Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:12:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của cựu binh F302 - phần III  (Đọc 271749 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #510 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 09:44:00 pm »

Nhân ngày Quốc khánh sắp đến Y lố 302 xin gửi lời chúc đến các Cựu Chiến Binh ( trên trang DNGN ) và gia đình : Sức khỏe dồi dào ,an khang, thịnh vượng và hạnh phúc .
Qua trang Nơi Hội ngộ của cựu binh F 302 ,Y lố  xin mạn phép chuyển 1 clip của Cựu Thủ trưởng F 302 tâm sự với các Cựu CB ( nhân  ngày họp mặt năm 2010 ) :
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=KduN_kBSMls" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=KduN_kBSMls</a>
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #511 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 10:02:22 pm »

Roll Eyes Shocked Shocked Huh Cool mấy anh tra từ điển ngược hả ? đâu ra mà lắm thế .
Anh TiêuDao ơi hình như " phái tiêu dao " cúa " Hư trúc " toàn con gái thôi phải không anh ? vì sao anh lấy tên là TieuDao vậy ?  Cheesy Grin Tongue , hổng lẽ anh muốn " gươm lạc giữa rừng hoa "  Smiley Smiley Roll Eyes Roll Eyes
     Bé Hiền ơi,  Phiêu Diểu Cung của Thiên Sơn Đồng mổ chỉ là một nhánh nhỏ của Phái Tiêu Dao thôi. Tổ sư Phái Tiêu Dao là một người đẹp trai hết biết (cở anh vậy); cầm, kỳ, thi, họa tinh thông.
     Muốn tìm truyền nhân đẹp trai nhưng cuối cùng gặp Hư Trúc , thất vọng quá nhưng vì bí nên đành phải nhận làm truyền nhân, số trời ... Anh muốn lập Phái Tiêu Dao hiện tại nhưng tài sức chỉ bằng một chút móng tay : nhạc vài chục bản; thơ vài chục bài; bồ năm, bảy em ...

Hehe...Vậy là bác NVLac đã lộ rõ ý đồ thành lập môn phái rồi. Ngón dâmphu mà bác nói ở trên có phải là bí kíp công phu của môn phái không vậy bác? Grin Grin Grin
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #512 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 10:15:41 pm »

Nhân ngày Quốc khánh sắp đến Y lố 302 xin gửi lời chúc đến các Cựu Chiến Binh ( trên trang DNGN ) và gia đình : Sức khỏe dồi dào ,an khang, thịnh vượng và hạnh phúc .
Qua trang Nơi Hội ngộ của cựu binh F 302 ,Y lố  xin mạn phép chuyển 1 clip của Cựu Thủ trưởng F 302 tâm sự với các Cựu CB ( nhân  ngày họp mặt năm 2010 ) :
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=KduN_kBSMls" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=KduN_kBSMls</a>
Rất cảm ơn bác Y lố 302! Qua clip bác gửi lên trang, tôi đã được chiêm ngưỡng lại chân dung thủ trưởng một thời của F302 mình. Còn người ngồi bên cạnh thủ trưởng Hai Phê tôi thấy rất giống thủ trưởng Hai Thoại - Chính ủy F302 hồi năm 79 - 80. Không biết đúng không bác?
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #513 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 11:15:58 pm »

Rất cảm ơn bác Y lố 302! Qua clip bác gửi lên trang, tôi đã được chiêm ngưỡng lại chân dung thủ trưởng một thời của F302 mình. Còn người ngồi bên cạnh thủ trưởng Hai Phê tôi thấy rất giống thủ trưởng Hai Thoại - Chính ủy F302 hồi năm 79 - 80. Không biết đúng không bác?
[/quote]

 @DinhLongGiang : Thủ trưởng Mai Văn Thoạng, chứ không phải Thoại
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #514 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 08:04:09 am »

Các Bác tranh thủ ném bom Bác Tiêu Dao quá ! Chủ đề tóc bạc của người lính qua thơ lục bát của Nguyễn Duy được  Lam Điền bình thơ đã đăng trên báo Tuổi trẻ . Y lố rất thích ( như bài Tròn ba năm lính của Bác Tiêu Dao vậy ) xin được chia sẻ và trích đăng nguyên bản :
Bình thơ: Lời ru đồng đội
Lam Điền

 Tôi đọc bài Lời ru đồng đội của Nguyễn Duy từ hồi còn rất bé. Năm ấy, vào mùa xuân, một người bạn của bố tôi mang đến nhà tập thơ Tình bạn tình yêu, trong đó, tôi bắt gặp bài thơ nói về tình đồng đội rất cảm động này.

         Thật ra, tôi bị ấn tượng bởi cái tựa, bởi trong trí óc bé thơ của tôi, lời ru là dành cho bà mẹ và chiếc tao nôi, là gợi lên những cánh cò cánh vạc, vân vân, bỗng dưng có bài thơ nói là Lời ru đồng đội, tôi dừng tay lật ở bài này và sau đó thì mê quá đi về cái giọng điệu “ru đồng đội” của Nguyễn Duy:

Ngủ đi bạn, ngủ đi anh
Cánh tay mình ngả ra thành gối êm
Ngủ đi anh, ngủ đi em
Ngon ngon giấc ngủ gối lên tay mình
Hiếm hoi cái giấc an lành
Hành quân xa lại tiếp hành quân xa
Bao anh lính trẻ đã già
Chưa sang hết suối, chưa qua hết rừng
Ngủ hầm ngủ võng ngủ bưng
Gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm
Có người ngủ thế thành quen
Đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình

Trong hầm biên giới Tây Ninh
Lặng yên mình ngắm lính mình ngủ yên
Bụi đường trắng tóc thanh niên
Má này thì lại áp lên tay này
Trái tim đập ở cổ tay
Tim ơi ru giấc ngủ đầy cho ta
Cánh tay cặp khẩu AK
Ngày là bệ súng, đêm là gối êm
Ngủ đi anh, ngủ đi em
Ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình.

 
           Tôi đã ồ lên thích thú, chưa có câu thơ nào khái quát cái nhịp hành quân tài tình bằng cách gieo vần lục bát như Nguyễn Duy: hiếm hoi cái giấc an lành, hành quân xa lại tiếp hành quân xa. Lặp cụm chữ “hành quân xa” bằng hai chữ “lại tiếp” quả là dụng công tài tình.

Ấy nhưng, đến khi chuyển cái ý trường kỳ kháng chiến vào trong câu thơ Có người ngủ thế thành quen, đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình thì mới thật cao thủ. Bài thơ nói về đồng đội ru nhau, dành cho nhau giấc ngủ ở chiến trường. Thế mà từ cái ngủ rất đặc trưng của lính – ngủ gối tay – lại khái quát lên cả một cuộc trường chinh vĩ đại: người lính ra đi từ lúc tuổi xanh, đến khi tóc bạc vẫn còn gối tay ngủ giữa chiến trường.

          Sẽ không thể có câu thơ nào nói về giấc ngủ của lính hay như thế được. Bởi tại sao? Không có cuộc trường chinh nào như dân Việt Nam vừa trải qua, không có người lính nào gian khổ như người lính Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vừa trải qua. Điều này khiến tôi tin chắc cái tứ thơ “đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình” không thể xuất hiện lần hai được.

Tố Hữu, trong bài Tiếng hát sang xuân cũng có nói một ý về cuộc trường chinh: “lớp cha trước lớp con sau, đều thành đồng chí chung câu quân hành”. Nhưng cha con là đồng chí của nhau thì cũng thường thôi, bởi lịch sử Việt Nam cho thấy lắm khi con hơn cha ấy chứ.    Cái quan trọng là tự thân chiêm nghiệm: người lính trong cuộc trường chinh, nằm ngủ mà nghe sợi tóc trên tay mình đã bạc. Nghe tóc bạc bằng bàn tay, hình ảnh ấy chỉ có thơ mới chuyển hết ý, mọi loại hình nghệ thuật khác e rằng khó sánh. Và điều này, một lần nữa, lại dẫn tôi đến với Nguyễn Duy một cách khoan khoái hơn.

LAM ĐIỀN
Logged
soldier1978
Thành viên
*
Bài viết: 180


« Trả lời #515 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 09:52:29 am »

Cảm ơn bác y lố 302, bài thơ thật hay mà người bình cũng rất hay.
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #516 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 11:39:30 am »

Nói chuyện lính già, tóc bạc làm tôi chợt nhớ 2 câu thơ:

     "Người lính già đầu bạc
      Kể mãi chuyện Nguyên Phong
"
  
             (Bạch đầu quân sĩ tại,
             Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
)

Trần Thái Tông viết hai câu thơ trên để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược từ phương Bắc.
Ngày 17-1-1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Trần Thái Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Đại Việt sử ký toàn thư tả: "Vua tự làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn"...

Ngày 29-1-1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, giải phóng Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã đi vào lịch sử như một ông vua anh hùng cứu nước. Chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông được nhân dân đời đời ghi nhớ như một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của của dân tộc ta.
Hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông là một lời tưởng thưởng cho những người lính anh dũng may mắn còn sống sót sau cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Họ đã trở về với đời thường và cuộc sống trước chiến tranh của họ, với những ký ức hào hùng vào bậc nhất thời đại. Họ có quyền tự hào và kể mãi những chiến công và sứ mệnh bậc nhất của họ. Họ có quyền kể cho nhau và cho con cháu nghe câu chuyện vĩ đại của họ.
Đó là một tâm lý bình thường khi người ta thích nói về những chuyện mang lại cho mình cảm giác thích thú và sảng khóai. Vì thế, như một quán tính vô thức, người ta sẽ tìm trong ký ức và hiện tại của mình những chuyện làm cho người ta thích thú và sẽ nói về những chuyện đó. Với quá khứ hào hùng pha lẫn vất vã, khó khăn, chết chóc của họ, họ sẽ có khuynh hướng nói về quá khứ đó, không phải chúng ta đang kể nhau nghe chuyện "một thời máu và hoa" đó sao Huh

Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #517 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 12:09:43 pm »

Cảm ơn bác y lố 302, bài thơ thật hay mà người bình cũng rất hay.

Cám ơn anh y lố 302 nhiều nhiều  Cheesy Grin Tongue
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #518 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 01:42:49 pm »

Chủ đề tóc bạc của người lính qua thơ lục bát của Nguyễn Duy được  Lam Điền bình thơ đã đăng trên báo Tuổi trẻ . Y lố rất thích ( như bài Tròn ba năm lính của Bác Tiêu Dao vậy ) xin được chia sẻ và trích đăng nguyên bản :
Bình thơ: Lời ru đồng đội
Lam Điền


Cảm ơn bác y lồ 302 đã sưu tầm và giới thiệu bài thơ về người lính với lời bình hay đến như vậy ! Đúng là tuyệt tác. Tôi dám chắc tất cả các chiến sỹ đã từng trải qua các chiến trường từ đánh Pháp, Mỹ, Khme đỏ hay biên giới phía bắc, khi đọc bài thơ đó của Nguyến Duy cũng sẽ có cảm giác là thấy hình bóng mình ở trong đó!
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #519 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 08:12:47 pm »

Ngày 04/9/2011 vừa qua, Tiểu đoàn Quân y (D23) và Tiểu Đoàn Thông tin (D26) của Sư 302 được ylố 302 tổ chức buổi họp mặt tại nhà một a tý tên Công ở gần hồ Trị An, chung quanh nhà có nuôi 5 ao cá các loại. Buổi họp mặt quy tụ hơn 40 nam nữ CCB một thời bên chiến trường Cam. Xin giới thiệu các bạn một số hình ảnh :

Đứng trên đê, phía sau là 1 trong những đập tràn của hồ Trị An


Các nữ y tá và các bà vợ CCB


Nam và nữ y tá D 23


Lính thông tin (có lọt 1 trinh sát và vài y tá}


Nào : một, hai, ba , dô










Kể chuyện xưa


Thế hệ kế tiếp


Câu cá ao nhà thoãi mái
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM