Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:03:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khoảng trời Ban-Tích  (Đọc 26016 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2019, 08:38:29 pm »


IV

        Ngày 19 tháng bảy, ta rút khỏi Vô-rô-si-lô-grát. Ngày 27, đến lượt Nô-vôí-séc-cát và Rô-stốp trên sông Đông.

        Các phi công không bao giờ nhắc đến tin đó. Hìni như đã thầm đồng ý như vậy. Nhưng những tin mặt trận đau đớn ấy làm cho các bộ mặt tối rầm lại.

        Riêng anh chàng bé nhỏ Mi-sa Ka-ri-a-kin vẫn hát vẫn đùa, như thách thức với định mệnh. Mở mắt dậy là anh nheo đôi mi xếch lên như người Mông cổ và nghêu ngao:

        Đồng chí thợ máy

        Nhìn I-mười sáu

        Qua cửa khung vòm

        Cái gì cũng xôm

        Thưa bà Hầu tước!

        Ta-ta-ren-kô kêu lên:

        - Im đi. Hết cái chuyện I-16 rồi!

        - Biết đâu đấy. Có thể rồi người ta lại nói đến nó.

        Mọi người đã biết sắp nhận được máy bay Anh, nhưng chưa biết nên đón cái tin này thế nào. Họ đang mong mỏi máy bay Xô Viết kiểu hiện đại mà người ta nói là tốt lắm. Thế mà bây giờ lại... Biết đâu Hơ-ri-can lại không tốt hơn. Người Anh là một dân tộc sáng tạo...

        Kô-stin giải thích:

        - Hơ-ri-can, nghĩa là giông tố. - Anh chàng có vẻ đã học tiếng Anh. Nhưng anh chàng hơi ngượng mà thú thật:

        - Ồ! Có học, nhưng ít thôi. Tuy vậy cũng đọc được sách nói về máy móc.

        Về Hơ-ri-can thì rõ là anh ta hiểu hơn bất cứ ai. Hay nói đúng ra thì chỉ mình anh ta là biết đôi chút. Sáu tháng trước đây, anh ta có đọc một bài trong tạp chí "Không quân" nói về nó, và còn nhớ vài con số. Tạp chí tán dương chúng hết sức. Nhất là tốc độ thì đặc biệt lắm.

        Ta-ta-ren-kô reo lên:

        - Cừ lám! Gấp một lần rưỡi tốc độ I-16. Bọn Đức đừng có đùa.

        Họ lập tức học tính quy "chân" ra mét và ngược lại, để có thể đọc bảng bay chữ Anh. Rồi thì cái việc quy tính đó làm được rất nhanh, như máy.

        Chắc không lâu nữa thì lĩnh được "Hơ-ri-can". Những ngày oi bức tháng bảy kế tiếp nhau mà máy bay vẫn chẳng tới. Đợi mãi phát chán, các phi công chăng buồn nhắc tới nữa và cũng chẳng tin là có nữa, thì bỗng nhiên một hôm có điện thoại ở ga gọi về là máy bay đã tới...

        Éc-ma-kốp, Lu-nin và đồng chí kỹ sư trung đoàn đi ra ga, dẫn theo tất cả các đồng chí thợ máy và tất cả các ca- mi-ông trưng dụng được. Đường thì xa, và đi qua rừng. Ca-mi-ông nhẩy chồm trên các gốc cây đã đốn.

        Xe vượt qua bãi lầy, lăn trên những khúc cây đặt ngang, làm hai hàm mọi người đánh vào nhau. Tuy vậy mà xe vẫn phóng hết tốc lực vì ai cũng nóng lĩnh máy bay.

        Ở ga, mười hòm lớn bằng gỗ hình gần vuông đã đặt ở dọc đường xe lửa. Thành hòm có ghi chữ đen. Một hàng chữ đập vào mắt: CẢNG MUÔC MANK. Đã chuyển đến bằng đường Bắc-băng-dương, mũi bắc và biển Ba-ren.

        Cái dáng hòm đẹp làm người ta chú ý. Éc-ma-kốp lấy lòng bàn tay vỗ vào một cái mà nói:

        -  Đóng hòm cừ đấy.

        Đồng chí kỹ sư có vẻ đồng ý.

        Phải chuyển những hòm này đi - công việc lôi thôi và tốn thời gian. Dùng máy kéo và những xe như kiểu xe trượt lớn làm ngay tại chỗ. Hòm đầu tiên đến trường bay vào nửa đêm. Quyết định sáng sớm thì mở.

        Chẳng ai ngủ. Mặt trời vừa mọc ở phía đông, in bóng thông rộng khắp bãi, thì một đồng chí thợ mộc trèo lên một hòm và thận trọng lấy rìu bửa cái vỏ ngoài. Tiếng đinh rít lên. Vỏ rơi xuống, ánh nhựa kính lóng lánh trong bóng tối của chiếc hòm. Các đồng chí thợ máy dùng tay kéo chiếc Hơ-ri-can đầu tiên ra ánh sáng. Nó in một bóng đen xuống nền cỏ sương.

        Ai nấy đều trô mắt nhìn. Kinh nghiệm đã cho Lu-nin biết giá trị của cảm giác đầu tiên: một kiểu tốt thì xem cái dáng là biết ngay. Anh còn nhớ mấy năm trước, I-16 đã làm anh chú ý ngay đến cái mõm ngắn và đôi cánh cộc của nó. "Rõ là một con vật đánh trận giỏi".

        Thoạt đầu nhìn Hơ-ri-can thiếu cá tính. Nó giống như mọi máy bay khác. Nhưng Lu-nin chưa vội kết luận. Anh nghĩ thầm: "Phải thử đã. I-16 đã già rồi, tốc độ không đủ, nếu Hơ-ri-can thật có tốc độ gấp rưỡi, thì không cần đòi hỏi gì khác nữa".

        Trong khi đồng chí kỹ sư xem máy, thì anh trèo lên khoang, đẩy tay lái và xem bảng bay. Chỗ ngồi có vẻ chật, chắc cũng là do thói quen mà thôi. Bảng bay trình bầy khá: nhiều kính nhựa và bộ phận mạ kền.

        Phê-đê-rốp, - "Đông ky-sốt trung đoàn" - chỉ huy công việc. Cũng như Lu-nin anh chưa nhận xét. Ai hỏi thì anh chỉ trả lời:

        -  Khi bay và chiến đấu sẽ biết.

        Rồi một buổi sáng, Lu-nin đã có thể lái được.

        Ở trường huấn luyện nơi anh làm việc hồi trước chiến tranh, anh vẫn thử máy bay, và không hề lo ngại gì cho bản thân. Nhưng anh lo cho máy bay: chưa biết Hơ-ri-can sẽ ra sao?

        Máy bay cất cánh dễ sàng. Lu-nin kéo tay lái lên thẳng. So với I-16, Hơ-ri-can leo không hơn không kém... Thế nghĩa là lên thẳng thì không hơn gì I-16. Mét-séc-mít nó leo khá hơn vẫn giữ ưu thế. Trên 2000 thước, anh bay ngang và ngoặt đột ngột. Ngoặt không gọn bằng I-16. Để biết chắc hơn, anh ngoặt một cái nữa, vòng thật hẹp. Không nghi ngờ gì nữa: bay ngang thì I-16 khá hơn. Thất vọng. Lu-nin nhớ đến những chiếc Mét-séc-mít đã hạ được nhờ có động tác bay ngang khá của I-16... Tất nhiên máy bay nào tốc độ nhanh thì khi bay ngang điểu khiển nó vẫn khó hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2019, 12:29:16 am »

       
V

        Những cuộc bay rượt bắt đầu ngay hôm đó. Lu-nin chỉ có nhiều nhất là ba tuần để chuẩn bị cho phi đội chiến đấu, và làm cho bọn trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm lớn lao mà không quân Xô Viết đã có được trong năm đầu của chiến tranh.

        Phải bay, bay không ngừng, làm cho mỗi động tác thành tự nhiên như máy. Thời gian thiếu. Không thể để phí một giờ nào. Từ sáng sớm đến đêm, ròng rã những ngày hè dài đó, họ tập cất cánh theo thứ tự, tập bay theo đội hình, tập đổi đội hình trong khi bay, tập làm đi làm lại những hình khó, tập đánh trận giả, bắn, hạ cánh rồi lại bay.

        Ngay buổi đầu, Lu-nin nhận thấy Ta-ta-ren-kô lái khá hơn cả. Tuy cũng chỉ được học tập như các bạn, nhưng anh ta điều khiển máy bay một cách chính xác lạ lùng và rất nhanh chóng, hình như anh sẵn có tài nắm được không trung. Động tác rất vững vàng, và phản ứng rất nhậy, khiến cho anh ta vẫn được thảnh thơi mà suy nghĩ.

        Anh ta biết là mình khá, và đó cũng là khuyết điểm chính. Anh ta xử sự với cái vẻ tự tin thái quá, làm những vũ thuật vô ích để tỏ ra mình giỏi. Muốn cho anh một bài học, Lu-nin tảng lờ như không để ý gì cả, và bó buộc anh chàng phải cùng lắp lại những động tác tập luyện như các bạn khác. Chính cũng vì anh ta cho những cái đó là sơ đẳng và không ích lợi gì. Ta-ta-ren-kô ngoan ngoãn nghe phi đội trưởng nhận xét, được lệnh gì cũng làm, không tỏ ra chút gì tự ái, nhưng với cái vẻ: "Bố thừa biết là tôi lái khá hơn người khác, nhưng bố chỉ làm tôi mất thì giờ vì vấn đề nguyên tắc huấn luyện. Bố muốn thế cũng được! Tôi kính mến bố thì tôi vâng lời. Nhưng bố cũng thừa biết hơn tôi là thế chẳng có ích lợi gì”.

        Kô-stin là một tay lái cừ. Cái gì anh đã học, thì anh học đến nơi, và cái gì anh đã làm thì cũng làm đến cùng. Nhũn nhặn và siêng năng, anh thu nhận kỳ cùng những lời khuyên bảo của Lu-nin để sau về nghiền ngẫm thêm. Nhưng khi bay, anh vẫn còn thích lý luận, do đó động tác kém nhậy. Đó là chướng ngại chính phải vượt: có khi đáng lý phải phản ứng hành động tức khắc thì lại cứ suy nghĩ. Và Lu-nin hết sức làm cho những động tác chiến đấu thường thức của anh được tự nhiên như máy.

        Kô-li-a Klê-ma-tốp lái cũng khá. Là một gã nhỏ bé xứ Kra-snô-đa, với đôi mắt con gái trên bộ mặt đều đặn thanh tú. Nói nhỏ nhẻ, và cứ mỗi tuần hai lần nắn nót viết thư cho cha mẹ đều là giáo sư. Trước chiến tranh, anh không xa cha mẹ một ngày nào. Khi ta mất Rô-stốp, thì rõ ràng là quân Đức tiến đến Kra-snô-đa, và da mặt sạm nắng của Kô-li-a cũng tái đi. Ba má liệu có thời giờ tản cư không? Chẳng nhận được thư nào...

        Khi bay, anh tỏ ra can đảm và tập dượt một cách say mê. Cái đó làm Lu-nin rất sung sướng. Nhưng anh ta lái không xuất sắc lắm. Ra lệnh gì cho anh, thì anh làm đúng tăm tắp. Cái kiểu lái cũng giống lối viết nắn nót. Bản thân anh cũng đều hoà, dứt khoát, rõ ràng. Con người đó nhất định sẽ thành một tay lái khu trục vững, có thể tin cậy được trong mọi trường hợp.

        Buổi bay đầu Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin không tỏ ra vững lắm trong khoa lái máy bay. Nhưng khi tập đến bắn bia bay và đánh trận giả, thì họ lại tỏ ra mắt tinh, và nhiều sáng kiến khác thường.

        Người ta cho máy bay đèo thêm một dải vải dài hình nón để các phi công tập bắn ở nhiều cự ly khác nhau, sau đó đếm các lỗ đạn. Ka-ri-a-kin bắn dải hơn mọi người, hơn cả Ta-ta-ren-kô. Ri-a-bu-skin đứng thứ ba. Nhưng Ka-ri- a-kin không tự mãn. Nếu bắn trượt một phát, thì chính hắn lại là người đầu tiên chế nhạo mình:

        - Tôi bắn vào cung trăng.

        Và hắn nói thêm:

        - Tôi bắn vào cung trăng cũng như các tay khác bắn vào cái nút chai!

        Hắn thích hát, và ngay khi bay cũng nghêu ngao. Ra- đi-ô đã phản hắn: Lu-nin từ chỉ huy sở nghe tiếng hát từ trên cao 3000 thước.

        Lu-nin cũng mãi mới quen chỉ huy bằng ra-di-ô. Một hôm, cùng với Éc-ma-kôp, anh theo dõi một cuộc đánh trận giả giữa Ka-ri-a-kin và Ri-a-bu-skin. Hai phi công lăn xả vào nhau như hai con gà sống non, quay tít, lộn ngửa, và luôn tìm trăm phương nghìn kế để luồn được vào đuôi nhau.

        Thấy Ka-ri-a-kin đánh một miếng rất thành công, Lunin bảo Éc-ma-kốp:

        - Ka-ri-a-kin khá lắm!

        Thì có tiếng Ka-ri-a-kin nói lại:

        - Cám ơn đồng chí thiếu tá.

        Lu-nin phá lên cười:

        - Ka-ri-a-kin, tôi nói chuyện với đồng chí chính ủy; đừng nghe trộm ở ngoài nhé!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2019, 04:37:49 pm »


        Ka-ri-a-kin lúc nào củng vui. Đức tính ấy rất đáng quý trong những ngày mỏi mệt. Những ngày mà tin mặt trận phía nam mỗi lúc thêm đáng ngại. Tuy không cầu kỳ, và nhắc đi nhắc lại mãi, nhưng câu pha trò của hắn vẫn làm cười đến chảy nước mắt. Mỗi buổi sáng, phi đội ca-mi-ông từ làng ra trường bay. Phải đứng, vì xe chật cứng. Gần trường bay, đường ôtô đi qua đường xe lửa, và ai cũng phải cúi xuống. Ngày nào cũng vậy, cứ đến cách cái xà chắn ba trăm thước thì Ka-ri-a-kin đã hô:

        - Coi chừng đụng đầu!

        Bất giác ai cũng còng lưng xuống, nhất là những tay cao như Ta-ta-ren-kô và Kô-stin thì lại càng vội vã. Rồi phá lên cười với nhau vì xà chắn còn xa! Tuy ngày nào củng nhắc lại cái trò ấy, mà vẫn cứ có kết quả.

        Mi-sa Ka-ri-a-kin còn bịa ra câu chuyện một chàng phi công ngớ ngẩn làm cái gì cũng hỏng mà cứ đổ tại người dạy mình. Ka-ri-a-kin kể câu chuyện hàng chục lần, mỗi lần lại lấy những sự việc xảy ra hàng ngày thêm thắt vào. Cái đoạn tả về lúc hạ cánh là được mọi người thưởng thức nhất. Sau khi đã làm hoàn toàn ngược lại các động tác và làm máy bay nát vụn từng mảnh, đến lúc gần chết được người ta lôi ra khỏi máy, thì anh chàng phi công lịch sử ấy vẫn còn tự mãn và khoa tay trách móc lớn:

        - Người ta dạy tôi làm như thế đấy?

        "Người ta dạy tôi làm như thế đấy" thành ra một câu tục ngữ trong phi đội. Nếu một phi công nào làm cái gì sai lầm, thi từ bốn phía có tiếng kêu:

        - Người ta dậy tôi làm như thế đấy!

        Một hôm thấy Ri-a-bu-skin hạ cánh, đã để cho máy bay nhẩy chồm lên bốn lần, thì mọi người kêu lên câu ấy. Cũng câu đó để tặng cho đồng chí lái xe đã làm chiếc ca-mi-ông chở nặng sa lầy ngập nửa bánh sau. Và một lần đánh đổ cả đĩa súp xuống chiếc khăn giải bàn trắng tinh, Ta-ta-ren- kô đã đàng hoàng phân bua với Hin-đa:

        - Người ta dạy tôi làm như thế đấy!

        Va-đim La-da-rô-vít và I-van Di-ga thì luôn phải nghe câu đó bên tai. Chậm hiểu hơn các bạn, họ là những người khố nhất với cái việc huấn luyện gấp rút này.

        Ngược với anh chàng La-da-rô-vít mảnh dẻ và công tử, I-van Di-ga là một nông dân ở nông trường U-kơ-ren, với bộ ngực lực sỹ và những bắp tay thợ rèn. Chảng ai địch nổi hắn về cái khoẻ, nhưng cái khoẻ ấy chẳng giúp hắn được việc gì, và hắn vụng về một cách kỳ lạ. Đôi bàn tay kếch sù quờ quạo bất lực trong khoang máy bay, không sao lái theo ý muốn được. Và cũng như La-da-rô-vít, cu cậu khổ về những rủi ro của mình. Nhưng cả hai đều kiên trì một cách hiếm có. Họ quyết tâm trở thành một phi công khu trục giỏi, nên không tiếc sức lăn vào học tập.

        Lu-nin chia phi đội ra thành tiểu đội, cử tiểu đội trưởng và tiểu đội viên. Tất nhiên, việc đề cử đó không khỏi gây một vài cảm xúc. Nói chung, mọi người đều thông cảm các lý do chọn lựa của Lu-nin. Ví dụ, không ai phản đối gì vê việc Kút-nét-sốp là tiểu đội trưởng, vì trừ Lu-nin ra, thì anh là người duy nhất đã thử lửa. Hoặc ai cũng thấy hoàn toàn đúng là cái anh chàng phục phịch O-strô-sa-blin kia là đội viên của Kút-nét-sốp. Người ta cũng công nhận Ka-. ri-a-kin ỵà Ri-a-bu-skin là một đôi rất tốt mà Ka-ri-a-kin thì phải là tiểu đội trưởng. Cũng không còn nói gì được nữa vể việc Kô-stin và Kla-mê-tốp là tiểu đội trưởng, hoặc La-da-rô-vít và Di-ga là đội viên. Chỉ có một điểm nhiều người chưa hiểu: là Lu-nin để Ta-ta-ren-kô làm đội viên của đồng chí.

        Đó là vinh dự hay một sự bất công? Vấn đề làm mọi người suy nghĩ. Như Kô-li-a Klê-ma-tôp thì nói chắc rằng đó là một vinh dự lớn cho Ta-ta-ren-kô: bản thân anh được chỉ định là tiểu đội trưởng, nhưng nếu được làm đội viên của Lu-nin thì anh cũng sẽ rất sung sướng.

        Anh chàng vốn là dễ sùng bái cá nhân, và hiện nay thì Lu-nin là đôi tượng sùng bái của anh. Người phi công trẻ tuổi ấy cho Lu-nin là hoàn hảo và muốn bắt chước anh trong mọi việc. Đồng chí thiếu tá vừa hỏi một câu là cu cậu đã đỏ mặt lên sung sướng.

        Trái lại, Ri-a-bu-skin thì lại cho là nếu có một người xứng đáng làm tiểu đội trưởng, thì người đó phải là Ta-ta-ren-kô. Bản thân anh là đội viên của Ka-ri-a-kin, nhưng anh chẳng tự ái chút nào. Anh chỉ buồn cho bạn. Phục Lu-nin và lấy làm hãnh diện được phục vụ dưới sự chỉ huy của đồng chí, nhưng anh phục Ta-ta-ren-kô cũng không kém kể từ khi đánh bạn với nhau ở trường không quân. Trong tình bạn đó, thì Ta-ta-ren-kô là người chỉ dẫn, và anh chàng Ri-a-bu- skin khiêm tốn kia tự cho mình đóng vai đàn em là lẽ tất nhiên. Thế mà bây giờ Ta-ta-ren-kô cũng chỉ là đội viên, như mình, hay Va-ni-a Di-ga. Chẳng còn hiểu ra sao cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2019, 09:27:39 pm »


        Chỉ có La-da-rô-vít cho là việc lựa chọn rất dễ hiểu:

        -  Cậu còn ngạc nhiên cái gì nữa? Ông ấy chỉ định cậu ta làm đội viên là để dạy cho cậu ấy bớt tự kiêu.

        Cũng như tất cả các bạn khác, La-da-rô-vít rất thân với Ta-ta-ren-kô và công nhận những ưu điểm của bạn. Nhưng anh cho là bạn hơi kiêu.

        Lu-nin muốn biết thái độ của Ta-ta-ren-kô thế nào. Nhưng hắn ta không lộ vẻ gì hết. vẫn cười một cách cởi mở, và đôi mắt như muốn nói: "Bố già kỳ quái ơi, bố đặt tôi vào đâu thì tuỳ ý. Nhưng không phải vì thế mà bố không nhận thấy trước ai hết là tôi đáng giá loại nào và tỏ rõ cái đó như thế nào?"

        Nếu không đúng như vậy thì ít nhất đó cũng là ý nghĩ mà Lu-nin gán cho Ta-ta-ren-kô. Và đồng chí thầm phản ứng "Có chú mình kỳ quái thì có. Chú nào có biết rằng không chiến đâu phải chuyện đùa. Nó tàn nhẫn với những anh chàng kiêu lắm đấy, với những anh chàng chỉ muốn bứt lên trước, muốn tìm vinh quang cho bản thân, hơn là vinh quang chung cho tiểu đội. Chú mình tự tin ở bản thân, và thế là đúng. Nhưng nếu tôi không chăm sóc thì chú sẽ bị hạ ngay trong trận đầu".

        Thật ra, Lu-nin cũng công nhận Ta-ta-ren-kô là khá, không khác gì ý của Ri-a-bu-skin, và có thể còn hơn nữa. Vì anh còn ở cương vị nhận định được rõ hơn, nhận định thấy sáng kiến của Ta-ta-ren-kô khi bay, trí phản ứng mau lẹ, khả năng quyết định cấp kỳ của hắn. Chỉ nhìn đường lượn khéo léo, Lu-nin cũng đoán được ngay máy bay của Ta-ta-ren-kô. Muốn lái được như vậy, phải có khiếu nắm vững không trung và lòng yêu nghề tha thiết.

        Nhiều lý do đã giúp dồng chí quyết định. Trước hết, đồng chí không công nhận ý kiến của tụi trẻ là dội viên thì dễ và ít cần thành thạo hơn là tiểu đội trưởng. Như Sê- rốp, thì khỏi đầu là đội viên của Rát-sô-khin, rồi thành đội viên của Lu-nin. Thế nhưng Sê-rốp là loại phi công như thế nào? Hơn nữa, Ta-ta-ren-kô có tài, mà ai không thích huấn luyện một người học trò có tài. Sau hết, Lu-nin cho Ta-ta-ren-kô quá tự tin và cần được trông nom hơn mọi người khác. Đồng chí lo ngại cho hắn nhiều hơn bất cứ ai, nên muốn lúc nào hắn cũng ở bên cạnh mình.

        Nhưng đồng chí lo người ta nhận thấy cái biệt đãi của đồng chí đối với Ta-ta-ren-kô. Do đó đối với anh chàng, đồng chí lại tỏ ra nghiêm hơn, cách bức hơn là đối với mọi người khác. Đối với Ta-ta-ren-kô, đồng chí rất tiết kiệm lời khen, và không bao giờ bỏ qua cái gì mà không nhận xét, đến nỗi mọi người đâm ngờ là đồng chí không yêu hắn, thậm chí ngờ là bất công với hắn.

        Nếu Lu-nin khéo léo che giấu tinh cảm, thì Hin-đa lại - không biết nghệ thuật ây.

        Chỉ nhìn thấy Ta-ta-ren-kô là đủ cho cô nàng đỏ mặt. Hắn hỏi một câu là cô luống cuống. Chiếu đãi hắn từng tí một, cô bổ đi tìm muối, tìm mù-tạt. Bọn phi công nhận thấy ngay cái đó. Nhưng họ chẳng dám nói gì, vì Hin-đa đã từng quen biết các anh hùng của phi đội, còn cái ngữ I- li-a Ta-ta-ren-kô chưa từng cả đến thử lửa thì di đến đâu.

        Chỉ La-da-rô-vít. là không ngại lời mà nói toạc ra:

        - I-li-a, đúng là cô ả mê mày đấy.

        Lu-nin củng nhận thấy cái trò đó. Một hôm dự đoán của anh đã thành sự thật, khi anh thấy Hin-đa thay đổi hẳn thái độ: lúc bất chợt gặp Ta-ta-rcn-kô, cô nàng vờ như không trông thây không ngẩng mặt lên nữa. Suốt buổi im lặng. Cô chuồn xuống bếp khi hắn ta vào nhà ăn, và đưa súp cho hắn ta ăn mà tay run rẩy.

        Lu-nin cảm thấy hơi ngượng. Vì nhớ đến Bê-sây-tốp cũng đã yêu Hin-đa, cả Sê-pen-kin nữa, và có lẽ cả một số khác đã khuất. Mà Hin-đa thì chỉ đáp lại bằng tình bạn thân ái. Và anh nhớ đến chuyện nàng công chúa và 12 anh em. Trong khi họ đi săn, công chúa ở nhà dọn dẹp nhưng chẳng yêu ai, vì nếu yêu một người nào, thì hết mất chuyện...

        Cái kỳ khôi nhất trong vấn đề này, là Ta-ta-ren-kô vẫn tỉnh khô với Hin-đa. Không một khách nhà ăn nào mà lại ít chú ý đến cô như vậy. Cái khuôn mặt xinh xinh trắng hồng, đôi mắt xanh, cái dáng người thanh tú, mớ tóc mượt hoe vàng không làm hắn ta cảm động. Hắn là người duy nhất không biết chuyện gì, cái chuyện mà đến Lu-nin cũng phải biết. Hắn chẳng hề nhìn cô lần nào, và điềm nhiên ăn súp, hình như đĩa súp tự nhiên ở đâu bay tới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2019, 08:45:54 pm »


VI

        Năm đó, mùa hè ở miền bắc Liên Xô đặc biệt nóng bức. Gì cùng khô nỏ. Bụi cuốn lốc trên đường. Mùi rừng cháy khét lẹt. Nền trời của sân bay xám xịt và đầy bụi khói. Qua màn khói bụi, mặt tròi khổng lồ đỏ rực. Và chính trong cái lò lửa đó, cái khói bụi đó, chính dưới mặt trời khổng lồ đỏ rực đó, mà các máy bay cất cánh hạ cánh không ngừng.

        Lu-nin buộc các phi công phải nhắc lại mỗi động tác cho đến thuộc lầu. Ai hạ cánh kém, phải làm lại, nếu còn chỗ nào chưa hoàn hảo thì làm lại hai mươi lần nếu cần. Các bộ mặt sạm lại: nắng và bụi làm da đen sạm. Không ai còn sức, không ai còn muốn chơi "nhẩy cừu" hay mời Sla-va "quay một bài". Đêm đến, mới từ trường bay về, thế là vật xuống giường và kéo một mạch. Vừa tảng sáng thì trực phòng đã kéo dậy. Họ nuốt vội bữa ăn sáng rồi lại đi.

        Lu-nin cũng cảm thấy mệt: anh gầy đi, mặt sắt lại, cổ họng khô vì bụi. Mỗi lúc anh lại phải bỏ mũ bay ra để lau những giọt mồ hôi lớn đọng trên cái trán hói. Anh mê mải công việc. Ngày qua vùn vụt. Không còn đủ thời gian ăn ngủ. Tháng tám đã đến rồi. Lệnh ra mặt trận có thể tới bất chợt lúc nào, nên phải làm việc không ngừng.

        Là một giáo viên đầy kinh nghiệm, Lu-nin ham thích huấn luyện. Anh thấy đúng lĩnh vực của mình và không tiếc sức. Cái gì anh cũng thích: từ cái nóng bức oi ả trên sân bay, đến cái khuôn mặt cháy nắng của đám thanh niên.

        Chỉ có một lần, anh được đứng lẻ một mình và nghĩ đến những cái ngoài công việc của phi đội.

        Từ lâu, anh vẫn ước ao tắm sông một lần cho thoả. Dịp ấy đã đến. Các phi công còn ăn trưa. Đến nhà ăn sớm hơn họ nửa giờ, anh ăn vội cho xong, lẳng lặng ra khỏi làng để không ai nhìn thấy và xuống cái dốc đứng ở bờ sông.

        Từ sau hồi thơ ấu, anh chưa được tắm sông, trước chiến tranh, anh chỉ tắm biển. Nước mặn, nặng và xanh ngắt không thật là mát người. Nhưng anh chưa quên gì cả, và khoan khoái nhận thấy cảnh vặt vẫn như xưa: những lá sen rộng, bóng liễu rườm rà, sậy reo vi vu, từng đoàn cá nhỏ thao diễn như có sự chỉ huy, và thẳng đằng trước là ánh nước long lanh.

        Anh cỏi quần áo, hụp và khoan khoái đầm mình nóng bỏng vào nước. Bóng cây bên bờ làm nước đen ngòm. Anh thấy nước chảy trong kẽ chân. Dịu mát và mạnh mẽ, dòng nước quyện lấy anh, làm anh quay tít, và cuốn anh đi. Anh không chống lại. Nước ngập đầu. Anh tự buông trôi một lát, cho đến khi gót chân đụng cát mềm. Anh mở mắt và nhìn thấy mặt trời nhẩy múa giữa những bóng cành cây gẫy trong gương nước. Anh làm một sải, nhô mình lên, nhè nhẹ bơi ra giữa dòng, ngoảnh lại rồi bơi vào và leo lên bờ, thở hít một cách sung sướng.

        Anh tắm xong, vừa hết bụi hết mồ hôi, mà còn hết cả ưu tư. Trong khi mặc quần áo, anh mới thấy là bờ sông đầy cây bồn, mà những chùm lớn làm thành những chấm mầu thẫm trong lá cây xanh. Tự nhiên như cái máy, anh với tay... Hồi thơ ấu, khi dạo chơi hàng giờ từ cành này sang cành khác, anh vẫn không hái. Quên cả hiện tại, anh len vào các bụi theo thói quen xưa. Mỗi chùm giống như một ngọn đèn đỏ bé xíu treo dưới cành trắng nhỏ. Anh hái một cách khéo léo, bỏ mồm ăn và nước bồn làm đỏ cả ngón tay.

        Những kỷ niệm cũ đến hàng loạt. Anh ở cách cái thị trấn nhỏ đã sinh ra anh chỉ độ một trăm cây số. Ở đấy cũng có những con sông bờ dựng đứng và xanh tươi như thế này, cũng có rừng, có cây bồn. Giọng nói phương bắc -  giọng nói của anh - cũng hơi nặng như ở đây. Anh như nom thấy cái phố lớn mà ở một đầu là ngôi nhà thờ to trăng toát, ở đầu kia là một nhà thờ nhỏ bằng gỗ với cái nghĩa địa. Nếu không có phố lớn này thì người ta tưởng như ở trong một làng nông thôn. Cái nhà không có tường đó là nơi anh đã làm những kiểu máy bay đầu tiên của anh, nằm giữa các bụi mộc. Lúc đó anh chẳng muốn nhìn thấy những máy bay thực trong ảnh. Nhưng đã mơ đến chúng biết bao!... Anh nhớ lại các khuôn mặt bà con xóm làng, mặt những đứa trẻ vừa trai vừa gái. Bây giờ họ ở đâu? Họ thế nào? Liệu còn nhận ra họ không? Nhiêu người có lẽ vẫn ở đó... Anh nhớ lại những cô gái mà anh đã chú ý. Hình ảnh của họ đã in vào trí nhớ, nhưng anh lại gặp Lida, và anh đã quên ngay họ, cho đến ngày hôm nay mới lại nhớ đến họ. Ồ, giá có mấy giờ rỗi rãi mà lên ôtô nhẩy về chơi nhỉ! Nhưng mong mỏi như thế vô ích... Có thè đi máy bay, sà thấp trên con đường phố lớn? Ý nghĩ thật là điên rồ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2019, 12:35:26 am »


        Từ trên không, liệu có nhận ra thị trấn ấy không? Mục tiêu không thiếu: nhà thờ lớn, nhà thờ nhỏ, khuỷu sông, chiếc cầu trên cột gỗ... Nhưng liệu cái cầu còn không? Hình như người ta đã dựng cầu mới bằng sắt. Lu-nin đọc tin ấy trong báo, hồi kế hoạch năm năm lần thứ hai. Người ta còn xây dựng một nhà máy thuỷ tinh, cả đến cái nhà thờ lớn. liệu còn nhận được không?... Kể cũng lạ: chính cái thị trấn nơi trước kia anh từng mơ ước đến máy bay bao nhiêu, thì anh lại chưa hể được từ trên máy bay nhìn xuôáig!

        Những trái bồn như bắc một nhịp cầu giữa dĩ vãng và hiện tại. Và bất chợt anh vui sướng nhận thấy cái nhất trí trong đời anh. Chính ở miền này, trong rừng sâu là nơi mà hồi măng trẻ anh đã mơ máy bay. Thì mơ ước đó đã thành thực tế hàng ngày. Và không bao giờ anh ân hận là đã chọn cuộc đời ấy. Anh chỉ thấy sung sướng khi bay. Và cũng lúc đó anh mới thấy sức mạnh và tác dụng có ích của mình. Cái nghề phi công đã cho anh bao nhiêu bạn! Nó cũng đã làm cho anh trở nên hữu dụng đối với đất nước. Nó đã dạy anh biết bảo vệ Tố quốc.

        Anh xem đồng hồ và leo vội lên bờ, vừa leo vừa bẻ những cành bồn yếu ớt. Đứng giữa nắng trên cao, Krô-míc đang đợi anh. Người ta bảo đồng chí đi tìm phi đội trưởng vì xe đang chờ. Đồng chí kiên trì đứng nhìn Lu-nin ăn trái bồn!...

        Ngày 16 tháng tám, ta rút Mai-kốp. Ngày 19, quân thù chiếm Kra-snô-đa, quê hương của Kô-li-a Kla-mê-tơp.

        Ngày ngắn lại. Tròi mát hơn. Mưa nhiều hơn. Những túp lá vàng đầu tiên xuất hiện trên cành phong. Một buổi sáng chiếc U-2 hạ cánh ở trường bay và U-va-rốp xuống. Đồng chí chính ủy sư đoàn đã đến thì chỉ có một ý nghĩa là giờ ra mặt trận đã tới.

        Theo thói quen, U-va-rốp bắt đầu hỏi đến những việc nhỏ như ăn, mặc, ngủ. Anh muốn biết báo chí có đến đều không, và đã thảo luận những vấn đề nào trong các buổi phổ biến thời sự. Anh nói chuyện với mọi người, hỏi thăm mỗi người, và làm quen với các phi công mới.

        Anh hỏi Lu-nin và Éc-ma-kôp:

        - Kút-nét-sốp thế nào?

        Lu-nin biết là Éc-ma-kốp không ưa Kút-nét-sốp, nên anh vội trả lời:

        - Hắn ta là một phi công khá.

        - Về kỷ luật thế nào?

        Éc-ma-kốp lầu nhầu trá lời:

        - Hiện nay thì không có gì.

        U-va-rốp ra sân bay xem tập hai tiếng đồng hồ. Anh cùng về với phi đội. Sau mỗi tiết mục diễn tập, anh họp các phi công và hỏi chuyện. Bọn trẻ không bao lâu cũng hết rụt rè đối với anh.

        Anh muốn biết nhiều nhất là cảm tưởng của họ đôi với các máy bay mới. Nhưng những câu trả lời vế chất lượng của "Hơ-ri-can" không rõ ràng và không phấn hứng lắm. Ta-ta-ren-kô còn nói:

        - Tôi không thể trả lời được.

        U-va-rốp ngạc nhiên:

        - Thế nào? Đồng chí bay trên nó mà không biết sao?

        - Tôi không có căn cứ mà nhận xét. Chúng tôi chưa được biết nhiều loại máy bay. Đồng chí hỏi thiếu tá thì rõ hơn. Vì đồng chí thiếu tá có điều kiện so sánh.

        Mỗi lần U-va-rốp hỏi ai về Hơ-ri-can thì Éc-ma-kôp lại lắng tai nghe. Riêng phần anh, thì anh thấy vấn đề máy bay Ăng-lê chưa ngã ngũ. Ý kiến của Lu-nin về cái đó đôi khi hình như bất công và thiên lệch. Anh đã trông thấy kết quả mà bọn trẻ thu lượm được sau mấy tuần tập dượt. Và tuy anh không lái khu trục, cũng không phải là thợ máy, nhưng anh đã phục vụ lâu trong không quân và cũng biết lái U-2. Vả lại anh nhận thấy kết quả tháng tám hơn tháng bảy. Nếu máy bay xấu thì sao lại được như vậy? Máy bay đó mà cứ bảo là kém máy bay của ta thì cũng vô lý.

        Mà dù Lu-nin có lý phần nào đi nữa, thì thái độ đối với Hơ-ri-can như vậy cũng chỉ có hại. Có khi nào một phi công trẻ lại yên tâm bay được, khi hắn biết cấp trên hắn coi máy bay này như một loại không ra gì!

        Éc-ma-kốp ngỏ ý nghĩ đó với U-va-rốp và nói:

        - Một phi công phải tin ở máy bay của mình!

        Éc-ma-kôp giữ vững câu đó, - chính câu nói cũ của U-va-rốp.

        U-va-rốp mỉm cưởi:

        - Thế nếu là thứ máy bay không tin tưởng được thì sao?

        - Đồng chí chính ủy Sư đoàn, theo ý tôi thì bọn trẻ đầy tin tưởng vào máy bay. Đồng chí đã hỏi họ đấy. Có ai phàn nàn gì đâu?

        - Không phàn nàn câu gì là rất tốt rồi. - U-va-rốp nói to có vẻ rất bằng lòng.

        Ba ngày sau hôm anh đến, U-va-rốp báo cho phi đội biết là phải về ngay trường bay bên hồ La-đô-ga. Để hai phi đội khác của trung đoàn đến đây nhận phi công và máy bay mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2019, 12:36:32 am »


CHƯƠNG CHÍN

SI-NI-A-VI-NÔ

I

        Sô-ni-a đã mất hẳn thói quen trở về tầng gác năm vắng vẻ của mình rồi.

        Cô không rời đội Công-sô-môn của cô, và thường ngủ đêm ở nơi làm việc với các bạn.

        Đội này có thay đổi nhưng vẫn do Ang-tô-ni-a chỉ huy. Hai cô đã hy sinh từ mùa xuân. Một số cô khác tản cư. Một số khác mới tới. Tuy ít tuổi nhất nhưng Sô-ni-a lại là một trong số người cũ nhất.

        Đội không chuvên hẳn một công tác gì. Cái gì cần nhất thì làm trước.

        Xuân hạ, họ tập trung sức lực vào vườn rau.

        Tuyết vừa tan, thì bắt tay ngay vào việc cuốc xới các bãi trống, các vườn cũ, các sân, các vườn hoa. Lê-nin-grát không còn ngoại ô nữa. Người ta làm vườn ngay giữa thành phố. Những luống rau chụm quanh các cỗ cao xạ đặt giữa Hồng trường. Người ta trồng xu hào và khoai tây ở vườn Tô-rít, ở bãi Mi-khai-lô-ski, trên các cù lao sông Nê-va, trên bờ dốc không lát đá của các sông con chạy ngang thành phố, ở bất cứ chỗ nào không giải đá giải nhựa.

        Nhân dân lĩnh bánh mì, bánh bột gạo, ít nhiều thịt, bơ và đường. Nhưng khan rau tươi vì chuyên chở khó. Mỗi bao lương thực phải chuyển hai lần - từ xe lửa xuống xà-lan, lại từ xà-lan lên xe lửa. Ở bộ phận cung cấp quân đoàn, người ta nói là khoai tây không thể chuyên chở được. Nhưng rau tươi lại cần thiết. Nhân dân Lê-nin-grát cố gắng ăn súp gai và uống nước búp tùng để thay rau. Mùa xuân tới, ai cũng trở thành tay trồng rau chuyên nghiệp.

        Người ta chở tới nhiều khoai tây giống và hạt giống. Vườn rau hoặc là của tư nhân, hoặc là của tập thể, thuộc chính quyền hay thuộc Công đoàn. Cái vườn mà đội của Sô-ni-a làm, thuộc về Xô viết khu phố và hoa lợi thu được sẽ để phục vụ các nhà trẻ. Vườn chiếm một bãi trống rộng ba mặt xung quanh là phố nhà gạch, còn mặt thứ tư thì trông xuống bến một nhánh Nê-va nhỏ.

        Từ trăm năm nay, chẳng có gì mọc ở đấy, không có cả cỏ dại nữa, vì nền đất do đi lại nhiều đã cứng lại và đầy rác rưởi. Các cô mất mấy ngày dọn rác. Rồi đào, mai không xuống nữa: cứ mỗi nhát lại đụng phải một viên gạch, một vòng sắt, hay một hộp thức ăn cũ. Cứ trông những xương xẩu dọn được, cũng có thế biết những món ăn của nhân dân từ đời vua Pi-e Đại đế đến nay. Thoạt đầu các cô tưởng như mất cả mùa hè cũng không đào xới xong khoảng đất này. Nhưng rồi quen việc đến nỗi đào chưa đầy một tuần đã xong. Nhưng các luống đều như rắc muối, vì nhiều mảnh vỏ chai quá.

        Thành phố vắng tanh. Phần đông nhân dân đã tản cư. Cái thành phố xây đá khổng lồ ấy chỉ còn chứa hơn một phần sáu số người trước chiến tranh. ít người qua lại. Có khi nhìn thẳng dọc một phố dài, chảng thấy mống nào. cỏ mọc trên đường các phố nhỏ, và từng đàn muỗi vo vo một điệu trong các phố giữa. Noi đó kể từ thế kỷ thứ 18 đến nay muỗi mới lại dám xuất hiện. Một sự im lặng ghê rợn bao trùm các khu nhà, các lâu đài, các nhà thờ. Thỉnh thoảng mới có tiếng vọng xa vắng của một toa xe điện vượt qua cầu, hoặc tiếng đạn đại bác nổ làm tung từng đám khói và gạch vữa. Trên không cao tít, bên kia các khinh khí cầu phòng thủ, ánh bình minh hồng sáng. Ánh sáng dịu phản chiếu trên mặt kênh, mặt sông và các cửa kính còn lại.

        Phần bắc xa xôi của cù lao Vát-si-li, chỗ các cô làm việc, lại còn vắng vẻ và im lặng hơn nữa. Chắc chắn không có ai nom thấy, nên gặp khi trời nóng các cô gần như xoay trần. Nếu nắng quá, thì dừng mai cuốc, chạy ra bến nhánh sông Nê-va, và tắm ngay giữa thành phố, cười ầm ĩ trong dòng nước còn lạnh buốt, chẳng buồn để ý đến đồng chí bộ đội đứng gác trên cầu gỗ đang nhìn xuống.

        Những mầm đầu tiên vừa nhú ra khỏi đất là phải tìm ngay cách bảo vệ vườn rau. Các cô dựng túp lều bằng ván củ xù xì đã gần nát, cắt lượt mỗi đêm hai ba người ngủ ở đó. Họ đặc biệt sốt sắng với nhiệm vụ ấy. Còn thêm cả vài cô bạn nữa đến ngủ lấy cớ là để "khỏi sợ", nhưng thật ra là để chuyện gẫu cả đêm. Rồi bất chợt sát vào nhau mà ngủ thiếp trên ổ rơm... Trong túp lều, vì gió lùa qua kẽ ván nên chẳng bao giờ quá nóng. Cũng qua kẽ đó, xa xa nhìn thấy những ngôi sao mờ. Đôi khi một quả dại bác rít ngang và nổ xa đó ít nhiều. Nếu tỉnh dậy là các cô lại dự đoán ngay chỗ đạn rơi  có thể một ngôi nhà gần đó, hay cái cầu, hay khu vườn đằng sau sông Nê-va. Nhưng chảng ai muốn rời khỏi túp lều để xem có cháy không. Rồi là ngủ lại.

        Họ đã quen với tiếng nổ. Nhưng một vài tiếng xào xạc, một vài tiếng ken két lại làm họ rất hoảng: tiếng chuột.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2019, 11:08:18 pm »


        Sau nạn đói mùa đông ấy, ở Lê-nin-grát không còn ngựa, cũng chẳng còn chim bồ câu, chẳng còn chó, đến quạ và cưỡng cũng đều biến. Chim sẻ họa hoằn mới có. Nhưng chuột thì vẫn gan góc. Chúng rời bỏ những ngôi nhà vắng chẳng còn gì mà mò. Đến mùa xuân, chúng kéo ra phố, tấn công các vườn rau, bới các luống, quật những củ giống mới nẩy mầm non, và nếu có cái lá nào, chúng cũng không từ. Chúng lăn vào chân các cô gái làm họ rú lên, khiếp sợ cái đuôi dài và cái thân chùi chũi của chúng. Họ kịch liệt chiến đấu với chúng nhưng không phải lúc nào cũng thắng lợi. Ở cửa lều, họ trữ sẵn từng đống đá, que, và mảnh chai, để tự vệ. Đêm đến, thường phải xuất quân hàng đoàn, và la hét để đuổi chúng khỏi các luông. Nhưng đôi khi bọn chuột phản công lại, và dồn các cô phải rút lui về lều.

        Tuy có chuột, bãi rau vẫn xanh. Hết vun lại giẫy cỏ. Đến tháng tám, cây nở hoa. Thì lúc đó, đội lại nhận thêm một nhiệm vụ nữa.

        Sang tháng tám, người ta bắt đầu dự trữ củi cho mùa đông. Chẳng còn than, chẳng còn củi trong thành phố, và cũng không thể mơ tưởng đến việc chuyên chở than củi đến, vì các rừng xanh xung quanh đều ở trong tay địch. Quyết định dỡ tất cả các nhà gỗ ở ngoại ô.

        Phần đông các nhà đều vắng người. Hãn hữu có người còn lại thì được chuyển đến ở các nhà xây giữa thành phố. Và mọi người bắt tay vào việc.

        Đội của Ang-tô-ni-a nhận khu vực "Xóm mới" gồm nhiều dãy nhà gỗ thấp. Ở trụ sở Xô viết khu, người ta phát cho các cô đòn bẩy, rìu, cưa và xe một bánh. Các cô qua những cầu rộng, men them những lối đi vắng vẻ trong vườn hoa, trong các cù lao và tới chỗ làm việc.

        Các cô không ưa công tác mới này, không phải vì nó khó, nhưng vì nó nhằm phá hoại phần nào thành phố quê hương của mình. Các cô thấy như có cái gì xấu hổ: phá nhà ra làm củi mà lại gọi là thành tích ư? Các cô càng ngậm ngùi, khi trông thấy những căn nhà nhỏ xiêu vẹo ấy tuy từ lâu chưa sơn và nay đã đầy rêu, nhưng vẫn còn nguyên, tưởng như hôm qua còn có người ở.

        Những mảnh vườn nhỏ, đầy hoa đa-li-át, hoa thuỷ cúc. Những lồng sáo xinh xinh trên đầu ngọn sào dài.

        Trong ánh nắng rực rỡ, những cây trà gầy guộc in bóng lên thềm nhà cũ kỹ. Mặc dù vắng vẻ và im lặng, nhưng vẫn tưởng như các chủ nhà sắp ở đâu về, và tiếng trẻ reo vui sắp vọng lên từ khắp các mảnh vườn.

        Quang cảnh ấy tuyệt nhiên không làm Ang-tô-ni-a xúc động. Chị chỉ thấy kinh tởm những căn nhà gỗ, những vườn nhỏ, những lồng sáo.

        - Còn gì bẩn hơn! Còn gì kinh hơn! - Chị vừa lớn tiếng chê, vừa lanh lẹ men theo các mép lối di bằng gỗ, tay cầm một cái đòn bẩy nặng. - Thật là những ổ rệp, đáng xấu hổ cho thành phố! Đáng lẽ phải phá tất cả di từ lâu. Chó cũng chẳng buồn ở! Ít nhất thì chiến tranh cũng giúp chúng mình có dịp xây dựng lại cho trật tự hơn. Rồi các cô sẽ thấy những ngôi ' nhà xây dựng ở đây ra sao...

        - Sẽ xây dựng ở đây hở chị?

        - Tất nhiên! Những nhà bẩy tầng... Thôi, ta lam việc đi!

        Chị thẳng tay chọc cái đòn bẩy vào sà lớn cái nhà một

        tầng. Cái đòn như chọc phải bìa giấy, và mọt rơi đầy mặt đất

        Sự việc đó làm các cô lại quyết tâm: từ một năm nay, chỉ thấy tàn phá, thế mà nay chị Ang-tô-ni-a đã nói đến xây dựng. Rồi sẽ đến lúc mà các cô hết phải nhá mà chỉ có xây dựng! Vả lại trong việc này. các cô có phá gì đâu? Không! Các cô cung cấp củi sưởi ấm cho nhân dân, và dọn đất cho việc xây dựng của ngày mai...

        Cả mùa thu, họ dỡ nhà, cưa những sà, kèo đầy rêu, và xếp lại thành đống. Họ vẫn tiếp tục làm rau. Đến cuối tháng chín, khi rau đã được hái và giao cho Xô viết khu, thì các cô lại được giao một công việc đòi hỏi sự tin cẩn, là sửa chữa các ống dẫn nước.

        Trong những ngày rất lạnh của mùa đông trước, vì nhiều ống bị vỡ nên người ta phải cắt nước, cả mùa hè, phải sửa chữa lại các ống. Nhưng phần đông thợ hàn ở mặt trận, nên công việc tiến chậm. Đến mùa thu, thì rõ ràng là không làm kịp nữa. Và ở trên tìm đến các đội thanh niên. Chảng ai biết nghề, nhưng ít nhất thì họ vẫn cung cấp được sức lao động.

        Làm rau và dỡ nhà, là những công việc giữa trời, giữa nắng mưa. Bây giờ thì phải chui xuống hầm. Cũng như hồi sửa soạn hầm trú ẩn năm ngoái, cái vũ trụ ngầm và huyền bí này làm cho Sô-ni-a sửng sốt về cái mênh mang của nó. cả một thành phố bí hiểm náu trong bụng thành phố mắt nom thấy. So với cái mà cô đã trông thấy mùa đông trước, thì nay còn rộng lớn hơn biết bao nhiêu. Rồi đây, phải làm việc hàng tháng trong bóng tối của nó, phải quen thuộc với các ngõ ngách chằng chịt, phải nghiên cứu những quy luật của nó.

        Ban đầu, công tác của Sô-ni-a là loại tầm thường nhất, như khuân vác những ống chì nặng, tát nước hôi thôi, và đưa tiếp dụng cụ. Các thợ hàn là những tay trẻ tuổi chừng 18, có khi 16. Thế mà lại ra cái bộ người lớn, khi mở mồm thì cố lấy giọng ồ ồ, hút thuốc lá "ma-coóc ka", đi thì khệnh khạng, nện mạnh gót bốt. Nhưng cái vóc người thì không cao cho; giọng ồ đôi khi đâm thất thanh, và đôi bốt rộng quá đâm lùng nhùng.

        Nhưng các cậu công tác từ mùa xuân, học nghề trực tiếp với những tay thợ hàn thực thụ, do đó nắm vững công việc. Bọn con gái tha hồ mà chế giễu họ. Nhưng các cô cũng phải tôn trọng sự hiểu biết của họ và tỏ ra ngoan ngoãn vâng lời.

        Sô-ni-a phục nhất là hàn sì. Đối với cô cái ánh lửa sáng loà trong đêm tối dưới hầm, và làm cho loại kim khí rắn nhất cũng đỏ rực và chảy ra, ánh lửa ấy mang một vẻ đẹp huyền bí huy hoàng. Khi lửa bùng bùng, thì mọi vật tràn trề một ánh sáng xanh sân khấu, nó làm cho con đường hầm nhơ nhớp thành một lâu đài rực rõ. Trong ngọn lửa có thể làm cho hai khúc ống nước nốì tịt với nhau đến nỗi không còn tìm ra vết hàn. Có cái gì như ảo thuật.

        Sô-ni-a bám sát cậu thợ hàn ít tuổi, thi hành mọi mệnh lệnh của cậu, và bỏ qua không chấp cái dáng điệu kẻ cả, những lời nhận xét chua chát, và cả những câu mơn trớn của cậu.

        Nhỏ bằng hai nắm đấm, cái mặt xanh xao của cậu bé lấp sau đôi kính đen lớn. Và cậu đối xử với Sô-ni-a bàng cái điệu thợ già, trịch thượng, tuy cậu đứng chưa đến tai cô. Nhưng rồi cậu cũng nhận thấy tính tình của Sô-ni-a, và chăng bao lâu thì cậu lại một mực đòi được cô giúp việc, không nhận bất cứ ai khác.

        Khi cô đã xoay được một đôi kính giông hệt của cậu, thì cậu cho phép cô giữ ống trong khi hàn. Và sau một thời gian lâu cấm không cho cô mó vào các mỏ hàn sì, dần dần câu cũng bớt gay gắt và hết bệ vệ. Thoạt đầu cô có hỏi han gì, thì cậu chỉ trả lời bằng một cái nhếch mũi ra vẻ hoàn toàn coi thường khả năng hiểu biết của cô gái. Nhưng rồi sau cùng, cậu cũng truyền cho cô những bí quyết của nghề. Vấn đề chủ yếu là ngọn lửa gồm nhiều bậc, mỗi bậc có một nhiệt độ riêng. Cái khéo tay là ở chỗ biết dùng lửa đúng lúc: lửa xanh, lửa vàng hay lửa trắng.

        Sau rốt, cậu cho phép cô hàn hai đoạn. Sô-ni-a trở thành thợ hàn, lúc đầu là vai phụ; rồi sau thì tự làm lấy được.

        Công việc dưới hầm làm cô không chú ý đến thời gian. Một hôm lên mặt đất nghỉ, cô rất ngạc nhiên thấy những bông tuyết nhẹ chầm chậm rơi xuống mặt sân đã phủ một tấm thảm trắng xóa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2019, 11:08:54 pm »


II

        Độ này Sô-ni-a mặc quần đàn ông vì Ang-tô-ni-a đã kiếm được cho cô một bộ quần áo xanh làm việc. Nó chẳng còn gì là xanh nữa, vì đầy bồ hóng, dầu mỡ, ri và đất. Kìm, búa, cuộn dây đồng, lòi ra ngoài những túi quần lớn há miệng. Do đôi cẳng dài và cái vóc mảnh dẻ, người ta thường tưởng lầm Sô-ni-a là con trai. Cái đó không vừa ý cô chút nào. Nên cô quyết định đội một cái khăn nhỏ đã bạc mầu trên mớ tóc cát ngắn.

        Về công việc thì cô vào loại khá nhất- trong đội. Về tuổi thì là em út. Tuy người ta vẫn gọi đội là "đội thanh nữ" nhưng trong mùa hè, đội có nhận được thêm một số bổ sung trong đó có cả các chị không còn là thanh nữ nữa. Cho nên, tuy rất yêu mến các bạn, nhưng Sô-ni-a vẫn hơi tách lẻ ra.

        Thật là một thế giới có nhiều cái khác hẳn nhau. Các chị lớn thì chồng ở mặt trận, các cô trẻ hơn thì có người yêu thư từ đi lại. Sự xa cách và mới lo sợ không còn được gặp nhau khiến cho tình cảm họ bồng bột và lẫn vẻ ưu tư. Sự hăng hái làm việc cũng có liên quan đến vấn đề tình ái, vì họ muốn tỏ ra xứng đáng với người yêu.

        Có thư nào tới, là họ loan báo cho nhau biết ngay. Các chị đã có chồng thì ít nói. Nếu có ai hỏi anh ấy viết gì, thì các chị chỉ trả lời: mạnh khoẻ.

        Nhưng các cô gái thì đưa thư cho bạn xem và cùng nhau tranh luận không ngừng về nội dung thư. Trong thư nói nhiều nhất là về tình yêu, và tình yêu cũng là vấn đề chính của các câu chuyện.

        Trong đầu óc các cô, Sô-ni-a thấy rõ như vậy: tình yêu chiếm vị trí chủ yếu. Trong đội có một đoàn viên Công-sô- môn mà mọi người gọi là "Nuy-ra đẹp", để phân biệt với một sô tên trùng khác. Cô ta tóc hoe vàng, đôi mắt xanh, khuôn mặt xinh tròn. Tiểu đoàn của người yêu cô, đóng đâu ở mé Pun-kô-vô, chỉ cách đây có dăm cây số. Quãng một tháng một lần, cậu ta thu xếp ra thị xã và đi tìm đội, Tuy thân hình hơi nhỏ mà áo ca-pốt lại to quá nên dáng đi thiếu tự nhiên, nhưng hễ anh đến là các cô lại nhao nhao, và từ bốn phía gọi:

        -  Nuy-ra, Nuy-ra! Nuy-ra đâu? Anh Vát-si-a đến kìa.

        Mặt tươi hẳn lên và ửng đỏ. Nuy-ra lau đôi bàn tay rắn rỏi vào cái khăn ẩm rồi chạy lại. Họ đi dạo chơi với nhau. Các cô lại làm việc. Và chẳng ai nghĩ đến trách Nuy-ra đã bỏ đội ngày hôm đó. Chính Ang-tô-ni-a cũng không nhận xét gì. Đối với những người phụ nữ ấy, tình yêu có những quyền phải tôn trọng. Tối đến, Nuy-ra lại về với các bạn, và mọi người đều chú ý lắng nghe cô cởi mở tâm tình cho đến sáng. Đôi khi, cô kể là lòng cô đang nguội lạnh dần, và thậm chí có lúc GÔ như hết yêu Vát-si- a. Thế là mọi người khẩn khoản yêu cầu cô nghĩ lại. Cô lại hối hận, và thề thốt một tình yêu vĩnh viễn... Mỗi lần đến thăm, Vát- si-a đem cho cô một gói kẹo thơm mà anh đã dành dụm trong cả tháng, vì tiểu đoàn của anh lĩnh kẹo thay đường. Nuy-ra xởi lởi chia đều với các bạn. Và mọi người công nhận là kẹo thơm có cái vị đặc biệt, vì đó là kẹo thơm có "dấu thánh" của tình yêu.

        Sô-ni-a không hề tham gia loại trò chuyện đó, và cô còn lấy làm lạ sao các chị lớn coi những vấn đề yêu đương quan trọng đến thế. Riêng cô thì chẳng nghĩ đến bao giờ. Trước chiến tranh, cô quyết chí không bao giờ lấy chồng, và tin chắc như vậy. Lấy chồng làm gì nhỉ? Cô không sao tự trả lời được... Một năm đã qua. Kinh nghiệm đời sống đã phong phú hơn, cô không còn nhắc lại câu chuyện trẻ con ấy. Vì mắt đã thấy nhiều quá, không thể không hiểu thế nào là "gia đình", "chồng", "vợ" và "con". Nhưng cô tránh tham gia những câu chuyện yêu đương. Và cô khó chịu khi nghe kể cậu này cậu nọ yêu cô... hay là không yêu cô.

        Nhưng mà cái kiểu đùa ấy lại phổ thông trong đội. Ví dụ các bạn cho là cái cậu dạy Sô-ni-a hàn sì đã mê cô. Về điểm này, họ chế Sô-ni-a tợn. Sô-ni-a biết ngay là họ bịa chuyện mà chơi, chứ cũng chẳng ai tin, chẳng ai cho là quan trọng. Nhưng cô cũng không chịu nổi và tức giận rất ghê. Vì cô vừa khám phá ra là cô rất xấu, chẳng ai có thể mê với mẩn được!

        Cho đến dạo ấy, cô chưa hề tự hỏi mình đẹp hay xấu. Để làm gì kia chứ? Có dải khăn xinh, có áo cộc đẹp, có đôi giày đẹp. Còn con người có đẹp không, thì không thành vấn đề. Đấy người thế nào thì khắc nó thế ấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2019, 12:22:44 am »


        Bây giờ cô thấy mình xấu. Có lẽ là cái mặt nó chỉ thường thường thôi. Nhưng không phải chỉ là do cái mặt.

        Cô cảm thấy mình cao quá, lều nghều, vụng về, đến nỗi có ai nhìn là cô không thể giữ được không đỏ mặt.

        Giá mà ăn mặc khá thì còn ra nhẽ. Nhưng lại chỉ có bộ đồ xanh bẩn thỉu. Những áo mà mẹ may cho từ trước chiến tranh thì bây giờ ngắn tủn... Đó là chưa kể đến đôi bàn tay thành chai, nẻ nứt, đầy vết gỉ không sao tẩy nổi... Có họa là ngu xuẩn thì mới tự cho là đáng yêu được...

        Mà cô cũng chẳng cần. Cứ cho cái bọn bạn gái đang thương ấy ngồi suốt đời mà nói chuyện yêu đương. Đối với cô, còn có việc khác. Và vênh cái đầu hiên ngang như kiểu ông ngày trước, cô lẩm bẩm một mình:

        -  Chỉ còn thiếu cái nợ ấy...

        Nghĩ cho cùng thì yêu đương có ra cái gì? Có hạnh phúc không đã? Xung quanh Sô-ni-a, mọi người khổ sở vì cách xa người thân  hệt như Sô-ni-a đau đớn vì không mẹ.

        Cả mẹ cả ông đều không còn nữa, không bao giờ còn trở lại nữa... Sô-ni-a không làm sao tưởng tượng được như vậy. Ôi! Cô biết rằng không bao giờ còn gặp được. Nhưng cô vẫn thầm tâm sự luôn với người quá cố, nhất là với mẹ.

        Tất cả cái gì trông thấy ban ngày, thì trong im lặng của đêm tối, Sô-ni-a kể lại với mẹ. Như vậy đã thành một việc cần thiết phải làm. Mẹ trả lời, mẹ ngồi xuống mép giường, như một người mẹ thật, còn sống và ấm, thì vừa lúc đó Sô- ni-a ngủ thiếp đi. Ngủ dậy, Sô-ni-a nhìn quanh, nhưng mẹ đã đi rồi. Sô-ni-a nhớ lại, và lại thấy cái gì nhói lạnh trong tim, giống như hôm nhận được cái tin khủng khiếp.

        Kệ, trong những người còn lại, thì cô nhớ nhất là Slava. Hồi chị em còn ở với nhau, cô đâu ngờ có thể yêu đứa em tha thiết đến thế Tuy hai tuổi chênh lệch mà vẫn cãi cọ nhau luôn, có khi đến đánh nhau. Nhưng bây giờ, cô không ngừng lo lắng về Sla-va và cô phát cuồng lên nếu lâu không thấy thư nó.

        Cô đòi nó mỗi tuần phải viết thư một lần. Nhưng cứ đều đặn như vậy thì quá sức của Sla-va. Tuy vậy, cứ mỗi tháng cô nhận được hai thư do đồng chí Sa-ra-pốp chuyển giúp. Thư thường thường là ít "âu yếm". Tự cho là đã đến tuổi mà "tình cảm" quá là không xứng đáng nên Sla-va thường mở đầu bức thư bằng những công thức kiểu: "Thân gửi chị Sôn-ka" hoặc chỉ nói xuông: "Chị thế nào? Em thì như thường". Sô-ni-a chẳng giận, vì cô biết là không chờ đợi được câu nào khác của nó. Dù sao thì thư cũng nhắc lại tiếng nói. Cô không hoài nghi lòng em, vì nó có cách khác để bộc lộ tình cảm: đôi khi, đồng chí Sa-ra- pốp đưa kèm thư một gói nhỏ bánh bít-cốt, bánh mì đen, gói ghém rất cẩn thận. Hôm nếm bánh lần đầu tiên cô nghẹn ngào nơi cổ họng.

        Thoạt đầu, cô tự an ủi về sự về sự xa cách đó, và tự nhủ là ở trường bay, ít nhất nó cũng không đói. Nhưng về sau, khi vấn đề tiếp tế đã bình thường rồi, thì cô lại lo nghĩ. Trong thư, cô hỏi nó có năng tắm không, có rận không, có cắt tóc không, có năng thay áo không, đôi giầy có bị sũng nước không? Nó không bao giờ thèm trả lời về những cái đó và chỉ thuật lại ngắn ngủi các việc linh tinh khác ở trường bay, thì lại là nhưng vấn đề kín mít đối với Sô-ni- a.

        Giá cô có thể nhảy đến đấy thăm nó, tìm hiểu và thu vén cho nó nhỉ. Nhưng nghĩ đến cái đó làm gì? Ai người ta cấp giấy tờ cho?

        Cô muốn đến trường bay, không phải chỉ vì em. Trong thư, Sla-va thường tả các cuộc không chiến, với vô số danh từ chuyên môn mà Sô-ni-a chảng hiểu là cái gì hết. Toàn là "thân máy bay”, "xoắn", "đầu cánh", "ma-nhê-tô, "ton-nô, "súp-páp", "ông ngắm", và các loại danh từ khác mà Sô-ni-a cũng chẳng buồn tìm hiểu, vì cô thừa biết là nó chỉ dùng để trộ cô thôi. Nhưng còn có những tên người, mà cô nhớ như in vào óc. Tất nhiên không phải là nhớ tất cả, nhưng nhớ các tên mà nó thường nhắc tới. Ví dụ cô biết Éc-ma-kốp là chính ủy trung đoàn, Lu-nin là phi đội trưởng và có một phi công đặc biệt, một anh hùng, bạn thân nhất của Sla-va, tên là I-li- a Ta-ta-ren-kô. Trưởc kia, cô thường lạnh lùng với máy bay, chắc cũng vì thấy Sla-va mê mẩn với cái đó. Cô cho cũng chỉ là một chuyện tầm phơ của lũ trẻ con trai mà thôi...

        Chiến tranh đã làm thay đổi thái độ cô đối với máy bay và đối với phi công. Biết bao lần tim cô se lại theo dõi những trận không chiến trên thành phố, theo dõi những con chim sắt nhỏ xíu lấp lánh trong ánh mặt trời và quay lộn trong mây. Biết bao lần, cảnh tượng ấy đã đưa cô trong vài giây từ lo âu đến tuyệt vọng, từ tuyệt vọng sang hy vọng, từ hy vọng lên vui mừng. Biết bao lần cô lắng nghe tiếng tặc tặc của những khẩu liên thanh vô hình, suy đoán ý nghĩa ghê gốm của bản nhạc gió đưa tới ây...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM