên kiêm súng trường chiến đấu, rất giống AK, đảm bảo 3 nhiệm vụ chính của tiểu đội mà vẫn thống nhất đạn. Đây là câu trả lời rõ ràng nhất của phương Tây khi đối diện với AK-47.


http://www.recguns.com/Pictures/Images/faldiag.gif
http://world.guns.ru/assault/fn-fal_blow.jpg

FAL Bỉ, kiểu súng trường tấn công thông dụng


Anh, kiểu súng trường chiến đấu tầm xa


Canada C2, súng trung liên kiêm súng trường tầm xa


Đây là vài chi tiết, cơ cấu piston rời này sau được dùng ở AR-18, nhưng AR-18 và LWRC chuyển sang cái piston hình cốc. Có thể nhìn thấy các khe của piston này, nó có tác dụng gạt bụi bẩn ra ngoài nếu có.


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2008, 06:32:08 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 07:06:42 pm »

Hey to SSX
cái trích khí cân bằng này ngay nay đang được AK áp dụng. M16 vẫn tự hào về lệch rung trong loạt thấp hơn AK do có cái tay xách làm thước ngắm cao lên. Nhưng cái tay xách ấy chả có nhiều súng theo, như FAL chẳng hạn. Grin Grin Grin. AK có cái này thì chụm loạt bắn cực đỉnh luôn, mình đã xem video của cậu về bắn cái trích khí này, quá đỉnh luôn. 100 mét chụm rung bán kính hơn 10 phân.
Bùn cừi, ngày trước ở TTVNOL mình đang nói đến đoạn cố định trục, nếu bắn lên cao thì nó hạ đít xuống, thì có chàng Hai cà sáy trưng luôn cái sơ đồ đạn đạo của đạn pháo Nga ra cãi Grin Grin Grin Grin Grin.

Bốt lại cái đoạn video của bạn này. Không có đoạn nào so trực tiếp M16A2 với AEK-971, bên dưới là cái so M16A2 với AN-94. Nếu đem so AN-94 với AEK-971 thì AN-94 không chụm cả loạt bằng, nhưng loạt bắn của AN-94 có 2 viên đầu siêu chụm, ở 100 mét có thể chui chung một lỗ. Cho đến nay súng trường tấn công không loại nào chum loạt bằng hai thằng này cả.
Bốt cho M16 nhìn mà khóc nhé.  Grin Grin Grin Grin
http://www.youtube.com/watch?v=OlQ0x1bySU8
http://www.youtube.com/watch?v=pEZuT3gi7jc

Cái này là ở www.gun-world.net/videoclip/aek971.wmv
http://www.gun-world.net/videoclip/aek971.wmv

AR-15/M16 thường vỗ ngực tự hào với AK là chụm đạn khi bắn loạt hơn. Rồi các chú ngộ độc tưng bừng quảng cáo là do thành tích này nọ về kỹ thuật tài ba mà ra. Thật ra, M16 có nỗ lực để chụm đạn bắn loạt như cái tay xách để đẩy cao đường ngắm trên, nó bỏ đi được cái báng gập xuống để ghé má vào khi bắn, từ đó điểm tựa vai vào báng thẳng với nòng. Nhưng nguyên nhân chính để M16 chụm đạn so với AK-47 là do động năng đầu đạn của nó nhỏ hơn và đạn nhẹ hơn.

Liên Xô cũ dĩ nhiên là đánh giá chu đáo về sự giật này. Theo kết quả nghiên cứu của họ, chuyện báng quá thẳng so với hơi thẳng không thêm thắt được bao nhiêu độ chụm đạn bắn loạt cả. Có thể điều đó đúng, vì hầu hết súng trường sau này đều không cần làm cái tay xách và báng thẳng tưng nữa. Vào những năm 1965 - 1966 TSNII TOCHMASH đã thực hiện những nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở loại đạn mới 5,45x39. Theo những phân tích của Liên Xô, sự rung khi bắn loạt khá phức tạp. Hướng của lực giật là hơi xoáy và lệch sang một bên chứ không phải nghếch nòng lên, để làm báng thẳng. Việc giảm tòe bó đạn không chỉ đơn giản là làm đạn nhỏ mà cần cải tiến súng.
Họ cũng đã có nhiều nỗ lực để giảm, như các loại đầu nòng từ AKM có kiểu vát, nhờ đó mỗi phát bắn cái đầu nòng vát lại đẩy đầu nòng lệch một lần, cân bằng với lệch rung. Cái đầu nòng vát về sau được thay bằng kiểu đầu nòng có cái tuye nhỏ khoan bên sườn, nhờ đó vẫn kết hợp được kiểu chống chớp sáng thông thường phía trước. Một kiểu đầu nòng rung rất kỳ lạ, phát thứ 2 lệch xa đi nhưng phát thứ 3 lại chụm về phát đầu.

Để giảm rung hoàn hảo, hồi những năm 196x, Liên Xô cũ đã có cơ sở lý thuyết về hệ thống lùi cân bằng BARS (Balanced Automatic Recoil System). Nhà máy Izhmash và Viện Kovrov nhận bước thực hiện lý thuyết này.
Khẩu AL-4 và AL-7 lần đầu tiên áp dụng hệ thống này giữa những năm 197x, do Youriy Alexandrov của Izhmash thiết kế (Izhmash là nhà máy sản xuất AK), Viện Kovrov thiết kế khẩu súng đối trọng, nay họ có AEK-971. (Nhưng theo nhiều người kể và theo tớ là đúng hơn với kiểu tổ chức khoa học Liên Xô cũ, Viện Kovrov có Alexander Konstantinov như một thành phần tham gia tranh luận, hoặc đúng hơn nữa, đây là đại diện của Viện theo dõi tiến trình thực hiện lý thuyết của họ). AL-4 trên cơ sở AKM 7,62 được thiết kế cơ bản 1969 và chương trình thử nghiệm hoàn thành 22/5/1972. Khẩu AL-7 trên cơ sở AK-74 ra sau. Thật ra, không phải là chọn giữa AK-74 hay là AL-7, mà là, các nhà kỹ thuật chọn xem có nên áp dụng BARS vào AK-74 không. Không phải tự nhiên mà BARS không được chọn, nó nặng hơn khá nhiều. Một nhược điểm của BARS là súng buộc phải sử dụng piston kín khít, điều mà AK luôn cố tránh.
Ngày nay BARS là một thương hiệu bản quyền của Izhmash. AL-7 được nhiều người cho là cạnh tranh với AK-74 trong đấu thầu, nhưng không phải vậy, đây là một súng thử nghiệm. Sau này, AK-107, AK-108 và AEK-971 sử dụng hệ thống này.

Thật ra, cái vụ AR-15 là AR-18 đẻ non bị bêu riếu khắp nơi, đó là chuyện dĩ nhiên, một chiến binh, mà là chiến binh vua lại dặt dẹo đẻ non thì ai chả bêu. Nhưng AR-15 thù lắm, mới bảo AK-7 cạnh tranh với AK-74 để AK-108 về sau học lại cái BARS. Câu chuyện có vẻ gống AR-15 với cái piston cốc của AR-18 ghê nhẩy (Grin Grin Grin Grin Grin). Thật ra, AL-7 lại là không phải súng trường, nó là một khẩu súng thử nghiệm, Liên Xô xếp nó vào loại PP (пистолет-пулемёт), tức là MP và SMG, như PPD-40. Dĩ nhiên là không ai đem PP đọ với súng trường cả. Chữ AL là "tự động nhỏ", AL-7 có nòng ngắn gần như của AKU.

Nguyên tắc của hệ thống là dùng khí thuốc đẩy cả khối lùi về sau và một hoặc nhiều trọng vật đi về trước và theo một vài hướng làm lệch súng theo chiều ngược lại, nhờ đó, cân bằng các hướng lệch súng. Nguyên tắc này là một phát minh của các nhà khoa học Liên Xô cũ khi phát triển loại búa cho nhà du hành vũ trụ. Ở trên đất, búa chỉ nẩy lên mặt đe một chút rồi rơi xuống nhờ trong lượng, nhưng ở trên trạm, không có trọng lực hãm búa, búa bật lại gây nguy hiểm. Ban đầu, cái hãm búa đơn giản chỉ là những hạt chì nhét vào khoang rỗng trong búa. Những hạt chì này đi sau và đập vào búa đang bị giật lùi, lại đẩy búa xuống mặt đe.

Nguyên tắc là như vậy nhưng trong súng rất phức tạp. Những lực rung lớn phải kể đến là: lực đẩy của trích khí lúc piston bắt đầu xuất phát, lực ép của lò xo đẩy về, lực đập của khối lùi vào thành sau, lực đập của khối lùi vào thành trước... ngoài ra còn một ti tỉ các tác động linh tinh.

AEK-971 mang BARS nhưng ngày nay lại không thuộc về Izhmash, trái lại, Izhmash đem AN-94 ra đấu .  Grin Grin Grin AEK-971 là của viện thiết kế Kovrov Machinebuilding Plant, nay đổi lại cái tên danh tiếng là Degtyarev Design Bureau do Sergey I. Koksharov thiết kế. Tuy AN-94 có vẻ được lòng nhiều người hơn nhưng theo mình, hai súng có khả năng khác nhau, AN-94 mang nhiều tính thử nghiệm hơn. AK-107/108 thì không hiểu có sánh được với độ chụm đạn của AEK-971 không, còn AEK-971 thì bền chắc hơn nhiều AN-94.

Không có ảnh động của AEK-971. AK-107/108 sử dụng hệ thống đơn giản hơn, yếu hơn khả năng giảm lệch xoáy. Tuy vậy, các hoạt động khác của AK vẫn êm ái và chưa thể vì cái ảnh động này mà so AK-107/108 với AEK-971. AK-107 có hai khối chuyển động, lò xo đặt song song với nhau tại vị trí của lò xo và cần đẩy về cũ. Có thể thấy được tại sao piston phải kín khít. Trích khí phải đặt về cuối nòng, nếu không kín khít thì thoát hết khí còn j`. AK-107 khá nặng so với súng hiện đại, 3,4kg  (vưỡn nhẹ hơn nhìu M16A2).


Một vài ảnh

AL-4


AL-7


AK-107
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2008, 08:51:34 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #65 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 09:40:49 pm »

Bác anh_vinh_coi,

Bác quên mất 1 cây trích khí trực tiếp mà các cụ ta hồi Pháp rất chuộng (trong truyện Tuổi thơ dữ dội em nhớ là các cụ đánh giá 3 cây này chụm lại bằng 1 khẩu trung liên  Grin) đó là cây Mát 49.

Và cái bền, khỏe của các cây trường bán tự động dùng trích khí trực tiếp này là do vị trí khóa nòng nằm hở, không trong hộp súng, vì thế khí cháy sau khi sinh công đẩy lùi cụm khóa nòng (và cái gì đó vướng víu kèm theo, nếu có) thì xả thẳng vào không trung, nên không đọng bẩn. AR-15 không để ý, đóng hộp luôn cái đám bẩn thỉu đó và trở thành một câu chuyện dài kỳ  Grin

Em dẫn ảnh từ world.guns.ru:

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 09:45:46 pm »

Bác quên mất 1 cây trích khí trực tiếp mà các cụ ta hồi Pháp rất chuộng (trong truyện Tuổi thơ dữ dội em nhớ là các cụ đánh giá 3 cây này chụm lại bằng 1 khẩu trung liên  Grin) đó là cây Mát 49.

Cái so sánh này là cho khẩu Garand bác ChienV ạ Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 09:51:41 pm »

Bác quên mất 1 cây trích khí trực tiếp mà các cụ ta hồi Pháp rất chuộng (trong truyện Tuổi thơ dữ dội em nhớ là các cụ đánh giá 3 cây này chụm lại bằng 1 khẩu trung liên  Grin) đó là cây Mát 49.

Cái so sánh này là cho khẩu Garand bác ChienV ạ Grin

Không phải, bác anh_vinh_coi đang điểm lại lịch sử của trích khí trực tiếp (direct gas impingement). Còn tớ thì chỉ té nước theo mưa, vả lại cũng để thể hiện rằng tớ chả dám chê cái cơ chế trích khí này, chỉ có chê việc M-16 dùng không đúng kiểu thôi  Grin Grin Grin Grin
Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 11:03:50 pm »

Mình đang định so sánh AR-15 với các súng cùng thời với nó, để làm rõ cái đặc điểm là châu Âu chán lè loại đạn M16A1. Sau này, khi Đức có vai trò quan trọng trong NATO, họ mới format lại M16A2, tuy nhiên Mỹ lại bắt tương thích đời cũ rất dở hơi. Cái mà mình gọi là quyết định thông thái đó.

Đúng rồi, bộ trích khí AR-15 quốc hồn quốc túy là như vậy, người ta dùng thì không sao nhưng nó đem về dùng thì nhiều chuyện. Bộ trích khí là động cơ của khẩu súng, động cơ đã yếu thì máy móc có tốt cũng không khá được.

Còn bộ trích khí AR-18, đố các bạn biết từ đâu ra.  Từ SVT-40. ( Grin Grin Grin Grin Grin Grin) Cũng piston cố định, cylinder di chuyển, cũng trích khí hành trình ngắn, cần đẩy rời, có lò xo đẩy về riêng. Cái phát minh duy nhất AR-18 làm là đổi tên cái "cylinder di chuyển" thành "cup piston", piston dạng cylinder ( Grin Grin Grin) bao quanh cái cylinder dạng piston có tên là "nozzle cylinder". Bộ trích khí-piston này đang được LWRC quảng cáo như là một phát minh mới nhất quả đất ( Grin Grin Grin), tung ra đánh tên đẻ non trên ngai vàng, nhưng vưỡn chửa đánh được. Internet nhà mình đang phải gọi hãng đến sửa, nó mà nhanh mình bốt đủ ảnh lên.

Cái wiki Vịt Cạc ngu si đã đành, chuyện cái piston này thì mấy bác ái quốc Mỹ mờ mắt làm en:wiki cũng ngu si ghi rằng Eugene M. Stoner tự tay thiết kế cái piston AR-18 (HuhHuhHuh  .Grin Grin Grin Grin). Như mình đã nói, Colt tưởng nhầm Stoner nắm được linh hồn của AR-15 nên bắt Fairchild Engine and Airplane Corporation khuyến mại thêm ông, tuy nhiên, cả Colt và Stoner đều vỡ mộng khi đến cùng nhau và sớm chia ly, Stoner đến Cadillac Gage. Stoner thiết kế Stoner 63 nhưng trích khí piston rất khác AR-18, và lúc Stoner rời khỏi Armalite thì chưa có "cup piston" mà LWRC đang làm thành lừng danh, AR-15 vẫn là ống dẫn khí. Thật ra, nếu đánh giá qua súng, thì Stoner chỉ là trưởng nhóm chứ không phải là người thổi hồn vào AR-15, cũng không phải là người thực hiện bản vẽ hay là chế tạo mẫu thử.

Bằng chứng ?? Khi Stoner rời Armalite thì AR-16, bản hoàn thiện của AR-15 là AR-18 mới thực hiện. Bằng chứng nữa, AR-15 không tiếp tục được hoàn thiện ở Colt, mặc dù ngay từ năm 1957, khi còn ở Armalite, quân đội đã nhận thấy nhược điểm cố hữu sau này là động cơ quá yếu. Thực chất, Colt và Stoner đã nhầm khi nghe tiếng sét và chia tay quá nhanh, tuy nhiên, điều đó lại có lợi cho danh tiếng của Stoner. Colt đằng nào cũng phải đưa chú con nuôi đẻ non lên thừa kế ngai vàng, mà không thể hoàn thiện nó. Thế là Colt dùng bài truyền thống rất cô ca, tức là giá thành hàng hóa chiếm phần lớn là quảng cáo-hàng hóa ở đây là thiết kế AR-15, trong chiến thuật quảng cáo đó, Stoner tuy đã tái giá với Cadillac Gage, nhưng vẫn được hợp lý hóa cái chức vụ phát triển AR-15 bằng một vị trí "part time" ở Colt, và những nhà ái quốc Mỹ được nhồi sọ thật chặt câu "Stoner là cha đẻ của AR-15", tức là Colt đang phát triển AR-15.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31187#msg31187


Máy chậm quá, các bạn vào đây xem ảnh cái "Cup piston" của SVT-40 vậy. SVT-40 là khẩu súng trên cả tuyệt vời, có điều, chủ nhân của nó là Tokarev không đủ điều kiện để hoàn thiện nó. Súng chỉ được chấp nhận và hoàn thiện ngay trước chiến tranh, hai phiên bản SVT-34/40, mặc dù nó đã được phát triển từ trước đó 20 năm. Ngay lập tức súng được sản xuất lớn và cũng ngay khi Đức có nó, họ ném lập tức G41 đi để sao lại SVT-40. Tuy súng đã hết thời, nhưng các đặc điểm thiết kế của nó như khóa nòng ngạnh cà cái piston rời hành trình ngắn dạng cốc còn tồn tại lâu trong các súng trường khác.
http://www.gunpics.net/german/g43/g43dis.html
http://www.surplusrifle.com/svt40/rifle/hs.asp


Rùi, chìu Chiến Vờ, chúng ta xem qua chú MAS cái.

Bạn Chiến Vờ nói quá đúng, MAS Tây Phú là nơi đầu tiên phát triển ốg dẫn khí, thổi trực tiếp. Chúng ta đã hai lần đánh giặc đều phải đánh ống dẫn khí trực tiếp tuốt tuột ( Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin). Thế mà khối chú ái quốc Mỹ vẫn nhảy dựng lên về cái quốc hồn quốc túy này của Mỹ, mà trong số các chú ái quốc Mỹ thái quá này lại có một số chú Mỹ mới vẫn chưa quên tiếng Vịt và vô số chú chỉ sắp Mỹ thôi. Tuy nhiên, lúc mình đưa cái AG-42 là vì nó có cái bolt carrier key (piston) giống hệt AR-10/15. Còn cái của MAS hơi khác, nhưng cũng cùng nguyên lý. MAS phát triển kỹ thuật này từ 1901. Với các súng bắn phát một thấy kiểu này không cao không thấp, dùng được, có lẽ là nếu súng dừng thì lên đạn lại và tốc độ bắn chậm, không sợ nóng hay quá bẩn.

chán quá, mai bốt ảnh vậy
--------------------

Đây là M.A.S 49, ngày xưa đánh Tây nhà ta hay nói đến mút với mát, mút là đồ cổ, mát lên đạn tự động. MAS phát triển ống dẫn khí từ năm 1901 trên phiên bản ENT 1901. MAS (M.A.S) là Manufacture Nationale d'Armes de St-Etienne (MAS), ENT 1901 do nhà thiết kế Rossignol vẽ, đây là thủy tổ gốc rễ của trích khí trực tiếp. Khẩu MAS trích khí trực tiếp đầu tiên được chấp nhận là MAS 40. Các khẩu MAS có các kiểu máy rất khác nhau, tuy nhiên phiên bản 56 lại là cải tiến từ 49 nên còn có tên là MAS-49/56. MAS-49 dùng đạn súng trường hạng nặng Pháp 7,5x54. Súng được phát triển sau Thế Chiến II.
Máy MAS-49 rất giống nguyên lý CKC, loại trừ chuyện trích khí trực tiếp và piston có cần. Khóa nòng vông, khi bệ khóa nòng chuyển động về phía nòng nó đẩy khóa nòng hơi nghiêng chống xuống đáy vỏ máy súng. So với CKC, hai cái khóa nòng khác nhau tạo thành đường chuyển động khác nhau một chút.

Có nhiều vấn đề với trích khí trực tiếp kiểu này, nhưng các súng trường bắn phát một như MAS và AG-42 không quan trọng lắm, súng tắc thì ta lên đạn một phát, có seo đâu. AG-42 và AG-42B có một chút thay đổi trong ống dẫn gas, bỏ đi phần phình to chứa Gas, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy dự delay do thể tích ống quá lớn, làm yếu máy. MAS-49 không có hình mũi bolt carrier key như AG-42 và AR-10/15, mà ống dẫn gas kéo dài cắm vào trong bệ khóa nòng tạo thành bộ piston-cylinder.

Lỗ trích khí của MAS thì thật thảm hại nếu đánh giá theo tiêu chuẩn ngày nay, tuy nhiên, như mình nói đó, súng trường bắn phát một rất chậm so với súng liên thanh, nên các cụ nhà ta tạm quên nhược điểm này đi. Máy CKC thì ngon rồi, phần tắc chỉ xảy ra ở trích khí là nhiều. Nếu tắc trích khí, ta lên cò tay bắn vài phát là thông . (!!!!! lính dùng M16 cũng được dạy như vậy, thêm phần phải đẩy về thay lò xo nữa). Vả lại, lúc đó có súng là may rùi, đây lại là súng tự động, anh chột ở xứ mừ mừ. (Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin) Trích khí của MAS có tiết lưu xỏ nửa kim không lọt chứ không phải một kim, đã thế lại xiên lên trước xuôi theo nòng tạo thành một góc gập ngược so với ống dẫn.
Vẫn đề thuốc thừa rơi vào máy khá nghiêm trọng, tuy vậy, máy súng được cái rất đơn giản, kim hỏa to vật vưỡng, các cụ nhà ta ngày xưa chăm súng thì phải biết.


http://www.sturmgewehr.com/bhinton/MAS49_Manual1950/MAS_49Diagram1950Large.jpg

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2008, 08:42:47 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
SSX
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2008, 10:34:25 am »

Khẩu bác Chiến nói gọi là khẩu Mút-cơ-tông ngày xưa ta với Pháp dùng chung có phải không ạ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM