Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:37:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200421 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #450 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2012, 02:45:10 pm »

Có vẻ như càng lớn tuổi thì người ta càng duy tâm. Khi trẻ tuổi thì chẳng quan tâm đến vận hạn (cũng có sợ ma).
Tôi đề nghị mấy anh em đồng niên có "hạn 53" mình lập một danh sách. Rồi 1 năm sau ngồi tổng kết coi ông bà nói đúng cỡ nào.
Tôi cũng sinh 1960. Năm 2008 (hạn 49) cũng "lên bờ xuống ruộng".

  Xin các bác chớ băn khoăn: Sinh vào Canh tý là Nhật Thử (chuột ngày), mang mệnh bích thượng Thổ, tương sinh cung Tốn, cung phi ngũ hành thuộc Mộc.
Trong thời niên thiếu sống thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Càng lớn tuổi, cuộc đời đang đẹp và gặp nhiều may mắn, có công danh, tài lộc dồi dào, tình duyên hạnh phúc, gia đạo ấm êm.
Vận số năm Nhâm Thìn: Sao Hoa cái chiếu tỏa  chủ trì về sự nghiệp, gặp đại lợi về chuyện làm ăn, năm có nhiều chuyển biến lớn trong cuộc đời, phát triển tài năng, có cơ hội thăng tiến và rất phát đạt về tài lộc. Sức khỏe dồi dào nhưng chú ý dễ bị mang điều tiếng thị phi cho nên trong cuộc sống phải giữ gìn chuẩn mực và cảnh giác với những cám dỗ, nhất là những món lợi tiền tài hay tình cảm bất ngờ, không rõ nguồn gốc. hãy tận dụng và phát huy sự che chở bảo vệ của phong thủy. Từ bản mệnh của các bác tương sinh cung Tốn nên mặc định trạch vận là Mộc, ở hướng Đông Nam thuộc (Đông tứ trạch) cộng với hướng Đông, Bắc, Nam là bốn hướng tốt( các hướng có màu vàng trắng trên sơ đồ) dùng đặt hứơng ngồi trong bàn ăn, bàn tiếp khách, làm việc, để mệnh và trạch tương phối, kích hoạt sinh khí tiêu trừ sát khí, vượng tài lộc, tấn điền trang, dùng một trong bốn hướng ấy đặt đầu giường gối đầu khi ngủ để huyệt Bách Hội bẩm thụ được khí tiên thiên là cho đầu óc minh mẫn sáng suốt, tinh toán nhanh nhạy hiệu quả phía đông, Đông Bắc trong phòng khách nên đặt một bình gốm(gốm thuộc Thổ) hoăc một bể cá thủy sinh với những con cá màu hồng, vàng hoặc đen, cây thủy sinh 50% có màu xanh, 50% có màu vàng đất hoặc đỏ đen theo nguyên tắc tương sinh vì (Thổ, thủy sinh mộc) thì các bác sống lâu khỏe mạnh  mà không suy nghĩ lăn tăn. Bốn hướng còn lại cực xấu thuộc(Tây tứ mệnh)là Tây, Tây Nam, tây Bắc và Đông Bắc (bốn hướng có màu xanh trên sơ đồ) nên hạn chế sử dụng, có thể đặt bếp theo nguyên tắc (Tọa hung hướng cát, tức quay lưng về hướng xấu, quay mặt về hướng tốt), dùng dặt tủ lạnh, máy giặt, nhà vệ sinh, kho đồ cũ để chấn trừ sát khí
 
Như vậy căn cứ vào thiên can địa chi Canh Tý sinh ra các bác thì năm nay bác nào cũng gặp thuận thiên lợi địa. Các bác cứ giữ tâm thế lạc quan yêu đời sẵn có của Tý thì chắc chắn tổng kết cuối năm rất là vui. Các bác bỏ qua cái con số 53 đi vì cơ bản “đức năng thắng số”mà!
 Ý kiến của bác Hieu6x lại là chuyện khác : Theo các nhà sinh lý học cho rằng cơ thể con người cứ trải qua chu kỳ 7 năm là thay đổi cơ bản, đó là khoảng thời gian phát triển bình thường về mặt sinh học. Tuy nhiên vào nhưng chu kỳ như vậy mà ngẫu nhiên có các yếu tố khách quan tác động thì ta gặp những vận hạn tai ương, bệnh tật nhất là chu kỳ 7 nhân 7 = 49 là chu kỳ thay đổi lớn nhất của con số 7 ma thuật này cộng với yếu tố khách quan tác động như gặp vùng cộng hưởng sóng địa từ, hoặc gặp thời điểm bùng nổ năng lượng mặt trời gây bão từ hoặc cá́c thông số của biểu đồ chu kỳ sinh học (sức khỏe, trí tuệ, tâm lý)ngẫu nhiên gặp nhau dưới trục hoành thì các bác gặp rắc rối là cái chắc, nhất là bác nào có vấn đề về tim mạch) Do vậy bác Hieu 6x gặp hạn năm 49 tuổi thì bây giờ cứ ung dung rung đùi nhâm nhi giò chả. Xin chúc tất cả các bác Xin chào các bác Chuột ngày gặp nhiều may mắn phát đạt và dồi dào sức khỏe.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2012, 07:27:07 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #451 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:18:56 pm »

  THƯA CÁC BÁC TRONG CỘNG ĐỒNG VMH. Gần hai mươi năm khoác áo chiến binh. câu chuyện của tôi về một thời để nhớ cũng chỉ có vậy. Rồi hơn hai mươi năm qua sau khi gửi bao kỷ niệm thân thương vào bộ quân phục. Lại lăn lộn với đời sống một công chức như hầu hết các bác. Nay nghĩ lại đôi khi thấy cũng không kém phần trăn trở  để trụ được với cuộc sống xã hội đổi thay từng ngày. Nay tôi xin mạn phép trao đổi một số nhận thức của mình trong cuộc sống hiện tại về một số khía cạnh xã hội: Có thể nói, tôn giáo là một hiện tượng hấp dẫn song cũng bí ẩn nhất trong đời sống con người và xã hội. Tôn giáo không những có sức sống kỳ lạ trong kỷ nguyên khoa học công nghệ mà còn có ảnh hưởng rất sâu rộng đến tất cả mọi người. Vậy tôn giáo là gì? mỗi người chúng ta cần có thái độ như thế nào khi tìm hiểu về tôn giáo. Trong một xã hội pháp quyền và tến bộ, ngoài các qui phạm pháp luật, qui phạm đạo đức, qui phạm xã hội  để điều chỉnh hành vi công dân qui về các chuẩn mực thì giáo lý tôn giáo cũng góp phần đưa con người đền gần với chuẩn (chân thiện mỹ) hơn      
- PHẬT GIÁO: là một tôn giáo cổ xưa nhất của trái đất. Ra đời vào giữa thế kỷ thứ VI tr CN tại Ấn Độ.Với triết lý nhân sinh, Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như con người bằng sự phân tích Nhân – Quả, qua đó giải quyết vấn đề thế giới quan và nhân sinh quan là không có quan niệm về một đấng tối cao (Brahman) có khả năng ban thưởng hay trừng phạt chúng sinh. Phủ định phạm trù Atman mà nêu lên quan điểm Anatman (vô ngã – không có tôi).
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 05:40:50 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #452 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:19:36 pm »

-. Theo đó vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự giả hợp, khi hội đủ nhân duyên mới tụ (có) kể cả sự tồn tại của thực thể con người cũng phải hội tụ đủ duyên Ngũ Uẩn mới thành. Còn quan điểm (vô thường) thì vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh. Trụ. Dị. Diệt cho nên mới có quan niệm sắc sắc – không không. Từ nguồn gốc xuất thân, con đường gian nan tu tập cho đạt tới Giác ngộ của Đức Phật. Tôi ngộ ra rằng: Theo giáo lý nhà Phật thì Phật luôn tồn tại ở ba trạng thái là quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật không phải Đấng tạo ra vũ trụ, vũ trụ tồn tại là tự thân nó trong vòng sinh diệt, có đó nhưng cũng mất đó.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 05:54:53 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #453 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:21:45 pm »

.  Đức Phật  tìm ra cội rễ của sự đau khổ mà chúng sinh phải gánh chịu và Ngài đã tìm ra con đường giải thoát khỏi luân hồi đau khổ. Bồ tát giúp con người trên đường tới giải thoát (Moksa) khỏi vòng luôn hồi nghiệp báo hướng tới Niết bàn (Nirvana) nhưng không phải là sự tự giác của bậc này. Họ cho rằng chúng sinh đau khổ do nghiệp báo (Karna) được nhắc tới trong (Khổ Đế – Duhkha): Sinh. Lão. Bệnh. Tử. Ái biệt ly. Cầu bất đắc. Oán tăng hội. Ngũ  thụ uẩn. Nung nấu tâm can mà chịu đau khổ- Tập đế (Nhân đế - Samudayya) là một trong bốn chân lý vĩ đại của nhà Phật (thuyết tứ diệu đế), chỉ ra nguyên nhân làm cho chúng sinh nói chung và kiếp nhân sinh nói riêng phải gặt hái quả nghiệp báo là luân hồi vô tận mà xét đến cùng cái (nhân) đó chính do con người gieo bằng Tham Sân Si được nhắc đến trong (Nhị thập nhân duyên -Thuyết nhân duyên) nói về kiếp nhân sinh theo 12 vòng khâu tạo ra mối quan hệ nhân quả hoặc điều kiện tương hỗ để hiểu cội rễ của đau khổ là do cái nhân (Vô minh) sinh ra rồi kết thành quả là (lão, tử và luân hồi). Cần diệt vô minh thì hóa giải khổ đau.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 05:53:34 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #454 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:22:24 pm »

 -  Ước vọng cuối cùng cuối cùng của chúng sinh là giải thoát, mà muốn thoát vòng luân hồi thì phải tự mình tu tỉnh theo người thầy là những bậc Sư, hướng dẫn cách thức trong các kinh Phật đã chép và cách Đức Phật đã tu luyện theo hai diệu đế sau là Diệt đế (Nirodha) và Đạo đế (Marga). Ngay sau khi Siddharta mất, Phật giáo chia ra hai bộ phận: Phái thượng tọa bộ (Theravada) và phái Đại chúng bộ (Mahasamghika).
-  Xuất phát từ hướng du nhập phát triển lên phía Bắc của chi phái này nên còn gọi là Phật giáo phái Bắc tông. Ngoài thờ Đức phật, phái này còn thờ các vị bồ tát (Boddisattva). – Phái Đại thừa có phép tu tổng quát cho mọi phật tử thực hành nhằm ngăn ngừa những việc làm ác, đó là Ngũ giới (Không sát sinh, đạo tặc, dâm dục, vọng ngữ, ẩm tửu) với Lục độ là (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, bát nhã). Đây là cách tu của phái đại thừa( Mahayana). Bánh xe lớn, tu đạt tới Phật quả. Chủ trương về lợi tha (Tu cho mọi người).
- Thuyết Ngũ uẩn (Năm sự tích tụ) gồm: Sắc. Thụ. Tưởng. Hành. Thức. Diễn giải về sự biến hóa của thế giới vạn vật. Theo đó mọi hiện tượng trong thế giới đều do Duyên mà sinh diệt biến hóa. Trong đó Sắc uẩn gồm tứ đại là: phong, hỏa, địa, thủy giao hòa tương hỗ tạo ra trời đất muôn vật. Phật giáo không chủ trương có cái Tôi và linh hồn, không có chủ thể luân hồi. Với khái niệm Dharma, Phật giáo cho rằng vạn vật chúng sinh là kết cấu từ những tổ hợp phi vật chất chảy mãi trong vòng sinh diệt đến lúc tổ hợp ấy tiêu hủy thì Dharma trong nó được giải phóng và bắt đầu cho dòng chảy ở tổ hợp khác mãi mãi. Nhưng Dharma có dạng động nằm trong kiếp luân hồi và dòng tĩnh khi nó đã thoát khỏi vòng luân hồi.
-  Phật giáo với ba tông phái: Thiền Tông. Mật Tông. Tịnh Độ tông qui định cách thức hành đạo và tu luyện theo từng điều kiện, trình độ khả năng nhận thức để có thể tiếp nhận được chân lý huyền diệu của ánh sáng Phật pháp cho những đối tượng nhất định trong xã hội, ví dụ Thiền tông là cách tu của bậc tăng già, trí giả, quan chức.v.v.
-  Đầu tiên, Phật giáo được truyền thẳng từ Ấn Độ vào Việt Nam trong những năm đầu công nguyên do các tăng sĩ và thương gia đến bằng đường biển là Phật giáo phái tiểu thừa do đó trong ngôn ngữ Việt, nhất là phía Bắc có từ Bụt để chỉ Phật là phiên âm từ Buoddha  theo Phạn ngữ. Nhưng đến khi các giáo sĩ Trung Hoa truyền đạo Phật vào Việt Nam lại mang màu sắc phái đại thừa cho nên Phật giáo ở Việt Nam hiện nay mang dấu ấn phái đại thừa là chính. Trước khi Phật giáo được truyền bá vào đất Giao Châu thì dân bản địa thường thờ đa thần.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:02:34 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #455 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:23:21 pm »

. Do vậy với khái niệm Bụt và các chuẩn tắc, khái niệm trong giáo lý nhà Phật dễ dàng đồng hóa những khái niệm về Thần ở thời buổi sơ khái của tôn giáo mới du nhập này trên vùng đất mới này nên nó thấm vào đời sống tâm linh người Việt cổ như nước tìm được nguồn lạch thấm dần. Qua tham khao tài liệu chính thống, cùng những tác phẩm văn học, các giáo khoa giáo dục phổ cập và đi thực tế ở những vùng miền phía bắc, nhất là vung sâu, vùng xa. Tôi nhận ra một điều, từ Phật có vẻ xa lạ và khó cảm hơn từ Bụt đối với dân chúng nói chung, nhất là ở lớp người lớn tuổi và lớp đồng ấu, có lẽ một phần cũng do nhận thức vì Bụt được mã hóa từ hình ảnh phúc hậu hiền lành đến những phẩm chất thần thông biến hóa, lòng vị tha nhân ái mênh mông, Bụt giúp đỡ người cùng khổ bệnh tật cô đơn, Bụt ban phát những ân huệ cho người đức hạnh, nhưng không có thông tin nào đề cập đến Bụt trừng phạt kẻ ác... Đạo Phật ở Việt Nam không có sự tách bạch giữa các phương pháp tu hành để giải thoát. Chủ trương dung hợp giữa tự lực và tha lực, kết hợp giữa Thiền Tông với Tịnh Độ Tông đã thể hiện ở cách thờ tự tại chùa chiền Việt Nam đó là thờ rất nhiều tượng: Thích ca, Bồ tát, La Hán, A Di Đà, Di Lặc, Quan Âm.v.v. Với nhiều kiểu dáng, thời điểm kiết già hay nhập niết bàn, tư thế truyền. Đạo Phật ở Việt Nam không có sự tách bạch giữa các phương pháp tu hành để giải thoát. Chủ trương dung hợp giữa tự lực và tha lực, kết hợp giữa Thiền Tông với Tịnh Độ Tông đã thể hiện ở cách thờ tự tại chùa chiền Việt Nam đó là thờ rất nhiều tượng: Thích ca, Bồ tát, La Hán, A Di Đà, Di Lặc, Quan Âm.v.v. Với nhiều kiểu dáng, thời điểm kiết già hay nhập niết bàn, tư thế truyền đạo của các vị. đạo của các vị.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:09:51 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #456 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:24:02 pm »

- THIÊN CHÚA GIÁO: Với tài liệu :(Thần học – Triết học Tôn giáo trong nền văn hóa châu Âu - Địa trung hải, sách Khải Huyền, Kinh Thánh Tân Ước, sách Mục Vụ và tác phẩm Thần Khúc của Dante): Cũng như thế giới quan các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo có hàng loạt những tư tưởng lặp lại: Chúa sáng tạo ra thế giới (Sáng thế luận). Chúa qui định trước những sự kiện xả- Hình thành ở Palestin vào thế kỉ thứ I (sau CN) như một tôn giáo của tầng lớp nô lệ cùng khổ bị áp bức bóc lột bởi đế quốc La Mã. Tiền thân cơ sở giáo lý Thiên Chúa Giáo là những nội dung ghi chép của giới trí thức Do Thái trong thời gian lưu tán vì chiến tranh loạn lạc nhằm phản ánh giữ gìn lịch sử dân tộc mình dưới dạng thần thoại và được coi là kinh thánh Do Thái giáo, cộng với nền tảng tư tưởng triết học Hy Lạp và La Mã, phát triển rộng hơn những quan điểm về thế giới quan từ kinh cựu ước Do Thái giáo để xây dựng giáo thuyết hoàn chỉnh của mình. y ra trong thế giới (Tiền định luận). Sự hòa hợp của cấu trúc thế giới (Mục đích luận).
- Hình thành ở Palestin vào thế kỉ thứ I (sau CN) như một tôn giáo của tầng lớp nô lệ cùng khổ bị áp bức bóc lột bởi đế quốc La Mã. Tiền thân cơ sở giáo lý Thiên Chúa Giáo là những nội dung ghi chép của giới trí thức Do Thái trong thời gian lưu tán vì chiến tranh loạn lạc nhằm phản ánh giữ gìn lịch sử dân tộc mình dưới dạng thần thoại và được coi là kinh thánh Do Thái giáo, cộng với nền tảng tư tưởng triết học Hy Lạp và La Mã, phát triển rộng hơn những quan điểm về thế giới quan từ kinh cựu ước Do Thái giáo để xây dựng giáo thuyết hoàn  Theo đó Chúa Trời là đấng sáng thế, có trước cả ánh sáng, bóng tối, trước cả không gian, thời gian. Tạo ra Adam từ hư vô và Eva từ xương sườn của người đàn ông đầu tiên này theo mẫu ngoại hình của Chúa. Nhân loại là con cháu của họ cũng có nghĩa là con của Chúa, phải kính sợ và thờ phụng Chúa. Họ cho rằng tôn giáo của họ là do Chúa mang đến cho thế gian dưới dạng có sẵn và hoàn bị của mình. -Trong kinh cựu ước nêu rõ: Theo mặc khải Chúa, tiên tri Abraham, Moisen, Mesia và các tiên tri khác có nhiệm vụ phán dạy loài người nhận biết sự tồn tại của Chúa đồng thời dọn đường trước khi đấng Kito xuống thế làm người thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại vì ngay từ khi sinh ra đời, con người đã phải mang tội tổ tông, trong đời sống của mình, loài người không ăn năn hối cải mà càng mê lầm đắm đuối vào dục vọng và làm những điều ác, xa lánh và không nhận biết được ân sủng chúa ban, không hiệp thông cầu nguyện cùng chúa để dọn mình thanh sạch - Phần kinh Tân ước mô tả công cuộc cứu chuộc nhân loại của chúa Giesu kito và xây dựng hội thánh Chúa.  Thực hiện ý chí Chúa Cha, chúa Giesu kito được hạ sinh qua trinh nữ Maria theo phép Chúa thánh thần trong hang đá Belem. Lớn lên theo thánh Giuse là cha tinh thần, làm nghề thợ mộc, tại thành Lazaret vùng bờ Đông sông Jordan đến khoảng ba mươi tuổi bắt đầu rao giảng về Chúa Cha và nước Trời. Chịu nhục hình, bị đóng đinh câu rút trên thập giá, mai táng trong hang đá thời vua Fonxio Philato, nhằm thức tỉnh và cứu chuộc  nhân loại. Tất cả những diễn biến trên đối với Chúa Kito là do ý Đức Chúa Cha thể hiện sự hi sinh cao cả, lòng thương xót mênh mông của Chúa đối với thiên hạ. Ba ngày sau Chúa Kito sống lại theo lời phán quyết trước đó. Rồi tiếp tục cùng 12 tông đồ rao giảng về nước trời và xây dựng lên hội thánh Chúa. Sau khi đã giao hội thánh cho tông đồ Cả là thánh Phero. cho buổi trùng phùng nơi nước Trời. Phần kinh Tân ước mô tả công cuộc cứu chuộc nhân loại của chúa Giesu kito và xây dựng hội thánh Chúa.  Thực hiện ý chí Chúa Cha, chúa Giesu kito được hạ sinh qua trinh nữ Maria theo phép Chúa thánh thần trong hang đá Belem. Lớn lên theo thánh Giuse là cha tinh thần, làm nghề thợ mộc, tại thành Lazaret vùng bờ Đông sông Jordan đến khoảng ba mươi tuổi bắt đầu rao giảng về Chúa Cha và nước Trời. Chịu nhục hình, bị đóng đinh câu rút trên thập giá, mai táng trong hang đá thời vua Fonxio Philato, nhằm thức tỉnh và cứu chuộc  nhân loại. Tất cả những diễn biến trên đối với Chúa Kito là do ý Đức Chúa Cha thể hiện sự hi sinh cao cả, lòng thương xót mênh mông của Chúa đối với thiên hạ. Ba ngày sau Chúa Kito sống lại theo lời phán quyết trước đó. Rồi tiếp tục cùng 12 tông đồ rao giảng về nước trời và xây dựng lên hội thánh Chúa. Sau khi đã giao hội thánh cho tông đồ Cả là thánh Phero. 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:12:57 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #457 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:24:55 pm »

. Chúa Kito trở về với Đức Chúa Cha, hẹn sẽ trở lại thế gian phán xét kẻ sống và kẻ đã chết khi nắng lửa mưa dầu trong ngày tận thế xảy ra, ai giữ gìn đời sống thanh sạch và hiệp thông cầu nguyện cùng Chúa thì được chọn vào nước Chúa, những kẻ tội lỗi sẽ phải đày xuống Hỏa Ngục. Họ quan niệm về tội tổ tông mà loài người ai cũng phạm phải. Tin có một Chúa sáng thế toàn năng, hằng hữu muôn đời, có quyền năng vô biên, có lòng vị tha nhân loại. . Tin có ba ngôi thống nhất trong chúa là Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần (nhất vị tam thể) đồng bản tính và cũng yêu thương nhân loại đến vô cùng, Trong đó ngôi thứ hai là Đấng được sai là Đấng cứu thế  là Chúa Giesu Kito. Ngôi thứ ba là Chúa thánh thần, đóng vai trò nhiệm mầu tiếp nguồn sức Thánh , thánh hóa nhân loại đủ sức vượt qua các điều ác dữ, xa lánh mọi sự cám dỗ của thế lực ác độc được khái niệm là quỉ Satan, kẻ đã bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Cách thức và tư tưởng hành đạo của tín đồ là nhận những phép bí tích của Chúa từ Linh mục trong nghi thức cử hành thánh lễ như những bí tích: Truyền chức thánh, rửa tội, thêm sức, hôn phối, thánh thể, xức dầu.v.v.Tín hữu tuân thủ những chuẩn mực trong giáo lý hội thánh dạy, giữ gìn đạo đức tôn giáo. Thực hiện mười điều răn của chúa, trong đó bốn điều đầu đề cập đến đạo đức của nhân loại đối với Chúa. Sáu điều tiếp theo là các chuẩn tắc đạo đức trong quan hệ giữa người với người trong gia đình và xã hội.. Mọi tư duy và hành động của tín hữu theo phúc âm (kinh thánh Tân ước), tuân thủ những điều răn dạy của hội Thánh. Sống trong hiệp thông cầu nguyện cùng chúa, thương yêu tha nhân để được chúa ban tình thương, sự cứu rỗi. Họ tin có linh hồn bất tử, có thiên đường, địa ngục. - Toàn bộ lịch sử Thiên Chúa giáo cũng có lúc thịnh suy mà trong những giai đoạn phân liệt nhất do những bất đồng về nhận thức luận của các nhà thần học và triết học tôn giáo, việc đánh giá kinh thánh, cách thức hành giáo và vai trò con người cùng những ảnh hưởng thế tục.v.v.Nội tại hội thánh bất đồng và phân nhánh thành những hội thánh độc lập như hội thánh Constantinopon. Atiohi. Alecxandro. Sip. Chính thống Gruzia. Gierusalem. Cho đến ngày nay đang tồn- Toàn bộ lịch sử Thiên Chúa giáo cũng có lúc thịnh suy mà trong những giai đoạn phân liệt nhất do những bất đồng về nhận thức luận của các nhà thần học và triết học tôn giáo, việc đánh giá kinh thánh, cách thức hành giáo và vai trò con người cùng những ảnh hưởng thế tục.v.v.Nội tại hội thánh bất đồng và phân nhánh thành những hội thánh độc lập như hội thánh Constantinopon. Atiohi. Alecxandro. Sip. Chính thống Gruzia. Gierusalem. Cho đến ngày nay đang tồn tại những hội thánh lớn như: tại những hội thánh lớn như:Tin có sự sống vĩnh hằng nơi nước Trời cùng Chúa.v.v.- Toàn bộ lịch sử Thiên Chúa giáo cũng có lúc thịnh suy mà trong những giai đoạn phân liệt nhất do những bất đồng về nhận thức luận của các nhà thần học và triết học tôn giáo, việc đánh giá kinh thánh, cách thức hành giáo và vai trò con người cùng những ảnh hưởng thế tục.v.v.Nội tại hội thánh bất đồng và phân nhánh thành những hội thánh độc lập như hội thánh Constantinopon. Atiohi. Alecxandro. Sip. Chính thống Gruzia. Gierusalem. Cho đến ngày nay đang tồn- Toàn bộ lịch sử Thiên Chúa giáo cũng có lúc thịnh suy mà trong những giai đoạn phân liệt nhất do những bất đồng về nhận thức luận của các nhà thần học và triết học tôn giáo, việc đánh giá kinh thánh, cách thức hành giáo và vai trò con người cùng những ảnh hưởng thế tục.v.v.Nội tại hội thánh bất đồng và phân nhánh thành những hội thánh độc lập như hội thánh Constantinopon. Atiohi. Alecxandro. Sip. Chính thống Gruzia. Gierusalem. Cho đến ngày nay đang tồn tại những hội thánh lớn như: tại những hội thánh lớn như:-   Cơ đốc giáo
là hội thánh lớn nhất trong Thiên Chúa giáo (có hiện diện ở Việt nam) với hội sở là tòa thánh Vatican một hình thức nhà nước trong nhà nước tại, Roma - Italia. Người đứng đầu là Giáo hoàng có nhiệm kỳ suốt đời, với một thiết chế độc lập gồm các giáo bộ quản lý điều hành các hoạt động tôn giáo toàn cầu do các Hồng y bộ trưởng phụ trách. Có Quốc ca, quốc hiệu và quốc kỳ cùng lực lượng Thánh binh riêng với sự hiện diện một ngàn công dân La mã. Hiện đang quan hệ ngoại giao với hơn một trăm nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ sở triết học Cơ Đốc giáo là chủ nghĩa hiện sinh, bắt nguồn từ chủ nghĩa phi duy lý và thần bí học của nhà triết học cổ đại duy tâm khách quan Platon với hệ thống triết học (học thuyết về ý niệm), về sau Alexsandro Filon phát triển rộng hơn. Tiếp đó là nhà thần học Thiên chúa giáo Augustin, nhà thần học trung cổ Toma Dacan. Và thuyết tayo der Sacdanh bắt nguồn từ truyền thống duy lý chủ nghĩa của tiết gia Aristos (Theo Mac, là đỉnh cao của triết  học Hy lạp cổ đại). Đề cập đến những nguyên tắc hài hòa giữa niềm tin và lý tính.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:19:19 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #458 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:26:00 pm »

. Học thuyết về tồn tại. Lý luận về nhận thức. Triết học hành động. Lý tưởng xã hội. Quan niệm triết học thần học về tự nhiên.v.v. Trong giai đoạn lịch sử hiện đại. Chủ nghĩa Tô Mát mới (Neo Thomisme) với cơ sở bản thể luận, nhận thức luận đã trở thành học thuyết xã hội của Cơ Đốc giáo chính thống thể hiện tổng thể những quan điểm về chính trị – xã hội, kinh tế, đạo đức dưới hình thức hiện nay cùng những luận chứng về thần học, các viện dẫn kinh thánh được thảo luận gay gắt tại Công đồng Vatican II (1962-1965).Trong thông báo của Giáo hoàng Phaolo VI và Giáo hoàng Gianpon II về vấn đề giáo hội không tham gia các thiết chế thế tục. Tuy nhiên trên quan điểm của Neo Thomisme. Giáo hoàng Gianpon II đã đề cập sâu vào phạm vi kinh tế học – chính trị. Sự tha hóa của xã hội hiện đại về đạo đức, về niềm tin, ý thức bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Đặc biệt Ông cho rằng: quan hệ Lao động và Tư bản là hai yếu tố hữu cơ không tách biệt, không đối lập. Ông thống nhất quan điểm tình hình bóc lột giá trị hặng dư ở phương Tây không còn nguyên vẹn hình thức như C.Mac đã mô tả, nhưng hệ lụy do nền kinh tế thị trường sinh ra vẫn là điều nhức nhối của nhân loại và Ông thừa nhận nền kinh tế thị trường vẫn không đáp ứng được nhu cầu của con người hiện đại (thông cáo Centisimus annus). Ngoài ra trong học thuyết “Tồn tại” của Tô Mát mới cho rằng: Mọi cái do Chúa tạo ra cấu thành cái gọi là phân cấp tồn tại được đặc trưng bằng vật chất trong hình thức. Từ khách thể đầu tiên là khoáng vật tới thế giới vô cơ, hữu cơ, thực vật, động vật có linh hồn hữu tử đến con người “thần linh thuần túy” các thiên thần.v.v. Linh hồn bất tử của con người – Là hình thức qui định tồn tại Chúa.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:24:20 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #459 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2012, 02:26:34 pm »

. Nó là thành tố tốt đẹp hơn so với thể xác vì nó thuộc về Chúa là tồn tại Chúa quan hệ với tồn tại người do Chúa tạo ra có bản chất không đơn nhất nhưng cũng không đối lập mà thực chất chỉ là những cái tương tự. Vậy xét các thuộc tính của tồn tại này thì ta có thể hình thành quan niệm về những đặc tính của Chúa.Từ quan điểm trên rõ ràng con người là bất khả tri và không bao giờ nắm được chân lý, hình ảnh nhận thức của con người không phải các khách thể vật chất mà những gì con người biết được chỉ là những xắp đặt của Chúa, chỉ là ảo ảnh và do ý chí năng lực của Chúa ban cho sinh vật cao cấp nhất có linh hồn bất tử do Chúa tạo ra. con người. Cái thể xác và bản năng sống là tồn tại Người. Linh hồn và tư duy cao siêu là tồn tại Chúa trong Người.
  * Các giáo hội thiên chúa giáo khác:
- Do thái giáo chủ yếu ở trung cận đông và một số nước trên thế giới
- Anh giáo ở Anh quốc và một số nước thuộc liên hiệp Anh, trong đó lại phân thành nhiều giáo phái.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2012, 06:25:35 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM