Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:37:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sôi động vùng biên  (Đọc 1406 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2022, 10:59:27 am »


ĐỂ ĐƯỢC NGỒI MÂM TRÊN

Hà Nguyệt Mi

Theo yêu cầu của trại tạm giam, tôi được lệnh di cấp cứu một ca phạm nhân bị bỏng nặng. Khoác túi thuốc lên vai, bước xuống chiếc xe mô tô ba bánh, lần đầu tiên đến nơi này, tôi có cảm giác rờn rợn pha chút kiêu hãnh. Đồng chí Phó giám thị dẫn tôi vào khu vực phạm nhân, đó là những căn nhà vách sơ sài, xung quanh được bao bọc bởi một hàng dây thép gai. Biết tôi ngạc nhiên, đồng chí Phó giám thị giải thích.

- Nói thật với đồng chí Y sĩ bộ đội là chúng tôi mới chuyển đến khu Yên Trạch này, nên cơ sở vật chất chưa ổn định, phải vất vả lắm mới giữ được, nếu không chỉ một sự kích động là bọn chúng "a lô xô" chạy ráo.

Tuy được biết sơ qua về vụ tự thiêu của phạm nhân, nhưng đến khi giáp mặt hắn, tôi không khỏi sửng sốt. Hắn còn quá trẻ, chừng mười bảy, mười tám tuổi, vậy mà đã làm cái việc ghê gớm để tự hủy hoại cơ thể mình, chân trái được Y tá phụ trách phân trại quấn qua một lớp băng trắng từ bàn chân đến quá đầu gôi. Thấy chúng tôi vào, hắn ta chỉ khẽ cựa mình, mắt vẫn nhắm nghiền khe khẽ rên.

- Có đau lắm không? - Tôi hỏi một câu theo nghề nghiệp, chứ cũng biết thừa ngữ này mà ở bên mẹ có khi còn làm nũng chán.

Anh ta không trả lời mà chỉ khẽ gật đầu. Lần lượt gỡ lớp băng, trước mắt tôi là một mớ thịt đỏ hỏn từ móng chân, mu bàn chân đến tận khớp gối đã trần hết da, trơ trụi lầy bầy ôm lấy xương ống chân, "bỏng độ bốn" - tôi thầm kết luận.

Thay băng xong, tôi liền tiêm cho hắn ta một ống Giantamisin chống nhiễm trùng, đưa cho hai viên PCnicilin OSPEN dặn hắn cách uống và một số điều cần thiết rồi ra về.

Khoảng chín giờ sáng hôm sau, chiếc xe ba bánh lại đến đón tôi. Khác với sự lầm lì hôm trước, tên tội phạm nhìn tôi với ánh mắt thiện cảm hơn.

- Thế nào, tối hôm qua ngủ ngon chứ? - Tôi hỏi sau khi đặt túi thuốc xuống.

- Thưa cán bộ, không ạ ... - Hắn lí nhí.

- Tại sao anh dại dột thế?

- ...

Hắn không trả lời, tôi biết khó mà cậy răng hắn được nên lẳng lặng làm các động tác tuần tự, mặc dù tôi rất thận trọng trong lúc thay băng, nhưng hắn vẫn không chịu đựng nổi kêu rên đến sốt ruột, hai hàm răng nghiến trèo trẹo, nước mắt cứ lã chã tuôn rơi.

- Ối ... đau quá ... Ái ... ái đau ... đau ...

Như đã thành lệ, những lần sau tôi đến, các đồng chí quản giáo không theo kèm tôi nữa. Phạm nhân cũng thực sự có cảm tình với tôi nhất là khi biết tôi là Y sĩ quân đội bệnh viện Năm mươi. Một lần tôi tỉ tê hỏi về hoàn cảnh gia đình, hắn đã bộc bạch hết với tôi.

Hắn sinh năm 1972 nên bố mẹ đặt tên là Tý. Mẹ mất sớm lúc Tý mới tròn bảy tuổi, bố lấy mẹ kế và lần lượt sinh được bốn đứa em. Học xong lớp sáu, bố bắt ở nhà trông em gánh nước thuê, vượt đèo Giang đi hàng bảy cây số để hái củi về bán. Người bố quá nghiêm khắc, có lần vô cớ ông cũng đánh đập Tý rất tàn nhẫn. Nhưng điều làm Tý đau khổ hơn là sự ác nghiệt của người mẹ kế. Một lần, đứa con thứ hai của bà giẫm phải nồi nước nóng, bà đã trút sự tức giận bằng cách cầm phích nước ném vào đầu Tý. May mà Tý tránh được.

Khoảng cách và sự căm giận lớn dần lên theo năm tháng. Cứ sau mỗi trận đòn, Tý lại bỏ nhà đi đến nhà Hùng, nhà Tuấn còi. Mà sao bọn nó sướng thế? Gia đình giàu có, bố mẹ chiều chuộng, muốn gì được nấy. Biết hoàn cảnh của Tý, bọn nó lại rủ rê uống rượu. Một lần, Tuấn còi vỗ vai Tý thì thầm:

- Mày lớn rồi, tội gì sống bám vào con mụ ấy! Đi theo bọn tao, một phút là lên thiên đàng ngay.

Và Tý đi theo bọn nó. Lúc thì một bữa cỏong chao, khi thì trận bia, đầy đến họng. Rồi những trò giật dẹo, Tý dần quen và tỏ ra rất liều lĩnh trong những phi vụ làm ăn kiểu như vậy. Không biết bọn Tuấn còi, Hùng, Tý sẽ còn gây thêm biết bao tội ác nếu không có buổi tối hôm đó đã quyết định số phận cuộc đời của Tý.

Giờ đây nghĩ lại, Tý vẫn ngỡ ngàng. Sau khi móc túi lấy tiền trả bà chủ quán cỏong chao, Tuấn còi ra lệnh đi xe lên hướng Đồng Đăng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2022, 11:00:04 am »


Chiếc xe máy chở ba người lao vút đi. Đến cây số Tám, phát hiện phía trước có một chiếc xe máy, Tuấn còi thúc:

- Ta làm chiếc ấy đi!

Hùng gật đầu, rồi tăng ga cho xe máy áp sát vào xe phía trước. Tuấn còi rút khẩu súng ngắn chĩa vào người đàn ông điều khiển phương tiện:

- Đỗ lại ngay! Kêu một tiếng tao bắn vỡ sọ!

Người đàn ông luống cuống cho chiếc xe Sim Sơn sát vào lề đường rồi dừng hẳn lại.

- Tắt máy ngay! ... Hùng ra lệnh.

Người phụ nữ ngồi phía sau xe vội vã tháo cái túi sắc ra khỏi vai ném mạnh vào bụi rậm gần đó.

Tuấn còi nhảy xuống xe, tay phải lăm lăm khẩu súng ngắn K54 đã lên đạn chĩa vào người đàn ông, tay trái rút lấy chìa khóa xe Sim Sơn cho vào túi áo.

Hùng vẫn để xe nổ máy, chạy đến lục soát túi của hai người lấy được một số tiền và giấy tờ. Tuấn còi quay nòng súng về phía Tý ra lệnh:

- Vào bụi kia nhặt túi ra mau!

Như một cái máy, Tý vội chạy vào bụi rậm. Sau một lúc tìm kiếm, Tý đã lấy được cái túi sắc trao cho Tuấn còi. Sau này Tý mới được biết trong túi có hơn bốn triệu đồng tiền Việt Nam và hai nghìn đồng tiền Trung Quốc.

Hai nạn nhân chưa hết bàng hoàn thì Tuấn còi đã tra chìa khóa vào ổ chiếc xe máy Sim Sơn.

- Hai vị thông cảm, cho "mượn" tạm xe, chịu khó đi bộ về, sáng mai hãy trình báo Công an nhé! Cái hạn mà, của đi thay người vẫn còn tốt chán.

Nói rồi hắn cười hềnh hệch, đạp cho máy nổ, nhảy phốc lên xe phóng đi.

Cả bọn lại tụ tập tại quán coỏng chao, Tý được chia năm trăm nghìn đồng. Rồi rượu, thức ăn, coỏng chao được gọi cấp tập. Bà chủ quán cuống quýt giục con cái cũng không đáp ứng kịp sự ngông cuồng của bọn chúng đang lúc chếnh choáng hơn men, thì Tuấn còi chỉ kịp kêu lên.

- Bỏ mẹ, gặp Cảnh sát hình sự rồi!

*

*            *


Theo lời cầu xin của Tý, tôi lần tìm đến gia đình hắn. Một căn nhà hai gian lợp ngói máng, bên ngoài là hàng rào cúc tần vây quanh. Nghe tiếng tôi gọi, một cậu bé chừng bảy tuổi chạy ra mở cửa rồi gọi với vào trong nhà:

- Bố ơi! Có ai tìm í.

Giọng đàn ông từ trong nhà cất lên:

- Ai đấy? Cứ vào!

Căn nhà bố trí sơ sài. Một bộ bàn ghế trúc chắc đã dùng lâu ngày nên khi tôi ngồi xuống kêu cọt kẹt; một quyển lịch năm 90 có hình một cô gái được bọn trẻ vẽ râu ria nom rất buồn cười. Người đàn ông còm nhom đang khệ nệ kê bộ đồ nấu rượu lên bếp.

- Anh cứ ngồi chơi, đợi tôi một lát.

Khoảng nửa tiếng sau, mọi việc đã xong xuôi ông mới rửa tay ra ngồi tiếp tôi. Khi được thông báo mục đích chuyến đến thăm này, ông bỗng nổi nóng:

- Mặc xác nó, ai có thân người đấy lo! Cái quân ăn cướp, lũ mất dạy ấy một miếng sắn tôi cũng không thèm cho, nói gì đến thuốc men.

Chờ cho ông bớt nóng, tôi chậm rãi kể lại từ đầu chuyện Tý vào trại sống với ba mươi tên cướp của, giết người. Tên nào cũng muốn chứng tỏ mình là đàn anh chị, liều lĩnh bất cần đời.

Bất kể tên nào mới nhập trại đều phải trải qua một sự thử thách. Kẻ nào vượt qua được sẽ được ngồi mâm trên. Gọi là "mâm trên", thực ra trong phòng giam có hai thềm, một thềm thấp, một thềm cao. Cái thềm chỉ chênh lệch có hai nhăm phân, thế mà đối với bọn chúng là cả một khoảng trời, một thiên đàng, mọi đặc ân, cung phụng đều giành cho bậc thềm ấy.

Cái gọi là "thử thách" mà bọn chúng đặt ra rất quái gở, nhưng không kém tàn bạo. Đầu tiên giành cho kẻ mới nhập trại là phải ăn và uống thứ bẩn thỉu, bã thải của giống người. Sau đó cởi trần đứng yên để tên đầu sỏ dùng điếu thuốc lá đang cháy dở dí vào cơ thể. Cả Hùng và Tuấn còi đã phải rú lên đầu hàng, không tài nào vượt qua được cái thử thách ghê gớm ấy để lên ngồi mâm trên.

Đến lượt Tý, không những cậu ta cho hình phạt ấy là không đáng kể, mà còn lấy giẻ quấn từ đầu gối đến khắp bàn chân tẩm dầu hỏa, rồi châm lửa đốt, dưới những cái nhìn thán phục, khiếp đảm của ba mươi cặp mắt. Kết quả, Tý đã được ngồi mâm trên...

Sở dĩ Tý phải làm như vậy, vì nghĩ không còn ai thân thích để giành tình thương hoặc tiếp tế thăm nuôi.

Câu chuyện hình như đã tác động mạnh đến người cha của Tý. Ông khẽ chớp chớp mắt, giọng trầm hẳn xuống.

- Nói thật với anh, tôi có lỗi với em nó nhiều lắm. Giá mà ...

Ông bỏ lửng câu không nói hết được, lẳng lặng vào nhà xách túi đi ra đầu phố. Một lúc sau quay về, ông nói:

- Anh cho tôi gửi hai chục gói mì ăn liền, mấy viên thuốc cho nó, tội nghiệp...

Tuy không nói rõ nhưng tôi hiểu ý định câu nói của ông "giá mà" ... Giá mà mọi người sống với nhau tốt hơn, quan tâm dạy dỗ con cái với tình thương và trách nhiệm thì chắc chắn hôm nay không có một tên Tý phạm nhân và là bệnh nhân của tôi.

H.N.M
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2022, 11:03:20 am »


THỊ XÃ LẠNG SƠN THỰC HIỆN CHỈ THỊ 135-HĐBT

Trịnh Mạc
Bí thư thị ủy thị xã Lạng Sơn

Thị xã Lạng Sơn là nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh. Kể từ khi thực hiện thông báo 118 của Ban Bí thư về mở cửa cho nhân dân các xã biên giới Việt-Trung qua lại thăm thân nhân và trao đổi hàng hóa, tình hình thị xã đã diễn ra thật sôi động. Nhiều người từ các địa phương khác đã đến thị xã để buôn bán. Lưu lượng người và xe máy tăng lên rất nhanh. Bọn tội phạm cũng từ các nơi khác kéo đến tụ tập với số đối tượng xấu ở địa phương, dùng xe máy có phân khối lớn, liên tiếp gây ra nhiều vụ trấn cướp bằng vũ khí. Thị xã vốn yên tĩnh bỗng bị xáo trộn, tình hình an ninh trật tự diễn biến hết sức phức tạp. Quần chúng nhân dân bất bình, lo lắng, không yên tâm lao động sản xuất, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực của Nhà nước ở địa phương.

Thực hiện chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ra chỉ thị số 26, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có kế hoạch 328 về phát động quần chúng đáu tranh trấn áp mạnh mẽ bọn tội phạm, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh trật tự, tăng cường bảo vệ tài sản XHCN...

Là địa bàn phức tạp nhất về an ninh trật tự, Thường vụ Thị ủy đã ra nghị quyết số 14, Ủy ban nhân dân thị xã đã có kế hoạch số 220, thành lập ban chỉ đạo thực hiện các chỉ thị về công tác đấu tranh trấn áp bọn tội phạm, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự; chia làm nhiều bước tiến hành cho phù hợp với thực tế. Từ công tác điều tra cơ bản đến công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý, kết hợp với đấu tranh truy quét, trấn áp mạnh mẽ bọn tội phạm hình sự, nhất là các băng, ổ nhóm sử dụng vũ khí trấn cướp. Bọn lưu manh chuyên nghiệp, nghiện hút và tiêm chích ma túy, bọn làm hàng giả, những đường dây buôn lậu qua biên giới, tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép, văn hóa phẩm đồi trụy. Tiếp đó, xử lý những người lấn chiếm ruộng đất, làm nhà, lều quán trái phép. Xuyên suốt các bước tiến hành là công tác tuyên truyền, giáo dục những người điều khiển phương tiện giao thông. Đây là đợt ra quân rầm rộ nhất, huy động được các cấp, các ngành tham gia học tập, triển khai đồng loạt mà nòng cốt là lực lượng Công an thị xã đã tập trung đấu tranh liên tục, mạnh mẽ, triệt phá 32 ổ nhóm cướp có vũ khí, thu 47 khẩu súng các loại, bắt giữ hơn 800 đối tượng, trong đó có nhiều tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm và ngoan cố, thu hồi nhiều tài sản trả lại cho người bị hại, trị giá hơn 500 triệu đồng. Toàn thị xã đã xây dựng được gần 60 triệu đồng quỹ bảo trợ an ninh nhân dân, do quần chúng nhân dân đóng góp thành lập.

Qua hai năm thực hiện chỉ thị 135-HĐBT, toàn thị xã đã lập được nhiều thành tích rất đáng phấn khởi, bước đầu lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân, xây dựng được các tổ tự quản. Nhân dân đã cung cấp hàng nghìn nguồn tin có liên quan đến an ninh trật tự. Công an thị xã Lạng Sơn đã được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm, tận tụy phục vụ nhân dân, được Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân thị xã tặng bằng khen và hiện vật.

Phát huy những thắng lợi bước đầu, thị xã tiếp tục giải quyết và ổn định tình hình an ninh trật tự với nhiều chủ trương và biện pháp thật tích cực, kết hợp với việc thực hiện quyết định 240 về chống tham nhũng, chỉ thị 29 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng, phấn đấu duy trì tốt trật tự kỷ cương xã hội trên địa bàn thị xã Lạng Sơn.

T.M
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:23:47 pm »


CHUYẾN HÀNG KHÔNG LỌT

Thái Hà

Hơn một năm nay, từ ngày có thông báo Một mười tám của Ban Bí thư, biên giới được "mở cửa”, thị trấn Đồng Đăng trở lại đông vui, sầm uất như ngày xưa. Hàng ngày, từ mờ sáng đến tận khuya, dòng người xuôi ngược tấp nập, từng đoàn xe ôtô, xe máy rú ga, nhả khói phóng ầm ầm. Trên các đường mòn ra biên giới, từng đoàn, từng đoàn người rồng rắn qua lại. Họ từ làng quê đi thăm thân nhân, những "lão pản" đi buôn bán, làm ăn. Đội quân "cửu vạn" từ khắp các nơi kéo đến đây kiếm ăn bằng công việc khênh vác thuê cho các chủ hàng, mỗi ngày vất vả cật lực đổi lấy năm, mười nghìn đồng. Hàng hóa họ mang từ Trung Quốc về, bia chai, vải vóc, quần áo may sẵn, xe đạp, pin đèn, phích nước, hoa quả... còn hàng từ Việt Nam sang, thôi thì đủ thứ, từ thóc gạo, gà, vịt, cua, cá đến những đặc sản trên rừng dưới biển. Đáng chú ý là họ thu hút nhiều mặt hàng kim loại mầu, tạo ra nạn "chảy máu đồng".

Ở thị trấn biên giới này, ban ngày hết sức sôi động nhưng đêm về khuya thì trở lại yên tĩnh như mọi vùng quê khác. Thời tiết đã sang hè, nhưng đêm về sáng vẫn còn se lạnh. Lực lượng cảnh sát kinh tế do trung úy Phạm Huấn chỉ huy, triển khai xong phương án phục kích đón lõng từ lúc hai hai giờ đêm. Đã mấy tiếng đồng hồ trôi qua, ai nấy đều nóng lòng chờ đợi. Có lúc các anh tự hỏi: Chẳng lẽ lần này mình lại bị bọn chúng cho "leo dây"? Sau khi rà soát lại các nguồn tin trinh sát thu được và kiểm tra lại phương án đã triển khai, Huấn động viên anh em:

- Các đồng chí cứ yên tâm chờ đợi, nhất định bọn chúng sẽ đến.

Quả thật, sau đó không lâu, từ phía đường Na Sầm xuất hiện một chiếc xe ôtô đi tới. Đến ngã tư, chúng không đi thẳng vào Đồng Đăng mà rẽ sang đường MỘT BÊ (Hữu Nghị Quan-Bắc Thái), Huấn tự nhủ "đúng bọn này rồi, cáo thật, cho chúng mày khôn". Sau đó ít phút xuất hiện hai chiếc xe máy, một Sim Sơn và một Etezet đi chậm từ đường MỘT BÊ, chúng lao thẳng đường Hữu Nghị Quan vào thị trấn rồi quay trở lại đường cũ "cho chúng mày đi tia đường". Mười lăm phút sau cũng chính hai chiếc xe máy vừa rồi lại đi từ đường MỘT BÊ ra, nhưng lần này đi theo sau là một chiếc xe ôtô biển đỏ.

Trung úy Phạm Huấn hồi hộp chờ cho bọn chúng đi qua rồi anh mới ra lệnh cho lực lượng phục kích dùng xe máy bám theo. Khi chiếc ôtô vừa vào đến thị trấn, dừng ở điểm xuống hàng thì tổ phục kích nổ súng ập đến định bắt quả tang. Khi có tiếng súng nổ bọn chúng chạy tán loạn. Một tên chủ hàng kêu lên:

- Xui rồi, công an, chạy đi, nhanh lên!

Lập tức ôtô nổ máy lao đi! Chúng theo đường ga định ra ngã tư. Nhưng chạy đâu cho thoát! Trung úy Đặng Vy điều khiến chiếc xe Minxcơ rượt theo. Trung úy Mạc Chương ngồi sau nổ súng cảnh cáo, chúng vẫn ngoan cố chạy trốn. Đặng Vy vẫn luôn giữ cho khoảng cách giữa xe mình và xe ôtô bỏ chạy từ mười đến mười lăm mét. Anh nói với Mạc Chương như ra lệnh:

- Nhằm vào lốp mà bắn.

Mạc Chương xiết nhẹ cò súng "pằng, pằng". Sau tiếng nổ chiếc xe ôtô lệch sang một bên, nhưng vẫn tiếp tục lao đi. Đến đoạn đường ngầm qua suối gần ngã tư, do mặt đường gồ ghề, đá nhô lên lởm chởm, xe xịt lốp nghiêng một bên không thể đi tiếp được, nếu liều lĩnh đi tiếp xe có thể bị lật, buộc lái xe phải đỗ lại. Từ ca bin, trên thùng xe mấy người thi nhau nhẩy xuống bỏ chạy lên đồi, chui vào bụi trốn tránh. Khi lực lượng truy bắt ập đến nơi thì chỉ còn lại một mình lái xe. Hắn không thể bỏ xe chạy trốn như những tên chủ hàng "bỏ của chạy lấy người".

Những người buôn bán hàng hóa qua biên giới đều cho rằng chỉ có buôn bán đồng mới thu được lợi nhuận cao nhất. Tuy họ vẫn biết việc buôn đồng là phạm pháp, được, mất như bỡn. "Trúng quả" thì chẳng mấy chốc "lên tiên", nhưng nêu "gãy cầu" thì "trắng tay". Do vậy, các đối tượng buôn lậu đều tìm mọi cách, triệt để khai thác, lợi dụng những sơ hở trong việc quản lý vật tư, hàng hóa, phương tiện kỹ thuật, lợi dụng những sơ hở trong công tác tuần tra, kiểm soát để vận chuyển đồng lên biên giới, bán sang Trung Quốc kiếm lời. Vài năm gần đây, việc buôn bán đồng đã trở thành tệ nạn, một bệnh dịch lan tràn ngày càng rộng làm thiệt hại nhiều vật tư, tài sản của Nhà nước. Tất cả các loại đồng dưới nhiều kích thước đều được đem bán kiếm lời, từ những thanh đồng thỏi mới nhập ở nước ngoài về đến các loại đồng dây thông tin, đường dây tải điện, các loại linh kiện, các chi tiết máy móc được sản xuất bằng đồng đều được "tận dụng" đem bán. Thậm chí, trong những bao tải đồng chở lên biên giới có cả những chiếc vỏ đạn pháo tám nhăm, một trăm hai mươi ly còn nguyên hạt nổ.

Bọn buôn lậu đồng gồm nhiều loại, chúng vận chuyển với số lượng từ năm cân, mười cân đến vài tạ, hàng tấn, có khi hàng chục tấn bằng đủ mọi phương tiện, ít thì giấu trong người, giấu trong hàng hóa khác, giấu trong thùng xăng ôtô, trong lốp xe, dưới sàn xe, trong toa trưởng tàu, trong đầu máy xe lửa... Vì lợi nhuận cao mà bọn chúng bất chấp luật pháp, bất chấp cả luân lý đạo đức, tất cả chỉ để kiếm ra thật nhiều tiền!

Bằng cách đó các tên: Thị Bé ở Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), Hiếu ở Bắc Ninh, Dương ở Kép (Hà Bắc), Long, Vân ở Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng) và An ở Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) đã liên kết với nhau thành đường dây buôn bán "làm ăn lâu dài". Mỗi tháng bọn này tổ chức lén lút vận chuyển từ mười đến mười hai tấn đồng lên biên giới bán sang Trung Quốc. Ngày hai hai tháng năm năm chín mươi, bọn chúng tập kết hàng ở Ninh Hiệp (Gia Lâm) tìm thuê xe "biển đỏ" để chở và đi đường vòng vèo, rẽ vào Lục Nam, Lục Ngạn (Hà Bắc) qua Đèo Quao ra Đồng Mỏ, lên Đèo Bén, sang Điềm He, vượt Lũng Pa theo đường HAI BẢY CHÍN ra Na Sầm rồi chở lại Đồng Đăng, chúng đi như vậy nhằm đánh lạc hướng, trốn tránh sự kiểm tra của các trạm kiểm soát trên đường.

Qua các nguồn tin trinh sát kết hợp với các biện pháp chuyên môn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ huy Phòng Cảnh sát kinh tế, Đội chống đầu cơ buôn lậu đã xây dựng phương án, triển khai các lực lượng phục kích hàng, đón lõng nhằm bắt quả tang khi bọn chúng giao hàng, thu lại tài sản cho Nhà nước. Đúng theo kế hoạch dự kiến, bốn giờ sáng ngày hai ba tháng năm xe ôtô chở hàng của bọn chúng đến Đồng Đăng thì bị lực lượng cảnh sát kinh tế Công an Lạng Sơn bắt quả tang. Tuy cố tình chạy trốn nhưng bọn chúng vẫn bị sa lưới pháp luật, đang chờ ngày ra vành móng ngựa.

T.H
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:26:18 pm »


ĐỨA CON NGƯỜI HÀNG XÓM

Phương Thèn


Chị Dung đang lúi húi rừa bát dưới bếp thì có tiếng ai đó gọi cửa:

- Có ai ở nhà không?

- Ai đấy? - vừa hỏi, chị Dung vừa bước lên nhà trên mở cửa - À chú Chiến. Mời chú vào nhà uống nước.

Người thanh niên có dáng người thấp nhỏ tên là Chiến bước vào và hỏi:

- Anh Soạn đi đâu mà nhà ăn cơm tối thế chị?

- Nhà tôi mới về dưới quê sáng nay. Gớm cháu nó quấy quá, vừa mới đặt nó ngủ mới ăn cơm được đấy!

Nói rồi chị Dung lau lại bàn ghế, súc ấm pha chè mời Chiến.

- Dạo này chú đi đâu, lâu không thấy qua nhà chị chơi?

Đang đứng mải ngắm mấy bức tranh Trung Quốc treo trên tường, khi nghe chị Dung hỏi Chiến vội ngồi xuống và nói như thanh minh:

- Nghề vôi vữa thì có gì là khá hả chị! Thời buổi này làm ăn khổ quá! Kiếm được đồng tiền bát gạo đến khổ. Cứ như nghề của anh Soạn nhà ta là hay nhất. Có khi em cũng tập làm thợ mộc thôi. Không biết anh Soạn có cần người giúp việc không? Mà nhà chị vừa tậu được chiếc đài quay băng đấy à? - Chiến lại gần xem kỹ chiếc đài và trầm trồ khen - Bây giờ hàng Trung Quốc cải tiến làm cũng đẹp ghê. Những bốn mươi oát cơ đấy!

- Ừ, vừa rồi anh Soạn mới bán chiếc tủ li, mua chiếc đài này gần bốn trăm chứ chẳng ít đâu. Anh ấy bảo rằng nhà có cái đài mở cho đỡ buồn. Mang tiếng nhà ở thị xã, chị cũng chẳng can ngăn làm gì. Tính anh ấy đã thích thì đố ai ngăn được...

- Ấy, mời chú uống nước đi, chè chị vừa mua sáng nay đấy, họ cứ bảo chè Thái, không biết có phải không? Anh Soạn nhà này nghiện chè lắm, sáng ra chưa ăn uống gì cứ pha một ấm trà là cắm cúi vào cưa cưa, đục đục đến bữa ăn mời cơm còn bảo "xong nốt chỗ này đã". Thế chú bảo có lạ không cơ chứ.

Chị Dung vừa nói chuyện, vừa để ý thấy thằng Chiến ngồi uống nước, hút thuốc và có vẻ lắng tai nghe. Nhưng qua làn khói thuốc chị Dung thấy đôi mắt của nó cứ nhìn đâu đâu. Cái nhìn lạ lắm, khiến chị Dung hơi chột dạ.

Bấy lâu nay nghe bà con trong làng thường to, nhỏ với nhau: "trong làng ta có một số thanh niên mới lớn hay tụ tập rượu, chè ăn uống thâu đêm. Không hiểu chúng nó làm cái gì mà có nhiều tiền ăn uống thế!". Rồi bắt đầu nhà này kêu mất trộm gà, nhà kia kêu mất trộm đầu máy khâu ...Nỗi lo sợ mất của thực sự đã đe dọa mọi nhà. Trong số thanh niên có thằng Chiến con ông Thạch làm nghề sửa chữa xe đạp. Nhà ông Thạch cách nhà chị Dung một mảnh vườn. ÔngThạch cũng khá đông con. Các con lớn đã dựng vợ, gả chồng và đã ra ở riêng. Còn thằng Chiến và hai đứa em nữa, cũng đã thôi học và đi buôn bán lặt vặt. Chiến là con thứ tư. Có lẽ gia đình cũng khó khăn, ông Thạch không cung cấp đủ nhu cầu ăn học của thằng Chiến nên học đến lớp tám cải cách là nó bỏ, đi lang thang làm thuê hết nghề này đến nghề khác, miễn là kiếm được tiền.

Nhưng xem ra số tiền thu nhập do làm thuê không thỏa mãn được sức "đang lớn" của thằng Chiến, nên nó đã đi vào nghề "ăn sương".

Cách đây gần hai tháng công an phường Đông Kinh đã bắt quả tang Chiến đang gạ bán một chiếc đèn xi nhan xe máy tại một cửa hiệu sửa chữa xe máy ở đầu cầu Kỳ Cùng. Trong khi chờ xét hỏi, lợi dụng sơ hở của công an, thằng Chiến đã bỏ trốn ... Và hôm nay tự dưng thằng Chiến lại quá bộ "vào thăm” nhà chị. Chắc nó biết chồng chị đi vắng nhà nên ... Nghĩ đến đây chị Dung rùng mình.

- Chị Dung ạ -Tiếng thằng Chiến cắt ngang dòng suy nghĩ của chị - Em muốn nhờ anh Soạn đóng cho một chiếc giường hộp, có sẵn gỗ rồi. Em đến hỏi xem tiền công bao nhiêu? Thế bao giờ anh Soạn lên hả chị? Chị Dung vừa đứng lên lấy phích nước rót thêm vào ấm trà vừa trả lời thằng Chiến:

- Có lẽ vài hôm nữa anh Soạn mới lên! Dạo này thời tiết nóng quá mà lại ít việc, cánh thợ họ về hết rồi.

Chồng chị Dung làm thợ mộc có thuê một số người đến giúp việc. Vừa lúc đó con chị trở mình trên giường khóc oe oe ... chị Dung vội đứng dậy chạy lại phía con:

- Mẹ đây, mẹ đây mà! Nóng quá, con của mẹ không ngủ được phải không?

- Thôi trời tối rồi! Em xin phép chị về đã. Khi nào anh Soạn lên em sẽ đến – Vừa nói thằng Chiến vừa đứng dậy đi nhanh ra khỏi cửa ...

Chị Dung nhìn đồng hồ mới có hơn tám giờ tối mà cảm thấy như đã khuya lắm rồi. Trời lại oi bức, có lẽ sắp có mưa to. Ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng một chiếc xe máy phóng ào qua đường ... Chị Dung vội cài then cửa trước cửa sau và lên giường tắt đèn đi ngủ.

Hai vợ chồng chị Dung vừa ra ở riêng. Chị là con gái thứ hai trong số ba chị em nhà ông bà Khiêm. Nhà không có con trai, nên ông Khiêm đã lấy rể cho con gái. Sống chung với ông bà Khiêm đã có hai đứa cháu. Gia đình ông thuộc loại khá giả có của ăn, của để. Ông Khiêm trước đây cũng tham gia công tác gì đó của ngành văn hóa, về nghỉ hưu đã gần chục năm nay. Tuy đã ngoài sáu mươi, nhưng được cái ông vẫn khỏe, chăm nom con cháu, bếp núc, lợn gà ... Gia đình ông sống ngay thẳng, thật thà nên ở làng Phai Dốc này, ai cũng kính trọng. Nhất là nhà ông lại còn hai cô gái rượu "chưa chồng", nên không những các chàng trai trong làng dòm ngó, mà thanh niên các làng lân cận cũng không ít kẻ ra, người vào sẵn sàng gọi ông Khiêm là "bố vợ". Trong số hai chị em còn lại, chị Dung có duyên hơn cả. Đã có nhiều đám đến đặt thẳng "vấn đề". Song chị chưa ưng ai cả và không hiểu duyên số thế nào mà chị Dung lại yêu và cưới anh Soạn quê mãi tận dưới xuôi. Trước đây, anh Soạn là bộ đội đóng quân bên Mai Pha. Chàng bên kia, nàng bên này, ngăn cách dòng sông, nhưng cũng chính dòng sông Kỳ Cùng là nơi "se duyên" chị Dung và anh Soạn nên vợ nên chồng ...

Sau khi cưới nhau, chị Dung được bố mẹ đẻ chia cho một mảnh vườn khá rộng ngay sát mặt đường cái, tạo điều kiện cho chồng chị mở hàng đóng đồ mộc. Cuộc sống của vợ chồng chị Dung không đến nỗi nào. Rồi bé Lan ra đời, ngày ngày anh Soạn cùng mấy người thợ đóng đồ trong nhà, còn chị Dung thì gửi con cho ông ngoại và chạy chợ, trồng màu ...

Từ hai bàn tay trắng vợ chồng chị Dung đã tạo ra được một căn nhà tạm xây bằng ba-vanh, mua sắm một số tiện nghi sinh hoại gia đình...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:26:58 pm »


Trước đây khu này vắng vẻ, hai bên đường cây cối um tùm, ban ngày đi qua đây còn chờn chờn, … thế mà giờ đây nhà cửa mọc san sát, dân tứ xứ đổ về mua đất làm nhà. Ai cũng muốn vươn ra mặt đường. Tiện xe cộ, mở hàng quán, dịch vụ ... Song cũng là nơi dòm ngó của kẻ làm ăn phi pháp, nhất là đối với các gia đình vắng người, khá giả ... Ban ngày người, xe đi lại nhộn nhịp là vậy mà ban đêm trở nên vắng vẻ, lạnh lẽo

Đêm nay cũng vậy, chưa đến chín giờ tối mà mọi nhà đã im lìm đi ngủ. Còn lại hai mẹ con chị Dung, đàn bà con gái. Mặc dù trời nóng nhưng chị Dung thấy lành lạnh sống lưng. Tiếng chó sủa bất chợt vang lên đâu đó giữa đêm hôm vắng vẻ, nghe vừa rất gần, vừa như xa xăm. Chị Dung giật mình thức giấc. Quái, trời sáng rồi sao? Chị bật đèn ngồi dậy định thay quần cho bé Lan. Vừa bước xuống giường linh tính báo cho chị điều không hay. Đưa tay dụi mắt, chị không còn tin ở mắt mình nữa, cách cửa sau thông xuống bếp trước khi đi ngủ chị đã cài then đóng chặt, vậy mà giờ đây mở toang. Nhìn lên trên tủ chiếc đài quay băng và chiếc quạt bàn Liên Xô không cánh mà bay ...

- Trộm, trộm, bà con ơi! Trộm!... - Chị hô hoán lên nhưng giọng chị tắc nghẹn. Chị hấp tấp chạy vội tới bên cánh tủ.

May quá cánh tủ còn nguyên. Sau giây phút định thần lại, giác quan thứ sáu đã giúp chị nghĩ ngay đến thằng Chiến. Phải rồi, thằng Chiến! Đúng thằng Chiến, không ai khác! Tối hôm qua tự nhiên nó dẫn xác đến nhà mình ... Chị vừa nghĩ vậy vừa khoác thêm tấm áo ngoài và lao ra khỏi nhà quên cả đóng lại cửa ... Đi được vài bước chị chợt nghĩ tới bé Lan, nó đang ngủ, mình đi khỏi, nó thức giấc thì sao. Hay để sáng mai hẵng sang nhà thằng Chiến hỏi xem sao? Không! Sáng mai thì muộn mất, phải đi ngay bây giờ, chắc còn kịp, hay đi gọi cửa hàng xóm đi cùng. Không, chị không muốn ai biết chuyện này. Chị sợ mang tiếng là làm phiền người khác. Vừa suy nghĩ đắn đo mà chân chị đã đến trước cửa nhà ông Thạch lúc nào không hay. Chị dừng lại, nhỡ không phải thằng Chiến thì sao? Đúng là một mất mười ngờ ... Không chỉ có thằng Chiến.

Nghĩ đến số tài sản bị mất: "của đau con sót" chị Dung mạnh bạo hẳn lên, chị vừa đưa tay vào cửa vừa gọi:

- Bác Thạch ơi! Dậy mở cửa cháu nhờ một lát nhanh lên!

Một lúc sau, đèn bật sáng, tiếng ông Thạch còn đang ngái ngủ hỏi vọng ra:

- Ai đấy! Có việc gì mà làm ầm lên thế?

Có tiếng lẹp xẹp ra mở cửa. Cánh cửa vừa mở, chị Dung như một cơn lốc làm ông Thạch suýt ngã. Đi đến bên giường, chị Dung vừa lật màn, lật chăn vừa hỏi:

- Thằng Chiến ngủ ở đâu? À đây rồi! Chiến dậy tao bảo, dậy ...

Thằng Chiến vờ ngáp vừa giơ tay che mặt giọng lí nhí:

- Ôi chị Dung! Cái gì thế, yên để cho người ta ngủ nào?

Mặc. Chị Dung cứ dựng thằng Chiến dậy và dồn dập hỏi:

- Đêm qua mày vào nhà tao phải không? Chỉ có mày không ai khác. Đài, quạt tao để đâu? Muốn yên thì chỉ ngay, không tao đi gọi công an bây giờ?

Thằng Chiến vội ngồi dậy hốt hoảng:

- Khẽ thôi chị Dung, đừng làm ầm lên thế?

Nó vừa nói vừa kéo chị Dung xuống bếp lật mấy bó củi lên. Chị Dung thấy cái đài được bọc trong chiếc bao tải bằng gai dứa. "Còn cái quạt! Cái quạt đâu"? Theo tay thằng Chiến chỉ, chị Dung lao ra nhà xí: "Đây rồi, mẹ cha thằng mất dạy dám ăn cắp của bà". Chị Dung vừa lẩm bẩm vừa xách đài quạt vào nhà ... Từ nãy tới giờ ông Thạch mới thực sự hiểu ra việc làm của thằng Chiến, ông dằn giọng:

- Chiến ra đây tao bảo! Thằng khốn, mày dám vào nhà lấy trộm đài, quạt của chị Dung hả? Phải cho mày một trận. Thằng mất dạy, hôm nào cũng đi chơi đàn đúm, nửa đêm mới về ...

Thằng Chiến mặt tái mét ra quì giữa nhà vừa lạy bố, lạy chị Dung vừa mếu máo.

- Con chót dại, em chót dại, đây là lần đầu, bố tha cho con, chị tha cho em. Em đã trả chị hết rồi, em không lấy gì ngoài cái đài và cái quạt ...

Chị Dung vừa tức giận song cũng thương hại cho thằng Chiến. Phần vì nể ông Thạch, phần vì không muốn làm ầm lên cho làng xóm biết. Chị không nói gì và xách đài quạt ra về, lúc này chị mới chợt nghĩ tới bé Lan... Thấy chị về, ông Thạch chạy theo nói nhỏ với chị.

- Thôi em nó trót dại, chị thông cảm tôi sẽ giáo dục nó. Chuyện này xin chị đừng nói cho ai biết, kẻo thằng Chiến nó liều lĩnh gây chuyện rắc rối thêm.

Chuyện ấy chị Dung giữ kín trong lòng không nói với ai, kể cả chồng chị. Thời gian lặng lẽ trôi qua, nếu như không có câu chuyện hôm nay chị nghe được ngoài chợ: "Công an phường Đông Kinh vừa bắt được một nhóm trộm cắp, trong đó có Thằng Chiến con ông Thạch". Lại thằng Chiến gần nhà chị. Đến lúc này chị mới bình tâm nghĩ lại và chợt giật mình! Kể từ cái đêm thằng Chiến cậy cửa vào nhà chị lấy đài, lấy quạt đến nay đã hơn một tháng. Chị tưởng sau khi trả lại đài và quạt thằng Chiến sẽ chừa không dám làm chuyện bậy bạ nữa, nhưng chị không biết rằng thằng Chiến vẫn chứng nào tật nấy sẵn sàng vào nhà người khác lấy trộm miễn là có tiền để tiêu sài, bất kể nhà ai. Chị Dung đã nghĩ thẩn cận, nếu như sau cái việc xảy ra ở nhà chị, chị đi báo công an ngay để ít ra cũng giáo dục, răn đe Thằng Chiến nó không tái phạm. Thật không ngờ, chị ân hận, đã không thấy trách nhiệm của mình trước xã hội. Chị không dám đấu tranh vạch mặt kẻ phạm tội, chỉ vì thằng Chiến là con ông Thạch, là làng xóm láng giềng. Giá mà ... Phải rồi, tuy thằng Chiến đã bị bắt, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn. Mình phải đến công an tố giác hành vi ăn trộm của thằng Chiến.

Ngay buổi chiều hôm đó, chị đã nói hết với chồng về chuyện xảy ra cách đây hơn một tháng. Sau khi nghe chị Dung nói lại, anh Soạn rất bất bình. Nhưng sự việc đã rồi song để lương lâm khỏi day dứt anh Soạn đồng ý để chị Dung đi xuống công an phường. Tại đây sau khi nghe chị trình bày sự việc, các đồng chí công an phường cho chị biết: Bọn thằng Chiến, thằng Hiền, thằng Nam bước đầu đã khai ra mười bốn vụ trộm cắp lớn nhỏ, trong đó mới đây nhất là vụ bọn Chiến cạy cửa vào nhà bà Mây.

Nhà bà Mây xây hai tầng đổ mái bằng, khóa cửa đóng panô chắc chắn, mà bọn Chiến, Hiền, Nam còn lấy trộm một đầu máy viđêô và một màn hình JVC và nhiều tài sản khác trị giá gần hai triệu đồng. Thủ đoạn của bọn này rất xảo quyệt. Ban ngày chúng lân la thăm dò các đường đi lối lại trong từng gia đình mà chúng biết được là "có của” đợi đêm đến người nhà ngủ say, chúng mới cạy cửa, dỡ mái ngói vào nhà lấy cắp tài sản ... Thật táo tợn!

Từ công an phường ra về, chị Dung như trút được gánh nặng trong lòng và thầm nghĩ "Nếu ai cũng bao che, dung túng bọn tội phạm như mình, thì hậu quả không biết sẽ còn đi đến đâu?"...

P.T
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:30:54 pm »


NHỮNG BỨC THƯ ĐẦY CẢM ĐỘNG

Lời BBT: Thời gian gần đây, Công an tỉnh Lạng Sơn đã nhận được hàng trăm bức thư cảm ơn của nhân dân khắp mọi miền đất nước gửi đến. Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu nội dung hai bức thư trong số đó. Một, được gửi từ Hà Nam Ninh của bà Trần Thị Tín - người mẹ có con gái bị bọn xấu lừa đảo bán sang Trung Quốc, đã được cứu thoát. Bức thư thứ hai của ông Nguyễn Văn Tường, cán bộ hưu trí xã Chi Lăng (Lạng Sơn), cảm ơn về việc ông bị mất một chiếc xe máy, sau gần một năm, công an đã truy tìm ra thủ phạm, trả lại tài sản cho gia đình ông.



LỜI CẢM ƠN

Kính gửi: Các đồng chí Công an tỉnh Lạng Sơn.

Tên tôi là Trần Thị Tín, mẹ đẻ của cháu Bùi Thị Thanh Thúy, ở tại số nhà 59, dãy 13, khu tập thể liên cơ Mạc Thị Bưởi, thành phố Nam Định (Hà Nam Ninh).

Hôm nay, sau khi được nghe cháu Thúy kể lại chuyến đi "thăm quan" Lạng Sơn vô cùng mạo hiểm, tôi thật sự kinh hoàng và cũng hết sức cảm động trước những hình ảnh cao đẹp của các đồng chí Công an tỉnh ta đối với cháu. Bằng trí thông minh, lòng dũng cảm và tinh thần tận tụy vì dân của mình, các đồng chí đã kịp thời cứu vớt cháu trong những phút giây hiểm nghèo nhất của cuộc đời tuổi trẻ bồng bột.

Chẳng những thế, các đồng chí còn chăm sóc cháu tận tình, chu đáo như tình cảm ruột thịt gia đình khi cháu bị ốm đau. Mỗi lần nghe cháu kể lại, tôi vẫn không sao kìm được nước mắt. Tôi không biết làm thế nào để nói hết được lòng mình.

Qua trang thư ngắn ngủi này, cho phép tôi và gia đình gửi đến các đồng chí lời cảm ơn chân thành, sâu sắc và cảm động nhất. Những tình cảm cao đẹp của các đồng chí Công an tỉnh Lạng Sơn đã và sẽ mãi mãi sống trong ký ức của cháu Thúy và gia đình tôi.

Kính chúc các đồng chí luôn luôn mạnh khỏe, tỉnh táo, phát huy những đức tính cao đẹp đã có của người chiến sĩ Công an nhân dân, kịp thời ngăn chặn tội ác, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi gia đình.

Nam Định, ngày 17/7/1990
Trần Thị Tín



 

THƯ CẢM ƠN

Kính gửi: Ông Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 26-12-1989, tôi bị tên Phạm Văn Chính, trú tại phường Quang Trung, thị xã Lạng Sơn, lừa đảo lấy đi chiếc xe máy Sim Sơn BS51 mới mua, trị giá hai triệu bốn trăm ngàn đồng. Sau khi mất xe, tôi có trình báo với đồn công an thị xã, nhưng không hy vọng tìm thấy, vì tên lừa đảo đã bỏ nhà biến mất, không biết hắn ở đâu.

Nhờ có tinh thần trách nhiệm vì dân, các đồng chí cán bộ chiến sĩ công an tỉnh đã kiên trì điều tra. Đồng chí Quế và đồng chí Bích đã không quản ngại đường xá xa xôi vất vả đã phối hợp với công an huyện Gia Lâm (Hà Nội), công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) để điều tra truy tìm thủ phạm. Ngày 4-10-1990, các đồng chí đã bắt được tên lừa đảo và trả lại cho tôi chiếc xe máy mà hắn đã mang vào bán ở tận xã Quảng Lĩnh, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.

Được nhận lại tài sản đã mất, tưởng như không bao giờ tìm được, gia đình chúng tôi rất cảm động và khâm phục tinh thần trách nhiệm của các đồng chí. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đảng và Nhà nước đã đào tạo, giáo dục được những cán bộ chiến sĩ công an hết lòng vì nhân dân. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và hai đồng chí Quế, Bích, công an thị xã Lạng Sơn.

Chi Lăng, ngày 10-12-1990.
Nguyễn Văn Tuờng
(Cán bộ hưu trí)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:35:27 pm »


Nguyễn Thông

BÌNH YÊN MÃI MÃI

Tặng Anh hùng Triệu Quang Điện
và đồng đội của anh.


Đêm đã xuống, ôi đêm yên tĩnh
Sao đây trời và trăng sáng mênh mông
Em ước mong cho những giấc mơ xanh
Đời đẹp mãi và bình yên mãi mãi

*

Cây em trồng chính tay em được hái
Hoa trái ngọt lành hương sắc tràn môi
Tia nắng, giọt mưa, mẩu sắn, củ khoai
Tuần trăng mật đắm say ta tận hưởng ...

*

Phải không anh? Đời đâu là đơn giản!
Dẫu chẳng còn đại bác nổ quanh ta
Hố bom xưa nay rực rỡ vườn hoa
Trẻ thơ hát chim ca trên cành biếc.

*

Bọn tội phạm đó đây còn lẩn khuất
Giữa cuộc đời trong sáng yêu thân
Giữa giọt mồ hôi xương máu nhân dân
Giữa hạnh phúc lứa đôi mùa xuân đến

*

Nó có súng, dao găm, lựu đạn
Và dã tâm của loài thú mặt người
Gây tội ác, chúng nhỡn nhơ cười
Nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật

*

Người lương thiện phải sống trong nơm nớp
Có của, có tiền lo chúng cướp trên tay
Không lao động mà ăn uống no say
Mà phè phỡn, tiêu sài đập phá

*

Gây tội ác, chúng phải trả giá!
Các anh dựa vào dân bám đối tượng đến cùng
Đi ngược về xuôi qua bao chuyến truy lùng
Bao chuyên án lập công vì dân vì Đảng

*

Chúng nó trốn nơi hang sâu ngõ hẻm
Súng nổ giữa giao thừa trong tiếng pháo mừng xuân
Nếu mỗi ngày ngã xuống một ông Thân1
Thì lòng anh vẫn còn nhỏ máu.

*

Anh là tất cả những gì em ước muốn
Là sao băng trong thiên thể nhân quần
Cuộc đấu tranh dẫu còn lắm gian truân
Không để nguồn suối trong - Cuộc đời vẩn đục

*

Em vẫn hỏi anh - Thế nào là hạnh phúc?
Khi trái tim anh đập cho cả mọi nhà
Chân lý như con tàu chuyển bánh đi xa
Đảng trao anh lái đưa em về bến mới ...


Lạng Sơn, 12-1990

______________________________________________
1. Ông Nông Quang Thân, phường Hoàng Văn Thụ, thị xã Lạng Sơn bị bọn tội phạm đột nhập vào nhà cướp của và giết chết trong đêm giao thừa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:38:18 pm »


NHỮNG THANH KIM LOẠI QUÝ

Tuấn Văn

Đi làm về, ông Quang nằm vật ra giường, thiếp đi lúc nào không biết. Trong cơn mơ, hình ảnh bốn năm về trước lại hiện lên. Cô văn thư cơ quan chìa vào tay ông hai tờ giấy. Ông thét lên: "Thế là hết. Hết cả rồi!..."

Tỉnh dậy, trán ông Quang đẫm mồ hôi. Dù sao bây giờ ông cũng là lãnh đạo một cơ quan. Quyền cao chức trọng. Ai dám xem thường! Ông nở nụ cười, cầm chén rượu định đưa lên miệng nhấm nháp thì có tiếng gõ cửa cạch cạch.

- Ai đấy? - Ông Quang xẵng giọng hỏi.

- Em đây mà. Hoàng đây!

Nhận ra tiếng người quen, ông Quang nhanh nhẹn hẳn lên:

- Vào đi chú. Người nhà cả, cứ tự nhiên!

- Vâng, dạo này ông anh bận quá nhỉ?

- Chú biết đấy, hết đi họp, đi công tác lại dự hội nghị. Nhiều lúc không còn thời gian mà thở nữa!

Vừa nói, ông Quang vừa rót nước mời Hoàng uống. Câu chuyện nở râm ran. Bỗng ông Quang vỗ nhẹ vai Hoàng thì thầm:

- Này chú, đi cơ sở về, anh vừa lại qua trạm kiểm soát biên giới. Trạm này vừa thu được một số kim loại màu quý lắm, chú biết chưa?

- Dạ biết ạ. Làm thằng trưởng phòng quản lý thị trường, em phải nắm từ việc nhỏ đến việc lớn.

- Chú khá lắm! về chuyện này chú định tính sao?

Hoàng rút trong cặp ra một cuốn sổ tay, có chép các văn bản của Trung ương và tỉnh về quy định quản lý mặt hàng kim loại màu rồi thao thao:

- Thưa anh, chiến công của trạm kiểm soát liên hợp vừa bắt giữ ba mươi nhăm tấn niken là mặt hàng quý hiếm, ta phải nhập bằng ngoại tệ mạnh... số hàng này là của một con buôn cỡ bự ở Hà Nội ạ.

Ông Quang thở dài như cố xua đi một ý nghĩ gì đấy đang phảng phất trong lòng, rồi nói với Hoàng:

- Rõ khổ chú nhỉ, đất nước đang cần từ cân sắt, giọt xăng cho công nghiệp, bọn buôn lậu cứ ra tay rút ruột của Nhà nước đem đi bán. Bây giờ ý kiến chú xử lý số kim loại này như thế nào?

Câu hỏi bất ngờ làm Hoàng luống cuống không biết đề xuất xử lý ra sao cho vừa lòng cấp trên, thì ông Quang lại tiếp lời:
 
- Phải tịch thu!

- Vâng, trạm của trên quản lý thì tùy cấp trên và, các bác...

Trạm kiểm soát liên hợp này được khai trương gần một tuần nay. Anh em ở trạm phải thay phiên nhau tuần tra kiểm soát hàng hóa ra vào biên giới, ổn định nơi ăn ở nên chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Lúc thì đoàn kiểm tra này, lúc lại mấy ông nọ đi công tác ghé qua. Khách thập phương thì nài nỉ van xin hàng hóa miễn giảm thuế, làm cho không khí ở trạm lúc nào cũng tấp nập.

Vừa ngả lưng xuống giường, Hà Thắng lại nhận được chiếc thư của bà chủ hàng trao cho. Nhìn bà ta tươi tỉnh, Thắng lấy làm ngạc nhiên. Mới hôm qua, thu giữ số niken bà khóc lóc, van xin như một đứa trẻ con mất tiền bị bố đánh. Hôm nay bà ta toe toét cái miệng cười, cười, nói nói, anh, em ngọt xớt.

- Chị Nhàn, chị gặp chúng tôi có việc gì đấy?

- Dạ, thưa anh - Vừa nói Nhàn vừa tiến lại sát chỗ Thắng ngồi – Tiết trời đang vào hè nóng nực, các anh làm ở trạm đường biên này vất vả quá...

- Xin chị cứ nói thẳng cho ngắn gọn hơn!

Thị Nhàn xoa xoa hai tay, hất nhẹ mái tóc để lộ rõ khuôn mặt trái xoan với lời nói uyển chuyển thiết tha, rồi phân bua:

- Anh Thắng, em là con gái tài hèn phận yếu có biết buôn bán gì đâu, suốt ngày ở nhà giúp gia đình nội trợ, bếp núc có đi đâu xa. Vừa rồi em có mấy cô bạn đi chợ trên này về bảo dạo này hàng đi Trung Quốc bán chạy lắm. Em nhẹ dạ đi mua mấy chục tấn kim loại đem lên đây để bán. Bọn nó bảo em là "hàng thứ thiệt", không ngờ hàng dởm. Bọn hắn lừa em lấy hàng chục triệu đồng, em chết mất thôi! Bây giờ biết về ăn nói với chồng con thế nào đây? Anh cho em xin lại về để trả cho bọn đểu cáng này.

Vừa nói Nhàn vừa nấc lên, hai dòng nước mắt chảy dàn dụa trên khuôn mặt, thị cắn môi ra vẻ tức giận kẻ đã lừa mình. Thắng chưa hiểu việc gì đã xảy ra xung quanh bức thư. Anh bóc, đọc lướt qua dòng chữ biết ngay con mụ buôn lậu này có sạn đầu và tài đóng kịch. Mới có một ngày thôi thị đã đi gõ cửa các nhà ông lớn để cứu vãn số hàng...

- Chị về đi, màn kịch chị đóng hơi vụng.

Vừa nói Thắng vừa gấp lá thư bỏ vào túi. Lòng anh phân vân khó hiểu. Mới hôm qua, một ông cấp trên đi công tác qua đây yêu cầu lấy một tấm về ủy ban khoa học tỉnh giám định xem là kim loại gì? Mà hôm nay thì ông trưởng phòng quản lý thị trường lại viết thư tay khẳng định "Đây là mặt hàng kim loại sắt, đề nghị trạm giải quyết cho đương sự đưa về để xây dựng". Ông Hoàng ăn phải bả con mụ Nhàn này sao? Thời buổi này khó làm việc quá, chưa đầy hai tư giờ đã có nhiều ý kiến không biết nghe ai. Thắng kiên quyết:

- Thôi chị vui lòng chờ đợi, bao giở có kết quả chúng tôi sẽ báo cho chị đến giải quyết.

Nhàn mặt đỏ gay, thị đi ra đóng sầm cửa xe, hai bên chưa kịp chào nhau thì chiếc xe đã lao vút về hướng thị xã Lạng Sơn.

Trong nhà, ông Quang hết ngồi lại đứng, ruột ông nóng như lửa đốt, không hiểu có việc gì xảy ra. Từ khi tiễn Hoàng ra về ông vẫn đánh giá anh ta là một con người tin cậy. Hay nó đã thay lòng đổi dạ? Trước mặt thì nó "vâng", khi vắng mình thì nó sấp ngửa như bàn tay. Hay cấp trên đã biết sự việc này, đã ăn hớt tay ông? Nếu sự việc diễn ra như vậy thì bọn đàn em quả thực vô dụng. Nhưng việc thu giữ hơn ba mươi tấn niken này ngoài ông và Hoàng ra không có ai biết. Nếu thằng Hoàng nó đánh tháo số hàng này thì ta sẽ cho nó bài học! Khi đề bạt Hoàng lên chức trưởng phòng ông cũng đau đầu lời qua tiếng lại vì anh ta chưa thoát nạn mù chữ, không học trường lớp quản lý nào, chỉ có ôm chân lãnh đạo, ô dù... thậm chí có người còn xỉ mắng nó như té tát vào mặt, ông vẫn phải bấm bụng chịu. Lẽ nào hắn lại phụ công của mình! Qua mấy lần Hoàng đến nhà ông chơi, cũng đủ chứng minh được tấm lòng thành của nó. Không nói các tiện nghi trong gia đình, ngay cả chiếc xe Sim Sơn màu xanh ta đang dùng cũng có phần nó đóng góp. Cứ nghe mấy ông "ngồi chơi, xơi nước" đề bạt thằng "cứng đầu, cứng cổ" thì khác gì tự mình đưa tay vào còng số tám... Đang suy nghĩ miên man thì chuông điện thoạt đổ một hồi dài, ông vội cầm máy:

- A lô! Tôi nghe đây, Quang đây, à chú Văn đấy hở? Mọi việc thế nào chú báo cáo đi! Đã chuẩn bị xong xuôi đầy đủ số tiền cần mang theo hả? Tốt lắm! Ôtô sẵn sàng rồi, tôi đi ngay đây!

Đêm khuya; mưa rơi nặng hạt, phố xá vắng vẻ, người tài xế cho tăng tốc độ và dừng lại trước cửa một cơ quan bạn. Quang nhanh nhẹn bước lên ngôi nhà gần đấy, gõ cửa.

- Đêm hôm khuya khoắt thế này, ai hỏi có việc gì đấy?

- Quang đây mà!

- Ôi bác Quang thật - Vợ Hoàng reo lên - Đêm hôm khuya khoắt, bác đi đâu vất vả thế. Mời bác vào nhà chúng em chơi.

- Cô thông cảm, bận lắm, bây giờ anh và chú cần vào ngay trạm kiểm soát lấy số niken đem về để xử lý.

Hoàng tròn xoe mắt trước câu nói của Quang:

- Thưa anh, đã khuya rồi. Anh để ngày mai hai anh em mình vào trạm giải quyết cũng không muộn anh à.

- Đây là lệnh của cấp trên, chứ không phải là lệnh của tôi. Trên đã chỉ thị cho tôi và anh phải giải quyết việc này ngay. Là một người đảng viên, một lãnh đạo anh chẳng có gương mẫu gì cả! Anh em bộ đội, công an và các đồng chí ở trạm đang làm việc suốt ngày đêm, nhịn ăn mất ngủ thậm chí hy sinh cả xương máu, người ta có kêu ca gì đâu. Cấp trên tin tưởng anh em mình thì mình đừng có phụ lòng. Số phận tôi và anh đều do các cụ quyết định cả đấy!

Hoàng chỉ lí nhí một vài câu gì đó rồi bảo vợ đưa chiếc cặp theo Quang lên ôtô.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 07:38:54 pm »


Xe chuyển bánh, đường lên trạm khá dài, nhưng chẳng ai nói chuyện với nhau. Đến đoạn đường bằng phẳng Quang quay lại nói với Hoàng:

- Chú có biết chú Văn không? - Vừa nói Quang vừa chỉ tay sang chỗ Văn:

- Vâng, em cũng nghe tên, nhưng hôm nay mới gặp nhau!

Câu nói của Quang làm Văn giật mình. Từ ngày Văn đi buôn lậu bị buộc thôi việc về địa phương, mấy ai để ý đến, chỉ có mấy ông kiểm sát làm việc với nhau mới biết, nhưng cùng lúc ấy Quang đã tiếp lời:

- Chú Văn là cán bộ Viện kiểm sát. Phó viện tương lai đấy.

Hoàng reo lên:

- Chết thật! Xin lỗi anh, thế mà em cứ tưởng ông Văn làm ở tỉnh đội cơ. Hóa ra hôm nay anh em mình đủ bộ, cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý lại được cấp trên trực tiếp chỉ đạo, thật một chuyến đi hiếm có!

Chuyện trò đang râm ran thì chiếc xe đỗ xịch trước cửa trạm, Hoàng nhanh nhẹn bước xuống, ông Quang cắp cặp theo sau. Mấy cán bộ trực ca hôm đó thấy thủ trưởng đến đều nhanh miệng cùng đứng dậy:

- Em chào thủ trưởng ạ!

- Hừ...

Câu đáp lại của cấp trên làm cho mọi người khó hiếu, hay có gì sơ xuất để cho thủ trưởng phật ý? Lập tức bia lon, thuốc lá ngoại được đặt lên bàn. Sau vài câu thăm hỏi, động viên, Hoàng đứng dậy giới thiệu cho anh em ở trạm biết ông Quang là lãnh đạo cấp trên vào đây có việc đột xuất. Hà Thắng và mọi người nâng cốc chúc mừng "cấp trên đã bớt chút thời gian, không kể đường xá xa xôi, đêm hôm khuya khoắt đem đến cho cán bộ, chiến sĩ ở trạm một tình cảm ưu ái". Anh đề nghị mọi người cạn cốc. Khi cốc bia chúc tụng nhau đã vơi, Quang giục Hoàng chuẩn bị làm việc với trạm để các đồng chí còn thời gian nghỉ ngơi ít phút, kẻo trời sắp sáng. Hoàng mở cặp lấy cuốn sổ tay đặt trước mặt, Quang thay mặt đoàn nói rõ lý do vào để giải quyết số kim loại tạm bắt giữ, rồi ông nói với mọi người:

- Các đồng chí biết không? Số niken này quí hiếm lắm! Nước ta có ngành nào sản xuất được đâu, phải nhập của nước ngoài đấy. Hiện tại trạm mới thành lập chưa có kho bảo quản, vứt hàng lung tung dễ bị mẩt mát, thất lạc. Để chúng tôi đưa về quản lý, điều tra xem rò rỉ ở cơ quan nào ra sẽ báo cáo Trung ương xử lý thích đáng. Các đồng chí chuẩn bị chuyển số niken này lên xe để chúng tôi còn về.

Thắng bối rối trước câu nói của ông Quang chưa hiểu nên cư xử ra sao cho phải lẽ thì ông lại tiếp lời.

- Tôi đã nói hết nhẽ, các đồng chí còn đắn đo gì nữa? Tôi đại diện cho cấp trên chỉ thị cho các đồng chí đưa hàng lên xe, để chúng tôi giao cho ngành hàng - Ông chỉ tay sang Hoàng.

- Đây, anh Hoàng thủ trưởng của các anh người "đẻ" ra trong này là chủ ngành hàng đấy. Các đồng chí chẳng biết tí gì, cũng vì trách nhiệm cả chúng tôi đã mất ngủ, đêm hôm mưa gió mò mẫm vào đây để giúp các đồng chí đưa về trên. Chứ có sung sướng gì đâu! Hơn nữa các đồng chí ở xa tỉnh không biết, con mụ Nhàn mất hàng nó đi gõ cửa từng cơ quan một. Nó gặp nhờ tôi giúp đỡ hứa bồi dưỡng cho một "chỉ", hai "chỉ", rồi một "cây"... vàng. Đồng lương của chúng ta làm gì mua được số vàng đó! Nhưng phẩm chất của người lãnh đạo đâu phải là thứ hàng để bọn buôn bán mua bằng tiền, vàng! Mụ ta đã tức giận ra về định thuê mấy tay côn đồ lên trạm gây rối để tẩu tán số hàng. Các đồng chí phải cảnh giác!

Quang nói vừa dứt lời, Hoàng Vinh nhanh nhẹn đặt trước mặt một tờ giấy biên nhận trạm giao niken về cấp trên, Quang sờ sờ túi áo:

- Ơ hay, mọi lần chiếc kính của mình vẫn bỏ vào túi áo, hôm nay vội đi không biết để ở đâu? Chú Hoàng ký nhận thay anh!

Vừa nói ông vừa giục người trưởng trạm ra xe lấy tiền của trên thưởng về vụ bắt giữ niken. Nhận những tập tiền trong tay Văn trao cho, ông Quang cũng rút trong túi mình ra một tập tiền đưa thêm cho trạm rồi quay lại nói với Hoàng:

- Cấp trên bao giờ cũng quan tâm đến anh em làm ở trạm, đêm hôm vất vả, mất ngủ, nhịn đói có lên đây mới biết được chú nhỉ! Trước khi đi, cô thủ quỹ đưa cho tôi ba triệu đồng, đây là số tiền các đồng chí lãnh đạo chủ chốt gửi gắm niềm tin với anh em ở trạm để các đồng chí trang trải những khó khăn ban đầu - Rồi ông bảo trưởng trạm Hà Thắng: "Số tiền thưởng, đồng chí cứ chia cho anh em có công bắt giữ hàng để anh em bồi dưỡng, không cần làm biên nhận đâu!"

Vừa nói ông vừa bắt tay mọi người chào tạm biệt, anh em ở trạm tiễn chân ông ra ôtô.

Chiếc xe ì ạch chuyển bánh để lại một vệt đen sì. Người lái xe quay lại nói với ông Quang:

- Báo cáo Thủ trưởng, xe chở quá tải không bảo đảm an toàn. Hay ta gửi lại một nửa để sáng mai trời sáng sẽ lên lấy về. Đêm hôm thế này em sợ giữa đường xe trục trặc các thủ trưởng vất vả.

- Không được! Chú cứ bình tĩnh lái cho an toàn, xe đi chậm thôi. Bây giờ có đi đâu nữa mà vội, để sớm mai vất vả chú ra. Hơn nữa mỗi lần vào trạm làm phiền các đồng chí ở đấy, tính tôi không thích. Chú cứ lái đi anh cùng thức với chú.

Hoàng đang ngủ gà ngủ gật, chỉ còn lại hai người thỉnh thoảng nói một vài câu chuyện gì đó để cho quãng đường thêm ngắn lại. Xe đã chạy cách trạm khá xa, chỉ còn hơn chục kilômet nữa thì mọi người sẽ yên giấc ngủ ở nhà, Quang bảo người lái xe:

- Đến Đồng Đăng, chú đưa tôi lên huyện Văn Lãng nhé, không về cơ quan đâu.

Người lái xe ngạc nhiên, nhưng anh biết tính của thủ trưởng, tốt nhất là cứ im lặng mà làm theo lệnh ông.

- Ôi!... ! Anh Quang, xe chạy đi đâu thế này? Các anh không đưa niken về tỉnh à? - Hoàng tỉnh giấc và ngơ ngác hỏi.

- Chú em quê mùa lắm, thời buổi này cứ thẳng như chú thì chỉ có chết mục xương. Chú yên cho để anh và chú Văn tự lo liệu.

Hoàng còn phân vân những gì đang diễn ra thì Văn vụt dậy bảo người lái xe dừng lại, rút trong cặp ra chiếc đèn pin rồi xuống xe soi gì đấy. Hoàng giật mình khi thấy trước mặt là một toán người đang tiến lại phía xe, líu lưỡi gọi: "Cướp, cướp...các anh ơi!".

Ông Quang cười gằn và bảo Hoàng:

- Người cùng hội cả đấy mà!

Hoàng trố mắt:

- Thế ra... mọi việc các anh đã xếp đặt từ trước? Quang, Văn chỉ cười. Giao hàng xong cả bọn cùng nhau trở lại thị xã Lạng Sơn.

Thời gian trôi đi, chẳng ai còn để ý đến chuyến xe đêm ấy. Ông Ouang sung sướng "chỉ có cái tặc lưỡi thôi mà mỗi người cũng được mươi triệu đồng". Số tiền lớn ấy cuộc đời ông từ khi đi thoát ly đến bây giở, sắp sửa về hưu có nằm mơ cũng chẳng thấy. Đang miên man với giấc mơ lý thú "mua đất, làm nhà, chuyển vợ con ra thành thị..." thì cô văn thư đưa cho ông chiếc quyết định đình chỉ công tác do đồng chí Chủ tịch tỉnh ký và một giấy báo ngày giờ đến cơ quan pháp luật làm việc. Vã mô hôi, ông chạy lại chiếc máy điện thoại... Nhưng mọi việc đã muộn! Vì những người đi chuyến xe với ông đêm hôm nọ đã bị cơ quan pháp luật bắt và khai rõ mọi việc. Ông Quang lảo đảo rồi ngồi xịch xuồng ghế, tự thốt lên: "Giá như sau lần tham ô trước ta về nghỉ hưu thì làm gì đến nỗi đau đầu như thế này!". Rồi ông thiếp đi. Hình ảnh một phiên tòa đang hiện lên rất rõ, cùng những lời tuyên án...

T.V
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM