Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:40:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 Anh Hùng (phần 6)  (Đọc 204040 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #540 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2014, 06:58:41 pm »


Mừng cho đời sau không còn chiến tranh, chiến tranh có gì hay ? Có cầm súng rồi mới biết , những người lính bị bỏ quên
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #541 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2014, 11:01:15 am »


Chính phủ vẫn còn nhớ đến những người hùng E88 tây nam vậy là xong đời trai !

Chào gia chủ Buivanan@

Bạn giải thích ngắn quá, hơi khó hiểu?
Chính phủ nước ta hay K vậy bạn? sao chỉ có E88?
Mấy cái miếu còn lại kia chắc cũng có cái dành cho  E 201, E 429...vv  chứ bạn nhỉ? F302 cả mà  Grin

Chúc mọi người  vui khỏe. 
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #542 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2014, 04:58:35 pm »

Tôi cũng nghĩ như bác jinbacau. Thực ra nhà nước ( nhân dân ) không quên ơn những người lính đã cống hiến sức lực, xương máu trong sự nghiệp BVTQ và làm NVQT. Điều đó đã được thể hiện qua các văn bản pháp quy nhà nước . Nhà nước đã trả tiền xương máu cho những người lính trải qua chiến trường ở các thế hệ thể hiên bằng các nghị định ( nghị định 47, nghị định 62vv...) dành cho lính ở biên giới hải đảo mà không có thương tật. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng đó là sự quan tâm của nhân dân đối với người lính chúng ta.

Nghị định 18, nghị định 16 dành cho những người bị thương giám định lại hoặc không có giấy tờ. Tôi thấy lính bị thương ở qđ 3 vào đ/v cũ lấy hồ sơ gốc ra giám định lại . Kết quả rất mỹ mãn, tuyệt đại đa số đều " dính" hạng. Nó không còn khó khăn như hồi giám định trong chiến tranh. Điều đó thật dể hiểu bởi nếu giám định không khắt khe ,đi viên là về luôn thì đ/v còn đâu lính chiến . bổ sung làm sao kịp vì mỗi năm tuyển quân có 1-2 đợt. Đó là chưa kể đến lính bị sốt rét bệnh tật ốm đau...

Vấn đề là vẫn còn sót nhiều do triển khai tại địa phương chưa đến nơi ,chưa làm hết trách nhiệm của bộ phân thực hiện chính sách. Bên cạnh đó lính chiến trường mấy ai giữ được giấy tờ phục viên xuất ngũ hay giấy chứng thương để làm chính sách. Hồ sơ ( lý lịch quân nhân ) có anh cầm về không ra Ban chỉ huy QS quận huyện đăng ký quân dự bị nên không có tên trong danh sách lưu  và cũng nghĩa là không có giấy chứng nhận hoàn thành NVQS thay cho quyết định xuất nghũ, phục viên.Vậy là không có cơ sở để làm hồ sơ đẫn đến mất quyền lợi mà không biết kêu ai.(trong đó phải tự trách mình vì tự mình làm mất giấy tờ ).

Cũng có Nghị định rất cởi mở dành cho người mất giấy tờ chỉ cần hai người làm chứng là được ( NĐ 18 )
Anh thương tôi thì tôi thương anh cả ba cùng ký cho nhau rồi ta cùng đi giám định. Thời buổi này giám định đâu khó chỉ cần ma thuật là " đâm toạc tờ giấy " ngay Huh Huh TB đểu bắt đầu có từ nghị định này. Và sau đó được sửa sai bằng nghị định16.( sao danh sách bị thương tại đơn vị )
Nhân các bác đang nói chuyện CS duccuong xin chen mấy lời.

Gi chú : Hiên nay cơ quan chính sách sau một thời gian dài tạm dừng không nhận hồ sơ TB nay đã tiếp tục thực hiện nghị định 16. Bác nào bị thương có danh sách trong đ/v thì vào xin sao lại ngay ( kể cả trước đây đã giám định lấy tiền một lần )
 Chào.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2014, 05:20:45 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #543 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 09:59:01 am »

Tôi cũng nghĩ như bác jinbacau. Thực ra nhà nước ( nhân dân ) không quên ơn những người lính đã cống hiến sức lực, xương máu trong sự nghiệp BVTQ và làm NVQT. Điều đó đã được thể hiện qua các văn bản pháp quy nhà nước . Nhà nước đã trả tiền xương máu cho những người lính trải qua chiến trường ở các thế hệ thể hiên bằng các nghị định ( nghị định 47, nghị định 62vv...) dành cho lính ở biên giới hải đảo mà không có thương tật. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng đó là sự quan tâm của nhân dân đối với người lính chúng ta.

Nghị định 18, nghị định 16 dành cho những người bị thương giám định lại hoặc không có giấy tờ. Tôi thấy lính bị thương ở qđ 3 vào đ/v cũ lấy hồ sơ gốc ra giám định lại . Kết quả rất mỹ mãn, tuyệt đại đa số đều " dính" hạng. Nó không còn khó khăn như hồi giám định trong chiến tranh. Điều đó thật dể hiểu bởi nếu giám định không khắt khe ,đi viên là về luôn thì đ/v còn đâu lính chiến . bổ sung làm sao kịp vì mỗi năm tuyển quân có 1-2 đợt. Đó là chưa kể đến lính bị sốt rét bệnh tật ốm đau...


 Chào.

Chào bác Đức cường, các Bác E 88

Rất vui được  Bác chia sẻ  về  những  chính sách chung   không dành cho của riêng ai  trên trang 88 anh hùng... Tôi cũng đồng ý với các Bác về những chính sách quan tâm ưu ái của nhà nước “lớn” mà  các Bác đã nêu, hay cái khó khăn trong việc duy trì quân số  để đảm bảo nhiệm vụ… Nhưng nhà nước “nhỏ” thì lại chưa “công tâm” lắm trong việc thực hiện Bác ạ..

Thật vậy, ngày đó  tụi Tôi giám định ở KPC rất là gắt gao.. Phần lớn chỉ được “dính hạng” (nhưng cũng ở hạng  thấp so với “parem”) khi bề ngoài cơ thể  bị mất một  phần như cụt tay, cụt chân, mù vĩnh viễn, sọ não phập phồng hoặc vết mổ dài từ xương hoành đến xương mu, mà những anh em này an dưỡng ở KPC thì rất ít, bởi khi bị thương thì đã được phân loại.. Những trường hợp như thế đã được “phẫu tiền phương” chuyển về nước điều trị chứ không nằm ở 7E và ít người quay lại.. Lúc Tôi ở 7E thì phần lớn là anh em què quặt, có cả sọ não tâm thàn, nhưng cơ thể vẫn còn đủ tay chân… Trước ngày giám định,  anh em đã đồn thổi ít nhiều về ông chủ tịch hội đồng… và sau khi kết thúc giám định thì ông ta đã được anh em phong tặng danh hiệu “dũng sĩ diệt thương binh”. Riêng tôi, phải đợi đến khi người khác lên thay, khi đi giám định lại mới được cuốn sổ “an ủi” với cái lắc đầu của ông chủ tịch mới như muốn nói “vị tiền nhiệm quá khó..”  Chuyện chẳng có gì ầm ĩ,  nếu Ông ta khó đều.. đằng này ông lại “quá dễ” với những người đến chen ngang giữa buổi giám định, trước bao con mắt “lính lác” đang trông chờ đến lượt được “phán xét”..

Vài dòng ký ức vui buồn cùng các Bác nhân ngày "giỗ hụt" sắp đến..
Chúc các Bác vui  khỏe, sống lâu và nhớ dai.  Grin
Logged
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #544 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 07:18:36 pm »


PaVin + SeNoi  ngày nay 2014
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2014, 10:59:23 pm gửi bởi BUI VAN AN » Logged
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #545 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 11:27:24 pm »


Nhà chùa cúng mặn đón tiếp những người Con đi tu báo hiếu Cha Mẹ
 Một phong tục văn hóa đầy nhân văn
Logged
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #546 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 11:52:04 pm »


Phía sau Ngựa đá là nơi nhà chùa tắm tạt nước cho khách thập phương
 Trước đến dâng hương Phật sau là xin Sư Thầy tắm xua bụi trần đón phúc lành
Xin D3 tắm rồi còn D1, D2 + C trực thuộc chưa tắm ( xua tan bụi trần cứ bám bận trần ai )
Anh Svailo ơi  + BS Bắc  hãy quay lại chùa Svailo đầy kỷ niệm thời thanh xuân chiến binh
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #547 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 06:42:29 pm »


  Va_Rin + Srê_Nôi  ngày nay 2014

******88
  Chào BUI VAN AN !
 Lộ 67 xưa toàn đất sỏi đỏ luôn luôn dầy đặc mìn , chạy từ Anlongveng (núi Đăng rếch - Biên giới Thái - Kam ) ngang qua Sre_Nôi , qua khe núi Hồng ( Yên ngựa ) , qua đền Bantea_Srey , qua đền Ăngkor về t/p SeamReap nay đã trải nhựa  . Con lộ đất đỏ rẽ TRÁI là đi về Va_Rin ?? .
  Vậy dãy núi xa mờ cuối bức hình là Đăng rếch ( nếu đứng từ Sre_noi chụp hướng lên Đăng rếch - phía bắc ) hay là Núi Hồng ( đứng ở Sre_noi chụp về Núi Hồng - phía nam ) ??

( An viết quá kiệm lời +  chú thích ít và không chi tiết -> anh em đọc và xem rất khó hình dung để mà tìm về nơi kỷ niệm - những vùng đất những con đường ... đầy gian lao và anh dũng của 1 thời trẻ trai oai hùng... xưa .)

  Chông_Kal  <->  Va_Rin  <->  Srê_Nôi  1980 - 1981 chỉ là những con đường bò nhỏ hẹp gập ghềnh . Khi len lỏi luồn lách giữa rừng xanh bịt bùng , khi thì băng ngang qua các trảng ruộng mùa khô cháy khát  , mùa mưa mênh mông nước ngập lầy sình ... sẽ mãi còn hằn sâu và đong đầy ấn tượng về 1 thời gian lao E88 ...

  Ba lô - Súng đạn - Gạo và luôn luôn là NƯỚC ... oằn vai , chúng ta miệt mài đi và đi truy quét Pốt .
Có huy hoàng thắng trận và cũng có cả mất mát thuơng đau ... đến giờ :  Cụ Chăn .  Cụ Ô_ti .  Cụ_Srock ... - những tên địa danh không hề có ở nơi nào trùng lặp - còn 2 đồng chí " Mất tích trong chiến đấu " không để lại dấu vết gì đến nay .
   Rồi  Lâm_run " mất chốt " của Nguyễn xuân Đặng c trưởng C9D3E88 ( bạn thân đồng ngũ với SỚ ĐỊA , d trưởng D8E429 hy sinh sáng 11/3/85 khi Bantatum giải phóng ) ám ảnh nặng nề mãi về sau ... :
         " ... Đêm nay nằm giữa 3 phum  . 
       Giật mình hoảng nhớ  Lâm_run lạnh sườn ... "
  Rồi   Svaiso  " Trâu rừng ngủ phum ... " của D1 - " Phuơng khè " - bị Pốt vây chặt quyết chí tiêu diệt ... giằng co tới 3 ngày đêm , không ăn được - phải bỏ ...

  Va Rin <-> Sre_Noi là 1 vùng đất luôn mang nặng hoài niệm chiến trường xưa không chỉ riêng của anh em " nhà 88 " mà còn của E201 F302 ( 4/79 -> 6/80 ) , F31QD3 - giải phóng đầu 1979 , F317QK7 .
Logged
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #548 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 11:58:51 pm »




Đường sau phum Muong vào khoVao đi lên Parin
Logged
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #549 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2014, 12:05:59 am »



Đường Phum từ  Parin đi ra Senoi cuối mùa khô tháng 6 . 2014
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM