Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:01:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 26122 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2019, 11:44:58 pm »


II

        Lu-nin ở với Sê-rốp trong nhà một bà già gần điếc hẳn, cả ngày đêm ngồi bên lò sưởi lẩm nhẩm những câu gì không rõ.

        Nhà sạch, không có rệp, không có gián. Khăn thêu treo ở cửa sổ nhỏ. Lò sưởi toả hơi ấm khô. Qua cửa kính, nhìn thấy cây phong chẽ hai đầy tuyết. Cái giường lớn êm của Lu-nin kê trong một góc, sau chiếc rèm gai thô. Đêm, anh nằm suy nghĩ không chợp được mắt.

        Anh nghĩ đến chiến tranh, đến những người đã cùng anh chung sống mùa thu qua, đến các bạn hữu cũ. Kỷ niệm dồn dập, anh chẳng cần gợi nó cũng ra, và anh chưa biết cách làm thế nào kết liễu cuộc trình diễn đó. Anh lại thấy những chi tiết muốn quên đi. Và những gợi ý đó để lại cho anh một cảm giác mình bực với mình, vì trước đây đã có lúc anh hành động không đúng nhẽ.

        Một kỷ niệm ngay gần đây nặng nề nhất. Anh vừa qua bốn tháng gần Lê-nin-grát mà không tìm cách gặp bà mẹ vợ cũ. Thật ra, đã nhiều lần anh có ý định tìm hiểu, nhưng chẳng lần nào đem thực hiện ý định đó. Rồi lại có việc di chuyển địa điểm này. Và Lê-nin-grát bây giờ thành cách biệt...

        Xa Li-da từ mấy năm, anh không còn nghe nói tới nàng nữa. Chỉ có bà mẹ còn có thể cho biết nàng ở đâu. Nhưng anh không muốn biết gì về Li-da, và đó là lý do chính làm anh không đi tìm bà mẹ vợ; không thể để bà ta tưởng tượng là mình đi tìm...

        Bà cụ, thật ra là người quen duy nhất của anh ở Lê- nin-grát. Sau khi ly dị, thực ra anh không có bổn phận gì đối với bà. Nhưng đó là lý luận trước chiến tranh. Bây giờ bổn phận anh phải tìm bà và giúp đỡ bà. Vả lại, chẳng có gì bắt buộc anh phải hỏi thăm Li-da. Và rồi. nếu bà ta cho địa chỉ, thì cũng thế thôi!... Ngay nếu anh biết Li-da ở Lê- nin-grát...

        Lu-nin và Sê-rôp không ăn cơm chiều ở nhà ăn. Thành nhân viên dưới đất, hai người không muốn nghe anh em phi công nói chuyện về những chuyến bay của họ nhưng không sao tránh được chuyện đó, vì buổi tối, toàn trung đoàn ăn ở một nơi. Krô-míc, vẫn là cần vụ của đồng chí chỉ huy phi đội, đem cơm về nhà cho họ.

        Đồng chí thầy thuốc đến thăm để làm lành, vừa lúc họ ăn xong cơm chiều.

        - Bỏ đi, "Trruý", đừng làm cái bộ ấy nữa! - Anh ta nói và cúi xuống giường Sê-rốp. - Cậu đọc tiểu thuyết à? Bỏ đi, nó làm cậu nhức đầu bây giờ. Cô bé người Ét-tô-ni ở nhà ăn, tớ thề là chưa hề để mắt... A, cô ta có dính líu gì với tớ đâu... Bỏ sách xuống, tớ bảo. Nhìn xem tớ đem lại cái gì dây này.

        Những bông tuyết dính trên phù hiệu tan xuống. Bụi trắng tụ ngoài cửa kính. Ngọn đèn dầu nhỏ cháy trên đầu giường Sê-rốp. Cái bóng khổng lồ của Grô-mê-kô lác lư trên trần và trên tường. Đồng chí thầy thuốc đặt trên bàn một hộp lớn, mở ra thì là cái máy hát. Rồi anh móc từ trong túi quần lớn trên dầu gối trái một lọ nước không màu sắc.

        - Bà cụ ơi, cụ xuống hầm lấy cho xin ít dưa nào? Làm một chén cho khoái. A! Cậu có dưa góp ngâm dấm cơ đấy! Ấy, 86 độ đấy nhé! Thề nào, "Trruý", cậu có ưng không? Tớ ấy à, chẳng bao giờ tớ pha nước, nhưng, để uống với cậu, pha cũng được... Gọi đồng chí thiếu tá của cậu dậy... Đồng chí "phi trưởng" - Anh gọi tất cả chữ phi đội trưởng - rra khỏi cái rrèm đi thôi!

        Sê-rốp vẫn không yêu gì đồng chí thầy thuốc, nhưng cơn giận đã qua, anh cũng thấy tấn kịch ở nhà ăn hôm qua là vô lý.

        Cái máy hát bắt đầu rống lên. Lu-nin khoan khoái uống một chén rượu pha nước, nhưng từ chối chén thứ hai. Bà già cũng uống một chén nhỏ và mắt bá dịu đi; bà ra ngồi một xó, im lặng ngây người xem đoạn sau của tấn kịch. Sê-rốp và đồng chí thầy thuốc không ngừng nốc. Họ ôm nhau ngang người mà nhảy, và cùng hát một bài trong khi cái máy hát lè nhè một bài khác. Lu-nin bị đánh thức dậy, chỉ mong đồng chí bác sỹ chóng về để Sê-rốp có thể đi ngủ. Nhưng họ không muốn rời nhau nữa. Họ cùng đi ra, mang trên tay cái máy hát đang quay và tiếp tục lải nhải dọc đường phố chính.

        Lu-nin thức giấc lúc nửa đêm: Krô-míc tha vê một Sê- rốp người đầy những tuyết mắt nhắm nghiền, mà anh dựng đứng ở giữa nhà, cởi áo cho và đặt vào giường. Rồi anh trình bày với Lu-nin:

        - Tôi nhặt được họ ở phía Cao xạ. May là họ đi lối ấy. Nếu ở trong làng, thì họ bị ngay đồng chí chính uỷ bắt gặp. Họ muốn tìm đến hầm các đồng chí pháo thủ, nhưng lại đâm vào tuyết đến thắt lưng, và không ra được nữa. Đồng chí bác sỹ thì ngồi vặn kèn hát. Đồng chí thượng uý thì ngủ.

        - Thế còn đồng chí thì làm gì ở phía ấy? - Lu-nin hỏi.

        - Tôi theo dõi họ. Dù sao tôi cũng không thể để đồng chí thượng uý ở tình trạng ấy. Nếu thật là một tay rượu chè, một tay thực thụ, thì khắc tự xoay xở ra được; nhưng đồng chí ấy chẳng uống bao giờ...

        Lu-nin không muốn đánh thức Sê-rốp và đi ăn sáng một mình. Phải nói chuyện với Prốt-cua-ri-a-kôp. Đồng chí phải cho họ bất cứ việc gì, nếu cần thì dọn tuyết, chứ cứ ngồi không thế này, rất là mất tinh thần.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2019, 11:54:05 pm »


        Gió đã ngừng. Tuyết nhẹ rơi trông cái êm đềm của buổi sáng mầu tro. Lu-nin đi ngược con phố chính, thì nghe thấy tiếng máy bay U-2. Anh ngẩng đầu và thấy nó từ phía rừng bay ra ở mé tây là là trên mái nhà và xuống trường bay. "Từ Lê-nin-grát lại chăng? - Lu-nin tự hỏi - và không có hộ tống? Gặp Mét-séc-mít trong cái lồng gà chẳng có đến một khẩu súng máy ấy! Xin lỗi đừng đùa dai." Anh nhớ ra là U-va-rốp có một chiếc U-2 riêng. "Hay là đồng chí ấy?"

        Anh trèo lên thềm nhà ăn, phủi bốt bằng một cành tùng và đi lên thang gác. Bây giờ là lúc mà thường gặp Prốt- cua-ri-a-kôp và Éc-ma-kốp ở bàn ăn. Nhưng buồng vắng...

        Hin-đa đem thức ăn sáng đến. Cô nói:

        - Chưa ai lại. Đồng chí chính uỷ Sư đoàn tới. Họ đi tất cả ra chào đồng chí ấy trên sân bay.

        Lu-nin vẫn thích những buổi đến thăm của đồng chí U- va-rốp. Anh mến con người ấy. Họ thường gặp nhau trong hầm Rát-sô-khin hay ở nhà ngủ, cùng với các đồng chí thân, và câu chuyện thường là không gò bó, gần như ngang hàng. Nhưng ở đây, là chính thức đồng chí chính uỷ Sư đến thăm Trung đoàn. Lu-nin ghét lối màu mè trước mặt cấp trên. Anh nuốt vội bữa sáng để rút cho mau.

        Cuộc đến thăm của U-va-rốp còn đáng ngại. Nếu Prốt- cua-ri-a-kôp và Éc-ma-kốp biết chuyện Sê-rốp thì sự đến thăm của đồng chí chính uỷ Sư chẳng báo hiệu cái gì tốt lành cả. Ở phạm vi trung đoàn, còn dễ được hưởng khoan hồng. Nhưng bây giờ...

        Cũng như mọi sáng , Lu-nin đi đến chỗ các đồng chí thợ máy phi đội, rồi ra xưởng lưu động, ở lại đó gần một giờ. Anh đi ra, kèm theo Đê-ép phái đi dự một cuộc họp thanh niên ở chỗ các đồng chí thợ máy. Đê-ép nói:

        - Sê-rôp vừa đến thăm tôi.

        - Bao giờ? - Lu-nin ngạc nhiên hỏi.

        - Khi đồng chí đi ăn sáng.

        Đê-ép nén một nụ cười:

        - Vừa dậy xong, Sê-rốp đã chạy lại đồng chí bí thư kể câu chuyện không may của anh.

        - Thê đồng chí nói gì với hắn?

        - Đồng chí muốn tôi nói gì? Hắn đã đủ lớn để tự hiểu. Và còn có những tội to hơn. Hắn không bao giờ thành kẻ nát rượu. Nhưng có cái khác nó làm tôi nghĩ nát óc.

        - Cái gì?

        - Hắn buồn, chán vẩn vơ. Và không có việc gì nên lúc này, thì buồn chán vẩn vơ càng nguy hại.

        Họ im lặng đi mươi bước. Rồi Lu-nin hỏi:

        - Đồng chí Éc-ma-kốp biết không?

        - Biết ngay từ đêm.

        - Thế rồi sao?

        - Đồng chí Éc-ma-kốp không đùa với những ông be bét đâu.

        - Rồi thì ra sao?

        - Đồng chí đã gọi đồng chí bác sỹ lên.

        - Chỉ đồng chí bác sỹ thôi à?

        - Phải, vì là lỗi hắn ta... Đồng chí Éc-ma-kôp định sạt.

        - Sạt chưa?

        - Không kịp. Đồng chí U-va-rốp lúc ấy vừa đến.

        - Họ rồi có nói chuyện với đồng chí ấy không?

        - Tôi không rõ. Theo ý tôi...

        Lu-nin không nghe kịp nữa: trước nhà các đồng chí thợ máy, U-va-rốp đợi họ, tươi cười.

        - A, Công-stăng-tanh I-nha-ti-ê-vít! - Anh nói khi họ đến gần. Anh bắt tay Lu-nin và Đê-ép - Vào thôi, không để đồng chí đi đâu. Vừa, dịp có một đồng chí thợ máy của đồng chí vào đoàn Công-sô-môn đấy.

        Vẻ thân ái của U-va-rốp làm tinh thần Lu-nin có lên hơn một chút. Anh chẳng muốn dự cuộc họp. Tuy vậy, anh thực vui thích khi bước vào cái nhà rộng sặc mùi thuốc lá và trông thấy những khuôn mặt trẻ mà gió tuyết đã thuộc di thuộc lại. Bờ vách và ghế dài chật cứng. U-va-rốp nói:

        - Xin cứ ngồi và cứ tiếp tục. Chào tất cả các đồng chí. -  Rồi anh cùng Lu-nin và Đê-ép đi vào ngồi ở một góc.

        Người sắp được kết nạp, I-va-sen-kô, thợ máy của Sê- rốp, đứng giữa nhà - một thanh niên vóc lớn vai rộng, khoảng chừng 19 tuổi. Từng giọt mồ hôi lớn chảy trên cái mặt đỏ. Anh chẳng biết làm gì với đôi bàn tay khoẻ mạnh và những ngón tay to sạm lại, và không biết tìm câu gì để tả lại cuộc đời không có sự việc.

        Khi anh nói xong, đồng chí bí thư Đoàn thanh niên phi đội, vừa thích, vừa cuống trước sự có mặt của chính uỷ sư đoàn, hỏi xem có ai hỏi gì không? Chẳng ai giơ tay, vi đểu đã biết rõ I-va-sen-kô.

        Lúc đó, Đê-ép, xin nói:

        - Chiếc máy bay đồng chí phụ trách đã xuất trận từ đầu chiến tranh bao nhiêu lần?

        - 202 lần. - I-va-sen-kô trả lời.

        - Bao nhiêu lần nó trở về mà không làm được nhiệm vụ?

        - Không một lần nào!

        I-va-sen-kô trả lời và không giấu sự kiêu hãnh. Nếu thượng uý Sê-rôp đã xuất được 202 lần trong sáu tháng của cuộc chiến tranh này, thì đồng chí thợ máy phải vào loại khá. Ai cũng hiểu vậy, và cả Đê-ép nữa, anh đặt câu hỏi không phải vì anh không biết con số, nhưng cốt để đồng chí chính uỷ nghe thấy, đế đồng chí biết các thợ máy của phi đội chưa kết nạp vào Đoàn thanh niên là những gã như thế nào?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2019, 11:32:30 pm »


        I-va-sen-kô được chấp nhận, buổi họp bế mạc. Lu-nin cùng với đám đông ra ngoài thềm. U-va-rốp đề nghị:

        - Nếu rảnh đồng chí đi với tôi một tí.

        Họ chầm chậm đi xuông theo phố chính. U-va-rốp nói:

        - Tôi luôn nghĩ đến Rát-sô-khin. Thấy đồng chí, tôi lại nhớ đến đồng chí ấy. Tôi biết đồng chí ấy đã lâu. Chúng tôi cùng học, cùng phục vụ. Tôi vẫn mến phục đồng chí ấy, nhưng cho đến mùa thu vừa rồi mới thực hiểu là con người như thế nào? Một tâm hồn lớn, và một chiến sĩ xứng đáng! Tháng trước, người ta đã đề nghị Huy hiệu Anh hùng cho đồng chí ấy. Tôi vừa được biết là đồng chí ấy được truy tặng.

        Lu-nin nói:

        - Nhưng bây giờ thì đối với đồng chí ấy, có cũng vậy thôi!

        - Đối với đồng chí ấy, đúng. Nhưng đối với đồng chí thì sao?

        - Đôi với tôi à? Khác chứ! - Lu-nin nói và cảm thấy đỏ mặt.

        - Đối với tôi cũng khác.

        Họ đến trước nhà ăn. U-va-rốp tiếp tục đi:

        - Nhân thể, tôi có lời chúc mừng đồng chí.

        - Mừng gì cơ? - Lu-nin hỏi.

        - Mừng đồng chí được chỉ huy phi đội khá nhất của trung đoàn.

        - Một phi đội không còn...

        - Không còn?... Ai có thể nói là phi đội của Rát-sô-khin không còn? Trước chiến tranh, người ta có thể giải tán bất cứ đơn vị nào và nói là đơn vị ấy không còn nữa: đơn vị nào cũng giống nhau; chỉ có số hiệu khác. Nhưng nay, sau sáu tháng chiến tranh này, mỗi đơn vị có một bộ mặt riêng, là một người sống. Và cái lạ nhất là những người đã chết vẫn tiếp tục sống ở đó, tiếp tục giáo dục người sống, tiếp tục dẫn họ đi chiến đấu! Đó là việc thật. Phi đội 2 vẫn tiếp tục sống. Không phải ngẫu nhiên đồng chí được chỉ huy nó, mà lại không phải là người này người khác. Đồng chí không thấy thế sao?

        Họ đã qua làng, và đường phố đã thành con đường rừng. "Đồng chí ấy dẫn mình đi đâu đây". Lu-nin tự hỏi. Nhưng U-va-rốp quay lại: chỉ một cuộc dạo chơi.

        - Tôi cũng có thể nói rằng tôi là chính uỷ sư đoàn không có, - U-va-rốp nói tiếp. - Chúng ta có ba trung đoàn, có các đơn vị thành hình, có tham mưu, chính trị, bộ phận hậu phương, công binh, xưởng, tác chiến... Nhưng nêu tất cả các máy bay đều bay, thì không đủ nổi một phi đội với quân số đầy đủ. Cái đó không ngăn trở chúng ta thành một sư, dù chỉ là để bọn Đức tưởng chúng ta như thế.

        - Thật sao?

        - Phải tin là như thế, vì chúng chưa dám tấn công con đường bằng máy bay, vì chúng tỏ ra rất dè dặt, và chúng đang huy động tất cả lực lượng không quân của chúng lại.

        - Chúng huy động?

        - Có tin như thế.

        - Chúng bắt đầu hiểu tầm quan trọng của con đường?

        - Bắt đầu, trước chúng không hiểu hết, nhưng cái đó rồi cũng thấy và chúng sẽ hiểu hẳn hoàn toàn ngay sau khi sự việc ở Lê-nin-grát khá hơn.

        - Thê bâv giờ chưa khá sao?

        - Bây giờ thì chưa.

                - Khi nào khá?

        - Tôi biết đâu được! Trước khi tăng khẩu phần, còn phải dự trữ. Thành phố thì khổng lồ: nào nhân dân, nào bao nhiêu đạo quân... Khả năng giao thông của con đường không lớn lắm. Nhưng nếu chúng ta giữ vững, thì chúng ta sẽ làm được những dự trữ đó.

        - Đồng chí cho là bao giờ chúng tấn công?

        U-va-rốp phá lên cười:

        - Đồng chí đòi hỏi tôi quá! Dù sao cũng chính vào hôm mà máy bay đồng chí chữa xong.

        - Không trước à?

        - Tôi không cho là thế.

        Họ im lặng và khi lại đi qua nhà ăn, U-va-rốp nhìn sang Lu-nin và đột nhiên hỏi:

        - Đồng chí thiếu tá, chờ đợi khổ lắm phải không?

        - Rất khổ.

        - Đồng chí không muốn nghỉ à?

        - Không. Cái nghỉ ấy, chính là cái khổ nhất.

        U-va-rồp nhìn trộm anh, không nói gì. Rồi anh cười khẽ, như vừa sực nhớ:

        - Đồng chí bác sỹ đã bị phạt.

        - Ấy? - Lu-nin nói, vẻ đắn đo.

        Vậy là U-va-rốp biết chuyện đêm qua rồi. "Sê-rốp không may". Lu-nin nghĩ và lo ngại. Anh không dám hỏi, hy vọng U-va-rốp tự nói ra. Nhưng U-va-rốp đổi sang chuyện khác. Anh xoay trên gót và thình lình hỏi:

        - Con đường trên băng, đồng chí đã nhìn thấy rõ khi bay ở trên đó chưa?

        - Gần như không. Gió thổi dưới đất, mà chúng tôi cũng không bay theo nó. Chỉ đi cắt ngang nó ở hai chỗ.

        - Tôi sáng nay cũng chăng nhìn thấy gì, vì sương mù. Nhưng dù sao cũng phải am hiểu nó, vì sẽ chiến đấu cho nó.

        - Đúng. - Lu-nin tán thành.

        - Phải đi hẳn trên đó. Đồng chí thử xem.

        Bất ngờ quá làm Lu-nin không nghe ra ngay.

        - Tôi ư?

        - Đúng, vì đồng chí có thời gian rỗi, một lần đi về trên hồ thôi.

        - Rõ!

        Lu-nin nghĩ một lát.

        - Tôi có thể đi quá đến Lê-nin-grát được không?

        - Đồng chí có ai ở đấy?

        - Không, chẳng có ai... À mà có...

        - Được... Đồng chí ra cung cấp lĩnh khẩu phần đi đường, và đi đi!... Đồng chí để ai lại chỉ huy phân đội?

        - Sê-rốp.

        - Sê-rốp?

        U-va-rốp như lưỡng lự. Lu-nin nghĩ thầm: "Sau cái chuyện hôm qua, đồng chí ấy không cho phép đâu". Nhưng U-va-rốp nói tiếp:

        - Đồng ý là Sê-rốp. Trách nhiệm có ích cho hắn. Đồng chí ở đây phải không?

        Lu-nin ngoảnh lại: đả đến cây phong chẽ hai. U-va-rốp theo anh đến cửa, chào anh và ra đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2019, 10:55:39 pm »


III

        Xri-a-kốp ở chung với Éc-ma-kốp và Sác-ba-di-ăng, còn tên "chỉ huy sở" thì dành cho cái hầm mà thượng uý Ta-ra-rắc-xin ở suốt ngày đêm. Tuy ban tham mưu trung đoàn không có sỹ quan tác chiến, nhiệm vụ ấy phải phản công lần lượt trong quân sô bay, nhưng Ta-ra-rắc-xin rốt cuộc thành ra thường xuyên thường trực, trừ mấy giờ để ngủ và ăn.

        Anh là một chàng trai lớn, lưng hơi còng, quãng 23 tuổi, nụ cười dè dặt, con mát hiền, nước da mai mái như những người thường sống mãi dưới đất. Là người đầu tiên biết tin về các cuộc không chiến, nhưng thực ra hàng tuần lễ không trông thấy tròi, nếu không phải gọi diện thoại hàng trăm lần một ngày về thông báo khí hậu thì có lệ anh không biết thời tiết ra sao; và chắc vì cái trần nhà thấp quá nên không quen đứng thẳng nữa. Mặc cái ca-pốt hải quân lùng thùng, sườn ảo đã sém đi vì luôn chạm với cái ống lò sưởi đỏ lửa, anh ngồi trước sáu máy diện thoại, làm ảo thuật yối các móì dây để giữ dược liên lạc vối các phi đội, vối sư đoàn và ba đoàn của Lê-nin-grát., Von-khốp và Ca-rê-li. Từ Cơ-rông-stát đến Vô-lô-đa và từ Svia đến Bu-đô-gôt, hàng ngàn người thuộc tiếng nói và biết tên anh, tuy không bao giờ trông thấy anh. Vì anh hơi lắp, người ta đặt biệt hiệu cho anh là "Tata-ra-rắc-xin". Anh cũng biết mọi người, và cái gì củng biết. Trong khu vực La-đô-ga, không một chiếc máy bay, dù bạn hay địch, có thể cất cánh, không một ca-mi-ông ở sư đoàn có thể chuyển bánh mà anh lại không hay. Cho nên, Lu-nin có việc phải vượt qua hồ đến mãi Lê-nin-grát, đã đến ngồi ở chỉ huy sở với hành lý, để đợi Ta-ra-rắc-xin gọi điện thoại liên hồi, tìm được một cái xe sẵn lòng cho anh.

        Cái khối hành lý vượt mọi tưởng tượng. Bốn mươi tám giờ trước đây, khi ở trung đoàn người ta biết tin là đồng chí thiếu tá Lu-nin đi Lê-nin-grát, thì từ mọi nơi, dồn lại nào bánh, nào thịt cá hộp, bánh bột gạo và nước thịt ép.

        - Để cho gia đình, đồng chí thiếu tá ạ...

        - Tôi không có gia đình.

        - Đồng chí vẫn có thể tìm được một người nào đó mà những thứ này giúp cho họ được.

        Các món quà tặng cộng với khẩu phần bốn ngày của bản thân anh, xếp trong hai cái bao khâu liền để có thê khoác vai được. Nhưng cái bao nặng quá anh phải khó nhọc lắm mới nhấc khỏi mặt đất. Anh đến ngồi ở chỉ huy sở từ chiều, vì Ta-ra-rắc-xin cho biết ca-mi-ông thường qua đó vào sáng sớm, và anh đợi suốt đêm trên cái ghế dài, cạnh lò sưởi hồng, trong cái leng keng của điện thoại và tiếng nói nhức óc của Ta-ra-rác-xin.

        Ta-ra-rắc-xin báo:

        - Đồng chí thiếu tá, hàn thử biểu vẫn xuống. Gió đông bắc trời lại quang. Đồng chí sẽ gặp tuyết.

        Đúng như vậy, vào hai giờ sáng khi Lu-nin ra khỏi hầm để trông sao, hơi lạnh giá buốt cổ họng. Sông Ngân Hà rõ đến nỗi mỗi ngôi sao nhỏ cũng lấp lánh. Tuyết sào sạo dưới gót giầy. Và trong rừng, vỏ cây răng rắc như súng trường bắn. Vào trong hầm, Lu-nin ngủ ngay cạnh lò sưởi. Tiếng Ta-ra-rắc-xin sang sảng đánh thức anh dậy:

        - Đồng chí đi xe này chứ? Hay đợi cái sau.

        Lu-nin chồm dậy:

        - Đi cái này thôi chứ còn gì nữa!

        - Nặng lắm, vì đầy dạn đại bác.

        - Cốt sao đi được.

        Lu-nin đă chán với cái sửa soạn, đợi chờ ấy. Khoác bao lên vai, anh vội ra khỏi chỉ huy sở.

        Mặt trời như đóng băng, đang nhô lên khỏi rừng, và tuyết rực rỡ làm Lu-nin phải nheo mắt. Máy nổ, một chiếc ZIS khổng lồ rùng rùng trước cửa. Khoang sau đầy cứng những hòm, giẻ, rơm, và cả một cái áo bông cũ bọc lấy đầu máy. Đồng chí lái xe nhỏ bé sù sù đôi ủng, đi bách bộ. và rúm người lại giữa những cuộn hơi sương; sương giá, ma- dút, dầu mỡ đã làm nhọ nhem cái mặt tròn và trẻ.

        - Nhanh lên, đồng chí thiếu tá! Không, đừng để bao bánh đằng sau, bẩn hết; cho vào đây, để trong ca bin. Còn có thể ngồi được...

        Anh nhìn với cái dáng kẻ cà, đồng chí sỹ quan vụng về trong cái áo da lông mầu sáng, và đôi ủng mới lĩnh ở kho ra. Nhưng anh nhanh nhẩu giúp đồng chí bỏ bao xuống và giúp đặt vào trong xe.

        - Không, không làm thể được. Thế chắn mất lối ra. Đồng chí sẽ không mở được khi cần nhảy ra.

        -  Nhảy ra?

        - Đôi khi chúng nó bắn... Để chỗ này. Như vậy, đồng chí có thể ra bằng cửa này, và tôi bằng cửa kia.

        Họ vừa ngồi vào xe là mở máy ngay, và xe lăn ầm ầm trên đường làng. Mặt trời nhuộm vàng những cột khói từ cái lò sưởi tuôn ra thăng tắp y như là đứng yên. Qua thềm nhà ăn. Hết phố. Chỉ còn con đường rừng hẹp lượn khúc giữa hai rặng tùng. Ca-mi-ỏng phóng nhanh trên tuyết cứng, không khí đông đặc vang tiếng máy nổ. Chỗ ngồi khá khó chịu vì cái bao làm không duỗi được cẳng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2019, 10:51:23 pm »


        Người lái xe nói:

        - Thê tốt hơn: không sợ ngủ gật. Có những bạn còn mắc cà-mèn vào ca-bin để cho nó va vào đầu; hoặc để súng trước chỗ tựa để cho nó lằn vào lưng. Với cái lạnh này, là cứ muốn díp mắt lại. Cái hồ thì trắng toát, mà mắt thì chẳng nhìn thấy gì, người thì cóng, cho nên buồn ngủ lắm. Không cưỡng lại được.

        - Đồng chí được xem làm con đường này từ đầu chứ?

        - Đầu ấy à, chẳng ai trông thấy. Đầu làm ở Mát-scơ-va. Hình như ngày đầu mùa thu, người ta đã thu thập tất cả các tài liệu đã viết về hồ?

        - Tài liệu gì?

        - Tài liệu khoa học. Tất cả cái gì mà người ta đã viết ấy. Cái giống băng là láu cá lắm; trong túi nó, khối mẹo. Chỉ có khoa học mới xoay xở với nó được, ở Trung ương, người ta đã đọc các tài liệu đó và cho làm đường. Sau đó, tôi đã nhìn thấy đủ, từ tháng mười, từ mảng băng đầu tiên. Người ta chăng dây sắt, cắm cọc tiêu và thế là đường làm xong. Lúc đó, bắt đầu chở lương thực đến Lê-nin-grát - với cả xe trượt tuyết mà bộ đội kéo ngay trước mũi bọn Đức. Một ngày xem không đủ, thử coi xem, đồng chí ạ - họ ở đêm trên băng. Cứ kể những thứ mà họ chở bằng xe trượt tuyết... Bắt đầu làm con đường là như thế đấy.

        - Có ô tô từ khi nào?

        - Lúc đầu, còn dùng ngựa, ở Kô-bôn, người ta đã tải lương thực đến bằng hàng lô đường nhỏ chỉ vừa đi được, vì không có đường thực. Rồi người ta đem ngựa đến chở sang mé kia, vì ca-mi-ông đi thì vơ băng. Khi tôi qua hồ lần đầu tiên, hãy còn ngựa. Thật ra, hồi đó đi ca-mi-ông là liều. Một cái thì còn đi được; nhưng hễ bị ùn, là rắc rối. Băng kêu răng rắc. Làm được một cái cầu trên chỗ sụt là hàng bốn chục ca-mi-ông kéo đến. Thế là băng bắt đầu sụt, kéo thêm tất cả cái gì ở trên nó; nước vọt ra từ khắp nơi vào bánh xe, có cái ca-mi-ông tự động tuột vào hố, chìm xuông, mất hút... Có khi, bọn Đức nhòm thấy. Chúng bắn vào cả đống. Thật là đủ...

        Họ đi đến Kô-bôn. Giữa mươi lăm cái nhà gỗ thông, một nhà thờ sừng sững trên bờ con kênh cổ - Kru-gô-la-đô-ga -  nhà thờ kiểu đời xưa với những bầu cây xanh và những nhà làm bằng gỗ để nguyên cây đầy rêu. Nhà làm to như mọi nhà ở phương bắc, nhà dưới rất cao trong đó để các đồ vật đánh cá, đồ đóng ngựa và khoai tây. Ca-mi-ông đi vào cầu, vượt con kênh, và Lu-nin bỗng nhiên thấy từng núi hòm và bao tải lấm tấm tuyết, vải bạt che không kín, cao vượt cả nóc nhà, gần ngang vói mức nhà thờ. Tất nhiên làm gì có kho ở Kô-bôn, và lương thực tích trữ ở đấy phải để ngoài trời đợi chuyến vượt qua hồ. "Đây là cái mà bọn Đức sẽ oanh tạc một khi chúng có đủ máy bay" Lu-nin nghĩ thầm.

        Ca-mi-ông ngoặt ở góc, lao một ngọn đồi cuối cùng, và Lu-nin  nhìn thấy toàn bộ chiều rộng của hồ, với con đường xuyên qua. Anh nheo mắt lại vì cái màu trắng xóa dưới ánh mặt trời không thể nào chịu được. Con đường cũng dễ nhận được, vì cái đoàn ca-mi-ông kéo dài đến xa tít. Xe của Lu-nin xuống một cái dốc thoải vượt qua đường giới hạn và từ đó là băng.

        Con đường rộng khoảng năm mươi thước, rất phẳng và hai bên, có những con chạch cao một thước đắp bằng băng tảng để bảo vệ cho đường khỏi tuyết đọng. Tuy khi đi qua rừng, gió có vẻ nhẹ. Nhưng, ở đây, thì gió thổi không ngừng làm bốc khói từ những tảng băng khổng lồ đầy hai bên đường. Cái hơi bốc trông như pha lê ấy rực rỡ ngàn ánh lửa, vượt qua ngọn con chạch băng từng làn óng ánh, và đọng lại trên đường thành băng vụn ngập bánh xe. Chỗ nào tuyết trở ngại đến giao thông thì các đồng chí bộ đội mặc áo da lông xúc tuyết bằng xẻng. Nhiều người làm việc giữ gìn con đường. Cứ hai hoặc ba cây số lại có một nhân viên giao thông, hệt như ở các ngã tư thành phố. Các pháo thủ đi đi lại lại gần những cỗ cao xạ sơn trắng. Công binh chữa con chạch. Một đại đội súng máy mặc áo quàng trắng đi hàng một ngang qua đường và dấn vào bãi băng đầy tuyết, đi về phía Nam. Tất cả những người này sống ở đâu, ăn ngủ ở đâu? Tránh lạnh, tránh gió ở đâu? Trên lớp băng này sao? Có thể thế được không?

        Người lái xe chỉ:

        - Lều vải kia.

        Lu-nin chắc không nhận ra được, nếu không có ai chỉ, vì lẫn vào ánh đống băng. Nhưng, một khi đã để ý thì cũng dễ nhận thấy, vì cái hình cong cong, những lối đi tụ vào, và những làn khói trong đó bốc ra.

        - Vì không đào được hầm, thì đấy là cách họ sống qua mùa đông.

        - Làm thế nào mà họ ngủ được? Ngủ ngay trên băng à?

        - Không! Trên cành tùng. Dưới mỗi lều vải, đều trải cành tùng xuống mặt băng. Khi mà lò sưởi còn cháy, thì ở đó ấm lắm, có khi nóng nữa, nếu không có gió quá lớn.

        - Lò sưởi không làm tan băng à?

        - Vì thế nên mới phải đế cành cây, nếu không thì đầy nước. Tôi ngủ đêm ớ đó mỗi khi có bão. Trong một số lều, có thể lĩnh xăng cho đầy bình, có cả sửa chữa xe nữa. Họ nghĩ đến đủ mọi cái. Phục nhất, vẫn là những trạm cứu thương. Đó là những trạm đầu tiên dựng lên chờ để cứu những người đi bộ bị cóng lạnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2019, 11:16:05 pm »


        - Đi bộ?

        - Thời kỳ đầu, hàng đống người từ Lê-nin-grát đi bộ ra. Chỉ hơi trông thấy đường vì tuyết phủ kín. Trời âm u, chỉ có ba giờ trong hai mươi tư giờ là có ánh sáng. Rất dễ lạc. Những người đi lạc đường trước hết quanh đi quẩn lại theo đường vòng tròn, sau rốt nằm xuống, và thế là hết. Những tay cáng đêm đêm đi tìm họ và cáng về lều sưởi cho họ nóng lại. Tôi biết một tay cáng phụ nữ người bé nhỏ, vững chắc, có đêm chị ta đem về được mười hai người. Sau khi đã cõng được người về thì chị đặt bên lò sưởi, rồi lại lập tức ra đi trong gió bão cho đến khi tìm được người khác. Chị vẫn ở đây. Tôi trông thấy chị ta cách đây không lâu, một cô gái dũng cảm, bé nhỏ, nhưng vững chắc...

        Ngay đằng trước, Lu-nin thấy một ca-mi-ông đầy những tảng thịt cừu ướp lạnh. Trên màu tuyết, thịt có những sắc tim tím rất lạ. Cái ca-mi-ông đó đôi khi đi trước được vài ba trăm thước, rồi lại bị đuổi kịp, và cứ nhìn nó Lu-nin đâm buồn ngủ. Người lái xe không nói gì nữa và nhìn con đường im phăng phắc. Lu-nin phải khó khăn lắm mới giữ được mắt mở. Chân phải của anh bắt đầu tê vì lạnh và chắc cũng vì vướng cái bao không để chân được thoải mái. Anh thấy phải xoay bao đi mới duỗi được cẳng, nhưng anh không muốn động đậy tí nào, chẳng thà chịu đau.

        Cửa xe thình lình mó đến ầm, và một luồng không khí lạnh ào vào ca-bin. Choàng dậy, Lu-nin thấy ngưồi lái xe tay không rời lái, cũng chẳng đõ xe, thò đầu ra ngoài để xem trời. Ngay lúc đó, anh nghe thấy tiếng máy bay. Người lái xe nói:

        - Máy bay ta.

        Nghe tiếng máy bay Lu-nin cũng đã biết rồi.

        Bóng máy bay cắt ngang đường và đi xa về phía tay phải. Lu-nin cũng mở cửa để nhìn. Sáu khu trục lấp loáng dưới mặt đất, và trong bầu trời lạnh ngắt, để lại những luồng hơi trắng: Prôt-cua-ri-a-kốp và trung đoàn của anh. Bỗng nhiên, Lu-nin cảm thấy một ước muốn không thể kìm nổi, là được ở trên cao lộng gió kia với họ. Buồn thực, anh đóng cửa xe đến thình.

        Anh hỏi:

        - Bọn Đức oanh tạc phải không?

        - Chứ còn gì nữa? Đồng chí nhìn coi cái miệng phễu này!

        Lu-nin nhìn thấy một lỗ khoét trong băng. Anh nhớ là đã qua nhiều cái như thế ở dọc đường và lấy làm lạ: ngay những bom nhỏ của Mét-séc-mít-110 cũng phải để lại những miệng phễu lớn hơn nhiều. Người lái xe cắt nghĩa:

        - Bom thì không đáng sợ. Trên băng, chúng không quá nguy hiểm: chúng làm thành một lỗ rồi chìm thẳng xuống: đồng chí nhìn xem có phải cái miệng phễu cũng nhỏ. Ngay nếu bom bỏ từ trước, thì cũng không có mảnh văng nhiều. Có cái không khoái lắm, là khi bị bọn Mét-séc-mít nó bắn. Chúng tìm chỗ nào có nhiều ca-mi-ông nhất, chúng bắn vào xe đầu, bắt xe đứng lại bằng cách đốt cháy xe, bắn chết lái xe hoặc bắt buộc lái xe phải ra khỏi ca-bin. Khi xe đầu đã dừng lại, thì tha hồ mà ùn, và chiếc Mét-séc-mít tha hồ bắn vào cả đông. Mọi người đều phải bỏ xe. Nhưng mặt băng, nó phăng như bàn tay tôi này, không có xó nào mà ẩn được.

        - Thế thì cũng gay nhỉ. Ca-mi-ông có hay bị bắn không?

        - Thời kỳ đầư thì có đấy. Bây giờ ít hơn. Chúng thực tình bắt đầu sợ không quân của ta. Còn pháo, thì thường bắn. Trời quang, thì qua ống nhòm chúng nhìn rất rõ mọi hoạt động trên đường. Khi không có bão, thì chắc chắn là luôn luôn bị chúng dội.

        - Thế có nghĩa là hôm nay chúng ta gặp may. Không có bão mà chúng lại không bắn vào mình.

        - Đừng nói vậy! - Người lái xe trịnh trọng nói. - Chưa đến nửa đường mà.

        Cái ca-mi-ông chở thịt cừu, nhẹ hơn, luôn tìm cách đi trước, nhưng vì bị những cầu bắc qua hố ngăn trở nên lần nào cũng bị đuổi kịp. Hố thì nhiều, và từ xa người ta đã đoán được chúng do những cuộn khói bốc khỏi mặt nước. Lạnh như hôm nay, cái nước đó là một ấn tượng lạ, và người ta không tưởng tượng được rằng cái khối băng dày như vậy lại có thể bỗng nhiên nứt ra được. Dưới vỏ băng cứng, nước hồ vẫn lồng lộn, hình như bộ áo giáp chật quá làm nó giận dữ muốn xé ra.

        Những cầu thường làm bằng gỗ còn nguyên cây. Lu-nin để ý sự cấu tạo của chúng. Một đầu khúc cây thì vít xuống băng, còn đầu kia để tự do, chắc là để cho cái hố khi nhỏ đi hoặc to ra không làm gẫy cầu. Ca-mi-ông thận trọng lăn trên mặt ván rung rinh bắc cheo leo trên nước đen ngòm bốc khói.

        Lu-nin không buồn ngủ nữa. Đôi chân tê dại khó chịu và anh ngọ nguậy không ngừng. Nhưng chân đau cũng không bằng cái sốt ruột muốn tới nơi. Cũng như bất cứ người lữ hành nào đã đi được đoạn đường, anh ham xem đường nữa, và tập trung ý nghĩ vào lúc đến. Sau bao năm, anh sẽ lên cầu thang vào trong nhà, và có lẽ sẽ biết cái mà anh sợ phải biết, tuy rất nóng lòng muốn biết.

        Thình lình anh nghe thấy tiếng rú quen thuộc của đạn đại bác dội tới, và chỉ còn cảm thấy bực dọc vì mình đã đi chậm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2019, 10:49:00 am »


        Tuy đã dầy dạn từ lâu, người lái xe cũng hơi tái mặt, và do đó những vết đầu nhọ nhem trên má cũng rõ thêm.

        - Nếu mình bị một phát vào đằng sau, thì Lê-nin-grát cũng nghe tiếng, - anh nói và cười một cách lo ngại. - Kể về âm nhạc thì tha hồ mà hưởng.

        Anh dận hết ga. Những tiếng đạn rít thưa thớt, rời rạc. Nhưng tiếng nổ thì như làm vỡ cả một bể không khí dưới vòm trời xanh.

        - "Đồ khốn! Hôm nay chúng nó giở trò” - Giọng người lái xe thắt lại - "Hơi dài quá, ngắn quá, dài quá, ngắn quá... Mình bị mắc vào dĩa".

        Cái tiếng chuyên môn đó đối với anh như có phép ma! Thực ra, những tiếng nổ mau thêm. Anh chuyển máy sang số 4. Không may, con đường cho đến đây vẫn phẳng, thì bây giờ đầy ổ gà, ca-mi-ông nhảy chồm chồm rít lên cứ mỗi vòng bánh lại rung chuyển cả toàn thân xe. Đạn xếp ở sau xe va vào nhau loảng xoảng. Cái xe chạy đằng trước lao hết tốc lực, gặp ổ gà thì chồm lên, và những tảng thịt cừu lại nhảy theo. Người lái xe nói:

        - Đúng cây số 9! Không gặp may. Có thể không qua nổi!

        - Cây số 9 là thế nào?

        - Nơi có những hố lớn nhất. Không có chỗ nào trên hồ lại khổ hơn.

        Thực thì Lu-nin cũng nhìn thấy ở mọi chỗ dấu hiệu cuộc vật lộn gay go với những mạch nước thẩm lậu. Bị lắc quá như thế này, chính là vì nước mỗi khi tràn qua băng, thì lại đông cứng lại thành bướu, ở chỗ này, con đường chắc đã bị uốn nhiều lần: còn nhận thấy loằng ngoằng những lối đi và chỗ ngoặt trước đã bỏ.

        Đạn đại bác tiếp tục rơi mỗi lúc một gần, mà ca-mi- ông thì tiến hết sức chậm. Các tảng thịt cừu của ca-mi- ông đi trước lác lư ngay trước mũi xe, và chắn cả tầm mắt. Người lái xe định vượt. Nhưng, xa hơn chút, một đoàn ca-mi-ông đang bò trên những chiếc cầu chật hẹp làm bằng thân cây, bắc trên các nhánh một con hào dài ngoằn ngoèo. Và khi một xe trước còn núng nính, dù một cách thận trọng trên mặt ván rung rinh, thì những cái khác phải đợi.

        Có khi cả đoàn phải ngừng hẳn lại. Không tắt máy, các đồng chí lái xe từ ca-bin xuống, gọi nhau và duỗi cẳng cho khỏi tê. Trước các bạn, người lái xe của Lu-nin ra cái bộ phớt lạnh với oanh tạc, ngáp với vẻ mặt chán chường khi một quả đại bác nổ ngay gần. Rồi xe lại đi.

        Lu-nin tưởng những trắc trở đó đã hết thì một luồng khói đen dày dặc bốc ngay đằng trước mắt.

        - Trúng rồi! - Ngitời lái xe nói, mặt tái nhợt.

        Nặng và có mùi đầu, khói cuộn xoáy trước gió, toả trên tuyết hai bên như cái đuôi ngựa và che lấp cả chân trời.

        - Một chiếc ca-mi-ông đầu. Chúng nã trúng giữa.

        Các xe ca-mi-ông không dám đi gần đám cháy. Thoạt tiên, họ đỗ lại, rồi, từng cái một, đi ra khỏi đường về phía phải, và lết bánh trên tuyết khô, gắng đi vòng tránh cái xe đang bốc lửa: Xe đi rất chậm, tuy năm quả đại bác nổ ngay cạnh. Rồi lại vào đường. Đương lại nhẵn, không có nước không có hố. Xe lao thẳng.

        Bọn Đức đã ngừng bắn, hay lại bắn vào khu vực khác? Lu-nin đã thấy thẳng trước mặt, cái mép rừng xanh mồi lúc một rõ. Anh nhận thấy ngay trên ngọn cây, đèn pha Ôt-si-nô-vét rnà anh đã nhìn thấy lần thứ nhất khi phi đội bay trên hồ. Đôi chân tê dại, đau nhừ. Anh không ngừng ngọ nguậy nhưng cũng không quá chú ý đến nó lắm, vì tâm trí còn mong đến cho nhanh.

        Rốt cuộc họ cũng leo đến bờ hồ và bon trên bóng in rập rờn xanh của hàng tùng. Một thị trấn vô tô chức với những dãy lán tạm thời, đã mọc lên trên bò hồ. Lu-nin nghe tiếng còi tầu: một đoàn tầu hàng đỗ trên đê. Cũng như ở Kô-bôn, từng núi bao tải và hòm dưới vải bạt nằm đợi lương thực mà các ca-mi-ông tải đến. Từ đó, lương thục được đưa đến ga Phần Lan bằng xe lửa.

        Từ đây đến Lê-nin-grát, chỉ còn chừng bốn mươi cây số nhưng người lái xe dừng lại:

        - Ta nghỉ một tí.

        Chừng một tá ca-mi-ông đầy hàng, trên tuyết đã cứng lại vì sức bánh xe, nằm đợi trước một dãy lán bằng ván ghép vội. Khói phun ra từ các ông tôn chọc dựng đứng khỏi mái nhà. Chậm trễ như thế này làm Lu-nin ngao ngán. Nhưng được sưởi ấm cũng khá hấp dẫn.

        - Nhưng dừng quá lâu nhé, - Anh nói và theo người lái xe vào trong lán.

        Một bức vách nửa vời ngăn nhà ra hai căn. Trong căn thứ nhất rộng rãi, ba lò sưởi gang đang reo. Một luồng hơi nóng ấm áp phả vào mặt Lu-nin, và anh cảm thấy như sống lại. Các đồng chí lái xe, kẻ đứng người ngồi, ngây người quanh lò sưởi. Nước nấu trong thùng, trong các ấm lớn tướng. Một luồng hơi nóng bỏng bốc lên trần. Và họ uống từng ca nước nóng một cách khoan khoái, nắm giữa các ngón tay đen sì những lát bánh lạnh cứng.

        - Sắp sửa ăn đấy. - Người lái xe mời Lu-nin. - Đồng chí thiếu tá, đồng chí ngồi xuống.

        Những người khác chắc đều đã quen với anh đã lâu: anh tán chuyện với họ, vừa nói vừa rút từ cái túi quần bông ra một con cá sấy lớn bọc trong một mẩu báo và để cá xuống một chiếc ghế dài để sửa soạn bữa ăn.

        Một người từ căn trong bước ra, chắc là một đồng chí lái xe nói khẽ mấy tiếng mà Lu-nin không nghe thấy. Mọi người im lặng. Người nọ sau người kia, các đồng chí lái xe đi vào sau bức vách. Người lái xe của Lu-nin cũng đi, để cá trên ghế. Lu-nin còn lại một mình.

        Hơi ấm làm chân anh càng đau hơn. Anh tụt đôi bốt lông, sửa lại bít tất và muôn cho đỡ đau, anh đi lại đợi quanh lò sưởi.

        Người lái xe trở ra và khẽ nói:

        - Chị ấy chết rồi.

        - Ai vậy? - Lu-nin hỏi.

        - Vợ đồng chí đại uý... một đại uý ở quân đoàn Von- khôp đi Lê-nin-grát công tác và đem vợ ra. Đem được đến hồ, nhưng chị ấy đã gần chết. Đồng chí ở với vợ hai ngày trong cái lán này. Đồng chí cố bón cho chị ăn, nhưng cơ thể đã không thể tiêu được nữa. Chị đã chết.

        - Bây giờ ta làm gì?

        Người lái xe lắc đầu, và nhìn con cá, vẻ gượng gạo.

        - Đồng chí thiếu tá có đói không? Tôi cũng hết đói. Không thể nuốt được. Cứ đến đây, là không bao giờ nuốt được. Mỗi khi tôi qua hồ, là hết muốn đói.

        Anh bọc cá vào giấy báo và nhét vào túi.

        - Đi chứ?

        - Đồng ý.

        Họ ra khỏi lán.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2019, 11:34:21 pm »


IV

        Lu-nin vào thành phố bằng ngả Rơ-jê-vơ-ka, O-khơ-ta, phố Vi-boóc, nhà máy Sta-lin và ga Phần Lan. Qua sông Nê-va trên cầu Li-tê-i-ni. Mặt trời chưa lặn và những tia sáng cuối cùng nhuộm hồng những tòa nhà to lớn. Lu-nin mải miết ngắm các khu phố đầy tuyết, đường đi gần như không còn trông thấy, ngắm các khung nhà bị phá hủy. Không ôtô, không ngựa, không có xe điện, không có cả một con quạ. Anh tưởng đến những thành thị bị chìm đắm trong những cuốn truyện trẻ con. Những người đi đường hết sức thưa thớt càng làm tăng cảm giác đó: họ lê từng bước cũng khó nhọc như đi trong nước ngược dòng.

        Qua cầu Li-tê-i-ni, là cái phố mà Lu-nin quen thuộc nhất. Trước khi cưới, Li-da ở mé này, trên Mô-khô-vai-a. Đã bao lần Lu-nin đi với nàng trên những đường phố này, đưa nàng về tận cửa. Anh bàng hoàng khi từ trên cầu nhìn thây đồi Li-tê-i-ni bầy ra trước mắt. Mùa hè năm ấy đã bao lần anh leo nó, đã bao lần anh nhìn những mái nhà này, cái phố thẳng tắp đến chân trời. Anh chưa hề tưởng tượng được những cái đó lại xáo lộn đầu óc anh đến thế này. Lu-nin đến các ngả đường mà anh thuộc nhất, ở góc phố Pê-sten, anh đề nghị người lái xe đỗ lại.

        Người lái xe xuống, giúp anh đeo bao lên vai, và thân ái chào anh. Đôi chân tê buốt của Lu-nin đã dại đi vì cái thế nằm im lâu. Bước chân lảo đảo, anh chậm chạp đi vào phô Pé-sten trên cái lối đi hẹp dọc theo mặt trước các nhà. Khi anh gặp người đi đường, phần đông là đàn bà, còng hẳn người xuống, mặt lấp trong cái khăn len, chỉ còn vừa đủ sức lết trong đôi ủng dã phải rạch bằng dao cạo - anh rón rén tránh những bước họ, và dẫm ngập chân vào tuyết... Sau cái mặt kính này, trước đây là một cửa hàng hoa... Rồi nhà bào chế Túp... Anh nhớ cái biển hàng làm sao! Tim anh đập mạnh đến nỗi anh phải đứng lại một lát.

        Anh đến gần ngã tư nơi phố Pê-sten chọc qua Mó-khơ- vai-a và bỗng nhìn thấy một góc ngã tư đã bị sạt bom, như cắt bằng dao cạo. Bốn tầng gác ở góc đó đã bị phanh ra: buồng dán giấy mầu, bàn đầy tuyết, tủ, gương, "Bom nổ ngay gần nhà Li-da". Anh lo lắng. "Chỉ cách hai hay ba nhà". Anh rẽ bên phải và nhìn thấy ngay nhà.

        Đầư tiên, chảng thấy gì thay đổi: cái mặt trước màu tro buồn buồn của dãy nhà năm tầng với những đường gờ đen sạm. Cửa vào... Anh nhớ lại cái mùi bụi chua chưa, cái lớp kính màu ánh sáng đục mà những hình người dũng sỹ đời xưa đã làm cho con người tỉnh nhỏ của anh ngẩn ra mà ngắm nghía.

        Anh đi thêm vài bước và đứng lại bàng hoàng. Sao anh lại không thấy ngay là các cửa sổ đâu còn kính?

        Cố bám lấy hy vọng, anh rảo bước. Nhưng nhà chỉ còn bộ xương: không mái, không trần - như một hạt dẻ rỗng. Qua các cửa sổ không kính, thấy một đống nhằng nhịt những xà nhà đã bửa ra và vặn vẹo.

        Không còn hy vọng gì tìm thấy bà mẹ Li-da. Lu-nin, lần đầu tiên, mối thấy rõ cái hết sức mong muốn được gặp bà, mặc dù, anh sợ cuộc gặp gỡ... Bà là người duy nhất có thể cho anh tin tức... Trong thâm tâm, tuy không hề dám tự thú vói mình, anh còn vẫn nuôi hy vọng là Li-da đã trở về nhà.

        Trĩu người dưới bao nặng, anh suy nghĩ trước ngôi nhà bị phá hủy. Nó có thể cho anh biết bà ra sao? Nhưng hỏi ai? Nhà đã bị phá hủy lâu rồi, chắc từ tháng chín. Và Mô- khơ-vai-a bị phá hủy đến mức nào? Không một cửa số còn nguyên vẹn... Không một người ở... Không một người ngoài đường phố... Không một tiếng động.

        Mặt trời lặn. và ánh sáng hoàng hôn mùa đông xanh ngắt giữa các nhà, tuy nền trời còn sáng. Lu-nin bước chậm chạp trở lại. Anh không biết là đi đâu. Cái ý định duy nhất tìm Li-da đã tan vỡ. Không bao giờ anh còn được biết gì nửa.

        Đến phô Pê-sten, anh rẽ ra mé Fông-tăng-ka như một cái máy, và một lối đi hẹp giữa những đống băng đưa anh đến bờ sông. Anh đứng lại.

        Anh không còn chú ý đến bao nặng. Bên kia Fông-tăng- ka, là Vườn mùa hè. Trong bóng tối ngày một dầy, vẫn trông thấy các khẩu cao xạ giữa những cây trụi lá.

        Anh im lặng nhìn. Bỗng một người đàn bà nhỏ xíu đi ngang. Tuy lạnh, nhưng măng-tô của chị không cài cúc, và cái khăn len chỉ là đặt hò trên tóc.

        Anh chỉ trông thấy mặt trong một khoảnh khắc - khuôn mặt gầy guộc, môi tái nhợt và mím lại, da hắt lại những vệt xanh. Cái thương tâm nhất là qua đôi mắt: người ta thấy cả một sự chịu đựng khủng khiếp.

        Chị đi ra xa, dọc theo bờ sông, và anh không rời được mắt. Chị có vẻ rất vội, có thể nói là chị đi trốn cái gì, nhưng đôi chân mang ủng sẫm không theo ý chị nữa. Chị gắng không rời mặt trước dãy nhà và thỉnh thoảng lại bám vào để đứng được vững. Chị ngã xuống tuyết, đứng dậy, đi hai, ha bước, lại ngã, lại đứng dậy...

        Lu-nin chạy lại, thở hồng hộc dưới bao nặng:

        - Khoan một tí.

        Chị không nghe thấy và vẫn đi không ngoái cổ lại. Khoảng cách ngắn đi mau chóng.

        - Xin lỗi chị.

        Chị lảo đảo đứng lại, ngước nhìn anh bằng một con mắt đã hết tinh thần, và lại đi.

        - Chị khoan một tí! - Anh cầm lấy tay.

        Chị đứng lại. Anh để rơi bao xuống tuyết, và không nghĩ ngợi, cởi nút rất nhanh, như sợ chị lại đi nữa.

        - Có lẽ đã lâu chị không ăn. - Anh ấp úng nói, vừa cô mở nút dây bằng các ngón tay đã tê dại.

        Chị như không hiểu và nhìn anh với cái vẻ thản nhiên đau đớn.

        Cái nút mở được. Anh vùi hai tay vào bao và gặp cái gì thì rút ra cái nấy. Anh đưa chị miếng bánh mì:

        - Chị cầm lấy.

         Trông thấy bánh, mặt chị run lên, môi hé dần, và một tia sợ hãi hiện lên đôi mắt. Chị hơi lùi lại.

        - Chị cầm lấy đi! - Anh để bánh vào tay chị.

        - Cho tôi à? - Chị hỏi, vẻ không tin.

        - Chứ sao? - Lòng anh đầy thương cảm trước đôi tay chỉ còn da bọc xương.

        Mắt chị nhìn bánh, lại nhìn Lu-nin.

        - Tại sao đồng chí cho tôi?

        - Tôi không cần đến, - Anh ấp úng... - Tôi đi qua đây và lại đi ngay... tôi có đủ cái cần thiết.

        Một dòng nước mắt trào ra khoé mắt người đàn bà. Trước khi anh kịp hiểu, chị khuỵu xuống trước anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2019, 11:42:46 pm »

     
        Thật quá sức anh chịu nổi. Hoảng hốt, anh nâng chị dậy.

        - Tôi còn biếu chị nữa! - Anh nhét một hộp thịt vào túi măng-tô của người lạ mặt. - Nhưng chị ăn đi chứ? Sao chị không ăn? - Cảm xúc làm anh lúng túng - Chị ăn một miếng, sẽ dễ chịu ngay. Tôi còn biếu chị nữa, tôi còn nhiều...

        Chị nhét chiếc bánh vào trong măng-tô và lác đầu.

        - Tại sao?

        - Còn các cháu ...

        - Mấy cháu?

        - Hai.

        - Thế chị đi đâu?

        - Tôi đi... Tôi không còn gì cho các cháu ăn nữa.

        Lu-nin cúi xuống buộc bao, và nhắc bông lên vai:

        - Chúng ta về nhà! Chị chỉ đường cho tôi.

        Anh bước vội. Chị không theo kịp tuy cố chạy. Và anh phải ngừng lại đợi. Khi chị sắp ngã, thì anh lại phải đỡ lấy khuỷu tay. Họ trở lại phố Pê-sten, đi theo phố đến đồi Li- tê-ni-i và sang bên kia hè. Đêm xuống mau. Họ đi qua một khoảng vắng trên một lối nhỏ, tuyết sào sạo dưới chân. Mé sau lờ mờ thấy bóng trắng chiếc nhà thờ lớn, xung quanh là hàng giậu găng. Họ vượt ngang qua và rẽ vào phố Mai- a-kốp-ski, bên phải.

        - Đến rồi chứ?

        - Ngay đây rồi, - chị nói gần như không ra tiếng.

        Sự đau đớn của người lớn, cả đến cái chết của họ, anh còn có thể chịu đựng được, nhưng cái khổ của trẻ con thì anh chịu không nổi. Họ đi vào trong sân, "chị đã đi một chặng đường, liệu chúng còn sống không?"

        - Ở đây?... Hay trên kia?... - Anh hỏi trong khi trèo một cầu thang lạ trong bóng tối.

        Kiệt sức vì cố gắng quá, chị không trả lời nổi. Anh đợi ở cầu thang. Gần như không trông rõ người trong bóng tối và ôm cái bánh sát vào lòng, chị cố mãi cũng đến kịp anh rồi đẩy cửa.

        Anh theo sau. Rèm che tối om, và cũng không ấm gì hơn ngoài thang gác. Anh dò theo tiếng chân người đàn bà. Họ còn qua một ngẫng cửa. Bên trong, vẫn không ấm gì hơn. Anh đụng đầu gối đến xoảng vào một cái lò sưởi gang nhỏ. Chắc là đến rồi. Anh bỏ bao xuống và tìm cái đèn bấm trong túi.

        Một vòng ánh sáng tròn nhỏ mầu vàng chạy trên tường. Buồng như trông rỗng: không bàn, không ghế, không tủ. Người đàn bà đi đâu rồi? Anh nghe tiếng vải sột soạt nhẹ, chiếu sáng vào mé đó và thấy chị cúi xuống một cái giường to.

        Hai cái đầu nhỏ trùm khăn kín nằm trên gối. Chị rơi cả mình xuống ngay giường, lấy thân ấp lấy các con.

        Đứng im, nín thở, anh nhìn mặt chúng. Còn sống không? Chỉ có cái mũi thò ra ngoài khăn, nhưng cũng thấy được là có một đứa con gái, đứa chị và thằng bé em. Chúng còn thở không? Ánh sáng đèn bỗng làm đứa chị nhăn mặt và mở mắt.

        Một phút sau, nó đã ngồi dậy và lấy ngón tay lều nghều đưa từng miếng nhỏ ruột bánh lạnh cứng lên mồm. Ở một góc nhà, ngay dưới sàn - vì kliòng còn đồ đạc gì ngoài cái giường - một sợi bấc cháy trong cái lọ, vì ánh sáng lờ mờ phản chiếu trong mắt đứa bé gái. Thằng em bé còn sống, nhưng không làm nó tỉnh lại được. Người mẹ để một một miếng bánh nhỏ vào mồm nó, nhưng nó có vẻ thản nhiên không nuốt. Những phút vô cùng đau đớn. Bỗng nhiên, hàm nó động đậy.

        - Nó nhai, nó nhai! - Lu-nin reo lên. - Chị nhìn này: nó nuốt!

        Anh tìm vài tờ báo, giở ra trên sàn cạnh ngọn đèn, và bầy ra tất cả những các thứ đựng trong bao: một chiếc bánh mì lớn, nhiều bánh mì nhỏ, rồi nào bánh bít-cốt, nào hộp thịt bằng sắt tây, cá sấy, đường, bánh bột gạo. Sợ còn quên cái gì, anh rũ bao, lộn trái bao ra.

        Anh nghĩ bụng: "Bánh đối với họ chưa đủ. Phải có xúp, xúp đặc. Phải nấu cho họ".

        Tôi có thể đem một mẩu xuống bếp được không? Cho bà cụ... Có một bà cụ nằm ở đó.

        - Bà cụ sinh ra chị phải không?

        - Không. Bà cụ hàng xóm... Có được không?

        - Được chứ! Của chị tất cả đấy. Chị muốn làm gì thì làm...

        Chị đi xuống bếp. Trên sàn, gần cái máy khâu, có một cái rìu. Chủ yếu bây giờ là làm sao cho họ ấm áp. Tay cầm rìu, và soi đường bằng cái đèn bấm, anh ra ngoài nhà, cũng chẳng biết tìm củi ở đâu, nhưng chắc cũng sẽ tìm được, vì cái lòng muốn tận tâm giúp đỡ người mẹ và lũ trẻ, những người mà dù thế nào cũng phải cho ăn, cho ấm và cứu sống lại.

        Đêm, anh không buồn ngủ và ngồi thức trên sàn, cạnh lửa, cằm tì trên đầu gối. Một hơi ấm êm đềm tràn ngập căn buồng, và cái lò đỏ lửa, luôn ngốn những thanh củi nhỏ vứt vào. Anh đã làm hết khả năng: trong một càn nhà bỏ trống, anh đã tìm được mấy cái ghế dài, mấy cái giá làm củi; anh đã nấu một xoong lớn xúp đặc có mỡ và cho mọi người ăn, bón cả cho thằng nhỏ. Nó vẫn chưa tỉnh hẳn và phái đổ bàng thìa. Người mẹ và lũ trẻ bảy giờ ngủ trên giường. Ngồi trên cái áo da lông, anh nghe họ thở.

        Anh quá xúc động, không muốn ngủ để mất cái sung sướng ngắm họ no và sống. Ngay giờ phải đi rồi. Những thức ăn đó lại đủ cho họ sống mấy ngay. Rồi sau ra sao?

        - Đồng chí tên là gì? - Bỗng nhiên có tiếng hỏi.

        Anh giật mình. Người đàn bà này đã dậy. Anh quay đầu lại. Có lẽ chị đã thức từ lâu. Nhưng tối quá, anh chẳng nhìn thấy gì.

        - Công-stăng-tanh I-nha-ti-ê-vit- - Anh trả lời.

        Im lặng hồi lâu anh hỏi:

        - Thế tên chị?

        - Ma-sa.

        Chị im lặng. Chắc là ngủ lại. Anh không dám hỏi nữa.

        Làm sao mà anh bỏ họ ra đi được?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2019, 12:42:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2019, 12:46:59 am »


V

        Anh ngủ lúc nào không biết, co quắp trong l ái áo da lông. Mệt mỏi vì đi, và vì lạnh, anh ngủ thăng một giấc và dậy trưa.

        Sau cứa sổ đóng băng, bên ngoài dà sáng rõ và một ánh nắng mùa đông tràn ngạp dầy buồng. Cái ấm nước đang sôi trên lò sưởi. Lu-nin thoạt tiên ngạc nhiên sao mình lại ờ đây, rối anh ngượng: anh đã nằm ngủ giữa nhà.

        Lũ trẻ ở trên giường nhìn anh. Thằng bé con cũng đã tỉnh. Mẹ chúng đã bỏ khăn cho chúng, vì cũng ấm. Chúng không nằm nữa, mà ngồi giữa những cái gối như con chim non trong tổ. Tay chúng gầy còm không thể tưởng tượng được. Đứng bên cửa sổ, người mẹ im lặng nhìn Lu-nin. Trên ngưỡng cửa, một bà cụ già đang chăm chú ngắm anh. Anh vừa dậy thì cụ tức thì biến mất và đóng cửa lại.

        Mọi người chắc đợi anh dậy từ lâu. Họ chưa động đến các thức ăn.

        - Thế nào, ăn sáng chứ? - Anh nói và cười.

        Một phút sau, mọi người uống nước đường nóng và ăn bánh. Súp đặc nấu trong cà mèn. Và Lu-nin lại thấy cái vui đêm qua.

        Người đàn bà nói chuyện với anh như với một người bạn thân. Chị kể là thằng bé không nói được đã mấy ngày, nay lại bắt đầu nói chuyện.

        - Sê-ri-ô-gia, con có yêu bác không?

        Mồm đầy thức ăn, thằng bé bẽn lẽn cười và quay đầu đi. Cổ nó như sợi chì.

        - Bác là ai nào? - Lu-nin hỏi.

        - Thuỷ quân, - Lần này thằng bé Sê-ri-ô-gia trả lời và ngắm nghía cái lon vàng.

        Sau mấy thìa súp đặc, lũ trẻ lại ngủ: chúng yếu quá nên cứ ăn một lúc là lại buồn ngủ. Người mẹ và Lu-nin tiếp tục uống nước, anh ngồi dưới đất, chị ngồi trên mép giường.

        - Vì cái áo da lông che, nên hôm qua tôi không nhận được là đồng chí ở Thuỷ quân.

        Hình như chị muốn hỏi cái gì. Nhưng lại thay dối ý kiến. Anh đoán là chị muốn hỏi tin và hỏi ngay:

        - Thế bố các cháu dâu? - Anh hỏi khẽ và hất đầu chỉ lũ trẻ.

        - Bố cháu mất rồi.

        - Bị hy sinh?

        - Không. Chết bệnh từ trước chiến tranh.

        Anh đã đoán lầm. Nhưng rõ ràng là chị có vẻ muốn hỏi xem anh có gặp người chồng không?

        Chị kể cho nghe là chị làm giáo sư ở một trường đã dọn đi trong mùa hè qua, còn chị thì mắc lại ở Lê-nin-grát vì lúc đó còn đi đào công sự. Sau, chị làm việc trong một xưởng làm mũ ca-lô mùa đông cho bộ đội. Chị đưa cho xem mấy tá đã khâu xong. Nhưng câu chuyện chứng tỏ là đã từ lâu chị không bước chân đến xưởng, vì không còn đủ sức đạp máy may.

        Chị nói:

        - Hôm nay thì nhất định tôi lại đến. Đồng chí chỉ giúp tôi đem cái máy khâu ra cửa sổ. Bây giờ tôi đã ăn một chút, thì lại máy được. Tôi sẽ đi giao trả những ca-lô này và nhận việc mới.

        Lu-nin hoài nghi:

        - Nếu xưởng còn tồn tại mới được chứ.

        Chị cãi:

        - Nhất định là còn.

        Lu-nin vẫn hoài nghi:

        - Còn xem xem đã. Nếu chị không còn máy nổi, thì các bạn chị cũng thế vì cũng không có ăn như chị.

        - Tất nhiên, nhưng các chị đó không có cháu...

        - Vậy thì khác gì?

        Anh không nói hết câu. Anh bồng hiểu: ai không có con thì được ăn hết phần mình. Anh nghĩ:

        "Không thể bỏ họ được". Thật ra thì anh chỉ kéo dài cuộc sống của họ được mấy ngày. Anh đi, thì người mẹ sẽ chết, và lũ trẻ nữa... Anh nhìn mặt người đàn bà gầy guộc, tái nhợt hôm qua còn là người lạ và anh mới vừa quen biết. Và ý nghĩ rằng chị chắc chắn sẽ chết quá sức chịu đựng của anh. Anh mặc vội cái áo da lông.

        - Đồng chí đi ngay à?

        - Vâng.

        - Nhưng đồng chí không đi khỏi Lê-nin-grát chứ? Đồng chí lại trở lại chứ?

        - Tôi không biết khi nào rời Lê-nin-grát. Nhưng không quá ngày mai, khi tìm được chiếc ca-mi-ông nào cho đi. Tôi phải có mặt ở đơn vị vào ngày kia.

        - Có xa không?

        - Bên kia hồ.

        - Đúng như tôi nghĩ... Trước khi đi, đồng chí trở lại thăm chúng tôi nhé? Đồng chí trở lại nhé?

        - Nhất định có.

        - Chắc không?

        - Chắc lắm chứ.

        Anh đã đội mũ lông. Nhưng chị giữ tay áo ngoài, và anh không dám gỡ ra.

        Chị nói:

        - Tôi không cảm ơn đồng chí. Không một lời cảm ơn nào nói lên nỗi lòng tôi, nên tôi không cần nói cám ơn với đồng chí. Tôi biết là không phải vì cá nhân tôi mà đồng chí đã làm như vậy. Vì thế mà tôi đã nhận sự giúp đỡ của đồng chí.

        -  Chị cứ nói thế, chị Ma-sa...

        Chị ngước mắt nhìn anh. Nhưng anh không nói hết câu và đi ra.

        Bây giờ anh phải tìm ở mé cù lao Vát-si-li một người tên là Sa-ra-pốp ở phòng chính trị. Người đó sẽ giúp anh tìm một ca-mi-ông mà về. Ta-ra-rắc-xin đã dặn anh như vậy. A! Nếu cái ca-mi-ông có thể chở được cả người đàn bà này và lũ trẻ sang bên kia hồ nhỉ...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM