Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Năm, 2024, 11:19:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của cựu binh F302 - phần III  (Đọc 271846 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 04:23:52 pm »

Kính các bác ! Sợ để các bác đợi lâu hết cả thuốc lào, em phục vụ các bác ngay đây, chẳng đợi đến tối đâu ! Có điều cái tật của em không viết thì thôi, đã viết lại hơi "lòng thòng" một chút, mong các bác cứ từ từ nhâm nhi. Nếu thấy buồn ngủ quá thì bảo em đổi chiến thuật, thay đổi không khí ngay nhé !
------------------------------------
.....
Tháng tư Kampuchia nóng như nung ! Bầu trời lúc nào cũng trong vắt, nắng kinh khủng thỉnh thoảng mới có một vựng mây mồ côi trôi qua, chưa kịp thành đám đã tan theo cái nắng chói chang của mùa hè nội địa rồi. Xa xa dường như có tiếng gầm gừ của một cơn giông nhưng còn xa, xa lắm, rất xa ! ...

Sau mấy tháng cua cặp trên hành lang Va-rin, Bắc S'rê Nôi, vòng cung bắc núi Hồng, Trung đoàn 88 được lệnh của MT479 phải tức tốc quay về nằm ở bắc Siêm-riệp để chuẩn bị trấn áp một âm mưu nổi dậy kết hợp của bọn địch từ bên trong và bên ngoài đánh vào thị xã Siêm-riệp nhằm gây tiếng vang như trận đánh úp Đom-đếch trong một đêm cuối năm 1982. Vậy là từ Bâng-mia-lia, cả Trung đoàn hành quân cắt ngang phía nam núi Hồng về Bần-tiây S'rây, dừng chân ở phía trong phum Kha-na Sần-đai, cách lộ 67 gần một cây số. Lúc đó là tháng 04/1983.

Cũng trong những ngày đó, đơn vị nội địa của MT479 trên địa bàn, sau thời gian dài theo dõi, kết hợp với tin quân báo đã bắt được 2 nhân vật quan trọng của lực lượng chuẩn bị nổi dậy của địch nằm trong chính quyền Bạn, 1 tên là chủ tịch huyện và 1 tên là huyện đội trưởng huyện Bần-tiây S'rây. Đồng thời bắt được 1 đoàn xe chở rất nhiều súng đạn, ngụy trang trong những xe chở lúa xuất phát từ kho lúa Bần-tiây S'rây ! Phải nói là địch đã phát triển tiến lên một bước mới trong cuộc chiến tranh này, không chỉ còn đánh nhau du kích ngoài rừng núi biên giới nữa mà đã biết sử dụng chiến thuật kết hợp tiến công và nổi dậy và ít nhiều đã tranh thủ được người dân K. Điều này đã khiến cho ta và bạn lúc đó phải đặc biệt chú ý và quan tâm nhiều hơn tới phương thức tác chiến và bình định đất nước K sau 5 năm giải phóng ! Cũng từ đó, các đoàn nội địa của ta đã được chỉ đạo thay đổi phương thức và tăng cường hoạt động đánh địch trong dân, đặc biệt chú ý đến các thành phần trong chính quyền bạn (dường như đây cũng là một trong những nguyên nhân để anh PĐ, lúc đó là nhân viên Dân địch vận E88 được điều động về tham gia hàng ngũ bộ đội K, làm công tác quân báo và trưởng thành cho đến ngày nay); đồng thời, các lực lượng chủ công của ta bên ngoài tăng cường đánh mạnh vào các cứ điểm của PP ngay trên biên giới với Thái Lan (mặc dầu biết rõ những cứ điểm này nằm trên đất Thái và được Thái Lan hỗ trợ) nhằm tiêu diệt sinh lực, xóa bỏ nguồn tiếp tế và cắt đứt đường vận chuyển của PP về nội địa. Chính vì lẽ đó mà quân ta thời gian này vô cùng vất vả ! Không loại trừ đoàn nội địa hay đơn vị tác chiến bên ngoài, tất cả đều được huy động vào trận không khác nào khi tiến hành chiến tranh đánh trả rồi đánh giải phóng CPC năm 1979, có chăng là quy mô và tính chất có vẻ như thầm lặng hơn mà thôi ! Đơn cử như E88, sau mùa đi cua núi quanh Hồng 82-83, càn đi quét lại địa bàn cả trăm lượt với đoạn đường gần cả ngàn cây số, chưa kịp ngơi nghỉ ngày nào, cả trung đoàn lại tiếp tục hành quân bộ về Bần-tiây S'rây để rồi chẳng bao lâu sau lai từ đây lại tiếp tục hành quân  xuất phát đi đánh cứ F912 ở Băng-tà-veng trên đỉnh Đăng-rếch xa mù ! Hồi đó, Đội văn nghệ trung đoàn có sáng tác một bài hành khúc về E88, câu mở đầu là "Trung đoàn tám tám biệt danh trung đoàn cơ động...", lính ta không hát như vậy mà chế lại là "Trung đoàn tám tám biệt danh trung đoàn đi bộ !..."

E bộ đóng ở Kha-na Sần-Đai, các C trực thuộc rải dài theo trục đường 67 từ đây ra đến Bà-đạ, hậu cần đóng ở S'ra S'roong, các D cũng bám dọc theo trục đường 67 từ Bần-tiây S'rây lên đến phum khe núi, với cự ly sẵn sàng cơ động về Siêm-riệp kịp thời trong ngày khi có tình huống. Tại đây, câu chuyện bác Sửu già chơi dại đốt bụi tre khô xém cháy cả nhà E bộ đã xảy ra như bác S'Vailơ đã kể (bác Sửu già - Trịnh Quang Sửu nguyên là D trưởng D5e, một D song sinh của D5/E88 làm nhiệm vụ đoàn nội địa ở Chơ-rui Nguôn huyện S'rây S'nom trên trục lộ 68 bên ngoài Chông-kal 20Km, mới trở về lại E88 tạm được bố trí làm trưởng ban tác chiến E, nghe nói sau là E phó rồi đi chính sách).

Ở Kha-na Sần-đai chưa đầy tháng, cứ chưa xây dựng xong, lán trại còn dang dỡ, nhưng dường như BTL MT vẫn chưa yên tâm nên cả E bộ lại được lệnh tiếp tục di chuyển về S'ra S'roong, chỉ cách Siêm-riệp hơn 10Km ! Lúc này trời đã bắt đầu mưa rồi, thời tiết đã hạ nhiệt nhưng việc chuyển cứ, xây dựng cứ mới trong mùa mưa gió thiệt là quá oải !

E bộ về đóng trong phum S'ra S'rong khang tà-bôn (phum phía nam, hậu cần ở phum phía bắc - khang chơn, bên kia bờ hồ nước). Đóng trong dân nhưng không được ở nhà dân như đã từng ở các phum Srê Nôi, S'Vailơ... trước đây mà phải làm nhà ở riêng ra. Năm 2007, ThaiE88 cùng bà xã có trở lại S'ra S'roong, dân ở đây nhớ vanh vách tên từng người trong E bộ hồi đó và nhớ ấn tượng nhất là "Lục tà" Đặng với thành tích đốt hết một góc rừng đền Bần-tiây K'Đây, nơi có tháp P'sat P'rum để hầm than bán lấy tiền uống rượu ! May mà .... Dân S'ra S'roong nói rằng nếu như lúc đó mấy lục thum VN không cho lục tà Đặng đi khỏi đây thì bây giờ dân ở đây đâu có cơ hội được bán hàng du lịch cho du khách, vì đây là một điểm du lịch nổi tiếng nhất trong quần thể di tích Ăngkor, nơi có những ngôi tháp cổ với những cây cổ thụ được lấy cảnh quay cho bộ phim "Bí mật ngôi mộ cổ", nhờ du lịch dân S'ra S'roong mới khá lên một chút ! ...

Đời thằng lính bộ binh quanh năm ôm ấp tình yêu với "rừng lá thấp", ăn Tết với "mùa xuân lá khô", luôn canh cánh bên lòng với từng cánh "thư về em gái thành đô", thèm thấy cái gọi là thành phố vô cùng ! Chuyện được về gần thành phố là mãi là ước mơ thế mà bổng dưng trở thành hiện thực như phép màu ! Thế là anh em các đơn vị cứ túc tắc rỉ rả thay nhau tâu phờ-xa ("đi chợ"). Báo hại Trung đội vệ binh E lúc bấy giờ vất vả ngày nào cũng phải đi Siêm-riệp thu gom mấy chàng trai oai hùng của E88 về, lại phải làm thêm mấy dãy cùm trong trại kỷ luật (mỗi anh bị tóm về phải chịu "24 giờ phép" trong trại, gánh nước tưới rau 24 giờ nữa mới được đơn vị lên lãnh về !). Cũng may anh em chỉ "đi" cho biết mùi "chợ", góp tiền vô quán nghe nhạc Chế Linh - Thanh Tuyền, nhậu cho hết 25 riel tiền K lương tháng, đổi thêm đồ nhậu tiếp cho đã cơn thèm, đốt Sa-mit, 85 nòng dài (Gold City) cho nhọn mỏ thôi chứ chưa làm gì nên chuyện lớn ...

(còn tiếp ...)
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #51 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 04:36:47 pm »

Hi  .. Đất đâu chẳng có anh hùng , đất đâu chẳng có người khùng người điên  Grin
Nói thiệt lúc trước sao em sợ nhận tân binh người Sài Gòn và miền tây lắm , chuyện đánh đấm em chưa nói đến chỉ nói đến cái chuyện lao động mà thôi  Grin
Như bản thân em đây  Grin trong trường huấn luyện 860 An Sơn Nghĩa Bình , riêng cái thằng em làm móp méo bao đôi thùng  Grin , gì gì gì cái khoản ghánh nước lúc ấy em chịu chết , đau vai kinh khủng em cứ cúm rúm lấy đôi tay nâng cái đòn và cái cần cổ em chịu tất , hi hi đôi thùng cứ ngang chè về đến nhà thì còn nửa đôi  Grin , bác nào từng huấn luyện tại đấy thì biết rồi , cái đoạn đường từ dãy nhà xuống suối khá xa còn con dốc cao vời vợi .
Đơn vị em ở trong Tà Sanh - Sam Lốp thì nước đúng là một phần tất yếu của cuộc sống , tuần nào cũng phải cho lính bám đường dò mìn rồi cho anh em tập trung lấy nước về dự trữ cộng tắm giặt , mùa nắng thằng nào cổi quần ra thì như tắc kè bông nó lốm đốm màu đất đỏ từng khoang chạy tới bẹn , hi cả thằng bé dấu kỹ càng mà anh đất đỏ cũng chẳng tha  Grin
Mấy ông lính Sài Gòn hay miền Tây mới bổ sung cứ cụm rụm cái vai thấy mà thương , mà còn nữa nhận lính miền tây mấy ngày đâu canh giữ như coi mả tổ  Grin sâu trong ấy mấy cha không hiểu gì cũng đào ngũ rồi đi đường vướng mìn chết ráo  Grin
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #52 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 06:19:59 pm »

Bác Svailo kể lại trận báo thù của bác Đặng đi, tuy rất muốn sẽ có trận báo thù của bác Đặng nhưng em linh cảm bác ấy không thực hiện được.

Thôi chết , em bắt đền bác Svailo, bác sửa bài làm em thành Spam, xin các mod, min xóa giúp bài.
 ************88
  
 Hè ! hè !   Xin lỗi LONGTREC  .
 23 h15' 17/4/2011 - Mình mới viết được nửa chừng , thì Gấu Mẹ chợt tỉnh giấc nồng , GẦM lên bắt đi ngủ ngay . Thôi đành : Tôn trọng Đối phuơng là tôn trọng mình . Vội bấm GỬI , rồi rón rén lên giường " nem nép như rắn mùng năm " nằm xuống thẳng đơ , không dám " nhúc nhích " cho Gấu mau " khò khò " tiếp .
20 phút sau , lại rón rén ra SỬA , gõ tiếp phần sau .Bấm  LƯU xong là vừa đúng 0 h 10' ngày 18/4 .
Chắc khi đó LONGTREC vừa mới đọc xong phần đầu , thì  gứi bài luôn ha  ?
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2011, 06:33:59 pm gửi bởi svailo » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #53 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 06:52:51 pm »

Kính các bác ! Sợ để các bác đợi lâu hết cả thuốc lào, em phục vụ các bác ngay đây, chẳng đợi đến tối đâu ! Có điều cái tật của em không viết thì thôi, đã viết lại hơi "lòng thòng" ...
------------------------------------
.....
Tháng tư Kampuchia nóng như nung ! Bầu trời lúc nào cũng trong vắt, nắng kinh khủng thỉnh thoảng mới có một vựng mây mồ côi trôi qua, chưa kịp thành đám đã tan theo cái nắng chói chang của mùa hè nội địa rồi. Xa xa dường như có tiếng gầm gừ của một cơn giông nhưng còn xa, xa lắm, rất xa ! ...


(còn tiếp ...)

  ***************88
  Hà ! Hà !  Cha " Phóng Văn Lình " ( Linh Văn PHòng ) THAI này , hóa ra cũng " Hóng " được khối " chuyện cơ mật " đấy nhỉ !
  Mà HỒN thì lại rất lãng đãng GIÓ MÂY ... 
 ( Thế có nhớ " Bà CAN " phum SaraSrang khang Tà bôông - mối tiêu thụ than hầm của Phó ĐẶNG không ? )
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #54 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 09:20:20 pm »

Trích dẫn từ: svailo link=topic=21070.msg301196#msg301196 date=130312559[quote [/quote
  ************88
 
 Hè ! hè !   Xin lỗi LONGTREC  .
 23 h15' 17/4/2011 - Mình mới viết được nửa chừng , thì Gấu Mẹ chợt tỉnh giấc nồng , GẦM lên bắt đi ngủ ngay . Thôi đành : Tôn trọng Đối phuơng là tôn trọng mình . Vội bấm GỬI , rồi rón rén lên giường " nem nép như rắn mùng năm " nằm xuống thẳng đơ , không dám " nhúc nhích " cho Gấu mau " khò khò " tiếp .
20 phút sau , lại rón rén ra SỬA , gõ tiếp phần sau .Bấm  LƯU xong là vừa đúng 0 h 10' ngày 18/4 .
Chắc khi đó LONGTREC vừa mới đọc xong phần đầu , thì  gứi bài luôn ha  ?


hehe, thấy chú Svailo kể chuyện mà thương. Ngày xưa anh hùng  vùng vẫy,đánh đông dẹp bắc Pốt nghe đến tên là sợ vỡ mật. Mà nay chỉ viết có 1 bài trên QSVN mà phải áp dụng lại chiến thuật du kích như thời KCCM. Chẳng lẽ các cụ CCB ai cũng thế cả sao, không sợ trời không sợ đât chỉ sợ mỗi Gấu. Mà sợ đến mức không dám cục cựa nữa mới thảm hehe. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.
Để nhớ lại dĩ vãng hào hùng, để trở về với chính mình ngày xưa đề nghị cụ Svailo nổ súng thật mãnh liệt vào, hợp đồng nhịp nhàng với chú ThaiE88 nhé. Mà đôi khi cũng phải hành quân tác chiến độc lập chứ không đánh trong đội hình lớn mãi được đâu chú ơi
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #55 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 09:23:19 pm »

@ Bác S'Vailơ: Những thông tin này hồi đó là cơ mật thiệt đó. Nhưng không phải em "hóng" được đâu bác ạ ! Chính em đã đánh máy các văn bản, chỉ thị, các báo cáo tình hình địch - ta trên chiếc máy chữ Remington Brand đó !

Chắc bác S'Vailơ còn nhớ: sau khi 88 về S'ra S'roong được chừng nữa tháng, do âm mưu đánh Siêm-riệp không thành, bọn địch tức tối "đổ đạn" vào 1 tiểu đoàn của 7705 đóng ở phum Chăn-so phía đông S'ra S'roong trên đoạn đường từ phum Bà-đạ đi Siêm-riệp (đoạn đường này nay đã được trải nhựa). Trận đó kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, dân ở S'ra S'roong nhốn nháo gói đồ đạc vào khăn cà-ma lết ra ngồi ở chân cầu thang chuẩn bị ... chạy vì nghe tiếng súng lớn nhỏ rất rõ, như ở kế bên vậy ! Đêm đó, C1/D1/E88 được lệnh xuất kích tăng viện cho bạn nhưng không đụng địch, 2 hôm sau về lại. Thực ra, ta đã nắm trước được toàn bộ kế hoạch của địch nên phòng bị và đánh trả rất tốt, nghe đâu chỉ bị thương nhẹ 1 anh do vấp ngã xuống công sự bị cây chọt thủng bụng (!),  địch bỏ lại gần 20 xác trên cánh đồng ngoài phum Chăn-so. Sau đó anh em 740 tiến hành gom bóc được rất nhiều địch ngầm trong dân do đã lộ mặt từ trận đánh này!

Bà Kan hả? Em có xa lạ gì với nhân vật này đâu bác S'Vailơ ! Hồi đó tướng tá chị ta trông khá "bảnh", đến bây giờ cũng còn phảng phất nét lắm ! Chị ta có một quán nước nhỏ bán rượu trà, thuốc lá, bánh trái cho bộ đội ta ngay trước cổng vào phum, bên ngoài bờ thành của P'sat P'rum, cứ địa của bác Đặng và là đầu mối trao đổi hàng hóa THAN-RƯỢU của bác Đặng ! Oái oăm thay, chị ta lại là nẹ s'nê-ha của bác Hồng "râu" trưởng tiểu ban quân lực E ! Đã có một số chuyện cười ra nước mắt chung quanh mối quan hệ ĐẶNG-KAN-HỒNG này không biết bác S'Vailơ có biết không (....). Năm 2007 khi em về thăm lại S'ra S'roong có gặp chị ta. Câu đầu tiên chị ta hỏi em là "Tằng pi nú đon ni boong Thai ban chup muc boong Hông nây Viet Nam mờ đoong na tê?" (Từ hồi đó đến nay anh Thái có gặp anh Hồng ở VN lần nào không?). Rồi sau đó hỏi tiếp "Nâu boong Đăng ây lâu ni dang na?" (Còn anh Đặng bây giờ ra sao?) . Vì thiệt tình không biết tin tức về các anh này nên em trả lời : "Du ná hơi min ban chup pon-te kh'nhum min ban đâng" (lâu lắm rồi không gặp nên tôi không được biết), vẻ mặt chị ta tiu nghỉu trông thật tội nghiệp ! ...

Cùng "mạt vận" với "anh hùng" Đặng còn có vài anh nữa : anh Duyên (D3, dân Hải Phòng), anh Oanh (C18, dân Quảng Ninh), anh Văn (D2, dân Hải Phòng), anh Thuyết (Quân y E, dân Hải Phòng) ... mỗi người một trường hợp, một hoàn cảnh khác nhau, trong đó anh Duyên là trợ thủ đắc lực của anh Đặng trong thành tích phá rừng Bần-tiây K'Đây !...

Thực ra, qua "hóng" chuyện và sau nhiều lần tâm sự với anh Đặng, em được biết không phải anh Đặng "bể chiến đấu" từ sau trận Lâm-run mà đã có hơi hướng từ trước, khi các anh cùng lứa : Giác, Sự, Tân, Phương, Chất ... lần lượt lên làm cán bộ tiểu đoàn, thậm chí trung đoàn mà anh ta vẫn còn "tụt tạt" mãi ở cái chức cán bộ đại đội. Con người này khá đặc biệt, rất "chì" trong chiến đấu, rất mưu trí  trong cầm quân mà cũng rất lãng mạn (đã sáng tác vài trăm bài thơ khá hay và lý thú), cũng "ngông" (nhưng không "cuồng") mà cũng rất thâm thúy đó bác S'Vailơ ạ ! ...
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tư, 2011, 11:21:39 am gửi bởi ThaiE88 » Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #56 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 10:18:24 pm »

@ Bác S'Vailơ: Những thông tin này hồi đó là cơ mật thiệt đó. Nhưng không phải em "hóng" được đâu bác ạ ! Chính em đã đánh máy các văn bản, chỉ thị, các báo cáo tình hình địch - ta trên chiếc máy chữ Remington Brand đó !
...


  ***************88
  Chính thế ! Chính thế mình mới gọi đích danh  tên " Phóng Văn Lình THAI "  đó chớ . Và " Hóng " là ở trong ngoặc kép mừ !  
Bởi nhìn ảnh , anh đã nhận ra THAIE88 chính là THAI Remington Brand  xưa rồi . Hắn được và phải đọc rất nhiều thứ " Cơ mật " .
  Chỉ hơi bất ngờ . Vì " thằng em THAI " xưa , nay đã ... HÓI mất rồi . Chẳng còn mấy thư sinh nữa !  Hè Hè ...

       @ VietPo'lut'  :  Thôi ! Ưu tiên cho chú " Trợ chiến " thôi , cháu ơi !
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2011, 10:39:53 pm gửi bởi svailo » Logged
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #57 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 05:09:34 am »


Tranh thủ lúc bạn "Thai88" đang đánh cặm cụi máy, lại ra ngoài làm điếu thuốc lào cùng bác 'binhyen1960" nè!

Tôi thật tình không có ý nói "những người" mà chỉ rõ xuất thân của anh ta. Nếu bác để ý trong các bài viết của tuocb41 luôn kèm theo cái quê quán của từng nhân vật được nêu ra bất kể tốt hay xấu. Ví dụ: Hạnh (người Hóc môn), Anh Cúc, Anh Tình (dân Hải phòng), Anh Sinh (dân Bù Đăng),v.v và v.v...

Trong bài, tôi chỉ có ý là anh chàng này rất tự hào về xuất thân, trình độ lý luận chính trị,...trong khi những người lính chúng tôi chỉ mới biết và học rất ít về chính trị, giác ngộ,...như Anh Chương nhập ngũ 1976, chỉ mới biết Cách Mạng có 1 năm duy nhất, đánh nhau kinh hồn trên Lộc Ninh....lên B trưởng chỉ trong 1 năm...Tuocb41 nhập ngũ 1978, cũng chỉ được học chút ít chính trị.....

Sau trận Lò Gò, tôi hỏi anh Chương xem anh chàng này đâu rùi, anh trả lời ngắn:"Nó về rồi!". Chưa hài lòng, tôi hỏi mấy đồng đội mới rõ:" Nó bị có vài mảnh M79 tí tẹo trên đầu nhưng từ chối đi tiếp, nó nói với anh Chương: em đã bị thương, mất sức chiến đấu, không thể nào tiếp tục đi nữa và hắn bám vào chiếc M113 biến xới luôn.....".
Logged
tuoc_b41
Thành viên
*
Bài viết: 476

Chết vì "lửa phụt hậu của B41"


« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 08:32:59 am »


Kể ra, tôi chọn đường chưa đúng lắm! Phóng viên chiến trường mới là sở thích vì bạn phải có cả tính "liều" lẫn "nghệ sĩ tính" (vì lúc đó chỉ ham lập công!).

Trong ký ức của tuocb41, những hình ảnh ấn tượng nhất như trận trên lộ 68 khi anh Chương B trưởng nhảy xuống chiếc M113, chỉ với 1 khẩu M79 đã bước và bước rất tự tin...rồi khi hết M79, anh sừng sửng với 1 tay M79 đã hết đạn, tay kia khẩu AK(của ang Sáng đã bị thương) xuất lệnh xung phong!!!

Rồi sau này, tôi còn nhớ hình ảnh của chính trị viên tiểu đoàn quần áo toàn màu đen, quấn khăn Ka ma thổi "tu - huýt" lệnh toàn đơn vị xung phong....

Còn biết bao thước phim giá trị mà chúng ta không thể ghi lại? Những trận khát nước, hành quân vất vã,..
Logged
phile
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 08:46:19 am »

Lê Hoàng Phi nhập ngũ 17/09/1978 ở C20-E88,xuất ngũ 17/7/1982.Hỏi bạn ThaiE88 tên gì,nhập ngũ năm nào,ở C,D nào E88?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM