Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:36:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200419 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #580 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 03:38:42 pm »

 Cám ơn bác Tranphu trước . Nghe bác kể thấy căn bệnh giống nhau quá . Em bị đau từ Noel cơ . Nhưng giờ cũng đỡ được 50% rồi . Nếu hè về mà còn đau , thì em tìm và nhờ đến bác . Cám ơn bác trước nhé .
   

                Vậy tốt nhất là bạn tự tập chuyển động mạnh và có thể sẽ tự khỏi như TP, và như giải thích của ông B/sỹ Cần.

                CHÚC BẠN NHANH KHỎI ĐAU!
Trường hợp đau của bác quannhu172 và của bác Tranphu431 có thể là một nguyên nhân giống nhau, mà nó là một trong những nguyên nhân rất vớ vẩn do vận động làm việc mà các động tác gây lên làm trái chiều sinh lý làm cho đầu tiên giãn dây chằng khớp sau đó cả hệ thống gân cơ khớp, thậm chí cả bao khớp cũng co thắt gây lên thiểu dưỡng do máu lưu thông kém, không đủ cung cấp dưỡng chất, Ôxy và các chất thiết yếu khác cho hoạt động của các mô cơ gân khớp gây lên hội chứng Sudeck.
Hội chứng ở chi trên hay còn gọi là “hội chứng vai tay” xuất hiện từ từ hay đột ngột, diễn biến qua 3 giai đoạn - Đau và nóng đỏ toàn bộ chi trên từ vai xuống bàn tay (giả viêm) - Rối loạn dinh dưỡng và lạnh - Teo  và mất chức năng vận động. Không có biểu hiện viêm trên lâm sàng và xét nghiệm. thời kỳ đầu, không thấy tổn thương trên hình ảnh quang tuyến X, nhưng thời gian muộn hơn qua phim X quang sẽ thấy tình trạng xương mất vôi lan toả hay lốm đốm. Bệnh có diễn biến kéo dài nhiều tháng tới vài năm; nếu không được đIều trị tốt thường để lại di chứng rất nặng nề ( teo cơ cả chi, cứng các khớp vai, khuỷu, cổ tay, xơ cứng da và mô dưới da).
Hội chứng ở chi dưới phần lớn gặp sau chấn thương; thường có triệu chứng ở bàn chân, cẳng chân, hiếm gặp ở cả chân (mông,đùi, cẳng , bàn chân). Các triệu chứng giống như chi trên, chia 3 giai đoạn nhưng thường không đầy đủ điển hình nên dễ chẩn đoán nhầm với một số cấc bệnh khác (viêm tắc tĩnh mạch, viêm tấy do nhiễm khuẩn, gút..)
 *. Điều trị hội chứng Sudeck
1. Nguyên tắc chung
Chống đau, chống rối loạn vận mạch, chống loãng xương, phục hồi chức năng.
2. Những thuốc được dùng điều trị
- Chống đau: acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid uống hoặc tiêm( ví dụ như Dichlofenac Film coated Tablets, Ibuprofen Tablets, Nimesulid Tablets, Voltaren Tablets, Voltaren Injertion, Dichlofenac Injertion.v.v)
- Chống loãng xương: calcitonin , biphosphonat
- Điều chỉnh thần kinh thực vật: chẹn beta với propranolon
- Thuốc chưa rõ cơ chế: thuốc chống nấm griseofulvin
- Chống đau tại chỗ: phong bế bằng xylocain; hydrocortison acetat (tiêm vào khớp) Nhưng các bác phải rất cân nhắc vì tác dụng phụ của các thuốc này.
3. Vật lý trị liệu -  phục hồi chức năng
- Xoa bóp
- Vận động liệu pháp
-  Thuỷ trị liệu
- Siêu âm, sóng ngắn
- Trong trường hợp của anh Tranphu341, đã gặp thầy giỏi là “phước chủ lộc thầy rồi”. Nhưng cũng như cơ chế ban đầu gây đau và quá trình diễn biến căn bệnh ngày càng nặng là do ý thức chống đối của con người trưởng thành, tức là : khi cái đau tới, thì thay vì mình cứ kệ nó, để tay vai, cổ ở tư thế sinh lý, toàn thân buông lỏng thì các cơ gân, khớp xương tự nó thư giãn, không tăng co thắt, máu tưới điều hòa, cung cấp đủ Ôxy và dưỡng chất cho khu tổn thương đầy đủ, đồng thời máu chuyển tải những chất độc hình thành trong quá trình chuyển hóa dở dang ở những mô cơ viêm đi đào thải thì tự nhiên cái đau giảm dần,. Nhưng ngược lại Bác cứ gồng, chống lại cái đau, xoay xỏa tìm cách đặt tay chân hoặc oặn ẹo cổ gáy để tìm tư thế giảm đau theo ý mình, thì ngược lại các cơ càng co thắt theo đúng cơ chế của hội chứng  Sudeck (đau – co thắt – đau tăng – tăng co thắt…) Lúc đó máu không tới được chỗ tổn thương,  gây thiểu dưỡng và nếu thiểu dưỡng kéo dài thì thoái hóa và hàng loạt di chứng xấu xảy ra nhưng cũng phải thời gian khá dài (6 tháng trở lên). Đáng lẽ khi thầy tiến hành thủ thuật thì bác tranphu341 phải buông thõng tay, cơ thể nhão ra và tất nhiên coi cái đau như (ăn kẹo) thì  số lần điều trị ít hơn, kết quả sớm và tuyệt vời hơn và dĩ nhiên tiền chi phí sẽ ít hơn.  Bác tranphu341 và quannhu172 cứ nghiệm dùm tôi hai câu chuyện này: Thứ nhất, cùng một chiều cao rơi tự do, một người lớn bị tổn thương trầm trọng hơn một đứa trẻ mới hai tuổi. Thứ hai là trong “Nhu Đạo” các võ sĩ luôn thực hành (nhu thuật) với phương châm “DĨ NHU THẮNG CƯƠNG” là họ dựa vào các yếu tố tâm sinh lý của con người trong xử lý những trường hợp cụ thế ấy.
 -Tiếc quá phải chi em vào VMH sớm có phải bợ được món khổng lồ của bác Tranphu341 rồi không. Thôi chúc mừng bác tai qua nạn khỏi là tốt rồi. Kính


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2012, 08:24:16 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #581 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 04:05:07 pm »

             Cha cha....Hay quá vetran đúng là 1 Giáo sư mới đúng. Việc gì, bệnh gì cũng giải thích rất rõ ràng tỷ mỷ. Trong đầu bạn như là kho từ điển về đông, tây, y, kim cổ. Hay giống như các nhà nghin cứu giáo phái vậy. Thật tuyệt vời! Tranphu341 mà được ở gần thì khai thác cái "kho báu" này thì tuyệt biết bao! Hoặc gây tranh cãi thì cũng nhiều lý sự lắm đây  Grin Grin Grin

             CHÚC VỆ-ANH THƠ CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2012, 07:56:56 am gửi bởi tranphu341 » Logged
quannhu172
Thành viên
*
Bài viết: 188

Chết vì cuồng vọng một cách lố bịch!


« Trả lời #582 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 04:57:45 pm »

   Các bác cựu nhà ta ơi ! Khi đau yếu thì phải đi khám bình tình và đi bác sĩ nhé ! Để cho khỏe và còn tính chuyện làm ăn nữa . Cố gắng có được miếng đất để giành cho mình trong 2 và 3 chục năm tới nhé . Vì đất là bất động sản mà . Càng nhiều bất động sản thì càng khỏe và càng không ốm .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 05:09:28 pm gửi bởi quannhu172 » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #583 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 07:04:54 am »

Chào các bạn, cám ơn các bạn đã sôi nổi tham gia .Mình có 1 cao kiến cho bạn trung-truc ,đó là không bước xuống nước khi chưa có áo phao  Grin .
Chào bác vetran ! Xin hiến với bác (cũng may là khoảng 5 phút sau thì có đồng đội lại giúp ,khiêng anh ta lên bờ ,rồi đốt lửa sưởi ,lúc này anh ta bắt đầu mềm lại và sùi bọt mép ,kiểm tra thấy anh ta thở trở lại ,liền vội vàng tổ chức khiêng đến bệnh xá E để cấp cứu .Sau vài ngày ,anh ta về lại đơn vị ,công tác bình thường (những trường hợp chết ,là do đi tắm 1 mình ,nên khi bị sự cố ,không ai biết để cứu ) .

Kính thưa các bác trong topic, bây giờ tôi rút kinh nghiệm là không đá lộn sân nữa cho nên qua ý kiến và câu hỏi của bác BS-812. Tôi xin trả lời tại topic này, mong các bác quan tâm đến vấn đề thì tham gia cho rôm rả cửa nhà:
Thưa bác Bs-180 Căn cứ những thông tin bác cung cấp và theo tinh thần câu hỏi. Vetran xin góp mấy ý mọn như sau: Trên một cơ thể mới trải qua sự dày vò của kí sinh trùng sốt rét, với triệu chứng là bên ngoài thì nóng như lửa nhưng cảm giác thì run bần bật do các chất độc từ sự phá hủy hồng cầu và thể dịch cộng với ngoại độc tố của kí sinh trùng sốt rét tác động lên trung khu điều nhiệt ở não gây lên cơn rét run và các triệu chứng khác đã làm cho con người vô cùng yếu đuối bất lực trước các tác động của môi trường
Xét về khía cạnh Đông y: Khi có bệnh, cơ thể đã mất cân bằng âm dương biểu lý, hàn nhiệt hư thực. Do đó hệ thống kinh lạc huyệt vị cũng mất cân bằng theo. Huyệt cần mở thì đóng, huyệt cần đóng thì lại mở mà lúc đó không được sự tư vấn của quân y, sự chăm sóc của đồng đội, để anh em đi tắm sông tắm suối, nhiễm lạnh đột ngột, co mạch toàn bộ cơ thể thì đột quị là điều dễ hiểu, trong lúc đó nêu không có sự phát hiện kịp thời và hỗ trợ của đồng đội thì sẽ tử vong do ngạt nước với hơn 5 phút thiếu Ô xy thì tế bào não khó hồi phục. Do đó để chăm sóc anh em sau sốt rét, sốt xuất huyết và các sốt nhiễm trùng khác thì tốt nhất phải pha nước tắm rửa cho hết lạnh giá, tắm trong chỗ kín gió, nên tranh thủ thời gian và lau thật khô, ngồi tại chỗ 10 phút hãy mở cửa ra ngoài để cơ thể kịp thích nghi với môi trường. Cũng như vậy, chúng ta đừng ỷ vào sức khỏe  bình thường mà mở cửa phòng ngủ đột ngột trong đêm khua và sáng sớm để bước ra ngoài trong khi các huyệt trên cơ thể đang mở sau một đêm dài nghỉ ngơi chưa kịp trở về vị thế sinh lý, sẽ bị gió lạnh thâm nhập vào hệ thống Kinh Lạc, nhất là các huyệt thuộc Kinh Bàng Quang, Kinh Thận, Kinh Tam Tiêu và huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu sẽ gây đột quị ngã tại chỗ mà dân gian gọi là trúng gió độc. Có thể không tử vong nhưng chí ít cũng “bán thân bất toại” méo miệng, liệt mặt, một bên mắt mở hoài như (Đổng Trác) kể cả lúc ngủ say. Trong trường hợp này, sau giấc ngủ đêm, muốn ra ngoài, tốt nhất anh em né qua một bên, mở từ từ cánh cửa cho gió bên ngoài lùa vào, nhiệt độ trong ngoài phòng hòa nhập rồi hẵng bước trực diện với cửa để ra ngoài. Xin vài dòng mạo muội mong các bác thông cảm.


« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2012, 06:37:04 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #584 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 08:02:24 am »

Chào vetran và bác Trần Phú
Thật thú vị và bổ ích khi vào trang VMH này. Không những nắm được, hiểu được về các góc cạnh của chiến tranh qua các hồi ức của người lính, mà còn hiểu được biết được những kiến thức cuộc sống như vấn đề sức khỏe và việc điều trị bệnh tật. Đúng như bác Trần Phú nói vetran đúng như một giáo sư, Thanh Sơn thấy vetran uyên thâm nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là chuyên môn y học. Vì là diễn đàn nên chúng ta có quyền chia sẻ mọi vấn đề của cuộc sống và qua đó có thể truyền cho nhau những kinh nghiệm mà mỗi một chúng ta đã trải qua.
Bận việc lu bu quá chưa ghé vetran chơi được. Không biết thứ 7 vetran có đến làm việc ở cơ quan không? Hôm đi dự họp mặt offline QK7 có hỏi lamlinh vợ chồng vetran - Anh Thơ đến chưa, thì được báo là hai người không tới đc vì phải đi nhà thông gia... hihi không biết sắp tới trở thành ông nội hay ông ngoại trước đây?
Chúc các bác vui vẻ và hạnh phúc.
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #585 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2012, 05:04:27 pm »

Chào bác vetran .Cám ơn bác đã giải thích cặn kẽ ,từ đây có thể rút ra bài học kinh nghiệm nơi chiến trường là :Ở dơ có thể sống lâu  Grin ;Và bài học hiện tại là :Đã yếu thì đừng ra gió  Grin Grin .
Lại có thắc mắc với bác ;Trong Đông y ,người ta chẩn bệnh bằng cách bắt mạch .Vậy làm sao để phân biệt và biết đó là tượng mạch nào ;Vì khi sờ vào cổ tay ,em chỉ thấy mạch nhảy tưng tưng theo nhịp tim thôi chứ đâu có thấy gì khác .Chào bác
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #586 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 08:22:54 am »

Chào bác vetran .Cám ơn bác đã giải thích cặn kẽ ,từ đây có thể rút ra bài học kinh nghiệm nơi chiến trường là :Ở dơ có thể sống lâu  Grin ;Và bài học hiện tại là :Đã yếu thì đừng ra gió  Grin Grin .
Lại có thắc mắc với bác ;Trong Đông y ,người ta chẩn bệnh bằng cách bắt mạch .Vậy làm sao để phân biệt và biết đó là tượng mạch nào ;Vì khi sờ vào cổ tay ,em chỉ thấy mạch nhảy tưng tưng theo nhịp tim thôi chứ đâu có thấy gì khác .Chào bác


- Thưa bác BS-812 tôi cũng không được học hành đến nơi đến chốn vấn đề này, cơ bản ba đời trước nhà tôi là nhà nho và làm đông dược chữa bệnh giúp dân nghèo là chính, nên tôi ảnh hưởng từ nhỏ và đến lúc  đã học tây y rồi tôi mới “cưỡi ngựa xem hoa” ở trường QY và ở viện y học dân tộc  chừng hơn một năm, rồi mấy chục năm nay ngoài thực hành tây y, tôi thường phối hợp với đông y để tăng hiệu quả điều trị. Vấn đề bác nêu, không hề dễ trả lời bởi từ kỹ thuật chẩn trị nó đã trở thành nghệ thuật siêu đẳng của các bậc thầy THẦN Y sử dụng cảm giác những ngón tay để bắt những (ma bệnh) phải lộ diện, mà chung qui nó cũng nằm trong “Tứ chẩn” đó là “vọng, văn, vấn, thiết” trong (Thiết) có ( Thiết mạch) Nên tôi mạn phép các sư phụ trong nghành được cập nhật mấy nội dung về (chẩn mạch) và cùng bác BS-812 trao đổi như sau:
 - theo Thiên ' Mạch Yếu Tinh Vi Luận'  “Chẩn mạch thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hòa, khí huyết chưa loạn,do đó, có thể tìm thấy mạch bệnh”.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 09:27:44 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #587 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:04:09 am »

Tuy nhiên, Uông Thạch Sơn, trong ‘Thạch Sơn Y Án' đã nhận định rằng: “Nếu gặp bệnh thì bất cứ lúc nào cũng có thể chẩn mạch, không cần chẩn mạch vào lúc sáng sớm mới được”.
- Trước khi chẩn mạch, nên để cho người bệnh nghỉ 1 lát cho khí huyết được điều hòa.
- Không nên xem mạch khi người bệnh ăn uống qúa no, đói qúa hoặc mới uống rượu, đi xa đến mà mệt mỏi...
- Ngoài ra, ống tay áo người bệnh quá chật, hoàn cảnh chung quanh ồn ào... cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn mạch.
*- Tư Thế Lúc Xem Mạch.
- Theo sách 'Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa' thì : “Người bệnh nên ngồi thẳng thắn, tự nhiên hoặc nằm ngửa, cánh tay nên duỗi ra 2 bên, bàn tay để ngửa cho huyết mạch lưu thông tốt và không ảnh hưởng đến mạch”.
Sách 'Y Tông Kim Giám' nêu rõ: ”Người bệnh nằm nghiêng thì cánh tay phía dưới đè lên làm mạch không chạy được. Nếu co tay lại thì bàn tay bị bế tắc, mạch không lưu thông. Nếu để xuôi tay thì máu dồn xuống làm mạch bị ứ trệ, nếu giơ tay lên cao thì khí chạy lên mà mạch nhảy. Nếu co cơ thể lại thì khí bị nén mà mạch bị gò bó. Nếu người cử động thì khí bị nhiễu loạn mà mạch chạy nhanh...”
Thầy thuốc nên ngồi nghiêng đối với người bệnh, dùng tay trái để chẩn mạch ở tay phải người bệnh và ngược lại dùng tay phải chẩn mạch ở tay trái.
*- Định Hơi Thở
Thầy thuốc cần ổn định hơi thở, giữ vững tiêu chuẩn: 1 hơi thở ra, hít vào tương ứng với 4 lần mạch đập. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn này, tập trung chú ý vào các ngón tay đang đặt trên các bộ vị để thăm dò mạch tượng và số mạch đếm của người bệnh. Do đó, thiên 'Mạch Yếu Tinh Vi Luận'  ghi: “Phương pháp chẩn mạch cốt ở tâm hư tĩnh”.

Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #588 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:05:36 am »

*- Cách Đặt Tay Chẩn Mạch
- Sách 'Chẩn Gia Khu Yếu' trình bày cách đặt tay xem mạch như sau: “Khi đặt ngón tay xuống, đầu tiên đặt ngón tay giữa vào bộ quan (mé trong chỗ xương cao-ngang với lồi xương quay), rồi đặt luôn 2 ngón tay 2 (trỏ) và 4 (áp út) phía trước và sau thành 3 bộ mạch. Ngón tay trước (trên) là bộ thốn khẩu, ngón tay sau (dưới) là bộ xích. Nếu cẳng tay người bệnh dài thì đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn thì đặt các ngón tay khít nhau”.
- Sách 'Trung Y Học Khái Luận' nhấn mạnh rằng: “Khi đặt ngón tay (xem mạch) cần phải để đầu ngón tay bằng nhau vì mức độ cảm giác của da ở đầu các ngón tay đang xem mạch không giống (nhạy bén) như nhau... vì vậy, khi cần chẩn mạch, nên dùng chỉ nhĩ (chỗ đầu ngón tay nổi lên như sợi chỉ) để sờ, ấn”.
- Sách 'Mạch Nghĩa Giản Ma' giải thích rõ hơn như sau: “Ba ngón tay của người ta dài ngắn không bằng nhau, vì vậy phải để 3 đầu ngón tay bằng nhau, đốt ngón này ngang đốt ngón kia mới có thể chẩn mạch được. Nhưng da thịt đầu 3 ngón tay thì ngón trỏ nhạy cảm nhất, ngón giữa da dầy, ngón thứ 4 lại dầy và kém nhậy cảm hơn. Vì vậy, phải dùng cạnh của đầu ngón tay như sợi chỉ, gọi là chỉ mục (mắt của ngón tay) ấn lên sống mạch”.
- Sách 'Trung Y Học Khái Luận' còn lưu ý rằng: “Điều quan trọng hơn nữa là không nên dựa vào mạch đập ở đầu ngón tay của mình mà nhận lầm với mạch đập của người bệnh, vì ở đầu ngón tay của thầy thuốc cũng có động mạch. Điều này cần chú ý trên lâm sàng”.
Sau khi đặt tay đúng vị trí và đúng phương pháp, thầy thuốc phải biết vận dụng năng lực nặng nhẹ và di chuyển ngón tay để thăm dò mạch tượng.
Hoạt Bá Nhân, trong sách 'Chẩn Gia Khu Yếu' nêu rõ: “Chẩn mạch có 3 điều chủ yếu là Cử, Án và Tầm. Nhẹ tay sờ mạch gọi là Cử, nặng tay chẩn mạch gọi là Án, không nặng không nhẹ, uyển chuyển tìm kiếm gọi là Tầm”.
Hiện nay các nhà nghiên cứu mạch học nghiêng về cách sau:
+ Sơ (Khinh) Án: Bắt đầu đặt (đụng) ngón tay đến mạch của người bệnh để chẩn bệnh ở phủ.
+ Trung Án: Ấn nhẹ tay xuống 1 chút để biết về Vị khí.
+ Trầm (Trọng) Án: Ấn nặng tay xuống 1 ít để chẩn bệnh ở tạng.
Cách chung, khi chẩn (xem) mạch, nên:
• Xem chung cả 3 bộ (Tổng Khán) để nhận định về tình hình chung (thường được dùng nhất).
• Xem riêng từng bộ phận (Đơn Kháng) để đánh gía riêng từng cơ quan, tạng phủ.

Ngoài ra, theo các nhà mạch học thì khi xem mạch còn cần phải chú ý đến 3 yếu tố là Vị Khí, Thần và Căn.
*- Vị Khí:
• Thiên 'Bình Nhân Khí Tượng Luận' ghi: “Có Vị khí thì sống, không có Vị khí thì chết”, vì vậy, mạch lấy Vị khí làm gốc.
• Trương Cảnh Nhạc trong chương 'Mạch Thần' (C đã trình bày về Vị khí như sau: Muốn xét diễn tiến của bệnh tốt hoặc xấu nên lấy Vị khí làm chủ. Cách xét này về vị khí như sau: “Thí dụ, hôm nay mạch còn hòa hoãn mà ngày mai lại Huyền, Cấp thì biết rằng tà khí đang tiến triển, tà khí càng tiến, bệnh càng nặng. Hoặc hôm nay mạch rất Huyền, Cấp nhưng ngày mai lại thấy hòa hoãn thì biết là Vị khí đã đến, Vị khí đến thì bệnh nhẹ dần. Nếu như trong chốc lát mà mới đầu thấy mạch Cấp mà sau đó Hoãn là Vị khí đến, lúc đầu Hoãn mà sau đó Cấp là Vị khí mất”.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #589 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:06:56 am »

* Thần:
Sách 'Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa' giải thích: “Gọi là thần của mạch tức là mạch đi nhu hòa. Thí dụ như bắt được mạch Vi Nhược thì tuy là Vi Nhược nhưng không đến mức vô lực là có thần, hoặc bắt được mạch Huyền Thực mà trong cái Huyền Thực vẫn thấy nhu hòa, là có thần. Tóm lại, mạch có Vị khí, có Thần đều là có hiện tượng xung hòa. Có Vị khí là có Thần khí, vì vậy, trên lâm sàng, cách chẩn đoán Vị khí và Thần như nhau”.
- Căn:
- Sách ‘Mạch Quyết’ ghi: “Mạch ở bộ thốn và bộ quan tuy không còn nữa nhưng mạch ở bộ xích vẫn còn, những bệnh gặp mạch đó, không lo chết”.
- Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ giải thích: “Mười hai kinh mạch trong cơ thể đều nhờ ở chỗ động khí của Thận mà phát sinh. Thận khí còn cũng như cây có gốc (căn) cành lá tuy khô mà gốc chưa khô thì có hy vọng sống được. Thận khí chưa tuyệt thì mạch nhất định có căn. Mạch Trầm để chẩn tạng thận, bộ xích để chẩn về Thận, mạch ở bộ xích mà Trầm, có lực là dấu hiệu mạch có căn”.
- Hoạt Bá Nhân trong sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ lại cho rằng khi chẩn mạch phải chú ý đến sáu yếu tố: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, ông viết: “Chẩn mạch nên biết sáu chữ: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, không hiểu sáu chữ đó thì không phân biệt được âm dương hư thực. Thượng, Lai, Chí là dương, Hạ, Chỉ là âm. Thượng là từ bộ xích lên tới thốn khẩu đến bộ xích, âm sinh ở dương, Lai là từ trong thịt xuất ra chỗ trong da ngoài, sự tăng lên của khí. Khứ là từ chỗ trong da ngoài thịt đi vào thịt vào xương, sự giáng xuống của khí. Ứng là Chí, nghỉ là Chỉ”.
- Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ khi giải thích câu này đã nhận xét: “Câu danh ngôn sáu chữ (Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ) của Hoạt Bá Nhân, các y gia của các thời đại đều cho rằng đã tìm được điều cốt yếu của việc chẩn mạch.
Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ giải thích về các yếu quyết chẩn mạch của Hoạt Bá Nhân như sau:
• Thượng, Hạ là chỉ mạch chí thông suốt từ bộ xích đến bộ thốn, chỉ chẩn sát 1 bộ mà phải chú ý đến tình hình cả ba bộ thốn, quan, xích như chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Ở bộ thốn, mạch Hạ không đến bộ quan là dấu hiệu dương tuyệt, ở bộ xích, mạch Thượng không tới bộ quan là âm bị tuyệt”.
• Lai, Khứ là chỉ sự thăng giáng của mạch. Thăng giáng không cấp bách, nhẹ nhàng, điều hòa là mạch tượng của mạch không có bệnh. Mạch Lai mà Tật, mạch Khứ mà Từ là dấu hiệu trên thực dưới hư (hoặc trong hư ngoài thực). Mạch Lai mà Từ, Mạch Khứ mà Tật là dấu hiệu trên hư dưới thực (hoặc ngoài hư trong thực).
• ‘Chí Chỉ’ là chỉ vào chí và trong thời gian ngắn hay dài của các bộ mạch. Chí để chẩn mạch đến, thời gian ngắn hoặc dài của các bộ mạch. Chỉ thời gian ngắn dài ở bộ thượng có thể xét sự thịnh suy của chân dương để biện về yếu mạch của chân âm. Chỉ thời gian dài ngắn ở bộ hạ có thể xét sự thịnh suy của chân âm để biện về sự mạch yếu của chân dương”.

Ngô Hạc Cao nhận xét: “Mạch có Thượng Hạ là âm dương tương sinh, bệnh tuy nặng cũng không chết. Mạch có Lai, Khứ là biểu lý giao hòa, bệnh tuy nặng rồi cũng khỏi. Mạch không có Thượng, Hạ, Lai, Khứ thì chết đã gần ngày”.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 09:14:20 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM