Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:02:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia Lai 30 năm chiến tranh giải phóng  (Đọc 9518 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:18:59 am »

*   *
*

Truyền thống vẻ vang của các lực lượng vũ trang Gia Lai bắt nguồn từ bản chất và truyền thống tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng: “Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Độc lập Tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng…”. Truyền thống đó được quán triệt, vận dụng và phát huy trong hoàn cảnh cụ thể ở chiến trường trong tỉnh suốt hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và giặc Mỹ.

Gia Lai nằm trong thế trận chung của Mặt trận Tây Nguyên và cả nước. Mỗi thắng lợi, thành tích, trưởng thành của lực lượng vũ trang và cuộc chiến tranh nhân dân của tỉnh đều gắn liền với bối cảnh chung của chiến trường Liên Khu V và của cách mạng cả nước. Cả nước và Mặt trận Tây Nguyên đã kề vai sát cánh với GiaLai, biến Gialai thành căn cứ địa cách mạng vững chắc ngày càng lớn mạnh.

Trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm, quân và dân GiaLai luôn luôn nhận được sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Trung ương Đảng, của Bộ Tổng Tư lệnh và của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã dành cho chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh ta sự săn sóc ân cần, tình thương yêu ấm áp. Người vẫn hằng theo dõi từng bước đi, nhịp thở của chiến trường, đã nhiều lần gửi thư(1) động viên, cổ vũ quân dân Tây Nguyên và GiaLai tiến lên giành thắng lợi. Niềm tin yêu của Đảng, của Bác là nguồn sức mạnh để quân và dân tỉnh ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ vững bước tiến lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thắng lợi vẻ vang 30 năm qua trên chiến trường có tấm lòng hậu phương lớn Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa chi viện sức người sức của từ những ngày đầu kháng chiến. Tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời, sự hy sinh to lớn của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ nhiều thế hệ, nhiều dân tộc từ mọi miền đất nước theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vào chiến trường chiến đấu; nhất là hàng ngàn chiến sĩ giải phóng quân Nam Tiến đã sát cánh cùng quân và dân GiaLai chiến đấu trên biên giới giáp Cămpuchia từ đầu kháng chiến chống giặc Pháp; trong kháng chiến chống Mỹ, GiaLai vui mừng đón những người con thân yêu của tỉnh Cao Bằng kết nghĩa vào chiến trường sát cánh chiến đấu với quân dân tỉnh ta.

Trên chiến trường hậu địch đầy khó khăn gian khổ, quân và dân GiaLai luôn luôn được sự chi viện thường xuyên, phối hợp chặt chẽ của các binh đoàn chủ lực của Quân khu V từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ xâm lược. Đặc biệt từ giữa năm 1964 trở đi, Mặt trận Tây Nguyên (B3) hỗ trợ tích cực cho Gia Lai đẩy mạnh và phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh lên mạnh, đều khắp. Quân và dân Gia Lai rất vinh dự và tự hào về sự có mặt của các binh đoàn chủ lực hoạt động chiến đấu trên địa bàn tỉnh. Biết bao người con ưu tú đã cùng nhân dân, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã chịu đựng gian khổ và anh dũng hy sinh, hiến trọn đời cho Độc lập, Tự do muôn đời của Tổ quốc, cho Hạnh phúc của nhân dân. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi công và nhớ ơn các liệt sĩ, những người con trung hiếu mẫu mực của nhân dân, gương trung liệt ngàn thu sáng mãi.

Mỗi thắng lợi, mỗi chiến công thu được về tiêu diệt địch, giành dân, mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ vùng căn cứ, đấu tranh chính trị, tiến công binh vận của tỉnh đều có sự đóng góp công lao chung của các lực lượng quân, dân, chính, Đảng. trong đó, thành tích đáng kể, có lúc có tính quyết định của lực lượng chủ lực Quân khu V và Mặt trận Tây Nguyên đứng chân hoạt động trên địa bàn, cùng với sự chi viện giúp đỡ tận tình mọi mặt của các tỉnh đồng bằng khu 5.

Những chiến công bất diệt, những phẩm chất, truyền thống và những bài học của cuộc chiến tranh giải phóng Gai Lai sẽ còn sống mãi và âm vang trong lịch sử như bài ca không tắt. Là truyền thống quí báu bồi đắp cho lớp lớp thế hệ hiện tại và mai sau.

Trong đội ngũ lực lượng vũ trang nhân dân Gia Lai, giờ đây nhiều đồng chí đã trưởng thành lên những cương vị mới; các cán bộ lãnh đạo, các tướng lĩnh, cán bộ cao cấp trong Quân đội. Nhiều đồng chí đã hoạt động trên các lĩnh vực và địa phương khác nhau. Nhiều đồng chí đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình trong hai cuộc trường chinh của dân tộc. Và biết bao lớp lớp chiến sĩ đi đầu đánh Pháp, đánh Mỹ, diệt Ngụy trên chiến trường năm xưa, nay đã trở về ruộng đồng, công trường, nhà máy, là đội ngũ cựu chiến binh trên mọi miền đất nước, lại tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống “anh bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận mới.

Bước sang giai đoạn mới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lực lượng vũ trang nhân dân GiaLai nguyện ra sức bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, sẵn sàng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng GiaLai mãi mãi là pháo đài vững chắc, là căn cứ vững mạnh, xứng đáng vị trí chiến lược quan trọng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Sẵn sàng đập tan mọi mưu đồ khiêu khích và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và mọi thế lực phản động quốc tế, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ theo con đường Đảng Cộng Sản Việt Nam và Bác Hồ đã chọn, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.


(1) Xem chủ thích ở sau.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2020, 08:45:47 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:21:59 am »

Trích nội dung các thư của Bác Hồ gửi cho quân và dân Tây Nguyên – Khu 5
(có tỉnh Gia Lai)

1. Ngày 19-4-1946 Bác Hồ gửi thư cho Đại Hội đoàn kết đánh Pháp của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên họp tại thị xã Pleiku:

“… Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Jarai hay É đê, Séđăng hay Bahnar và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt…”

2. Bác Hồ gửi thư khen Khu 5 trong chiến thắng ĐakPơ tiêu diệt binh đoàn cơ động Pháp số 100 (GIM 100): ngày 24-6-1954.

“… Các chú hoạt động có thành tích khá, Bác vui lòng, thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú và thưởng đoàn vừa thắng khá ở An Khê Huân chương kháng chiến hạng nhất. Bác khuyên toàn thể cán bộ, chiến sỹ cần phải nắm vững tình hình địch, thi đua giết giặc lập công, phải ra sức dân vận và ngụy vận.

Chớ vì thắng mà kiêu, mà chủ quan khinh địch, ra sức tranh thủ lấy thành tích to lớn hơn nữa.

Bác chờ tin thắng lợi của các chú và thân ái hỏi thăm đồng bào trong đó.

                                                                                                                                                       
Chào thân ái và Quyết thắng
Bác
HỒ CHÍ MINH.

3. Ngày 4 tháng 2 năm 1968 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ gửi điện khen:

“… Quân và dân ta ở Miền Nam đánh rất giỏi, rất đều rất nhịp nhàng, đánh khắp nơi và nơi nào cũng thắng to…”

Bác dặn: “Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan quân địch như con thú dữ đến bước đường cùng, càng dẫy dụa điên cuồng; quân và dân ta càng phải tăng cường đoàn kết, kiên trì chiến đấu, đánh liên tục, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa…”

4. Bác Hồ gửi thư cho Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua Mặt trận Tây Nguyên 11-1968 nhờ cụ Y Bih Alẽo Phó chủ tịch Đoàn chủ tịch UBTƯ MTDTGPMNNV chuyển:

Thân ái gửi đồng bào, cán bộ và chiến xĩ Tây Nguyên. Tôi rất vui mừng nhận được thư báo cáo thành tích của Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ lần thứ 2 của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Tây Nguyên.

Như vậy là quân và dân Tây Nguyên, già, trẻ, gái, trai, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thi đua diệt giặc lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Tôi nhiệt liệt khen ngợi các anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, cán bộ, chiến sĩ và toàn thể đồng bào Tây Nguyên đã dũng cảm chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, phục vụ tiền tuyến, lập công vẻ vang.

Giặc Mỹ và tay sai bị thua to trên khắp nước ta, đã phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom, bắn phá Miền Bắc, và chịu ngồi nói chuyện với đại diện hai miền nước ta. Nhưng chúng còn rất ngoan cố, hiếu chiến, chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược. Vì vậy nhiệm vụ của quân và dân cả nước ta còn rất nặng nề.

Đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ tiền tuyến.

Tôi tin chắc rằng Tây Nguyên nhất định cùng cả nước tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Tôi xin gửi đến Cụ Chủ tịch, các vị trong phong trào dân tộc tự trị và toàn thể đồng bào Tây nguyên, các cháu thiếu niên và nhi đồng lời thăm hỏi ân cần và lời chào quyết thắng.

                                                                                                                                                       
Hà Nội ngày 30-11-1968
HỒ CHÍ MINH
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:29:25 am »

PHỤ LỤC

THÀNH TÍCH CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN TỈNH GIA LAI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Cuộc kháng chiến oanh liệt của các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Gia Lai chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu từ ngày 23 tháng 11 năm 1945 tại phòng tuyến Ia Dao biên giới Việt Nam – Campuchia, ngày các chiến sĩ bộ đội Tây Sơn cùng nhân dân làng Móc Đen nổ súng đánh trả cánh quân Pháp ừ Bô-Keo (CPC) tràn sang biên giới tỉnh Gia Lai.

Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Gia Lai đã đánh tất cả 428 trận, tiệt diệt 595 tên địch, bắn bị thương 629 tên, bắt 117 tên, thu 15 súng ngắn, 347 súng trường, 33 súng tiểu liên, 16 súng trung liên, 1 súng đại liên, 3 súng cối 60 ly, 7 máy VTĐ, bắn rơi 1 máy bay, thu 2.600 đồng bạc Đông Dương và nhiều quân trang quân dụng.

*   *
*

THÀNH TÍCH CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN TỈNH GIA LAI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC:

Tính từ đồng khởi 23/10/1960 đến 17/03/1975, lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai đã đánh 12.990 trận vừa và nhỏ, đã tiêu diệt và làm bị thương 71.898 tên địch, trong đó có 1.178 tên Mỹ (trong đó có 3 tướng Mỹ), bắt 1.350 tên, đào rã ngũ 12.265 tên.

Phá hủy 8.304 xe quân sự, có 1.322 xe tăng, bọc thép, M113, bắn rơi và phá hủy 1.659 máy bay phần lớn là máy bay trực thăng, đánh sập 1.242 nhà lính, 791 lô cốt, 133 hầm ngầm, 1 khu rađa, 64 ụ súng, 33 máy nổ; đánh sập, hỏng 119 cầu, 14 cống; phá hủy, phá hỏng 1.670 mét ống dẫn dầu; đốt cháy 45 kho xăng, có hàng triệu lít xăng; đốt và phá hủy 228 kho đạn, 310 pháo lớn.

Phát động nhân dân lập tuyến bố phòng, xây dựng làng xã chiến đấu, cắm 388.645.000 cây chông, 200.000 bẫy thò.

Giành dân và giữ dân lúc cao điểm được 22 vạn dân (hè 1965) giải phóng làm chủ trên địa bàn rừng núi và vùng đất bằng của tỉnh.

Lực lượng vũ trang Gia Lai đã được Chính phủ tặng thưởng:

Huân chương thành động hạng ba.

Ba Huân chương Quân công.

Và hàng trăm Huân chương chiến công các loại.

Tháng 11 năm 1978, được Quốc hội và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Gia Lai.

Tháng 12 năm 1984 kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang Gia Lai – Kon Tun được tặng thưởng Huân chương sao vàng.

*   *
*

ĐƠN VỊ VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

1. Lực lượng vũ trang Nhân dân tỉnh Gia Lai Tuyên dương ngày06-11-1978
2. Xã B5 huyện 4 nay là xã Ia Sao huyện Chưpăh15-02-1970
3. Đại đội 2 Tiểu đoàn đặc công 45020-09-1971
4. Đại đội 7 Tiểu đoàn 2 Bộ binh20-09-1971
5. Xã A3 huyện 7 nay là xã Chơkơrei H. Kôngchro20-2-1976
6. Xã Đăk Băng huyện Krôngpa   06-11-1978
7. Xã Bắc huyện 2, nay thuộc huyện Kbang06-11-1978
8. Xã Gào thị 9, nay thuộc thị xã Pleiku06-11-1978
9. Xã E5 huyện 5, nay là xã Ia Phìn H. Chưprông06-11-1978
10. Xã E14 huyện 5, nay là xã Ia Lốp H. Chư Sê06-11-1978
11. Huyện 5, nay là huyện Chưprông – Gia Lai06-11-1978

CÁN BỘ VÀ CHIẾN SỸ ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

Trong kháng chiến chống Pháp:

1. Liệt sỹ Wưu – Đội trưởng du kích làng Đé Đoa, xã Đăk Đoa huyện Mang Yang (nay) tỉnh Gia Lai. Tuyên dương anh hùng: 07-05-1956

2. Anh hùng Núp – Thôn đội trưởng du kích quê lang Sơtơr huyện Kơ Bang tỉnh Gia Lai. Tuyên dương anh hùng: ngày 03-08-1955.

Trong kháng chiến chống Mỹ:

1. Puih Thu – Dân tộc Jơrai, xã Đội trưởng xã E14 huyện 5, nay là xã Ia Lốp huyện Chư Sê. Tuyên dương anh hùng ngày: 05-05-1965.

2. Kpă Klơng – Dân tộc Jơrai, Tiểu đội phó trinh sát huyện 5 (Chưprông) quê xã Ia Piar – Chưprông. Tuyên dương anh hùng ngày: 17-09-1967

3. Thanh Minh Tám – Dân tộc Rhe, Đại đội phó, thiếu úy, quê xã Hiếu huyện Komplong – Kon Tum. Tuyên dương anh hùng ngày: 17-09-1967

4. Rơ Chăm Ơk – Dân tộc Jơrai, Xã đội trưởng xã B5 huyện 4 (xã Ia Sao huyện Chưpăh). Tuyên dương anh hùng ngày: 05-09-1970.

5. Kpă Ó (nữ) – Dân tộc Jơrai, Trung đội trưởng du kích xã E5 (Ia Phìn – Chưprông). Tuyên dương anh hùng ngày: 06-11-1978.

6. Liên sỹ Đôn – Dân tộc Bahnar, Đại đội phó, chuẩn úy thuộc Đại đội 70 Tiểu đoàn đặc công 406. Quê làng Chai, xã Yang Bắc Khu 7 nay là xã Yang Bắc huyện An Khê. Tuyên dương anh hùng ngày: 06-11-1978.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:31:45 am »

*   *
*

CHÚ THÍCH

1. Những ký hiệu địa danh trong kháng chiến chống Pháp:

* Phía đông đường 14 (1950):

- Khu 4 vùng dân tộc Bắc đường 19 (An Khê)

- Khu 5 Vùng Đăk Bơt

- Khu 6 Vùng Ya Hội, Đé Srô, Đé Djama

- Khu 7 Vùng Kinh thị trấn An Khê

- Khu 8 huyện PleiKon từ Hà Bầu – Kon mơha đến cuối năm 1951.

- Sát nhập Khu 4 và Khu 7 lập huyện An Khê, nhập Khu 5 và Khu 6 lập huyện Đức Bơt.

- Huyện PleiKon Bắc Mang Yang ngày nay.

- Đăk Bớt nam Mang Yang.

* Phía tây đường 14:

- Đoàn 118 hoạt động vùng Chư Ty, nay là huyện Đức Cơ huyện Chưprông.

- Đoàn 112 hoạt động vùng huyện Chưpăh hiện nay.

2. Những ký hiệu địa danh trong kháng chiến chống Mỹ:

* Gọi Khu tương đương huyện:

Khu 1: Bắc huyện Kơ Bang hiện nay

Khu 2: Nay huyện Kơ Bang

Khu 3: Bắc huyện Mang Yang

Khu 4: Huyện Chư Păh

Khu 5: Huyện Chưprông

Khu 6: Nam hyện Mang Yang

Khu 7: Huyện Kôngchro ngày nay

Khu 8: Thị trấn An Khê

Khu 9: Thị xã Pleuku

Khu 10: Trung tâm căn cứ tỉnh, Tây hyện KơBang

Khu 11: Một phần huyện AYunpa hiện nay.

* Gọi B, E là ký hiệu xã:

B1, B2, B3 các xã thuộc huyện 4 (Chư păh)

E3, E5, E7 các xã thuộc huyện 5 (Chưprông).

SỐ LIỆT SĨ CỦA QUÂN DÂN GIA LAI
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ

(Theo sách Nam Trung bộ kháng chiến – Trang 538)

Danh hiệu Liệt sỹ Chống Pháp: 225
Danh hiệu Liệt sỹ Chống Mỹ: 4.982
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:32:50 am »

SÁCH, TƯ LIỆU ĐỂ THAM KHẢO, SƯU TẦM BIÊN SOẠN

1. Sách:

- Khu V, 30 năm chiến tranh giải phóng 3 tập – BTL Quân khu 5 – 1989.

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. Những sự kiện quân sự - Viện lịch sử quân sự V.Nam – BQ Phòng Hà Nội – 1988.

- Sức mạnh Việt Nam – Nxb QĐN Dân 1976.

- Miền Nam giữ vững thành đồng – Nxb KHXH – 1970.

- Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng – Trung tướng Hoàng Minh Thảo – Nxb QĐND 1977.

- Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Nxb QĐND – Hà Nội – 1970.

- Tây Nguyên – Nxb văn hóa – Hoàng Văn Huyên – Hànội 1980.

- Sách Nam Trung bộ kháng chiến 1992.

2. Tư liệu

- Tập tư liệu hồ sơ số 1. Tóm tắt chiến dịch Tây – Kỳ (Tây Nguyên) 12-1945 – 7-1946 lưu trữ tại Phòng Tư liệu Bộ Quốc Phòng.

- Dự thảo “Lược sử Trung đoàn 120 – Ban liên lạc Trung đoàn 120 -1993.

- Tập tài liệu giáo dục Truyền thống: Sự hình thành và phát triển của LLVTrang Gialai – KonTum – 1979.

- Các tư liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Gia La – Ban Tuyên Giáo Gia Lai.

- Các tư liệu của Ban Biên Tập Lịch sử Đảng bộ Thị xã Pleiku – 1993.

- Lịch sử Đảng bộ An Khê, 1993

- Bài viết Nhật ký, Tường thuật, ghi chép của các cán bộ hưu trí lão thành:

- Đồng chí Nguyễn Đức Lang, đ/chí Phan Thêm, đồng chí Đỗ Huyên, đ/c Trần Ren, đ/c Nguyễn Khoa, đồng chí Phan Bá (Võ Đông Giang), Hồ Quang Đàm, đồng chí Đoàn Xoa (Lý), đ/c Hà Vi Tùng.

3. Tổng hợp ý kiến đóng góp trong hai cuộc hội thảo: Tháng 9-1992 và Tháng 4 – 1993 gồm các cơ quan quanh Tỉnh – Sở Giáo dục Đào Tạo – Sở văn hóa thông tin, Trường Cao Đẳng sư phạm - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phòng khoa học Lịch sử quân sự quân khu 5 – Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh. Một số cán bộ hưu trí lão thành ở tỉnh.

4. 21 ý kiến đóng góp trong Hội nghị Hội đồng Nghiệm thu đề tài “Gia Lai 30 năm chiến tranh giải phóng” ngày 21-9-1993 tại Pleiku.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:36:06 am »

LỜI CẢM ƠN

Quá trình biên soạn bộ sử “Gia Lai 30 năm chiến tranh giải phóng” Ban biên tập chúng tôi đã được các cơ quan Quân Khu 5, tỉnh Gia Lai cùng các đồng chí cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí lão thành từng hoạt động trên chiến trường Gia Lai tham gia đóng góp nhiều ý kiến bổ sung để bộ sử được sớm hoàn thành gồm:

Phòng khoa học lịch sử quân sự Quân Khu 5

Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Gia Lai

Ban khoa học kỹ thuật tỉnh Gia Lai (Nay là Sở Khoa học, Công nghệ và môi trường)

Đồng chí Nguyễn Văn sỹ (Ksor Krơn) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở động viên Ban biên tập.

Và các đồng chí cán bộ hưu trí lão thành:

Hồ Quang Đàm         Phan Thêm
Lê Ngọc Điềm         Ngô Thành
Đỗ Hằng         Nguyễn Chí Thành
Lê Tiến         Hồng Kpă Thìn
Phạm Hồng      Lê Tiên
Hoàng Lê         Trần Như Trinh
Ama Nhan         Hà Vi Tùng

Cùng nhiều đồng chí khác.

Ban biên tập xin chân thành cảm ơn các cơ quan và các đồng chí./.

                                                                                                                                                                   
T/M BAN BIÊN TẬP
PHAN ANH TUẤN

* Chịu trách nhiệm xuất bản:
      - Đại tá: Phan Anh Tuấn

* Ban biên tập:
      - Đại tá: Phan Anh Tuấn
      - Đại tá: Lâm Huế
      - Đại tá: Nguyễn Phiên

* Trình bày bìa:
      - Nguyễn Thế Phong
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2020, 08:44:45 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM