Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:07:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 532454 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #170 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 01:17:31 am »

(tiếp)
Trung tâm truyền tin
Như đã đề cập ở phần trước, trong tháng 4 năm 1980, nhóm nhân viên quân sự đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Việt Nam tại vịnh Cam Ranh  là thuộc Trung tâm truyền tin (ZUS), cùng với thiết bị kỹ thuật . Họ là những người đi tiên phong. Như 30 năm sau, họ vẫn gọi mình như vậy.
Chỉ huy đầu tiên của trạm thông tin liên lạc này - đơn vị quân đội 20362 - Đại tá LyubimovV.A. Đầu năm 1981 ông được bổ nhiệm chỉ huy căn cứ 922 thay cho đại tá Chudovsky ... được gửi về trị bệnh tại bệnh viện hải quân ở Vladivostok.
Những người tiên phong có nhiệm vụ khó khăn nhất là phải thành lập và tổ chức khai thác tốt Trung tâm ZUS № -5 trên lãnh thổ Việt Nam. Khi lắp đặt trung tâm truyền tin, đã phải tái trang bị (gỡ bỏ) các thiết bị cũ của Mỹ bị quân của chế độ Sài Gòn phá hủy khi rút lui. Trong nhiệt độ độ 40-45 độ và ngoài trời 50 -. 55 độ, các quân nhân của trung tâm đã bằng sức của mình, dựng lên ở rìa đường băng sân bay cũ của Mỹ, một trung tâm thông tin liên lạc của Liên Xô với trạm truyền tin trung tâm, được trang bị các thiết bị ăng ten tinh vi, trạm thông tin vệ tinh (tương tự như trạm của Mỹ đã bị phá hủy và không thể phục hồi), trạm điện thoại-điện báo, trạm liên lạc với các tàu ngầm, đảm bảo tất cả các hình thức thông tin liên lạc với Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, cũng như với các tàu mặt nước.
Những người đầu tiên luôn là những người gặp nhiều khó khăn nhất, ngay cả ở điều kiện bình thường, ở đây là cái nóng nực khó chịu nổi, ruồi muỗi sốt rét, loại muỗi mà sau khi bị chúng đốt, nếu bạn không bị bệnh, thì vết thương cũng phải tuần lễ mới lành, và nước độc, cũng cần nói thêm, là các cuộc tập bắn hằng đêm của các phân đội bộ đội Việt Nam gần đó. Tất nhiên, không có điều hòa nhiệt độ tại thời điểm này. Giới hạn giấc mơ của chúng tôi-đó là những chiếc quạt trên trần-thường là nguyên nhân gây ra chứng ngất. Nguyên nhân gây ra ngất, đau đầu và chảy máu cam là do nóng nực gây nhiệt, những trận bão thường xuyên và công việc trong giờ địa phương hàng ngày từ 12 giờ đến 15 giờ. Chỉ sau đó mới đến "giờ chí tuyến", giờ nghỉ ăn trưa không bắt đầu từ 13 giờ mà là 12 giờ. Trong những giờ đó-thời gian hoạt động tối đa của năng lượng mặt trời, tất cả nghỉ ngơi và không làm việc. Tuy nhiên, ngày làm việc bắt đầu không phải lúc 08 giờ mà là lúc 07 giờ.
.Song song với công việc là phải sắp đặt cuộc sống. Một trong những công trình đầu tiên được xây dựng là nhà tắm Nga với phòng tắm hơi và hồ bơi -. niềm ghen tỵ của các sỹ quan căn cứ (PMTO) và niềm tự hào của tất cả các thành viên của trung tâm truyền tin. Ở đây theo nghĩa đen, người ta có thể thư giãn cơ thể và tâm hồn.
Năm 1989 các thành viên của ZUS, cùng với các thiết bị được chuyển tới cơ sở mới khang trang gần trụ sở căn cứ 922, được SovSMO xây dựng theo một đồ án đặc biệt với sự tính toán đến khả năng tạo điều kiện cho thiết bị và con người có thể làm việc tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Chỉ huy trưởng đơn vị 20362 - Thủ trưởng ZUS:
- 1980 - 1981  -. Đại tá Lyubimov V.A.
- 1981 - 1983 -. Trung tá Makerov
- 1983 - 1985 -. Trung tá Malakhov
- 1985 - 1987 -. Đại tá Kruglov
- 1987 - 1990 - Đại tá Shalaev V.A..
- 1990 - 1992 -. Solomatin
- 1992 - 1995 -. Đại tá V.V. Larionov
- 1995 - 1998. -
- 1998 - 2002 -. Vorotnikov V.F.
............
Logged
G72
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #171 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:06:23 pm »

Qua đây ta thấy về khía cạnh kinh tế, Liên xô đưa ra giải pháp rất kém.
-Tại sao 1 căn cứ lớn và hoạt động lâu dài lại không mua điện của địa phương hoặc dùng máy phát liên tục như máy phát hạt nhân trên tàu ngầm nguyên tử... mà dùng máy phát "Dự phòng nóng" là DG64 rất tốn nhiên liệu và tiếng ồn cao. Máy DG64 là loại piston đối đỉnh, 2 thì, công suất gấp 4 lần DG72 nhưng nhỏ gọn , kích thước chỉ nhỉnh hơn một tí nhưng so về hiệu quả kinh tế thì chỉ đáng để dùng "chữa cháy".
-Tại sao không thuê nhà thầu địa phương như quân đội Mỹ từng làm. Người địa phương đã quen khí hậu, lại không tốn tiền di chuyển, tạm trú... và 2 bên cùng có lợi. Quân đội Nga chỉ cần thiết kế và giám sát. Thiết bị chuyên dụng thì mang sang và tự lắp đặt những thiết bị cần giữ bí mật là đủ.Tôi đã thấy người Nga mang sang cả anh thợ hàn lẫn chị lao công.
-Vấn đề cấp nước cũng thật đơn giản. Tại sao không kéo nước từ Nha trang vào (có hệ thống lọc của De Gremon rất tốt), hoặc dùng giếng khoan, thâm chí lọc nước biển bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Các tank chứa nước có thể dùng loại tiền chế mang sang ráp lại, thuần túy bắt bulong.   
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2011, 06:42:22 am gửi bởi G72 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #172 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 11:20:29 pm »

Qua đây ta thấy về khía cạnh kinh tế, Liên xô đưa ra giải pháp rất kém.
-Tại sao 1 căn cứ lớn và hoạt động lâu dài lại không mua điện của địa phương hoặc dùng máy phát liên tục như máy phát hạt nhân trên tàu ngầm nguyên tử... mà dùng máy phát "Dự phòng nóng" là DG64 rất tốn nhiên liệu và tiếng ồn cao. Máy DG64 là loại piston đối đỉnh, 2 thì, công suất gấp 4 lần DG72 nhưng nhỏ gọn , kích thước chỉ nhỉnh hơn một tí nhưng so về hiệu quả kinh tế thì chỉ đáng để dùng "chữa cháy".
-Tại sao không thuê nhà thầu địa phương như quân đội Mỹ từng làm. Người địa phương đã quen khí hậu, lại không tốn tiền di chuyển, tạm trú... và 2 bên cùng có lợi. Quân đội Nga chỉ cần thiết kế và giám sát. Thiết bị chuyên dụng thì mang sang và tự lắp đặt những thiết bị cần giữ bí mật là đủ.Tôi đã thấy người Nga mang sang cả anh thợ hàn lẫn chị lao công.
-Vấn đề cấp nước cũng thật đơn giản. Tại sao không kéo nước từ Nha trang vào (có hệ thống lọc của De Gremon rất tốt), hoặc dùng giếng khoan, thâm chí lọc nước biển bằng phương pháp thẩm thấu ngược. Các tank chứa nước có thể dùng loại tiền chế mang sang ráp lại, thuần túy bắt bulong.    

Bác nói có lý lắm. Vấn đề này để nước Nga khi đó, quân đội Nga khi đó, trả lời thôi, họ phải có những lý do riêng của mình. Những năm đầu của căn cứ CR mình có muốn chắc cũng chẳng có điện mà bán cho họ. Vấn đề điện những năm cuối 70, rồi những năm 80 nan giải thế nào, các bác ở các đô thị khắp cả nước thời đó chắc biết, mà tiêu thụ có bao nhiêu đâu.  Các nhà máy Hòa Bình, Trị An còn đang xây dựng, mãi sau này mới xong. Sau đó thì đưa điên vào Nam bằng đường dây 500KV trong những năm đầu thập kỷ 90. Còn đường ống dẫn cấp nước của Nga mấy chục cây số đấy. Sau này họ mới khoan giếng mới và xử lý nước được tại chỗ.
 Tôi còn nhớ năm 85 cụ "Chôp" mới chuẩn bị lên "tổng bí" (Ủy viên BCT-ứng cử viên nặng ký nhất), sang Việt Nam có qua 2 nơi : Cam Ranh và Bỉm Sơn. Lúc đó cụ ấy đã chẳng mặn mà gì với CR rồi, gánh nặng chi phí quân sự lớn quá, rồi ở Afganistan đang gay go. Sau năm 91 thì giảm dần quy mô trú đóng ở CR, sang thời kỳ "bết", vậy mới có những vụ như "Tráng sỹ Nga" đâm vào núi năm 95. Có đô đốc Nga nào đó đã nói, nếu cho đóng lại ở CR, hạm đội TBD cũng chẳng có bao nhiêu tàu để mà trú đóng, lâu nay họ có được bổ sung bao nhiêu tàu đâu.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2011, 11:41:39 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #173 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 01:14:05 am »

(tiếp)
Bộ chỉ huy binh đoàn 17

 Tư lệnh binh đoàn:
 - 1982-1984 - Chuẩn Đô đốc Ronald A. Anokhin
 - 1984 - 1987 - Phó Đô đốc Anatoly Alekseevich Kuzmin.
 - 1987 - 1991 - Phó Đô đốc Nikolai Nikitovich Beregovoy.
 Chủ nhiệm chính trị:
 - 1982 - 1984 - Đại tá Anatoly Prisyajnyuk Romanovich.
 - 1984 - 1987 - Đại tá Oleg Alexeyev Viktorovitch.
 - 1987 - 1991 - Chuẩn Đô đốc Nikolai Matyushin Faefanovich.
 Tham mưu trưởng:
 - 1982 - 1984 - Đại tá Devyataykin Viktor Vasilevitch.
 - 1984 - 1988 năm - Đại tá Krasnikov Aleksei Grigorievich.
 - 1988 - 1991 - Đại tá Vyacheslav Nikolayevitch Nikonov.
 Phó chỉ huy phụ trách bộ phận cơ điện:
 - 1982 - 1985 - Đại tá Leonid Petrovich Murdasov
 - 1985 - 1989 - Đại tá Anatoly Ignat'evich Pivak
 - 1989 - 1991 - Trung tá Davydochkin Valery Andreevitch.
 Bộ tham mưu binh đoàn:
 Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy -  Phó TMT Bộ TM binh đoàn - đại tá Pavlov V.V.
 Phó TMT Hàng không - Trung tá Subkhangulov M.
 Chỉ huy trưởng Đài chỉ huy kiểm soát và dẫn đường hàng không cho máy bay chiến đấu
 - Trung tá Mansurov
 - Thiếu tá Abrosimov
 Chỉ huy trưởng Phòng không
- Trung tá Kovalenko
 - Trung tá Yarosh N.G.
 Trợ lý TMT về tổ chức  động viên - Trung tá Raido V.D.
 Ban Kế hoạch sửa chữa tàu tại nhà máy Ba Son
 Phòng tác chiến chiến dịch và huấn luyện chiến đấu
 - Đại tá Varlamov E.L.
 - Đại tá Salikov N.A.
 - Trung tá Kosevoi O.N.
 - Trung tá Motrich E.D.
 - Trung tá Pristavka N.E.
 - Trung tá Chusovskikh V.
 - Trung tá Bondarenko I.
 Sỹ quan chuyên ngành trưởng về An toàn  - Trung tá Zelenski L.N.
 Các sỹ quan chuyên ngành trưởng
- Ban Hoa tiêu (ban 1) - Đại tá Zaika
- Ban Tên lửa, pháo (ban 2) - Đại tá Chernikov
- Ban Ngư lôi, mìn (ban 3) - Trung tá Ababkov A.
- Ban Truyền tin, máy tính, điều khiển (ban 4) - Đại tá Ilyinsky D.S.
- Ban Kỹ thuật vô tuyến
              - Đại tá Fortunsky E.
              - Đại tá A.S. Melnikov
              - Trung tá Yuzhakov V.A
- Ban Tác chiến điện tử - Trung tá Shubin V.N.
- Ban Hóa học, bức xạ, sinh học - Trung tá Khoshino A.I.
Chuyên gia trưởng - Trung tá Malyshev, Yu.Yu.
 Trưởng ban quân báo - Trung tá Podkopaev S.B.
 Phó ban quân báo - Trung tá Sukhov
 Chuyên gia luật biển quốc tế -
 Trưởng phòng quân y
- Đại tá quân y Shchekin G.I - 1983-1988.
 - Đại tá quân y Tretiak N.A. - 1988-1991.
 Trưởng phòng khám đa khoa - Trung tá quân y Padalka V.V. - 1983-1990.
 Trưởng ban hải văn -
 Trưởng ban đo lường -
 Trưởng ban quân nhạc
- Thiếu tá Danilchenko A.S
 -Đại úy Kokorinov IV
 
............
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2011, 02:18:37 am gửi bởi qtdc » Logged
G72
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #174 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 11:36:51 pm »

Rất mong bạn cho biết thêm vào năm 1992 thì ai là Trưởng ban doanh trại căn cứ CR? Chỉ huy CR là 1 đại tá người Mondova tên là gì?
Tôi vào CR theo giới thiệu của Trưởng khoa Cơ Điện HV Hải Quân Nha Trang.
 
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2011, 11:40:36 pm gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #175 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 12:34:55 am »

Rất mong bạn cho biết thêm vào năm 1992 thì ai là Trưởng ban doanh trại căn cứ CR? Chỉ huy CR là 1 đại tá người Mondova tên là gì?
Tôi vào CR theo giới thiệu của Trưởng khoa Cơ Điện HV Hải Quân Nha Trang.
 
1991 – 1994.   -  капитан 1 ранга  Птицин  В.С.
Như vậy năm 92 bác G72 gặp ông này rồi-Đại tá hải quân V.S.Ptitsyn. Ông ấy có phải người Moldova không thì tôi không biết, cuối năm 89 tôi đã đi khỏi CR rồi. Nhưng theo họ của ông ấy thì có vẻ ông ta không phải người Nga. Trưởng ban doanh trại năm 92, chắc bác hỏi người bên quân ta-vùng 4, cái này thì tôi không biết bác ạ. Bác ở NT thì hỏi bên HQ vùng 4, họ trả lời được thôi.

Năm 1992. Trên con đường dẫn ra đường cất cánh

Năm 1992. Căn cứ hàng không. Trên nền sau là sân bay, sau nữa là biển.

Năm 1995. Sân bay. Su-27.
Năm 1995.Ghềnh đá.Nhà trong khu ở của căn cứ hàng không.



Nhà hát, năm 1990.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2011, 08:44:14 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #176 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 11:37:16 pm »

(tiếp)
Các cuộc kiểm tra binh đoàn của cơ quan tham mưu cấp trên

Các hoạt động hàng ngày của Bộ chỉ huy và Bộ tham mưu binh đoàn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:  
 - Quản lý các lực lượng, phương tiện của mình;
 - Duy trì sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng về tình trạng kỹ thuật cho các tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương,  giải quyết các nhiệm vụ tác chiến trong vùng biển "Nam Trung Hoa", Thái Bình Dương và  Ấn Độ Dương;
 - Đảm bảo vật chất-kỹ thuật cho các lực lượng của binh đoàn và các tàu của hạm đội,  đi vào hoặc ra  khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương;
 - Liên tục giám sát kẻ thù tiềm năng trong khu vực hoạt động của binh đoàn, theo dõi các hoạt động của chúng, đánh giá tình hình và đề xuất  các ý kiến xử lý về Bộ chỉ huy binh đoàn;
 - Bố trí địa điểm neo đậu an toàn cho các tàu thuyền. Xây dựng doanh trại, các công trình ở, công trình kỹ thuật, công trình phục vụ để phân phối cho quân số đóng ở các  bộ phận trên bờ và trung đoàn không quân, căn cứ hàng không hải quân;
 - Bằng lực lượng của trung đoàn không quân, các tàu và lực lượng bộ phận tuần tra lãnh hải, các tàu của lữ đoàn 119, các phân đội thủy quân lục chiến, đảm bảo an ninh và phòng thủ căn cứ Cam Ranh, đặc biệt chú ý chống biệt kích người nhái,  bảo vệ các tàu chiến và các hạng mục công trình trên bờ;
 - Trong gian đoạn sắp xảy ra chiến tranh hoặc ngay từ giai đoạn đầu tác chiến, tránh đòn phủ đầu và bố trí lại lực lượng  vào khu chiến quy định phù hợp kế hoạch tác chiến;
 - Thiết lập quan hệ công tác với Bộ chỉ huy lực lượng hải quân Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị trong quan hệ giữa hai nước và giữa các lực lượng vũ trang Liên Xô và Việt Nam;
Ảnh: Giao lưu giữa các thành viên căn cứ KQ với thầy trò một trường học Việt Nam tại địa phương. Năm 1986.

 - Huấn luyện tác chiến chiến dịch chiến thuật, và huấn luyện chính trị hướng đến việc duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của các tàu chiến và các bộ phận, huấn luyện nâng cao cho Bộ tham mưu và các thành viên, tăng cường và củng cố ý thức, kỷ luật quân đội.
Ảnh: Một cuộc thảo luận tổng kết đợt học chính trị về chủ nghĩa Mác-Lênin cho "mấy ông hay quên". Năm 1986. Trung đoàn KQ 169. Các kỹ sư của bộ phận kiểm tra an toàn hàng không.
Hàng trước: Lavrov, Kalmykov. Hàng sau, tính từ cửa sổ: Puchkov, Nibylitsa, Sydnev, Rudenko, Kaskarov, Korobko.


Dù phải nỗ lực nhưng về cơ bản, binh đoàn đã giải quyết được nhiệm vụ đặt ra trong thời bình. Trong thời chiến, vấn đề có thể chỉ được giải quyết một phần vì những hoàn cảnh sau: quá trình hình thành biên chế đầy đủ các lực lượng của binh đoàn chưa hoàn thành, sự thiếu vắng một sở chỉ huy an toàn và một hệ thống truyền tin có độ tin cậy cao để kiểm soát và chỉ huy các lực lượng cũng như độ tin cậy thấp trong tác chiến của các tàu chiến và các bộ phận trong căn cứ và khu vực chiến đấu, sự hiện diện của lực lượng vượt trội của một kẻ thù tiềm năng trong vùng lân cận trực tiếp với cảng Cam Ranh, là nơi xa các lực lượng chính của Hạm đội Thái Bình Dương (2500 dặm), dẫn đến việc không thể cho phép có được sự hỗ trợ thích hợp từ các lực lượng của hạm đội, cũng như sự yểm trợ từ các chiến hạm của binh đoàn trong khu vực chiến đấu.  Về vấn đề này, ở giai đoạn đầu hình thành, binh đoàn bằng lực lượng tự thân không có khả năng chiếm được ưu thế trên không, hoặc ít nhất cũng không có ưu thế trong việc yểm trợ các tàu mặt nước từ trên không trung tại vùng biển "Nam Trung Hoa".
 Do đó, trong giai đoạn chưa kết thúc xây dựng lực lượng, binh đoàn chỉ có khả năng chiến đấu trong một thời gian không quá kéo dài. Nhưng bất chấp điều này, triển vọng các hoạt động của một binh đoàn tác chiến chiến dịch có lực lượng hợp thành đa dạng là rất đáng kể, đồng thời sự có mặt các chiến hạm và các lực lượng Xô viết trên lãnh thổ Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về chính trị, biểu thị sức mạnh của nhà nước Xô viết và sự hiện diện của lá cờ của đất nước Xô viết tại nơi mà mới gần đây còn diễn ra cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu của người Mỹ. Không nghi ngờ gì nữa, việc này còn góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc và quân đội hai nước. Ngoài sự hợp tác về kỹ thuật-quân sự Xô-Việt, còn tiến hành các hoạt động văn hóa-thể thao, cùng nhau tiến hành các hoạt động kỷ niệm các ngày quốc lễ của cả Liên Xô và Việt Nam. Trong vấn đề này, Bộ chỉ huy và cơ quan chính trị binh đoàn đã có những nỗ lực lớn để tạo ra một bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, còn các thành viên của binh đoàn thì thể hiện thái độ kính trọng truyền thống dân tộc của nước chủ nhà và sẵn sàng trợ giúp những người anh em Việt Nam, và đã nhiều lần chứng tỏ điều đó trong thực tế.
 Căn cứ hải quân Cam Ranh đang được xây dựng. Nó sẽ cung cấp gì cho hạm đội trong tương lai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình chủ yếu như thế nào, các thủy thủ tàu ngầm, tàu mặt nước, các quân nhân và nhân viên các đơn vị đóng trên bờ sẽ sống ra sao? Cần giúp đỡ họ những gì? Những câu hỏi trên và cả các vấn đề khác nữa đang chiếm được sự quan tâm thường trực của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết (tương đương hàm nguyên soái Liên bang: qtdc) S.G.Gorshkov, Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Xô viết và Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô.
 Trong tháng 10 năm 1982, nhằm mục đích kiểm tra các điều kiện đặt căn cứ cho Hạm đội Thái Bình Dương để có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, cũng như kiểm tra tiến độ xây dựng căn cứ Kam Ranh, đã có cuộc viếng thăm của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Xô viết, Nguyên soái Liên Xô Ogarkov N.V. cùng với một nhóm lớn các tướng lãnh và sĩ quan của Bộ Tổng Tham mưu. Tháp tùng ông còn có Phó Tổng Tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô viết, Đô đốc hạm đội Smirnov N.I. (tương đương hàm đại tướng: qtdc). Kết quả kiểm tra đã cho kết luận phải chuyển nhanh từ việc "tự xây dựng" các công trình cơ bản của căn cứ trong kế hoạch đã định bằng lực lượng của đoàn xây dựng công trình quân sự của hạm đội sang cho các lực lượng của Tố hợp Xây lắp Xô viết trong biên chế Tập đoàn Xây dựng các công trình ở nước ngoài số 22 trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô (ảnh chuyến thăm tháng 10 /1982 này đã post ở trang 3:qtdc).
 Hai lần trong một năm, binh đoàn được Bộ tham mưu hạm đội và Tư lệnh hạm đội kiểm tra toàn diện về mức độ sẵn sàng chiến đấu. Kết quả của những cuộc kiểm tra đó, thường là các bài tập trận chiến thuật song phương với sự tham gia của mọi lực lượng, phương tiện, đồn trú tại bán đảo Cam Ranh, kể cả các lực lượng, phương tiện của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169. Xét trên tính năng động, phạm vi và hiệu quả sử dụng các lực lượng, những bài tập trận như vậy vị tất đã thua kém các cuộc diễn tập tương tự thực hiện bởi các đơn vị tác chiến chiến dịch trong các căn cứ chính của hạm đội.
 Năm 1983, theo kế hoạch chung về huấn luyện tác chiến chiến dịch cho các lực lượng vũ trang Liên Xô, Cục Hải quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu Xô viết đã tham gia huấn luyện và chỉ đạo tập trận cho binh đoàn tàu chiến số 17 Hạm đội Thái Bình Dương tại biển "Nam Trung Hoa". Đây là một trong những cuộc tập trận lớn đầu tiên đối với các đơn vị hợp thành của Hạm đội đang đóng quân ở nước ngoài.
 Giám sát cuộc tập trận trên là Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Xô viết, phụ trách Hải quân, Đô đốc Amelko N.N. (tương đương thượng tướng, dưới Đô đốc hạm đội 1 cấp, dưới Đô đốc hạm đội Liên bang 2 cấp: qtdc).
Ảnh minh họa, nguồn visual.ru: Đô đốc, Tư lệnh Hạm đội TBD N.N.Amelko, đang xem bản đồ tập trận cùng các sỹ quan tuần dương hạm chỉ huy "Dmitri Pogiarskii" trong một cuộc tập trận, ngày 12/5/1968.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2011, 08:45:25 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #177 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 01:32:48 am »

(tiếp)
Mục đích cuộc tập trận:
 - Kiểm tra việc tổ chức Sở chỉ huy của binh đoàn;
 - Kiểm tra độ tin cậy của hệ thống chỉ huy các lực lượng trong khu vực hoạt động;
 - Kiểm tra mức độ đạt được của các đơn vị, các chiến hạm, các bộ phận đồn trú tại căn cứ trong công tác sẵn sàng chiến đấu;
 - Kiểm tra kế hoạch chuyển lực lượng sang mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất .
 Trong quá trình tập trận đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
 - Tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm của "đối phương" trong biển "Nam Trung Hoa";
 - Làm tê liệt các tuyến giao thông đường biển của "đối phương" tại khu vực đông nam Thái Bình Dương;
 - Giải quyết các vấn đề về cảnh giới và phòng thủ bảo vệ căn cứ Cam Ranh;
 - Sử dụng các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương và trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 trong tiến trình chiến đấu tại khu vực hoạt động của binh đoàn 17.
 Cuộc diễn tập tham mưu-chỉ huy của binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương diễn ra có tổ chức và đạt mục đích huấn luyện. Cuộc diễn tập đạt điểm đánh giá "tốt". Ban Lãnh đạo Quân đội đã khẳng định đánh giá này.
Ảnh: Một cuộc "hội ý chớp nhoáng" về tác chiến do đại tá tư lệnh Lữ đoàn 119 Yu.M. Polyakov (thứ 2 từ trái sang) chủ trì năm 1988.

 Chuẩn Đô đốc Romaniuk A.I - Sỹ quan cao cấp Cục Hải quân Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Liên Xô năm 1983, đã kể lại diễn biến sự việc trên như sau: "Các nhiệm vụ đề ra cho cuộc tập trận được thỏa mãn hoàn toàn. Bộ Chỉ huy binh đoàn 17, cơ quan tham mưu binh đoàn, các đơn vị tham gia tập trận, đã thu hoạch được kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động tác chiến chiến dịch ở biển "Nam Trung Hoa", cũng như kinh nghiệm trong công tác cảnh giới và phòng thủ bảo vệ một căn cứ hải quân đồn trú ở nước ngoài. Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng các bài tập trận dưới sự giám sát và lãnh đạo của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Xô viết phụ trách Hải quân đã gia tăng tầm quan trọng của phương pháp hoạt động này trên phạm vi toàn quân, cải thiện các giải pháp cho vấn đề hợp đồng tác chiến chiến dịch giữa binh đoàn 17 Hạm đội Thái Bình Dương với Bộ Chỉ huy Hải quân Việt Nam và cho phép các sĩ quan Cục Hải quân Bộ Tổng tham mưu đánh giá được trình độ huấn luyện chiến đấu của Bộ chỉ huy và cơ quan tham mưu của một binh đoàn tác chiến chiến dịch-chiến thuật sao cho đủ khả năng giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra trước các đơn vị hợp thành.
 Đã báo cáo và kiến nghị lên Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Xô viết những vấn đề sau:
  1 - sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình cấu trúc binh đoàn, đẩy nhanh việc xây dựng các công trình dự kiến bởi Tổ hợp xây lắp Xô viết, trong số đó có các công trình có ý nghĩa xã hội, theo thời hạn mà Bộ Quốc phòng Liên Xô đã đề ra. Tiến độ xây dựng các công trình tại bán đảo Cam Ranh vào thời gian này đã không được đảm bảo;
 2 - sự cần thiết phải thay đổi trong tiêu chuẩn về thực phẩm và các khoản phụ cấp của các thành viên binh đoàn, cũng như trung đoàn không quân 169, các cửa hàng bách hóa phục vụ quân nhân Voentorg có tính đến đặc thù của việc đóng quân tại một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm;
 3 - sự cần thiết phải thay đổi về phụ cấp của các thành viên các tàu chiến khi đến binh đoàn 17 để thực hiện nhiệm vụ quân sự trong đội hình binh đoàn. Thanh toán phụ cấp bằng tiền địa phương (tiền Đồng Việt Nam) trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong biên chế binh đoàn sẽ cho phép thành viên các tàu chiến mua được tại các cửa hàng bách hóa Xô viết thuộc hệ thống thương mại phục vụ quân nhân Voentorg các quà lưu niệm Việt Nam, chuối và các loại trái cây nhiệt đới khác, các đồ dùng cá nhân (kem đánh răng, dầu gội đầu, v.v..) mà điều đó sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng diễn ra xung quanh vấn đề này, ví dụ như sự thông đồng đổi chác với các nhân viên quân sự Việt Nam. "

Ảnh: Năm 1991, hai quân nhân trung đoàn 169 trong quán cà phê "Povorot" của căn cứ, trước chuyến đi thăm Phan Rang bằng xe đạp.

Năm 1995: Trong một quán cà phê-bách hóa rất quen thuộc với các quân nhân Nga.
Và 2007, tại vị trí cửa hàng cũ bây giờ là trạm bưu điện Mỹ Ca.



 Đề xuất mà Anatoly Ivanovich viết trong báo cáo gửi cấp trên, sau đó được giải quyết khá thuận lợi sau chuyến thăm căn cứ Cam Ranh của: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô - Chủ nhiệm ngành Hậu cần Quân đội Liên Xô, Nguyên soái Liên bang Xô viết Kurkotkin S.K., Bộ trưởng Bộ Thương mại Liên Xô Terekh K.Z và Tổng cục trưởng tổng cục thương mại quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô Trung tướng Sadovnikov N.G., cũng như Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Sorokin A.I., nhưng trừ kiến nghị số 3. Vấn đề này đã được đặt ra giải quyết qua nhiều cấp độ và nhiều cấp lãnh đạo trong một thời gian khá dài, và như vậy cũng khác gì là không được giải quyết.
Tháng 12 năm 1986, đội danh dự hải quân thực hành nghi lễ chào đón Nguyên soái Kurkotkin S.K., thứ trưởng Bộ QPLX (quân phục màu sẫm) trên sân bay Cam Ranh.

Năm 1988. Sân bay Cam Ranh. Cuộc viếng thăm của Bộ trưởng thương mại LX K.Terekh và Tổng cục trưởng thương mại quân sự Bộ QPLX Sadovnikov N.G.

 Vào tháng 4 năm 1984, một đơn vị đặc nhiệm đã tới quân cảng Cam Ranh, trong thành phần của nó có tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay "Minsk", tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn "Tallin", tàu đổ bộ cỡ lớn "Ivan Rogov" và tàu chở dầu đi kèm để tham gia cuộc tập trận chung Xô-Việt dưới sự lãnh đạo của Phó Tư lệnh thứ nhất Hạm đội Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Yasakov N. Ya. Đã thực hiện các cuộc đổ bộ của lực lượng thủy quân lục chiến Liên Xô lên bờ biển Việt Nam ở khu vực Đà Nẵng nằm về phía bắc so với bán đảo Cam Ranh.
 Vào mùa xuân năm 1986, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô lại mở cuộc kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn. Lãnh đạo đợt kiểm tra này là Cục trưởng thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, Đô đốc Sysoev Yu.A.  Những người tham gia cuộc kiểm tra đã nhận được sự đánh giá khách quan, cho phép họ nâng cao thêm mức độ sẵn sàng chiến đấu của Bộ tham mưu, các tàu chiến cũng như tất cả các bộ phận khác trong binh đoàn.
 Đến cuối năm 1987, đã triển khai đến các chế độ hoạt động hàng ngày tất cả các hình thức phòng thủ và an ninh, đã được phát triển và thử nghiệm trong thực tế, các tài liệu và điều lệnh về việc chuyển lực lượng lên mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất, thực hiện hợp đồng tác chiến giữa Bộ tham mưu, các tàu chiến, các đơn vị cũng như các bộ phận phục vụ trên bờ, cải thiện hệ thống căn cứ đóng quân của các lực lượng binh đoàn. Lao động căng thẳng, siêng năng và luôn nỗ lực hướng tới kết quả chung cuộc của tất cả các thành viên binh đoàn đã mang lại những kết quả cụ thể và tích cực. Điều này đạt được bởi các hoạt động hàng ngày của Bộ tư lệnh, Bộ tham mưu, cơ quan chính trị của binh đoàn, các ban tham mưu các đơn vị, và Bộ chỉ huy căn cứ 922. Trong các doanh trại thuộc căn cứ Cam Ranh tràn đầy một không khí tôn trọng lẫn nhau, sự hiểu biết vị trí của mỗi người trong việc hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều này có thể so sánh với một cỗ máy đồng hồ đã một lần rối loạn, nay đã thiết lập tốt và vận hành trơn tru .
.........
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2011, 12:25:15 am gửi bởi qtdc » Logged
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #178 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 06:49:20 am »

Năm 1995. Sân bay. Su-27.


Đây là hai chiếc máy bay thoát nạn của đội Tráng sĩ Nga đúng không bác ?
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #179 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 10:02:26 am »

Năm 1995. Sân bay. Su-27.

Đây là hai chiếc máy bay thoát nạn của đội Tráng sĩ Nga đúng không bác ?
Nguồn không ghi chú rõ, nhưng mình nghĩ chính là nó, selene ạ. Ảnh của bọn căn cứ không quân chụp.
Những tấm ảnh dưới do "kỹ sư tàu bay nhiều râu" Vladimir Kalmykov chụp năm 85-88.
Tu-142M trên sân bay.
Xóm dân đánh cá trong vịnh.
Những giờ phút xả hơi.




Kỹ sư hàng không M.N.Leonov 85-87.


Còn đây, năm 86, trên sân bay là chiếc IL-62. Có nghĩa là "sếp" đến: sẽ có thay đổi và thường là tốt lên. Chính là chiếc máy bay chở nguyên soái Kurkotkin tháng 12 năm 1986.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2011, 10:32:05 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM