Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:59:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200424 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #410 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:23:12 am »

 Đúc kết những yếu tố khách quan, chủ quan và tất yếu lịch sử xã hội Việt Nam. Tôi nhận thấy: Trong suốt cả ngàn năm của chế độ phong kiến Việt Nam, đất nước trì trệ với phương thức sản xuất lạc hậu, khoa học tự nhiên không có điều kiện ra đời, cuộc đấu tranh của cả hai dòng tư tưởng chưa đạt tới trình độ sâu sắc toàn diện. Vì dù trong lịch sử dân tộc, các vị lãnh đạo đất nước đã vượt qua bao nhiêu khó khăn hạn chế của thời đại, của bản thân nhằm xây dựng nên lý luận sắc bén cho đất nước nhưng khách quan mà nhận xét: lý luận đó còn rất nhiều hạn chế, nó không chú trọng đến nhận thức luận và phương pháp tư duy, là những vấn đề quan trọng của triết học. Nó không giám trái với kinh điển của Thánh Hiền, không biết lấy thực tiễn của đất nước kiểm nghiệm chân lý, không biết lấy việc xây dựng lý luận làm mục tiêu phấn đấu. Nên không tạo ra được những nhà triết học với một trường phái triết học mang sắc thái riêng. Theo thời gian, ta phải điểm qua những nội dung tư tưởng yêu nước với: Nhận thức về dân tộc, dân tộc độc lập. Những quan điểm về nhà nước của một quốc gia độc lập ngang hàng với quốc gia phương Bắc. Những nhận thức về nguồn gốc, về động lực của cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước và cuối cùng là những quan niệm về đạo làm người, mà lịch sử đặt ra cái ( Đạo) đó phải ngang tầm thời đại. Và hơn bao giờ tư tưởng tiến bộ và phong trào cách mạng trong lòng xã hội Việt nam cũng đã đủ chín muồi để chủ nghĩa Mac – Lenin du nhập vào những năm đầu thế kỷ XX và đương nhiên xã hội ta được trang bị một hệ tư tưởng mới tiến bộ là triết học khoa học cách mạng của nhân loại. Triết học Mac – Lenin, nhờ đó nhiều vấn đề thực tiễn của đất nước được nhận thức trên bình diện lý luận. Và lịch sử triết học Việt Nam có điều kiện bước qua một bước ngoặt mới.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:22:53 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #411 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 05:18:46 am »

•   VỀ VĂN HÓA PHỒN THỰC VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ LINGA & YONI: Những năm tháng còn công tác  trong quân đội. Quá trình tìm hiểu đất nước Chùa Tháp, từ tài liệu và so sánh với thực tế những cuộc viếng thăm chùa chiền đền đài, điện thờ của các tôn giáo ở Kampuchea,  tôi cảm nhận tín ngưỡng phồn thực ở quốc gia này, và từ đó trở thành cơ sở thúc đẩy tôi tìm hiểu văn hóa phồn thực trên thế giới và Việt Nam. Vốn xuất hiện rất lâu đời trên thế giới. Tồn tại và duy trì ở nhiều quốc gia như: Ba tư, Hy Lạp, Ai Cập, La mã, Nhật Bản.v.v. Riêng Ấn Độ và một số nước ảnh hưởng của các công cuộc Ấn hóa, tập tục tôn vinh Linga trở thành tín ngưỡng tôn giáo, đó là tín ngưỡng thờ thần Shiva qua hình tượng Linga (Phallus – dương vật). Đến thời cai trị của các Varman (Vua, lãnh chúa) ở một số nước Đông Nam Á với quan niệm thần quyền song đôi với Vương quyền của vua chúa thì tục thờ Linga chính nhà vua đang trị vì và duy  trì tới thời cận đại. ( Shiva là vị thần thứ ba sau Bharama và Visnu trong nhất vị tam thể của hindu giáo. là vị thần chủ trì về tình dục, sự phồn sinh nảy nở của muôn loài, sự sung túc đầy đủ của vạn vật trong vũ trụ).
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:31:33 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #412 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 05:19:33 am »

Ở Việt Nam, văn hóa phồn thực xuất hiện trên dưới 10.000 năm trong cuộc cách mạng Đá mới. Là một phần trong tổng thể kho tàng văn hóa dân tộc đa dạng nhiều gam màu, thi vị và có trầm tích phong phú lâu đời đủ kết tinh và thăng hoa, mang trong đó nhiều yếu tố tâm linh sương khói. Với tư duy tâm linh về sự ra đời của một sinh linh là do sự kết hợp của âm dương từ cha mẹ và càng thiêng liêng thần tiên khi sinh linh ấy được sự bảo bọc trong bụng rồi được ra đời qua sinh thực khí của mẹ. Mẹ nằm ngửa lên trời mỉm cười mãn nguyện sau khi sinh nở và cũng tư thế ấy Mẹ từ giã cõi đời này. Tôn thờ Mẹ, tôn thờ Cha qua hình ảnh sinh thực khí của họ ( Linga và Yoni) là khát vọng, là sự tôn vinh hoàn toàn linh thiêng  thần thánh mà văn hóa phồn thực Việt nam được duy trì bằng truyền thuyết, thơ ca, chuyện kể, bằng những dấu tích trên cổ vật được khai quật.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #413 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 05:20:12 am »

. Bằng các lễ hội dân gian như : Lễ hội nõ nường, lễ hội linh tinh tình phộc, hội chen, hội tắt đèn, lễ hội Kate (hội té nước của đồng bào Chăm). Toàn bộ lễ hội diễn ra nhiều hay ít ngày tùy tập tục, tùy địa phương nhưng giây phút sống động nhất được qui định trong lễ hội đó là hàng chục phút nam nữ trong lễ hội tỏ tình bằng nhiều kiểu cách trong bóng đêm dày đặc của núi rừng sau hiệu lệnh (tắt đèn) của vị Trưởng tế, để khi đèn sáng trở lại thì toàn bộ không gian lễ hội trở thành bãi chiến trường, mà có những cặp chưa kịp chui ra từ những lùm bụi cây quanh vùng. Kế đó là tục thờ bà Đanh (Banh), thờ Nữ Oa. Tục cạy cửa.v.v.Ở các vùng Bắc Giang, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng, Thái Bình và các tỉnh trung và Nam trung bộ.v.v.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2012, 05:33:59 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #414 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 05:34:45 am »

Với các màn trình diễn sống động trữ tình và trang trọng. Tùy từng vùng miền có các loại hình tổ chức khác nhau nhưng chung qui việc tổ chức rất nghiêm túc qui củ lớp lang chặt chẽ, có vị chủ tế (thường là các vị cao niên trong làng), có các khí tự thờ cúng như trống chiêng đàn sáo, có biểu sớ dâng tấu và không thể thiếu hai vật linh bằng gỗ và mo cau hoặc bằng một chất liệu nào đó mô phỏng Linga, yony một cách linh hoạt. Quá trình diễn ra lễ hội cũng tùy vùng miền nhưng thường vào khoảng ngày mười sáu tháng giêng là thời điểm trăng đẹp nhất và không khí mùa xuân cũng tạo cho con người, vật nuôi, cây cỏ, chim muông niềm phấn khích, phong tình nhất. Văn hóa phồn thực mang đậm nét nền văn minh lúa nước mà tôi nghĩ ở vùng đồng bằng các nước Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng với yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt, châu thổ phì nhiêu sản vật, với mái chèo của ghe xuồng êm ái thướt tha trên sóng trôi êm đềm đã hình thành nên những: câu hò vè, cải lương, tuồng chèo đầy thi vị, sâu lắng tâm hồn trong không gian thanh bình làm cho lòng người thư thái yêu đời.. Đó là thông điệp để chuyển tải giá trị tinh thần : Cầu mong sự sống thái hòa, con cháu đông vui, cây cỏ chim muông cầm thú và vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng phồn thịnh.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:21:14 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #415 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 05:36:36 am »

. Nhân đây tôi cũng nêu một số nét so sánh với văn hóa bình nguyên để lột tả được nét đặc thù của những vùng miền khác nhau ở tầm địa cầu. Chúng ta có thể cảm nhận đời sống lao động sản xuất của cải vật chất, đời sống tinh thần văn hóa của vùng cực Bắc hoặc viễn Tây với bình nguyên mênh mông hoặc sa mạc bạt ngàn cát phủ thì những làn điệu dân ca, tuồng chèo không thể tồn tại mà đặc trưng của nó là âm điệu của vó ngựa phi, là âm thanh mạnh mẽ chát chúa của vũ khí chinh phục, của gió xoáy và bão cát. Mà trong nhịp sống gấp gáp sôi động ấy không thiếu hình ảnh bi hùng ngang tàng của những hảo hán nội  Mông hoặc Cowboy miền viễn Tây, mà theo đó cách tỏ bày tình cảm, tình yêu nó cũng mãnh liệt cuồng phong. Qua tìm hiểu hai trong ba cái nôi văn hóa lớn của nhân loại, ngoài Hylạp cổ thuộc châu Âu, thì hai nước Trung Quốc và Ấn Độ cổ thuộc châu Á có đặc điểm rất rõ nét về hai nền văn hóa trái ngược nhưng thống nhất trong một chỉnh thể quốc gia từ sự kiến tạo của những dòng sông. Trung Hoa vừa có Dương tử giang cuồn cuộn sóng mang âm hưởng mạnh mẽ của dốc đứng, núi cao, rừng sâu phía Bắc, vừa có Hoàng giang êm đềm tha thướt tải nặng phù sa phía Nam, và cả hai đều đổ ra đại dương mênh mông. Còn Ấn Độ đất nước của các thần thánh, tiên phật thì vừa có mẹ Hằng hà (nữ thần Ganga) kiêu sa, bao dung dịu mát như nguồn sữa ngọt, vừa có Ấn Hà sục sôi mãnh liệt của núi cao, rừng thẳm hùng vĩ.. Cũng căn cứ những yếu tố trên về điều kiện sinh tồn cộng với yếu tố nhân chủng để tôi so sánh thì không thể tìm ra nét tương đồng nền văn hóa lúa nước phương Nam với những vùng bình nguyên, sa mạc hay vùng lâm sơn phương Bắc.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2012, 05:47:49 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #416 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 07:12:32 am »

 . Căn cứ các tài liệu tham khảo, tôi tìm hiểu thực tế tập quán tôn vinh sinh thực khí nam nữ, mà nhận thấy lúc nào các linh vật này cũng được đặt trang trọng trong các ngôi đền ở kinh thành Thăng Long và các vùng phụ cận phía Bắc. Trong các tháp Chăm từ Bình Định, Phan Rang đến Bình Thuận (tháp chăm vùng lầu ông hoàng mũi Né) Nam Trung bộ và có lẽ trong ngôi đền My Sơn cặp Linga Yoni bằng đá là cặp linh vật lớn nhất Việt Nam. Tồn tại lâu dài và vui nhộn đầy chất thơ ca tình tứ là các phiên chợ tình như : Chợ tình Nhân Lý (Lạng Sơn), chợ tình quan họ (Bắc ninh), chợ tình Mèo Vạc nơi cư ngụ của các dân tộc Hmông, Giáy, Tày, Nùng (Cao Bằng). Văn hóa phồn thực còn được ghi nhận trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh  với khắc họa nam nữ giã gạo chày đôi, các căp nam nữ trong tư thế giao hoan. Sự hiện diện lâu đời của các cột đá thiêng nâng các chùa một cột ở An Hựu, Xã Đàn, bên cạnh các truyền thuyết về các cột đá này.Truyền thuyết Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là một truyện dẫn về khát vọng phồn thực của người Việt cổ, mà có lẽ giá trị văn hóa này còn trường tồn trong kho tàng văn hóa của dân tộc ta.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2012, 05:50:07 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #417 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:39:55 am »

                             XV/ Tự bạch
- Trước hết tôi điểm lại đôi nét về quê hương. Sau gần bốn chục năm viễn xứ, mặc dù nhiều lần trở lại cố hương nhưng vì công việc chung riêng và hoàn cảnh lịch sử mà tôi không có nhiều thời gian thăm lại những nơi tôi từng trải qua thời thơ ấu nhưng những gì có thể cảm nhận bằng trực quan vẫn cho tôi nỗi canh cánh nao lòng bởi vì cùng sự chuyển mình lột xác của đất nước và xã hội nhưng quê tôi vẫn nghèo nàn xơ xác. Hiện tại có lẽ người quê không còn phải đói cơm, áo rách nhưng chất lượng cuộc sống cũng còn rất khiêm tốn, có chăng ngôi nhà thờ làng có mới hơn, đồ sộ hơn và nét kiến trúc gotic có sắc sảo hơn nhưng thẳm sâu trong cuộc sống của nhiều gia đình vẫn đạm bạc vẫn chắt chiu, đời sống văn hóa tinh thần cũng chẳng khá hơn mấy so với hơn ba thập niên trước, nhìn tổng quan làng quê là hình ảnh dân số già nua bên cạnh lớp trẻ thơ đồng ấu, còn lớp lao động sung sức năng động và tràn trề tuổi xuân đã lại viễn xứ lập nghiệp để rồi cũng chỉ đủ trang trải tối thiểu mỗi năm khi trở về làng trong dịp ngày cùng tháng tận tất niên. Bởi vì tri thức hạn hẹp, trình độ chuyên môn không có, chủ yếu bán sức lao động thủ công nơi phố thị.
            
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2012, 05:52:16 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #418 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:55:51 pm »

 Nhìn từ phố huyện đến làng xã vẫn chỉ là con đường đất thịt với hơn hai mét ngang tráng nhựa mỏng manh, dọc tuyến đê sông Hồng vẫn phải chịu mưa sa gió táp, mà khả năng dòng xoáy của thủy thần làm cho Giao thủy quê tôi lõm sâu vào đồng ruộng. Đó đây trong hàng huyện, những ngôi nhà lầu khang trang nghễu ngện bên cạnh những căn nhà cấp bốn đìu hiu trải dài  dọc tuyến đường quốc phòng ra biển còn nghèo nàn quạnh hiu như vậy thì hạ tầng giao thông thôn xóm sao có thể khá hơn. Tổng thể bức tranh làng quê nói lên một sự phát triển thiếu bền vững , thiếu đồng bộ và cực kỳ thiếu nguồn đầu tư, vì quê tôi vẫn chỉ là vùng sâu vùng xa, không có tài nguyên, không giàu tri thức..
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2012, 05:09:29 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #419 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 11:03:01 pm »

Nhìn từ phố huyện đến làng xã vẫn chỉ là con đường đất thịt với hơn hai mét ngang tráng nhựa mỏng manh, dọc tuyến đê sông Hồng vẫn phải chịu mưa sa gió táp, mà khả năng dòng xoáy của thủy thần làm cho Giao thủy quê tôi lõm sâu vào đồng ruộng. Đó đây trong hàng huyện, những ngôi nhà lầu khang trang nghễu ngện bên cạnh những căn nhà cấp bốn đìu hiu trải dài  dọc tuyến đường quốc phòng ra biển còn nghèo nàn quạnh hiu như vậy thì hạ tầng giao thông làng xóm sao có thể khá hơn. Tổng thể bức tranh làng quê nói lên một sự phát triển thiếu bền vững , thiếu đồng bộ và cực kỳ thiếu nguồn đầu tư, vì quê tôi vẫn chỉ là vùng sâu vùng xa, không có tài nguyên, không giàu tri thức..
        Chào vetran! đúng như bạn nhân xét về cuộc sống và xã hội nói chung nhất là ở vùng quê Đồng bằng sông Hồng hiên nay là như vậy!
Vetran có những đánh giá hiểu biết rất sâu sắc. Cùng những tổng hợp rất chuẩn, rất giá trị.

                    CHÚC VE-ANH THƠ CÙNG TOÀN GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE, CÓ NHIỀU NIỀM VUI TRONG NHỮNG NGÀY XUÂN MỚI NÀY!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM