Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:05:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 26120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2019, 12:23:17 am »


        Các đồng chí phi công...

        Đôi với các cô bạn gái trong đội, tiếng đó như bao trùm một hào quang vinh dự. Trong óc các cô, ngay đến các đồng chí thuỷ thủ cũng không bằng. Ai cũng có một người quen ở mặt trận, nhưng chẳng ai có may mắn có người quen là phi công. Do đó, các cô say mê đọc thư mà Sô-ni-a nhận được của cậu em, chỉ vì cậu em đó sống trên một trường bay. Việc Sla-va sống giữa các phi công, khiến cho nó và cả Sô-ni-a nữa, ít nhiều cũng được thơm lây.

        Cứ nghe các cô nói chuyện mãi về phi công một cách quá hiếu kỳ, Sô-ni-a đâm lại nghĩ đến họ nhiều hơn nữa.

        Cô cứ tưởng tượng ra các nhân vật mà Sla-va kể trong thư. Nhưng không phải là dễ, vì Sla-va có chịu tả mặt mũi họ đâu. Ví như I-li-a Ta-ta-ren-kô thì Sô-ni-a chảng để ý tới chút nào, vì thấy Sla-va gọi "I-li-a" như gọi một đứa trẻ con, và thấy nó nhận là bạn. Chắc cũng là một thằng bé nào kiểu Sla-va. Éc-ma-kốp phải là một người rất tốt, một nhân vật quan trọng, nhưng chắc tuổi đã cao nên Sô- ni-a cũng không chú ý lâu. O-strô-sa-blin... Có ai lại tên là thế bao giờ1? . Tên như thế thì người giống cái gì nhỉ? Và Kla-mê-tốp, và Ri-a-bu-skin?... Cô nghĩ nát óc, mà chẳng ra hình ảnh gì. Nhưng Lu-nin thì khác. Cô nhìn thấy rõ như đã gặp rồi.

          Nghĩa là "Gươm nhọn"

        Trước khi đi, Sla-va đã nói nhiều, và trong các thư, cũng thường lại nhắc đến tên ấy. Chắc là một người cao lớn, nghiêm trang và dũng cảm trong mọi thử thách. Nhưng bao nhiều tuổi? Sô-ni-a liệt những người trên hai nhăm vào loại đứng tuổi. Cô tưởng tượng Lu-nin như thế. Chắc là khuôn mặt gầy, mũi như mỏ diều hâu, đôi môi mỏng. Tất nhiên là rất tốt, vì đã làm bao nhiêu việc cho Sla-va. Nhưng nếu ngày nào Sô-ni-a được giới thiệu với anh, chắc cô sẽ nhút nhát, sợ lắm.

        Có ngày nào thế không nhỉ? Thực tình mà nói, thì cô luôn nghĩ đến ngày đó. Đôi khi cô còn nghĩ là có bổn phận phải làm quen với Lu-nin để cảm ơn. Cô sẽ đến anh, xưng tên mình, rồi nhân danh cha, nhân danh mình mà cảm ơn. Cô hình dung thấy rất rõ cảnh đó. Cô nói. Anh nghe, nghiêm nghị từ trên nhìn xuống cô; rồi cô chào và đi. Không thể buộc anh phải tiếp một người mà anh không để ý tới. Anh có trò chuyện với Sla-va thật, và Sla-va còn kém cô những năm tuổi. Nhưng đối với Sla-va thì anh nói chuyện như đối với trẻ con, còn lấy làm vui với những chuyện ngớ ngẩn của nó. Nhưng Sô-ni-a thì không còn là trẻ con nữa...

        Giá cô viết thư? Viết thư để anh không trông thấy người, để không biết dáng cô ra thế nào? Anh sẽ trả lời. Cô sẽ lại viết nữa. Hai người sẽ viết thư cho nhau. Đã nhiều lần, cô sắp sửa lấy giấy bút. Nhưng mấy câu cô nghĩ ra nó "nặng" quá, "sáo" quá...

        Cô không ngừng nghĩ đến Lu-nin. Trí tưởng tượng của cô miên man... Giả thuyết anh hơi bị thương, và người ta đem anh ra thị xã. Chắc Sla-va sẽ đi theo và nó có thể nói với anh: "Không cần đi nhà thương. Nhà em rộng. Anh ở đây rất tốt, chị em sẽ trông nom cho anh".

        Mơ màng như vậy kể cũng vớ vẩn... Nhưng có ai biết cái nhớ ấy đâu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2019, 11:23:14 pm »


III

        Một buổi sáng sương mù, mười khu trục của Lu-nin cất cánh, và theo đội hình tam giác như kiểu cờ bay, bay là sát ngọn cây, hướng mũi về phía tây.

        Sương mù màu xám mùa thu nhấp nhô trên biển cây xanh. Sương mắc vào cành cây, bao trùm ngọn thông, sương thành những đợt sóng khổng lồ. Máy bay đâm vào đấy, rồi lại nhô ra ở đằng xa. Bay đầu, Lu-nin bản khoăn nhìn cả đội: mọi người có theo được không? Có ai lạc trong sương không? Có giữ được thẳng hàng không? Nhưng ra khỏi mây thì hình tam giác vẫn y nguyên. Phi đội trưởng có thể hài lòng. Các phi công của anh bay trong trật tự hoàn toàn. Dẫn đầu mười chiếc khu trục luôn lắp lại mỗi động tác của anh, Lu-nin thấy một cảm giác hùng mạnh mới mẻ. Lòng anh tràn ngập vui sướng trong khi dẫn phi đội bay như vậy trên những cánh rừng miền Bắc.

        Anh dẫn họ thẳng đến ngọn đồi trụi và cho họ bay là trên mộ Rát-sô-khin. Cái sân bay quen thuộc biết bao. Anh thuộc từng ngọn thông, từng căn nhà gỗ ở phố lớn. Đồng chí Prôt-cua-ri-a-kốp to lớn đang hớn hở đón chờ. Lu-nin đem bọn trẻ trình diện. Prốt-cua-ri-a-cốp ôm hôn anh.

        Lu-nin có cảm tưởng như về nhà mình. Mọi người ai cũng đáng yêu, từ Ta-ta-ren-kô đến hạ sỹ Di-na, kể cả bác sỹ Grô-mê-kô. Anh vui mừng thấy chỗ ngồi cũ ở nhà ăn, và tôi đến, anh trở về cái nhà có cây phong chẽ hai, lòng tràn ngập sung sướng. Bà cụ điếc chủ nhà đón anh như đón con trai, chạy xuống hầm lấy dưa chuột, dưa cải bắp thái nhỏ, và sửa soạn giường cho anh sau chiếc rèm vải thô.

        Ngày hôm sau, Prôt-cua-ri-a-kôp ra đi với hai phi đội khác để đón người bổ sung và máy mới ở trường bay, nơi Lu-nin từ đó trở về. Một vấn đề làm anh rất lo ngại: liệu người ta có giao máy bay của ta hay lại chỉ có loại Hơ-ri- can? Trong thâm tâm, anh không hy vọng gì có máy bay ta. Anh giao lại khu vực cho phi đội 2 bây giờ lại bắt đầu tham gia chiến đấu.

        Những cuộc tấn công tháng chín của ta ở phía nam hồ La-đô-ga gọi là trận Si-ni-a-vi-nô: một làng bản thân ít quan trọng, nhưng chủ yếu là do những cao điểm trong đó.

        Trong thời kỳ tiền cổ, hồ La-đô-ga nhập vào biển Ban- tích hồi đó là một biển có bờ dựng đứng. Những cao điểm ở Si-ni-a-vi-nô là dấu vết còn lại. Cái dải đất dài có cây cối giống như một bậc thang khổng lồ ấy, hoàn toàn trong tay quân Đức, còn quân ta thì ở dưới thung lũng. Bọn Đức cho căn cứ đó là chủ yếu và phòng ngự kiên cố.

        Cả hai bên đều quyết liệt và địch phải tung thêm dự trữ vào, Thì đó cũng là nhiệm vụ chính của ta trong trận đánh. Chiến trường Sta-lin-grát vẫn tiếp diễn. Và các quân đoàn mặt trận phía bắc có nhiệm vụ giam chân phần lớn lực lượng địch.

        Có khu trục che chở, oanh tạc và máy bay xung kích của ta đánh phá không ngừng những công sự địch trong khu vực.

        Phi đội của Lu-nin giữ nhiệm vụ làm "mũ", tên đặt cho các đơn vị khu trục có nhiệm vụ yểm hộ phía trên.

        Ngày thứ nhất, sư trưởng gọi dây nói cho Lu-nin:

        -  Cho cất cảnh sáu máy bay. Các đồng chí làm "mũ" cho đội Ba-ka-nốp. Gặp nhau lúc 15 giờ, ô 28 trên mũi bờ biển.

        Đội Ba-ka-nốp, tức là đội máy bay xung kích. Thế là Lu-nin sắp được chính mắt xem họ làm việc.

        Thòi kỳ ấy, trong không quân, người ta nói nhiều đến các máy bay cừ khôi "Stuôc-mô-vi-ki" của nhà chế tạo I-li- u-sin. Chưa có quân đội nào có máy bay đặc biệt chế tạo cho xung kích. Vào mùa thu 1942, thì không còn là một sự mới lạ. Nhưng hồi đầu chiến tranh, loại máy bay ấy còn hiếm, và ta cũng chỉ vừa đủ số cho mặt trận Ban-tích. Cho nên đây là lần đầu mà Lu-nin được cùng bay với chúng.

        Chuẩn bị ba tiểu đội: Lu-nin với Ta-ta-ren-kô, Kút- nét-sốp với O-strô-sa-blin, Ka-ri-a-kin với Ri-a-bu-skin.

        Lu-nin dặn khẽ đồng đội của anh:

        - Cốt nhất là đồng chí đừng tách ra. Nhiệm vụ của đồng chí là theo tôi dù có xảy ra bất cứ sự việc gì.

        Hình như anh thoáng thấy cái vẻ không bằng lòng trên mặt Ta-ta-ren-kô. Anh nói thêm, giọng sẵng lại một cách vô tình:

        - Còn mọi việc khác không bận gì đến đồng chí.

        Sáu máy bay tuần tự chuyển bánh trên cỏ ướt. Tròi vừa mưa, và chắc còn mưa nữa. Lu-nin cất cánh đầu tiên và bay là trên mộ Rát-sô-khin. Từ đó, thường trông thấy hồ. Nhưng hôm nay, trời thấp đặc biệt: mây là là ngọn thông và không nhìn được xa quá hai, ba cây số. Ngược lại, lá cây rừng mùa thu rực rỡ ánh vàng ánh đỏ. Phi đội bay theo đội hình chiến đấu, hướng mũi về ô 28.

        Cuối cùng, Lu-nin nhìn thấy bờ hồ quen thuộc, rồi thấy dải nước đen nhấp nhô sóng trắng mỗi lúc một rộng ra. Nhưng chân trời vẫn mờ mịt, khuất sau viền rua những đám mây gần chạm mặt hồ. Các máy bay của anh bay theo bờ và theo cánh phải. Đến đỉnh mũi bò biển, thấy sáu chiếc máy bay lưng gù: sáu Stuốc-mô-vi-ki.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2019, 11:23:48 pm »

 
        Sau khi gặp nhau, khu trục và máy bay xung kích hướng mũi vê tây nam, Stuốc-mô-vi-ki bay trước, là là mặt nước, Hơ-ri-can bay sau, ngay dưới mây. Thỉnh thoảng Lu-nin quay đầu lại để thử xem Ta-ta-ren-kô có theo sau không. Mỗi lần như thế, anh đều vui lòng nhận thấy đồng đội lắp lại tất cả các động tác của anh, và giữ rất đúng cự ly.

        Nếu nhìn được xa hơn, thì đã từ lâu trông thấy bờ biển và dải đất có cây che của Si-ni-a-vi-nô. Chỉ còn cách mục tiêu vài ba phút bay thì bốn Mét-séc-mít từ trong mây xổ ra, nhào thẳng vào Stuốc-mô-vi-ki.

        Phải chặn chúng ngay lập tức. Nhưng nếu ba tiểu đội Hơ- ri-can cùng tham chiến, thì Stuốc-mô-vi-ki sẽ không có gì che trên và nhất định sẽ bị hạ ngay trên mục tiêu. Lu-nin ra lệnh bằng ra-đi-ô cho hai tiểu đội Kút-nét-sốp và Ka-ri-a- kin tiếp tục đi và tránh giao chiến. Riêng anh thì lao thẳng vào bọn Mét-séc-mít, theo sau là Ta-ta-ren-kô.

        Hai người liệu có đủ sức bắt buộc địch giao chiến, không cho một cái nào trong bốn máy bay địch có thể bén mảng đến Stuốc-mô-vi-ki hay không? Với một đồng đội có kinh nghiệm thì Lu-nin tin chắc Nhưng đây là trận đầu tiên của Ta-ta-ren-kô. Liệu hắn có hiểu là chỉ có cách bám sát tiểu đội trưởng, người nọ che chở cho người kia, thì mới thắng lợi được không?

        Trông thấy Lu-nin và Ta-ta-ren-kô, bọn Đức quay lại và lao vào. Vì đông hơn, nên chúng sẵn sàng nghênh chiến.

        Lu-nin và Ta-ta-ren-kô xoay sang thế phòng thủ: để tránh bất ngờ, họ bay theo vòng tròn, người này bảo vệ đuôi máy bay người kia Bọn Mét-séc-mit từ ngoài tấn công vào, rình lúc nào đuôi một chiếc Hơ-ri-can vào đúng tầm đạn là bắn. Nhưng mỗi lúc, Lu-nin lại phản công, buộc bon Mét-séc-nút cũng phải bay thành vòng, tất nhiên là vòng rộng hơn vòng của hai Hơ-ri-can nhiều, vòng ngoài bọc vòng trong và quay ngược chiều.

        Lu-nin cố ý đưa địch vào vòng quay, tuy anh nhớ rất rõ là Rát-sô-khin đã dặn các phi công coi chừng nguy cơ của chiến thuật ấy. Nhưng nhiệm vụ cần như thế này, nếu Rát-sô-khin còn sông củng phải đồng ý.

        Phải giam chân bằng được bọn Mét-séc-mít lại khi mà Stuốc-mô-vi-ki chưa làm xong nhiệm vụ. Muốn tranh thủ thời gian, chảng gì bằng cái vòng điên rồ này - tất nhiên là với điều kiện không được hớ hênh một chút nào. vả lại, vòng quay ngay dưới mây: khi nào không cần thiết thì chỉ việc lẩn vào mây l'à xông.

        Một vòng, hai, ba, mười vòng... Chắc bọn Đức sắp sửa chia cắt tiểu đội mình. Cốt sao Ta-ta-ren-kô đừng mắc lừà! Tìm cách hạ được một tên, thì ai cũng thích mê đi chứ. Phải gan lắm mới nhịn được.

        Địch biết vậy: Một Mét-séc-mít rút ra khỏi vòng, chui vào mây, bổ nhào xuống máy bay của Lu-nin, lia một băng ra cạnh, lọt giữa hai Hơ-ri-can và tiếp tục xuống mãi hở tênh hênh cái đuôi làm Ta-ta-ren-kô bổ theo ngay mồi.

        Tiểu đội bị tách đôi. Bọn Đức lợi dụng thòi cơ ngay lập tức! Chiếc Mét-séc-mít thứ hai ra khỏi vòng và lao theo vết máy hay của Ta-ta-ren-kô. Bây giờ mỗi Hơ-ri-can mắc với hai máy bay Đức, Lu-nin thì ngay dưới mây, còn đồng đội của anh thì ở là là mặt nước.

        Lunnin không lo gì cho bản thân. Anh tăng cường những cú "mõm" để buộc địch phải dãn ra xa. Nếu bọn Đức bám sát quá thì anh vẫn có thể lẩn vào mây.

        Nhưng anh rất lo cho đồng đội. Ta-ta-ren-kô không phải là đối thủ có thể đương đầu với hai Mét-séc-mít một lúc. Và hắn lại chiến đấu trong những điểu kiện kém hơn Lu-nin nhiều, ngay gần mặt nước là nơi mà động tác gì cùng nguy hiểm như khi là sát mặt đất. Chỉ sai lầm một thước là vỡ tan.

        Nhưng bỗng nhiên Lu-nin thấy máy bay Ta-ta-ren-kô cứ xuống mãi: hắn bay là sát mặt sóng. Vì tai nạn, động tác sai hay là hữu ý?

        Nếu là hữu ý thì hoan hô! Vì hai cái Mét-séc-mít lượn trên Ta-ta-ren-kô, không dám xuấng thấp hơn nữa. Chỉ tay lái xuất sắc hạng cứng, tay lái hoàn toàn chù động được phản ứng của mình mới dám chơi cái trò ấy. Và như vậy thì không ai địch nổi, vì kẻ thù ít tự tin hơn, không dám mạo hiểm xuống đấy. Thật rất bực là Ta-ta-ren-kô lại bỏ tiểu đội trưởng nhưng thằng nhỏ quả thật là ngông!

        Sau cùng một Mét-séc-mit liều bổ nhào xuống chiếc Hơ-ri-can của thượng sỹ Ta-ta-ren-kỏ. Thật là một cuộc tự sát. Vừa ra khỏi đường bổ nhào, thì tên Đức đụng cánh vào nước và mảy bay gẫy.

        Địch dao động trong giây phút. Lu-nin lợi dụng thời cơ hạ luôn một chiếc. Hai cái còn lại bỏ cuộc đấu lẩn vào mây. Ta-ta-ren-kô bay lại với Lu-nin.

        Hai tiểu đội theo Stuốc-mô-vi-ki đã trở về sân bay. Lại lần này nữa, Lu-nin lỡ dịp không trông thấy máy bay xung kích làm việc.

        . Anh xuống máy bay gần cùng lúc với Ta-ta-ren-kô: đồng đội của anh có vẻ cao hứng như lên tiên.

        Cái đó làm thiếu tá tức lộn ruột. Thằng cha còn dám mỉm cười à? Ông đã tưởng ông là anh hùng cái thế chỉ vì đã được thử lửa và đã ranh mãnh làm chết đuôi một thằng địch ư? Ông chẳng hiểu gì cả sao? Được, sẽ cho ông một bài học.

        -  Đồng chí thượng sỹ Cận vệ Ta-ta-ren-kô!

        Đứng cạnh máy bay, Ta-ta-ren-kô đang hoa chân múa tay kể lại cho đám phi công và thợ máy nghe chiếc Mét- séc-mít đã bổ nhào vào nước như thê nào. Mái tóc quăn của hắn cao át hẳn xung quanh, đôi mắt sáng ngời. Mọi người nhìn hắn, khâm phục. Nghe Lu-nin gọi, hắn ngước đôi mày ngạc nhiên và chạy lại. Phi đội trưởng thường ngày chỉ gọi là Ta-ta-ren-kô có gọi cả cấp bậc đâu. Mọi người nhìn theo. Ta-ta-ren-kô đứng nghiêm tỏ vẻ tôn trọng, nụ cười hơi nở trên môi, rõ ràng là chuẩn bị đón lời khen.

        Cái nụ cười ấy làm Lu-nin nổi khùng:

        - Đồng chí thượng sỹ Cận vệ Ta-ta-ren-kô - Lu-nin nói với cái giọng mà chính anh không nhận ra được nữa. -  Đồng chí đã xử sự một cách đáng xấu hổ.

        Mặt Ta-ta-ren-kô biến sắc.

        - Đồng chí đã bỏ tôi trong khi chiến đấu. Đối với một người phi công, không còn hành động nào đáng nhục hơn.

        - Báo cáo đồng chí thiếu tá... Tôi... Tôi có bỏ đồng chí đâu...

        - Nếu lần sau còn như thế, đồng chí sẽ không còn ở trong quân số bay. - Lu-nin nói xong tỏ vẻ không muốn nghe nữa.

        - Tôi không cố tình... Tôi rượt theo một chiếc Mét-séc- mít.

        - Đủ rồi! Đồng chí có thể nghỉ.

        Ta-ta-ren-kô quay gót đi, đầu cúi gằm. Mọi người im lặng nhìn theo. Hắn không dám ngẩng mặt. Và bất chợt Lu-nin ái ngại: anh không còn tin chắc là mình đã xử trí đúng. Trận đầu tiên của anh, anh đă không xử sự xuẩn hơn Ta-ta-ren-kô nữa ư? Thế mà Rát-sô-khin không nhận xét anh... Thực ra thì Lu-nin lúc đó tự biết lỗi. Rát-sô- khin cũng biết vậy nên không nói gì. Còn Ta-ta-ren-kô thì

        chẳng hiểu gì, cần uốn nắn lại cho hắn ta... Nhưng có lẽ nên bình tĩnh hơn đừng quá tàn nhẫn như vậy. Không, có thể tàn nhẫn hơn nữa, nhưng đừng làm trước người khác: thằng cha có tự ái của nó chứ.... vả lại biết đâu là nó sai? ... Bây giờ, lỡ rồi không nói lại dược nữa.!.. Lãnh đạo người, thật khó hơn máy bay nhiều...

        ... Từ đó, phi đội chiến đấu không ngừng. Ta-ta-ren-kô vẫn là đồng đội của Lu-nin, họ không bao giờ rời nhau dù ở dưới đất; hay trên trời. Không bao giờ còn nhắc lại câu chuyện xuất trận lần đầu tiên, coi như không có gì đáng kể. Nhưng mỗi lần Lu-nin nhìn Ta-ta-ren-kô, thì anh biết là hắn ta không quên chút gì. Và Ta-ta-ren-kô cũng đọc thấy thế trong mắt Lu-nin.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2019, 05:02:18 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2019, 05:03:12 pm »


IV

        Trong nhiệm vụ yểm hộ oanh tạc cho Stuốc-mô-vi-ki đánh phá Si-ni-a-vi-nô, bao giờ họ cũng gặp Mét-séc- mít. Giao chiến trên ngọn rừng, ngay trên đầu các đường hầm của ta, bên kia mặt trận, và thường thì trên mặt hồ, vì các khu trục địch cố làm sao chặn được máy bay ta càng xa mục tiêu càng tốt. Tham gia trận đánh, về phía ta thường là hai hoặc ba tiểu đội, đôi khi cả phi đội.

        Trận Si-ni-a-vi-nô càng tiến triển thì trên không càng nhiều Mét-séc-mít Nhưng máy bay của ta cũng nhiều thêm. Từ mùa hè ở các bãi trỗng trong rừng gần hồ La-đô- ga, người ta đã sửa soạn nhiều sản bay cho các đơn vị mới thành lập. Chưa bao giờ trên mặt hồ lại nhiều máy bay

        như vậy, kể cả của ta lẫn của địch. Đôi khi, số khu trục của mỗi bên tham gia trận đánh lên đến hàng chục chiếc. Trong khi tốp này về sân bay để lấy xăng thì tốp kia lại thay thế chiên đấu. Và từ tinh sương đến tối, trên trời nhung nhúc máy bay săn đuổi nhau giữa những luồng đạn.

        Sau ba bốn ngày sống như vậy, lớp tân binh trong phi đội tự cảm thấy đã thành những tay cựu trào, và mọi người cũng đã coi họ như vậy. Vì họ đã bao lần đôi mặt với thần chết. Các bộ mặt, cả đến các đôi mắt đã có cái vẻ trầm ngâm không thấy ở lớp tuổi trẻ. Số đông trong bọn đã có thành tích chiến thắng. Bảng thành tích của Ta-ta- ren-kô đã có năm chiếc máy bay bị hạ: một cái do mình hắn ta hạ được, - tức là chiếc bị gẫy tung trong trận đầu tiên - còn bốn cái khác là thành tích chung với Lu-nin, và cho đến bây giờ thì tiểu đội này đã trở nên đều tay quá đến nỗi người ta không thê phân biệt được đích xác là ai đã hạ được tên Đức.

        Những ngày vất vả ấy cũng là những ngày rạng rỡ: mọi người cảm thấy mình đã mạnh hơn địch. Bọn Mét-séc-mít hầu như không lần nào chặn nổi các máy bay oanh tạc và Stuổc-mô-vi-ki của ta. Mỗi lần đánh, các khu trục ta giam chân chúng ở một chỗ cho đến khi các đơn vị oanh tạc đã làm xong nhiệm vụ.

        Thiệt hại của bọn Đức chắc là nhiều. Nhưng phi đội của Lu-nin cũng thiệt hại khá.

        Kút-nét-sốp mất máy bay trong một trường hợp mà lúc đầu người ta lấy làm kỳ lạ. Khi anh bay trên hồ với O- strô-sa-blin, thì một chiếc Mét-séc-mít bắn vào họ nhưng có tính cầu may. Chỉ một băng bắn từ ngoài ba trăm thước. Kút-nét-sốp cho là máy bay mình không việc gì, nhưng vừa quay đầu lại thì thấy cháy. Vài giây sau, lửa bén đến thân máy. Anh nhẩy dù xuống.

        O-strô-sa-blin kinh ngạc. Anh cũng nghĩ là chiếc Mét- séc-mít, dù có bắn trúng máy bay Kút-nét-sốp đi nữa, thì bất quá cũng chỉ sây sát ít nhiều là cùng.

        Kút-nét-sốp đeo cái phao cao su. Gặp nước, phao tự động phồng lên. Anh vừa rơi đến mặt biển, thì tháo bỏ dù. Còn cách bờ quãng mười cây số, nhưng anh không sợ hãi gì cả, vì có O-strô-sa-blin che chở cho anh và chắc sẽ có người ra cứu. Nước lạnh buốt và đôi bàn tay bị bỏng khá đau. Nhưng cái việc mất máy bay còn làm anh rối ruột hơn là lạnh và bỏng.

        O-strô-sa-blin báo tin về trường bay bằng ra-đi-ô. Lu-nin đề nghị Ta-ra-rắc-xin gọi dây nói cho phân Hạm đội La-đô-ga. O-strô-sa-blin hướng dẫn, một ca-nô lập tức đi tìm nạn nhân. Kút-nét-sốp ở dưới nước tất cả là một giờ mười phút, Người ta cho anh vào một bệnh xá ở Kôn-bôn vì lo anh bị sưng phổi. Nhưng đến cảm xoàng anh cũng không hề bị, và ngày hôm sau, anh đi bộ về trường bay, hoàn toàn khoẻ như thường, trừ vài vết bỏng nhẹ ở bàn tay. Duy vẻ mặt còn tối xầm hơn cả trong những ngày xấu nhất. Từ ít lâu nay, nhất là từ khi lại tiếp tục chiến đấu, anh không xa lánh mọi người nữa, và đánh bạn với vài đồng chí mới. Lu-nin nhiều lần nghe thấy anh cười giòn giã trong lều trú ẩn chỗ các phi công đợi lượt cất cánh ở sân bay. Mọi người quý trọng anh: mới trong mấy trận đầu, anh đã hạ hai Mét-séc-mít, một cái do anh hạ một mình, cái khác thì cùng hạ với O-strô-sa-blin. Ngay dưới mắt của chính bản thân anh, anh cũng tự thấy giá trị của mình được nâng lên sau hai trận thắng đó. Thế mà nay thì tan võ hết: vì anh đã không đem được máy bay về!

        Người ta đã từng thấy những máy bay tiếp tục phục vụ sau khi phi công đã chết, ví dụ trường hợp chiếc I-16 của Ni-cơ-ri-tin. Nhưng trở về người không thì thực là chưa hề có trong lịch sử trung đoàn. Và khổ hơn nữa, là Kút- nét-sôp không sao cung cấp được lý do xác đáng về việc chiếc Hơ-ri-can bị cháy.

        Vừa dịp từ trường bay mà hai phi đội bạn đang ở, Éc- ma-kốp trở về bằng chiếc U-2. Đồng chí tỏ ra rất hoài nghi, và hỏi riêng Lu-nin:

        -  Liệu hắn có làm một chén trước khi cất cánh không?

        Lu-nin nhăn mặt. Giả thuyết này anh cho là tuyệt đối không thể có. Nhưng anh lo sau tai nạn này, Kút-nét-sốp lại uống chăng? Không có máy bay, hắn chẳng biết làm gì khác là vơ vẩn qua ngày trong nhà ở các phi công với đồng chí sỹ quan trực nhật. Trong khi các bạn vẫn bay! Và cái dáng nặng trĩu của hắn khiến người ta nghĩ rằng hắn sẽ không chịu đựng nổi. Nhưng một tai nạn khác làm mọi người chú ý. Cùng trong một trận đánh, máy bay của O- strô-sa-blin và Di-ga đều bị ra tro.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2019, 05:03:32 pm »


        Ngày hôm đó, lạnh và có gió lớn. Mặt trời tháng chín rực rỡ, mắt thường có thế nhìn xa tới hai nhăm cây số. Từ 1000 thước, có thể thấy rõ chiếc lá khô bay. Một phần các cao điểm ở Si-ni-a-vi-nô đã ở trong tay ta, nhưng bọn Đức nhận được tiếp viện và phản công không ngừng.

        Từ sáng đến chiều, máy bay oanh tạc và Stuốc-mô-vi- ki bay đi bay lại như những con thoi trên hồ, và các khu trục đi bảo vệ luôn đụng phái Mét-séc-mít. Hôm đó từ bờ này sang bờ kia, một luồng máy bay lẫn lộn quay cuồng trên mặt hồ.

        Toàn phi đội củả Lu-nin tham chiến. Trận đánh sôi nổi, và thắng lợi. Bọn Đức có lợi về số đông, nhưng không hơn về kỹ thuật. Máy bay oanh tạc và Stuốc-mô-vi-ki gần như không bị thiệt hại gì.

        Mỗi lúc, Lu-nin lại được các phi công của anh báo tin bằng ra-đi-ô. Ka-ri-a-kin reo to:

        - Nó "uống nước" no rồi.

        Thế nghĩa là chiếc Mét-séc-mít mà hắn ta săn đuổi vừa bị rơi và chìm xuống nước.

        Tiếng trầm trầm của anh chàng đúng mực Kô-stin:

        - Thằng thứ hai "uống nước". Tôi đã cùng La-da-rô-vít hạ một cái.

        Vài phút sau, Ka-ri-a-kin lại reo:

        - Lại một thằng nữa "uống nước"!

        Kô-stin nói rõ thêm:

        - Thế là ba.

        Đúng lúc ấy, Lu-nin thấy một chiếc máy bay của phi dội bốc cháy. Không trông thấy lửa - có lẽ vì ánh mặt trời chói quá - Nhưng một hình nón dài đen phọt khỏi thân máy bay và che gần hết cả bầu trời.

        Nhận dấu, Lu-nin biết là máy bay của O-strô-sa-blin.

        Việc gì đã xảy đến vậy? O-strô-sa-blin vừa lấy đầy xăng và đạn ở trường bay. Hắn còn chưa có thì giờ tham gia lại trận đánh. Chắc bị đạn bất ngờ.

        Máy bay vẫn bay. O-strô-sa-blin tìm cách lái nó về phi trường. Sợ bị nổ, Lu-nin ra lệnh cho anh nhảy dù. Nhưng chắc máy thu thanh bị hỏng: anh không trả lời và vẫn ở trong máy bay.

        Hai Mét-séc-mít định bám vào đuôi máy bay O-strô- sa-blin. Chúng lẫn trong khói, chực bắn phi công khi nhảy dù. Lu-nin vượt lên trước, theo sau là Ta-ta-ren-kô, và bay theo vệt máy bay O-strô-sa-blin.

        O-strô-sa-blin không về được đến trường bay. Anh vượt qua đường bờ hồ và nhảy dù trên cánh rừng, vào độ cao khoảng năm trăm thước. Lu-nin và Ta-ta-ren-kô thấy chiếc dù mắc vào một cây tùng. O-strô-sa-blin để rơi mình xuống đất và ra hiệu cho hai người yên tâm.

        Hai người lại bay vê phía phi đội. Trước khi đến khu vực chiến đấu, họ gặp một chiếc máy bay thứ hai đang cháy, máy bay của Di-ga. Khi họ nom thấy thì vừa lúc Di- ga nhảy dù ngay trên đầu một chiếc tầu kéo hai xà lan. Di-ga không xây xát chút gì. Lặp tức người ta kéo anh khỏi mặt nước. Một giờ sau, anh đã ở Kô-bôn.

        Anh về trường bay cùng lúc với O-strô-sa-blin. Không hơn gì Kút-nét-sôp, hai người đểu không cắt nghĩa được lý do vì sao cháy. Bọn Đức có bắn vào họ thật, nhưng bắn xa như vậy thì có trúng bất quá củng chi vài ba viên đạn lạc. Lu-nin nhớ lại lại chiếc I-16 của anh sau một số trận đánh: nó khác nào một cái rây bột đầy lỗ, nhưng nó vẫn không cháy.

        Thế là bây giờ ba phi công không có máy bay Họ rầu rĩ đi thơ thẩn ở đường phố lớn, trong khi các bạn đang bay Kút-nét-sôp đau khố âm thầm. Nhưng O-strô-sa-blin và Di-ga thì khó mà chịu nổi sự nhàn rỗi ấy. Người ta tìm việc cho họ: bổ củi giúp nhà bếp. Các đồng chí nuôi quân và phục vụ ra mà xem họ lầm lầm giơ cao cái rìu nặng và chỉ một nhát là bổ đôi những khúc gỗ phong, một người ôm chưa khít. Ra mà xem họ chất từng núi củi cho khuây nỗi u sầu!

        Ngày hôm sau, lại một thiệt hại mới, một cái tang của phi đội: Va-đim La-da-rô-vít bị cháy ra than trong máy bay.

        Việc xảy ra gần Si-ni-a-vi-nô, trên mặt trận tiền duyên. Lu-nin, Ta-ta-ren-kô, Kla-mê-tốp và La-da-rô-vít theo sau đội oanh tạc đi dội bom vào lô cốt địch trên một quả đồi. Cao xạ địch bắn, nhưng uể oải quá không ai để ý. Rồi hai Mét- séc-mít bay tới và định chặn các oanh tạc của ta. Bôn Hơ-ri- can đuổi chúng. Chúng vẫn bay lại ở đằng xa, thỉnh thoảng lia một băng. Bỗng máy bay của La-da-rô-vít bốc cháy.

        Lập tức một luồng khói den dầy phọt ra, bao trùm lấy máy bay. Máy bay mất chiều cao trông thấy. Lu-nin không rời mắt, sốt ruột đợi một hình người đeo dù nhảy ra. Nhưng La- da-rô-vít không nhảy. Bị thương chăng? Không bao giờ còn ai biết dược điều đó nữa! Máy bay vẫn cháy và rơi xuống rừng, sau tuyến một, và La-da-rô-vít hy sinh với máy bay.

        Đảy là người đầu tiên hy sinh trong số các phi công bổ sung. Nỗi thương đau cho mọi người thấy họ đã gắn với nhau đến mực nào! Ka-ri-a-kin kê tục Ka-ban-kốp làm chủ bút "Báo bay", trình bày chiếc ảnh viển đen của La- da-rô-vít kèm theo một bài báo dài đầu đề là "Va-đim, chúng tôi sẽ báo thù cho đồng chí". Buổi tôi, dưới ánh dèn dầu, anh em trong phi đội viết thư cho vợ Va-đim. Bức thư kể rõ là anh đã hy sinh một cách anh hùng. Mọi người mến anh, không bao giờ quên anh, và sẽ tiếp tục sự nghiệp mà anh đã hiến dâng cuộc đời để xây dựng, và nếu cần giúp đỡ, chị có thể tin tưởng ở các bạn.

        Sau một tuần chiến dấu, trong mười chiếc máy bay đã bao lâu chờ đợi, nay chỉ còn sáu. Phi dội gần như tan rã mất một nửa. Lu-nin và Éc-ma-kôp càng khổ sở hơn, là vì có một nhân tố không giải thích được. Đồng chí chính ủy nói:

        -  Nói gì thì nói, nhung cũng do lỗi phi công O-strô-sa- blin, Di-ga, và đồng chí La-da-rô-vít tội nghiệp kia đểu là những đồng chí yếu nhất. Sao máy bay của đồng chí, của Ta-ta-ren-kô không cháy?

        Nhưng Lu-nin tin chắc nghệ thuật lái không dính gì với việc này. Vài hôm sau, sự việc chứng tỏ là anh đúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:30:09 pm »


V

        Có thể nói là Sla-va đã được trông thấy đủ mọi cái: nó theo các phi công ra tận máy bay, khi họ về thì nó đón, và họ vừa ra khỏi khoang máy bay, thì nó được truyền miệng ngay về chi tiết của trận đánh. Trong thời gian họ xuất trận, thì nó ở với Kút-nét-sốp, Di-ga và O-strô-sa-blin. Nó nghe họ than thở, cùng đau khố với họ và hết sức an ủi họ.

        Nó bực dọc không kém Lu-nin và các bạn khác, khi nó biết tin phi đội 1 và phi đội 3 đã lĩnh được máy bay Xô Viết kiểu mới mà người ta đã nói tới biết bao nhiêu lần từ mùa xuân. Thật là bất công rõ rệt: phi đội 2 vì có thành tích lẽ ra được trang bị mới trước hết, thì nay lại xuống vế bà con nghèo. Di-ga thở dài:

        - Mình muốn thử máy bay mới ấy quá.

        O-strô-sa-blin bồn chồn cãi

        - Thế dễ tớ thì không' Mình thì lê ghệt trên sân, trong khi người khác được đi đánh!

        Sla-va tán thành cái công phẫn ấy. Phi đội 2 thực là ở trong một tình thế đáng buồn!

        Chẳng bao lâu, thì những ưu tư cá nhân làm nó quên cái bực bội chung. Một bó thư lớn của ông bố đã đợi sản khi nó ở Vô-lô-đa vể Sê-vô-lốt. Ang-đơ-rê-vít đã biết tin gia đình, cả cái chết của vợ lẫn cái chết của bố vợ. Biết tin quá chậm. Cũng như mọi người, anh cũng đã biết là có nạn đói ở Lê-nin-grát. Tất nhiên chỉ có ý niệm khá lờ mò vể các sự việc xảy ra trong thành phố, nhưng chính cái lò mờ ấy càng làm lo ngại thêm: hai đứa trẻ mồ côi, lạc lõng giữa đám người lạ trong một thành phố, bị bao vây, bị bom, mà ở đấy người ta đang chết đói, lạc lõng giữa điêu tàn và xác người... Sư đoàn anh đang tác chiến gay go trên thượng lưu sông Đông, nên không cách nào mà giúp đỡ chúng được! Chỉ có thể viết thư cho chúng, bởi vậy anh viết hết thư này đến thư khác.

        Thư của Sô-ni-a tới nơi rất chậm và báo cho anh biết là Sla-va đã rời khỏi thành phố đến một trường bay, ở đó nó sống chung với các phi công. Hình như ở đấy, nó được ăn uống tử tế, nhưng cái đó vẫn chưa làm yên lòng Ang-đơ- rê-vít. Một trường bay dù sao vẫn là ở mặt trận, và mặt trận không phải chỗ ở của đứa trẻ dưới 12 tuổi. Thời kỳ đó, anh lại thư từ với một người bà con đã đứng tuổi và đã có con, tản cư từ Các-kốp đi Xi-bê-ri với nhà máy của ông chồng. Bà ta nhận trông nom Sla-va giúp. Tuy kèm theo cái nhận đó, là một lô chuyện sinh hoạt đắt đỏ và rào trước đón sau, làm người ta có thể hoài nghi cả lòng sốt sắng của bà, nhưng người bố vẫn cho là Sla-va đã ra được khỏi thành phố, thì nhất định phải đến chỗ bà cô đó.

        Vì Sô-ni-a có cho bố biết hòm thư của phi đội, nên Ang- đơ-rê-vít viết thư ngay lập tức, trước là viết cho Sla-va sau là viết cho đồng chí chính ủy Éc-ma-kốp. Anh cảm ơn nhiệt liệt đồng chí đã cứu thằng bé, đã quan tâm đến nó, đồng thời để nghị đồng chí gửi nó đi Xi-bê-ri với người cô.

        Éc-ma-kốp quyến luyến thằng bé không kém gì Lu-nin. Kể cho cùng thì anh còn làm hư nó là khác, vì đã bỏ qua những cái láo lếu của nó mà không uốn nắn. Nhưng thư của Ang-đơ-rê-vít làm anh lưỡng lự chưa biết tính sao.

        Anh chẳng có ý muốn rời Sla-va, và củng chưa thông với lý do của việc xa cách này. Như cái sinh hoạt ở trung đoàn thì rất tốt đối với sức khoẻ thằng bé. Không thể nghi ngờ gì, cứ trông đôi má nó thì biết, nhất là khi người ta nhớ đến cái dáng dấp nó khi mới ở Lê-nin-grát ra. Tuy thâm tâm Éc-ma-kốp còn cho là sự có mặt của Sla-va không kém phần có ích đối với trung đoàn. Phân tách rõ ra được ý nghĩ ấy kể cũng khó cho anh. Điều lệ tổ chức không dự kiến công tác cho trẻ con 12 tuổi. Nhưng dù tôn trọng điều lệ thì đồng chí chính ủy cũng không thể không nhận thấy là ai cũng tươi lên khi trông thấy Sla-va, và cái cười của mọi người ròn rã, khi họ đùa với nó. Đó rõ là một việc rất tốt. Thư của Ang-đơ-rê-vít còn làm anh thù ngầm cái bà cô xứ Xi-bê-ri. Vì danh nghĩa nào mà trung đoàn lại phải trả bà thằng bé mà người ta đã cứu khỏi chết đói, đã may mặc cho nó, đã nuông chiều nó như đứa em út?

        Khôn thay phải đếm xỉa đến ý muốn của người cha! Một trung đoàn không phải là một nhà dạy trẻ nhất là nó phải chiến đấu như cái kiểu hiện giờ từ một năm nay. Một đứa trẻ vào tuổi Sla-va nhất định phải đi học. Mà ở mặt trận thì không có trường.

        Đó là lý lẽ chính trong các thư của Ang-đơ-rê-vít. Khi mới đến trường bay, thì Sla-va quả là yếu quá, chưa thể nghĩ đến việc học hành được. Phải cho nó ăn đã. Nhưng bây giờ nó đã khoẻ, thì phải đi học. Nó đã mất một năm.

        Không thể để nó mất một năm nữa. Và chỉ có đến ở với bà cô Xi-bê-ri thì nó mới tiếp tục học được.

        Được thư của bố và được Éc-ma-kốp cho biết dự định này thì mỗi khi ai đả động đến bà cô là Sla-va tái người, vì thù ghét và khiếp sợ. Đi với bà cô tức là vĩnh viễn xa rời Lu-nin, xa rời các phi công, xa ròi trung đoàn đã thành gia đình của nó. Trông thấy rõ cái nguy cơ thật sự, nó có cảm giác như đứng trên bờ vực thẳm.

        Nó quên nỗi lo sợ ấy, khi được tin Lu-nin đã phải nhảy dù từ chiếc máy bay bốc cháy xuống sau lưng dịch, và Ta- ta-ren-kô thì coi như mất tích.

        Sự việc xảy ra trong khi họ làm nhiệm vụ bảo vệ cho Stuốc-mô-vi-ki ném bom các pháo đài gần Si-ni-a-vi-nô. Một lưới dạn cao xạ dữ dội đã đón tiếp các máy bay của ta. Lu-nin không ngại lắm, vì chiếc Hơ-ri-can nhỏ và rất dễ điểu khiển, bay ngang qua lưới lửa cũng dẻ thôi.

        Đột nhiên, một cái đụng nhẹ làm máy bay anh hơi rung: chắc là một mảnh đạn đã hết tầm. Lu-nin quay lại xem bị trúng đâu, thì máy bay đã cháy.

        Ngọn lửa còn rất nhỏ, Lu-nin tìm cách tát. Anh lộn cánh, đột ngột bổ nhào một cái. Nhưng lửa cháy lem lém như diêm. Lửa bò về phía khoang và bình xăng.

        Mỗi lần ngoặt, Lu-nin thấy máy bay Ta-ta-ren-kô bị những vòng trắng nhỏ đạn cao xạ bao vây bốn bề. "Hắn còn theo mình làm gì chứ? Lại cháy mất thôi".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2019, 11:30:30 pm »


        Biết là cố dập tất lửa cũng vô ích, anh hướng mũi về đông để vượt qua đường mặt trận. Nếu có phải nhảy dù, thì ít nhất cũng không nhảy phải trận địa Đức.

        Lửa đã bén đến bình xăng. Trong khoang, nóng nghẹt thở. Lu-rin nhảy dù khi áo anh bén lửa.

        Anh chỉ còn ở trên cao độ tám trăm thước. Anh giật ngay vòng dù. Dù mở làm anh lơ lửng dưới dây.

        Anh nghe thấy ngay bản nhạc mà lúc nãy tiếng máy nổ át đi: tiếng gầm của mặt trận, đều đều như tiếng biển gầm, tiếng liên thanh tắc tắc, tiếng nổ rung trời. Lu-nin mê mải nhìn xuống đất, đoán xem mình sẽ hạ chỗ nào?

        Nhưng trong cái sặc sỡ của mùa thu, chẳng có thể trông thấy gì. Những mảnh mây rách nát làm thành những chấm chi chít và cử động, qua dớ, mặt trời chiếu vỗ xuống bãi lầy, vũng nước làm chói mắt. Rồi thì những lá cây dưới đất đủ các màu đỏ, vàng, da cam làm thành một màn ngụy trang kỳ lạ. Toàn là bãi lầy với cây liễu, cây tràn, cây phong, với những khẩu đại bác, những lô-cốt không biết là của địch hay của ta.

        Nhìn lên trời còn dịu mắt hơn. Lu-nin nhìn lên và thoáng thấy ngay một luồng khói đen: một chiếc máy bay cháy. Thoạt dầu anh tưởng là máy bay anh và lấy làm lạ sao nó còn bay được. Không, không thể được... Chác là một chiếc khác? Có lẽ là của Ta-ta-ren-kô ?... Vừa lúc đó, một luồng gió đè cái mái dù xuống, che mắt Lu-nin không trông thấy khoảng trời có chiếc máy bay cháy nữa.

        Càng gần tới mặt đất, thì anh càng bị gió lắc mạnh. Mây bay từ tây sang đông, vậy là anh được đẩy về phía mong muốn. Nhưng xuống thấp, thì gió lại đổi chiểu. Đến bốn trăm thước thì gió lại thổi Lu-nin ngược hẳn lại. Anh nghe tiếng dạn rít; những lỗ thủng lác đác trong vải dù. Dưới thấp nữa, gió càng thổi mạnh từng đợt. Một cơn lốc đây Lu-nin về phía đông, lá rụng xoáy theo. Địch thôi không nhằm anh làm đích mà bắn nữa. Anh gần chạm ngọn cây. Nhưng mỗi lần anh tương là hạ được, thì một luồng gió mới lại cuốn anh đi xa.

        Sau cùng, anh bíu được vào một thân cây liễu già trụi lá. Phồng lên vì gió, chiếc dù củ hết sức lôi anh vể phía đông, như trói anh vào đám dây dù. Tay trái bíu chặt lấy cây, anh móc dao cắt dâv dù.

        Chỉ còn cách đất năm thước. Nhưng trong đám cành lá chi chít này, thì không thấy quá mười bưởc. Xung quanh, chỉ là những tiếng nổ ầm ầm. Đạn đại bác vèo qua, rú đến ghê sợ. Liên thanh tắc tắc bôn phía từng băng điên cuồng. Ai bắn? Bắn ai?

        Dán người vào thân cây sần sùi ẩm ướt, Lu-nin dự định xuống. Một cành lớn gẫy dưới chán anh. Mất thăng bằng, anh bỏ tay. Trong tiếng cành lá rào rào rụng, cái thân hình tám mươi cân của anh đổ vật xuống.

        Chân trái chạm đất trước. Xương kêu đến cắc. Chỗ háng đau ghê gớm quá làm anh ngất đi.

        Một cảm giác lành lạnh làm anh tỉnh lại: anh năm ngửa và những hạt mưa bay đẫm mặt. Mặt đất là bùn, đen đen, nhẽo nhẽo vì ẩm, với những gốc cây chồi ra khỏi cái thảm lá rụng. Tròi tôi tối. Không thấy gió. Những thân cây vặn vẹo che lấp tầm mắt. Mùi ẩm mục và mùi nấm xông lên. Trong huyên náo của chiến trường lá vẫn chầm chậm rơi. Có sương. Lu-nin thử cựa mình và hét lên vì đau. Chân trái như to hơn cả thân người. Cứ mỗi lần cố đổi thế nằm, thì lại đau đớn không thể chịu được.

        Anh cắn răng để khỏi rên sợ có thể vì thế ma lộ. Ai bắn? Đằng kia, chắc là bọn Đửc, vậy thì ở đây là ta .. Nếu không phải là ngược lại...? Và nếu bị rơi giữa bọn địch? Nếu... ối chao? Nếu có thể bước dược một tí. Thật thì ở giữa rừng ít nguy hiểm hơn. Phải đi! Mỗi chốc, có thể có kẻ đi qua đây... Mà ở đây ẩm lắm ..

        Anh đang nằm trong một cái ao thực sự, và nước đẫm nặng bộ quần áo. Sau cùng điều đó buộc anh phải di động. Nhắm mắt lại vì đau, và cô nén không kêu, anh nằm sấp xuống và nâng người lên bằng hai khuỷu tay. Chống như vậy, và đỡ thêm bằng gối phải, anh có thể sẽ bò được. Nhưng bò về hướng nào? Tốt nhất, là thử bò về phía trái, ở chỗ mà tiếng súng nghe gần nhất. Sẽ có thể biết là ai bắn. Nếu là bọn Đức, thì chỉ cần ngoặt lại...

        Chân trái không chịu theo ý muốn nữa, nó lết trên đất và vướng vào các gốc cây. Cứ hai hay ba thước, Lu-nin lại ngừng lại, đẫm mồ hôi, cho đến khi cái đau quá sức ấy dịu đi đôi chút. Rồi anh lại cố bò xa thêm một tí.

        Rồi anh cũng ra khỏi được rừng liễu và bò vào những bụi cây rậm rạp rụng lá đến một nửa. Tiếng súng gần thêm lại. Không vượt qua đám bụi rậm được, anh định bò vòng quanh. Nhưng lại gặp đám bụi rậm khác. Kiệt sức vì đau đớn, anh nằm thẳng cẳng mà thở.

        Một cành gẫy: có ai đi. Lặng lẽ, anh rút súng lục ra khỏi bao và đợi. Tiếng bước chân gần lại: chắc là hai người. Đột nhiên, anh thoáng trông thấy chúng qua rèm cây: hai cái bóng mờ, nhưng chắc chắn là bọn Đức.

        Chúng cúi đầu tiến thận trọng. Trông thấy mũ chúng. Chúng nói khẽ, nhưng gần quá nên Lu-nin nghe rõ thấy tiếng thì thầm. Rồi chúng đi ra xa: cái lối chúng đang theo chắc là có chỗ ngoặt.

        Quên đau, Lu-nin nhìn theo chúng đi, như bị thôi miên. Anh chiến đấu từ một năm nay, nhưng chưa hề nghe nói tiếng Đức.

        Tiếng hai đôi bốt nặng nề đã tắt. Lu-nin thấy rõ là anh đã bò về phía địch. Theo hướng ngược lại thì sẽ thấy ai? Nén đau, anh bò lùi, lại một lần nữa bò quanh các đám rậm và trở lại rừng liễu. Hết mưa. Loé nắng. Rồi lại mưa. Lunin vẫn bò. Lại thấy cái cây chỗ anh rơi xuống, anh ngừng lại cho đỡ đau một chút. Ruột gan như bị rút hết làm anh không muốn cựa nữa. Nhưng vẫn phải tiếp tục bò.

        Cứ mỗi thước, đất càng mềm và nhẽo hơn. Bây giờ thì anh bò giữa nước... Hai khuỷu tay đầm trong bùn. Rồi bùn đến cằm. Rõ là anh đã sa vào bãi lầy không thể nào bò mà vượt qua được. Anh bò lùi lại, và cố gắng hồi lâu mới lại tới cái cây chỗ anh ngã...

        Chưa bao giờ anh thấy đau như thế này. Đau quá không còn thấy gì hết. Hơi cựa là đau càng dữ dội. Thà chẳng cựa nữa, chẳng đi đâu nữa...

        Anh ngất đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2019, 09:21:27 pm »

        
VI

        Bỗng anh tỉnh lại, và nghe như có tiếng sột soạt. Anh quay đầu lại lắng tai nghe. Hình như có ai bò, rất gần... Lu-nin rút súng lục. Trước hết anh sẽ bắn vào kẻ đi tới. Viên đạn cuối cùng dùng cho anh...

        Có ai thì thầm:

        - Đừng bắn, tôi đây!

        Ngay trước cái chấm đen đầu ruồi súng, mặt Ta-ta- ren-kô như ở dưới đất chui lên. Đồng chí thượng sỹ nói trong một hơi thoảng:

        - Tôi đã biết là đồng chí ở đây. Tôi trông thấy đồng chí rơi.

        Đôi mắt đen của anh long lanh: anh sung sướng biết bao khi tìm thấy phi đội trưdng.

        Đau đớn, cảm động và vui mừng làm Lu-nin không nói được nữa. Ta-ta-ren-kô nói thêm rất khẽ:

        - Tôi không rời đồng chí... Máy bay tôi bốc cháy sau máy bay của đồng chí một phút, khi đồng chí còn chưa nhảy. Đồng chí không trông thấy à? Tôi thì không rời mắt đồng chí. Tôi cùng nhảy một lúc với đồng chí.

        - Cùng một lúc à? - Lu-nin hỏi và như có một sức trực giác đột nhièn.

        - Gần như cũng một lúc.. Máy bay tôi cũng cháy...

        - Thế đồng chí không bay được nữa à?

        - Nóng quá... Có lẽ tôi còn bay được mươi giây. Nhưng dù sao rồi cũng phải nhảy nên...

        - Đồng chí không về nổi trận tuyến của ta à?

        - Có lẽ được... Nhưng dù sao tôi không thể bỏ đồng chí được... Lúc ây, tôi có cảm giác là gió đưa đồng chí về phía bọn Đức.

        Ta-ta-ren-kô bỗng im lặng, vì không chắc lắm là Lu-nin tán thành cách xử sự như vậy. Nhưng Lu-nin đã hiểu cả và bàng hoàng nhìn anh. Ta-ta-ren-kô đáng lẽ có thể đợi tới trận tuyến của ta mới dùng đến dù. Nhưng anh thấy Lu-nin rơi vào giữa bọn Đức, và đã nhảy theo đồng chí, không để đồng chí một mình.

        - Gió từng đợt đã làm tôi tách xa đồng chí. Tôi chạm đất ở trận địa ta.

        - Ta ở đâu?

        - Đằng kia. - Ta-ta-ren-kô chỉ các bãi lầy đã chắn đường Lu-nin mé trái. - Tôi vừa mới phát hiện được một cái lô cốt Đức gần sát, cách 100 thước, chỗ nào cũng đầy hầm hố, và khắp nơi có dây thép gai; chúng nó rúc xuống như chuột... ở đây là đai trắng. Đồng chí rơi xuống đây là may, trong rừng rậm chỉ cách hai thước không trông thấy... Tôi đã đến cây này. Lúc đó đồng chí đi khỏi phải không?

        Lu-nin gật đầu.

        - Tôi trở lại là đúng lắm.

        Ta-ta-ren- kô ngừng nói, nhìn Lu-nin và hỏi:

        - Đồng chí thiếu tá, đồng chí bị thương à?

        - Không, nhưng tôi bị trật cái gì.

        - Ở chân phải không?

        - Phải.

        - Đồng chí gẫy chân hay sao?

        - Tôi không biết. Tôi không đi được nữa.

        - Tôi ngốc quá! Đáng lẽ tôi phải hiểu ngay... Đồng chí bò cũng không được nữa chứ? Chắc là đau lắm đấy.

        Ang đến gần thiếu tá, nhoài người tới đồng chí, cầm lấy cánh tay, và đặt vào cô mình.

        - Đồng chí giữ lấy tôi thế này.

        Đặt Lu-nin nằm trên cái lưng rộng của mình, Ta-ta-ren- kô bắt đầu bò hết sức thận trọng, để cho chiếc chân bị thương không vướng vào bụi rậm. Anh đâm minh vào bùn lỏng. Đạn đại bác rú qua đầu. Có tiếng lắc cắc nghi ngờ là anh ngừng lại. Chốc chốc lại mưa. Đôi khi loè nắng trong chốc lát, ánh mặt trời thấp táp xiên qua cành cây. Ta-ta-ren-kô mò mẫm bò tới, nhưng không lưỡng lự. Anh có vẻ rất kích thích, và Lu-nin luôn nghe tiếng anh thầm thì bổi hổi:

        - Thoạt tiên tôi tìm thấy cái dù của đồng chí. Trong một vũng nước, cách đây vài trăm thước... Gió đã đưa nó đi khá xa...

        Không quen với cảnh rừng miền bắc, anh bực tức với cái ẩm ướt:

        - Ở đây, ra sống trong nước! Ở vùng tôi, mùa này đồng cỏ đều khô. Bất cứ đâu, cũng có thể làm một giấc ngủ ngay trên cỏ.

        Anh bỗng nhớ đến chiếc máy bay đã mất:

        - Tôi bay chưa được hai tuần... Bao giờ lại có cái mới? Có lẽ lại phải đợi? Như vậy thật là khó coi! Hết nhà ăn, đến nhà nghỉ, rồi lại nhà ăn... Có lẽ cả mùa đông như vậy sao?

        Chốc chốc, anh lại hỏi xem Lu-nin ra sao, có dễ chịu không?

        - Dựa vào tôi, đồng chí đừng ngại phiền! Đồng chí đau lắm à? Có đỡ không?

        - Có đỡ ít nhiều.

        Thực ra thì chăng đỡ tí nào cả. Lu-nin có cảm giác vừa như cứng đờ ra, vừa như hết cả sức lực.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2019, 09:22:10 pm »


        Một đồng chí bộ binh đứng vụt lên, lựu đạn ở tay, và nhận thây là quân ta:

        - Dừng lại. Các đồng chí bò thẳng vào bãi mìn đấy. ớ đây, không cần phải bò nữa. - Đồng chí bộ binh dẫn họ đi theo một lối ẩm ướt qua một bãi phong đã trụi mà đạn đã cắt cụt gần hết các cây. Ta-ta-ren-kô ẵm Lu-nin trên tay như ẵm đứa trẻ. Lu-nin khẩn khoán:

        - Để tôi xuông đất.

        - Đồng chí đau à?

        - Không. Nhưng đồng chí mệt. Đồng chí nghỉ một chút.

        - Đồng chí chỉ nghĩ quẩn? Tôi chẳng mệt chút nào. Chỉ cần đồng chí bám chắc vào tôi.

        Và Ta-ta-ren-kô cứ đi.

        Cuối cùng họ đi vào một giao thông hào dài, ở đó phải lội vào nước đen đến đầu gối. Dựa vào thành hào, các chiến sĩ đeo tiểu liên đang ngủ gà ngủ gật giữa cảnh lụt lội ấy. Ta-ta-ren-kô đem Lu-nin đến một lều tạm trú gần ngập nước. Ở đó, một trung úy trẻ măng đi bốt cao su đứng đợi họ. Đồng chí dửng chót vót trên mép miếng ván như con chim trên "cầu đậu". Đồng chí giải thích cho Ta- ta-ren-kô:

        - Mùa đông thì sẽ khô. Nhưng tạm thời phải sống trong nước.

        Ta-ta-ren-kô tò mò nhìn cái thế giới lạ lùng của người chiến sĩ bộ binh.

        - Các dồng chí ở cái bãi lầy này đã lâu chưa?

        - Gần một năm. Đơn vị bên phải chúng tôi, ở Si-ni-a- vi-nô, ít nhất cũng được chiến đấu. - Đồng chí trung úy nói thêm với một vẻ thèm muốn. - Nhưng tụi tôi thì im lặng quá... Chỉ nằm. Hoạ có đến lúc đại tấn công giải phóng Lê-nin-grát... Đồng chí chưa nghe nói gì tới việc đó à?.

        Đồng chí trung úy chưa hề gần các phi công bao giờ, và cho là họ am hiểu hơn mình nhiều. Anh hỏi Lu-nin vê vết thương, giải thích là trạm cứu thương có một thầy thuốc rất khá, và định chỉ đường. Lu-nin, cho tới lúc đó vẫn im lặng và nằm bẹp vì đau dớn, bỗng lên tiếng phản kháng. Y nghĩ phải điều trị xa các bạn làm anh hoảng hốt. Phải về trường bay bằng được. Anh thầm thì với Ta-ta-ren-kô:

        - Đừng bỏ tôi nhé! Tôi còn đứng được. Đừng bỏ tôi dấy.

        Nhìn thấy vẻ lo âu rõ rệt trong mắt thủ trưởng, Ta-ta-ren-kô không lưỡng lự nữa. Anh cương quyết từ chối đề nghị của đồng chí trung úy và xin một chiếc ô-tô. Đồng chí trung úy sốt sắng gọi dây nói ngay. Hai mươi phút sau, đồng chí báo cho biết là tham mưu trướng đã dành riêng cho đồng chí bị thương chiêc xe riêng M.l của mình.

        Khó mà đặt được Lu-nin vào xe. Vướng chân không ngồi được. Ta-ta-ren-kô phải bê vào lòng để Lu-nin đỡ bị lắc.

        Đêm thu phú lên mặt đất một bóng tôi ẩm ướt. Lửa đạn tóe, đôi khi chọc thủng màn đêm và trong khoảnh khắc làm nổi bật những cái bóng ma quái của những cây phong trụi lá. Xe chạy hàng giờ trong rừng làm toé nước khi chạy qua vũng, và nhảy chồm chồm khi qua ổ gà.

        Đèn pha nguy trang chiếu ra đằng trước hai vệt xanh lờ mờ.

        Lu-nin nhớ lại buổi chơ Sê-rốp bị thương về. Bây giờ thì đến lượt anh, chỉ khác là Sê-rốp bị thương ở tay còn anh thì ó chân... Liệu người ta có chuyển anh vể một nơi xa nào, buộc anh phải xa cách phi đội, trung đoàn của anh không? Cái viễn cảnh ấy hãi hùng quá, khiến anh quên cả đau. Cũng may là Ta-ta-ren-kô không phó thác anh cho một bác sỹ vu vơ nào. Ông ta sẽ lập tức giải anh về hậu phương. Với Grô-mê-kô, còn có thể thương lượng được.

        Tuy đau nhưng rồi anh cũng ngủ thiếp đi. Tiếng người và ánh sáng chói làm anh tỉnh dậy, người ta đang khiêng anh vào bệnh xá. Anh thấy Éc-ma-kôp, Hin-đa, Sla-va, Kô-li-a Kla-mê-tốp, Kô-stin, Đê-ép, Di-ga.... Họ xanh làm sao! Có lẽ vì ánh sáng đèn. Ngọn đèn dầu chập chờn trong mắt họ.

        Đêm đó, ở trường bay chẳng ai ngủ. Mọi người biết là Ta-ta-ren-kô đã trở về và mang theo Lu-nin bị thương. Ta-ra-rắc-xin được báo trước bằng dây nói, và anh lập tức loan báo tin này.

        - Để nghị các đồng chí đi vê... Tôi nhắc đã bao nhiển lần rồi? - Grô-mê-kỏ vừa gắt vừa quàng áo blu - Đặt anh ấy lên bàn nhưng nhè nhẹ đấy.

        Lu-nin hỏi:

        - Đồng chí bác sỹ, đồng chí không gửi tôi đi đâu chứ? Đừng gửi tôi đi như Sê-rốp... Muốn làm thế nào cũng được, nhưng xin cho tôi ở đây!

        - Gửi dồng chí đi? Đi đâu vậy? - Grô-mê-kô nói ồm ồm, tay lột bộ áo bay đầy bùn và dẫm nước của Lu-nin một cách gọn gàng. - Tại sao tôi lại gửi dồng chí đi? Một vết thương như vậy ở dây có thể chữa lấy được. Xương chẳng gẫy tí nào. Hoàn toàn y nguyên, chỉ sai khớp vớ vẩn... Tôi sẽ nắn cho đồng chí. Trong ba ngày, đồng chí có thể khiêu vũ được!

        Hai tay anh nắm lấy đùi trái Lu-nin, Ta-ta-ren-kô đang giữ vai Lu-nin bèn hỏi, môi run run:

        - Ngay bây giờ sao?

        Đồng chí bác sỹ quan sát nét mặt Ta-ta-ren-kô và ra lệnh:

        - Thượng sỹ Ta-ta-ren-kô, dồng chí sắp lác cả mắt rồi đấy. Thôi cút đi! Đồng chí y tá Ma-sa, quàng tay qua nách đồng chí thiếu tá. Giữ như thế này!

        Grô-mê-kô kéo đùi và Lu-nin ngất đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2019, 12:35:54 am »


VII

        Vào cuối tháng chín, trận Si-ni-a-vi-nô tạm yên tĩnh.

        Đối với mặt trận nói chung, thì trận đó cũng chưa đem lại những thay đổi quan trọng. Nhưng dù sao cũng đã đạt được mục tiêu chiến đâu. Bây giờ thì bọn Đức đã hiểu là không thể lấy bớt ở đây cho Sta-lin-grát, dù là một tiểu đoàn.

        Một hôm, khi đến thăm Lu-nin ở bệnh xá, đồng chí U- va-rốp giải thích:

        - Đó là chuyện thằng ngốc khoe bắt được còn gấu. Người ta bảo ngốc đem gấu lại coi, thì ngốc la ó "chịu thôi, con gấu nó không buông tôi ra!"

        Chưa bao giờ Lu-nin thấy U-va-rốp vui như thế. Đồng chí chính ủy có cái vẻ đã biết một tin gì rất hay mà chưa chịu cho ai biết. Lu-nin hỏi đồng chí về tình hình Lé-nin- grát. Đồng chí chính ủy đã quen với loại câu hỏi đó. Trận Von-ga vẫn tiếp diễn rất lớn, và thông cáo thì lại rất dè dặt. U-va-rốp nói:

        - Tôi cũng không hiểu gì hơn đồng chí, nhưng ý nghĩ của tôi cũng như đồng chí thôi.

        - Đồng chí nghĩ thế nào?

        - Cánh cung đã giương hết mức.

        - Nghĩa là nó sắp bật phải không?

        - Chính thế.

        - Cảm giác tôi củng vậy.

        Lúc ra đi, U-va-rốp mới hở ra:

        - Đồng chí thiếu tá, ráng lành mạnh mau mau đi. Có tin lạ cho đồng chí đấy.

        Khớp xương trẹo đã nắn xong, Lu-nin bình phục khá mau. Cái chân sưng to tướng giống như chiếc sà nhà. Nhưng Grô-mê-kô chữa bằng cách chườm nóng nên dần dần bót sưng. Trong buồng không có bệnh nhân nào khác, nhưng Lu-nin không thấy lẻ loi chút nào, vì biết bao nhiêu khách khứa đến thăm ở đầu giường.

        Sáng sớm vừa dậy thì các phi công của anh đã đến từng tốp hai ba người. Họ ngồi trên chiếc ghè gỗ dài đã mang từ "phòng khám bệnh" vào. Lúc quá đông, nếu Grô-mê-kô không lo tống bốt đi thi có lẽ cả phi đội tập họp ở gần phi đội trưởng. Vậy thì người ta thay phiên nhau mà đến. Nhìn bộ mặt trẻ trung của họ, thẳng thắn và đáng yêu biết bao, Lu-nin không ngờ rằng họ mến anh đến thế.

        Bản thân anh thì cũng hết sức mến họ, tuy mới biết họ được vẻn vẹn hai tháng. Nếu mấy giờ đồng hồ không thấy họ là nhớ. Sáng dậy, anh mong chờ họ. Vừa nghe tiếng kẹt cửa là anh đã mừng.

        -  R...Rri-a-bu-skin, chùi chân đi, anh lại đem bùn vào buồng bệnh... - Bác sỹ Grô-mê-kô la lên.

        Đêm đêm, khi nghĩ đến họ, Lu-nin lấy làm thích là đã không có gia đình. Nếu anh không trơ trọi một thân trên đời, thì liệu còn yêu mến họ được như thế không?

        Mỗi ngày hàng vài chục lần, Ta-tá-ren-kô chạy đến bệnh xá để báo những tin mới mẻ.

        Tin tức thì không thiếu. Ví dụ sau trận Si-ni-a-vi-nô cả bọn tân binh được đề bạt thiếu úy. Vui sướng như trẻ con, họ đem khoe không biết chán với Lu-nin những áo ngoài kiểu sĩ quan, những cúc vàng mới toanh. Nhưng việc phi đội chưa có máy bay vẫn làm vẩn nỗi vui đó.

        Khổ nhất là chưa thể hy vọng có ngay máy bay mới được. Và một sự việc làm tình thế họ thêm chua xót: vào cuối tháng chín, phi đội 1 và phi đội 3 trở về trường bay với các máy bay Xô Viết tối tân!

        Nằm trên giường, suốt ngày Lu-nin nghe thấy tiếng máy bay reo vui. Vừa về tới nơi thì ngay tối hôm đó, Prốt- cua-ri-a-kốp dến thăm anh. Con người to lớn làm chật cả gian buồng. Mặt đồng chí sáng lên vì sung sướng và kiêu hãnh bởi chưa bao giờ trung đoàn lại có máy bay tốt như vậy.

        Những tay "bò sát" của phi đội 2 ngắm nghía thèm thuồng máy bay mới, thở dài ghen tị và chạy đi than thở với Lu-nin. Họ khen hết lời. Máy bay mới xinh biết bao, cất cánh đẹp biết bao, lên rất nhanh, hạ rất gọn, và nhất là tốc độ thì rất cừ: cả I-16, Hơ-ri-can, lẫn Mét-séc-mít chưa hể bay nhanh được như thế!

        Mỗi người đều nóng lòng muốn biết bọn Mét-séc-mít. làm ăn ra sao khi chúng gặp loại máy bay Xô Viết kiểu mới này? Nhưng bọn Mét-séc-mít tỏ ra rất thận trọng. Khi các phi đội trang bị mới của ta bay trên hồ, thì chúng biến mất hoặc lảng ra xa.

        Ksô-stin giải thích:

        - Rồi đây phải xét lại tất cả chiến thuật đối với bọn Mét-séc-mít.

        Ta-ta-ren-kô vặn lại:

        - Xét lại à? Xét lại làm gì? Săn chúng nó thì có.

        Câu chuyện đối đáp ở đầu giường Lu-nin. Một con chim sắt óng ánh bay vút ở một góc trời, hiện qua cửa sổ và biến ngay lập tức. Ta-ta-ren-kô reo lên:

        - Đồng chí thiếu tá, đồng chí nhìn thấy không? Xinh quá! Lại khoẻ, lại thanh. Cứ nhìn cái mình thon thon, cái đường lượn của đôi cánh, thì tôi đã ngứa ngáy chân tay rồi.

        Chân bớt sưng dần. Các khớp lại bắt đầu cử động được. Tuy vậy Lu-nin vẫn thấy thời gian hồi phục này chậm quá, và anh sốt ruột đợi ngày được phép dứng dậy. Nhưng xét cho cùng, thì vội làm gì chứ? Máy bay không có thì sao chăng nằm mà nghỉ ngơi. Ai cũng bảo anh vậy. Éc-ma-kôp luôn nhắc nhở:

        -  Đồng chí nghỉ cho thật khoẻ. Đồng chí đã làm việc khá nhiều thì nay nghỉ cho ra nghỉ. Trong khi bác sỹ người ta bắt nằm, thì nhân cơ hội đó, nghỉ ngơi cho kỹ...

        Lu-nin nhăn mặt. Anh chăng muốn nghỉ tí nào. Vả lại, khi bay, anh chẳng thấy mệt bao giờ. Mà cái đó có can gì đến ai đâu. Bị lâm vào cái thế bất lực, cái đó mới làm anh khổ. Anh không quen người khác chăm sóc mình, vì cuộc sống lẻ loi làm anh quen tự lực rồi đi rồi. Và những sự chú ý trông nom ở bệnh xá đối với anh làm anh ngượng. Ai cũng cứ lo đến sức khoẻ và sự dễ chịu của anh, kể từ U- va-rốp, Prốt-cua-ri-a-kốp, Éc-ma-kốp, các đồng chí phi công và thợ máy đến chị nữ y tá Ma-sa và nhất là Grô- mê-kô.

        Đồng chí bác sĩ ở ngay trong bệnh xá, đằng sau vách. Cả ngày Lu-nin trông thấy anh, và bây giờ thì đồng chí nhìn anh ta bằng con mắt khác. Vì sao nhỉ? Con người đã thay đổi chăng? Hay là Lu-nin đã khám phá ra những đức tính tốt mà trước không nhìn ra? Chắc là cả hai lẽ đểu đúng.

        Trước kia dồng chí đâu ngờ là người thầy thuốc trẻ tuổi ấy lại có đôi bàn tay chắc chắn vững vàng như vậy, đế nắn khớp xương, buộc băng, chườm, tiêm mạch máu, hay giản dị nữa, là xoay thế nằm nghiêng cho người ốm để lưng không bị liệt? Anh đâu ngờ là trong con người ấy lại nhiều cái tốt có công dụng như vậy? Anh đâu ngờ là con người ấy lại hiểu biết nhiều đến như vậy?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM