Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:07:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ  (Đọc 47657 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2016, 12:15:55 am »


        Đêm đó, phần vì vết thương tấy nhức, phần vì lo sợ, tôi không sao chợp mắt được. Khi mặt trời lên, tôi nhìn sang cái hang cách đó vài bước đã thấy hai con hổ con xinh xắn bò ra trước cửa phơi nắng. Mẹ chúng đã đi kiếm ăn xa. Một ý nghĩ ngộ nghĩnh chợt đến, tôi định bắt một con mang theo, nhưng lại nghĩ đến cái chết đang đe dọa mình, nên vội vã tiếp tục cuộc hành trình.

        Từ hôm ấy, tôi không đủ sức đi bình thường, có lúc đi, có lúc bò, lúc nào cảm thấy đói thì dứt vài đọt lá rừng bỏ vào miệng.

        Ngày này sang ngày khác, quanh mình chỉ có rừng rậm hoang vắng và tiếng kêu của muông thú. Nhiều lúc, trước mắt tôi chỉ thấy màu đen tối tuyệt vọng. Mấy người bạn của tôi chắc đã bị dân A Thố "tế' rồi, còn mình thì cũng khó thoát khỏi làm mồi cho lũ thú rừng. Làm gì? Không lẽ nằm yên để chờ chết, khi mình còn cử động được. Mỗi khi tư tưởng tuyệt vọng xâm chiếm, tôi lại lấy gương Lục Vân Tiên ra để cổ vũ mình. Trong cơn hoạn nạn tưởng như không còn đường thoát nhưng anh ta vẫn tin ở ngày mai và trời đất quy thần đã không phụ lòng. Và tôi lại tiếp tục trườn, bò... Đến chiều ngày thứ bảy, tôi nhìn thấy một đám nương, kề bên là một nếp nhà sàn. Một cô gái trẻ từ trên nhà đang đi xuống. Hy vọng sống trong tôi trỗi dậy mãnh liệt. Tôi gọi, nói đúng hơn là tôi đã gào thét. Nhưng hơi sức của tôi lúc đó chẳng còn bao nhiêu, có lẽ tiếng kêu quá nhỏ nên cô gái chưa nghe rõ. Cô ta ngơ ngác vài giây, khi chợt nhìn thấy tôi đang bò, cô ù té chạy mất. 

        Tôi leo lên nhà, ngồi chờ đợi. Lúc này, tôi mới ngửi thấy mùi hôi thối từ vết thương của mình  xông ra rất khó chịu.

        Một ông già vóc người cao lớn, tóc dài xoã xuống vai đã tới đứng núp bên cánh cửa lúc nào, ông giương nỏ về phía tôi quát to bằng tiếng Ê Đê. Tôi không biết ông ta nói gì. Có lẽ ông hỏi tôi là ai, đến đây làm gì? Tôi thoáng nghĩ, đây là bước cùng rồi, một may một rủi, mình cứ nói thẳng ra mình là ai, nếu ông già này là người tốt thì mình thoát nạn, vạn bất đắc dĩ thì đành chịu chết. Tôi cầm tờ giấy công vụ có dấu son giơ lên và nói: "Tôi là người của Mặt trận Việt Minh được phái đi công tác". Thấy nói tới "Mặt trận Việt Minh" đôi mắt nảy lửa của ông già dịu xuống, nhưng vẫn chưa hết cảnh giác đề phòng. Một phút sau ông mới chậm rãi bước lại gần tôi. ông xem giấy và nghe tôi nói việc đi qua A Thố bị họ phục kích như thế nào. Để kết thúc điều tôi vừa nói, tôi nhắc ông: nếu ông là kẻ thù của Việt Minh thì ông cứ giết tôi đi". Khi hiểu ra cảnh ngộ của tôi, ông vừa khóc vừa nói: "A Thố nó ác lắm, đã có đoàn cán bộ Việt Minh 16 người của Đà Lạt qua đó bị chúng giết ". . .

        Qua ông già kể, tôi được biết buôn Ru-oai này đã thành lập chính quyền và có các đoàn thể cách mạng.

        Ở đây, tôi được gia đình ông già chăm sóc rất chu đáo, ít ngày sau sức khoẻ bình phục, ông đã dẫn tôi tới ủy ban kháng chiến Phú Yên (ở gần núi Vọng Phu). Người đầu tiên tiếp tôi là anh Thanh Sơn (sau này là Thứ trưởng Bộ Thương nghiệp) và anh Phạm Văn Bạch - Chủ tịch ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Các anh khuyên tôi: "Nghỉ ngơi bồi dưỡng tại đây cho khoẻ. Đi ra ngoài Bắc bây giờ địch cắt đường rồi. ủy ban kháng chiến Nam Bộ được lệnh chuyển vô Nam Bộ đang tính việc mở đường về, rất may có đồng chí...".

        Sau khi chữa lành vết thương và được học tập lớp chính trị ngắn ngày, tôi được biên chế vào đơn vị "tiên phong" mở đường do anh Thọ phụ trách. Khỉ giao nhiệm vụ mở đường, anh Phạm Văn Bạch nói: chúng ta mở con đường này với tinh thần vâng theo lời dạy của Cụ Hồ, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược  Pháp, vì vậy con đường chúng ta mở sẽ mang tên Người - đường Hồ Chí Minh". Tôi dẫn anh em mở theo con đường tôi đã đi qua, đi đến A Thố, chúng tôi lại bị phục kích, anh Thọ bị trúng một mũi tên vào giữa trán, anh em trong đơn vị nổi giận, đòi tàn sát cả buôn này. Tôi phải khuyên can anh em nhiều lần, họ mới nguôi giận. Đi qua các buôn mà trước đây vài tháng, chúng tôi đã xây dựng chính quyền, đoàn được nhân dân đón tiếp nồng nhiệt.

        Đến căn cứ Huế của Ninh Thuận, tôi được anh em cho hay tin dữ: đồng chí Vũ Đức, Liên Trung đoàn trưởng vừa mới hy sinh. Khi địch tiến công vào trung đoàn bộ, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy một bộ phận ở lại chặn địch để cho anh em thương binh và cơ quan rút lui an toàn. Tinh thần gan góc dũng cảm và thương yêu binh sĩ của Liên Trung đoàn trưởng Vũ Đức đã để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc không bao giờ phai mờ.

        Đến cuối tháng 7 năm 1947, đội mở đường của chúng tôi đã về đến tỉnh Bà Ria. Tiếp sau đó ít lâu, ủy ban kháng chiến Nam Bộ cũng từ Phú Yên về Bà Rịa. Và từ đó, con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành đường giao thông huyết mạch giữa Trung Bộ và Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 09:31:41 pm »

           
MỘT VÀI CHI TIẾT VỀ PHÁO ĐÀI LÁNG1

TRẦN QUANG VỸ        

        Pháo Đài Láng, nơi vinh dự được giao nhiệm vụ khai hoả loạt đạn đầu tiên bắn vào thành Hà Nội, mở màn cho Toàn quốc kháng chiến, đã được viết nhiều trên sách, báo cũng như phát trên đài phát thanh, truyền hình từ mấy chục năm nay. Vì vậy, trong bài này chúng tôi chỉ đề cập những chi tiết còn ít người nói tới và những chi tiết đưa chưa thật chính xác.

        1. Địa điểm của Pháo đài Láng và sự ra đời của nó Pháo đài Láng nằm ở địa bàn phường Láng Thượng (quận Đống Đa) hiện nay, xưa thuộc xã Yên Lãng (tên nôm là Kẻ Láng) một làng cổ ven đô, bên bờ sông Tô Lịch, phía tây thành Thăng Long.

        Cụm dân cư Yên Lãng ra đời cách đây khoảng 2.000 năm, gồm ba thôn: Láng Thượng, Trung và Hạ. Đến năm 1981 chia thành phường Láng Thượng có thôn Thượng và hai xóm thôn Trung; phường Láng Hạ có hai xóm thôn Trung và một xóm thôn Hạ; còn một xóm thôn Hạ nay thuộc về phường Thịnh Quang.

        Người Hà Nội đều biết đến Láng, vì nhân dân ở đây có nghề trồng rau gia vị nổi tiếng. Theo sử sách, nghề này có từ  đời vua Trần Dụ Tông (giữa thế kỷ XIV) mà đặc sản là húng Láng, hành hoa, cà pháo; còn có chùa Láng tên chữ là Chiêu Thiên Tự, xây dựng từ đời vua Lý Anh Tông (giữa thế kỷ XII) là một di tích lịch sử, một thắng cảnh có tiếng của Thăng Long xưa.

        Sau khi chiến tranh Thế giới lần thứ 2 bùng nổ (9- 1939), thực dân Pháp ở Đông Dương cắm 5 mẫu ruộng ở cánh đồng Dập và khu vực gò ma thuộc thôn Trung để lập pháo đài với mục đích bảo vệ  phía tây Hà Nội, chống phong trào cách mạng và bắn máy bay Nhật (vì Nhật ở phe trục với Đức - Ý).

        Ngày 17 tháng 6 năm 1940, quân Đức kẻo vào Pa-ri, thủ đô của pháp; Pê-tanh (Pétain) phải ký hiệp ước đình chiến với Đức, thực dân Pháp ở Đông Dương xây bệ đặt 4 khẩu cao xạ 75 ly mua của Đức, là loại súng tối tân nhất lúc bấy giờ, cố định súng vào bệ bê tông. Đến cuối tháng 9 năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương sau đó buộc Pháp phải ký Hiệp ước phòng thủ chung (ngày 29-7-1941) và bắt thực dân Pháp phải dùng Pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ khi đến ném bom quân Nhật đóng ở Hà Nội (ngày 7- 12- 1941, Mỹ tham chiến đánh Đức - Ý - Nhật) . Lời ghi ở bảng giới thiệu trong Phòng trưng bày bổ sung di tích Pháo đài Láng -TBBSDTPĐL) viết: "Pháo đài Láng là một trong ba pháo đài do quân Pháp xây dựng trong thời kỳ Đại chiến Thế giới lần thứ 2 nhằm mục đích phòng thủ khu vực Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu đánh trả máy bay quân đội Nhật" là chưa đầy đủ, rõ ràng. Về sự kiện có khác nhau: Trong Pháo đài có xây đài chỉ huy, hầm trú ẩn, hầm để đạn. Ngoài pháo cao xạ có hai khẩu đại liên kiếu Hốt-kít, một khẩu trung liên Biển và một số súng trường để trợ thủ và bảo vệ cho pháo. Quân số ở đây có 1 đại đội lính Pháp và lính khố đỏ, có viên quan hai Pháp tên là Đét-xru-mô (Desrumeau), quan một Pơ-ti (Petit), viên quản Bông-pông (Bonpont). Phía lính khố đỏ có viên đội Nguyễn Ưng Gia cai quản (cấp bậc Maréchal des logis ngang với trung sĩ bây giờ). Năm 1943, máy bay Mỹ tới ném bom vào thành Hà Nội, nhưng bom rơi vào khu chợ Hàng Da, làm nhiều người dân bị chết. Quân Pháp cho pháo cao xạ bắn ở tầm 4.000 mét nhưng khi Nguyễn Ưng Gia tính thì máy bay Mỹ ở tầm 6.000 mét nên bắn không trúng (có thể là do Pháp cố tình) .

        Đầu năm 1945, Nhật nhiều lần cho lính đến cắm trại ở chùa Láng để trinh sát và diễn tập tiến công Pháo đài Láng và trại Nhãn (Cầu Giấy), là những căn cứ quân sự của Pháp ở cửa ngõ phía tây Hà Nội.

        Đêm 9 tháng 3 năm 1945, Nhật làm đảo chính hất cẳng Pháp. Họ tập kích vào Pháo đài, bắn chết Đét-xru-mô, Bông-pông, một số lính Pháp và khố đỏ. Riêng Pơ-ti thoát chết vì hôm đó không có mặt. Một người dân là bà Riềng bị bắn chết. Một số lính khố đỏ, trong đó có Nguyễn Ưng Gia, vượt hàng rào chạy vào xóm, xin quần áo dân thường mặc để trốn đi nơi khác.

        Pháo đài Láng bị quân Nhật chiếm đóng cho đến khi quân của Trung Hoa dân quốc kéo vào nước ta giải giáp quân Nhật.

        Bảng giới thiệu của Phòng trưng bày có viết: "Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Cách mạng Tháng Tám thành công, Pháo đài Láng đã trở về tay Quân giải phóng" còn thiếu một quãng thời gian tuy ngắn từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 4 năm 1946 (lúc quân của Tưởng Giới Thạch rút về nước) nhưng là giai đoạn mà Nhật và quân Tưởng đã tháo dỡ nhiều bộ phận của bốn khẩu cao xạ, một số đạn bị lấy đi đêm vỏ đồng bán cho đồng nát.

        Khi bộ đội ta vào tiếp quản Pháo đài Láng thì ta chưa có pháo binh. Mãi tháng 5 năm 1946, Bộ Tổng tham mưu mới tập trung anh em pháo thủ trong Hội cựu chiến binh yêu nước thuộc Mặt trận Việt Minh và tuyển chọn một số người cao to, biết chữ, về tập trung ở trại Vệ quốc đoàn Trung ương (số 40 Hàng Bài). Đến ngày 29 tháng 6 năm 1946, ra quyết định thành lập ba trung đội Pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh (đến tháng 9 năm 1946, có thêm Trung đội pháo đài Thủ Khối), thành Đại đội Pháo binh Thủ Đô do đồng chí Phạm Văn Đôn làm Đại đội trưởng, đồng chí Tô Na làm Chính trị viên, chỉ huy cả bốn trung đội.

-----------------------
        1. Tạp chí LSQS số 6-2001
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 09:34:40 pm »

         
        2. Thành phần của Trung đội Pháo đài Láng Chúng tôi muốn nói rõ thêm, vì các tư liệu về vấn đề này còn rất ít. Hơn 50 năm đã đi qua, nên đáng tiếc là tên tuổi các chiến sĩ của Pháo đài không còn ai nhở được hết, vì thời kỳ này, thanh niên yêu nước nhập ngũ rất đơn giản, lý lịch và tên thật không chính xác. Do vậy, rất dễ hiểu là số tên họ ở bảng danh sách trong Phòng TBBSDTPĐL và trong cuốn "Lịch sử pháo binh QĐNDVN ' xuất bản năm 1991 chưa thật đầy đủ và cũng có họ tên khác với những điều mà chúng tôi được biết qua một số nhân chứng ở Trung đội này những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Theo ông Nguyễn Ưng Gia thì Pháo đài Láng có 44 người, chia làm 3 khẩu đội. Nguyễn Ưng Gia làm Trung đội trưởng1, Nguyễn Văn Khoát làm Chính trị viên.

        Bốn khẩu cao xạ thời kỳ Pháp thuộc đã bị mất nhiều bộ phận, nhưng được xưởng sửa chữa pháo đạn2 tu sửa lắp thành hai khẩu nên Pháo đài chỉ có hai khẩu đội súng. Khẩu đội pháo phía ngoài gần đường do đồng chí Bình chỉ huy, Nguyễn Phi Hùng làm phó phụ trách việc ngắm bắn, đồng chí Nghệ (pháo thủ cũ của Pháp) có thao tác thuần thục giữ việc giật cò; các đồng chí Tần, Uyên, Bùi Văn Ẩm3, Trần Đình Xuyên (đều là pháo thủ cũ của Pháp) thực hiện việc quay tầm, hướng, cắt ngòi nổ, nạp đạn. Còn ba thanh niên của làng Láng mới nhập ngũ là Đỗ Văn Đa (thường gọi là Đỏ) Đoàn Bản, Nguyễn Văn Sinh làm nhiệm vụ tiếp đạn.

        Khẩu đội pháo nằm ở phía trong do Đoàn Hùng4 (tên thật là Ấu Sĩ Hùng) chỉ huy, đồng chí Bạn làm khẩu đội phó, Nguyễn Văn Đề (pháo thủ cũ). Thanh niên làng nhập ngũ có Ngô Quang Chiêu, Nghiêm Trần Duyên, Ngô Văn Tranh, Ngô Quang Trường.

        Khẩu đội dự bị do Lê Văn Oanh5 phụ trách có Nguyễn Đình Chiến (là pháo thủ cũ, đã hy sinh khi Pháp ném bom xuống khu trận địa giả), Nguyễn Huy Giao, Nguyễn Đình Ngọc không phải là Vũ Đình Ngọc như ở bản danh sách tại Phòng TBBSDTPĐL), Nguyễn Đình Ất, Đàm Duy Nho, hai thanh niên làng nhập ngũ là Nguyễn Văn Dương, Lâm Văn Toàn.

        Quản lý Trung đội là đồng chí Hưng.

        Y tá Trung đội là đồng chí Khả.

        Ông Nguyễn Ưng Gia nguyên Trung đội trưởng Pháo đài, năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn (hiện ở Khu tập thể Nông nghiệp - phường Phương Mai). Không nhớ được hết tên mọi người, ông có bổ sung thêm: Đồng chí Uyên (là pháo thủ cũ của Pháp, quê ở Thái Bình), làm phó cho ông. Về chính trị cũng có một đồng chí phó cho đồng chí Nguyễn Văn Khoát, một đồng chí liên lạc chuyển các thông tin bằng đi bộ, một vài đồng chí làm nhiệm vụ tiếp phẩm, cấp dưỡng nhưng không nhớ tên.

-----------------------
       1. Ông Gia sinh năm 1912 ở Huế, vào lính pháo thủ của Pháp năm 1940, vì Pháp thua Đức nên không phải sang Pháp mà được về làm chức đội ở Pháo đài Láng, chỉ huy lính khố đỏ dưới quyền của quan hai Pháp Đét-xru-mô, rồi trở thành con rể của làng (vợ là bà Nghiêm Thị Năm vừa mất năm nay). Ngày Nhật đánh vào pháo đài, ông xé hàng rào chạy về nhà vợ, sau đó Nhật mộ lính lái xe. Ông vào làm lái xe đại đội vận tải pháo. Đến Cách mạng Tháng Tám thì bỏ vào Sài Gòn, được đông chí Phạm Ngọc Thạch giới thiệu về Hà Nội đến đồng chí Phạm Văn Đồng làm bảo vệ và lái xe (Bộ Tài chính). Bộ Quốc phòng biết, điều ông về làm trung đội trưởng Pháo đài Láng.
        2. Xưởng sửa chữa pháo có một kíp thợ trên 10 người (trang 13 cuốn Lịch sử pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam 1945-1975, Nxb QĐND, 1991) có hai người là Nguyễn Văn Trúc và Nguyễn Văn Đó được ghi vào bảng danh sách 31 chiến sĩ của Đại đội pháo binh tại Phòng TBBSDTPĐL.

        3. Phòng TBBSDTPĐL ghi là Bùi Văn Ân.

        4. Phòng TBBSDTPĐL ghi là Đoàn Hưng.

        5. ông Lê Văn Oanh là một pháo thủ cũ của Pháp, quê ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây, mất năm 1999, nhưng người con là Lê Văn Khánh có bổ sung cho chúng tôi các tư liệu trong quyển sổ tay còn lưu lại về tên các chiến sĩ của khẩu đội này.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 09:40:37 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 09:41:27 pm »


        Về đồng chí Trần Thái Quang trong bảng danh sách ở Phòng TBBSDTPĐL có ghi là xạ thủ 12,7 ly, nhưng theo chúng tôi tìm hiểu thì Pháo đài Láng không có súng 12,7 ly mà chỉ có một khẩu trung liên Bren và hai khẩu Hốt-kít loại bắn đạn 8 ly) mà thôi. Vậy có thể Trần Thái Quang ở Pháo đài Xuân Canh chăng1? hay là theo như trong sổ tay của ông Lê Văn Oanh lưu lại thì Trần Thái Quang là một pháo thủ của khẩu đội sơn pháo 75 ly được Đại đội pháo binh điều về tăng cường đầu tháng 1 năm 1947 cho Pháo đài Láng. Như vậy tổng cộng danh sách thu thập được là 30 người.

        3. Một vài chi tiết trong quá trình chiến đấu của Pháo đài Láng.

        Ngoài những việc đã được nói trên sách báo đề cập, chúng tôi xin nói thêm vài chi tiết:

        Trong Pháo đài, lúc quân Tưởng trao trả ta, chỉ còn lại 400-500 viên đạn. Nhân dân thôn Láng Trung phát hiện một hầm có 200 viên do địch chôn giấu ở gò ma, đã chuyển cho Trung đội. Anh em pháo thủ đa số là bộ binh và thanh niên mới nhập ngũ, chưa biết đến pháo, được đồng chí Nguyễn Ưng Gia tổ chức huấn luyện. Với tinh thần yêu nước, quyết tâm giết giặc, anh em đã nhanh chóng học tập và thực hiện được các thao tác chính xác theo lệnh của chỉ huy, điều khiển 2 khẩu cao xạ chuyên dùng để bắn máy bay, nay làm pháo bắn mục tiêu mặt đất, khuất xa, theo đường cầu vồng, rất khó khăn.

        Năm 1996, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Toàn quốc kháng chiến, báo Nhân dân, số 15155, ra ngày 19 tháng 12 năm 1996, ở trang 4, mục "Hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Toàn quốc kháng chiến", của M.T, có viết "Phạm Văn Đôn, Đại đội trưởng pháo binh chỉ huy Pháo đài Láng giới những loạt đại bác đầu tiên xuống dinh luỹ của thực dân Pháp trong đêm 19 tháng 12 năm 1946 lịch sử". Đồng thời trên Đài Truyền hình Việt Nam (chương trình VTVI) phát câu chuyện đồng chí Phạm Văn Đôn trực tiếp chỉ huy Pháo đài Láng.

        Việc này là không chính xác nên một số anh em pháo thủ cũ của Pháo đài Láng đã viết thư lên Bộ Tư lệnh Pháo binh, Quân khu Thủ Đô, Thành ủy Hà Nội nêu thắc mắc băn khoăn về việc báo chí công bố không đúng sự thực vì lúc đó đồng chí Phạm Văn Đôn không có mặt trên đài chỉ huy của Pháo đài để chỉ huy 2 khẩu đội bắn loạt đạn đầu tiên, hiệu lệnh cho Toàn quốc kháng chiến.

        - Chúng tôi cũng muốn nhắc đến sự đóng góp to lớn của nhân dân và chính quyền địa phương trong những ngày nóng bỏng của cuộc chiến đấu để Trung đội hoàn thành nhiệm vụ.

        Ngay từ tháng 10 năm 1946, xã Yên Lãng đã thành lập ủy ban bảo vệ bên cạnh ủy ban hành chính do ông Vũ Quýnh làm Chủ tịch, có một đại đội tự vệ bảo vệ làng và giúp bộ đội.

        Đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, một bộ phận tự vệ thay nhau chuyển đạn từ nơi cất giấu ở Trung Kính Thượng về để Trung đội chiến đấu; còn một bộ phận phối hợp với khẩu đội dự bị của Lê Văn Oanh, ngày đêm bảo vệ vòng ngoài, ngăn chặn bọn Việt gian tay sai của Pháp lẻn vào gần Pháo đài do thám. Một số các bà, các chị tham gia đội tiếp tế nấu cơm hằng ngày cho bộ đội và tự vệ (gạo do nhân dân ủng hộ).

        Ngày 22 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng hạ được một máy bay trinh sát của địch nên sau đó Pháp cho pháo binh bắn bừa bãi vào Láng và máy bay ném bom nhiều lần; có một lần đã trúng khẩu đội đồng chí Bình. Hai đồng chí Bùi Văn Ẩm và Trần Đình Xuyên hy sinh. Hai đồng chí này là pháo thủ cũ của Pháp, vì không rõ nguyên quán nên nhân dân Yên Lãng chôn cất ở đó và ghi tên hai đồng chí vào danh sách liệt sĩ của phường Láng Thượng bây giờ. Nhân dân Yên Lãng còn huy động người đắp lại ụ pháo bị đánh phá và đắp một pháo đài giả rất công phu ở cánh đồng thôn Hạ, có ụ súng, chòi chỉ huy, hôm để đạn, người rơm để lừa địch. Trong những ngày chiến đấu khó khăn, việc ăn uống hoàn toàn do dân Yên Lãng đảm nhiệm, đội tiếp tế phụ nữ nhiều khi phải gánh cơm mang tới cho bộ đội dưới làn đạn pháo của địch. Đó là các bà, các chị Bé Hoạch, Hai ý, Phương, Văn, Tuyết, Ty, Nhàn...

        Ngoài việc phục vụ chiến đấu, xã còn lập các đội phá hoại: chặt cây, đào trường để cản xe địch. ông Vũ Quýnh thường xuyên dẫn đầu các đoàn đại biểu các ngành, các đoàn thể trong xã, ban đêm đến úy lạo, tặng quà, động viên bộ đội và tự vệ chiến đấu.

        Ngày 10 tháng 1 năm 1947, Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội lệnh cho Trung đội phá pháo, rút về Hà Đông. Nhân dân Láng biết tin đến tiễn đưa và gói cơm nắm cho các chiến sĩ lên đường.

        Ngày 11 tháng 1 năm 1947 (tức 20 tháng Chạp) bộ đội Pháo đài Láng rút qua sông Tô Lịch về Mễ Trì, Hữu Từ mang theo khẩu sơn pháo 75 ly có bánh xe được tăng cường về sau này) và tháo khóa nòng hai khẩu cao xạ mà Pháp đổ bê tông chôn tại chỗ không mang đi được, để làm nhiệm vụ mới.

        Sau khi bộ đội rút khỏi Pháo đài, địch bắn phá ác liệt dọn đường để tiến ra ngoại thành. Chiều 29 Tết (tức 20-1- 1947), địch đưa quân ra Yên Lãng bắn chết một số cụ già vì yếu không đi tản cư được và đốt phá nhà dân. Trung đội Pháo đài Láng từ lúc thành lập (ngày 29-6- 1946) cho đến khi rút khỏi thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của mình, bắn phát pháo lệnh mở màn cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp; cùng Đại đội pháo binh non trẻ của ta ở Hà Nội, chỉ có bảy khẩu thu được của địch, phối hợp với các trận chiến đấu của bộ đội, nhân dân Thủ đô kìm chân địch, tạo thời gian cho cả nước củng cố và xây dựng lực lượng để kháng chiến. Cán bộ chiến sĩ Đại đội pháo binh Hà Nội, sau khi rút khỏi Thành, cũng là nòng cốt xây dựng nên các phân đội rồi đại đoàn pháo binh hiệp đồng chiến đấu với bộ binh trong các chiến dịch để năm 1954 trở về giải phóng Thủ đô.

        Di tích Pháo đài Láng vẫn còn, đó là một bằng chứng về truyền thống chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Để xứng đáng với ý nghĩa và tầm vóc của nó, chúng tôi nghĩ ngoài sự quan tâm bảo tồn di tích cần thiết phải có những nội dung cần bổ sung và chỉnh lý để các thế hệ mai sau luôn luôn ghi nhớ đến chiến công của những người đi trước.

----------------------
        1 . Trong bài “Từ Xuân Canh đến Đoan Hùng" của Nguyễn Đỗ Minh Quân, Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, số 36, tháng 12-1996, ti. 15 viết "Pháo đài Xuân Canh có một tiểu đội trọng liên 12 ly 7".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:08:37 pm »



MỘT SÔ Ý KIẾN VÊ TRẬN TẬP KÍCH SÂN BAY GIA BÍ THỜI KỲ ĐẦU TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN1

TRẦN QUANG VỸ       

        1. Trận tập kích vào sân bay Gia Lâm tháng 1-1947 có hay không?

        Cuốn Quân khu Thủ đô Hà Nội - Lịch sử tháng chiến chống thực dân Pháp 1945-/1954" (Nxb Hà Nội, 1986, tr. 168) viết về một trung đội pháo binh của Chiến khu 10 tăng cường cho Mặt trận Hà Nội, đến cách sân bay Gia Lâm 400 mét, lúc 16 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1947 đã bắn 15 phát vào sân bay làm 2 chiếc khu trục của địch bốc cháy.

        Cuốn "Lịch sử Pháo binh QĐND Việt Nam 1945-1975" (Nxb QĐND, 1991, ti. 23) nói cụ thể hơn: "Đêm 24-1-1947, trung đội sơn pháo 75 ly của Bộ chỉ huy Khu 10 do anh Vũ Quang Điện vừa tốt nghiệp Trường võ bị Trần Quốc Tuấn khoá 1 phụ trách, đã bí mật vào chiếm lĩnh cạnh đê làng Vo Vàng, cách đường băng sân bay Gia Lâm khoảng 400 mét. Lúc 16 giờ ngày 25-1-1947, khi 3 máy bay khu trục Xpít-phai (Spitfire) vừa hạ cánh, khẩu đội nhằm bắn thẳng 14 phát, 1 chiếc bốc cháy, 1 chiếc bị thương".

        Như vậy, trận pháo kích ngày 25 tháng 1 năm 1947 vào sân bay Gia Lâm không phải là trận tập kích mà Nguyễn Quốc Dũng2; Đặng Việt Châu3; Nguyễn Hưng 4; Đỗ Sâm - Hoàng Tiêu5 đã viết.

        Chúng tôi gặp đồng chí Nguyễn Văn Trân - nguyên Bí thư Thành ủy, kiêm Chủ tịch ủy ban kháng chiến Hà Nội thời kỳ này, nhưng đồng chí chỉ nhớ là có một trận tập kích vào sân bay Gia Lâm đầu năm 1947, nhưng không nhớ cụ thể.

        Nhân chứng của sự kiện này vẫn còn, một số người đã cung cấp cho chúng tôi những chi tiết đáng lưu ý để chúng tôi nêu lên những vấn đề sau:

        2. Chủ trương đánh sân bay Gia Lâm có từ lúc nào?

        Đảng ta đã nhận định việc thực dân Pháp mưu toan xâm chiếm đất nước ta một lần nữa, chiến tranh khó có thể tránh được nên việc đánh vào sân bay Gia Lâm để làm "mù cánh" địch (theo như cách nói của anh em Đội phá hoại thành phố lúc bấy giờ) đã được đặt ra trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

        Đồng chí Lê Minh Nghĩa6 kể lại: sau khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Đảng ta đã có chủ trương rất nhạy bén. Vào khoảng tháng 4 năm 1946, đồng chí Vân (tức Phan Lang), Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã báo cho đồng chí Nghĩa, lúc đó là Chủ nhiệm Việt Minh thị xã Bắc Ninh, ý kiến của Xứ ủy Bắc Bộ là phải lập một khu đặc biệt xung quanh sân bay Gia Lâm để củng cố cơ sở chính trị và tổ chức binh vận gồm: phố Gia Lâm (Ngọc Thụy) và các thôn quanh sân bay là Thượng Cát, Gia Thượng, Gia Quất, Gia Thụy, Bắc Cầu (phía bắc đường xe lửa), Ngọc Lâm, ái Mộ (sân bay), Sài Đồng, Mai Phúc (dọc đường số 5), Lâm Du, Tư Đình (phía đê sông Hồng) và giao cho một Ban cán sự do đồng chí Nguyễn Việt Dũng - Bí thư Phủ ủy7.Từ Sớm phụ trách, đồng chí Thế - đại đội trưởng, cán bộ quân sự Thị ủy Bắc Ninh và đồng chí Nghĩa. Khu đặc biệt này trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, không qua Huyện ủy Gia Lâm (thời kỳ này Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh) .
       
        Đến tháng 7, đồng chí Dũng chuyển lên công tác ở Tỉnh ủy Bắc Ninh thì đồng chí Nghĩa được cử thay làm Bí thư Ngọc Thụy. Đồng chí Nghĩa đã nắm tình hình sân bay qua những người vào làm phu và một số người hay đột nhập vào đó để lấy trộm quân trang, quân dụng của Pháp (đại ca của họ là Quý Thông) .

        Tháng 11  năm 1946, đồng chí Vân gọi Lê Minh Nghĩa lên thông báo việc Xứ ủy quyết định kế hoạch tập kích sân bay nếu chiến tranh xảy ra và sau đó báo đồng chí lên gặp Xứ ủy (có đồng chí Lê Thanh Nghị và Trần Quốc Hoàn dự) để báo cáo tình hình. Đồng chí Nghĩa không thạo về quân sự, nhưng trước khi gặp Xứ ủy, nhờ sự góp ý của đồng chí Vương Văn Trà (Bí thư Phủ ủy Thuận Thành, lúc này đã tham gia quân đội) nên đã xin cung cấp chai xăng và bom ba càng. Xứ ủy chỉ thị ngay cho đồng chí Vũ Anh và đồng chí Nguyễn Duy Thái (phụ trách quân giới) để đồng chí Nghĩa lấy vũ khí ở Bình Đà đem về Gia Quất.

        Cuối tháng 11, đồng chí Lê Hồng, được Bộ Tổng chỉ huy giao nhiệm vụ tổ chức cuộc tập kích sân bay Gia Lâm khi xảy ra chiến tranh, đến liên lạc với Lê Minh Nghĩa để thành lập một đội cảm tử thực hiện công việc này.

------------------
        1. Tạp chí LSQS số 2-1999
       
        2 . Nguyễn Quốc Dũng - Thêm những tư liệu về trận tập kích sân bay Gia Lâm đầu năm 1947, Tạp chí LSQS, số 6-1993, tr.70-72.

        3. Đặng Việt Châu - Nhớ lại trận đột kích sân bay Gia Lâm đầu năm 1947, báo QĐND, số 8445. ngày 4-12-1984.

        4. Nguyễn Hưng - Trận đánh máy bay lịch đầu tiên ở sân bay Gia Lâm, Tạp chí LSQS, Số 4-1993.

        5. Đỗ Sâm - Hoàng Tiêu - Thêm vài chi tiết về trận đánh, Tạp chí LSQS, tháng 6-1993, tr. 73.

        6. Còn có tên là Vũ Nhân, tên thật là Đô Nguyên Thanh, sau này là Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu, rồi Trưởng ban Biên giới của Chính phủ, nay là chuyên viên cao cấp của Chính phủ.

        7 . Sau làm Chánh văn phòng Chủ tịch Nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:10:07 pm »


        Những chi tiết trên có khác với tư liệu số KC26, lưu trữ ở Tổng cục II8 về Ban tình báo Bắc Ninh - Gia Lâm năm 1946-1947. Ngày 18 tháng 7 năm 1946, tại số nhà 17 phố Nguyễn Thị Kim (nay là 16 Nguyễn Huy Tự, Hà Nội) việc chuẩn bị trận đánh sân bay đã được đồng chí Hoàng Minh Đạo Trưởng phòng 5 Bộ Tổng tham mưu, trực tiếp giao cho đồng chí Nguyễn Hồng điều tra, nắm tình hình trường bay Gia Lâm, chuẩn bị hướng dẫn Quyết tử quân đánh phá máy bay theo phương hướng một trận tập kích bí mật.

        Cũng theo bài báo9 thì Nguyễn Hồng là một công nhân kỹ thuật tại nhà máy xe lửa Gia Lâm - Đông Anh, thông thạo vùng này. Nguyễn Hồng đã đóng vai làm phu ở sân bay nên nắm được quy luật hoạt động, quan sát được địa hình và cách bố trí của địch. Anh đã tổ chức một số người trở thành nhân mối giao thông viên của lực lượng tình báo quân sự. Việc chọn người tổ chức Quyết tử quân do Thị ủy Ngọc Thụy, ủy ban huyện Gia Lâm và Đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu lo liệu.

        Nhưng đồng chí Lê Hồng nói với chúng tôi là không biết về các sự việc này và đồng chí cũng không phải là Nguyễn Hồng. Đồng chí Lê Minh Nghĩa cũng không rõ câu chuyện này và nếu có một bộ phận tình báo khác hoạt động tại sân bay thì bộ phận này thực hiện nhiệm vụ trực tiếp với cấp trên, không liên lạc với cấp ủy địa phương theo nguyên tắc bí mật.

        3. Tổ chức lực tượng của Đội Quyết tử (Lúc đầu, đồng chí Nghĩa đặt tên và may cờ là Đội Cảm tử)

        Đội Quyết tử để đánh sân bay Gia Lâm được thành lập vào cuối tháng 11  năm 1946 không có một văn bản chính thức nào) do đồng chí Lê Hồng làm đội trưởng, đồng chí Lê Minh Nghĩa làm đội phó, đồng chí Võ Cường - một cán bộ quân sự của Thị ủy Ngọc Thụy - làm đại đội trưởng, phụ trách việc huấn luyện. Quân số gồm 4 trung đội (khoảng hơn 100 người) .

        Lúc đầu, việc tuyển mộ người ở nội thành vào đội, việc chuẩn bị vũ khí (chủ yếu do Bộ Tổng tham mưu cung cấp), việc tổ chức địa điểm trú quân ở nhà máy xe lửa Gia Lâm do đồng chí Trần Cư - ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Tổng Công đoàn, Trưởng ban phá hoại của Hà Nội, lo liệu. Làm xong các nhiệm vụ trên, đồng chí Trần Cư lại đi nhận công tác khác.

        Việc tuyển mộ các thanh niên ngoại thành vào đội, việc tổ chức biên chế thành các tổ ba người, tiểu đội, trung đội, việc huấn luyện về chính trị do Lê Minh Nghĩa phụ trách.  Đồng chí Trần Duy10 được giao việc quyên lương thực, quần áo, giày, dép cho anh em.

        Về y tế có anh Ngô Văn Quỹ, là sinh viên năm thứ 5 Trường Y khoa, anh Lâm - một y tá của Nhà thương Đồn Thủy (địa điểm Viện quân y 108 hiện nay) và hai chị Đào Thị Ngọc Dung, Đặng Thị Hoàn Hảo.

        Thành phần của Đội Quyết tử có cả nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo ở Gia Lâm. Đặc biệt trong đội có 7 tay "anh chị" khét tiếng phố chợ (như anh Tư cụt), được đồng chí Nghĩa bố trí mỗi tiểu đội một người, làm nhiệm vụ dẫn đường, và chừng 7 - 8 người Việt Nam mới (binh lính Nhật theo ta) như các anh Nguyễn Văn Phi, Ái Việt và một bác sĩ là Trần Việt Minh.

        Đầu tháng 12 năm 1946, đồng chí Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng, đồng chí Lê Quang Đạo và Trần Quang Huy, là các Xứ ủy viên, đã triệu tập ban chỉ huy Đội Quyết tử đến trụ sở ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm để báo cáo. Đồng chí Thái nhận xét: cán bộ chỉ huy thiếu thành phần quân sự, nên đã chỉ thị phải bổ sung cán bộ trung đội, tiểu đội lấy từ đại đội 8 của đồng chí Võ Kích, đóng ở Gia Lâm, và trung đội tiếp phòng gác cầu Long Biên của đồng chí Sủng.

--------------------
        8 , 9. Nguyễn Quốc Dũng - Thêm những tư liệu về trận tập kích sân bay Gia Lâm..., Tài liệu đã dẫn.

        10. Tên thật là Trần Quang Tăng, hoạ sĩ, lúc đó là sinh viên Trường Mỹ thuật Hà Nội
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:11:18 pm »


        4. Trận tập kích được thực hiện vào thời điểm nào.

        Theo kế hoạch, việc đánh sân bay Gia Lâm do Lê Hồng chỉ huy được chọn ngay vào đêm 19 tháng 12 năm 1946 - thời điểm nổ súng Toàn quốc kháng chiến. Cuốn "Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chông Pháp 1945-1954" (Bộ Tổng tham mưu xuất bản năm 1991, tr. 119) viết về việc đồng chí Bùi Huy Bé, Phó phòng Tình báo đã báo cáo với Tổng tham mưu trưởng về trận tập kích sân bay Gia Lâm, do Ban tình báo Gia Lâm chuẩn bị, không thực hiện được.

        Cuốn "Chiến đấu trong vòng vây" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trang 49, có nói không đánh được vào sân bay Gia Lâm vì địch canh phòng cẩn mật.

        Hồi ký của đồng chí Lê Minh Nghĩa viết cho Ban Tổng kết - Bộ Tổng tham mưu và bài của Đặng Việt Châu cho biết thêm, đêm 19 tháng 12 năm 1946, trận đánh sân bay Gia Lâm không thành công vì công tác chuẩn bị chưa tốt.

        Đồng chí Nghĩa và đồng chí Trần Duy kể lại rằng: lúc 5 giờ 30 chiều 19 tháng 12 năm 1946, Lê Hồng tới nơi trú quân ở nhà máy xe lửa, vứt cặp xuống bàn và nói: "Giờ khởi nghĩa đã đến, chúng ta phải xuất quân". Chỉ huy sở đặt trên nóc nhà máy, có đồng chí Lê Minh Nghĩa, Lê Hồng và Trần Duy. Các chiến sĩ đã áp sát sân bay, hiệu lệnh là khi có pháo hiệu đỏ thì các đơn vị sẽ xông lên tập kích. Nhưng đến giờ hành động thì chỉ nhìn thấy các pháo hiệu xanh, loay hoay đến gần sáng, Ban chỉ huy phải ra lệnh rút quân.

        Cách chừng hơn 10 hôm sau (không rõ ngày, nhưng đồng chí Nghĩa nói là ngay đêm 20 và 21 tháng 12) đơn vị Quyết tử định đột nhập vào sân bay nhưng lại phải rút lui vì địch canh phòng cẩn mật.

        Sau hai lần không thực hiện được việc đột kích, đồng chí Nguyễn Văn Trân, có đồng chí Vương Thừa Vũ - Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội, cùng dự, đã mời đồng chí Lê Hồng và đồng chí Đặng Việt Châu đến, giao nhiệm vụ cho đồng chí Châu giúp đồng chí Hồng trong trận đánh tới cũng như quyết định thay đổi cách đánh và hướng đánh (không từ Ngọc Thụy nữa mà từ phía Nam sân bay vào), bổ sung vũ khí, tăng cường một trung đội Vệ quốc đoàn, một Đội phá hoại của Hà Nội và một vài người Nhật. Chỉ huy trận đánh là đồng chí Lê Hồng và Đặng Việt Châu.

        Lê Hồng về truyền đạt mệnh lệnh (cũng không có văn bản) cho đồng chí Nghĩa nhận nhiệm vụ mới, với cương vị Bí thư Huyện ủy Ngọc Thụy, để thành lập đại đội Ngọc Thụy tập trung, do đồng chí Vương Văn Trà làm đại đội trưởng, đồng chí Nghĩa làm chính trị viên, đồng chí Võ Cường chuyển sang làm đại đội trưởng du kích Ngọc Thụy.

        Các bài viết và các nhân chứng nói rất khác nhau về thời điểm của trận tập kích này. Đồng chí Lê Hồng nhớ là ngày 9 tháng 1 năm 1947. Đặng Việt Châu chỉ viết là vào đầu năm 1947. Tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho là ngày 18 tháng 1 năm 1947. Đỗ Sâm, Hoàng Tiêu căn cứ vào tài liệu nói là ngày 16 tháng 1 năm 1947. Nguyễn Hưng viết là trận đánh vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 1947.

        Có mấy chi tiết sau mà chúng tôi lưu ý:

        a. Tất cả các bài viết và lời kể của nhân chứng đều thống nhất thời điểm là trận đánh diễn ra vào trước Tết Nguyên Đán một vài hôm. Tháng Chạp Bính Tuất năm đó thiếu nên mồng Một Tết Đinh Hợi - đối chiếu với dương lịch là ngày 21 tháng 1 năm 1947. Như vậy, trận tập kích vào sân bay xảy ra trong khoảng từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 1 năm 1947 là cùng.

        b- Đồng chí Nguyễn Thụ11, một nhân chứng còn nhớ một sự việc là ngày 15 tháng 1 năm 1947, đồng chí được tin bố là Nguyễn Văn Thìn đã hy sinh khi đánh vào nhà của tướng Moóc-li-e (Morlière), nên vẫn lấy ngày 15 tháng 1 làm ngày giỗ bố. Cũng ngày hôm đó, đồng chí nhận lệnh; đơn vị phá hoại của đồng chí sẽ tham gia trận đánh vào sân bay Gia Lâm, nên ngay buổi chiều, toàn đội đã qua sông Hồng để đến tập kết ở thôn Vàng, làng Hội Xá. Bài của Đặng Việt Châu ghi rõ: chiều hôm vượt sông, đồng chí tập hợp cả đơn vị cảm tử và trung đội mới, điều chỉnh lại biên chế và cán bộ phụ trách, kiểm tra lại vũ khí, trinh sát lại tình hình địch ở sân bay. Đến hôm sau, Ban chỉ huy đội bàn kế hoạch đánh vào tối ngày hôm đó. Như vậy, ngày đó là ngày 16 tháng 1 năm 1947.

        Đồng chí Nguyễn Giang12 chỉ huy một mũi và là một trong hai người rút ra sau cùng, còn nhớ là chiều 27 tháng Chạp (tức ngày 18 tháng 1 năm 1947) đồng chí mới về tới làng Phù Đồng, nơi đơn vị đóng quân sau trận đánh. Trước khi tới đó, đồng chí đã ở lại làng Thổ Khối một ngày, một đêm, sau khi ra khỏi sân bay lúc khoảng 3 giờ sáng đêm tập kích, tức là đêm 25 tháng Chạp (hay đêm ngày 16 tháng 1 năm 1947).

        Như vậy thời điểm diễn ra trận đánh, theo Đỗ Sâm - Hoàng Tiêu là phù hợp hơn cả.

---------------------------
        11 . Tên thật là Nguyễn Ngọc - nguyên thư ký kiêm nhân viên mật mã Văn phòng Xứ ủy Bắc Bộ, sau làm cán bộ Liên hiệp Công đoàn Hà Nội, lúc đó được cử vào Ban công tác phá hoại của thành phố do đồng chí Trần Cư phụ trách.

        12. Tên thật là Nguyễn Văn Quý - người đã phá máy phát của nhà máy điện Yên Phụ đêm 19-12-1946, báo hiệu mở màn Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, lúc đó là cán bộ của Ban công tác phá hoại của Hà Nội.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:12:10 pm »


        5. So sánh lực tượng của ta và địch, diễn biến trận tập kích.

        Theo Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, lực lượng tiếp phòng của Pháp đóng ở sân bay Gia Lâm khoảng 1.000 lính Âu-Phi, gồm 1 tiểu đoàn Lê dương, các đơn vị thiết giáp và pháo, các đội thám báo, khoảng 100 phi công và nhân viên kỹ thuật với 9 phi cơ khu trục Xpít-phai, 12 máy bay vận tải Đa-cô-ta (Dakota).

        Các tài liệu nói về lực lượng của ta cũng rất khác nhau. Theo Đỗ Sâm - Hoàng Tiêu thì có 2 đại đội (đại đội 1 và đại đội 4). Đặng Việt Châu viết là 6 tiểu đội (3 tiểu đội làm nhiệm vụ đột kích và 3 tiểu đội yểm trợ). Nguyễn Giang nói lực lượng khoảng 100 người (4 tiểu đội quyết tử, 1 trung đội Vệ quốc đoàn và 1 Đội phá hoại 16 người của Ban công tác phá hoại Hà Nội tăng cường) .

        Đồng chí Lê Hồng cho biết toàn bộ lực lượng trước trận đánh chừng 200 người, nhưng tham gia trực tiếp chiến đấu khoảng 150 (chừng 100 đội viên Đội Quyết tử, 1 trung đội Vệ quốc đoàn và 1 Đội phá hoại của Hà Nội). Số quân còn lại độ gần chục người làm nhiệm vụ cáng thương, cứu thương túc trực bên kia đường xe lửa và ở hậu tuyến gần ở làng Vàng) để đón nhận, chăm sóc thương binh và nấu ăn.

        Vũ khí của ta không kể lực lượng Vệ quốc đoàn) chỉ có dao găm, chai xăng, 6 bom ba càng, 1 khẩu phóng lựu đạn Trôm-blông (Tromblon V.B) và mỗi người 2 quả lựu đạn. Riêng đồng chí Hồng có 1 khẩu súng ngắn Côn (Con) 8 và 4 quả lựu đạn.

        Diễn biến của trận đánh có những điều khác nhau, không như các bài viết đã đăng báo. Theo lời kể của các đồng chí Lê Hồng, Nguyễn Giang, Trần Duy, Nguyễn Quý (tuy không giống nhau) có thể khái quát như sau: 

        - Một cánh xuất phát lúc 11 giờ đêm từ thôn Sài Đồng, có khoảng 30 người được huấn luyện kỹ do đồng chí Quyến làm trung đội trưởng, đồng chí Bình làm trung đội phó. Đồng chí Đặng Việt Châu và đồng chí Lê Hồng đi cùng cánh này, có nhiệm vụ quan trọng nhất là phá các máy bay khu trục Xpít-phai trên đường băng. Đến sát sân bay, bên trái một cái đầm thì Lê Hồng dẫn 2 tiểu đội, trong đó có đồng chí Quyến, Bình và Nguyễn Văn Phi (người Nhật) tiến vào trong, đồng chí Châu và 1 tiểu đội bố trí sau đầm làm nhiệm vụ yểm trợ.

        - Một cánh do Nguyễn Giang chỉ huy, khoảng 70 người, hầu hết là các chiến sĩ mới, xuất phát từ thôn Vo Vàng bên bờ sông Đuống, có nhiệm vụ phá các hăng-ga (nhà để máy bay) và máy bay vận tải Đa-cô-ta ở bãi đỗ phía cuối đường băng.

        - Một cánh của trung đội Vệ quốc đoàn, độ 40 người, do trung đội trưởng Đỗ Bằng, vừa tốt nghiệp Trường võ bị Trần Quốc Tuấn chỉ huy, bố trí ở gần đường nhựa, phía Bắc sông Hồng, lối dẫn vào sân bay, phía đầu sân băng nơi đỗ máy bay Xpít-phai, có nhiệm vụ đánh chặn quân tiếp viện địch từ Hà Nội sang ứng cứu.

        Theo lời kể của đồng chí Lê Hồng, sau khi dàn trung đội theo hình cánh cung, đúng 12 giờ đêm, đồng chí Hồng ra hiệu cho đồng chí Quyến và Bình truyền đạt lệnh cho bộ đội bò vào khu để Xpít-phai, nhưng bò chừng 10 phút, gần tới máy bay thì quân Pháp thấy tiếng động hô lên "Halte là? Qui vive" (đứng lại! ai đó), rồi từ bên trái, lính Pháp lại hô tiếp "Halte là? Qui vi ve". Biết bị lộ, đồng chí Hồng liền chồm dậy ném liền 2 quả lựu đạn về phía có tiếng địch và hô xung phong". Cả trung đội đồng loạt ào lên hét to "xung phong" và ném tới tấp lựu đạn, chai cháy vào khu sân băng để máy bay.

        Nguyễn Văn Phi vác khẩu Trôm-blông - không phải tiểu liên Tôm-xơn (Thompson), khi xông lên, phóng được 2 quả lựu đạn, thì bị bắn gãy bàn chân và đã bò lết ra được bên ngoài.

        Lê Hồng bị đạn quật ngã xỉu, cách phi cơ địch chừng dăm bảy thước (một viên đạn xuyên từ nách lên cổ, một phát vào đùi trái và một số mảnh đạn cối vào lưng), lúc tỉnh lại, thấy lửa cháy rực phía trước. Đồng chí Quyến và Bình thay nhau vừa bò, vừa kẻo đồng chí Hồng ra khỏi đường băng và đặt nằm ở bãi cỏ um tùm cạnh đó. Súng liên thanh của địch bắn rát, mà cả hai người cũng đều bị thương, không thể cõng nên đồng chí Hồng phải ra lệnh hai người rút ra ngay kẻo bị bắt tất cả.

        Cánh của Nguyễn Giang (theo đồng chí kể lại): lúc 12 giờ đêm vượt qua hàng rào dây thép gai thứ 4 (hàng rào cuối cùng) còn chừng mươi người (số còn lại hoặc bị thương vong hoặc không lọt vào được), ném lựu đạn vào nhà hăng-ga, phá máy móc thiết bị của khu sửa chữa. Nguyễn Giang và hai đội viên (sau một người hy sinh) vào tới bãi để máy bay Đa-cô-ta, ném chai cháy và lựu đạn vào. Sau đó, đồng chí bị thương ở cánh tay phải và chạy lạc sang khu vực của Lê Hồng phụ trách, thấy đồng chí Hồng nằm trong bãi cỏ, đồng chí đã tìm cách dìu ra ngoài.

        Cánh của Đỗ Bằng (theo anh em kể lại) giáp chiến với xe thiết giáp của địch từ Hà Nội sang tiếp viện. Anh ôm bom ba càng lao vào xe địch thì bị đại liên trên xe bắn ra, hy sinh tại trận.

        Vào lúc 2 giờ sáng, đơn vị đã được đồng chí Đặng Việt Châu cho lệnh thu quân.

        Về Nguyễn Giang và Lê Hồng (theo lời kể của hai đồng chí này), khi đồng chí Giang tìm thấy đồng chí Hồng, lúc này đã gần 3 giờ sáng, lực lượng của ta đã rút về đến Hội Xá. Đồng chí Hồng tay trái bị trúng đạn, phải tháo dây lưng vòng qua cổ đeo lên, tay phải quàng qua vai Nguyễn Giang, chân trái bị thương phải lết, cứ thế hai người ôm nhau đi từng bước trên cánh đồng mấp mô, trời tối đen lúc đó đám cháy đã tắt), nên dựa theo hướng gà gáy sớm, đi xuôi về thôn Thổ Khối, bên đê sông Hồng. Đến 7 giờ, sương mù còn dày đặc, hai đồng chí thoát khỏi nơi nguy hiểm, sức đã kiệt. Đồng chí Giang đặt đồng chí Hồng nằm ở bờ ruộng và vào một xóm gần đấy tìm được một sư ông. Hai người khiêng đồng chí Hồng về nơi an toàn hơn. Du kích Thổ Khối đã đưa đồng chí Hồng đi bệnh viện. Đồng chí Giang được băng bó nghỉ ngơi một ngày, một đêm. Sáng hôm sau, đồng bào đưa anh về Hội Xá, nhưng đơn vị đã qua Phù Đồng. Đến 5 giờ 30 chiều, du kích Hội Xá mới đưa được anh sang bên kia sông Đuống, nơi Đội Quyết tử tập kết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:13:34 pm »


        6. Kết quả của trận đánh.

        Các bài viết cũng như các câu chuyện kể của nhân chứng có khác nhau.

        Đặng Việt Châu viết: "Tin ta diệt 16 máy bay địch cứ truyền miệng nhau, gây ra một luồng phấn khởi cho bộ đội và nhân dân". Đỗ Sâm - Hoàng Tiêu ghi lại là ta phá hủy 3 máy bay, làm hỏng 2 - 3 chiếc khác. Nguyễn Giang kể là ta đã phá được ở sân bay 3 khu trục và ở khu hăng-ga 3 chiếc vận tải. Nguyễn Thụ nói: "Ba ngày sau đơn vị nhận được bức điện mừng của đích thân đồng chí Võ Nguyên Giáp, nhiệt liệt khen ngợi chiến công xuất sắc tiêu diệt 6 máy bay địch, làm vẻ vang cho bộ đội, phong chức đại đội trưởng và thưởng Huân chương Chiến công hạng ba cho đồng chí Giang13.

        Đồng chí Lê Hồng thuật chuyện đồng chí Đặng Việt Châu, sáng hôm sau trận đánh, trèo lên cây đa trên đê sông Đuống, cạnh làng Vàng, nhìn qua ống nhòm thấy 2 máy bay bị cháy đen từng mảng và 3 chiếc khác bị thủng lỗ chỗ nhiều nơi.

        Chúng tôi thấy cũng cần lưu ý, trong bài của Đặng Việt Châu có đoạn viết như sau: "12 giờ 30, tôi nghe tiếng nổ ùng ục như tiếng lựu đạn rồi bỗng một ngọn lửa bùng lên, tiếng xe tăng gầm và tiếng súng máy nổ giòn... Nhưng sao ánh lửa chỉ bùng lên chừng 1 phút rồi lại tắt ngay, tôi đoán không phải là máy bay bốc cháy mà có lẽ là các chai xăng của ta ném vào".

        Tin của đài địch ngày hôm sau mà ta thu được, nói một trận tập kích của Việt Minh vào sân bay Gia Lâm nhưng phía Pháp chỉ bị thiệt hại nhẹ. Số thương vong của địch, theo Đỗ Sâm - Hoàng Tiêu, chừng 20 tên và của ta cũng khoảng 20 đồng chí. Theo Trần Duy và chị Ngọc Dung thì số thương vong của ta nhiều hơn. Nguyễn Giang ước tính có khoảng 50 đồng chí đã hy sinh, mất tích, bị thương.

        Đặng Việt Châu chỉ viết lực lượng của ta rút về đến Hội Xá thiếu 3 người là Lê Hồng, Nguyễn Giang, Đỗ Bằng, còn Nguyễn Văn Phi vì mất máu nhiều nên đã hy sinh ở đó. Thật ra Nguyễn Văn Phi bị thương ở bàn chân nên được đưa về trạm xá ở Bách Môn (Tiên Du) và chị Ngọc Dung được đơn vị phân công coi sóc anh, nhưng anh bị uốn ván, mất sau đó 15 hôm. Khi toàn đội rút sang Phù Đồng mới được tin Đỗ Bằng hy sinh mà không đưa được thi hài ra. Ngày hôm sau, đồng chí Châu về Ban Bảo vệ thành phố báo cáo, gặp đồng chí Trần Quốc Hoàn mới hay là Lê Hồng và Nguyễn Giang chỉ bị thương và còn sống.

        7. Kết luận.

        Trận tập kích vào sân bay Gia Lâm chưa có tài liệu nào nghiên cứu được kỹ, có thể vì không có văn bản quyết định việc thành lập và việc giải thể của đơn vị Quyết tử14, mà cũng không có sự tổng kết của đơn vị trong tình hình chiến sự của Mặt trận Hà Nội lúc đó.

        Một số người chủ chốt của đội cũng không ở lâu ở đây, cán bộ của trận đánh lại phân tán (như Lê Hồng thì bị thương nặng phải đưa đi bệnh viện hậu phương, Đặng Việt Châu nhận nhiệm vụ làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá, Nguyễn Giang nhận nhiệm vụ công vận ở lại nội thành . . .) .

        Suy nghĩ của chúng tôi về trận tập kích vào sân bay Gia Lâm những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp có mấy điểm sau đây:

        a- Tương quan lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, như "trứng chọi với đá". Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, mọi tầng lớp từ những người được xếp vào hạng thấp hèn của xã hội cho đến những trí thức, những người có tiền của, với trình độ học vấn, hiểu biết khác nhau, nếp sống và cách suy nghĩ khác nhau, đã đoàn kết thành một khối, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, không ngại hiểm nguy trước một trận đánh không cân sức.

        b- Đây là một trận đột kích cảm tử đầu tiên của ta vào một sân bay địch. Nó thể hiện cách đánh: lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Nó mở màn cho truyền thống quân đội ta dùng lực lượng đặc biệt tinh nhuệ tập kích vào các căn cứ mạnh, nằm sâu trong lòng địch, trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ.

        c- Trong thời gian này, quân Pháp được tăng viện từ Hải Phòng lên hòng đánh rộng ra vùng ngoại ô thủ đô. Tại Mặt trận Hà Nội, không quân địch hằng ngày vẫn bắn phá các làng mạc quanh thành phố mà chúng nghi có bộ đội ta. Ngày 15 tháng 1 năm 1947, địch chọc thủng phòng tuyến ven sông Hồng và cũng ngày hôm đó, một số lớn đồng bào ta ở Liên khu 1 tản cư ra khỏi Thủ đô nên địch bắt đầu tấn công dữ dội vào khu vực này. Do vậy, trận tập kích vào sân bay Gia Lâm có hiệu quả ít hay nhiều cũng góp phần giữ thế trận kìm chân giặc của Mặt trận Hà Nội.

----------------------
        13 . Nguyễn Giang kể: đơn vị chỉ nhận được điện của đồng chí Tổng chỉ huy mà không có quyết định. Sau này đồng chí công tác trong nội thành nên cũng không có Bằng và Huân chương gửi đến.
        14. Theo giấy chứng nhận của đồng chí Lê Minh Nghĩa về quá trình tham giạ Đội Quyết tử của đồng chí Trần Duy. thì đội được thành lập tháng 11 năm 1946  và giải thể tháng 2 năm 1947.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2016, 10:23:38 pm »


SỰ KIỆN NGÀY 7-10-1947 Ở BẮC KẠN1

TRẦN LONG       

        Cách đây 50 năm, thực dân Pháp mở cuộc hành quân đại quy mô lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và khoá chặt cửa ngõ biên giới Việt - Trung. Sự kiện quân Pháp bất ngờ nhảy dù xuống Bắc Kạn sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947 mở đầu cho cuộc hành binh đầy tham vọng trên đã và đang có nhiều ý kiến khác nhau.

        Để làm rõ hơn sự kiện này, chúng tôi đã tìm gặp trao đổi với nhiều nhân chứng lịch sử, trong đó có những người đã từng là cán bộ lãnh đạo của Bắc Kạn lúc bấy giờ, như Doanh Hằng - nguyên Chính trị viên Tỉnh đội bộ dân quân Bắc Kạn; Triệu Văn Tịnh - nguyên Tỉnh đội phó; Nông Văn Lạc - nguyên Chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh. Theo các nhân chứng thì việc quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn vào sáng 7 tháng 10 năm 1947 là điều bất ngờ đối với ta. Nhìn chung thế trận ở đây chưa sẵn sàng, mặc dù công tác chuẩn bị kháng chiến đã được triển khai nhiều tháng trước đó. Tại thị xã Bắc Kạn và các vùng lân cận, mật độ dân cư tăng vọt do các cơ quan Trung ương và nhân dân các tỉnh miền xuôi tản cư đến, trong khi đó, do chủ quan, phán đoán không chính xác, đầy đủ khả năng và hành động của địch nên công tác tiêu thổ kháng chiến, tản cư triển khai chậm chạp, thiếu kiên quyết.

        Cho đến ngày 7 tháng 10, đoạn đường huyết mạch Thái Nguyên - Bắc Kạn vẫn chưa được phá; việc đắp ụ, đào hố để cản bước tiến của địch chỉ mới làm được một phần ở phía Nam; nhà cửa trong thị xã gần như còn nguyên vẹn; việc di chuyển sơ tán các cơ quan, công binh xưởng còn dở dang. . . Các bãi chông, hệ thống kè trên sông làm theo kiểu đại trà, thiếu trọng điểm; chông cắm cao và dàn trải khắp nơi, do đó hiệu quả mang lại rất thấp trong khi công sức đổ ra lại quá lớn.

        Do nhận định Bắc Kạn không phải là hướng chính của địch cho nên lực lượng của ta ở đây cũng rất mỏng. Sau khi rút khỏi Hà Nội, Trung đoàn Thủ đô có cử cán bộ lên giúp địa phương huấn luyện cho du kích, song đến thời điểm đó, tỉnh cũng mới chỉ có một tiểu đoàn tân binh trong khi một số cơ quan như Ty Ngân khố, cơ sở in giấy bạc, Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, bộ phận dự bị Đài Tiếng nói Việt Nam, một số nhà máy, kho tàng dồn về đóng rải rác trong và quanh thị xã đều là những mục tiêu ưu tiên cần được bảo vệ.

        Tám giờ 15 phút ngày 7 tháng 10 năm 1947, hàng trăm lính dù Pháp bất ngờ nhảy dù xuống Bắc Kạn trong khi các đồng chí Dương Thiết Sơn - Bí thư Tỉnh ủy và Dương Mạc Thạch - Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh đang họp ở Khu chưa về. Tuy lúc đầu có lúng túng bị động, song việc tổ chức chiến đấu đánh trả địch vẫn được các đồng chí ở Tỉnh bộ Việt Minh và Tỉnh đội bộ dân quân triển khai tích cực. Quân Pháp nhảy dù đúng vào sân vận động thị xã, trong lúc tại đây đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái vẫn đang nói chuyện với Tiểu đoàn tân binh và một số học viên Trường. võ bị Trần Quốc Tuấn. Lực lượng của ta tuy lần đầu bất ngờ gặp quân nhảy dù, có phần hoang mang song đã cố gắng chiến đấu bảo vệ cán bộ, các cơ quan và đồng chí Hoàng Văn Thái rút ra khỏi thị xã an toàn.

        Cùng thời điểm trên, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đang bị kẹt ở thị xã Bắc Kạn. Khi máy bay địch ném bom bắn phá, dọn bãi chuẩn bị nhảy dù thì đồng chí Tổng Bí thư đang làm việc ở đây phải lánh xuống hầm. Căn hầm này có ba ngách, ở ngay trụ sở của Liên tỉnh bộ Việt Minh (toà nhà này nguyên là nhà của Đinh Ngọc Phụng). Căn hầm do một nhóm thợ đào vàng có kinh nghiệm ở Ngân Sơn xây dựng, nó có thể chứa được vài trăm người, rất bí mật và an toàn. Một sự trùng hợp trớ trêu. một nhóm lính dù Pháp lại nhảy xuống đúng vào nóc hầm khi mà dưới hầm đã chật ních người, trong đó có Tổng Bí thư Trường Chinh. Rất may, suốt cả một ngày đi lại trên hầm mà quân địch vẫn không phát hiện được gì. Phải chờ đến tối những người ở hầm mới được thoát hiểm. Việc họ thoát ra bằng cách nào, lâu nay có nhiều nguồn tư liệu đề cập khác nhau. Theo các nhân chứng thì buổi tối hôm đó, đồng chí Tổng Bí thư và những người trong hầm thoát ra nhờ sự dẫn đường của du kích và một số phụ nữ địa phương, dưới sự tổ chức của chị Xin ở Đội Kỳ - Bắc Kạn. Trong đêm tối mịt mùng, các chị căng một sợi dây dài để cho mọi người nắm lấy và lần theo sợi dây đó đi vào rừng.

        Thực ra trong lúc lộn xộn như vậy cũng không ai biết rằng trong đoàn vượt vòng vây thoát hiểm còn có đồng chí Tổng Bí thư của Đảng. Mãi đến nửa đêm mồng 9 tháng 10, đồng chí Trường Chinh mới về đến hậu cứ.

        Còn một trường hợp đáng tiếc nữa xảy ra trong cái ngày đáng nhớ ấy. Đó là cái chết của cụ Nguyễn Văn Tố - Trưởng ban Thường trực Quốc hội, một nhân sĩ yêu nước và có uy tín.

        Khi quân Pháp nhảy dù xuống trụ sở Liên tỉnh bộ Việt Minh, cụ Nguyễn Văn Tố đang có mặt tại đây. Phần do tập trung thu gom tài liệu, phần do chậm chạp, lại không được hướng dẫn trước, cho nên cụ Tố đã không chạy kịp và bị địch bắt sau đó bị bắn chết. Xung quanh cái chết của cụ Tố cũng có nhiều giả thiết khác nhau. Có người cho rằng khi bị bắt và hỏi tên, cụ trả lời là "Tố", quân Pháp nhầm tưởng là "Hồ" (vì hai âm tiết gần giống nhau); có ý kiến lại cho rằng cụ Tố nói tiếng pháp rất lưu loát, hơn nữa trông bề ngoài có nét hao hao giống Cụ Hồ nên có chuyện Xa-lăng hấp tấp điền vào Sài Gòn báo cáo cho Cao ủy Bô-la-e và Tổng chỉ huy Bát-te rằng "đã bắt được Hồ Chí Minh". Theo các nhân chứng kể lại thì cụ Nguyễn Văn Tố vốn là một con người tầm thước; đôi mắt sắc sảo; đối đáp thông minh bằng tiếng Pháp do đó địch mới lầm tưởng là "Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tuy nhiên, tất cả các giả thiết trên đều chỉ là những phỏng đoán mà thôi. Người duy nhất có mặt bên cạnh cụ Nguyễn Văn Tố lúc địch nhảy dù là vợ của đồng chí Dương Mạc Thạch, nhưng bà cũng đã nhanh chân chạy thoát được trước khi địch bắt được cụ Tố.

        Mặc dù bị tấn công bất ngờ và gặp một số khó khăn lúng túng trong mấy ngày đầu, song quân và dân ta đã lật ngược được thế cờ, sớm giành lại quyền chủ động trong quá trình đối phó với địch. Chỉ sau một tuần đã tìm ra những cách đánh thích hợp nhằm vào những điểm yếu mà tiến công địch để rồi không những phá được ý đồ chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng mà còn từng bước tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của địch.

        Sự kiện quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kim vào sáng 7 tháng 10 năm 1947 là một bất ngờ đối với ta. Tuy nhiên, "sự bất ngờ đó" không làm giảm giá trị thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, mà ngược lại nó càng tôn thêm tầm vóc của chiến thắng. Việc nhắc lại "sự kiện 7-10" một lần nữa càng khẳng định ý nghĩa lịch sử lớn lao và những bài học kinh nghiệm của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.

---------------------
        1. Tạp chí LSQS số 5-1997.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM