Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:38:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200444 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 06:02:40 am »

. Tuy vậy riêng với tôi, chỉ có vợ nấu thì tôi ăn được, dù các món Em nấu chẳng giống ai và cũng không cần sự cố gắng nào. Tuy đã hơn ba mươi lăm năm sống ở miền Nam trong đó có năm năm đã từng nếm mùi món bò hooc trên đất Kampuchea nhưng tôi không cảm được các món ăn phương Nam, nhất là các loại nước chấm. Tôi rút ra được một bài học trong tiệc tùng hoặc bữa ăn bình dân là: Nếu khen một món ăn là ngon, thì chính món đó hợp khẩu vị người dùng chứ không phải nguyên liệu quí hiếm, gia vị cao cấp, kỹ thuật nấu đạt chuẩn mà chinh phục được mọi thực khách. Và nếu muốn có bữa ăn hấp dẫn thì không nên thiết kế quá nhiều món, gia vị của các món phải khác biệt nhau và tỷ lệ các món khô, nước hài hòa. Thật vậy, từ những mối quan hệ công tác và bạn bè thân thuộc đã hơn một lần tôi đối diện tiệc tùng yến ẩm ở những nhà hàng từ Cotinental, Rex, Majetic, White Place đến những nhà hàng Korea, Thailand, trong khu phố Phú Mỹ Hưng nhưng chỉ gây ấn tượng lạ lẫm như món mỳ Giang Đông hoặc cá hồi, cá ngừ đại dương còn sốngt trong món Shusi trong nhà hàng Nhật Bản, mà tôi cảm thấy không mấy thuyết phục. Vì vậy tôi có lời khuyên các bạn gái trẻ, nếu khả năng nội tướng hạn chế thì chớ chọn người yêu hoặc chồng biết nội trợ nếu không muốn mua lấy những khó chịu trong cuộc sống ẩm thực của gia đình hàng ngày.Thời gian này khi công tác ổn định, tôi và số đồng đội cùng học phổ thông dở dang khi nhập ngũ bắt đầu học lại chương trình bổ túc văn hóa tại trường cấp ba Ngô Quyền – thành phố Biên Hòa do các cô giáo trẻ là đoàn viên của trường kết nghĩa với đơn vị dạy. Tốt nghiệp BTVH, năm sau, anh Sửu trưởng ban quân lực lại điều tôi đi học tài vụ ở trường quân chính quân khu, sau tốt nghiệp tôi trở về đơn vị cũ và công tác tại tiểu ban tài vụ, ban hậu cần trung đoàn 26. Trong thời gian này có một đợt cải tạo tư sản và đổi tiền. Với các qui định rất ngặt nghèo chung của ban chỉ đạo thành phố Biên hòa còn cộng thêm lệnh thiết quân luật tại đơn vị. Đợt đổi tiền này qui định rõ định mức cho từng cá nhân, tập thể các cấp là bao nhiêu, nếu dư dôi số tiền quá nhiều sẽ bị kỉ luật, do vậy mới sáng sớm các anh lái xe tải ở tiểu đoàn 22 (đối tượng dễ kiếm tiền thời điểm ấy) lén nút đưa lên ban tài vụ cho tôi chừng gần ba chậu thau lớn loại tiền mệnh giá 5 đồng bằng nhôm. Có lẽ nắm được những kẽ hở trong quản lý tài chính của cơ quan tài vụ quân khu 7 nên anh Hiền phó kế toán trưởng lập chứng từ hợp pháp hóa số tiền nhập vào quĩ tăng gia của trung đoàn và đổi trót lọt. Về căn cứ mới, có xảy ra một sự kiện đáng nhớ do bất cẩn trong sử dụng vũ khí mà trường hợp xảy ra lần này không ai có thể lý giải nổi tại sao nó xảy ra trong khi cả một qui trình khép kín chặt chẽ, đồng bộ thì trái pháo xe tăng mới được lên ổ qui lát. Đó là, sau ngày diễn tập phối hợp chiến đấu giữa thiết giáp, bộ binh và pháo binh do quân khu 7 tổ chức. Đơn vị tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng gần trưa hôm sau trong quá trình bảo dưỡng thiết xa thì xe tăng T54 số 336 khạc một trái pháo bay vào dân cư khu (Suối máu). Đúng là một oan nghiệt, tuy không có thương vong về người nhưng tất cả các cấp từ sĩ quan chỉ huy chiến thuật xuống đến pháo thủ một, pháo thủ hai trong cuộc diễn tập xe tăng phải ngồi với quân pháp quân khu 7, và kết quả xử lý cuối cùng chắc không mấy nhẹ nhàng. Trong những năm là lính xe tăng ngoài việc tham gia huấn luyện chiến thuật chiến đấu, theo định kỳ, mỗi người lính chúng tôi còn tham gia sản xuất lương thực. Mỗi lần đi phá rừng phát cây làm rẫy trồng sắn trồng ngô cực một chút nhưng vui vì được vác súng carbin hoặc CKC đi sâu vào rừng săn thú săn gà hoặc ra rẫy nướng bắp, nướng sắn ở khu vực núi Chứa Chan, ngã ba ông Đồn - Long Khánh, nhưng cũng ngán khi mưa rừng ào ạt, nằm trong võng ni lông treo tòn ten trên lán rẫy nghĩ cũng buồn buồn, cộng thêm cái nạn bị bò cạp chích lúc sáng sớm thọc chân vào ống quần, vào dày. Lúc này không thể tả được các động tác chống đỡ vô vọng rất mắc cười khi con bò cạp tự do tác chiến trong quần. Sau này rút kinh nghiệm nếu thọc chân vào quần mà phát hiện bò cạp cư ngụ trong đó thì bình tĩnh nhẹ nhàng từ từ rút từng chân ra mới thoát nạn, rồi xử lý kẻ địch sau. Mỗi sáng sớm sau mưa, vào rẫy làm việc thì muỗi vằn và vắt đen tha hồ liên hoan trên các khu vực da hở, nghĩ rất ngán nhưng không có lý do gì chối từ nhiệm vụ. Nhớ mãi một lần vào ngày chủ nhật chúng tôi chia hai tốp đi săn, đến trưa tốp bên này chỉ săn được mấy con chim xanh và sóc. Ngược lại, tốp bên kia đi rất sâu vào rừng, lúc về khệ nệ  khiêng năm con dọc, mỗi con chừng gần 20 kg, trong đó có một con dọc mẹ dù chết mà vẫn ôm cứng một con nhỏ còn sống, gỡ mãi mới ra. Đến trưa vào bữa ăn, nhìn mấy bạn mỗi người cầm một bàn tay dọc đã hầm kỹ với măng chua vừa gặm vừa mút, tự nhiên tôi rùng mình lên cơn nóng lạnh và bỏ ăn khi nhớ lại khuôn mặt, làn da của những con dọc mịn màng như da người sau khi cạo sạch lông. Từ đó sau nhiều năm mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy bất an. Thành quả lao động của những người lính chúng tôi có lẽ cũng chỉ đắp đổi phần nào về lương thực lúc giao thời khó khăn của tổ quốc của quân đội nhưng nghĩ lại mới thấy cái mất mát tai hại của những cánh rừng nguyên sinh bị vén dần trơ trọi mà không loại trừ cả sự lợi dụng của lâm tặc núp bóng các tổ chức, chính quyền sở tại phá hoại tham ô mà loại tặc này thời nào cũng có.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 06:04:29 am »

. Thời gian đi tăng gia, một ngày chủ nhật nghỉ, tôi lọ mọ theo xe đò từ ngã ba Ông Đồn ngược lại ngã ba Dầu Giây rồi theo đường 20 hướng Đà Lạt đi tìm anh Phức với một dòng địa chỉ mơ hồ là Đoàn 600 xây dựng kinh tế – bến Tài Lài – Đồng Nai. Dọc đường đi, dù bỡ ngỡ, tiền bạc trong túi rất ít nhưng tôi không quan tâm đến cái khó khăn trước mắt, tâm thái lúc đó như thằng điếc không sợ súng. Qua cây cầu sắt trên trục lộ 20 vắt qua nhánh sông lớn đổ về sông Đồng Nai, qua hòn đá chồng chông chênh mé lộ đến cây số 142 ngừng lại, nhà xe mời ông trung úy giải phóng (binh nhất) xuống xe và hướng dẫn tỉ mỉ đường vào Nam Cát Tiên, đón xe ôm đi trên con đường ổ voi ổ bò toàn đá hộc hơn hai mươi km cũng tìm được đến nơi. Anh em  gặp nhau vui quá nhưng thấy anh sống thế này mà ái ngại. Cuộc sống sinh hoạt của lính kinh tế chuyên sản xuất lương thực của tổng cục hậu cần ở trong những căn nhà lợp bằng lá trung quân, sạp nằm bằng phên tre kê trên những tảng đá ong, ban ngày nắng rọi thẳng xuống sạp nằm vì nắng khô làm lá cong tếnh nhìn rõ bầu trời, nhưng đêm xuống hoặc có mưa thì lá xẹp xuống kín bưng không hề có giọt nước nào lọt xuống nền lán. Nhưng tôi ngán nhất cơ man nào là vắt, đen trũi nhỏ xíu bằng cái tăm, bò khắp nơi và rất thính phát hiện hơi người. Ráng ở chơi với anh hai ngày, trở lại núi Chứa Chan nơi đơn vị tăng gia và chịu kỉ luật cảnh cáo vì bỏ đơn vị đi hai ngày không báo cáo. Năm sau anh xây dựng gia đình với chị Miên quê Xuân Trường, cùng đơn vị và lập nghiệp tại chỗ. Nay các con anh chị đều phương trưởng, cuộc sống kinh tế khá vững vàng và là nơi chúng tôi thường về nghỉ mát trong những dịp hè, tết tại khu vực rừng quốc gia Cát Tiên, xã Nam Cát Tiên , Huyện Tân Phú, Đồng Nai. Tuy bị cảnh cáo về việc bỏ đơn vị đi chơi nhưng với bản tính tò mò và thích tự do vô kỷ luật vẫn thôi thúc tôi tiếp tục vi phạm kỷ luật. Tuần khác cũng ngày chủ nhật nghỉ, tôi tiếp tục đón xe từ ngã ba Ông Đồn quay về hướng Biên Hòa, đón xe theo quốc lộ 51 đi vũng tàu, tìm gặp đồng hương trong đó có Tiếm ở làng Hồng Kỳ đang quản lý các biệt thự của tướng lĩnh quan chức chế độ cũ, dưới sự tiếp quản của đơn vị. Tiếm ở một mình trong căn biệt thự của tướng Nguyễn Cao kỳ, nằm cheo veo trên sườn núi bãi Dứa. Buổi tối đứng trên lan can trước sân biệt thự nhìn ra xa là khoảng trời biển bao la của vùng lõm vào thành vũng, các con tàu viễn dương im lìm neo đậu, đèn sáng trưng như những thành phố nổi, bất chợt tôi mới hiểu ý nghĩa người Sài Gòn gọi địa danh Vũng Tàu là Ô Cấp (Aucap) tức đất mũi, bắt đầu từ bãi trước, lên dốc, tới sườn cao gặp đỉnh nhọn là tượng Chúa cứu thế giang tay nhìn ra khơi xa, rồi đổ dốc xuống bãi sau. Đó là toàn bộ phần đất nhô ra biển tạo thành cái vịnh êm ả thanh bình lăn tăn sóng xanh. Sáng hôm sau xuống biển trong làn nước trong mát lạnh, nhưng cũng rất nhanh chóng phải lên bờ vì vùng biển bãi dứa rất nhiều đá ngầm là nơi sinh sống của loài giáp xác mà lúc bơi lội, tôi đạp phải một dề con hàu đau điếng, khi lên bờ nhìn bàn chân máu đỏ đầm đìa và vô số vỏ hàu màu đen gim chi chít. Tuy đau và giảm vui nhưng cũng thỏa chí tò mò vì mặc dù mang tiếng là quê biển nhưng chưa một lần được đằm mình trong nước biển do bãi biển Giao Thủy quê tôi là bãi bồi, hoàn toàn bằng đất phù sa do đó nước biển ven bờ luôn đục ngàu màu đỏ, chỉ có ngư dân vì miếng cơm manh áo mới phải đằm mình dưới nước bùn như vậy. Sáng hôm sau xuống đường bằng những bậc đá  dốc đứng, theo phía tay phải là con dốc dài dẫn xuống bãi trước, tôi trở về ngã ba Ông Đồn mà lần này may mắn chỉ huy đoàn tăng gia không biết tôi mới bỏ đi chơi lần nữa.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 06:28:14 am »

-  Đầu năm ấy, sau khi nghỉ hưu bố vào thăm dòng họ ở miền Nam (di cư 1954) và thăm các con. Tôi được nghỉ phép năm và cùng với bố trở về miền Bắc sau ba năm xa cách. Cần tả lại đôi chút chuyến trở về quê hương sau giải phóng trên con tàu thống nhất. Ấn tượng đầu tiên là hết một buổi sáng trong cuộc chen lấn đến bẹp bụng, nghẹt thở bên cạnh sự giúp sức của anh Đức với một xấp đủ các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của bố và của tôi như thủ tục xuất cảnh qua một quốc gia khác để mua được hai cái vé tàu, tối hôm sau lên tàu cũng phải trải qua cảnh hỗn quân loạn quan để đến được chỗ ngồi thì phải trèo lên vai lên đầu người khác cùng vô số những hàng hóa, nhất là những bao gạo chất đống nhiều vô kể. Con tàu xuyên Việt hú hồi còi dài rời ga Sài Gòn trước cửa chợ Bến Thành, chậm chạm như một con cuốn chiếu già nua tiến về phía Bắc nhưng cứ phải dừng lại liên tục vì đầu tàu không kéo nổi những toa xe quá tải. Hành trình là một trải nghiệm nhớ đời diễn ra trong sinh hoạt bẩn thỉu, thiếu nước trầm trọng, chỗ nào cũng có mùi hôi thối, nhẫy nhuộc bùn đất từ những bàn chân trong nhà vệ sinh đi ra, cùng bụi than của đầu tàu, bụi đường và mồ hôi điểm tô thêm sự nhem nhuốc khắc khổ của hành khách để gần một tuần mới ra đến ga Nam Định. Tuy mệt mỏi nhưng chan chứa niềm vui như một nhà thám hiểm mới hoàn thành chuyến viễn du khám phá cảnh quan và những nét đặc trừng của từng ga tàu dừng, từng vùng miền tổ quốc thân yêu, và trong tôi văng vẳng câu hát
           Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay
           Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi
           Nhớ khi xưa em chờ anh tới
           mà tàu anh đang vượt qua núi cao...
 Về quê hương, liềm vui thì rất nhiều, nhưng chưa kịp cảm nhận hết những thân thương của lũy tre làng, con mương xanh nước chảy êm đềm, tiếng chuông nhà thờ ngân nga sáng, trưa, tối cùng sự cảm động vui mừng của mẹ, niềm hân hoan của các em của bạn bè thì tôi nhận được lệnh trở lại đơn vị tham chiến mặc dù ngày nghỉ phép còn dài vì chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ. Ngày hôm sau, với quyền ưu tiên chiến sĩ trở vào chiến trường Tây Nam. Lần đầu tiên được đặt chân đến Thủ Đô, vì ngày ra đi khỏi làng quê heo hút, bước chân trải miết về phương Nam, trong bộ não không có chút khái niệm gì về những địa danh phía Bắc, Kể cả thủ đô. Và cũng lần đầu tiên được bay trên bầu trời tổ quốc bằng chiếc IL 18 cũ rích của Liên Xô mà trong đầu có cảm giác nâng nâng lạ từ sân bay Gia Lâm vào sân bay Tân Sơn Nhất để trở về đơn vị.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 09:07:51 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 02:34:31 pm »

KỂ CHUYỆN (BUÔN LẬU):
- Ngày đó, thỉnh thoảng về Việt Nam công tác, hay nghỉ phép, từ quan tới lính thường ra chợ Tucthala mua thuốc lá Samit, Gold city, Rumdoor hoặc vải, bột ngọt về bán lấy tiền chênh lệch trang trải chuyến đi. Thông thường thì mỗi người tự điều chỉnh hạn mức số lượng sao cho trót lọt cửa khẩu mà không bị tịch thu. Khổ nỗi, lòng tham của con người có đáy bao giờ đâu. Thường thường chuyền đi cũng (an toàn) đi đến nơi, về đến chốn nhưng.. Chuyến xe tôi đi hôm ấy, khi qua cửa khẩu của Bạn, xe dừng lại trước cổng chào có hàng chữ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - CỬA KHẨU MỘC BÀI. Đội liên hợp cửa khẩu gồm: Công an biên phòng. Hải quan. Kiểm dịch động thực vật biên giới bắt đầu tác nghiệp. Qua hai giờ dưới ánh nắng trưa hè chói chang biên ải, ai cũng ngao ngán khi có lệnh quay lại xe thì ôi thôi! chiếc xe Car của binh trạm 21 như mới bị bọn đánh bom liều chết chọn làm mục tiêu vì cán bộ cửa khẩu tháo từng thanh nẹp nhôm, từng ốc vít trên thân, cánh cửa và trần xe lôi ra hơn một trăm cây thuốc lá. Xe lăn bánh vào nội địa quốc gia với bản nhạc Rab, Rock inh tai nhức óc của cái thân xe già nua khốn khổ tanh bành mà cũng không ai còn hơi sức đâu mà vặn lại từng con ốc.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 06:34:29 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 02:50:24 pm »

- Vậy mà đã yên đâu, vào nội địa đến trạm gác Suối Sâu, bị chặn lại kiểm tra, đến thị trấn Củ Chi bị một xe Moto của kiểm soát quân sự ách lại vì cái tội không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe trước đó hai km. Thế rồi cái đích cuối cùng cũng tới. Tại trạm hậu cứ đường Lý Thường Kiệt Quận 10, ngoài sự buồn bã khôn nguôi của bác tài, còn lại anh nào trên xe cũng hỉ hả với khuôn mặt tươi rói mặc dù rất nhếc nhác bụi đất đỏ đường trường vì trong mọi chỗ có thể ngụy trang đang chứa đựng một hứa hẹn vui. Riêng tôi có lẽ vui nhất vì cái thùng xốp khá to tôi để chình ình hơ hểnh ngay bậc lên xuống của xe cho mọi người tha hồ dẫm đạp và cán bộ cửa khẩu chau mày, chun mũi bỏ qua được tôi nạp vào đó một hỗn hợp cá linh tươi, đá cây và hai mươi cây thuốc lá Samit. Cá thì đưa cho Anh chị Chính kho làm thức ăn, thuốc đưa ra chợ Tân Bình, lãi gần hai nghìn đồng. Chập choạng tối mới về tới Xã Tân Qui huyện Nhà Bè Gặp Vợ con trong niềm hoan hỷ. Ôi sung sướng làm sao để tả hết niềm vui của một anh lính (buôn lậu biên giới) trót lọt.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 05:15:51 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 06:41:58 pm »

-Kính chào 2 bác ! Mời các bác sang ngay quán nước nhận đồng hương ,rồi ta bàn chuyện liên hoan khen thưởng ,tổng kết cuối nam nào  Grin
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23370.new.html#new

Xin chào Bschung và các cụ xin cho vetran và Anh Thơ đăng ký trước hai suất. Tính cho tử tôn theo nữa nhưng trước mắt chúng đang kẹt chuyện học hành và picnic theo trường.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #76 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 08:18:01 pm »

                   Chào bạn vetran. Tranphu341 đọc bài của bạn về những chuyện đi qua cửa khẩu thời đó chắc mọi người đều giống nhau. Đi về nước cũng phải tranh thủ gói mấy gói "Bưu kiện" về làm quà. Ngoài viết tên người nhận, người gửi, mặc dù đó là của mình  Grin Grin Grin Hồi đó hàng hóa ở VN mình hiếm, nên cái gì cũng bán được lài gấp đôi. Đủ tiền chi phí trong mấy ngày công tác ở VN.

                   CHÚC BẠN NHIỀU SỨC KHỎE VÀ NHIỀU BÀI VIẾT HAY ĐỂ CHO ANH EM CÙNG THƯỞNG THỨC!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 06:41:46 am »

Chào bác Tranphu341. Của đáng tội, bác nhắc tôi mời nhớ,cái vụ quà gửi. Mỗi người về nước chí ít cũng phải đèo theo hai mươi gói quà, tên người gửi, người nhận đầy đủ và không thể thiếu một cái giấy xác nhận của thủ trưởng cấp E, đóng dấu đỏ chót thì cửa khẩu Mộc Bài mới chấp nhận, nhưng bác nói toàn bộ của mình là chưa đúng mà trong đó có một vài gói của đồng đội nhờ thật, thậm chí có cả một gói của một thủ trưởng nào đó nữa chứ. nhưng tôi xin kể chuyện thông minh láu cá này hầu anh em giải trí chơi: Hôm ấy trên chiếc xe (vọt tiến), có thâm niên trong quân đội có lẽ cũng xấp xỉ tuổi tôi lúc đó, ì ạch chở gạo, cá khô, mắm kem, ruốc cá về Việt Nam cho trạm hậu cứ binh trạm ở quận 10 nấu cho bộ đội các đơn vị quá cảnh K công tác (Chỗ này là nghịch lý, vì các đơn vị bạn vận tải từ Tân Cảng như E 649, E33, E660 phương tiện thủy chở những thứ này cho chiến trường qua đầu mối đơn vị tôi. Thay vì trạm chốt lên tiền phương cục trong cổng Phi long nhận tiêu chuẩn của chốt là hợp lý nhưng hậu cần đơn vị lại chuyển ngược hàng về mới là hay). Chuyến xe nhận nhiệm vụ khi quay về sẽ chở thuốc điều trị của trạm xá và của toàn bộ quân y thuộc binh trạm và tôi chịu trách nhiệm đi nhận, áp tải hàng. Hồi đó các kho hoang của Pốt chứa hàng ngàn mặt hàng từ cao cấp tới đồ gia dụng trong đó có hàng ngàn thùng thuốc bột DDT diệt côn trung của Mỹ còn lại. Bao bì là một hộp giấy nện cứng như gỗ, tôi trút bỏ hơn hai phần ba thuốc trong một bịch bóng kính rất dày và mềm, nạp xuống đáy thùng là bột ngọt và thuốc Samit, trên miệng thùng là một phần ba thuốc sâu DDT cột chặt trong bao, úp lộn ngược đít bao lên. Tại cửa khẩu, các cán bộ khám rất kỹ, nhưng bỏ qua cái thùng, vì sau khi mở nắp gỗ, mục sở thị thùng thuốc DDT đầy có ngọn, kèm theo cái giấy xuất kho, xuất thuốc diệt côn trung cho trạm hậu cứ phun muỗi. Về tới cứ, bàn giao thuốc DDT cho Vị quân y trạm, còn mình hưởng cái đáy thùng...Khỏi tả niềm vui...
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 05:14:54 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #78 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 09:08:01 am »

hehe bác vetran viết rất hay , rất khỏe nhưng bác cố gắng dùng unicode đi để anh em đọc cho dễ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 01:21:14 pm »

hehe bác vetran viết rất hay , rất khỏe nhưng bác cố gắng dùng unicode đi để anh em đọc cho dễ  Grin
Đề nghị bác Haanh bấm vào Ctrl, lăn bánh xe giữa chuột, phóng to lên đọc dễ hơn nhiều! Xin chào
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM