Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:04:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia đình biệt động  (Đọc 42361 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:25:48 am »

 Chị bước nhanh vào Ty cảnh sát. Tên Trần Văn Tá đã có mặt tại đây. Chắc chắn nó đã ton hót với quan thầy đủ mọi chuyện vế chị. Chị chờ đợi cuộc hỏi cung. Trên đường đi chị đã sắp đặt sẵn các câu trả lời, nhưng kẻ địch không hỏi chị nửa lời. Đích thân tên trưởng ty đã tát chị, đấm, đá túi bụi lên người chị. Chị không đỡ đòn, không một lời van xin. Sức chị yếu quá, chị không tài nào đỡ nổi những ngón đòn tới tấp giáng vào đầu, vào ngực, vào bụng, vào  lưng nhất là trong lúc hai tay chị đang bị còng. Chị cũng biết chẳng có lời cầu xin nào làm 'mủi lòng bầy rắn độc. Chị nghiến răng chịu đau. Ngón đòn phủ đầu nầy đối với chị thiệt là độc ác, độc ác đến kinh khủng. (Sau nầy, khi mấy mẹ con chị - trừ cháu Thiện, cháu Hiếu - đã nếm mùi tra tấn theo các nhà tù dưới thời Mỹ Thiệu, ôn lại trận đòn đầu tiên theo người đầu tiên trong gia đình bị tù, ai nấy đều cười khẩy, tỏ ý coi thường qua lời bình phẩm: Đòn sơ đẳng, đòn địa phương). Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, chưa có người nào đánh chị. Những lúc bình thường, chị không hình dung nổi chị sẽ chịu đựng cái tát theo người đàn ông như thế nào, nhưng giờ đây chị đã vượt qua trận đòn đầu tiên không có gì là khó khăn lắm. Tất nhiên, những ngày tiếp theo, chúng cũng sẽ không mời được bất kỳ tin tức gì ở chị. Có cái gì làm bằng chứng để khẳng định người ngồi trên xe lam hôm đó là đồng chí thành ủy viên Ba Kiên đâu? Không có lời cung khai, kẻ địch không thể đem chị ra xét xử.
    Nằm trong xà lim, chị ít quan tâm tới nỗi đau thể xác. Từ ngày chị chào đời, chưa ái đánh chị một cái tát, một ngọn roi nên đêm đầu ở trong trại giam, chị đã khóc, khóc cho riêng mình, khóc vì tủi thân. Sao trên đời lại có những kẻ vũ phu như vậy. Nó thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, thúc đầu gối vào mạng mỡ chị, giơ thẳng tay tát vào má rồi đấm giữa mặt chị. Chị không có gương soi. Chắc trên khuôn mặt nổi tiếng là thanh tú, duyên dáng theo chị còn hằn những vết ngón tay. Mắt chị thâm tím, miệng sưng, tóc bết máu, máu tứa ra ở lưng, ở ngực. Chị xuýt xoa vì đau đớn. Chị rùng mình nghĩ đến trận đòn ngày mai. Chị chợt nhớ đến anh. Anh đã nói với chị: ?Em như cây lau, cây sậy ở trên có sáu con chim non...? ổi, bảy đứa con theo chị. Bẩy Thiện và út Hiếu mới thôi bú được vài tháng. Chúng còn nhỏ quá. Ai sẽ săn sóc chúng? Chị phải làm sao xứng đáng với chồng, với các con? Chị phải làm sao để khi gặp lại anh, chị có thể tự hào ngẩng cao đầu gặp lại các con, chị xưng là Má mà không chút hổ thẹn. Nhớ đến chồng, con, chị quên hẳn nỗi đau thể xác Chị như được tiếp thêm luồng sinh khí để đủ nghị lực vượt qua mọi thử thách sẽ đến với chị. Những ngày đầu bị bắt, chị không muốn các con chị bị chia đần, xẻ nghé. Chị rất tin Mỹ Lê. Con nhỏ tháo vát, đủ tài quán xuyến việc nhà. Chị không ngờ là chị bị giam quá lâu và chưa dự kiến tới chuyện Mỹ Hòa gặp nạn, hai đứa con út lâm bệnh. Chị nói với Mỹ Lê :
    - Con thưa với gia đình là má ủy quyền quyết định cho Nội, Ngoại.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:28:01 am »

4

     Giám đốc Dương Văn Đấu bóc tờ lịch ngày 20 tháng 7 năm 1956. Anh không vò tờ lịch ném vào sọt rác như thường lệ mà trải tờ giấy nhỏ xíu lên mặt bàn. Thế là ngày Tổng tuyển cử theo quy định theo hiệp nghị Giơnevơ đã qua rồi. Là cán bộ lãnh đạo, anh được phổ biến tình hình địch, hiểu rõ bản chất ngoan cố, xảo quyệt, lật lọng theo Ngô Đình Diệm song không hiểu sao anh còn nuôi chút hy vọng, đù đó chỉ là một phần mỏng manh. Lý trí đã giúp anh kết luận chính xác về kẻ thù, còn tình cảm đã níu kéo anh lại. Anh nhớ vợ, nhớ con vô cùng. Anh không rõ vợ anh sinh con trai hãy con gái? Anh cám ơn trời, phật đã run rủi cho anh có được chị. Anh lấy tấm ảnh hai vợ chồng chụp sau ngày cưới ra ngắm. Chị đẹp quá, duyên dáng quá. Chị kẹp tóc buông sau lưng, khuôn mặt tròn bầu bĩnh với dáng e ấp, ngây thơ như một nữ sinh trung học, sao chị làm nổi bao việc lớn cho gia đình họ Dương? Bây giờ chị đang ở đâu? Ở trong căn nhà riêng theo anh chị hay vế sống với Ngoại, với Nội? Má anh đã 70 tuổi rồi. Nhớ lại lần đầu má chồng nàng dâu gặp nhau, má đã đối xử bất bình thường với chị song chỉ không giận má mà cứ lăn xả vào chiếu chuộng, hầu hạ má. Má không ghét nàng dâu mà lại cưng chị, yêu chị hơn cả con cái.    Ngày đó, anh đâu dám kết luận là má sai, má trái. Vợ anh, người biết nấu hàng trăm món ăn khác nhau, người được mời lên thực đơn, nấu nướng phục vụ khách sang trọng trong các bữa tiệc lớn, lẽ nào lại thua một bà già nông thôn chỉ quen chém to, kho mặn? Chị rất tốt nhịn. ôi, nếu anh vớ phải một tiểu thư tỉnh thành đài các thì sao? Nếu cô ta vùng lên, cãi lại má chồng, khinh rẻ bà già thôn quê mù chữ thì mọi việc sẽ ra sao? Anh cám ơn chị. Chị đã nói với anh:
    - Má đúng. Bất kỳ ai có tiền đều thích chặt đầu, chặt đuôi bóc vỏ tôm he rồi tầm bột rán, nhưng má chúng ta và mọi người nghèo đều muốn rang tôm thật mặn đề đỡ tốn. Em thất bại bước đầu vì nhập gia mà không tùy tục.
    Trong ba tháng theo năm 1942, chị sống với má anh ở vùng quê Gò Công nghèo khổ, anh lo lắm. Sức chị mảnh mai quá, chị làm sao có thể đi bộ, gánh nước, cuốc đất, dọn vườn? Anh không ngờ là chị đã làm được tất cả. Chị trở thành người lao động giỏi. Chị còn nói với anh:
    - Vì yêu anh, em đã chiến thắng tất cả. Cứ nghĩ đến khi gặp lại anh là em có đủ nghị lực làm mọi việc để anh vui lòng.
    Anh nhớ chị da diết. Biết bao giờ anh mới gặp lại vợ và các con? Anh nhớ đứa nào hơn cả? Anh đâu thể phân biệt được Mỹ Lê đã lớn, gắn bó với anh nhiều hơn, đã từng là giao liên bí mật, lại có năng khiếu âm nhạc nhưng Mỹ Hòa lại nhí nhảnh hơn, hóm hỉnh và hay triết lý. Tư Linh là con trai đầu lòng, giống anh như hai giọt nước nên cu cậu được cả họ thương yêu. Chả biết khi lớn lên, tính tình nó có y hệt ba không Thằng Ba Vĩ, Mười Tuân chỉ hơn nhau có một tuổi, giống như trứng gà, trứng vịt nhưng thằng em có vẻ khôi ngô hơn, mũm mĩm hơn, thằng em có tạng người theo ba, khuôn mặt tròn, đầy đặn theo má, còn thằng anh chững chạc hơn, khôn trước tuổi cười rất tươi. Chao ôi, sao anh không phải là họa sĩ. Nếu anh biết vẽ, anh sẽ phác họa chân dung vợ và năm đứa con mà anh rất đỗi yêu thương thật sống động, có hồn.
    Anh Bẩy Đấu gấp tờ lịch đề ngày 20 tháng 7 năm 1956 vào ví Công việc theo giám đốc mỏ đang chờ đợi anh, nó buộc anh phải tự cắt đứt dòng mơ tưởng đến vợ con. Tối này, anh lại trằn trọc không ngủ được. Hình như có hai con người phen lẫn trong anh: Giám đốc Dương Văn Đấu theo "ngày Bắc" và anh Bẩy Đấu theo "đêm Nam".
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:30:35 am »

5

    - Lê! Mỹ Lê!
    - Ai vậy?
    - Má đây. Mở cửa cho má, con?
    Mỹ Hòa choàng dậy. Không chờ chị châm đèn, cô nhảy ba bướt ra mở then cửa. Trong bóng đêm, cô ôm chầm lấy má. Cô hỏi dồn dập:
    - Má mới vế à? Má vượt ngục phải không, má? Má ăn cơm chưa? Con đi nấu cơm cho má nghe?
    Khác với em gái, Mỹ Lê điềm đạm hơn. Cô thắp đèn, đứng lặng nhìn má :
    - Má ốm quá! Má có bịnh không, má?
    Chị Tư Hạ nhìn quanh.
    -Mấy đứa nhỏ đâu hết rồi?
    Đoán được ý mẹ, Mỹ Lệ kể lại mọi chuyện trong nhà. Một tháng trôi qua sau ngày Mỹ Hòa gặp tai nạn, các em bị ốm, Ba Vĩ lại bị bệnh bạch hầu, Mỹ Lê dồn hết tiến mua thuốc đến mức không tài nào kiếm đủ tiền mua gạo nuôi các em. Nghe lời khuyên theo hàng xóm, cô định bán dần đồ đạc trong nhà để có tiền nhưng hai bà đã kịp ngăn Lê lại:
    -Con gởi mấy em cho bà. Nội nhận nuôi thằng Nhất, Ngoại, cậu Tư và dì Năm nuôi thằng Thiện, con Hiếu, dì Bẩy nuôi thằng Linh, còn cậu Hai nuôi thằng Quảng. Con nuôi em Hòa và kèm cho em học.
    Mỹ Lê không muốn chia tay các em nhưng còn có cách giải quyết nào hay hơn đâu? Về phần mình, cô cũng nuôi một đứa em, cô còn có trách nhiệm kèm Hòa học.
    Cô khoe với má:
    - Mỹ Hòa học giỏi lắm, tháng não cũng được xếp thứ nhất hoặc thứ nhì.
    Hòa không quan tâm lắm đến lời chị khen. Cô còn hàng trăm câu muốn hỏi má: Má có bị cùm kẹp, tra tấn trong tù không? Tụi nó hỏi cung má thế nào? Mỗi ngày, người tù ăn mấy bữa cơm? Hàng ngày má làm những gì? Má có đọc sách báo không ? Làm thế nào để phân biệt người mình và tụi nó ở trong tù v.v... Cô luồn tay vào trong áo sờ lưng má: Chao ôi, má gầy quá? Cô còn lần đếm đủ mọi chiếc xương sườn theo má.
    Chị Tư Hạ ngồi giữa hai đứa con. Các con chị lớn rồi. Mỹ Lê tuy vẫn còn gáy còm, nhỏ nhoi nhưng từ cách đi đứng ăn nói đã ra dáng "bà chủ" trong gia đình. Mỹ Hòa, đậm người hơn, khỏe mạnh và sôi nổi hơn. Không hiểu mấy đứa nhỏ ra sao rối? Bây giờ, chị phải thu xếp việc nhà như thế nào? Lại còn công tác nữa chứ. Chị lựa chiều dò hỏi Mỹ Lê. Từ hơn một năm nay, Lê không gặp các chú, các bác. Trước chính sách khủng bố trắng theo Ngô Đình Diệm, không hiểu các anh, ai còn, ai mất, và đã lưu lạc những đâu rồi? Những ngày trước mắt, chị hãy lo thu xếp việc nhà đã Trước hết hãy xin cho Mỹ Lê đi học. Nó bỏ học hai năm rồi nhưng con nhỏ vốn thông minh, ham học, chắc sẽ đuổi kịp bạn bè. Con Mỹ Hòa thì khỏi lo. Nó vô tư, hiếu động, sáng dạ và biết vâng lời người lớn. Con nhỏ ưng làm cách mạng như ba lắm. Nó rất căm ghét lính ngụy, cảnh sát ngụy: Chính bọn này đã bắt má nó và ngày đêm ra sức.lùng sục bắt bớ, bắn giết các cán bộ cách mạng. Đây là những dấu hiệu đáng mừng theo các con. Tiếc rằng chị không có địa chỉ theo anh, không có điều kiện liên lạc với anh. Năm năm đằng đẵng xa anh, chị chỉ nhận vẻn vẹn được mấy dòng bưu thiếp ?Ba công tác ở mỏ than Cẩm Phả. Ba theo học hàm thụ, mới tốt nghiệp kỹ sư...?. Những dòng tin ngắn ngủi theo người đi xa có sức cổ vũ đàn con khá lớn. Chúng đua nhau tưởng tượng ra đủ mọi điều kỳ lạ về ba theo chúng: Ba điếu khiển lò luyện thép. Ba làm ra súng, đạn, xe tăng, máy bay, … rồi ba mang những thứ đó về quê đánh Ngô Đình Diệm như chín năm chống Pháp. Dù sao cái bằng kỹ sư theo ba đã thôi thúc đàn con học tập. . Đứa nào cũng mong nhận được bằng kỹ sư như ba. Lũ nhỏ nhớ ba lắm. Bốn đứa nhỏ nhất: thằng Nhất, thằng Quảng và đặc biệt là thằng Thiện, con Hiếu khi sinh ra không thấy mặt ba nhưng đứa nào cũng kể về ba theo mình với vẻ tự hào, quý trọng. Chị mừng lắm. Hãy để hình ảnh theo anh, hình ảnh một người cộng .sản khắc đậm trong tâm khảm các con. Chưa bao giờ chị than thở . vì vắng anh trước mặt các con. Chị nghiệm rằng các con tôn trọng, quý mến cha, chủ yếu là do sự giáo dục, vun đắp tình cảm theo người mẹ . Chị vẫn kể cho các con nghe những đức tính tết theo anh Bầy Đấu, chồng chị. Anh sinh năm 1918, hơn chị 5 tuổi. Anh học rất giỏi và viết chữ đẹp lắm. Năm chị 17 tuổi anh đã là kỹ thuật họa đồ theo nhà máy Pha-xi...
    Chị nói với Mỹ Lê, Mỹ Hòa:
    - Ngày mai hai đứa đi đón các em và báo tin cho Nội, Ngoại là má đã về.
    - Dạ.
    Thời gian trôi qua thật nhanh chóng. Theo quy định theo ngụy quyền, mỗi tuần một lần , chị Tư Hạ phải lên quận cảnh sát trình diện. Chị muốn. chống đối lại, nhưng cách tiến hành như thế nào? Làm đơn khiếu nại hay viện cớ ốm đau đều không nên. Điếu cần thiết là phải chịu nhẫn nhục, phải làm cho kẻ địch ngờ là chị rất sợ chúng, chịu chấp hành kỷ luật do chúng quy định. Muốn bắt được mồi, con thú thường thu mình, quặp vuốt lại, tại sao chị không biết  náu mình chờ cơ hội? Có một điều khổ tâm là chị không gặp một đảng viên nào trong thị xã Gò Công. Chắc chắn là tổ chức Đảng vẫn còn nhưng các anh chưa tìm đến chị. Như đã giao ước trước, chị cố tạo cho mình có thế hợp pháp, được đi lại tự do trong lòng địch, có giấy căn cước do địch cấp.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:32:48 am »

6

    Tháng 10 năm 1959, Ngô Đình Diệm tung ra đạo 1 luật phát xít: lê máy chém đến các địa phương, chặt đầu những đảng viên cộng sán, không cần đến sự xét xử theo tòa án. Nên đối phó với tình hình nầy như thế nào? Chị Tư không biết xin chỉ thị theo ai. Theo lời khuyên theo NổI, chị tìm lên Sài Gòn với mục đích bắt liên lạc. Chị đến nhà chị Lệ ở cư xá Hùng Vương. Vợ chồng chị Lệ đều là công nhân hỏa xa. Đón được ý khách, chị Lệ dẫn chị Tư đến một địa chỉ liên lạc. Chị Tư Hạ rcó lên sung sướng:
    - Anh Sáu!
    - Chị Bẩy (gọi theo chồng).
    Anh Sáu Dĩ là tỉnh ủy viên tỉnh Gò Công, bạn rất thân với anh Bẩy Đấu. Sau khi nghe chị trình bày, anh Sáu Dĩ quyết định:
    - Chị bị lộ rồi không hoạt động ở Gò Công được nữa. Kẻ định đang khống chế chị. Chị nên tìm cách chuyển địa bàn lên Sài Gòn, nhưng  tuyệt đối không để lại tí dấu vết gì để kẻ địch có thể lần ra tung tích. Chị lo chuyển hai cháu lớn lên theo, gài các cháu vào các trường đại học để nắm phong trào học sinh, sinh viên.
Chị Tư Hạ nhất nhất vâng lời. Chị hối hả trở lại Gò Công thu xếp lên Sài Gòn ngay. Đường dây liên lạc đã được chắp nối, nhất định chị phải trở lại hoạt động, chị phải dìu dắt đàn con đi theo con đường mà cha mẹ chúng
    Mỹ Lê, Mỹ Hòa lên Sài Gòn. Bác Sáu Dĩ gửi Mỹ Lê vào trường tư thục Nguyễn Bá Tòng. Đây là trường do các cha cố theo đạo Thiên chúa đỡ đầu nên số đông học sinh ở đây không thuần vì chúng sinh trưởng trong những gia đình có nợ máu với cách mạng. Trường Đức Trì mà Mỹ Hòa theo học thuần hơn. Nhờ biết sống tự lập từ nhỏ, hai cô nhận may, thêu, nhận dạy tư kèm riêng cho trẻ em con nhà khá giả học để kiếm đủ tiền sinh nhai và trả tiền học phí. Chị Tư Hạ sống chung với Mỹ Hòa. Chị tính toán từng đường đi, nước bước. Chỉ luôn tự đặt cho mình câu hởi: ?Chị lên Sài Gòn để làm gì??. Chị không cần làm giàu nhưng chị phải kiếm đủ tiễn tự nuôi thân, nuôi Mỹ Hòa, Mỹ Lê và còn dư dật đôi chút gửi về quê phụ giúp Nội, Ngoại, các cô, các đì đang chàm sóc năm đứa nhỏ. Chị chưa liên lạc với cơ sở đảng theo Sài Gòn đước. Anh Sáu Dĩ cũng chưa có đầu mối nào bàn giao cho chị. Chị làm gì bây giờ? Chị phải lo náu mình. Với chính quyền Ngô Đình Diệm, chị là nhân vật có tiến án, tên tuổi chi ?được? lưu giữ trong sổ đen theo cảnh sát Gò Công rồi. Chị phải làm sao biến khỏi Gò Công không để địch dò ra dấu vết. Vốn sinh trưởng và lớn lên ở Sài Gòn nên chị không lạ gì cái thành phố mà bọn ngụy chọn làm thủ đô . Chị có hàng trăm cách kiếm sống khác nhau. Chị chọn nghề gì để mai danh ẩn tích? Trước hết, chị đã đổi tên Tư Hạ thành Sáu Hoàn. Chị phải nhẩm sẵn trong đầu cái sơ yếu lý lịch mà chị mời khoác cho mình để làm sao có thể đánh lừa nổi bộ máy kìm kẹp theo ngụy quyền, các liên gia trưởng, khóm trưởng. Chị phải khai tuổi nhiều hơn, quê khác đi. Trong tờ khai theo chị không dính líu chút gì đến ba, má chị hoặc các cô, dì, chú; bác đôi bên nội ngoại tại Gò Công. Nỗi đau lớn nhất theo chị là lời khai về người chồng. Chị muốn gắn tên ánh Bẩy Đấu với đời chị ở mọi lúc, mọi nơi, song điếu đó không thể được. Chấp kinh phải tòng quyền thôi. Chị sẽ khai là anh chết rồi . Phỉ thui ! Chị không mê tín song chị không định gán điềm gở cho anh. Vậy thì anh làm nghề gì? Anh đi đâu? Anh đi buôn? Anh dạy học? Anh đi lính ngụy? Nếu vậy anh đang ở dâu? Đỉa chỉ theo anh như thế nào? Tại sao anh không về nhà hoặc không có thư từ gì? Chị sẽ lý giải điều này với hàng xóm láng giềng ra sao? Cách nói dối như thế nào sẽ thích hợp nhất, không có kẽ hở nào? A phải rồi, chị sê kể về cuộc đời mình liên quan đến anh. Chị nghèo khổ quá, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không rõ quê quán và chả còn ai là anh chị em ruột. Chị đi ở để kiếm miếng cơm tự nuôi thân. Chị gặp anh. Anh nói quê anh ở Bến Tre nhưng chị chưa về quê chồng lần nào. Anh đi buôn chuyến. Sau mỗi chuyến đi buôn xa về, anh lai đến với chị, cho chị ít tiền, sống chung với chị năm bữa nửa tháng rồi lại ra đi. Từ sau ngày sinh Mỹ Hòa (vì chị giấu được có năm con còn nhỏ ở quê), anh bỏ đi biệt tăm. Có người gặp anh ở Buôn Ma Thuộc. Nghe tin anh có vợ nhỏ anh bỏ vợ, bỏ con nên chị đã cùng Mỹ Lê đến Buôn Ma Thuộc tìm chồng, tìm ba (vì sau ngày cưới năm 1947, chị đã theo anh lên đồn điền cao su nên chị khá rành về thị xã này. Chị kể vế đường đi cùng phong cảnh, nhà, chợ theo thị xã rất đúng).
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:36:59 am »

    Màn kịch như vậy là đã dàn dựng xong. Vì hai con gái chị đều mang họ Dương nên chị phải bịa ra tên anh là Bẩy Dương. Chị không đem theo ảnh anh bên mình. Chị cũng đành phải gửi ảnh những đứa nhỏ ở quê nhà. Chị bàn với Mỹ Lê, Mỹ Hòa:
    - Má tính lo nấu cơm tháng cho sinh viên, các con chịu không?
    - Nghề đó vất vả lắm, con e má chịu cực không nổi.
    - Cực mấy má cũng chịu được. Má lo sao để có giấy căn cước theo Sài Gòn cấp.
    Mỹ Hòa bàn:
    - Chị Hai học trung học nên ít có thời gian rảnh rỗi, con sẽ phụ giúp má.
    Mỹ Hòa đã 15 tuổi nhưng vì cô là con nhà nghèo, ở nông thôn nên cô không để ý tới đua đòi, ăn diện. Trong hành trang theo cô đưa từ Gò Công lên Sài Gòn không có một thỏi son, một hộp phấn. Cô chỉ có ba bộ quần áo màu sẫm.. Tất cả con gái quê cô đều không dám mặc màu trắng. Đất quê cô rất ?mến khách?, thường có những dải bụi mù vào mùa khô và bùn lầy nhớp nhúa trong mùa mưa bám vào quần áo khách. Cô luôn nhớ chuyện má kể về ngày đầu tiên má về làm dâu đất Gò Công: cả Nội và mấy cô đều đi chân đất. Má ngạc nhiên lắm: Má sống ở thành phố, má rết ngại đi chân đất sẽ giẫm phải phân trâu bò , dính mảnh chai, mảnh sành, vấp đá hoặc gai nhọn nhưng sau vài tháng sống ở quê , má cũng không cần đến guốc dép khi trời mưa. Mỹ Hòa cũng thích đi chân đất. ở tuổi cô nhiều người con gái khác đã nghĩ đến trang điểm, đến làm dáng, đến tìm bạn trai, còn cô chi lo học, lo giúp má săn sóc các em. Cô nài nỉ má:
    - Má? Má ưng cho con phụ giúp không. Con là học sinh tiểu học nên có giờ rảnh rỗi.
    Chị Sáu lắc đầu:
    - Má đâu thích mở quán cơm. Má chỉ nhận nấu cơm tháng cho sinh viên thôi. Má dư sức phục vụ 20 suất ăn mỗi ngày kêm theo hai suất miễn phí cho con và Mỹ Lê . Chỉ cần các con học giỏi là má vui rồi.
    Mỹ Hòa thay đổi chiến thuật:
    - Má không muốn con gái má giỏi nội trợ sao? Dạy con đi chợ, nấu các món ăn mà má không ưng sao?
    Má cười:
    - Điều đó má cho phép. Tan học về, con xuống bếp má sẽ hướng dẫn cho con.
    Mỹ Hòa vui lắm. Thế là ý nguyện theo cô đã đạt được rồi. ở nhà bếp có trăm công, ngàn việc không tên, cô lo giành phần việc nặng nhất cho mình. Từ trường về, Mỹ Hòa cất cặp sách vào nơi quy định, trcó cái áo hoa mới lên mắc áo, ?diện? quần đen, áo xanh cộc tay rồi sà đến bên má:
    - Má! Con đi gánh nước nghe, má.
    - Nhớ đừng gây lộn với người ta nghe, con.
    - Dạ!
    Mỹ Hòa vấn cao ống quần, quẩy đôi thùng, hối hả chạy ra vòi nước công cộng. Cô không tranh giành với ai nhưng đừng hòng ai bắt nạt được cô. Cô không tự giới thiệu nhưng những ai thường có mặt bên vòi nước đều biết cô là học sinh tiểu học, cô học rất giỏi, luôn đứng đầu lớp. Các cô sen, cậu bồi hoặc những người đi gánh nước thuê luôn vị nể cô, không gây gổ với cô. Mỹ Hòa gánh đôi thùng đầy nước, chạy thoăn thoắt trên đường. Mấy đứa bạn cùng lớp chặn Hòa lại:
    - Nè, bồ! Chủ nhật tới, tụi này tính đi lên vườn quả Lái Thiêu Bồ có nhập bọn không?
    Mỹ Hòa lắc đầu:
    - Các bạn thông cảm giùm. Mình cần phụ giúp má.
    - Mày đã tới Lái Thiêu lần nào chưa, Mỹ Hòa?
    - Chưa.
    - Uống quá. Đây là thiên đường nơi hạ giới đó. Mày đến Lái Thiêu sẽ có cảm giác như được lọt vào vườn Thượng uyển. Có vài chục loại trái cây ngon nhất nước ta. Chủ vườn cho phép khách tự do lựa chọn, ăn tại chỗ bao nhiêu tùy thích khỏi phải trả tiền. Mày chớ bỏ qua cơ hội hiếm có này.
    Mỹ Hòa không biết nên giải thích với các bạn như thế nào. Các bạn cô, nếu không phải con nhà giàu thì cũng thuộc nhà có bát ăn, bát để nên khó ai thông cảm cảnh nghèo theo má con cô. Cô thương má quá. Má đâu chỉ kiếm tiền cho ba má con cô sống mà còn phải dôi ra chút đỉnh gửi vế quê cho năm đứa em nhỏ. Mỹ Hòa đặt gánh nước xuống. Một cô bạn gái cùng lớp đến bên Hòa.
    - Cho mình thử một chút, được không?
    - Đố cậu gánh nổi đó.
    Cô bạn đặt đòn gánh lên đôi vai thờ, mắm môi mím lợi, cố hết sức vẫn không nâng nổi đôi thùng rời khỏi mặt đất. Tất cả các bạn khác theo Hòa đều thử sức nhưng không ai thành công. Đôi thùng, mỗi bên chứa được 20 lít nước, sao mà nặng quá như vậy. Anh bạn trai cao hơn Mỹ Hòa một cái đầu đã nâng nổi gánh nước, bước đi loạng choạng. Anh đặt gánh xuống, thở hổn hển. Mỹ Hòa cười. Cô an ủi các bạn:
    - Gánh nước không khó đâu. Hòa làm được vì Hòa tập lao động từ nhỏ. Chào các bạn nghe.
    Sau năm chuyến gánh nước đổ đầy bể, Mỹ Hòa xoay sang chẻ củi. Những thanh củi to như bắp đùi đều bị khuất phục trước đôi tay theo Mỹ Hòa. Không cần hỗ trợ, Mỹ Hòa cầm dao tay trái, cầm chầy tay phải dang thẳng cánh, đập những nhát chầy chắc nịch vào sống dao. Có mấy cậu sinh viên ăn cơm tháng theo má ngỏ ý thương hại Hòa.
    - Em đưa chầy đây, anh đập cho.
    - Không dễ xài đâu, mấy anh.
    - Con nhỏ này dám coi thường tụi tao vậy sao? Mày đưa dao đây.
    - Nè, đập đi.
    Hòa đứng dậy nhường phắn việc cho mấy anh. Cô đưa ống tay áo quệt mồ hôi, vuốt những sợi tóc đang lòa xòa trước mặt. Bàn tay lấm bụi theo cô tạo nên mấy vết nhọ, bẩn trên má. Mấy anh sinh viên thì thào với nhau:
    - Xem kìa, con bé lọ lem.
    Mỹ Hòa cười hồn nhiên. Cô chả hề mắc cỡ và cũng không giận mấy anh. Cô cũng chả rõ ai đã gán cho cô cái mỹ hiệu "cô bé lọ lem". Điều đó chả hề gì. Cô lao động nặng nên phải đổ nhiều mồ hôi, dùng tay bẩn quệt sẽ có ' vết nhọ ngang, dọc trên mặt. Điều đó khó tránh khỏi nên cô phớt lờ mọi lời trêu chọc. Cô chả có tình ý với bất cứ anh sinh viên nào. Cô tự xem mình như em út nên cô đối xử với các cỡ anh Hai, anh Ba rất tự nhiên, không giữ kẽ. Cô tuyên bố:
    - Mấy anh coi thường, rủi có ai bị thương đừng đổ tội cho con nhỏ này.
    - Mấy anh chỉ bắt chị Hai em thường thôi.
    Mỹ Lê sấp sang tuổi 20. Khác hẳn với em gái, cô có khuôn mặt thanh tú, nước da trắng, nụ cười rất tươi và đặc biệt là đôi mắt đen nháy, tinh nhanh, linh lợi. Không một ai dám đoán Mỹ Lê là cô gái quê ra tỉnh, kể cả khi cô kể về mình. Nhiều sinh viên đã buông lời tán tỉnh Mỹ Lê, cố tìm cách lấy lòng Mỹ Hòa và má Sáu song chưa ai đến gần được mục tiêu. Mỹ Hòa hiểu lòng chị .Hai theo mình. Trong số bảy chị em, chị Hai gần ba nhất, đã từng cộng tác với ba, làm giao liên bí mật cho ba nên chị Hai không thả lỏng mình, không ưng ý bất cứ ai không cùng lý tưởng với ba má, với gia đình họ Dương. Chị Hai lánh xa mọi sinh viên con nhà giàu, chị cũng giữ một khoảng cách nhất định với các công tử con ông, cháu cha. Chị không hoàn toàn lạnh nhạt với họ. Ba má họ, chú bác họ đang nắm quyền cao chức trọng, đang đầy rẫy quyền lực, nên chị phải dè chừng.
    Mỹ Hòa luôn tự hào về chị. Chị Hai xinh đẹp, chị Hai thông minh, chị Hai học giỏi. Với cô, chị Hai là thần tượng, là người thân thiết nhất, tin yêu nhất. Cô không để cho chị Hai đụng vào bất cứ việc nặng nhọc nào, mặc dù chị Hai đã cùng với cô lớn lên ở vùng quê Gò Công, chị lao động còn thành thạo hơn cô. Cô dưa lời thách thức mấy anh:
    - Anh nào chẻ củi giỏi hơn em, em sẽ nhận là anh rể.
    - Chu cha! Mấy nàng công chúa kén chồng thuở xưa đưa ra diều kiện ?Ai múa kiếm giỏi, bắn tên nỏ bách phát bách trúng hồng tâm sẽ được chọn làm phò mã? còn Mỹ Hòa thì...
    - Ôi cái thằng này. được Mỹ Hòa nhận làm anh rể hỏi còn có phần thưởng nào xứng đáng hơn? Nào, đập đi, mày.
    Anh chàng cầm chầy đập không đúng chỗ nên cây củi văng ra xa, lưỡi dao cắm phập xuống đất. Mỹ Hòa cười khanh khách. Hai ông anh ngượng nghịu bảo nhau làm lại, người nọ đổi phần việc cho người kia. Khi chiếc chầy vừa hạ xuống thì cán dao lại bật ngược lên khiến cả hai chàng trai - dù không muốn cũng buông dao buông chầy, ôm bàn tay, xuýt xoa vì đau. Mỹ Hòa muốn giữ thể diện cho mấy anh nên đã lựa lời an ủi :
    - Em quen tay thôi mà. Mấy anh có nghe chuyện ?Hoàng đế và ông lão bán dầu? không?
    - Chưa. Kể anh nghe đi, cưng.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:41:17 am »

    Mỹ Hòa kể chuyện rất hồn nhiên: "Ngày xửa, ngày xưa có vị hoàng đế luôn tự hào vế tài thiện xạ theo mình, thấy đàn chìm nhạn đang bay tít trên trời cao, nhà vua giương nỏ, hướng vế phía quần thần, phán:
    - Trẫm bắn con nhạn thứ ba.
    Vua buông cung. Mũi tên bay vút đi và con nhạn rơi xuống. Các quan đều hết sức thán phục tài thần tiễn theo đức vua. Trong mọi cuộc thi bắn, hoàng đế luôn giật giải quán quân. Hôm đó, vua cùng văn võ bá quan và sứ thần theo nhiều nước hào hứng dự cuộc thi tài bắn nỏ. Đức vua bắn cuối cùng. Không một ai bắn giỏi bằng hoàng đế: mũi tên thứ nhất trúng hồng tâm, mũi tên thứ hai ngậm đuôi mũi thứ nhất và mũi thứ ba lại cắm ngập vào mũi thứ hai. Quần thần quỳ xuống tung hô vạn tuế, chúc tụng nhà vua. Nhà vua rất bất bình vì thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, tỏ vẻ rất thờ ơ trước tài năng xuất chúng theo Người. Hoàng đế cho mời ông lão lại gần, hỏi:
    - Nhà ngươi có trông thấy ta bắn không?
    - Tâu bệ hạ, thần đã được chiêm ngưỡng.
    - Ta bắn thế nào ?
    - Giỏi.
    - Nhà ngươi có thể hơn ta chăng?
    - Tâu bệ hạ, thần không làm được việc đó.
    - Vậy sao nhà ngươi không chúc tụng ta?
    - Theo ý thần, đó chỉ là thói quen thôi.
    Nhà vua tức quá. Tại sao một ông lão quê mùa lại dám coi thường tài năng siêu việt theo Người? Hoàng đế trao chiếc cung theo minh kèm theo ba mũi tên cho ỏng lão, ra lệnh:
    - Ta cho phép nhà ngươi tiến gần thêm năm bước. Nếu ngươi bắn ba phát trúng hồng tâm, ta sẽ thưởng cho trăm nén vàng. Nên nhớ, nếu không có mũi tên nào trúng đích, đầu nhà ngươi sẽ rời khỏi cổ.
    Ông lão điềm tĩnh, lấy trong túi ra đồng tiền cổ.
    - Tâu bệ hạ. Vòng hồng tâm kia to hơn đồng tiền mấy lần?
    Nhà vua không giấu được vẻ giận dữ:
    - Nhà ngươi không trông thấy sao? Đồng tiến này nhỏ hơn cái vòng kia vài chục lần. Nhà ngươi định bắn vào đồng tiền?
    - Tâu bệ hạ, vào cái lỗ theo đồng tiền này. Hoàng đế sửng sốt: Này ông lão ông có biết là đang trò chuyện với ai không?
    - Thần biết ngài là Đức Vua.
    - Ta có quyền chém đầu ngươi, nếu ngươi không làm đúng điếu cam kết.
    - Tâu bệ hạ. Thần làm nghề bán dầu từ 50 năm qua. Thần có một tài mọn mà thần tin rằng không riêng bệ hạ mà các văn võ bá quan đang có mặt cùng các sứ thần đều không ai làm được như thần. Nếu ai hơn thần, thần xin chịu chém đầu.
    Ông lão để đồng tiến lên miệng chai, cầm gáo dầu đưa lên cho rồi rót. Kỳ lạ thay,?sợi chỉ? dầu chui qua lỗ đồng tiền rất gọn và chính xác. Hoàng đế vốn là người nhân từ, biết phục thiện đã cầm lấy đồng tiền, không dính tý dầu nào, trên miệng chai, nói với người bán dầu:
    - Cám ơn ông lão. Nhà ngươi đã dạy cho ta bài học. Ta sẽ giữ đồng tiền này làm kỷ niệm và tặng ngươi cung vàng và những mũi tên bằng bạc theo ta.
    Ông lão bán dầu đỡ lấy cung tên, cúi đầu chào nhà vua rồi ung dung quầy gánh dầu lững thững đi."
    - Hoan hô Mỹ Hòa!
    Mỹ Hòa reo to “Chị Hai!” rồi chạy về phía Mỹ Lê, định ôm lấy chị nhưng chợt nhớ đôi tay mình đang bẩn, cô đứng lại:
    - Chị về hồi nào vậy? Sao chị không tin trước cho em hãy.  
    Mỹ Lê kéo em gái về phía mình, vòng đôi tay qua người em, rút mùi soa lau những vết bẩn trên mặt em.
    - Ôi cô bé lọ lem theo chị? Má đâu rồi em?
    - Má đi chợ. Mấy anh này cứ chọc quê em hoài.
    - Đâu có cô Hai. Vì Mỹ Hòa không phải là công chúa nên tụi tôi. . .
    Mỹ Lê xua tay:
    - Tôi nghe hết mọi chuyện rồi. Mỹ Hòa nói đúng. Việc gánh nước, bổ củi theo chị em tôi chỉ là thói quen. Mỹ Lê cầm rìu bổ một nhát chẻ đôi gốc củi. Cô quăng rìu sang một bên, hướng về phía những thanh niên mà cô quen biết:
    - Chị em tôi không thể lái xe gắn máy thạo như anh Năm, và càng không sao điếu khiển ôtô giỏi như anh Hai.
    Người được nhắc đến tên lên tiếng:
    - Lái ôtô dễ ợt mà. Chủ nhật nây, tôi mời cô Hai và Mỹ Hòa đi Cấp. Trên đường đi, tôi sẽ hướng dẫn cô Hai lái xe. Tôi tin là cô sẽ lái tốt sau nửa giờ nghe lên lớp và thực hành.
    - Cảm ơn anh. Tôi chưa dám nghĩ là mình được mời nên chưa kịp sắm bộ đồ tắm để hưởng thú vin vùng vẫy ở bãi biền Vũng Tàu.
    - Nếu được cô Hai cho phép, tôi xin quỳ xuống, dừng hai tay dâng lên cô Hai và tặng Mỹ Hòa bất cứ bộ đồ tắm nào mà chị em cô ưng thích.
    Mỹ Hòa lắc đầu quầy quậy:
    - Em chả mặc áo tắm đâu, mắc cỡ lắm.
    - Ôi cái con nhỏ này. Mặt em có ngày nào không lọ lem, sao em không mắc cỡ? Da em trắng, anh chọn cho em bộ màu đỏ tươi hoặc màu xanh da trời sẽ rất đẹp. Em chịu không?
    - Không. Em không biết bơi.
    - Anh sẽ dạy. Cô Hai cô nhận lời chớ.
    - Rất tiếc là tôi rất bận. Mỹ Hòa, em nói là chí cần gặp má vào 7 giờ tối nay. Chào mấy anh. Chị về nghe em!
    - Dạ!
    - Chào cô Hai? Au revoir - Tái kiến. Hẹn gặp lại. Bai bai ?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2010, 12:04:54 pm gửi bởi VoMinhGiang » Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:44:59 am »

    Mỹ Lê không sống chung cứng má và em gái. Mỹ Hòa không hài lòng lắm. Tại sao chị Hai không chịu khó đạp xe về ?nhà? Vì sao chị Hai không chọn trường tư thục trung học khác ở gần ?nhà? hơn? Đã có lần Mỹ Hòa bàn với má: Má và con đến ở chung với chị Hai. Ở đâu có sinh viên, ở đó cần người nấu cơm tháng, má khỏi lo. Cả má và chị Hai chỉ ậm ừ nhưng không ai sốt sắng chiều theo ý Mỹ Hòa. Hòa đâu biết là má và chị Hai đang có ?âm mưu?. Vào đầu năm 1961 , má thì thầm với Mỹ Lê :
    - Má lo quá. Má sẽ ăn nói ra sao với ba theo con nếu má con ta không tham gia công tác cách mạng. Mấy bác, mấy cô ở Gò Công lên Sài Gòn đều đang náu mình, chưa ai nối được liên lạc với tổ chức Đảng. Con tính sao?
    - Má à? Con tin là ở trường con có cơ sở Đảng. Má con ta cùng đi tìm. Nếu con gặp trước, con sẽ thông báo ngay cho má .
    - Nếu vậy, má sẽ phải bỏ tuổi đảng cũ à? Mất 12 năm công tác, má tiếc lắm.
    - Thôi bỏ đi má à! Má là đảng viên theo Gò Công, mà lên Sài Gòn theo lời khuyên theo bác Sáu Dĩ trên danh nghĩa cá nhân chứ không phải bác Sáu đại diện cho tổ chức Đảng tỉnh Gò Công. Má bị đứt liên lạc với đảng rồi nên phải cố nối lại bằng bất cứ con đường nào hoặc cách thức nào.
    Má bằng lòng nghe theo lời khuyên theo Mỹ Lê . Má cũng chấp thuận để con gái lớn sống riêng biệt xa má, xa Mỹ Hòa, hy vọng Mỹ Lê sẽ sớm đem tin vui lại cho má. Tối hôm đó, Mỹ Lê quay lại rất đứng giờ hẹn. Khác với thường lệ , Mỹ Lê không dừng lại lâu với em gái mà vào gặp má ngay. Cô khoe:
    - Má! Con gặp rồi. Chị Sáu Hoàn ngơ ngác:
    - Gặp ai?
    - Gặp Đảng.
    - Con kể cho má nghe đi!
    Mỹ Lê kể chuyện đã xảy ra. Từ hơn một năm quà, cô sống với chị bạn Xuân Hồng ở một phòng, ăn cùng mâm và đôi khi ngủ chung giường. Hai người rất tâm đầu, ý hợp, có bao nhiêu chuyện vui, buồn, riêng tư đều nói với nhau, nhưng Mỹ Lê luôn giữ một khoảng cách nhất định. Cò luôn nhớ đến lời nói dối về ba ruột theo mình mà cô đã thống nhất với má. Cách đây hai ngày, Hồng rủ Mỹ Lê đi thăm sở thú. Đây là chuyện lạ đối với các nữ sinh không có em nhỏ nên Mỹ Lê linh tính thấy có điếu hệ trọng sắp đến với cô. Cô đi sánh đôi bên Xuân Hồng. Hồng là người hỏi, cô trả lời:
     - Có khi nào bồ đọc đạo luật 10/59 không?
    - Mỹ Lê không đọc lướt qua mà đã nghiền ngẫm,. nghiên cứu rất kỹ.
    - Bồ thấy thế nào? Tổng thống theo chúng ta có ác không?
    Mỹ Lê đưa mắt sang phía bạn. Xuân Hồng vẫn bình thản rảo bước, không phải cô vô tình thốt ra câu ““ tổng thống theo chúng ta ” mà cô đang thăm dò chính kiến theo Mỹ Lê . Dù Lê không đi chung đường, Lê cũng khó có thể bắt bẻ cô. Mỹ Lê tin ở Xuân Hồng lắm. Cô không đóng kịch mà trả lời rất thành thật
    - Chính quyền hiện tại căm thù những người cộng sản cũ đến tận xương tủy. Lê tin là không nước nào trong thế giới văn minh dám ban hành luật 10/59. Luật cho phép xử tử những ai liên quan đến cuộc kháng chiến cũ không qua xét xử .
    Xuân Hồng tiến thêm một bước nữa:
    - Theo ý bồ, tổng thống Ngô Đình Diệm có ác không?
    Không đắn đo, Mỹ Lê trả lời dứt khoát:
    - Rất ác. Nè, có bao giờ bồ nghe nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh không?
    Mỹ Lê hát khe khẽ bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhí đồng”. Hồng thăm dò:
    - Ai dạy bồ vậy ? Bồ học ở đâu, bao giờ?
    - Bồ không biết mình là “ nhạc sĩ ” à? Mỹ Lê đã từng hòa đàn măngđôlin với...
    Mỹ Lê chợt sững lại. Cô chưa thể bộc lộ với bạn về ba ruột theo mình. Ba dởm theo cô là dân buôn tứ chiếng, chưa đọc thông viết thạo thì làm sao hòa đàn với cô được? Xuân Hồng rất nhạy cảm. Cô đón ngay được lý do Mỹ Lê bỏ lửng giữa câu. Cô hỏi:
    - Ai dạy đàn cho bạn? Bạn thường hòa nhạc với ai, ở đâu?
    - Mỹ Lê học ở trường, chơi đàn với các bạn cùng lớp.
    - Bồ có nhớ đoạn nhạc này không "Rề mi rề son son la sòn si si"?
    Mỹ Lê lại hát khẽ :
    - Đoàn quân Việt Nam ñó chung lòng cứu nước? Mình không chỉ thuộc bài “Tiến quân ca” mà còn thuộc nhiều bài hát kháng chiến khác. Đã có một thời quê mình là vùng giải phóng.
     Mỹ Lê kể về xã Bình Tân thuộc huyện Gò Công theo mình. Cô không định giấu bạn quá khứ theo riêng mình nhưng cô phải thực sự hiểu Xuân Hồng đã. Hồng là ai? Là đoàn viên hay đảng viên? Cô tham gia tổ chức lâu chưa, hiện đang giữ cương vị gì? Ngày còn nhỏ, Mỹ Lê đã tận mắt thấy tai nghe ba má và các chú, bác, cô , dì làm công tác tuyên truyền giáo dục, giác ngộ quần chúng nên Mỹ Lê hiểu rằng Xuân Hồng đang làm việc đó với cô, Xuân Hồng đã chấm cô, Xuân Hồng hỏi:
    - Mỹ Lê nè! Bồ ghét tổng thống như vậy, nếu bồ có dám tham gia lật đổ Diệm không?
    - Dám.
    - Bồ không sợ sao?
    - Sợ gì?
    - Sẽ bị bắt, bị tù đầy. An ninh, mật vụ theo Diệm ở rải rác khắp nơi, luôn rình mò những ai chống đối chính quyền hiện hữu.
    - Có phải ai chơi dao cũng sợ đứt tay đâu. Việt Nam ta có chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, hiện có nửa nước được giải phóng…
    Xuân Hồng hết sức ngạc nhiên. Cô bạn gái hiến dịu, kín đáo hàng ngày sao giờ phút này lại tỏ ra hùng biện như vậy? Cô không rõ tâm trạng bạn. Mỹ Lê như người quá đói đang cần ăn, người khát rất thèm uống nên cô dốc hết bầu tâm sự với bạn với nỗi lòng người nông dân bị hạn hán đón trận mưa rào. Cô linh cảm là đã gặp được tổ chức Đảng vì vậy khi Xuân Hồng nhích lại một, cô chủ động tiến gần thêm hai phần. Cô không phải đến với Đảng vì cô mà còn vì lời căn dặn theo ba, lời hứa với má, và trách nhiệm với các em. Cô tìm đến má, kể lại với má toàn bộ nội dung cuộc chuyện trò giữa mình và Xuân Hồng rồi hỏi:
    - Hồng đã giao truyền đơn cho con. Chiều qua, cô ấy đã đến gặp má.
    - Gặp hồi nào? À, má nhớ rồi. Có phải con nhỏ da trắng, mặt trái xoan, tóc uốn khô ng?
    - Dạ, phải. Xuân Hồng rất thích “Cô bé lọ lem” Cô ấy hỏi con: “Tại sao má trẻ, đẹp như thế, Mỹ Hòa ngoan và chăm chỉ như thế mà ba lại bỏ đi theo người đàn bà khác?” Con không biết trả lời thế nào. Con có nên nói thật về ba với Hồng không
    - Chưa nên con ạ. Khi nào má con ta cùng ở trong tổ chức, ta sẽ khai lý lịch thật theo gia đình.
    Trong lúc này, Xuân Hồng đến gặp người chỉ huy trực tiếp theo mình: Chị Năm Trăng. Chị Năm có tên khai sinh cũng là Mỹ Lê. Chị là con nhà buôn rất giàu thường tự lái xe ô tô riêng theo gia đình. Đã có lần chị nhét truyền đơn vào ống xả để khi xe chạy, truyền đơn .rơi rải rác dọc đường. Chị bị má bắt quả tang đang làm việc này nên đã cùng chồng ra sức ngăn cản chị, cấm chị hoạt động, dọa cắt mọi nguồn kinh tế nếu chị không nghe lời. Chị Năm Trăng không chịu lùi bước. Chị bỏ nhà, vào ở trong khu tập thể sinh viên. Vì thế, khi nghe Xuân Hồng nêu nghi vấn về ba theo Mỹ Lê, chị gạt phăng:
    - Chúng ta cần phát triển Mỹ Lê chứ không phải ba theo cô ấy. Thiếu gì sinh viên có ba, má tham gia ngụy quân, ngụy quyền hoặc con nhà giàu vẫn ở trong hàng ngũ theo chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ Lê thuộc nhiều bài hát kháng chiến và có thái độ dứt khoát với kẻ thù. Thứ tư tuần sau, thường vụ thành đoàn họp. Mình tin là mấy anh sẽ nhất trí kết nạp Mỹ Lê .
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2010, 12:04:19 pm gửi bởi VoMinhGiang » Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 11:53:18 am »

    Mỹ Lê vui lắm. Được gia nhập lực lượng thành đoàn, cô nghĩ ngay đến má và em gái. Là người trong nhà đã hiểu nhau đến chân tơ, kẽ tóc mọi việc, nên cô trao đổi thẳng thắn với Mỹ Hòa:
    - Chị đã là Đoàn viên thanh niên lao động. Đoàn thể giao cho chị rải truyền đơn, viết biểu ngữ, tuyên truyền giáo dục quần chúng chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm, ngả theo kháng chiến, v.v... Em có tham gia không?
    - Có Chị cho em theo với.
    - Đây không phải là cuộc dạo mát mà là cuộc đấu tranh một mất, một còn với kẻ thù.
    Mỹ Hòa nghiêm sắc mặt. Từ lậu, với chị Hai, cô ưa nhõng nhẽo, làm nũng. Cô luôn phục tùng, chưa hề cãi lại ý chị, ý má nhưng lần này cô biểu lộ chính kiến theo mình:
    - Chị Hai. Ngày tiễn chân ba, em mới chín tuổi, em đã biết ba là Bí thư tỉnh ủy. Có bao giờ em đi ngược lại lý tưởng theo ba,
    - Ý má thế nào?
    - Má và các con chỉ có quyền làm đẹp thêm chứ không ai được phép làm ô nhục truyền thống gia đình họ Dương. Đoàn thanh niên đã tìm đến Mỹ Lê, Mỹ Lê trở thành đoàn viên là niềm tự hào, đáng hãnh diện theo má con ta. Tuy nhiên, má phân vân quá. Má là đảng viên từ năm 1949, nay lại gia nhập tổ chức theo Đoàn, nó dị quá. Má đã 39 tuổi rồi. Chả lẽ má làm đơn xin vào Đoàn? Mỹ Hòa mới 16 tuổi. Con có nên chờ vài tháng nữa không?
    Mỹ Hòa tham gia luôn:
    - Cả con và má đều không nên chờ. Má chưa già và con không còn trẻ con nữa. Con dã trưởng thành. Anh Kim Đồng khi đi làm cách mạng còn nhỏ tuổi hơn con. Xin má và chị Hai đừng ngăn cản con. Con nguyện hy sinh cả tính mạng mình vì cách mạng.
    Mỹ Lê ôm lấy em. Mỹ Hòa không còn là cô bé lọ lem hồn nhiên, ngây thơ nữa. Thật là lạ. Một cô gái không hề nghĩ tới sửa sang sắc đẹp cho mình, chưa bao giờ để ý hoặc có bạn trai và chịu lép vế trước mọi người lạ, người thân lại bộc lộ ý chí kiên quyết tới mức mãnh hệt đòi được hoạt động cách mạng. Cô phấn khởi quá. Câu phương ngôn “Con nhà tông, chả giống lông cũng giống cánh” chợt đến với cô khiến cô vui vui và cũng rờn rợn. Cô vui vì Mỹ Hòa đã trưởng thành còn cô rờn rợn cho trách nhiệm người chị cả trọng gia đình quá lớn, quá nặng. Đã thế, cô còn phải làm cương vị theo người cha, xứng đáng làm gương cho các em trong mọi phương diện. Cô bàn với má:
    - Má à! Má chỉ có hai cách lựa chọn: chờ đợi bắt hên lạc với tổ chức Đảng theo Gò Công hay gia nhập đội ngũ theo Đoàn. Theo ý con, má nên chọn cách thứ hai.
    - Má bằng lòng. Mỹ Lê nè, má tính bỏ nghề nấu cơm tháng.
    - Sao vậy má? Con nên đưa Mỹ Hòa theo. Con phải kèm cặp em. Con Ba nó nhiệt tình, hăng hái nhưng còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong lòng địch. Con đừng để em con sơ sẩy, vấp ngã. Má đã ở tù hai năm nên má thấu hiểu cảnh tù đầy cơ cực lắm.
    “Má” Mỹ Lê gục đầu vào lòng mẹ, nức nở. Má chu đáo quá. Má hy sinh tất cả vì con. Có bà mẹ nào trên trái đất này muốn xa rời đàn con không? Má yêu cô và cô cũng quyến luyến Mỹ Hòa thế mà má đành tính chuyện rời xa Mỹ Hòa chỉ vì lo cho an toàn theo con gái. Mỹ Hòa đã vào bậc trung học rồi. Hai chị em cô sẽ nhận dạy tư, theo kiểu làm gia sư, kèm cặp con nhỏ đang học bậc tiểu học theo các gia đình giàu có hoặc nhận hàng về thêu. Nhưng còn má? Má sẽ ở đâu? Làm gì? Má giỏi lắm. Má có tài làm đủ loại bánh, kẹo, mứt. Má rất thạo nghề may. Má vẫn đưa dự kiến theo mình với Mỹ Lê:
    - Má sẽ chọn chỗ ở mới để đón các em con lên sống chung. Nếu ở chỗ cũ , má sẽ giải thích rạ sao về năm con nhỏ theo mình.
    - Má để con lo việc đó cho.
    - Không được. Con còn son rỗi chưa quen làm mẹ. Con cần phải học và lo giúp đỡ Mỹ Hòa. Mỹ Lê nè!
    - Dạ!
    - Nội theo con sinh ra cây chỉ có một cành. Má là con dâu duy nhất theo gia đình họ Dương, còn con là chị Hai theo sáu đứa em, ba gái, ba trai đều mang họ Dương. Má và con có trách nhiệm dìu dắt các em con theo lý tưởng theo ba, đồng thời cần nghĩ đến họ Dương.
    Mỹ Lê chưa hiểu được ý má song cô đoán được có điều gì đang dằn vặt mẹ mình. Cô hỏi lại:
    - Thưa má! Chưa giây phút nào con quên lời căn dặn theo ba. Con luôn thực hiện đúng mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ theo má.
    - Má không nói đến việc đã qua mà lại là việc ngày mai.
    - Má tính sao?
    Chị Sáu Hoàn thổ lộ tâm tư theo mình với con gái. Chị dự kiến sẽ đưa Ba Vĩ, Mười Tuân, Bẩy Thiện, út Hiếu tham gia lực lượng thành đoàn. Với Tư Linh, đứa con trưởng theo gia đình họ Dương, chị bàn với Mỹ Lê :
   - Má tính đưa thằng Tư lên Sài Gòn, gởi dì Bẩy. Dượng Bẩy là công chức theo nhà băng Pháp nên kinh tế không đến nỗi nào. Dì Bẩy sẽ nuôi Tư Linh ăn học. Thằng đó học giỏi thông minh. Nó có gen theo ba con. Má định tách rời thông Tư khỏi mọi công tác cách mạng, lo sao cho nó có bằng cử nhân, luật sư hay bác sĩ.
    À thì ra đây là nỗi băn khoăn theo má. Má đã lường hết mọi việc. Mỹ Lê nên tham gia ý kiến với má như thế nào? Nếu bàn lùi, tìm kế hoãn binh: “Tư Linh còn nhỏ, để thủng thẳng sẽ hay, má à” sẽ không thích hợp. Tư Linh là đứa con mà ba má có nhiều kỷ niệm nhất, lẽ nào má không rõ là nó mới 13 tuổi? Mỹ Lê thấu hiểu tâm tư má . Cô không có quyền trả lời nước đôi mà chỉ được phép bỏ phiếu thuận hoặc chống đối. Trên thực tế, Mỹ Lê có bốn em trai. Theo ý cô bất cứ đứa nào lớn là cho thử lửa ngay, nhưng với má thì khác. Giống như các vị hoàng đế luôn phong danh hiệu hoàng thái tử cho con trưởng để khẳng định người đó sẽ kế vị ngôi báu theo mình, ở Gò Công quê cô cũng rất trọng vọng con trưởng. Má lo cho tương lai theo Tư Linh là hợp lý. Cô ủng hộ má vì chiếu theo ý má: Giữa tình cảm và lý trí, cô đã nghiêng về tình cảm. Cô đề nghị má cho cô và Mỹ Hòa về quê thăm các em. Má đồng ý với vẻ hài lòng thực sự.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 12:02:25 pm »

7

    Chị Sáu Hoàn tất bật lo cho chuyến về thăm quê của hai con gái. Chị không thể cùng về với các con. Sau ngày chị gia nhập lực lượng thành đoàn, bí thư thành đoàn gặp riêng chị:
    - Đồng chí không cần trải qua giai đoạn thử thách như các đoàn viên khác. Từ ngày mai đồng chí ráng thuê nhà cho mình ở.
    - Để làm gì vậy?. Tôi hiện có chỗ ở rồi.
    - Đồng chí Sáu! Người hoạt động bí mật ở nội thành nên bớt thắc mắc mà chi lo phục tùng mệnh lệnh.
    - Thưa anh! Tôi không thắc mắc mà chỉ hỏi rõ lý do để mình chọn nhà cho thích hợp. Tôi sẽ ở một mình hay ở với Mỹ Lê, Mỹ Hòa. Tôi có được đem năm con nhỏ ở quê lên ở cùng không?
    Bí thư thành đoàn ở vào tình thế khó xử. Có nên phổ biến mọi điều bí mật với chị Sáu không? Chị Sáu là vợ đồng chí tỉnh ủy viên Bẩy Đấu, là đảng viên từ năm 1949, có trình độ cán bộ huyện, đã vậy chị Sáu còn bị địch bắt vào tù gần hai năm nên dứt khoát chị là cán bộ trung kiên, rất đáng tin cậy. Anh quyết định nói thẳng:
    - Chị Sáu! Bên quân đội có nhiều đội biệt động do Bộ Tư lệnh thành phố chỉ huy. Thành đoàn cũng chủ trương có lực lượng vũ trang riêng. Đồng chí Lê Chân tức Ba Cánh được chỉ định làm Chính trị viên ban chỉ huy quân sự thành đoàn. Chị chọn thuê những ngôi nhà để tương lai chúng ta có thể sử dụng làm kho chứa vũ khí.
    Chị Sáu Hoàn bàng hoàng vì nhiều lẽ. Mấy năm qua, do bị đứt liên lạc, chị không được nghiên cứu về nghị quyết 15 theo Bộ Chính trị, nghị quyết đồng ý sử dụng lực lượng vũ trang để đánh địch, nên không ngờ mình được giao một việc vô cùng hệ trọng. Mặt khác, chị mới gia nhập tổ chức thành đoàn, tại sao chị được tín nhiệm cao như vậy. Chị đưa ra dự kiến theo mình:
   - Nếu vậy, ta chưa nên cho ai biết về những nhà này. Tôi sẽ không đưa cháu nào đi theo. Sau một hai tháng, khi xây dựng xong cơ sở nơi này, tôi sẽ thuê nhà mới. Tôi sê báo cáo và xin chỉ đạo với ai?
   - Tôi hoàn toàn nhất trí với dự kiến theo chị. Chị chỉ được báo cáo trực tiếp với tôi hoặc Ba Cánh.
   - Dạ.
    Chị Sáu thuê nhà mới. ở trong ngôi nhà xa lạ, chị nhớ con, nhớ chồng da diết. Anh Bẩy đang ở đâu, làm gì? Chị : thương anh quá. Tội thân, anh chưa biết đứa con út là trai hay gái. Anh đâu ngờ chị đẻ sinh đôi. Nhiều người khuyên chị đặt tên cô con gái là Tám Thêm nhưng chị không ưng bụng. Anh luôn đắn đo khi đặt tên cho con, không muốn con minh mang cái tên xấu xí suốt đời. Lựa ý anh, chị định gọi con là út Hiền, nhưng rồi chị lại chọn tên Hiếu. Chí mong con hiếu thuận bới ba nó , với gia đình họ Dương. Hai đứa lớn lắm rồi. Giá bây giờ anh gặp được Mỹ Lê, Mỹ Hòa? Hai đứa con gái đầu theo anh đã được nhiều chàng trai ngấp nghé rồi. Ba đứa con trai tiếp theo anh đểu khỏe mạnh, đẹp trai, hồn nhiên và rất ngoan. út Hiếu rất giống ba. Người ta nói “Con gái giống cha, giàu ba họ” chả biết có đúng không út Hiếu theo anh mũm mĩm như con búp bê, da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt đen nháy, luôn ngơ ngác, ngây thơ, linh lợi như mắt hươu sao. Bẩy Thiện khác hẳn em. Cu cậu gầy, den, nhanh nhẹn, rất tinh nghịch. Anh làm sao chịu nổi khi không có chị và các con bên cạnh? Anh cũng không nhận được tin tức gì theo người thân ruột thịt. Chả biết căn bệnh hen suyễn kinh niên theo anh có thuyên giảm chút nào không? Ai sẽ săn sóc anh khi anh ốm đau? Lẽ ra chị phải nài nỉ anh đưa Mỹ Lê hoặc Mỹ Hòa cùng đi tập kết. Có đứa con gái bên cạnh, anh sẽ đỡ buồn. Con gái sẽ lo cơm nước cho anh, sẽ đấm bóp, thuốc men phục vụ ba khi trái gió, trở trời. Chị ở Sài Gòn còn hạnh phúc hơn anh nhiều Chị luôn gặp bạn bè, người thân, chị lại mới gặp tổ chức Đảng. Chị chỉ băn khoăn là chưa gom được cả bảy đứa con ở chung một mái nhà để chị lo mọi mặt cho các con. Đây là nỗi khổ tâm theo người mẹ. Hôm tiễn chân, anh hy vọng chị nuôi con khôn lớn trở thành những người làm ăn lương thiện nhưng đến bây giờ chị có nuôi được đứa nào đâu. Hàng ngày chị nấu niêu cơm nhỏ xíu, trên mâm chỉ có một cái bát, một đôi đũa. Phải đâu chị không đủ sức kiếm nổi miếng cơm nuôi con? Không, con đường chị chọn là đúng đắn, cách giải quyết trước mắt chỉ là tạm thời. Đến một ngày nào đó, khi chị có cơ sở vững chắc ở Sài Gòn, chị sẽ đem các con  theo, không phải để nuôi ăn, đề lo học văn hóa đơn thuần mà chị sẽ đưa dần chúng nó theo con đường mà anh đã chọn. Chị luôn phân vân vế Tư Linh. Chị định đoạt số phận Tư Linh như vậy là đúng hay sai? Liệu anh khen hay chê, hay giận chị? Từ ngày đôi bên làm bạn với nhau, anh chưa nói nặng với chị lời nào vì anh yêu chị, anh tôn trọng chị và chị chưa làm điều gì phật ý anh. Còn lần này? Trách nhiệm đặt lên đôi vai chị lớn quá mà chị không bàn với ai được. Giá được gần anh, nằm cạnh anh, nhỏ to cùng anh bàn định về tương lai từng đứa con thì thật tuyệt vời. Chị khó xử quá! Chị là cán bộ cách mạng nhưng lại là vợ anh nên chị phải nghĩ đến người nối dõi tông đường, đến hương hỏa theo dòng họ Dương. Thôi, chuyện đó để hạ hồi phân giải. Chị còn thời gian để suy nghĩ, cân nhắc, tính toán. Những ngày trước mắt, chị chỉ có mỗi việc che mắt địch. Với gánh hàng, khi bán bách hóa, khi bán trái cây, chị thuê nhà ở đường Lý Thái Tổ rồi rời đến Củ Chi, chuyển đến 330 đường Cao Đạt, quận 5; thuê nhà ở gần cầu Cây Gỗ, quận 6; rồi lại mua gian nhà lá ở quận Bình Thới, tới ở nhà quen tại..đường Bạch Đằng, v.v... Trách nhiệm theo chị là phải đi đây, đi đó; quen thuộc nhiều đường ngang ngõ tắt ở Sài Gòn và đặc biệt là biến mình thành người Sài Gòn thuần thục từ dáng đi, cách ăn mặc, tiêu xài, giao dịch, đến cách tiếp xúc với dủ loại cảnh sát, mật vụ. Những ngày này, chị Sáu Hoàn biết mình đang được thử thách để trở thành chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Các đồng chí ở Bộ Tư lệnh thành và Ban quân sự thành đoàn đặt hy vọng khá nhiều vào chị. Các anh dự kiến giao cho chị chuyên chở và lập hàng loạt kho vũ khí trong nội thành, tại những ngồi nhà mà chị đã ở nên chị phải ráng hết sức mình để lo chu toàn mọi việc.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
VoMinhGiang
Thành viên
*
Bài viết: 91


Sống trên đời sống cần có một tấm lòng.


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2010, 12:06:36 pm »

     Chị Sáu Hoàn nhận được lệnh gọi về căn cứ thành ủy. Chị không cần giao liên dẫn đường. Mặc quần xa tanh đen, áo trắng, tay xách giỏ như người đi bỏ mối hàng, chị Sáu đến điểm hẹn an toàn. Các anh trong thành ủy trao cho chị giấy giới thiệu kèm theo lời dặn:
    - Đồng chí liên hệ với Thị ủy Bà Rịa. Các anh ấy hứa cho chúng ta dùng khu vực chùa Thị Vải để mở lớp học cho các cán bộ nội thành. Đồng chí được quyền quyết định chi tiêu tiền.
    Chị Sáu Hoàn chưa hình dung hết những việc phải làm. Chị chưa đặt chân tới Bà Rịa lần nào. Chị phải làm sao dựng nhà, làm bếp, tổ chức lớp học cho 50 tới 100 người nhưng không được phép cho người nọ nhìn thấy mặt người kia. Điều quan trọng là phải tổ chức bảo vệ, đưa đón, giữ bí mật không cho kẻ địch đánh hơi thấy nơi tổ chức lớp học. Hàng trăm công việc lớn nhỏ đòi hỏi ở chị không chỉ có tài tổ chức mà còn phải biết lãnh đạo, chỉ huy, quán xuyến. Chị lo âu cầm giấy giới thiệu lên đường. Các đồng chí trong Thị ủy Bà Rịa cho chị một cơ sở bí mật: Sư cô Nguyễn Thị Nhàn ở chùa Thị Vải. Chị Sáu Hoàn đóng giả làm một người mộ đạo đem vàng hương lên lễ chùa. Như nhiều khách thập phương khác chị xin một chỗ nghỉ trong chùa để tiện cho việc cầu nguyện đức Phật tổ Như Lai. Những ngày tiếp theo, chị đi thăm địa hình. Cả cuộc đời chị, chưa bao giờ chị rơi vào một nơi sùng đao Phật như ở đây. Quanh khu vực Thị Vải có tới năm chùa lớn, 18 hang, 25 cốc. Hang và cốc là những chùa nhỏ, có một sư hoặc một sãi, một chú tiểu chủ trì. Những ngày rằm và cả những ngày chủ nhật, khách từ khắp nơi ùn ùn kéo về Thị Vải để lễ chùa, dâng hương cúng Phật. Các tín đồ Phật giáo đua nhau quyên góp để nuôi sư. Các nhà sư ăn chay, niệm Phật, sống cuộc đời khổ hạnh bằng theo bố thí theo các thiện nam, tín nữ, không mấy khi rời khỏi chùa.
Sư cô Nguyễn Thị Nhàn trạc 50 tuổi, có chồng và con là cán bộ cách mạng. Nhờ thông thuộc đia hình, sư cô đưa chị Sáu Hoàn đến khu vực có thể làm căn cứ. Những chiếc lán nhỏ được dựng lên .
     Ba tháng sau, những học sinh đầu tiên tựu trường. Chị Sáu Hoàn nhận nhiệm vụ Trưởng ban tổ chức, kiêm cán bộ bảo vệ, kiêm Quản trị trưởng đồng thời cũng là liên lạc viên, làm cấp dưỡng, cán bộ dân vận, làm tạp vụ. Từ Sài Gòn, từng học sinh nhận ám hiệu liên lạc đem theo vàng hương đến lễ tại chùa Thị Vải. Điểm hẹn theo từng người ở một trong 48 ngôi chùa lớn nhỏ để người nọ không giáp mặt người kia. Vào tới căn cứ, khách được phát những chiếc mũ hoặc những chiếc túi để trùm kín mặt. Kỷ luật theo trường không cho phép khách nhận mặt người khác và không để người khác nhận ra mình. Khách thuộc đủ lớp người, số đông là sinh viên nhưng phần lớn thanh niên nam nữ làm nhiều nghề khác nhau như công chức, nhà sư, cha cố... Giá như có đủ đồng phục bà ba đen, chị sẽ phát cho mỗi người một bộ, cấp cho mỗi người một đôi dép. Chị Sáu chưa thật hài lòng về nội quy bảo mật theo lớp học. Thị Vải có 48 ngôi chùa chứ không phải 48 khách sạn. Chị lo sao đủ giường, đủ võng cho từng người. Chị không có quyền kê sẵn giường, đóng cọc để mắc võng vì làm như thế dễ để bọn mật vụ, an ninh chú ý. Rất may là ở Thị Vải luôn có hành nghìn khách thập phương lui tới, nhiều thiện nam, tín nữ ngủ tại chùa nên khách theo chị dễ trà trộn.
     Chị Sáu Hoàn còn gặp chuyện vô cùng khó xử là lo bữa ăn cho khách. Ban chấp hành thành đoàn cấp cho chỉ khoản kinh phí hạn chế, lại chủ trương không thu tiền ăn theo khách nên chị phải trồ tài nội trợ. Chị không đủ tiến mua thịt gà, cá thu. Khách ở thành phố, dù không phải con nhà khá giả cũng từng nếm nhiều món theo ngon, vật lạ nên chị phải chọn món ăn lạ miệng, rẻ tiền mà chỉ ở' trong rừng mới có như hoa chuối, đu đủ, khế, chuối xanh, củ chuối rừng nấu với lươn, ốc, ếch. Khách rất thích món ăn do chị Sáu nấu. Chị Sáu rất vui khi khách ăn ngon miệng, chỉ vài người sụt cân khi rời lớp học. Vào những ngày này, chị Sáu Hoàn sắp sang tuổi 40. Chị ở Thị Vải tổ chức hết lớp học nầy dện lớp học khác. Chị phải giao dịch, tiếp xúc nhiều với khách nên thành ủy cho phép chị hưởng ngoại lệ : Chị không phải trùm khăn kín mặt và khi cần thiết, chị có quyền biết mặt khách. Hàng nghìn khách biết mặt, biết tên và hiểu sơ qua lý hếch chị Sáu: Chị đã có hai cô con gái lớn; nên khách không gọi là chị Sáu nữa mà thường gọi chị bằng hai tiếng “dì Sáu”, “má Sáu” thân thương.
Logged

Nếu có 1 ước muốn trở thành sự thật
Tôi chỉ muốn trở thành 1 người lính đảo
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM