Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:01:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện Kể ở Đại Đội  (Đọc 268216 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 08:53:26 pm »

Hay! hay thật là hay!quá xá hay!!!
Lâu nay tôi đang thắc mắc không biết vì lý do gì mà trên trang quân sử không thấy lính quân khu 9 tham gia viết bài.Nay có Lính_Rừng.CPC tham gia tôi rất vui!mong rằng sẻ có nhiều bài viết hay và nét mới cho trang quân sử.
Như vậy là tôi đã đoán sai nguồn gốc của Lính_Rừng,thấy viết đi qua K 7 ngày mới tới đv nên cứ ngộ nhận là lính quân khu EO.
Vậy là có lính quân khu 9 bổ xung cho sư 309?vì nơi đây là khu vực đặc trị của sư 309 mà!phải không bạn?
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 09:20:48 pm »

Ba tháng tại cái quân trường nầy tôi không biết phải nói sao cho hết được những nỗi nhọc nhằn vất vã những hình thức kỹ luật, mà đám cán bộ khung ATrưởng - BTrưởng ở đây thực thi đối với tân binh chúng tôi, kể ra có lẽ các bác không tin  Roll Eyes nhưng sự thật 100% không hơn không kém
Trường hợp đào ngũ bị bắt lại
Nhằm răn đe anh em nào có tư tưởng tiếp tục đào ngũ
thì có mấy hình thức kỹ luật như sau:
Lớp rào kẻm gai cao 3m, nơi tân binh đào ngũ leo ra, thì phải thực hiện động tác đó đúng 100 lần trước mặt cả trung đội
hoặc chạy 100 vòng sân bóng đá, nhưng khoảng 40 - 50 vòng là anh em té xỉu
không thì ngâm mình dưới ao cá tra,dùng tay vớt số phân thừa cá ăn không hết cho vào chậu đem đi bón rau..v..v...!

Có lần tôi vui miệng nói trên mạng quân sử là tôi sẵn sàng cho thằng con trai 18 tuổi của tôi đi lính. Không biết nó nghe thông tin ở đâu, nó nói: Con không chịu đi lính ở Bến Tre đâu, nghe tụi bạn nói ở quân trường họ hành lính dữ lắm. Tôi không tin. Nhưng nay nghe chuyện của Lính Rừng thì chắc chuyện này vẫn như cũ từ xưa đến nay rồi.

He mấy ông huấn luyện chiến sĩ mới xem lại mình đi, chẳng cha mẹ nào muốn giao con em của mình cho các cha hành đâu nhe.
Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 10:32:21 pm »

Bác "đống chí" linh_rung.CPC huấn luyện ở đâu bên Việt-nam thế ạ?
Trung tâm huấn luyện Đồng Tâm - Tiền Giang
Haanh @: Em nghe nói cái quân trường này huấn luyện lính dã man lắm , đi giải quyết nhu cầu phải đúng giờ nếu sai giờ thì cứ tự xử tại chổ , khiếp quá  Grin

Ba tháng tại cái quân trường nầy tôi không biết phải nói sao cho hết được những nỗi nhọc nhằn vất vã những hình thức kỹ luật, mà đám cán bộ khung ATrưởng - BTrưởng ở đây thực thi đối với tân binh chúng tôi, kể ra có lẽ các bác không tin  Roll Eyes nhưng sự thật 100% không hơn không kém
Trường hợp đào ngũ bị bắt lại
Nhằm răn đe anh em nào có tư tưởng tiếp tục đào ngũ
thì có mấy hình thức kỹ luật như sau:
Lớp rào kẻm gai cao 3m, nơi tân binh đào ngũ leo ra, thì phải thực hiện động tác đó đúng 100 lần trước mặt cả trung đội
hoặc chạy 100 vòng sân bóng đá, nhưng khoảng 40 - 50 vòng là anh em té xỉu
không thì ngâm mình dưới ao cá tra,dùng tay vớt số phân thừa cá ăn không hết cho vào chậu đem đi bón rau..v..v...!

        Nghe Linh_Rung.CPC kể thời huấn luyện Wanta thấy phát khiếp. Nghĩ lại thời huấn luyện của Wanta vậy mà sướng hơn các Bác CCB khác. Dàn cán bộ khung ATr là những anh em huấn luyện khóa trước giữ lại, còn lại Btr, BCH C đến D thì hiền chủ yếu là nói chính trị và chưởi, huấn luyện ngay tại TP, lính thì toàn là thành phần HS THCN tình nguyện nhập ngũ nên việc anh em đi phép của "đại tá rào" diễn ra như cơm bữa, cái này thì bác Hai Ruộng là vô địch lần đầu C trưởng kêu "mày chui ra ngỏ nào chi đi, tao không kỷ luật", bác Hai Ruộng dẫn ra chỗ ngay canh C bộ chỉ và tự giác kiếm dây cột ràng lại, lần sau lại nhảy rào trên D kỷ luật nhốt vào lô cốt (lô cốt bằng bê tông ngay cổng doanh trại), được ra lại tiếp tục lại nhốt vào Ko nét (container của Mỹ ngày xưa) nhưng bác Hai Ruộng cứ như "bắt cóc bỏ đĩa" riết CTV D chịu không nổi hù "Mày mà còn trốn nữa, cho mày đi TK60", bác Hai Ruộng sợ đi TK60 thì không được đi qua K nữa nên chừa tật "vượt rào".

      Còn ở C thì B nào có anh vượt rào lên trình diện là tập họp B đó lại: một là C trưởng chưởi (chưởi không còn mặt mủi nhưng lại vui) hoặc CTV C giảng chính trị sau đó cho anh chàng "vượt rào" lên nhận khuyết điểm trước anh em trong B và tự nhận kỷ luật của đơn vị.

      Có một lần duy nhất phải diễn lại cảnh "vượt rào" là như thế này: anh Phan Văn Minh vượt rào về thăm gia đình xong lên trình diện CTV C hỏi "vượt rào chỗ nào chỉ anh coi", anh Phan Văn Minh chỉ chỗ xong, CTV C tập họp toàn C lại và kêu anh Minh diễn lại cảnh "vượt rào" của mình, sau đó CTV C công bố trước toàn C "nay kỷ luật anh Phan Văn Minh với lý do tự ý bỏ đơn vị không báo cáo tổ chức". Cả C chúng tôi cười ầm lên vì đã tự ý bỏ đơn vị mà còn đi báo cáo tổ chức cái gì.

     Sau này khi cả D huấn luyên chuyển thành D7, E747 qua K chiến đấu thì cũng chính dàn khung huấn luyện trở thành những cán bộ chỉ huy anh em chúng tôi ngoài chiến trường. Cỏ lẽ do tình cảm gắn bó thương yêu và hiểu lính ngay từ khi huấn luyện, nên D7 của tôi từ cán bộ cấp D cho đến lính đều thương yêu và tôn trọng nhau lắm, không có tình trạng cấp dưới chống lệnh cấp trên hoặc bỏ ngũ.

     Vừa rồi đọc báo nghe nói trong chương trình "Học kỳ quân đội" có một số trường hợp sử dụng hình thức kỷ luật quá đáng với các em học sinh khiến phụ huynh phải có ý kiến. Không biết mấy tay này áp dụng theo trong quân trường huấn luyện hiện nay hay không nữa.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
Lính_Rừng.CPC
Thành viên
*
Bài viết: 92



« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 04:53:18 am »

Híc, nghe "desoto" là đã ngờ ngợ rồi! Hồi đầu và giữa 8x vùng Long An, Tiền Giang chuyên trị chở thuê chú đội bằng loại này.
Vài hình ảnh xưa vài loại xe mà QK7 và QK9 chuyển tân binh đến trạm Phnom-pênh! Các nhãn hiệu bao gồm DESOTO, DOGE, FARGO, INTERNATIONAL, CHEVROLET . . . nhưng phần nhiều là DESOTO, các nhãn hiệu còn lại do đóng thùng ở Việt Nam nên hình dáng cũng hao hao như nhau.

Cảm ơn Trung-truc rất nhiều..!
Lâu lắm rồi vào năm một ngàn chín trăm hồi đó  Roll Eyes dân vùng quê tôi đi TP hay đi qua các tỉnh lân cận đều sử dụng xe đò Made in Việt Nam sản xuất



Và cũng chính những chiếc xe loại nầy ngày xưa đã chở đám tân binh chúng tôi từ trại huấn luyện Đồng Tâm-Tiền giang sang Campuchia, nhưng chỉ đến trạm 16 Bù-nâu là trở về, chặng đường tiếp theo do xe quân sự chở, làm sao mà chúng tôi có thể quên được những năm tháng ấy....! vất vã khổ cực lại nghe kể chuyện chiến trường hy sinh chết chóc, rồi tận mắt chứng kiến thực tế trên đường đi, hai bên lề đường xa xa có vài xe giao quân bị phục kích cháy nằm đó đã rỉ sét , đồng khô hiu quạnh không một bóng người, thỉnh thoảng có vài anh lính VN chốt đường ăn bận không giống ai  Angry mặt rám nắng, bận quần đùi vác B40 ra vẫy tay chào chúng tôi, bộ đội K thì quấn khăn cà-ma chỉ ló hai con mắt, không biết mừng vui hay sao mà bắn chỉ thiên vài loạt AK  Huh Trước cảnh tượng đó cho nên quân số bị hao hụt lai rai, cho đến ngày về đơn vị tình trạng đào ngũ mới giảm , có thể do xác định tư tưởng tốt Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2011, 06:45:07 pm gửi bởi Lính_Rừng.CPC » Logged

     Xưa & nay    
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 08:55:45 am »

Cũng những loại xe này, vào khoảng tháng 7 - 1982 (không rõ ngày) đã đưa đoàn quân của chúng tôi về nước. Lần đầu tiên trước thế giới, VN tuyên bố rút quân đội khỏi Kampuchia và lễ rút quân hoành tráng được diễn ra ở hai nơi: Xiêm Riệp và Nông Pênh.

Trong đội hình của Binh đoàn Cửu Long, xe đò chở quân chen lẫn với các loại quân xa, cơ giới...kéo dài hàng chục cây số. Không biết trong số hình ảnh còn ghi được của các cánh phóng viên nước ngoài có hình Tiahien tôi hay không? Vì lúc ấy tôi giữ khẩu RPD ngồi phía cuối, trên nóc xe. He he... được ngắm toàn cảnh quảng trường Xiêm Riệp trước nhà ngói đỏ Sihanuc trong buổi mờ sáng hôm ấy kể ra cũng là đặc ân của một nhân chứng lịch sử, được bắt tay với Đại tướng Pu thoong của bạn, Đại sứ CHXHCNVN Ngô Điền và các tướng lĩnh bạn ra trực tiếp đưa tiễn lại là sự tự hào, hãnh diện riêng với Trung đội DKZ + Cối 82 của chúng tôi ngày ấy...Chỉ có một nỗi buồn không quên: cũng ngày ấy, đồng đội tôi, Dũng Tây đã để lại một chân vì đá mìn trên con đường mòn ngay trong lòng Angko Thum, gần nơi tập kết của bãi xe đang pha đèn và gầm rú sắp xếp đội hình. Niềm vui lớn vẫn chưa trọn vẹn vì nó còn ẩn khuất cái buồn khắc khoải.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 09:05:59 am »

... không thì ngâm mình dưới ao cá tra,dùng tay vớt số phân thừa cá ăn không hết cho vào chậu đem đi bón rau..v..v...!
Phải tui thì lên bờ nhét cục phân đó vào mồm thằng a, b, c trưởng đó rồi!
Mọi rợ!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 10:01:58 am »

... không thì ngâm mình dưới ao cá tra,dùng tay vớt số phân thừa cá ăn không hết cho vào chậu đem đi bón rau..v..v...!
Phải tui thì lên bờ nhét cục phân đó vào mồm thằng a, b, c trưởng đó rồi!
Mọi rợ!
Thời chúng tôi ở đơn vị huấn luyện tân binh cũng có hình thức kỷ luật cho những quân nhân đào ngũ. Nhưng nặng nhất là phải quét dọn nhà cầu cho trung đội 1 tuần liền chứ không có kiểu hành lính kiểu phát xít như vậy. Thế có kém gì quân Pôn Pốt đâu Angry. Những việc làm như thế đáng phải đưa ra tòa án binh mà xử ra trò mới đúng.
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 10:12:58 am »

Cũng những loại xe này, vào khoảng tháng 7 - 1982 (không rõ ngày) đã đưa đoàn quân của chúng tôi về nước. Lần đầu tiên trước thế giới, VN tuyên bố rút quân đội khỏi Kampuchia và lễ rút quân hoành tráng được diễn ra ở hai nơi: Xiêm Riệp và Nông Pênh.

Trong đội hình của Binh đoàn Cửu Long, xe đò chở quân chen lẫn với các loại quân xa, cơ giới...kéo dài hàng chục cây số. Không biết trong số hình ảnh còn ghi được của các cánh phóng viên nước ngoài có hình Tiahien tôi hay không? Vì lúc ấy tôi giữ khẩu RPD ngồi phía cuối, trên nóc xe. He he...
Hồi tháng 9/1982 chúng tôi được phục viên và cũng những chiếc xe kiểu như các bác nói đã chở chúng tôi từ NôngPênh về đến Thành Ông Năm ở Hóc Môn. Khi về đến cửa khẩu Mộc Bài, có cả ta và bạn đứng gác. Thằng cha lái xe thấy móc trong các hộp cactông ra đưa cho anh em chúng tôi giữ hộ mỗi người 2 cây thuốc 555. Lúc các đ/c kiểm soát quân sự của ta lên xe nhìn thấy chỉ mỉm cười làu bàu: Các bố này thật láu cá quá! Sau khi đã qua cửa khẩu, tay lái xe có đưa cho cả xe một cây để hút chung, còn lại thu hết đưa trở lại hộp cattông. Đúng là láu cá thật!
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 11:19:19 am »

   Ngày mới nhập ngũ , buổi đầu đã được “khai vị”một cuộc hành quân Hà nội – Hòa bình mấy buổi đầu đi còn hăm hở lắm vì bấy lâu mong ước bây giờ đã thành hiện thực , là quân nhân thực thụ với bộ quần áo mới tue , nào dép đúc , mũ cối …lại được khóac cả súng nữa mới ghê chứ , được 2 ngày sau chân thằng nào cũng phồng rộp lên vai đau ê ẩm nhưng bởi khí thế nên vẫn vượt qua , chỉ chết những thằng nào thích oai chọn súng RPD – RPK vì nó có 2 cái càng mà, còn B40 -41 chả thằng nào thích vì nhìn nó sấu tôi thì chậm chân nên được khẩu AK thôi thì cũng ổn , lạ ! cái thằng nào không có súng cứ nhẩy tưng lên …tỵ nạnh . Một tiểu đòan hành quân trên quốc lộ đầy vẻ tự hào bởi những ánh mắt trìu mến đồng cảm nhìn theo của những người dân đang cày cấy ngòai ruộng chúng tôi nhận biết được họ đang nghĩ :ngày kia bọn trẻ này sẽ vào chiến trường gian khổ chẳng biết trong đòan  quân kéo dài này có ai sẽ về và ai nằm lại ngòai mặt trận?thật vậy , chiến tranh khôn lường .

  Đại đội tôi lính của 4 quận nội thành và mấy huyện ngọai thành chỉ lần đầu gặp nhau nhưng như đã quen từ lâu , trong ghế nhà trường là học sinh mỗi đứa mỗi lớp thì bây giờ tình đồng chí sâu nặng tự lúc nào không biết họ giúp nhau chia sẻ,  mang vác cho nhau cùng chung những giọt nước cuối cùng khô vạn trong bi đông . Nghĩ vẩn vương thế thôi song trong đầu vẫn có những suy nghĩ ngọai lệ , nói ra các bác đừng trách ! vì sự kiêu hãnh non trẻ ý định trốn về nhà thăm gia đình bố mẹ gặp bạn gái và sẽ nói :em có biết không , em đang cùng sánh vai với một người lính mai mốt sẽ lên đường ra mặt trận .

  Đến đ/v huấn luyện , một quang cảnh mới lạ của những thằng Hà nội bọn tôi cũng rừng núi treo leo , cúng những con suối chảy róc rách và đây nữa thao trường chúng tôi sẽ đổ mồ hôi đêm đêm tiếng tác kè kêu chẵn lẻ báo mưa nắng . Tối đầu tiên ở nhà sàn chủ nhà anh Luận dân tộc Mường vui vẻ tiếp tiểu đội một bữa liên hôan thân mật họ chẳng có gì nhiều nhặn ngòai mấy củ sắn hấp hũ rượu cần với tấm lòng,tình nghĩa quân dân sâu nặng , anh như đón mấy thằng em ở xa mới về .Không biết đã bao nhiêu lần anh động viên khích lệ những người lính HN như bọn tôi ? Đơn vì mới , một đêm không ngủ . Tôi có 2 thằng bạn thân , thân lắm các bố mẹ cũng biết nhau mà , thằng Vượng “bẩn”nhà phố Đinh tiên Hòang  thằng Nghĩa “già”Cầu Gỗ. Thằng Nghĩa nhân lúc ra vườn “hái hoa”gọi :thằng T thằng V đâu rồi ! ra hội ý tý , ừ biết rồi lại bàn chuyện trốn về nhà chứ gì nhưng phải bí mật không bọn kía nó giữ lại vì được thủ trưởng quán triệt :tiểu đội nào vắng người (không dám dung từ đảo ngũ)thì trong 1 tuần liền cứ chuẩn bị tinh thần ba lô đồ đạc sẵn sang nhận lệnh báo động trong đêm .Chỉ khổ cho cái trung đội tôi vì rất “quen”với cảnh báo động này suốt trong thời gian huấn luyện , ba đứa chúng tôi chuyện trốn về nhà được ghi nhận trong sổ đỏ của đ/v .và các bác thử đóan xem bằng cách nào mà tiểu đội tôi từ chỗ yếu kém về quản lý quân số thành tiểu đội điển hình được nhân rộng .

  Vẻn vẹn đôi dòng về đại đội tôi thời bọn tôi mới nhập ngũ . Một thời khó quên , cái ảnh tôi chụp lúc bấy giờ các bác ạ !
                                                                         Bao giờ cho đến ngày xưa là thế đó .
Logged

Tran Hoa
Thành viên
*
Bài viết: 102


c11d3e726 cuộc đời vẫn đẹp


« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 05:55:36 pm »

Trích dẫn
Trường hợp đào ngũ bị bắt lại
Nhằm răn đe anh em nào có tư tưởng tiếp tục đào ngũ
thì có mấy hình thức kỹ luật như sau:
Lớp rào kẻm gai cao 3m, nơi tân binh đào ngũ leo ra, thì phải thực hiện động tác đó đúng 100 lần trước mặt cả trung đội
hoặc chạy 100 vòng sân bóng đá, nhưng khoảng 40 - 50 vòng là anh em té xỉu
không thì ngâm mình dưới ao cá tra,dùng tay vớt số phân thừa cá ăn không hết cho vào chậu đem đi bón rau..v..v...!
Tôi không tin các hình thức kỷ luật đối với các trường hợp Đào ngũ ( chuồn ) bị bắt lại như lính rừng KPC nêu lên
các giáo án hay các quy định của quân đội ta khi thực hiện điều được cấp d,e hay cao hơn mà các cấp nầy rất trình độ đối với quản lý bộ đội  nữa phê duyệt không một trại huấn luyện tân binh nào tự quyền tự đặt ra các hình thức kỷ luật như trên ở trại kỷ luật K30 ở chiến trường theo tôi nghĩ cũng không có khi lính rừng KPc nêu lên như vậy lại có vài  (quan anh) đã ngã theo  theo tôi kỷ luật của nhằm mục đích nâng cao tính nhận thức chính trị ( họp a,b,c kiểm điểm nhận xét dưới cờ v..vv ) hay nâng cao tính dẻo dai ( hít đất, chạy quanh sân bóng hay được phân công tăng gia nhiều lần trong tuần v..vv)
 Không biết đào ngũ ở đây đả có quyết định đào bỏ ngũ được gửi về địaphươngvà bị địa phương bắt đưa lên Khi đó đả bị tước Quân tịch rồi còn chuồn về thăm nhà rồi lên trình diện thì không thể nào có các hình thức kỷ luật như vậy được ( theo tôi được biết  bô đội ra khỏi doanh trại không báo cáo trên 24 giờ là đào ngũ còn dưới 24 giờ là chuồn ) nếu có thưởng phép chỉ đúng 24h  không hơn nếu anh được phong quân hàm rồi ( còn về lao công đào binh thì kỷ luật...)
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM