Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:35:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200570 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #470 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2012, 03:13:25 pm »

Nhân dịp xuân về em xin chúc chủ toppic cùng tất cả anh em cựu chiến binh thành viên diễn đàn VMH mạnh khỏe
 

Xin cám ơn bác Tony-Tèo về  tấm thiệp. Gớm! bác luôn làm cho anh em trong topic giật mình vì hình ảnh ATVATAR của mình. hình ảnh bà mẹ quê gọi Alo di động làm tôi nhớ đến bức tranh hài trong báo tuổi trẻ cười năm trước, với hình ảnh một bà mẹ đứng bên gánh ve chai và chú thích: a lô! ông ơi có một cái nồi đồng hơi méo nhưng tốt lắm, giá rẻ, có mua không?. Đúng là chỉ có ở Việt Nam ta, vì khi đi nghe thời sự năm ngoái, báo cáo viên nói: nước ta vào hàng top ten về sử dụng điện thoại di động trên thế giới. Trong khi đó nếu bác đưa Alô di động cho tôi thì chẳng khác nào đánh đố. Chúc bác vui khỏe.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 03:38:12 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #471 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2012, 04:57:00 pm »

- Đặc biệt kinh Xuân thu, bộ kinh chính tay Khổng Tử biên soạn là bộ sử biên niên ghi chép công việc từ nước Lỗ đến nhà Chu và các chư hầu, bao gồm toàn bộ quan điểm chính trị của Ngài thời đó. Với câu tổng kết cuộc đời mình rất thực tế nhưng mang tính triết lý cao mà đến ngày nay vẫn là tóm tắt chung nhất về cuộc đời mỗi con người chúng ta.Trong sách Luận ngữ Ông viết“Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ.”
 “Ta! lúc trẻ mười năm tuổi, chỉ chăm chú vào việc học, ba mươi tuổi lập thân, bốn mươi tuổi không ai lừa dối được, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi đọc gì hiểu ngay và không làm điều gì thái quá, bảy mươi tuổi làm việc theo tâm và khuôn phép”.Với ngũ kinh là toàn bộ phần Kinh của Khổng giáo, và những tri thức về vũ trụ quan phương Đông, về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, về những qui phạm xã hội, qui phạm đạo đức.v.v. Ràng buộc điều chỉnh hành vi đối nhân xử thế từ Đại thần Quân tử đến Thứ dân Hạ tiện phải biết mà tuân theo trong chủ trương đức trị hay pháp trị trong từng triều đại phong kiến (ví dụ: Thuyết Chính Danh, thuyết Lễ trị). Trong đó kinh Dịch (Chu dịch, Liên sơn dịch, Qui tàng dịch) là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa sau kinh Thi, kinh Thư có nguồn gốc cổ từ Hà Đồ, Lạc Thư hàm chứa quá trình biến dịch của vũ trụ. Được coi là Đạo của người quân tử. Gồm phần Kinh do bậc Thánh nhân biên soạn, phần Truyện do bậc hiền giả viết lên: bao hàm vũ trụ quan, nhân sinh quan và vị thế của con người trong không gian (Thiên Địa Nhân), qua đó hướng con người tiếp cận hai bản nguyên (thiên lý Âm Dương). Với tinh thần chủ đạo giải thích sự hình thành vũ trụ từ hư vô tách biệt ra lưỡng nghi, biến dịch ra tứ tượng, bát quái để cuối cùng là sự tồn tại khqch1 quan của vạn vật trong không gian, thời gian vô cùng tận theo lý âm dương tương tác trong qui luật biến dịch Ngũ Hành tương sinh tương khắc tương hỗ, tương thôi và cuối cùng lại trở về với hư vô
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #472 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2012, 05:07:59 pm »

vô như quan niệm của Lão Tử trong Đạo giáo là: Vạn vật (trong đó có con người) sinh ra từ nguyên khí của Đạo (qui luật vận hành của tự nhiên)  để hình thành các mô dạng nhất định như những cái vỏ khác nhau về hình dáng nhưng cấu trúc tiềm ẩn thì giống nhau, qua quá trình Sinh. Trưởng. Thu. Tàng, mô dạng đó đến hồi thoái hóa thì nguyên khí bên trong  thoát ra sẽ trở về với Đạo để hình thành và biến đổi trong mô dạng mới. Tương đồng tư tưởng đó, Phật giáo khái niệm Dharma là tổ hợp dòng chảy phi vật chất, do nhiều căn duyên cấu thành vạn vật, sau quá trình biến hóa ở một hình hài đến hồi phải tiêu hủy sẽ tiếp tục vận hóa trong một tổ hợp khác vô tận theo luật Karna (luân hồi). Dù còn hạn chế trong nhận thức về vật chất và phi vật chất. Dù tiền nhân đã nhận thức được sự thống nhất các mặt đối lập trong thể thống nhất của thế giới vật chất nhưng phần lớn ở trạng thái siêu hình mà chưa thấy sự đấu tranh giữa chúng mang tính biện chứng và phát triển. Chưa khái quát được những nguyên lý, những qui luật khách quan vận động và phát triển của sự vật, chưa nhận thức được ý thức là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là bộ não người mà đỉnh cao hình thức vận động của vật chất là vận động phát triển của xã hội loài người biểu hiện bằng phương thức sản xuất đặc trưng, được diễn giải đúng đắn khách quan trong triết học Mac – Lenin về duy vật lịch sử. Trong khi giai cấp thống trị triệt để lợi dụng kinh Dịch vào hoạt động mê tín dị đoan, vào mục đích thống trị tầng lớp lao động đã làm méo mó bản chất thực của những những tri thức ấy. Nhưng nếu xét nội hàm định nghĩa (vật chất) của V.I Lenin thì tồn tại khách quan, vận động trong không gian, thời gian là những thuộc tính của vật chất. Dù đang tồn tại ở cấu hình nào, trong không gian, thời gian nào, qui luật vận động ở cấp độ riêng và mối liên hệ phổ biến, đều thống nhất ở tính vật chất và chịu sự chi phối bởi những qui luật chung của thế giới vật chất mà không tự sinh ra tự mất đi, chỉ kết thúc ở một cấu hình này và bắt đầu bằng một cấu hình khác liên tiếp mãi mãi trong đó tất cả các cấp độ tồn tại của các cấu hình vật chất luôn luôn tác động qua lại và phản ánh nhau mà những thành tựu của khoa học tự nhiên đã chứng minh (định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng).(thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Dakwin). Đó là cơ sở để nhân loại thay đổi cách tư duy sai lầm từ siêu hình qua tư duy biện chứng. Vậy xét đến cùng thì các phạm trù, các khái niệm của người xưa trong giải quyết vế thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học thì các phạm trù, các quy luật của triết học thời hiện đại về vật chất hoàn toàn có điểm gặp nhau, thanh lọc bổ xung cho nhau mặc dù tồn tại cách nhau nhiều ngàn năm. Đó là sự kế thừa, phát triển những tinh hoa triết học của mọi trường phái, mọi thời đại trong triết học duy vật biện chứng ngày nay
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #473 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2012, 05:20:39 pm »

.Đó cũng là thực hành từ những hiểu biết sự tác động qua lại giữa các cấu hình vật chất trong không gian thời gian vật chất với điểm lưu ý của nó là phương vị trạch vận và nhân mệnh, trong đó xác định Nhân là một thành tố đồng nhất thể với tự nhiên chứ không thao túng hay thống trị  nó, đồng thời đề cao ý thức bảo vệ môi sinh, không kình Thiên động Địa. Việc mà các nhà dịch học xưa đã đề cập đến hàng ngàn năm nay, mà mãi đến những năm bảy mươi của thế kỷ XX loài người mới hô hào (bảo vệ môi trường). Toàn bộ những chuẩn mực đạo đức, lễ nghi của Khổng giáo luôn hiển hiện hàng ngày trong đời sống văn hóa xã hội các nước đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng như một điểm nhấn sâu sắc ảnh hưởng của Khổng giáo hàng ngàn năm nay mặc dù còn chứa đựng những cản trở trói buộc con người trong vị thế chủ thể của quá trình phát triển xã hội nhưng đã từng đóng vai trò công cụ điều chỉnh hành vi cá nhân và quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt Nam hàng trăm năm, đã từng lừng danh một thời những danh nho như: Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Lý cầm, Trần Khánh Dư, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu.v.v. Và sinh thời lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng thường vận dụng những giá trị tư tưởng của Nho gia như đạo Tam Tài (Thiên Địa Nhân) giáo dục cán bộ, chiến sỹ đồng bào trên mọi lĩnh vực công tác và trong đời sống sinh hoạt. Bác nói “Trời có: Xuân Hạ Thu Đông. Đất có Đông Tây Nam Bắc. Người có Cần Kiệm Liêm Chính. Thiếu một tiết khí không thành Trời, thiếu một hướng, không thành đất. Thiếu một đức, không thành người, không có đạo làm người”. Và trong lãnh đạo hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của nhân dân ta, thể hiện cụ thể Bác dùng những tri thức trong kinh Dịch để tiên đoán vận nước như thời điểm chiến thắng (chấn động địa cầu) giành độc lập năm 1945. Hoặc không gian chiến thắng trận (Điện Biên Phủ thứ hai ) trên bầu trời Hà Nội buộc Mỹ phải cuốn gói về nước mở đầu thời khắc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước...Với Văn miếu (Hà Nội) Thánh Miếu (Huế) cùng các Khổng miếu, văn Từ, văn Chỉ trên cả nước thờ Đức Khổng và các môn đệ của ngài nói lên tầm ảnh hưởng Nho học tới giới quan chức, trí thức Việt Nam bao đời cho đến nay vẫn còn giá trị lớn trong đời sống cá nhân và xã hội, nếu biết chọn lọc, vận dụng phù hợp với thực tiễn. Qua tìm hiểu những tài liệu về Trung Quốc học, tôi nhận thấy: Toàn bộ nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nộ lệ lên chế độ phong kiến.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:35:36 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #474 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 07:52:05 am »

. Trong bối cảnh ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là lấy con người và xã hội làm trung tâm nghiên cứu, giải quyết những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị – Đạo đức của xã hội .Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ có tác dụng rất lớn, xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những chuẩn mực chính trị – Đạo đức phong kiến phương Đông. Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng triết lí đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng về thế giới quan, qua lý luận của phái Âm Dương gia, tư tưởng trong thuyết Ngũ Hành và sự biến dịch của vũ trụ trong Kinh Dịch. Giải quyết vấn đề nhân sinh quan và vai trò của con người trong thế giới với tư tưởng phản đối cái (thái quá) và cái (bất cập) bằng những phạm trù :(Thiên Nhân hợp nhất). (Tri hành hợp nhất).(Thể dụng như nhất).(Tâm vật dung hợp). Đã ảnh hưởng tới thế giới quan triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng nền triết học đó.
-  Nếu so sánh với triết học phương Tây (T/H cổ điển Đức TK XVIII – nửa đầu TK XIX) và triết học Ấn Độ cổ đại cùng thời, có thể khái quát những đặc điểm nổi trội hơn của nền triết học Trung Hoa cổ như sau: thứ nhất đây là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Thứ hai đặt việc thực hành đạo đức lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội. Thứ ba là tư duy trực giác, thể nghiệm lâu dài – bỗng chốc giác ngộ.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #475 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 07:55:00 am »

- Xuất phát từ những tương đồng địa lý, tương đồng lịch sử, văn hóa và có phần tương đồng nhân chủng mà các nhà khoa học xã hội của Việt Nam nhận định “ Hàng thiên niên kỷ giới quan chức và trí thức Việt Nam đã rất thông hiểu Nho học mà nói rộng ra là Trung Quốc học”. Ngay trong văn hóa cổ trung đại, ông cha ta đã chú tâm nghiên cứu hiểu biết Trung Quốc nhằm phục vụ cho công cuộc dựng nước và giữ nước, để đến mức muốn tìm hiểu di sản tinh thần của ông cha, ta không thể không có kiến thức về Trung Quốc học. Bên cạnh nhiệm vụ tìm hiểu các quốc gia khác trong xu thế mở cửa hiện nay thì đi sâu vào Trung Quốc học vẫn là trọng tâm cả về phạm vi học thuật, qui mô tổ chức và tính toàn diện cả chiều sâu, cả bề rộng. Trong khi các nước (Đồng văn) trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên  đưa khoa học nghiên cứu về Trung Quốc như là mũi nhọn chiến lược trong thế kỷ tới thì chúng ta đã thờ ơ thụt lùi khá xa. Mấy ai trong giới chính trị và tầng lớp trí thức nước nhà còn quan tâm tới Trung Quốc học! Vậy mỗi cá nhân chủ động tìm tòi thông tin về quốc gia láng giềng với những ảnh hưởng sâu sắc cả không gian và thời gian tới dân tộc mình là điều nên làm và không bao giờ thừa.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #476 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 08:01:22 am »

- VỀ ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI. Đất nước của Himalaya hùng vĩ. CủaTajmahall lộng lẫy kiêu sa, biểu tượng vĩnh hằng của tình yêu đã và đang thách thức cùng tuế nguyệt . Với nữ thần là Mẹ Hằng hà vừa quyến rũ, kiêu sa vừa bao dung với mọi thế hệ con cái của đại gia đình các dân tộc Ấn và các dân tộc, quốc gia khác trong lưu vực sông Hằng chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Một đất nước có hàng loạt yếu tố địa lý trái ngược như: đồng thời  Hằng hà với dòng chảy cuồn cuộn về Đông và Ấn hà êm đềm chảy về Tây. Có núi cao chập chùng sánh với biển rộng bao la. Có đồng bằng phì nhiêu bên cạnh sa mạc khô cằn trong nhiệt độ băng giá tuyết rơi mà không thể không có nắng cháy đốt da. Một xã hội cổ đại xuất hiện rất sớm trên hành tinh này vào khoảng thế kỉ XXV tr CN đã xuất hiện nền văn minh sông Ấn với các bộ lạc du mục Aryan từ trung Á du nhập và đồng hóa với người bản địa Dravida. Trải dài theo lịch sử là những giao tranh thôn tính giữa các vương triều nội tại và cả những kẻ ngoại xâm. Điển hình đến thế kỷ XVIII là sự đô hộ của đế quốc Anh, do vậy đến thời kỳ thống nhất về chính trị thì văn hóa Ấn kết hợp với văn hóa phương Tây thành nền văn hóa như ngày nay. Từ điều kiện kinh tế - xã hội theo mô hình “công xã nông thôn”  với tinh thần quốc hữu hóa ruộng đất đã phân hóa và tồn tại bốn đẳng cấp lớn: Giới tăng lữ (Brahman), giới quí tộc và quân nhân (Ksatriya), giới bình dân tự do (Vaisya) và giới tiện nô (Krudra).
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #477 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 08:05:34 am »

- Đất nước Ấn Độ cũng là cái nôi của Phật giáo, Hindu giáo và các tôn giáo lớn thế giới. Từ số lần đọc lại tới nhuyễn hai bộ sử thi Mahatbharat & Ramayana. Tôi cảm nhận trong đó chứa đựng giá trị sử học, triết học, văn học và ngôn ngữ học mà người Ấn Độ thường tự hào “Cái gì không có trong sử thi thì không có trong đời sống xã hội Ấn Độ”. Các giá trị tinh thần đó được truyền bá bằng nhiều hình thức phổ cập đến mức quần chúng nhân dân Ấn Độ dù phải sống trong điều kiện thất học dưới ách thống trị của đế quốc Anh vẫn thấm nhuần được nội dung tinh thần của sử thi. Kinh Veda và đạo RigVeda tối cổ là hình thức đầu tiên của Ấn giáo sau chuyển sang hình thức mới là đạo Bàlamon từ tín ngưỡng đa thần trở thành tín ngưỡng nhất thần gồm Bharama, Visnu, Siva. Tôi thấy tín ngưỡng này cũng chứa đựng quan niệm (Nhất vị tam thể) giống như ba ngôi Chúa cha, Chúa con, Chúa thánh thần của Thiên Chúa Giáo, trong đó Bharama là bản nguyên tối thượng của vũ trụ chỉ được nhắc tới trong tinh thần mà không thấy có biểu tượng trong những không gian thờ tự,
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #478 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 08:30:35 am »

Visnu là thần sáng tạo và Siva là vị thần hủy diệt và hồi sinh. Cùng với hệ thống triết học hoàn bị hướng nội, tìm cái (Đại ngã trong Tiểu ngã) của một thực thể cá nhân, nổi bật là sự phản tỉnh nhân sinh như: Samkhia. Vaisesika. Nyaya. Yoga. Vedanta. Lokayata. Nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực triết học, mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần và quan điểm đạo đức. Tập trung lý giải những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh, trong đó tư tưởng (giải thoát) đạt tới mức đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ (Atman & Brahman) thấm đượm tính nhân văn và triết lý nhân sinh với truyền thống văn hóa, giá trị tinh thần, như nguồn suối thôi thúc mãnh liệt suy nghĩ, tình cảm và hành động của nhân dân Ấn Độ mà các lãnh tụ, các nhà tư tưởng Ấn độ như: Jawaharnal Nehru, Rabin Dranath, Tagor và Mahatma Gandi đã vận dụng sáng tạo vào đường lối và phương thức giải phóng dân tộc mình. Trong khi giải quyết những vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan, triết học Ấn độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát khá sâu sắc. Tuy nhiên hầu hết các học thuyết triết học Ấn độ cổ biến đổi từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm nhị nguyên là nguyên nhân dẫn đến trạng thái trì trệ của phương thức sản xuất châu Á trung đại.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #479 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 11:00:45 am »

hehe theo em bác vetran nên reg một cái nick cho chị Anh Thơ để mọi người dễ giao lưu với 2 bác , chế độ kiểm duyệt bằng 1 nick của bác hà khắc quá  Grin
À mà bác không sài di động nếu em ăn bún riêu bên quận 7 bị đau bụng thì làm sao méc với bác được ? Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM