Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:40:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984-1989 phần 2  (Đọc 217654 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dove
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2009, 08:07:17 pm »

Xin lỗi vì đã không liên lạc với các anh trong vài ngày qua, thứ nhất là vì có vấn đề gì đó với server của forum, thứ hai là Chiangshan không thể tiếp tục dịch giúp tôi do bận. Tôi rất muốn tiếp tục giữ liên lạc, do vậy tôi hy vọng ai đó trong forum có thể làm phiên dịch Việt-Anh hoặc Việt-Trung, nếu không thì chúng ta sẽ không trao đổi tiếp được.
Logged
Hề hề
Thành viên

Bài viết: 4


Hế nà Hế


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 06:50:59 pm »

Hề..hề..iêm là không phải lính tráng gì hớt,dậy mà đọc mấy bài trả lời của cái anh Dove,cho các bài viết từ của các bác.Em cũng thấy anh chàng Dove này rất lúng túng,mất nhiều thời gian để đi tìm những câu hỏi,tỉ dụ như:

1-Trong thời gian 1985 có những hoạt động gì từ phía TQ mà lính cả hai bên đều biết.Bác KH hỏi rất nhiều lần cũng không thể trả lời được.
2-Khi không trả lời được,bác KH phải nói toạc móng heo ra là:
a,Pháo bắn xuốt ngày và thỉnh thoảng cả đêm.
b,Pháo sáng bắn gần như hàng đêm,bắn từ khi tối đến hừng đông.
c,Khi bác KH đã nói toạc giò heo ra rùi mà vưỡn phải còn mất khá nhiều thời gian để đi tìm câu trả lời..hế..hế..bí mật quốc gia. Grin
3-Bác KH théc méc là tại sao lính TQ bị hy sinh tới 120 ở A6B tức 211,cũng không có lời giải trình...hehe..theo em nếu có chết những 01 người mà giải trình hổng đúng,hổng thuyết phục cũng chẳng tin  Grin  Hế...hế...hế...hế...chẳng tin hế...hế.. Grin
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2009, 06:53:20 pm gửi bởi Hề hề » Logged
gohai
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #32 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 03:39:16 pm »

Sau tháng 4.1984, hoạt động chiến sự khu vực biên giới Vân Nam giáp Việt Nam chuyển sang giai đoạn phòng ngự, theo ghi nhận của quân đội TQ, thời gian này quân đội Việt Nam lợi dụng địa hình có lợi đã tiến hành pháo kích mãnh mẽ vào các vị trí quân sự của TQ, phía TQ đã tiến hành hoạt động pháo kích đáp trả, báo cáo tổng hợp của quân đội TQ dựa trên số liệu báo cáo từ các đơn vị cấp dưới cho thấy tổng số thiệt hại về trang bị hoả lực của phía Việt Nam vượt quá số lượng tổng số trang bị mà thông tin tình báo của TQ ghi nhận. Các kết quả xác minh sau đó cho thấy, pháo binh VN dựa trên địa hình có lợi, sử dụng các biện pháp nghi binh, xây dựng trận địa giả nên đã hạn chế được thương vong, con số thật sự không như các báo cáo do các đơn vị TQ từ cơ sở báo lên. Để tăng cường hiệu quả của pháo binh, TQ đã tổ chức các đơn vị trinh sát pháo binh ở tuyến trước, hoặc xâm nhập lãnh thổ VN, sử dụng các phương tiện trinh sát chỉ thị cho hoả lực pháo binh, tuy nhiên hoạt động xâm nhập này không đạt kết quả như mong muốn do hoạt động đối phó của phía VN.
Phía TQ đã đàm phán với phía Mỹ đặt mua 2 hệ thống rada trinh sát trinh sát pháo binh Cymbeline
Rada Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của rada này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.

Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa rada, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.
Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134, ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu;  hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy, lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công, một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…
TQ cho răng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn, mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”
   Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ
Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:
Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, họ Đặng nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê ghớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì?
Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: (1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế; (2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ  quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN.
Nguồn tin: Tổng hợp báo chí Trung Quốc
http://news.boxun.com/forum/200906/lishi/12327.shtml
Một số hình ảnh về dàn rada này:(em không thạo post ảnh, cứ lên rùi lại mất, nhờ các bác chỉ giáo cho)



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2009, 08:11:28 pm gửi bởi gohai » Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #33 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2009, 04:06:39 pm »

 Quá tự hào với các bác đặc công. Em xin bổ xung là thời kỳ đó mới chỉ có trung đoàn đặc công 821 của quân khu 2 tác chiến tại Vị Xuyên. Trung đoàn 198 đặc công đến tháng 10-84 mới tăng cường một tiểu đoàn sang phối thuộc cùng E153 F356.
 Em nghĩ chắc các bác đặc công đánh sát ngày 12-7-84 vì trước đó các sỹ quan đơn vị em đã lan truyền tin là trước đó đặc công của ta đã làm câm họng tất cả pháo của TQ rồi.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2009, 04:10:15 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #34 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 08:22:07 am »

Hồi bọn tôi  ,dặc công thường luồn vào sau lưng địch nhưng không thấy đánh ,hoặc dánh mà bọn tôpi không biết , chỉ có lợi là nhờ họ xác định các hầm địch ,thường là trùng hợp nhận định của bọ binh nên khi TQ gây sự BB ngoài việc đánh trả các cuộc tấn công bằng xung lực còn nhằm vào các hầm TQ (rất gần ) để bắn rất hiệu quả
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #35 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2009, 08:53:32 pm »

Loại radar này trước năm 1975 đã được QĐ Mỹ sử dụng ở VN, sau này chuyển cho QĐ VNCH. Chúng tôi đã được biết, tận mắt nhìn thấy tại Lục quân Công xưởng (nay là Z751?), nơi sửa chữa khí tài quân sự. Nhưng chắc là do nhiều lý do, nên khí tài này đã không được ta sử dụng.
Logged
yenbai
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #36 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 07:04:25 pm »

Các chú cho cháu hỏi các chú có biết về các trường hợp bộ đội ta bị Trung Quốc bắt làm tù binh sau đó thế nào không ạ?cháu có ông chú bị nó bắt làm tù binh,về kể lại là trước khi trao đổi tù binh bị bắt tiêm thuốc gì đó nên giờ cứ bị rủ rỉ,rủ rì như ngơ ngơ ý.Liệu nó thâm độc tiêm thuốc để cho mình bị không minh mẫn không nhỉ?

Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #37 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2009, 09:00:24 pm »

Đó là chuyện có thật ở chỗ tôi cũng có mấy người như vậy, làm sao mà họ đều không được  tỉnh táo cho lắm?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #38 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2009, 02:37:50 pm »

 Hồi E tôi cũng có  một chú tân binh quê hòa bình  ngủ gât bị thám  báo bắt trên đồi Cô ích , sau đó được trao trả tại Hữu nghị quan .Khi đó tôi đã về quê nhưng nghe anh em nói lại là khi về E  vẫn tỉnh táo bình thường cậu ta kể là họ cũng không đánh đập , cho ăn tốt và giảng chính trị đại loại lên án Việt nam vô ơn theo Liên xô chống Trung quốc và hỏi các thông tin về các đơn vị tham chiến ở Vị xuyên , lính ta trả lời sai họ nói rõ từng đơn vị cho nghe để chứng tỏ họ biết hết ,chỉ hỏi tù binh xem có thành thật không  Được chăm sóc thuốc men cậu ta sợ nhất là bi tiêm sợ bị đàu độc sau này không biết ra sao .
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2009, 04:49:10 am »

DOVE @ : Bạn đã vắng mặt trên diễn đàn gần 1 tháng . Đọc đến đây tôi có thể đánh giá được ý bạn . 
 Về trường hợp ảnh nữ quân nhân Việt nam . Theo tôi , cá nhân bạn ko hề có . Có chăng chỉ là tấm ảnh sưu tầm . Vào đầu cuộc chiến Trung-Việt 1979 . Quân đội Trung quốc bất ngờ tấn công Việt nam trên quy mô lớn. Có những nữ dân quân thuộc các lâm trường , nông trường , công trường giao thông , trường học tham gia tác chiến . Các nữ dân quân này mặc quân phục nữ . Họ là bộ đội , thanh niên xung phong hoặc là cô thôn nữ ở đồng bằng lên . Lúc bấy giờ , vải vóc quần áo rất ít . Họ tận dụng để mặc nhất là quần áo rét . Trong cuộc chiến , việc tân dụng hình ảnh để tuyên tuyền thì bên nào cũng có . Cái này các bạn hơn hẳn Việt nam . Đ/v tôi thuộc tuyến 2 chiến lược , từ năm 1981 đã ko nhận quân nhân nữ kể cả xung phong ,tự nguyện . Ở f bộ chỉ còn ít nữ chờ chính sách ra quân.
 Lính nữ thông tin bên bạn cũng có thể ko có (tôi  xem ở một topic trên trang web này có ảnh lính nữ  của Trung quốc tham gia cuộc chiến V-T). Theo tôi , đó là nữ tâm lí chiến giả quân nhân Trung quốc để tiếp xúc , thăm dò , tuyên truyền phản chiến với bộ đội Việt nam . Ngay như lính nữ bên các bạn tham gia thể thao trên đồi ra đa như LINHMOI kể cũng thuộc lực lượng tâm lý. Chưa chắc đã phải lính kỹ thuật .
 Chờ bạn lên diễn đàn tiếp tục tham luận .

(Chủ đề bác Mực Tàu nhắc đến đã hết tính thời sự. Bác DOVE cũng đã đi vắng khá lâu. Đề nghị các bác dừng tranh luận. Trở về với mạch cũ đi các bác ạ)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2009, 03:41:13 pm gửi bởi Cao Sơn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM