Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:47:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 505246 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 10:27:15 pm »

Cái ống trứ danh, quốc hồn quốc túy, phát minh vĩ đại ấy của M16 đừng chọc vào .  Grin Grin Grin Grin Grin 50 năm, bao nhiêu anh hùng tốn bao nhiêu giấy mực ca ngợi cái ống ấy, để nay lại quay lại cái máng lợn của AR-18.

Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Các hình này đã có rồi, những đặt chũng nó cạnh nhau theo đúng tỷ lệ kích thước, để tiện so sánh đạn. Ta thấy, chỉ có AK xứng đáng được gọi là súng trường tấn công. Đầu tiên phải là súng trường đã, rồi mới tấn công. Còn M16 ?? hay là gọi như Tầu, là SMG tấn công Huh??

Đặt hình mà so thế này thì ngại M16 xấu hổ quá, bít làm seo được. M16 to hơn, dài hơn, nặng hơn, nhưng lại yếu bằng có nửa thui. Không phải tự nhiên mà súng trường tấn công ra đời rất muộn và vẫn đang là vũ khí chủ lực, vẫn đang đương đại. Việc thiết kế một súng nhẹ, đạn nhỏ nhẹ, nhưng lại có tác dụng như một súng trường hạng nặng thật không đơn giản.

Grin Grin Grin Grin Grin


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 06:30:59 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 10:39:58 pm »

Như đã nói, đạn .223 ban đầu của AR-15 được đặt hàng thiết kế bằng concept sai, đến khi thực hiện thiết kế lại quá thiếu trình để thực hiện những bài toán cho ra đường đạn. Có lẽ, cái trình của người thiết kế đạn này, nếu bỏ qua phần công nghệ, chỉ tính phần động lực, đường đạn... thì chỉ hết cấp III. Các phép tính phức tạp nhất thực hiện được là động năng đầu đạn. Kiểu vừa làm vừa thử, nếu đạn tản mát quá thì tăng độ xoáy lên, đến độ còn chút nữa thì gẫy nòng.

Chỉ thiếu một chút xoáy thôi là đạn M16 cực kỳ tản mát, hình ảnh dưeới đây cho thấy, đạn NTO 5,56x45 nếu bắn ở nòng xoáy 1:12 thì tán mát đến mức không thể chấp nhận được. Ngay từ 90 mét, đạn đã lộn nhiều vòng và không thể bắn bài 1 chỉ cần 100 mét (ngắm phát 1, bia số 4).

100y (90 mét), bắn đạn M855 của M1A2 bằng súng M1A1. M1A2 có tốc độ xoáy 1:7, A1 là 1:12. Một số loại súng dùng tốc độ 1:9.




Có một điểm hài hước.
Khi Đức có vai trò lớn trong NATO, thì NATO mới được sài thuật phóng ngon. Thông qua FN của Bỉ, cách tính đạn của Đức thể hiện và cho ra tiêu chuẩn NATO 5,56x45. Tuy nhiên, Mỹ đòi tương thích với M16A1 có sẵn của họ.
Các bạn thấy đấy, điều đó buộc M16A2 thừa kế kích cỡ của M16A1 dở hơi. M16A2 có phần đạn và nòng thuộc về thiết kế đạn S109 của FN, sau này là M855 Mỹ. S109 giống AK, có thuật phóng trong tốt, nòng mỏng và dài do thuốc cháy đều, áp suất tối đa không cao. Nhưng vì phải tương thích nên nòng vẫn phải dầy như cũ, vừa dài vừa dầy, và nặng như cái cùm.  Grin Grin Grin Grin
Mà tương thích để làm cái j` khi mà lấy M16A1 bắn đạn A2 được kết quả như trên HuhHuh?

Thật là cách giải quyết quá thông thái.

Đây là biểu diễn kiểu đạn có trục cố định bằng tốc độ xoáy siêu cao. Thuật phóng ngoài này giống cái đĩa của các vận động viên, không sử dụng mũi đường đạn, trục đạn cố định chứ không ngoáy uốn quanh vị trí trục trung bình. Kiểu đạn này gia công đơn giản, chẳng cần quan tâm đến trọng tâm khí tâm j` cả, chỉ cần đúng khối lượng đường kính là chạy. Vì vậy, M16 đôi khi tự hào là đạn rẻ, đạn AK-74 phức tạp thế nào mình đã bốt ở trang 2-3. Tuy phức tạp, nhưng đạn AK-74 bán chợ vẫn rẻ, không bít tại seo.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 07:24:10 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 10:56:51 pm »

Nói qua về thuật phóng một chút.
Thuật phóng tiên tiến được xây dựng từ ngoài vào trong. Tức là, ban đầu, người ta tính ra đường đạn bay trong không khí, rồi căn cứ vào đó, tính tiếp phương pháp đẩy nó trong nòng.

Một thuật phóng trong tốt (thuật phóng trong nòng), là thuật phóng thuốc nổ cháy đều, áp suất ổn định, nòng không chênh lệch độ dầy nhiều, kéo được dài và mỏng nhẹ. Thuật phóng trong tồi giống như các pháo tũn gù lưng của TK19 dùng thuốc nổ đen, nòng dầy và ngắn. Người ta điều chỉnh thuật phóng trong bằng hình dáng và thành phần viên thuốc. Thuốc đẩy đạn là loại thuốc nổ có độ bền cơ học rất cao, tùy loại đạn mà làm viên thuốc có hình dáng kích cỡ khác nhau, không vỡ khi phóng, điều khiển phản ứng cháy.

Thuật phóng ngoài của cả 2 loại AK đều là thuật phóng của đạn xuyên bắn từ nòng xoắn. Đạn có chiều dài và vận tốc quay vừa phải. Điều này giống như con quay trên đinh của nó, nếu đẩy vào tu, con quay lảo đảo ngoáy chứ không nghiêng lệch đi. Khi có gió cũng như đẩy tu quay, đạn ngoáy đảo và lệch gió đều các hướng bù nhau. Tác động của cơ chế con quay làm trục đạn luôn tự đổi hướng trung bình theo đường đạn trung bình và ngoáy quanh đó.

Đạn M16 được tính toán đơn giản và chọn giải pháp cố định trục đạn. Khi có gió, nó lệch mũi đi và cố định luôn độ lệch đó, không ngoáy đảo bù lệch. Ở tầm xa, trục đạn ngày càng hếch lên trên đường đạn và đạn tự nhiên thành đạn vẹo sườn. Do đó, loại đạn cố định trục như đĩa bay này đến một mức nào đó tăng vọt tản mát và hầu như không còn tác dụng. Cộng cả gió và hướng , cõ lẽ tầm này của M16 khoảng 250-300 mét.
Về nguyên tắc, với gió thổi trung bình nhẹ 15km/h ngang, không thể dùng M16 đi bắn bài 1 được, lệch gió đạn đến 20-30 phân thì trúng mấy điểm đây Huh Không phải tự nhiên mà người ta không làm phát 1 cho M16. Làm để làm j`  Grin Grin Grin Grin Grin Grin. Thiếu khả năng súng trường, gọi M16 là assault rifle là hơi quá, đúng hơn là assault SMG, assault MP.

Một trong những điểm đặc biệt khác khi bắn AK và M16 là xạ thủ M16 đem theo cái máy đo gió. Hiện nay có những máy laser nhỏ chỉ bằng mấy ngón tay nhưng đo được tốc độ gió trung bình trên toàn đường đạn và tính luôn ra độ lệch. Đó là điểm hoàn toàn khác với AK, không bao h con quay nghiêng tu lâu được, nó tự đảo tu và bù lệch gió, đường đạn thật là đường xoáy trôn ốc quanh được đạn trung bình.

M16 cũng có thể được đánh giá là chính xác, chỉ khi bắn rất gần và không có gió, nhiệt độ độ ẩm tiêu chuẩn  Grin Grin Grin Grin. Nhân đây, nhìn lại 3 viên RPK chui vào một lỗ ở 250 mét cái, khó mà súng nào còn vỗ ngực là chính xác được khi chứng kiến lỗ này, bắn ngoài trời.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg27646#msg27646

Đây là rơi đạn của M16A2. Có thể thấy, ở tầm 300 mét, đạn đã vẹo 0,5%. Còn ở tầm 600 mét, khi AK vẫn còn trong tầm bắn được (1000 mét), thì đạn M16 vẹo sườn đến 3%. Đạn vẹo sườn làm xuất hiện các phản ứng ngẫu nhiên từ không khí làm trục lệch ngẫu nhiên, trục lệnh nhưng không tự ngoáy đảo bù lệch được, làm tản mát tăng vọt.
Không biết tính thì đi lảo đảo say rượu là đúng rồi.

Mình bốt lên đây để các bạn hiểu hơn về huyền thoại M16 chính xác hơn AK. Ở 800 mét, khi đạn AK vẫn bắn tốt, thì M16 lệch gió 3-4 mét và vẹo sườn 3-4%.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin
http://www.globalsecurity.org/military/library/policy/army/fm/3-22-9/c02.htm



Tiếp cái đồ thị lệch gió, hình ảnh chứ không phải số, để các bạn Colt hồn Colt túy nhìn rõ.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 06:44:19 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 11:28:08 pm »

Thật ra, trào lưu chuyển sang đạn nhỏ quá có vẻ như gần đây bị phản đối. AK vẫn sản xuất và thiết kế tiếp các loại súng 7,62mm. Trong khi đó, ở Chéc, đạn 7,62 và 5,45 song song. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến vụ đạn nhỏ này.

Một là, chức năng súng trường giảm thậm tệ. AK-74 tuy sức xuyên và sát thương không giảm nhiều nhưng giảm tầm bắn và không còn làm súng bắn tỉa bằng đạn đó tốt được. Cạ của AK là RPK trước đây kiêm trung liên và súng trường tầm xa (súng trường chiến đấu, battle rifle). Nhưng ngày nay chức năng súng trường giảm đi. AK có ưu thế đặc biệt là chỉ cần nó với RPK đã có đủ bộ, nhưng nay không còn. Những nước chủ động về vũ khí như Nga-Đức thì không lúc nào thiếu các phương án, như súng bắn tỉa chuyên dụng các loại, hay là "đại liên cá nhân"-một khái niệm mới về trung liên nhưng dùng đạn đại liên-kiêm chức súng trường.

Hai là, để đảm bảo đường đạn của thuật phóng ngoài, đạn AK-74 khá phức tạp, cái này mình đã bốt ở trang 2. M16 có đạn đơn giản dễ làm thì đổi lấy cái đường đạn đơ đơ dở người trên. Theo những thông tin mình biết, cái thành công lớn trong AK-74 là dây chuyền làm ra đạn, đây là điều rất khó khăn mới vượt qua được. Đạn nhỏ dài có quán tính quay nhỏ, khó làm mũi đường đạn.

Ba là, đạn AK-74 tuy có sức xuyên và sát thương khá, do dùng công nghệ thiết kế cao bù vào động năng, nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề về sức công phá (đường đạn đầu cuối) ngoài tầm 300 mét, ví dụ, người mặc giáp. Còn những loại đạn đơn giản của M16 thì đúng là M16 MP, M16 SMG.

Vì vậy, từ trước đến nay vẫn duy trì một số loại đạn 7,xmm hay 6,x mm.

Khi Mỹ format đạn 0,223 Reminton cho AR-15, châu Âu nhanh chóng đánh giá được tính kém cỏi của nó. Có lẽ, công dụng lớn nhất của các loại đạn này là đi săn vịt giời, đạn làm chết vịt mà không phá toác ra trông mất ngon.  Grin Grin Grin Grin Châu Âu vẫn dùng đạn cũ tiêu chuẩn Mỹ 03-06, nhưng sửa lại tiêu chuẩn này để thành NATO 7,62x51mm. Mở ngặc chút, cuối TK19 đầu 20, khi Đức và Nga format Mauser và Mosin, thì Mỹ hết sức kém cả kỹ thuật thiết kế súng và format đường đạn, thuật phóng. Lúc này, khi Nga và Đức đã chuyển sang dùng thuốc viên định hình thì Anh Pháp Mỹ Ý vẫn còn thời kỳ cố sao cho thuốc càng mạnh càng tốt, dùng thuốc nổ dẻo cho liều phóng  Grin Grin Grin Grin, tức là vẫn thuật phóng cháy tức thời của thuốc nổ đen, hay chỉ là một thứ thuốc nổ cổ nhưng mạnh hơn và không khói. Trong khi Nga và Đức phải thiết kế từng loại thuốc riêng cho từng loại đạn, sử dụng ký hiệu xấu xí, thì các nước kia mua đi bán lại các loại thuốc nổ lừng danh, súng lục và đại bác xơi chung tất.
Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Ví dụ hay ho nhất về vụ này là sau bau nhiêu khoác lác, vào trận chiến đầu tiên, Hồng Y Giáo Chủ Ri-sơ-li-ơ của Tây Phú bay mất nòng vì liều phóng.  Grin Grin Grin. Mỹ thuê Mauser thiết kế M1903, thiếu cái kim hỏa rất đặc trưng của Mauser. Súng thì như vậy, nhưng đạn thì Mỹ không thuê mà tự làm, dùng thuốc nổ có tên tuổi Cordite chứ không phải những loại thuốc vô danh dùng ký hiệu.  Grin Grin Grin Grin Grin Chính điều này đã chứng minh rằng Mỹ chưa biết định hình viên thuốc cho từng loại đạn riêng và chưa điều khiển được tốc độ cháy. Sau Thế Chiến II, kỹ thuật súng pháo cao cấp hơn du nhập vào Mỹ, người ta mới sửa chữa Cordite đưa ra phiên bản định hình viên, nhưng điều đó đã là thừa. Chính vì vậy, ra sau và rất giống đạn Mauser, nhưng đạn 03-06 yếu hơn rồi M1903 cũng đoản thọ.

Tuy nhiên, đổi một thứ thuốc dùng chung này thành thứ dùng chung khác. Grin Grin Grin Grin Grin
Cõ lẽ, các bác Mỹ được ai đó mách nước và làm ra một loại thuốc viên tốt cho đạn súng bộ binh. Thế là, bác đưa thuốc đó thành tiêu chuẩn và dùng cho mọi thứ , từ dùng chung thành phần đến dùng chung cả thành phân với hình dáng, vẫn là cái máng lợn.  Grin Grin Grin Grin Người mách cho các bác chắc lặn mất nên mới như vậy. Loại thuốc này không phải là thuốc viên giữ đều diện tích mặt ngoài, nó không trrụ rỗng như thuốc pháo lớn, không dẹt như thuốc AK, mà cầu. Hình cầu giảm diện tích mặt ngoài nhanh, là điểm tệ hại củat thuật phóng vì làm tốc độ cháy giảm nhanh và áp suất tối đa phải tăng vọt lên, nòng dầy ngắn tệ như pháo tũn gù lưng cổ đại. Người Mỹ giảm tốc độ cháy ở ngoài viên thuốc bằng thấm vào đó các chất làm chậm, điều này lại làm chất lượng thuốc không ổn định, bền.

Loại thuốc này trở thành thuốc đạn súng cầm tay (firearm) tiêu chuẩn NATO và dùng nhồi cho 7,62x51mm (03-06 cải tiến) và M16A1. Kỹ thuật dở dang này là kết quả của Đức, Bỉ, Thụy Điển quan hệ quân sự mật thiết hơn với Mỹ. Ban đầu, là các công ty của Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển thừa kế các kỹ thuật súng ống của Đức, khi chính Đức đang cúi đầu cam chịu phận tù binh. Bỉ có FN, công ty này có truyền thống cải tiến lại các thiết kế Mỹ từ thời BAR (thiệu nhà ta được gọi là "FN đầu bạc", chính là BAR hiệu FN). Chính FN cũng về sau đưa ra M16A2. Châu Âu cũng nối tiếp các loại súng Đức dở dang hồi Thế Chiến II, nổi bật là loại đạn súng trường nhỏ-súng trường tấn công và kiểu máy MP45.

Trong giai đoạn Mỹ format đạn đó, châu Âu vẫn sản xuất các loại súng có các cỡ đạn mạnh hơn. Phổ biến nhất là dùng đạn NATO 7,62x51, tuy nhiên, loại đạn này làm súng trường to nặng. Một số cải tiến các đạn súng trường tấn công dở dang của Đức trước đây. Châu Âu cũng không từ cả việc sản xuất nhái hay dùng luôn đạn AK. Việc FN tăng sức mạnh đạn M16 cho ra bản M16A2 có thể coi là một sửa chữa giật gấu vá vai cái format đạn quá tệ của M16, nó cũng chứng tỏ rằng cái format tệ hại đó có áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thuật phóng cao minh đến thế nào thì cũng vẫn tệ.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 07:17:34 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 08:49:15 am »

Hôm nay nói chiều về đường đạn. Chắc nhiều bạn thích M16 sẽ giật mình, bít seo, bản chất của nó là như vậy. Ngay cả các đặc điểm thông thường nhất của súng trường phục vụ, như là license toàn dân, nó cũng không có. Mình thì không giật mình nhưng chứng kiến nhiều bạn giật mình rồi, khi biết tin này: Mỹ chưa từng có "Súng trường phục vụ" service rifle và M16 không thể dùng bắn bài 1 AK được. Bít seo, lệch gió 100 mét, gió nhẹ đã 5-10 phân, gió không đều thì bắn vòng 10 thía nèo được đây.

 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin
Để bắn bài 1 AK, M16 phải bắn trong nhà, may ra như thế thì M16 chính xác được. Vả lại, khi nhìn vết đạn 3 viên 1 lỗ 250 mét của RPK thì khó có súng trường thông dụng nào có thể vỗ ngực là chính xác trước đạn AK cả.

Việc phát triển thuốc viên định hình, thuật phóng bằng thuốc viên cháy chậm, kiểu nòng mỏng dài...phát triển mạnh cuối TK19 và được Đức áp dụng đầu tiên. Đạn Mauser và Mosin được định hình cùng năm 1898. Hình dáng bên ngoài vỏ đạn thì có từ trước đó, nhưng các đặc điểm đường đạn đến đây mới xuất hiện, đặc trưng bởi "mũi đường đạn". Pháo nòng dài bắn đạn xuyên cũng được người Đức chấp nhận trang bị khoảng thời gian này, hình như là 1903. "Mũi đường đạn" ban đầu của Mosin và Mauser chỉ là chóp hình kéo dài, nhưng ngay sau đó Mosin có khoang rỗng và cả một số loại có lõi cứng, tuy nhiên, giá các loại đạn phức tạp hồi đó không mềm. Mauser là sản phẩm của Hội Đồng Súng Bộ Binh, Mosin là sản phẩm của Hội Đồng Súng Trường Có Hộp Đạn, là hai khẩu service rifle đầu tiên, thành công của chúng thế nào thì không cần nói nữa.

Nhìn xa hơn nữa, Hội Đồng Khoa Học Pháo Binh Nga từ Thế Kỷ 18 đã đóng góp khá nhiều vào phát triển đường đạn, tuy nhiên, khả năg tính toán và trình độ công nghệ vẫn còn tiến rất chậm, cuộc cách mạng gang thép và gia công cắt gọt chỉ có thể bắt đầu giữa TK19. Hội Đồng này đã đưa ra nhiều lý thuyết về thuật phóng ngoài của đạn xoáy, chuẩn bị cho các loại súng pháo thực tế sau này.
http://arch07.narod.ru/potapov/part8.html  http://arch07.narod.ru/potapov/index.html

Đây là đạn Mosin. Đạn có thiết kế không hiện đại, nó vẫn dùng gờ móc, để thích hợp với công nghệ lạc hậu của Nga hồi 1890. Tuy nhiên, không vì thế mà đạn không dầy đặc khoa học bên trong, ví dụ, khoang rỗng tạo thành mũi đường đạn, lớp kim loại mềm bám mục tiêu. Tác dụng của những thứ này mình đã bốt ở trang 2-3. Riêng về cấu tạo này, đạn đã hơn rất nhiều thứ, kể cả đạn M16 hiện tại.
Các mốc phát triển đạn Mosin có thể điểm là
1891: format vỏ đạn, và dùng đầu đạn thép cứng có vỏ mềm. Về đầu đạn, giống như đạn súng trường cuối Thế Kỷ 19, Mosin có đạn trụ, trọng tâm đồng đều, chưa có mũi đường đạn và dùng trục đạn cố định.
1898: định hình hìn dáng ngoài vỏ đạn, về đầu đạn đã có mũi đường đạn.
1898: bắt dầu tiến trình phát triển bằng các cách tính mới cho thuật phóng trong, nhờ vậy, rút ngắn được chiều dài nòng súng, nhẹ bớt.
1930: hình thành đạn Mosin với thuật phóng trong rất đều.
Sau này, AK được format đạn năm 1943 thừa kế các khoa học này, nhưng phát triển hơn. Hướng phát triển của AK là ngắn hơn, chả đầu đạn, nòng và vỏ đạn đều ngắn, dàn đều cái đỉnh áp suất tối đa, bỏ phần kéo dài nòng áp suất thấp.

1 - Mũi đường đạn rỗng, 3 là chì nặng để chuyển tâm khối lượng về sau và tâm khí động lên trước. 2 là thép.



Đây là đồ thị áp suất của đạn Mosin phát triển từ 1891-1930. Thực tế, giai đoạn phát triển mạnh nhất của đạn là đến 1898. Cho đến 1930, người ta cố gắng thu ngắn nòng và làm nhẹ súng. Nhìn vào đó, có thể thấy áp suất tối đa 2600. Đặc tính này cho thấy áp suất đều hơn M16 nhìu.  Grin Grin Grin Grin Dễ hiểu, tại sao AK nhẹ mà lại có sức mạnh đến vậy, nó thừa kế khoa học thuật phóng ít người biết nhưng đi trước người khác cả trăm năm. M16 thì mình đã bốt rồi, NATO 5,56mm có Pmax hơn 4000. Thật ra, cái chuyện NATO 5,56mm phải thừa kế một đoạn đồ thị của 0,223 Reminton M16 là chuyện nhảm nhí bậc nhất mà mấy lão sâu rượu ở Bỉ nghĩ ra. Thuật phóng trong của Đức đặc trưng bởi sự ưu việt, nòng mỏng dài, súng nhẹ mạnh, nay lại phải thừa kế độ dầy, thành ra dầy và dài.


Nhìn cái Mũi Đường Đạn Ballistic Tip của Mosin không biết M16 có bùn hok.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Cách nay cả thế kỷ nó đã có cái đó để ngoáy đảo bù lệch đường đạn, trong khi đó đạn M16 là loại đạn cố định trục chỉ dùng cuối Thế Kỷ 19. Nòng xoắn có từ Thế Kỷ 17, nhưng vì nhồi miệng nòng thuốc rời nên dùng không tiện, từ đó cho đến cuối Thế Kỷ 19, người ta chưa thực hiện được việc bắt tay vào tính, do khối lượng tính lớn. Trong Thế Kỷ 19 thì khoa học đường đạn đã phát triển, kết quả là phương pháp để tính ra súng và đạn thực hiện được, kể từ đó có Mũi Đường Đạn và đạn ngoáy đảo bù lệch, nhưng anh M16 anh không thèm dùng  Grin Grin Grin Grin Grin.

Thật ra, M16 quá dũng cảm khi dùng đạn cỡ nhỏ bất thường so với thời đó mà không nắm được khoa học đường đạn, tiếng Vịt có cụm từ yếu hay ra gió  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin, xiền ít đòi hít... Grin Grin.. (j` hử pác Đoành). Tuy như ở trang trước mình đã nói đó, AR-15 không phải là súng công cộng, mà là súng của Colt. Tên con nuôi nhà giầu này lên ngôi chỉ vì tên nhà giầu không muốn đổi thiết kế của nó, quá trình đánh giá mất 10 năm, 1957-1967 không đợi những cải tiến hoàn thiện tiếp theo, kết quả là chú đẻ non dặt dẹo ngự trên ngai đã 50 năm. Cái format đường đạn không thèm tính toán đó hiện nay ra seo đây Huh? cải tiến tăng động năng của M16A2 thì nặng hơn AK, dài hơn AK nhưng sức xuyên sức sát chỉ bằng nửa. Không nắm được công nghệ làm đạn phức tạp của AK-74 nhưng lại cũng không có đường kính đạn lớn, chiều dài đủ ngắn, để dùng cái Ballistic Tip đơn giản bằng thép nhọn không khoang khí.

Con đường phát triển có vẻ đen tối, M16 các đời có thể nói, đã trở thành MP nhưng cồng kềnh như súng trường  Grin Grin Grin Grin. Thà làm MP hẳn như G11 đi, MP cho ra MP, súng trường cho ra súng trường. Thà rằng NATO vứt hẳn cái format đạn cũ khi khi chuyển từ A1 sang A2, nhưng, các bạn thấy đấy, đã có một giải pháp siêu thông thái. Súng thì vừa dài lại vừa dầy  Grin Grin Grin Grin Grin tân cổ giao duyên, đạn tương thích nhưng chất lượng bằng súng kíp. Thà rằng dùng lại cỡ đạn của "Fedorov Avtomat" 6,5mm mà lại hay.  Grin Grin Grin. Mà cũng rất bí, nhiều hãng và nhiều người đồng ý loại đạn phức tạp đắt tiền, nhưng lấy đâu ra nòng nào có tốc độ xoáy thấp . Grin Grin Grin Mà một người hay một hãng làm seo đủ sức xây dựng được cả bảng bắn, yếu lĩnh to sù được.

Thật ra, cái khóa nòng của M16 có nhiều ưu điểm, nhỏ, nhẹ, chạy êm. Nó chỉ cần quay góc rất nhỏ 20 độ là thoát, trong khi AK là 60. Khóa nòng AK chỉ được hơn cái tính dã chiến, với nước nghèo như Vịt thì không j` bằng dã chiến, nhưng người ta lắm xiền, người ta cần êm ái lịch bịch sang trọng, mình không thể áp đặt. Tuy cái khóa nòng nhỏ nhẹ êm ái như vậy, nhưng M16 lại nặng hơn AK  Grin Grin Grin Grin Grin. Thế mới hài, vẽ tốt đến mấy cũng không bù được cái nòng vừa to vừa dầy, kết quả của thuật phóng-toán học. Mà cái nòng to thế dầy thế nhưng lại yếu bằng nửa AK. Hài vãi.

Dĩ nhiên là Đức, Bỉ... nó chán lè cái format đó đi. Chúng vưỡn đầy các thứ súng riêng đầy đủ tính năng đường đạn. Để chứng tỏ rằng, MP cồng kềnh như súng trường là một điểm dở, Đức nó cho ra G11 siêu hiện đại 4mm, mà, rất hay là tên này nó chấp nhận luôn tầm bắn thấp, ủng hộ luôn M16 cố định trục đầu đạn, có điều, nó xưng là MP ứ phải rifle.  Grin Grin Grin Grin Nga thì nó có cả hai phương án chọn lựa, 7,62mm và 5,45mm, vô tư đi, súng ống đạn dược nó giầu nhất quả đất. Vịt thì không phải nghĩ j` rồi, nhà nghèo ăn thô, cứ đạn to ta chưởng, được cái sức công phá gấp đôi gấp ba M16 là sướng rồi.

Nhưng có thằng có tiền theo model, nhưng lại khổ nỗi thiếu kiến thức để cảm thụ cái hay cái tốt của model thời trang siêu cấp, thằng đó dẫm lại vết chân của việc format đạn M16, không đủ tri thức để làm đạn phức tạp giá rẻ, cũng không đủ đường kính để làm đạn đơn giản bắn tốt. Grin Grin Grin Anh béo trên đầu nhà ta đấy. Trong thế kỷ 20, ngành súng đạn chứng kiến hai vụ hài hước vãi linh hồn, quay lại Thế Kỷ 19.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 10:48:32 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 12:46:53 pm »

Vấn đề lệch gió và tản mát nói chung là điểm tệ hại đặc biệt của M16, tuy nhiên, điều đó lại ít người bít đến. Đơn giản là vì thị trường súng tự do ở một số nước phương Tây, và lại quay trở lại vẫn đề súng hội đồng với súng phục vụ. Ở đây, chất lượng súng không được đánh giá bởi các nha f bác học hay các chiến binh, mà bởi các nhân viên tiếp thị. AK chỉ chiếm thị phần rất nhỏ ở các thị trường này, phần lớn các nước tự do mua súng lại cấm nhập hay đánh thuế rất đắt. Bởi vậy, các nhân viên tiếp thị thoải mái tán nhảm rằng đạn M16 khủng long ghê gớm. Mặc dù, cho đến ngày hôm nay, đã được 50 tuổi chẵn, M16 chưa bao giờ được đánh giá tầm bắn hiệu qủa. Dĩ nhiên, không vì tiếp thị mà số lượng M16 được sản xuất và dùng có thể cùng đẳng cấp với AK, nhưng một phần dân chúng phương Tây thường hiểu sai về hai khẩu súng này. Vĩ dụ, họ thường đọc xem một bảng lệch gió vẽ rất thoáng so sánh các loại đạn, bao h thì đạn AK cũng cao nhất. Hoặc, một phần đạn AK được sản xuất ở Mỹ, dĩ nhiên là không license, luật Mỹ cho thế, người Mỹ đã làm hẳn một đám luật to đùng về Liên Xô để không phải trả license cho những phát minh thuộc về Liên Xô cũ trước năm 1973. Những người làm nhái không đủ sức tính toán mũi đường đạn và cũng thiết kế kiểu áng chừng, vừa làm vừa thử.

Mình không tiện đưa hết các tham số đường đạn của AK lên đây, đường đạn gồm 3 phần, ballistic internal, external và terminal, tức là đường đạn trong nòng, ngoài nòng và chạm mục tiêu. Dĩ nhiên, với sơ tốc thấp, đường đạn của AK-47 có độ cao đường đạn (trajectory) lớn, cần chỉnh tầm nhiều hơn và khó bắn mục tiêu di động hơn. Đường đạn chạm mục tiêu terminal thì mình đã nói trên. Cũng hài, trong tiếp thị, AK luôn được lôi ra thử giáp, kính ô tô..., từ sâu trong tâm khảm dân phương Tây đã đọng lại cái sức công phá kinh hồn của đạn này, các bạn xem lại hình trên, AK-47 là đạn nhỏ nhưng terminal hơn 7,62x51 NATO là đạn súng trường hạng nặng. Đạn AK-47 cũng có động năng tốt hơn và đồ thị hao động năng tốt hơn.
Còn đạn AK-74 thì dĩ nhiên có độ chính xác cao hơn rồi, như các bạn đã xem, ở 250 mét bắn ngoài trời, 3 viên chui vào một lỗ. Cả AK-74 và 47 đều không bao h phải lo mua đồng hồ đo gió, máy đo gió laser cả, vẫn bắn bài 1 ngoài trời như thường. (mặc dù trên nét một ty tỷ đồ thị của các hãng bán đạn M16 vẽ cái đồ thị lệch gió của đạn 7,62x39mm, thằng cẩn thận sợ luật thì ghi rõ là của hãng abc tại Mỹ sản xuất để đi săn, thằng thì không làm khối chú tưởng thật).

Tình trạng M16 thiếu khả năng tạo thành đường đạn ngoài tốt không phải người phương Tây không biết. AR-15 chỉ được lên ngôi vì nó được Colt nhận làm con nuôi, thế thôi, chứ không phải vì được người Mỹ đánh giá là tốt. Và cái ý tưởng dùng đạn đường kính ,ớn hơn cũng không phải của mình. Có nhiều đạn cỡ 6,xmm ở Mỹ, ví dụ, Wolf 6,5mm . Các cỡ đạn này rất dễ tạo thành đường đạn tốt bằng mũi đường đạn thép nhọn đơn giản, cũng dễ dàng gia công mũi đường đạn khối rỗng. Tuy vậy, ở Mỹ chúng vẫn chỉ là đạn bắn chơi mà thôi.

Không một loại đạn nào cố định trục đạn mà tự hào về khả năng súng trường cả, vì súng trường là tầm xa. Phương án cố định trục là của súng tầm ngắn, MP, SMG, hand gun... khi mà tản mát chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, MP (SMG) của Mỹ như M3 chẳng hạn, có tầm bắn hiệu quả 50 mét, sơ tốc 280m/s, thì có lẽ ở Mỹ tầm bắn hiệu quả 100 mét đã được gọi bằng tên "súng trường". Vì vậy, cãi nhau M16 là súng trường hay SMG có lẽ như gà với trứng.  D Grin Grin Grin Grin


Wolf 6,5mm. Nhà hàng làm hai món, một cho đi săn thú và một cho đi săn người. Hãng sử dụng các phóng to đạn AK-74 5,45mm 7N6 (những loại đạn của AK-74 mình đã bốt ở trang 2-3). Cót hể thấy khoang rỗng cỏa mũi đường đạn lớn, thêm nữa, quán tính quay của đạn đường kính lớn tốt hơn.
Cũng hài, vẫn sử dụng thuốc viên tiêu chuẩn chứ không có thuốc viên dẹt đặc trưng cho thuật phóng của AK. Tất nhiên là một hãng nhỏ khó có điều kiện để có một loại thuốc tốt của riêng.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 12:58:33 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 02:03:26 pm »

Một trong những nhược điểm của subngs trích khí là nếu thiết kế không cẩn thận, nó phải mang theo cái lỗ trích khí cắm kim không lọt. Nếu lỗ to quá cũng không được mà di chuyển ra phía đầu nòng quá cũng không xong. Trích khí và piston là động cơ của súng, nó sẽ quyết định máy súng chạy khỏe mạnh, vượt qua buị bẩn tắc . Đã là động cơ thì phải lo xăng, trích khí mà trích nhiều khí thì còn j` là súng dài. Thêm một điểm nữa, phần này khá tinh vi nên gặp mâu thuẫn giữa sự kín khít và tính dã chiến, hơi kín thì máy khỏe không hao xăng, nhưng hơi tí là kẹt.

AK-47 ban đầu sử dụng một cơ chế trích khí rất độc đáo, rất khỏe (nó thì khỏe nổi tiếng), to và thẳng (to hơn nửa nòng M16, miễn so). Nó to như vậy nhưng không tốn khí vì để xiên ngược, dòng khí phanh gấp lộn lại tác động được vào piston thì đạn đã bay đi phương nào, không ảnh hưởng, piston chạy bằng áp suất thừa trong nòng và chính bằng động năng của dòng khí trong ống trích. Nhược điểm của kiểu trích khí đó Huh AK rất khó bắn phóng lựu từ nòng chính, lỗ trích khí quá lớn sẽ làm một lượng lớn khí thuốc xộc vào mặt piston, gẫy cần piston. Một số nước như Tầu, Nam Tư có làm phóng lựu, phải vcải tiến phần này khá nhiều, và mỗi lần cải tiến bởi những người không nắm được những ý tưởng thiết kế ban đầu, thì khẩu súng lại bớt đi cái hay j` đó.

Sau này, AKM sử dụng một ống trích khác rẻ hơn, làm bằng thép đúc rồi cắt gọt. Tuy nhiên, cái ống trích độc đáo trên vẫn có mặt trong nhiều loại AK sau này. Kể ra, có đến 3 đời trích khí (gas port, hay là gas block bao gồm cả cylinder) của AK. Một đời cũng đúc nhưng nhỏ hơi xiên, đời cuối nhỏ và dựng đứng.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg27584#msg27584

Hai đời sau là kiểu trích khí mới thích hợp hơn cho nhiều loại đạn, tuy rằng vẫn kiêng phóng lự từ nòng. Kiểu chữ T dựng đứng sau này cho khả năng tin cậy hơn, còn kiểu xiên nhỏ làm việc không khác j` kiểu cũ, chỉ cải tiến cho rẻ (phôi đúc), kiểu này ra đời khoảng AKM (1959).

Kiểu chữ T là kiểu piston xung rất ngắn, có giai đoạn đầu là trích khí áp suất. Nhược điểm của trích khí áp suất là luôn mâu thuẫn giữa tính mạnh mẽ của piston và hao xăng, không yên tâm như cái ống lộn ngược dùng vận tốc trên của AK ban đầu. Các nhà kỹ thuật đã chọn giải pháp thông minh để giải quyết việc này, cái ống trích cõ lẽ ra đời cùng AK-74, có hai giai đoạn chuyển động và được đậy kín bằng mặt chứ không bằng viền, sử dụng cả áp suất tĩnh và động năng dòng khí. Ống trích áp suất đứng của AK có một cái tuye, tuye này được đậy bởi chính mặt piston. Người ta làm viền quanh mặt piston vát và AK có sẵn cái cần piston lắp lỏng với bệ khóa nòng (receiver carrier), nên piston như cái chêm đậy chặt tuye, không thoát khí, mà cũng không cần làm cylinder-piston kín khít, không ảnh hưởng đến khả năng dã chiến. Loại cylinder-piston kín khít, làm kín bằng chu vi chứ không phải bằng mặt, là G36 và XM8, bị bọn Mỹ chế là không chịu dược bụi. Nhờ kín khít như vậy mà AK-74 còn có lỗ trích to không lo tắc mà cũng không lo hao. Hơn nữa, lỗ trích hình tuye (tăng lưu) chứ không phải tiết lưu (giảm lưu), lỗ ngày càng rộng đẩy bẩn tắc ra ngoài, chứ không kín bưng như G36 (G36 lại rất êm).
Dòng khí đi vào tuye loe ra, tăng vận tốc và đập vào mặt piston, tạo thành một xung rất mạnh, xung này rất giá trị với khả năng dã chiến, vượt qua kẹt bẩn, sau đó áp suất thừa tiếp tục đẩy piston, cùng với vận tốc sẵn có của piston qua cú đập đầu tiên. Lưu lượng khi khi giảm áp vẫn rất lớn, do lỗ trích đứng to hứng dòng khí đang tuôn ra miệng nòng, chứ không lộn ngược như kiểu cũ. Kiểu piston này hở ngay tắp lự qua xung đầu tiên, khác với kiểu cốc của AR-18 ( LWRC) hay kiểu kín của G36, các súng này đều duy trì độ kín khít để sử dụng áp lực khí qua tiết lưu. Trong khi đó AK có cylinder hở toác vì mục tiêu dã chiến, nhưng lại có lỗ trích to. Điểm cốt yếu của kiểu này là xung đầu tiên, khi piston đã đủ hở thì đạn cũng đi rồi, hở kín không quan trọng nữa, cứ toang hoác ra cho khỏe.
Ưu điểm của kiểu này là cần piston khỏe hơn, tuy nhiên, cũng chả ai phóng lựu từ nòng AK-74, nhìn chung các đời AK hàng xịn đều không thích thế, hàng nhái thì lại khác.

Điểm khác của G-36 và AR-18 là chúng dùng lỗ tiết lưu, đây là cái lỗ nhỏ xỏ kim không lọt, nhược điểm của cái lỗ đó thì rõ rồi, ở đây nói về cơ chế làm việc của nó, để thấy cái nhược điểm khác. Lỗ nhỏ hạn chế khí thất thoát, dẫn khí vào cylinder và dùng áp lực đẩy piston, hầu hết các trích khí kiểu này đều không có tuye chuyển áp lực thành vận tốc, mà chỉ dùng áp lực tĩnh, đóng kín buồng áp lực bằng độ kín khít của piston-cylinder, vì tiết lưu làm áp suất tăng chậm, không dùng tuye được. Lỗ tiết lưu vừa hạn chế dòng khí vào buồng áp lực của piston, vừa ngăn khí thoát ngược trở lại khi đạn đã ra khỏi nòng, áp suất nòng giảm. Chính vì lỗ tiết lưu nhỏ cần để làm chậm như vậy nên không thể có xung lực mạnh. Cũng dễ hiểu tại sao AR-18 và LWRC chọn giải pháp piston rời: đường chuyển động của nó ngắn và do đó lâu mòn, thên nữa  Grin Grin dễ bỏ đi thay cái khác. Tất cả các súng đó đều phải rất kín khít vì lực đẩy và lượng khí đẩy đều thấp, chỉ hơi mòn là phải bỏ, không dặt dẹo hở toác như AK được.

So với các lỗ dùng động năng của AK, các lỗ tiết lưu vấp phải vấn đề vị trí đặt lỗ, vì đặt xa quá thì áp suất giảm nhanh chưa kịp dồn năng lượng qua tiết lưu, gần quá thì hao khí. Trong khi dùng động năng khí như AK thì chỉ hở khi đạn đã đi xa. Các máy dùng các tiết lưu dễ làm êm hơn, đặc biệt như G36, vì không có xung mạnh, điều này lại càng được khếch đại lên khi bệ khóa nòng của chúng nhẹ. Dĩ nhiên, tiêt lưu rất dễ phóng lự từ nòng chính.

Dĩ nhiên, tiết lưu cũng là một trong những điểm đồng bộ, các điểm khác không dã chiến như AK mà mang cái tiết lưu dã chiến thì cũng chẳng làm j`. Cái hay của AK là bao h máy móc cũng mạnh mẽ vì có động cơ khỏe mạnh nhất trong số các súng trích khí. Mấu chốt của động cơ trích khí là cái ống trích khí. Về mặt động cơ, AK chỉ thua các loại máy lùi, nhưng máy lùi có hãm lại không thể so độ tin cậy, tuổi thọ được.

AK với trích khí đời dầu tiên


Trích khí đời trung gian, đã đúc nhưng vẫn xiên


AK-74 với trích khí chữ T
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 03:13:57 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 05:51:45 pm »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg23948#msg23948

Trước đây, trên nét tiếng Anh thường lan truyền MP44 là súng trường, là mẫu của AK, bất chấp tên nó là MP, Machine piston, bắn đạn = Pistolenpatrone 43 = đạn súng ngắn. Rùi thì các chú văng mạng lên MP44 tuy tên là súng ngắn nhưng MP44 có concept súng trường ( Grin Grin) Chuyện hài vãi như vậy nhưng lại rất nổi. Có j` đâu, súng trường tấn công là một phát minh của Fedorov Avtomat. Cãi cùn như vậy để M16 khỏi mang tiếng là qua học nhà AK. Xấu chơi. Grin Grin Grin. Ngày nay trên nét tiếng Anh chuỵện đó cũng đã ít rồi, ngay trong cái MP44 của en:wiki cũng "AK rất khác MP44". Tuy nhiên còn nhiều góc ngu si trên cả thậm tệ trên nét vẫn còn, như cái wiki tiếng Cạc.

AK không dính dáng j` đến MP, thế nhưng, M16 lại có cái cửa thoát vỏ bê nguyên của MP44. Hóa ra, trong khi ông vu oan giá họa cho người ta chơi với Nazi, thì ông lại thậm thụt với Phát xít. Grin Grin Grin Grin Thật ra, AK được thiết kế bởi người thợ làm súng 3 đời, bản thân bị thương trong chiến tranh, ông vẽ phác kiểu nó năm 1943 khi mà bản thân ông chưa biết chuyển bản vẽ phác thành bản vẽ cấu tạo kích thước, chi tiết và cuối cùng là công nghệ. Do đó, AK là một khẩu súng trường trước khi nó được thiết kế. CÒn M16 thì khác, nó được những nhà thiết kế tài hoa thực hiện, nhưng những nhà thiết kế này vẫn chưa hiểu súng trường là j`. Do đó, AR-15 có thể mang nhiều sáng tạo và công nghệ hiện đại, nhưng chưa chắc đã là một súng trường, và chắc chắn không phải là một phương tiện dã chiến đúng nghĩa. Cũng như vậy, người chế tạo ra concept súng trường tấn công, assault rifle, Vladimia Fedorov là một sỹ quan, trước khi ông được nhà chế súng lừng danh Degtyarov giúp đỡ thực hiện bản vẽ.

Armalite Division là một nhóm thiết kế do Fairchild Engine and Airplane Corporation lập ra để ứng dụng vật liệu mới vào vũ khí cá nhân. Fairchild của CA lâu đời và nay vẫn còn, bi h, Fairchild chuyên về tiêu chuẩn điện tử, nhưng ngày đó, sau chiến tranh, xiền bán súng xông xênh mà nhà nhà lao vào làm súng. Những vấn đề mà họ quan tâm nhất là áp dụng nhựa, nhôm vào súng trường chứ không phải khóa nòng hay đường đạn. Nhóm phát triển do Eugene M. Stoner đứng đầu, những như mình đã nói chuyện, bản thân Stoner không nắm được hoàn toàn linh hồn của khẩu súng và cũng không gặp may. Robert Fremont là chủ nhiệm chế tạo mẫu thử và L. James Sullivan chính là người thực hiện bản vẽ thiết kế. AR-10, 15. Nhóm được thành lập năm 1954 và đã chế tạo được một số súng:

AR-1 - 7,62 NATO, đây là súng đầu tiên do nhóm thiết kế năm 1954, chỉ có mẫu thử. SÚng có khóa nòng kiểu Mauser, nhiệm vụ bắn tỉa, coi như là quả khai đao của nhóm.

AR-3 - 7,62 NATO. Súng tự động phát một, báng composite sợi thủy tinh, receiver hợp kim nhôm. Súng có khóa nòng nhiều tai, kiểu khóa nòng này sau dự định dùng cho AR-10, nhưng thôi.
AR-5 - .22 tức MA-1, phát triển cho không quân Mỹ.
AR-7 - .22 súng trường nhưng máy và nòng thụt một phần vào trong báng, kiều rút ngắn. Súng tự động phát một.
AR-9 .12 gauge 1955, súng ngắn máy và nòng hợp kim nhôm.
AR-10 - 7,62 NATO súng trường tự động phát một, tiền thân của AR-15, vỏ máy nhôm.

Ngoài AR-15, AR-18, Stoner  ché tạo Stoner 63 khi ông đã rời xa nhóm này.

AR-15 như mình đã nói chuyện, nó là một phát triển dang dở ứng dụng đạn 0,223 Reminton. Nó chưa thành công thì Colt cần người nối dõi, AR-15 bị ép đẻ non để Colt nhận làm con nuôi, cho làm đế vương thế giới súng trường Mỹ, kế ngôi M1903. Rõ ràng, không chỉ đẻ non, mà nhìn chung AR-15 là một SMG, MP chứ không phải là súng trường đúng nghĩa. Nó cũng giống một chiếc máy xinh xắn hiện đại trong phòng chứ không phải một anh lính xông pha chiến địa.


Nhiều chú ngu si dốt nát thường cho rằng, cái j` của quốc hồn quốc túy cũng là linh hồn Mỹ cả, thông cảm, họ yêu nước quá. Armalite Division quá thiết kinh nghiệm chế tạo súng trường để chế tạo nên nhiều thư, và dĩ nhiên, phải đi copy paste. Nói chung, khẩu M16 rất hiện đại so với lúc đó về vật liệu, nó chỉ thiếu khả năng đánh giá của chính các chủ nhân để xem đâu là đúng, đâu là sai mà thôi. Hơn nữa, nó lại thừa kế viên đạn sai concept từ trước, mà như mình đã nói, khác với thời Mauser Mosin, lúc đó, 194x 195x thì đường đạn mới là linh hồn của vũ khí, chứ không phải súng.

Cái mà các chú hơi ái quốc quá nhầm là hàng Mỹ đầu tiên chính là cái trích khí, ống dẫn khí và piston. Dân M16 thường nói nó không có piston, nhưng cái được gọi là carrier key chính là piston.
Câu chuyện này còn dài dài, ta đã biết lúc Vladimia Fedorov chế Fedorov Avtomat, ông đã nhận thấy ưu thế của súng trường tấn công mâu thuẫn với đạn của súng trường hạng nặng, nên chế ra loại đạn Fedorov 6,5mm có động năng thẳng đầu đạn 2600J-2700J, đủ sức bắn liên thanh khi di chuyển. Sau này, do thiếu cung cấp, Fedorov Avtomat dùng cỡ đạn 6,5mm Nhật, đó là nguyên nhân nó thiếu hậu cần và tàn lụi trong Cách Mạng. Cái khẩu súng mà AR-15 bê bộ piston trích khí đó, súy nữa trở thành khẩu súng trường tấn công, chỉ thiếu chút tư tưởng của Fedorov Avtomat. Đó là khẩu AG-m42B Thụy Điển. Đạn 6,5x55mm SE không liên quan j` đến súng trường tấn công hết, mặch dù chỉ tí tẹo nữa là nó có vinh dự đó. Đây là đạn được thiết kế cho khẩu Krag-Jørgensen năm 1891, còn gọi là đạn Mauser Thụy Điển. Springfield Model 1892-99 sau chính là Krag-Jørgensen, nhưng chuyển sang dùng đạn "Caliber 30 U.S. Army" có gờ móc, nguyên nhân thì giống Mosin, công nghệ Mỹ chưa phát triển (cái rãnh móc lúc đó là công nghệ cao).

Ljungman AG-42 / AG-42B / AG-m42B là súng trường tự động bắn phát một, được AR-15 học cái trích khí và piston. Kèm theo đặc sản là ống dẫn hơi, súng cũng thuộc hàng nhân viên chứ không phải thợ rừng hay bảo vệ, được chấp nhận là súng trường phục vụ năm 1942 trong quân Thụy Điển. Tuy nhiên, AG-42 là súng bắn phát một có kẹp đạn 10 viên chứ không phải "tiểu lien cực nhanh 900 phát/phút", nên không lo nóng chảy ống, không lo quá nhiệt hạt máy súng, không lo thuốc chưa cháy hết đọng trong máy. Đạn của nó cũng to nên cũng không lo tốn khí làm động cơ của súng tụt hơi. Tóm lại Ljungman AG-42 no problem, nó không ưu thế khỏe mạnh như SVD với AVD, nhưng đủ cho Thụy Điển. Ljungman AG-42 được quân Thụy ĐIển dùng cho đến giữ những năm 196x, sau đó thay bằng súng trường tấn công G3 (Thụy Điển chế tạo có bản quyền lấy tên AK-4). Ljungman AG-42 được chuyển giao license, công nghệ và cả thành phẩm sang Ai Cập. License cũng được huyển cho Đan Mạch. Tóm lại Ljungman AG-42 no problem, nhưng kẻ bê thứ ống khí Ljungman AG-42 đó về lắp vào loại "SMG cải tiến" thì khác.

Hơn nữa, Ljungman AG-42 là súng trường từ trước khi nó hoàn thành thiết kế, vì nó dùng đạn súng trường. Còn M16 thì .... cãi nhau típ đi nèo.  Grin Grin Grin
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg31076#msg31076

Đây là bản vẽ xuất hiện ở Mỹ năm 1943 cho Erik Eklund.
1: giá gỗ, 2: thân nòng, 3: buồng đốt. 4: trong nòng. 5: vỏ máy súng, ; 6: cò. 7: khóa nòng, 8: lò xo đẩy về, 9: kim hỏa; 10: ống dẫn khí; 11: cylinder, 12: piston (carrier key).




« Sửa lần cuối: 08 Tháng Bảy, 2008, 08:58:08 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 07:44:01 pm »

Nhóm này là các kỹ sư tài ba, nhưng họ mới biết chế súng và chắc chắn không phải những người lính. Dĩ nhiên, AR-15 vì điều đó phải học rất nhiều nơi. Nó khác với các bác quá ái quốc Mỹ, phần đông quốc hồn quốc túy trong AR-15 đều đi mượn. Đây cũng là điều đặc biệt khác với AK, được chế tạo bởi một người chưa là kỹ sư, nhưng là thợ làm súng 3 đời ở xưởng súng trường lớn nhất Nga, và cũng nhiều kính nghiệm chiến đấu, do đó, AK mang điều đặc điểm riêng độc đáo, mộc mạc chứ không hiện đại, mạnh mẽ chứ không êm ái và dã chiến chứ không tinh vi chính xác. Sau này, một số đặc điểm đặc trưng của M16 được phát triển trên nhiều súng, nhưng những đặc điểm bị bỏ di thì nhiều hơn.


Khóa nòng nhiều cạnh mới đúng là đặc sản Mỹ hơn. Cái khóa nòng của AR thừa kế từ Johnson Light Machine Gun (hay Johnson Automatic Rifle). Tuy nhiên, khẩu này có nhiều nhuợc điểm và không được sản xuất nhiều. Johnson LMG cơ kiểu máy lùi ngắn, khóa nòng xoay nhiều tai. Đặc trưng của Johnson LMG là có máy bơm khí làm mát nhưng không giống BAR. Kiểu khóa này được Johnson áp dụng trên hai kiểu súng tương tự nhau, khẩu M1941 là phiên bản súng phát một và Johnson LMG là phiên bản bắn liên thanh, có chọn chế độ bắn.
Johnson LMG không được chấp nhận trang bị rộng vì nhiều nguyên nhân, so một cách đúng đắn, nó là khẩu súng chưa hoàn thiện thiết kế. Bản thân kiểu lùi ngắn cũng không thích hợp với khóa nòng xoay và súng trường, trung liên nói chung. Fedorov ngày xưa cũng lùi ngắn nhưng khóa nòng không xoay (Khóa của Fedorov Avtomat rất giuống các khóa pháo nẫy sau này, khuyến mại thêm cái băng tháo rời, đạn nhỏ để thấy tầm nhìn của Vladimia Fedorov). Việc dùng khóa nòng xoay làm đường lùi Johnson ngắn hơn, nhưng gây ra nhiều thứ khác, máy to nặng và phức tạp. Johnson bắn phát một còn cái độc đáo là kẹp đạn xoắn tròn.

Ốp lót tay AR-15 của FN-FAL. Còn cái quai xách thì của EM-2 Anh. Hai khẩu súng này là hai anh em ruột, mình sẽ trình bày sau.

Cái tay trên có thước ngắm của EM2 (Anh). Đây là điểm quan trọng lúc đó, các bạn thường thấy vấn đề rung lệch từ phát thứ hai trong loạt bắn do báng hơi gập xuống, giải pháp làm cao thước ngắm để làm báng thẳng. Tuy nhiên, sau này, SIG-510 và AR-18 đều bỏ cái thước ngắm ngự trên tay xách đi, nó làm nặng súng lên nhiều, đầu ruồi cao dễ lệch...nhưng SIG-510 và AR-18 vẫn là báng thẳng. Nay thì những cải tiến mới về súng trường Mỹ, trừ Colt ra, đều ném cái quai xách đó đi (khuyến mại cái ống dẫn khí ném theo).

Đặc điểm cơ bản nhất của AR-15 là nó quá yếu, không thể tự hào là nó nhẹ được, vì sau những cải tiến M16A2 nó đã nặng hơn AK, dài hơn to hơn, nhưng vẫn còn rất yếu.
Đặc điểm lớn nữa học của dòng MP là AR-15 bê nguyên xi cái thoát vỏ đạn của MP44, rất đặc trưng, trong khi mồm mép điêu toa ra rả chửi AK chơi với phát xít.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Nói thế thôi, dân chơi súng đều biết Mỹ học rất nhiều của châu ÂU, đặc biệt là Thụy Điển và Đức. CHỉ trừ có vài chàng ngộ độc bại não mới tin rằng MP44 là súng trường do Mỹ phát minh.  Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin

Có cái ảnh khóa nòng của Johnson nhưng đen đúa quá, ai có bốt lên cùng xem.

Một đặc trưng Mỹ dễ thấy là nòng có cái đĩa to tiện ren để lắp vào receiver. Về sau này, ngay cả Stoner 63 cũng bỏ cái đặc trưng này đi. Cái đĩa tơ này ở đâu, dễ thấy trên SMG như M3.  Grin Grin Grin Grin Lại nói đến chuyện SMG (Sub Machine Gun, hay là MP Machine Pistol, tiếng Nga là PP). cỡ đạn 0,45ACP được dùng khá nhiều trong MP Mỹ và đa phần các khảu phục vụ trong quân đội Mỹ dùng cỡ đó hoặc 9x19mm Luger. Đạn 0,45ACP  cho phép các SMG Mỹ trong Đại Chiến Thế Giới và sau đó ở Triều Tiên bắn sơ tốc dưới âm 280m/s  Grin Grin Grin Grin Grin Grin  . Tầm bắn hiệu quả Nga nó chả buồn kiểm tra, chỉ ước lượng được 50 mét.  Grin Grin Grin Grin
Thêm một tham số nữa để xét AR-15 là súng trường hay súng ngắn. Cùng thời với đạn M43 của AK được format thì Mỹ cũng format một loại đạn mới, chính là 0,30 carbine. Đây là đạn dùng cho M1 carbine, khẩu này cũng như các SMG trên, trở thành một trong những loại vũ khí chủ lực của quân Mỹ, đến chiến tranh Việt Nam vẫn dùng như súng chủ lực treước khi trang bị đủ AR-15, số lượng sản xuất vượt 6,25 triệu khẩu, được coi như một súng phục vụ gần đầy đủ các tính năng. Đạn này có đầu đạn ngắn tũn, M1 bắn được đầu 7,1 gram đi 600m/s. AR-15 có động năng đầu đạn chắc chắn là hơn chú này, vậy AR-15 không phải súng ngắn.
Ở xứ sở đó thì M16A1 hay AR-15 yên tâm là súng trường, đố ai mừ cãi được.   Grin Grin Grin Grin Grin
Thật ra, AR-15 đúng ra là súng trường yếu, không thể nói nó là MP, nhưng vì nó là súng trường yếu nhất trong các súng trường, nên nó mới nổi trội chữ yếu như vậy. Chũng ta cũng thấy rồi, chữ yếu của M16 không phải do động năng đầu đạn, mà do giảm tầm và sức công phá.

Cãi đĩa to của nòng Grease


AR-15


Cái đĩa quốc hồn quốc túy ấy Stoner 63 nó kiếu
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2008, 03:20:11 pm gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
anh_vinh_coi
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 12:03:25 am »

Fedorov Avtomat
Trước AK-74, Nga không chỉ có 2 loại đạn súng trường, các súng trường được sản xuất và dùng kha khá ở Nga và Liên Xô có 3 loại, đạn Mosin 7,62x54R, đạn AK M43 và đạn Fedorov 6,5mm. Tất nhiên còn nhiều loại đạn nữa, nhưng chỉ tính 3 loại đạn lớn đó thôi. Đạn Fedorov 6,5mm thực chất chỉ có một số rất ít, ông làm mẫu thử nghiệm súng, sau này, khi súng đã được chấp nhận trang bị thì người ta yêu cầu dùng đạn nhập khẩu Anh đang làm thuê cho Nhật, dễ cung cấp. Điều này gây tương lai tệ hại cho khẩu súng trường tấn công đầu tiên trên Thế Giới, Cách Mạng nổ ra, Hồng Quân bị cấm vận mà Fedorov lại đứng về bên Đỏ. Nội Chiến, Hồng Quân ngại đưa vào sản xuất một loại đạn mới, vậy nên dự án xếp xó. Tuy vậy, nó đã qua điểm chấp nhận trang bị, được đặt hàng 15 ngàn khẩu và đã sản xuất 3200 khẩu, cũng kha khá để người ta đánh giá súng trường tấn công là gì.

Fedorov Avtomat đi trước thời đại quá xa. Dáng súng vẫn là súng trường cổ chưa có tay cầm. Nó đã bắn được khi đang chạy, có băng rời và đạn giữa cỡ, những tiến bộ vượt bậc thời đó, nhưng vẫn dáng cổ không tay cầm. Nếu xem xét kỹ, đạn Fedorov 6,5mm khá dài khó làm đường đạn thuật phóng ngoài, nhát là trong diều kiện kỹ thuật lạc hậu, đạn rỗng đầu đắt. Tuy nhiên, động năng đầu đạn mạnh (2600-2700J) của nó làm tầm bắn vẫn xa hơn các súng hiện đại. Sau Thế CHiến II và nhất là gần đây, có nhiều ý kiến nên để súng trường tấn công bắn đạn cỡ 6,x mm.

Tất nhiên, súng nặng và dài hơn các súng trường tấn công bi h. Nhưng người ngày đó khỏe  Grin Grin Grin Grin và trong kiểu chiến đấu xạ kích tầm xa của battle rifle hạng nặng thì Fedorov Avtomat vượt lên bởi tốc độ bắn phát một cao hơn nhiều súng kéo khóa tay. Hồng Quân không đủ điều kiện chế tạo súng, không thì những đoàn Kỵ Binh Bạch Vệ đã rời chiến trường sớm hơn nhiều.

Lũ ỉn trên nét thưởng ỉm phéng đi phát minh ra concept súng trường tấn công của Nga. Thế nên mới có chuyện gọi MP là súng trường để phong MP44 là anh AK  Grin Grin Grin Grin.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=654.msg23948#msg23948

Lại các chú ái quốc Mỹ thái quá phong BAR và Chauchat là súng trường tấn công  Grin Grin Grin Grin không hiểu hai khẩu đó có đặc điểm gì mà lại được đặc ân như vậy. BAR chưa xứng là một súng trường vì bắn khi khóa nòng mở. Người ta gọi cả hai là LMG, tức là trung liên trong tiếng Việt và RP trong tiếng Nga (RP=súng máy xách tay). Yêu cầu đầu tiên của súng trường tiến công là súng trường, tức là bao gồm cả bắn khi khóa nòng mở và tầm xa... linh tinh của súng trường. Yêu cầu tiếp của súng trường tiến công là bắn được khi đang chạy để tiến công. Yêu cầu thứ 3 là chọn được ở 2 chế độ đó, select fire. Chứ không phải bựa súng nào cũng là assault rifle cả. Kể cả khi BAR nhà mèo có bắn khi khóa nòng thì nó cũng chỉ là súng trường chiến đấu nặng thậm tệ chứ không thể quạt vào mục tiêu mới xuất hiện trong hào trên đường chạy.



Đức trước Thế Chiến II
Khẩu G35 Đức sản xuất trước Thế Chiến II chưa vượt qua mức mẫu thử đã bị Hitler ghét. Người ta luyến tiếc nó nhiều nhưng tớ không nắm được nhiều thông tin về nó. Đáng tiếc nhất là sau đó Đức không format một loại đạn nào ra hồn cho đến khi bại trận. MP44 thì không phải súng trường, mình đã nói rồi. Có thể, các tham số cụ thể của khẩu G35 không tốt, nhưng hướng đi đó là đúng đắn. Như mình đã nói, ưu thế của súng trường phục vụ đến lúc đó đã dồn sang đạn và chỉ có cấp nhà nước mới đủ sức tính toán đường đạn, bị Hiler ghét là tiêu rồi.

Người Đức đặt tên hướng phát triển súng trường tấn công là Maschinenkarabiner, súng cạc bin liên thanh. Đó là xu hướng đúng đắn, loại súng mới trước hết phải là súng trường (cạc bin được hiểu là súng trường nhỏ). Bên Liên Xô cũng vậy, CKC dùng M43 được gọi là cạc bin, nó nhỏ so với Mosin, nhưng rõ ràng nó là súng trường hạng nặng trong các súng dùng chung đạn. Sau này mới dùng nhiều từ súng trường cho CKC. Những hướng phát triển đúng đắn bên Đức bị thui chột, dự án MG-42 không thành công, thật ra, ự án sai về lý thuyết, để bắn đạn Mauser thì súng phải nặng 6-7-8-9 kg, nhẹ hơn thì súng rất rung, và về sau này, MG-42 có bị ép để thành công đẻ non cũng chỉ là súng máy, không phải là súng trường.

Truyền thống chế súng hoành tráng của Mauser bị tàn lụi thậm tệ, phiên bản được coi là Mauser đời cuối được chấp nhận trang bị Gewehr G-41, nhưng chỉ sản xuất 6000 khẩu trước khi bị thay bởi 400 ngàn khẩu Gewehr 43, là một bản sao của SVT-40. (một số thông tin nói rằng, có khoảng 40 ngàn-140 ngàn khẩu G-41 đã được chế tạo). Tất cả các súng này đều dùng đạn Mauser, quá nặng.
(Gewehr là bộ binh, G-1941 là súng trường nhưng G-1700 là hỏa mai, G-1000 có thể là cây giáo, một số chú ngu si thấy G-88, G-98, G-41, G-43 đều là long range rifle, súng trường, nên mới có huyền thoại MP44 là súng trường vì nó là STG44, pistole là rifle, súng ngắn là súng dài. Hiện tượng từ ngữ này giống hệt tiếng Tầu, Thương 枪 là "vũ khí chính" của quân đội, 56式冲锋枪-56 thức xung phong thương-súng trường tấn công kiểu 56 là AK-47, PPSh-41 là 50式冲锋枪, 37式冲锋枪 là M3 Grease, 1000 thức xung phong thương là giáo, -10 ngàn thức xung phong thương là cây gậy).

Việc Hitler không nắm được phương pháp tổ chức tính toán đạn mới dẫn đến Đức chỉ có "đạn súng ngắn 43" và MP44, MP45 (MP43 rất giống MP44). Đạn Mauser thì quá nặng mà "đạn súng ngắn 43" quá yếu, đều không cho ra súng trường tấn công. Thật ra, cái sai của thằng rồ này là nó tưởng MP (SMG) sẽ là đỉnh hơn rifle.  Grin Grin Grin Grin  Đạn không làm được, súng thì bắt chước địch.  Grin Grin Grin Grin

Mỹ trước AR-15.
Súng chủ lực của Mỹ lúc đó là cạc bin M1 ta biết rồi, nó quá yếu đuối, thật ra, nó còn yếu hơn cả MP44. MP45, trong khi MP vẫn chỉ dám nhận là MP (súng ngắn bắn liên thanh, SMG), còn M1 xưng là cạc bin (súng trường nhỏ). Bít thế nèo, trang trước tớ đã nói rùi. Ở xứ SMG bắn đạn dưới âm tầm bắn 50 mét thì cạc bin M1 quá xứng đáng để làm súng trường. Tuy nhiên, sang nước khác phải sơn lại biển. M1 cạc bin có đủ các đặc điểm của một súng trường tấn công đồ chơi: dáng súng trường (lại còn dáng súng trường cổ điển), chọn chế độ bắn, bắn liên thanh quá được khi đang chạy.  Grin Grin Grin Grin Grin Trừ mỗi việc nó cần phóng to ra mới có sức của một súng trường  Grin Grin Grin Grin. Nếu là sinh vật thì có thể hi vọng nó lớn lên sẽ là một súng trường khỏe mạnh .  Grin Grin Grin Grin Nhưng M1 cạc bin không tự lớn được mới đau.
MP44 chỉ có động năng đầu đạn nhỏ hơn một chút so với AK, nhưng thực tế, MP44 đạt được như vậy vì nó kéo dài hết cỡ nòng, làm trích khí kín... tăng tối đa động năng đầu đạn và vì vậy, súng nặng như trung liên luôn (5kg). Đứng trên quan điểm súng trường bắn cùng đạn với long range rifle-súng trường tầm xa và LMG (RP)- trung liên-súng máy hỗ trợ hỏa lực chung nhưng lại dùng cá nhân, thì MP44 không thể.

Như vậy, đạn M43 thành công ngay trong chiến tranh với hai ứng dụng đầu là CKC và RPD, đã khai mào một cuộc cách mạng mới về súng ống. Tuy nhiên, thời điểm CKC và RPD được chấp nhận trang bị, thì cuộc cách mạng chưa bắt đầu thật sự khâu quan trọng nhất, là biên chế lại hỏa lực bộ binh đến gốc rễ là tiểu đội, cá nhân.
Việc AK thành công mở ra một phong trào khắp thế giới format lại đạn và súng . Lúc này Đức đã bại trận và kỹ thuật cao minh của họ chỉ có thể thể hiện ở những nước anh em: Thụy Điển, Bỉ, Đan Mạch. Trong khi phần còn lại của Thế Giới chưa kịp có loại đạn mới thì M43 đã tiến thêm một bước. Cạ CKC (súng trường tầm xa) và RPD (trung liên), theo phong cách cũ nhưng với đạn mới là trang bị chính thức của tiểu đội, súng trường cho cá nhân và trung liên cho hỏa lực hỗ trợ bám sát. Cạ này tàn lụi quá nhanh, mặc dù cả hai súng đều được đánh giá quá tốt và được dùng rất nhiều ở nước ngoài. Số chúng hẩm hiu vì AK ra đời, trong khi đó cạ CKC-RPD có phong cách biên chế cổ. Thật ra, khi thay RPD, nhiều người đã cho rằng nó là khẩu trung liên rất tốt, không nên thay, việc RPD tốt thế nào thì các cuộc chiến ở Vịt đã thể hiện rõ. Tuy nhiên, AK ra đời đã yêu cầu thay đổi hỏa lực cá nhân-tiểu đội một cách cách mạng, và RPD phải ra đi.

Thay đổi biên chế tiểu đội, súng trường tấn công chính thức bắt đầu thời đại.
Lũ ngu si ngoài việc khoe của một cách ngu si còn một căn bệnh nữa, là hay bới móc xem khẩu súng nào vào lúc nào. Thế nhưng bọn ngu si ấy không thể đánh giá được thời đại của súng trường tấn công bắt đầu từ bao giờ, được đánh dấu bởi cái j`.

Trước thời của súng trường tấn công assault rifle là thời của súng trường chiến đấu battle rifle. Đặc trưng của súng trường chiến đấu battle rifle giống như súng bắn tỉa ngày nay. Hai bên nấp sau vật cản công sự, từ tầm xa, ngắm bắn cẩn thận vào nhau và ốt từng phát, vậy nên càng xa càng tốt và súng là súng trường hạng nặng như Mauser, Mosin. Còn súng trường tấn công assault rifle đặc trưng bởi kiểu chiến đấu cơ động. Thế chiến I, kiểu chiến đấu cố định của súng trường chiến đấu đã sa lầy ở Vec-Đoong và người Đức đã tìm ra một cách khắc phục trung gian là MP. Hồi Thế Chiến II, để thoát khỏi sa lầy trong Trận Địa Chiến Vec-Đoong, tiểu đội (hay trung đội) bộ binh có 3 loại súng, súng trường chiến đấu battle rifle + súng ngắn bắn liên thanh MP (tiếng Nga là PP, Mỹ là SMG) + trung liên.  Trong đó, súng trường và trung liên chung đạn, MP đạn nhỏ hơn. Biên chế này ngoài việc lạc lõng đạn, khó cho hậu cần, còn làm xuất hiện nhu cầu vô lý là mỗi lính không mang trung liên phải mang 2 súng: MP và súng trường.
G41, 43 hay AVS, SVT là súng trường chiến đấu battle rifle hạng nặng
MP40 41 hay PPSh-41 là MP
Trung liên như BAR, Chauchat, DP
Như vậy, hai loại súng đầu tiên dùng M43 là CKC và RPD vẫn theo format trang bị cũ, và nhu cầu MP (PP) vẫn còn  Grin Grin Grin Grin Grin. Hai súng này có cấu tạo không phải bàn về độ tốt, do hai nhà chế súng lừng danh chế ra, nhưng không tận dụng được sức mạnh của đạn mới M43.

Từ khi AK ra đời thì người ta nghĩ ngay đến kiểu trang bị lục quân mới. Hàng loạt các súng cùng xuất hiện với AK, đảm bảo kiêm 2 chức năng MP (PP, SMG) và súng trường. Tuy nhiên, nếu trang bị đồng loạt loạt này thì chức năng bắn tỉa kém so với SKS. Mọi chuyện trở nên hoàn hảo khi RPK ra nốt, nó kiêm chức súng trường tầm xa và trung liên. Kiểu trang bị này nhanh chóng phổ biến khắp Thế Giới, ở cấp tiểu đội, giờ đây chung một loại đạn. Có nhiều nước không làm trung liên kiêm súng trường, nhưng cũng có giải pháp thay thế.
Đây là thời điểm súng trường tấn công trở thành vũ khí chủ lực và vẫn tiếp tục thời đại đó đến nay. Đó chính là thời điểm súng trường tấn công bắt đầu thời đại của mình, với ông vua đầu tiên là AK.

Ở các nước khác, AK gây ra một làn sóng cách mạng lớn. Tuy nhiên, vấn đề đầu tiên là đạn. Thật ra, đạn Mauser Thụy Điển 6,5mm SE có đường đạn không tốt lắm, vì tính toán chưa kỹ, vả lại của Thụy Điển và Nhật dùng không tiện. NATO liên rút bớt đạn 03-06 Mỹ cho ra 7,62 x 51mm NATO, đây là sự khởi đầu cho sự giao lưu của nền văn hóa súng ống Đức với những kẻ thắng trận, thông qua các công ty Bắc Âu, Bỉ... Loại đạn tiêu chuẩn NATO mới có hưởng loại thuốc viên cháy chậm thay cho kiểu cố tăng sức thuốc của Anh Pháp Mỹ Ý, cho thuật phóng trong tốt hơn, nhưng vẫn còn to nặng.

Kiểu máy của MP45 chứng minh ưu thế của nó, máy rất khỏe, súng cũng nhẹ. Nhược diểm là phải dùng công nghệ cao để làm một vài bộ phận, điều đó với Tây Âu muỗi. Tây Bán Nhà dùng đạn NATO 7m62 x 51 cho ra CETME vào thập niên 195x. CETME dùng máy MP45 và sau này dùng đạn NATO 5,56.

Thụy Sỹ phát triển cỡ đạn trung gian đúng đắn từ trước Thế Chiến II, nó có quan hệ dân tộc bà con gần gũi với Đức và hay là chỗ các dự án Đức té đến trốn khi chính trị lộn xộn. Dùng 7,62x51mm NATO Thụy Sỹ có SIG 510-4 máy MP45. Phiên bản dùng loại đạn nhỏ của nội địa là  7,5x55 mm GP11-Stgw.57. Còn Phần Lan làm đạn rất giống AK, mua của thụy sỹ phiên bản dùng đạn đó với tên SIG 510-3. Hai phiên bản thứ 2-3 kể trên đã thật sự trở thành những súng trường tấn công điển hình, cỡ đạn đúng và mạnh mẽ khỏe khoắn, không đẻ non dặt dẹo như AR-15.



Các súng trường tấn công dùng đạn 7,62x51mm NATO đều có nhược điểm đạn quá lớn. Nhưng bít seo. Sau này, khi AR-15 và các súng cùng cỡ có đạn 0,223 Reminton, thì lại được châu Âu đánh giá đạn dặt đạn dẹo. Châu Âu giỏi hơn Mỹ về chế súng, đánh giá súng và chả liên quan j` đến các món bổng lộc của ông vua đẻ non AR-15 cả. Các loại đạn trung gian giữa hai cỡ này chỉ dùng trong phạm vi hẹp vì tính không thống nhất của châu Âu thời sau Thế Chiến II, tạo mối lo hậu cần.

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2008, 06:42:51 am gửi bởi anh_vinh_coi » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM