Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:25:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ ... ( phần 8)  (Đọc 195941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #260 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2016, 12:58:55 pm »

Cảm ơn bác Docmoc đã có lòng..... . Thôi thì cứ mong những ai gần gũi loc85c5 này,điều hiểu bản chất cũng như con người của mình,mà rộng lượng thông cảm cho mình.

Dạo này bác có thấy bác chiecxetang thường đánh xe vào đây hay không? Lâu rồi không nghe tiếng bánh xích bác ấy lăn trên đường,nên không biết tăng bác ấy lão hóa nên đại tu hay bị "chỉ huy" xích lại vì chạy lung tung😋.

Trên tấm ảnh 6 mạng dàn hàng ngang,bác chú ý cái tay đứng phía ngoài bên trái đó là thằng bạn cùng phường với mình.
Tay này thì dị hợm hết chỗ chê. Những tay lính mới mà thấy sổ gát đêm có tên lão kế cận thì mau mau tìm đám lính cũ như mình mà năn nỉ đổi ca gát. Nhắm mắt cũng đoán được tối nay cũng bị lão đạp cho một đạp nếu không đỗi ca gát.
Chỉ với 1 riel lão chấp nhận cuốc bộ đi về=6 cây số lên chợ Samraong chỉ để uống ly cafe đen.
Lão cũng là người hứng trọn trái lựu đạn cầu vn kế bên mình mà không nổ trong Ban TaTum. Bên Campuchia mạng lão lớn như vậy đó,khi về đếnVN mạng lão nhỏ nhoi đến đáng thương.
Giờ thì lão đã về với thế giới bên kia rồi. Thương và tiếc cho lão đã một thời lăn lộn trên chiến trường ,đối diện bao thử thách mà vẫn không học được gì trong ngần ấy năm gian khó.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #261 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2016, 10:31:40 am »

Chuồng hươu lúc này ít khi có hươu ở, chắc lo kiếm cỏ rừng xa?
Nhắc rừng lại nhớ rừng, độ khoảng tháng tư, tháng năm này, ở CPC cực kỳ nóng, nóng hơn cả Sài Gòn đợt en ni nô này, ngồi dòm ra đồng ruộng hoặc đường bò, thấy không khí sôi lên, dợn sóng, muốn nóng lạnh luôn, trong phum gà vịt chết toi không cỏn một con làm giống, chó bị trời nóng hành phát bịnh điên, dân rượt đập ngừa dại.
Còn chú đội cũng khổ sở không kém, hành quân đổ lửa, khát khô khát khốc, nước còn quí hơn nước vùng hạn hiện nay, săn sàng đổi tất cả để có nước uống, dù nước đục, so với giá mấy chục ngàn một đôi nước ở vùng hạn hiện nay thì quá rẻ.
So với cảnh khổ của dân mình hiện nay để thấy đời bộ đội thiệt vinh quang, phơi phới đi qua khó khăn không chút than vãn, trở về làm dân thường cũng cày sâu cuốc bẩm chớ có đòi hỏi được gì cho mình đâu. Cho nên gì thì gì, cánh bộ đội mình là lò o chiêng kê (ngon nhứt).
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #262 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2016, 04:07:57 pm »

Mùa khô Campuchia khô đến khốc. Loc85c5 có cái may mắn hơn anh em bb chưa trải qua những đợt hành quân thiếu nước,thiếu đến độ đêm ngủ mơ thấy nước,một đàn anh lính cũ nào đó giỡn đến giật mình: " thằng nào còn quần áo mới đem ra mặc đi " một câu nói đùa khiến lính mới teo cả.....

Những năm tháng còn tại ngũ loc85c5 cũng biết cái cảm giác khi cơ thể thiếu nước,khát khô môi nước bọt trong miệng đặc quánh nhầy nhụa trong họng,những ngụm nước có được trôi vào họng cùng lũ nòng nọc,hay đồng hành cùng mùi phèn chua để lắng đọng lúc ấy thật quý.
Cũng từng đứng xếp hàng,chờ đến lượt nhận những giọt nước rỉ ra từ mạch nước ngầm từng giọt một. Ơ... nhưng sự thiếu nước của mình chẳng là gì khi so với anh em bb. Có thể những giọt nước mùa khô để có được anh em phải đổi bằng sinh mạng,bằng máu cũng không chừng.

 Có lẽ thuở đó cuộc đời lính gian khó,gian khổ nhiều nên lính quen " lăn chai " . Giờ thỉnh thoảng thả trôi về dĩ vãng về ngày đó,thì tuyệt đại đa số anh em ta điều bám trụ đến cùng,mặc cho số phận hay số mạng điều không lung lay ý chí của những người lính ngày đó,lòng cũng thấy vui vui Grin.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #263 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 04:26:06 pm »

Trời nóng quá, kể chuyện mùa nắng ở CPC cho đỡ tủi.
Khoảng tháng này năm 1980 là mùa khô CPC đầu tiên của tui, ngoài chuyện hành quân giữa trưa mà không có dép tui đã có dịp kể, sức nóng mùa hè bao trùm cuộc sống, hút cạn sinh lực bộ đội, vào các buổi trưa thật kinh khủng, cái nóng như hơ khô hết nước trong người, kiếm mấy bóng cây nhỏ hiếm hoi ngồi trốn nắng nhưng giống như ngồi trên vĩ nướng, khô nóng mọi chiều, thỉnh thoảng có cơn gió thổi qua, ôi! Thà không gió còn hơn, gió không mát mà mang hơi nóng hơn từ chỗ khác tới tiếp tục hành hạ chú đội thất điên bát đảo.
Nhưng cảm giác khó chịu đó chỉ phát tác khi mình ngồi không chống chọi lại thời tiết, còn nếu có lệnh hành quân, công tác thì đầu óc sẽ giảm stress, bớt tập trung về cái nóng ghê người ở khang lơ đất Siêm Riệp.
Ngồi nhớ lại còn nổi da gà, thoát được thiệt là may!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #264 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 10:42:16 pm »

Đúng đầu tháng 5/1979 lúc đó sư đoàn tôi đang tác chiến tại vùng núi đất thuộc tỉnh Ta keo giáp Căm Pốt. Tôi bị sốt rét nên nằm ở tuyến sau của đại đội trông coi mấy bao gạo. Buổi trưa cơn sốt rét lên tôi không biết gọi ai mang tấm đắp ra ngoài nắng ngồi ( Nghĩ lại sao mình dốt thế ) . Đến khi tôi thấy hoa mắt rất có thể nguy hại tính mạng bèn cố sức đến được tiểu đội trinh sát kỹ thuật nhờ điện vào đại đội ( c20f 320) để cho quân y ra. Rất may quân y đơn vị là y sỹ nhưng tốt ngiệp trường trung cấp quân y I ở Sơn tây. Trường này đào tạo rất chất lượng . Vì thế tôi qua cơn nguy kịch mà không phải đi viện. Nghĩ lại nắng hè bên K thiêu cháy cả cánh đồng mà mình lại đắp chăn ra ngồi ngoài nắng mà kinh cho đến bây giờ.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #265 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2016, 11:46:33 pm »

Cơn gió lào,cơn gió này thì anh em mình rành 6 câu trong mùa khô. Phải nói là khó chịu,cơn gió không mát mà ngược lại nó phả hơi nóng vào người như đang ngồi gần lò sưởi. Mùa này anh em nào lỡ nhậu vào buổi trưa thì cứ chọn dưới đất mà nằm.
Cái xứ sở Campuchia này mùa mưa thì lội bì bõm,mùa nắng thì khô hạn thiếu nước,cuối năm thì gặp mùa lạnh. Lạnh đến teo hết cả người,lạnh tối ngủ co ro như con tôm,lăn qua lăn lại suốt cả đêm dù dưới giường đã đốt đống lửa. Xứ sở mắm bò hóc là thế đó mà ông anh Sáu xị Grin.

Cơn sốt rét là thế mà bác Đức Cường. Lạnh từ trong ra,dù lúc đó bác có ngồi gần đống lửa thì bác vẫn cứ run lên cầm cập,chứ nói gì buổi trưa nắng bác hỉ. Khi cơn sốt lên thì chỉ có nằm đắp khăn ướt,mơ mơ màng màng,nặng nữa như thằng bạn em thì vác súng đi vòng quanh nhà tiểu đoàn,hỏi chú Năm đi đâu đó?hắn đáp lại:tao đi săn,báo hại đêm đó tt Giỏi báo khách ngủ nhà khác.
Cơn bệnh sốt rét rừng giống như bệnh giả đò,đang bình thường vậy đó lên cơn bất cứ lúc nào khi "nó'' thích,ai không từng bị thì dễ nghĩ người khác là giả đò bệnh.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #266 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2016, 09:10:49 pm »

Nói bệnh sốt rét giống bệnh giả đò là do bệnh phát từng cơn, mỗi ngày hoặc cách nhật (hai ngày 1 cơn), sau đó trạng thái tương đối bình thường, tuy nhiên người thì xanh lét, môi thâm sì, cứ qua mỗi cơn bệnh hành, sức khỏe người bệnh tuột xuống một nấc, máu trong người như cạn dần.
Nắng trưa tháng năm ở CPC mà bác Duccuong  ra ngồi sưởi thì biết là lúc đó bác đang lạnh cỡ nào, chút xíu nữa gặp sự cố rồi.
Tui chưa từng hưởng gió Lào nhưng có lẽ gió CPC cũng không thua kém vì tui chưa thấy gió nào nóng dữ dội như nó.
Không biết có bác nào từng nhìn thấy hơi nóng bốc lên từ cái chảo nóng trên bếp, lúc chưa để dầu mỡ hay thức ăn vô, lửa đun cái chảo không làm cho không khí phía trên cái chảo sôi lên bốc lên lung linh như muốn phát hỏa, không khí trên các cánh đồng hay trên đường bò ở CPC cũng tương tự như vậy.
Chắc tại vậy da họ đen hơn dân mình, nướng từ năm này qua tháng kia khét là đúng thôi Grin.
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #267 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 01:01:04 pm »

                        Chào bác chủ nhà chào các bác

  Đọc bài của bác tôi thấy có điều thắc mắc nên hỏi bác , tôi cứ nghĩ các bác ở chiến trường K làm sao lại bị rét
  vì tôi nghĩ mùa đông ở K thì nhiệt độ cũng chỉ tương đương với khu vực nam bộ của mình vì nó gần đường
  xích đạo hơn nên tôi nghĩ ở bên đó không có mùa đông .Không như chiến trường phía bắc chúng tôi mùa đông
  nhiệt độ có lúc xuống 5-7 độ có khi còn bị tuyết xuống rét kinh khủng luôn .
  Ngoài các bác đã đi tây đi tầu rồi thì các bác ở trong đó chắc chưa bao giờ nhìn thấy tuyết rơi
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #268 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 02:07:20 pm »

Chào bác Phó cối Grin. Vâng ,bác thắc mắc thì cũng "chuẩn không cần chỉnh".

Em dám cam đoan, lính từ 79 (trong đó không thiếu lính phía Bắc bác nhé) trở về sau. Ngoài í, bác cứ tìm ai đã từng là lính "bốn hai chán" rồi hỏi thử: cuối năm 82 trên núi Cóc... nơi ấy có lạnh không? Grin.
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #269 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2016, 10:18:20 pm »


                      Chào bác chủ

  Ở ngoài chỗ tôi lúc đó thuộc tỉnh biên giới lính vào tây nam chỉ có đợt đầu năm 77 còn đợt hai của 77 trở về
  sau đều lên biên giới phía bắc hết .lúc đó ở xã tôi có một tay người việt gốc hoa đi lính đầu năm 77 đến cuối
  năm 77 buộc cho ra quân vì là người hoa và đến đầu 78 thì di tản sang ca na đa định cư không về trung quốc
  sau này mới có đợt lính đi xa nhưng cũng chỉ trong quân khu
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM