Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 03:58:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến trên chiến trường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến  (Đọc 4136 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2021, 01:40:30 pm »

2. Một trong những nội dung của công tác tư tưởng là quán triệt vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng quân sự, phương châm chỉ đạo tác chiến của Đảng vào điều kiện cụ thể của tuyến chi viện chiến lược và của một chiến trường có không gian rộng lớn, có quan hệ mật thiết với chiến trường ba nước Đông Dương. Tư tưởng quân sự của Đảng, phương châm chỉ đạo tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện trên chiến trường 559 là bằng cách xây dựng các binh chủng có tư tưởng cách mạng tiến công, tư tưởng đánh tập trung tiêu diệt địch; trong việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến đấu của Bộ đội Trường Sơn là lấy tiến công, phản công địch là chủ yếu, đồng thời chủ động phòng tránh bằng các loại công sự, ngụy trang, nghi binh...

Với các binh chủng, việc vận dụng tư tưởng quân sự, tư tưởng chỉ đạo tác chiến cũng có đường nét riêng như:

Bộ đội vận tải ô tô chủ động tiến công, chiến đấu với đội hình tập trung, mưu trí, linh hoạt, lấy tinh thần tất cả cho chiến trường, thà hy sinh trên vành tay lái, gắn bó sống chết với xe, với hàng, còn xe còn vượt bom đạn đưa hàng lên phía trước, tắc đường này đi đường khác, khi tắc đường thì tranh thủ tiếp cận trọng điểm và cùng công binh sửa đường để đi, tranh thủ thời cơ xuất kích, vượt trọng điểm, khi hàng đến đích cùng lực lượng kho bốc dỡ nhanh, tranh thủ quay vòng tăng chuyến để kịp chi viện cho chiến trường. Khi cơ động các binh đoàn chủ lực vào chiến trường hay vào chiến dịch thì tập trung nhanh, cơ động, linh hoạt trong hành tiến, đảm bảo an toàn cho bộ binh.


Bộ đội công binh bám trụ kiên cường, giữ đường luôn thông suốt liên tục, lấy khẩu hiệu "Ba bám, bốn nhanh, một vững chắc” làm tư tưởng chỉ đạo tác chiến của binh chủng (bám địch, bám đường, bám xe; phải trinh sát nhanh, hạ quyết tâm nhanh, tiếp cận nhanh, khắc phục nhanh, chuẩn bị thế trận cầu đường vững chắc), có nhiều đường "hở", đường "kín" liên hoàn, các công trình vượt sông, cầu, ngầm, phà linh hoạt tập trung dứt điểm, phát huy cao độ năng lực của xe máy, thuốc nổ, đảm bảo có đường mới nhanh, kịp phục vụ cho yêu cầu vận chuyển và chiến đấu.


Bộ đội pháo cao xạ, súng máy phòng không, súng trường bắn máy bay địch luôn phát huy tư tưởng đánh tiêu diệt, "quay nòng pháo theo bánh xe lăn", nhằm thẳng quân thù mà bắn, đưa súng pháo lên đỉnh núi đón đường bay của địch để bắn, bắn rơi máy bay địch ngay trên mục tiêu bảo vệ, chốt kiên cường, cơ động nhanh, còn người còn pháo còn chiến đấu cho đến thắng lợi, đánh ngày đánh đêm đều giỏi. Với tư tưởng chỉ đạo trên, suốt hàng chục năm Bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi hàng nghìn máy bay, bắn rơi cả B.52 và AC.130 của địch.


Bộ đội tình nguyện lấy tư tưởng đánh tiêu diệt địch, làm chủ đạo kết hợp đánh tiêu diệt địch để giải phóng đất đai, mở rộng căn cứ cho bạn, cho chiến trường, bảo vệ vững chắc hành lang tuyến chi viện, lấy tinh thần đoàn kết hiệp đồng cùng bạn chiến đấu, bám địch mà đánh, đã đánh là tiêu diệt gọn, làm chủ chiến trường.


Bộ đội giao liên luôn thể hiện tư tưởng: "Tất cả để đưa quân ra chiến trường an toàn, tất cả để phục vụ thương bệnh binh với tình thương yêu đồng chí đồng đội, tận tình với miền Nam, hết lòng vì nghĩa vụ quốc tế". Mười sáu năm liên tục kiên trì, bộ đội giao liên luôn thể hiện được phong cách lâu dài, không nản, gian khổ không sờn, ác liệt không chùn bước, phát huy truyền thống đôi vai ngàn cân, đôi chân vạn dặm.


Bộ đội đường ống xăng dầu tuy sinh sau đẻ muộn hơn các binh chủng khác (từ năm 1968 trở đi) nhưng đã lấy tư tưởng tiến công với tinh thần luôn vượt khó dù núi cao, suối sâu, sông rộng đều vượt qua, nêu cao trách nhiệm tiếp máu cho bộ đội xe, pháo, công binh chiến đấu tảng sức mạnh cho các binh chủng khác hoàn thành nhiệm vụ.


Bộ đội thông tin liên tục chiến đấu ngày đêm, vượt khó khăn ác liệt, đảm bảo cho chỉ huy từ Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh và các đơn vị trực tiếp, kịp thời, liên tục.

Trong cán bộ lãnh đạo, chỉ huy từ Bộ tư lệnh đến cán bộ các cấp luôn nghiên cứu vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự trong việc tổ chức xây dựng lực lượng, trong việc chỉ huy thực hiện các nhiệm vụ.

Việc vận dụng tư tưởng, quan điểm quân sự của Đảng ỏ Bộ đội Trường Sơn luôn được tổng kết rút kinh nghiệm qua các thời kỳ và bổ sung liên tục.


3. Công tác tư tưởng ở Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh có nội dung và phương pháp tổng hợp thường xuyên liên tục, nhằm bồi dưỡng, xây dựng lòng yêu nước, yêu chế độ, căm thù địch xâm lược gây tội ác đối với nhân dân ta; yêu chế độ, căm thù địch sâu sắc, tạo cho cán bộ, chiến sĩ có lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, ở tuyến chi viện không chỉ có giáo dục, động viên thường xuyên mà đã tạo những yếu tố vật chất để ý chí được duy trì và phát huy. Bộ đội xe được trang bị áo giáp, có mũ sắt, xe phải có ngụy trang, có giàn gỗ che chắn trần xe, xung quanh chỗ ngồi; có hệ thống đèn gầm, có đường tốt và được pháo cao xạ, súng máy phòng không yểm trợ. Nhất là khi xe qua các trọng điểm, bộ đội công binh bám trụ trọng điểm phải có hầm chữ A, có khí tài để khắc phục hậu quả địch đánh phá và được đồng đội quan sát, chỉ dẫn cách phòng tránh khi có máy bay địch tới đánh phá.

Mỗi chiến sĩ, mỗi đơn vị, mỗi binh chủng vừa được bồi dưỡng ý chí vừa tạo điều kiện về vật chất để thực hiện nhiệm vụ. Do đó, ý chí quyết thắng được duy trì và phát huy cao độ. Trong thực tế chiến đấu, bản thân từng người tích luỹ được kinh nghiệm để vừa làm tròn nhiệm vụ vừa bảo vệ được mình. Cán bộ các cấp đã biết tổng hợp, tổng kết thành những kinh nghiệm, khái quát thành bài học thiết thực giúp bộ đội thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thắng lợi, ít tổn thất.


4. Động viên thi đua giết giặc lập công là nội dung của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy có sức động viên phát huy cao độ sức mạnh chiến đấu của bộ đội, phong trào thi đua được phát động thường xuyên, có yêu cầu thiết thực cho từng thời kỳ và từng binh chủng.

Bộ đội xe có chỉ tiêu vượt cung tăng chuyến, đạt và vượt khối lượng hàng vào chiến trường, vừa đảm bảo an toàn xe và người.

Bộ đội công binh nếu là đơn vị mở đường thì lấy khối lượng, lấy chiều dài làm chỉ tiêu; nếu là đơn vị đảm bảo giao thông lấy đảm bảo đường thông suốt, cứu được người, cứu được xe, cứu được hàng khi có sự cố.

Bộ đội pháo cao xạ lấy chỉ tiêu bảo vệ được trọng điểm, bảo vệ được xe, bảo vệ được công binh, bắn rơi được máy bay địch và an toàn về người và vũ khí.

Các binh chủng khác, các cơ quan cũng có nội dung chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu.

Tổng hợp nhất của phong trào thi đua giết giặc lập công của Bộ đội Trường Sơn là phong trào thi đua đạt các danh hiệu dũng sĩ và giành cờ thi đua của Bác Hồ.

Trong chỉ đạo phong trào thi đua, điểm nổi bật là tổ chức "đột kích, tổng công kích” các đợt đột kích do các binh trạm, trung đoàn, sư đoàn tổ chức. Tổng công kích do Bộ tư lệnh phát động và huy động tất cả các lực lượng tham gia mỗi khi tổ chức phát động tổng công kích đều có sự chuẩn bị kỹ mọi mặt, về tư tưởng, thế trận cầu đường, sự sẵn sàng chiến đấu của bộ đội phòng không, bộ binh, kho hàng. Mỗi mùa khô ở Trường Sơn có từ 3 - 4 đợt đột kích, 2 - 3 đợt tổng công kích. Do chuẩn bị chu đáo, tổ chức điều hành chặt chẽ, biểu dương kịp thời nên kết quả các đợt công kích, tổng công kích đều giành thắng lợi lớn và thường vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần so với thường ngày; có đơn vị, cá nhân đạt hiệu quả nảng suất gấp 5 - 6 lần.

Hội nghị thi đua được thường xuyên tổ chức từ 2 - 3 năm 1 lần, nhất là khi có sự chuyển biến nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội liên hoan thi đua toàn chiến trường Trường Sơn đã đúc kết được những bài học có ích cho phong trào thi đua lập công của chiến trường, vừa ghi nhận những đơn vị, cá nhân lập công xuất sắc vừa biểu dương tại chiến trường và đề nghị Nhà nước xem xét khen thưởng. Việc tổ chức khen thưởng trong chiến đấu được tiến hành thường xuyên, kịp thời, từ những danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" với các binh chủng đến khen thưởng các loại huân chương, huy chương và đề nghị xét tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đơn vị và cá nhân đã có tác dụng khích lệ, động viên, làm cho phong trào thi đua giết giặc lập công liên tục sôi nổi.


5. Thông tin báo chí và văn học nghệ thuật ở Trường Sơn đã thực sự trở thành vũ khí sắc bén, nâng cao sức chiến đấu của Bộ đội Trường Sơn; phản ánh sống động cuộc chiến đấu anh hùng của bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến và nhân dân các dân tộc ở các địa phương trên dãy Trường Sơn.

Báo chí và văn học nghệ thuật đã dựng nên bức tranh toàn cảnh trên Trường Sơn vô cùng gian khổ ác liệt với bao hy sinh to lớn, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất nước và giúp cách mạng bạn phát triển.

Báo chí ở Trường Sơn được đảm bảo đến cơ sở; bộ đội được đảm bảo tiếp nhận thường xuyên các thông tin về chiến đấu, xây dựng, vể văn học nghệ thuật qua Đài tiếng nói Việt Nam của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đài phát thanh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên chiến trường đã lập ra các đội văn nghệ ở cấp binh trạm, trung đoàn, sư đoàn và đoàn nghệ thuật Trường Sơn (văn công Trường Sơn).

Báo Trường Sơn làm tốt vai trò tiêng nói của Đảng bộ, của cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn. Qua nhiều năm gian khổ cho đến ngày đại thắng, đã có một khối lượng sáng tác đồ sộ về Trường Sơn, trong đó nhiều tác phẩm có sức sống lâu bền của nhiều tác giả là người lính Trường Sơn. Tuyến chi viện chiến trường Trường Sơn có một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo trên nhiều loại hình nghệ thuật, có nhiều nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ, hoạ sĩ, nhiếp ảnh, phóng viên có tên tuổi. Ngoài ra, chiến trường Trường Sơn còn là điểm hẹn của các văn nghệ sĩ cả nước đến thăm hỏi, nghiên cứu, sáng tác và phục vụ bộ đội. Nhiều đoàn nghệ thuật của Trung ương, của các tỉnh vào biểu diễn phục vụ.

"Tiếng hát át tiếng bom" cũng là phong trào của người lính Trường Sơn, góp phần tạo nên sức sống chiến đấu lạc quan cho dù cuộc chiến ở Trường Sơn rất dài ngày và rất ác liệt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2021, 01:43:12 pm »


III. QUÁN TRIỆT, CHẤP HÀNH ĐÚNG ĐẮN ĐƯỜNG LỐI CÁN BỘ CỦA ĐẢNG TRONG QUÂN ĐỘI

Chiến trường 559 đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớn mạnh, có đủ số lượng và chất lượng cao, có nguồn dồi dào vững chắc đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phát triển to lớn và nặng nề cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn.


Từ chỗ chỉ có không quá 100 cán bộ các cấp ban đầu, vốn là cán bộ bộ binh làm nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy gùi thồ và giao liên, lực lượng phân tán nhỏ lẻ, trang bị thấp; đến khi cuộc chiến tranh ở miền Nam ngày càng phát triển, yêu cầu chi viện càng nhiều nên Đoàn 559 phát triển thành một chiến trường rộng lớn với quy mô cấp quân khu, lực lượng đông đảo làm cả hai nhiệm vụ vận chuyển, chi viện và chiến đấu, đối với chiến trường ba nước Đông Dương.


Nguồn cán bộ ban đầu của tuyến 559 lấy từ các cơ quan, đơn vị phía Bắc, cơ quan Bộ Quốc phòng, các quân - binh chủng, có cả cán bộ dân - chính - Đảng. Từ năm 1965 trở đi trở thành một đội ngũ đông đảo cán bộ có nhiều binh chủng hợp thành. Ngoài số cán bộ được tăng cường bổ sung, chiến trường 559 đã tự đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ cũng khá lớn, chiếm phần đông trong hàng ngũ cán bộ các cấp ỏ cơ sở trở lên. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Trường Sơn đã có nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ và qua các thời kỳ tổ chức kiểm tra thực hiện và rút kinh nghiệm bổ sung. Do nhiệm vụ phát triển to lớn, quy mô bộ đội hình thành các binh chủng, thực hành chiến đấu hiệp đồng binh chủng ở cấp sư đoàn và chiến trường mang tính chất chiến dịch, chiến lược nên Bộ tư lệnh Trường Sơn quan tâm bồi dưỡng cho cán bộ các cấp, nhất là cán bộ trung đoàn, sư đoàn có trình độ chỉ huy hiệp đồng binh chủng. Phương pháp chủ yếu là tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ đạo việc chỉ huy thực hành nhiệm vụ và tổ chức rút kinh nghiệm thiết thực, bồi dưỡng cho cán bộ khi kết thúc nhiệm vụ.


Điểm qua những nét phát triển của đội ngũ cán bộ các binh chủng để thấy sự đúng đắn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của chiến trường suốt 16 năm bám trụ Trường Sơn. Từ một đội xe ô tô vận chuyển nhỏ từ đường 9 đi La Hạp đến khi có đội ngũ cán bộ chỉ huy các sư đoàn xe ô tô có hàng nghìn chiếc; từ chỉ huy trung đội, đại đội là chủ yếu đến chỉ huy cả trung đoàn xe, sư đoàn xe tập trung vận chuyển lớn theo cung dài, cơ động hành quân đoàn bộ binh vào các chiến dịch lớn; từ chỉ có 1 - 2 phân đội súng máy 12,7mm, 20mm bắn máy bay, bảo vệ phà Thà Khống đến khi đủ cán bộ chỉ huy sư đoàn phòng không, các trung đoàn pháo cao xạ, các tầng hoả lực 37mm, 57mm, 100mm đã có cả đơn vị tên lửa phòng không. Từ chỉ có phân đội công binh làm đường, gùi thồ phát triển thành các trung đoàn công binh, sư đoàn công binh mở đường vào bảo đảm giao thông trên 5 tuyến dọc, hàng chục tuyến ngang trên 16.000km xuyên suốt từ Bắc vào Nam lại đủ sức cơ động phục vụ cả Đông - Tây Trường Sơn, cả đường số 1 từ Quảng Trị vào Thành phố Hồ Chí Minh. Từ chỉ có 1, 2 phân đội bộ binh bảo vệ Nam - Bắc đường 9 đến khi hình thành Bộ tư lệnh tình nguyện rồi sư đoàn chủ lực đã độc lập mở một số chiến dịch giải phóng, một số vùng rộng lớn ở Nam Lào, đến phối hợp chiến dịch với Bộ như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch giải phóng Tây Nguyên Xuân 1975.


Bộ đội thông tin đã phát triển với tốc độ nhanh, xây dựng được mạng lưới thông tin tải ba thông suốt, suốt từ Bộ Quốc phòng xuống chiến trường 559 và đến từng chiến trường, mạng lưới thông tin vô tuyến điện, hữu tuyến điện của Bộ tư lệnh 559 đã phục vụ đắc lực cho lãnh đạo chỉ huy, liên tục suốt tuyến cho đến từng trận địa, từng trạm chỉ huy giao thông, đến các phân đội xe chạy trên đường và đã hình thành các trung đoàn thông tin mạnh.


Bộ đội đường ống, tuy mới ra đời từ năm 1968 nhưng đã phát triển nhanh chóng, từ năm 1973 đến năm 1975 đã hình thành tuyến đường ống xuyên suốt Đông - Tây vào đến tận chiến trường xa nhất với đội ngũ cán bộ chỉ huy 4 trung đoàn.

Ở các đơn vị khác, từ kho tàng, quân y, giao liên, giúp bạn đều trưởng thành đủ sức làm các nhiệm vụ nặng nề.

Ở cơ quan Bộ tư lệnh hình thành các cơ quan giúp lãnh đạo chỉ huy, biến cơ quan Bộ tư lệnh thành trung tâm tổ chức chỉ huy chiến đấu thực sự trong mọi tình huống, mọi thời gian với đông đảo đội ngũ cán bộ có trình độ tham mưu và lãnh đạo xây dựng đội ngũ theo 3 thê đội ở mỗi cấp.


Để xây dựng được đội ngũ cán bộ đông đảo có số lượng phong phú và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nặng nề của chiến trường 559, Đảng ủy, Bộ tư lệnh đã có nghị quyết lãnh đạo về công tác cán bộ qua các thời kỳ, đã coi trọng việc xây dựng hệ thống nhà trường từ bổ túc cán bộ trung, cao cấp đến đào tạo cán bộ cơ sở (đại đội, trung đội) đến việc chăm lo đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nhà trường đào tạo lái xe, thợ sửa chữa, trung cấp quân y...


Việc bồi dưỡng tại chức cũng rất quan trọng, đặc biệt là việc tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên và qua các chiến dịch, các đợt công kích, tạo điều kiện cho cán bộ các cấp học tập và nhanh chóng trưởng thành, trưởng thành từ trong thực tiễn chiến đấu công tác.


Thắng lợi của công tác cán bộ to lớn là do Đảng ủy 599 luôn quán triệt đường lối chính sách cán bộ của Đảng, biết bồi dưõng, sử dụng đúng đắn năng lực của cán bộ, cho dù không ít cán bộ lúc đầu bỡ ngỡ với nhiệm vụ, có đồng chí thuộc loại khó bố trí ở các nơi khác nhưng khi về chiến trường 559 đã được các cấp lãnh đạo chỉ huy bồi dưỡng sử dụng đúng năng lực nên đại bộ phận yên tâm phấn khởi và hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ Bộ đội Trường Sơn đã trưởng thành ngay trong chiến đấu ác liệt. Trong đội ngũ cán bộ của chiến trường 559 lúc đầu chỉ có hơn 100 người đã từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp; sau phát triển lên hàng vạn cán bộ, trong đó có đến 1/2 trưởng thành từ chiến sĩ lên. Số lượng cán bộ ở Bộ đội Trường Sơn chiếm tỷ lệ từ 12 - 13% so với tổng quân số, cao nhất là các năm 1972-1973 có trên 1,2 vạn cán bộ, trong đó hơn 1/2 là cán bộ do Bộ tư lệnh Trường Sơn đào tạo.


Nét riêng về cán bộ của Bộ đội Trường Sơn là mỗi cán bộ ở cấp nào đều phấn đấu thực hiện phong cách bốn trực tiếp. Đó là trực tiếp nghiên cứu tình hình, trực tiếp giao nhiệm vụ, trực tiếp thực hành và trực tiếp kiểm tra. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Trường Sơn rất quan tâm đến xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ cán bộ, tạo sự nhất trí cao trong khi tổ chức chiến đấu hiệp đồng binh chủng và khi thực hiện nhiệm vụ độc lập khó khăn, Vê đoàn kết chiến đấu còn phải làm cho cán bộ biết đoàn kết với các chiến trường khác, với bạn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2021, 01:44:59 pm »


IV. LÃNH ĐẠO HOÀN THÀNH TỐT CÁC CHÍNH SÁCH TRONG CHIẾN ĐẤU, MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ

Chiến trường 559 nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam Việt Nam và hai nước bạn Lào và Campuchia. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, liên tục đêm ngày nên Bộ đội Trường Sơn phải chấp hành nhiều chính sách lớn, vừa đảm bảo cho nội bộ chiến trường 559, vừa đảm bảo cho các chiến trường khác, cho bộ đội hành quân cơ động của Bộ, đảm bảo đưa thương binh ở các chiến trường ra và các cháu thiếu niên ở miền Nam ra Bắc để nuôi dưỡng học tập, phải quan hệ với nhiều chiến trường, kể cả với lực lượng vũ trang và nhân dân bạn. Số tù hàng binh cũng nhiều. Do đó phải coi trọng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn và kịp thời các chính sách.


Về chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, số lượng thương binh, liệt sĩ của chiến trường 559 ngày càng nhiều nên phải quan tâm tổ chức hệ thống các trạm cấp cứu, các trạm phẫu thuật, các bệnh viện chung của chiến trường và từng khu vực. Hệ thống quân y của chiến trường 559 được tổ chức chặt chẽ, xuyên suốt, đảm bảo khi chiến đấu có thương binh đều cứu chữa kịp thời, kể cả nơi xa nhất như ở các tỉnh Nam Lào (Át Ta Pư, Bô Lô Ven, Chăm Pa Sắc và miền Tây các tỉnh của Việt Nam. Trong việc cứu chữa thương binh, cán bộ và nhân viên quân y Bộ đội Trường Sơn nỗ lực phát huy trách nhiệm, tình thương đồng chí đồng đội nên đã cứu chữa kịp thời, ít để xảy ra trương hợp tử vong. Do điều kiện chiến trường xa, cuộc chiến đấu ác liệt liên tục, vận chuyển thương binh thuộc loại nặng thường không thực hiện được và mặc dù dụng cụ kỹ thuật y tế rất thiếu thốn nhưng hệ thống quân y cấp cứu, cứu chữa của tuyến 559 đều phải làm vượt khả năng của mình và đã thành công trong nhiều ca hiểm nghèo. Thương binh từ chiến trường chuyển ra Bắc cũng được đảm bảo chu đáo, ít trường hợp để xảy ra tử vong, quá trình chuyển thương binh bằng cơ giới hoặc bằng phương tiện thô sơ. Số lượng thương binh qua từng năm, từng mùa của chiến trường 559 và của các chiến trường có lúc lên trên 5.000 - 6.000 người, nhưng được đảm bảo an toàn.


Về cứu chữa các bệnh tật trên khu vực rừng núi nhiệt đới, nhất là bệnh sốt rét ác tính, ngành quân y đã thành công trong việc xử lý môi trường, tổ chức việc diệt muỗi trên suốt tuyến nên từ 1971 trở đi đã khắc phục được cơ bản bệnh sốt rét ác tính - một bệnh hiểm nghèo có năm cướp đi tính mạng hàng trăm chiến sĩ. Đặc biệt là năm 1973, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Trường Sơn đã sớm thấy yêu cầu cần thiết làm tốt việc quy tập mồ mả liệt sĩ trên đất bạn và những vùng sâu vùng xa của Trường Sơn về nước để chôn cất và chăm lo hương khói đồng chí đồng đội mình; đã bốc được trên 10.000 thi hài liệt sĩ về nước. Đầu năm 1975, mặc dù đất nước còn đang chiến tranh, nhưng Đảng ủy, Bộ tư lệnh đã bắt đầu tổ chức xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ở Quảng Trị, sau này được Nhà nước xác định là Nghĩa trang Quốc gia.


Đối với tù hàng binh địch, Bộ đội Trường Sơn đã nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Nhà nước ta. Số tù hàng binh bị ta bắt được trên đất bạn đều được chuyển giao cho bạn và cùng giúp bạn thực hiện đúng đắn chính sách tù hàng binh của ta và bạn.


Công tác dân vận và công tác giúp bạn.

Từ khi tuyến chi viện chiến lược chuyển sang phía Tây Trường Sơn ở trên đất bạn Lào và một phần trên đất Campuchia, Bộ đội Trường Sơn đã giúp bạn về mọi mặt, từ việc trực tiếp cùng quân, dân bạn chiến đấu mở rộng vùng giải phóng trên dọc hành lang chiến lược đến việc giúp bạn xây dựng cơ sở cách mạng, cơ sở kháng chiến. Công tác dân vận và công tác giúp bạn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.


Ban đầu, công tác này trên giao cho Đoàn 565 đảm nhiệm tất cả, gắn với nhiệm vụ chiến đấu mở rộng và bảo vệ địa bàn. Về sau Đoàn 565 trực thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn thì Đảng ủy và Bộ tư lệnh Trường Sơn trực tiếp chỉ huy chỉ đạo trên cơ sở quán triệt chủ trương của Đảng ta và Đảng bạn, có hai nhiệm vụ như sau:

Một là, làm chuyên gia giúp địa phương bạn xây dựng lực lượng từ tỉnh đến các đại đội hoạt động chiến đấu trên địa bàn, xây dựng cơ sở cách mạng và kháng chiến trong vùng giải phóng cũng như trong vùng địch hậu.

Hai là, bộ đội tình nguyện phối hợp với lực lượng địa phương đánh địch lấn chiếm vùng giải phóng, diệt phỉ, bảo vệ và mở rộng địa bàn, bảo vệ tuyến hành lang chiến lược. Cùng bạn triển khai các đợt hoạt động quân sự tiến hành thu phục phỉ ở các tỉnh Khăm Muộn, Xa Vẳn Na Khẹt, các tỉnh ven đường 13.


Về mặt tổ chức, ban đầu Đoàn 565 có các tiểu đoàn, trung đoàn quân tình nguyện và các đoàn chuyên gia quân sự cấp tỉnh, về mặt quân sự là vậy, về Đảng lại có các chuyên gia của các cấp ủy từ tỉnh xuống huyện, các chuyên gia cấp ủy do Ban Cán sự chuyên gia của Trung ương Đảng ta trực tiếp chỉ đạo. Sự phối hợp giữa chuyên gia Đảng và chuyên gia quân sự luôn có sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở Đảng ta và Đảng bạn nhất trí từ trên Trung ương đến các địa phương.


Từ năm 1970 trở đi, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh giao cho Bộ tư lệnh Trường Sơn đảm nhiệm quân tình nguyện và đoàn chuyên gia. Quân tình nguyện hình thành Sư đoàn bộ binh cơ động 968; Đoàn 565 chỉ làm nhiệm vụ chuyên gia quân sự và làm công tác dân vận. Riêng 17 huyện trên tuyến hành lang đường Hồ Chí Minh giao cho các binh trạm và các sư đoàn khu vực phụ trách.


Quán triệt lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp nhân dân bạn tức là giúp mình” nên công tác dân vận và công tác giúp bạn đã đạt nhiều thành tích, góp phần vào thắng lợi chung của chiến trường.

Đối với nhân dân Việt Nam ở các tỉnh phía Tây Trung Trung Bộ và Tây Nguyên - nơi có tuyến hành lang 559 đi qua là các căn cứ địa của tỉnh, huyện đó nên việc phối hợp hoạt động được chặt chẽ. Nhân dân ở vùng này thường gặp khó khăn về đời sống, thường thiếu đói, nên các đơn vị có trách nhiệm giúp đỡ về lương thực, vải mặc và tổ chức phối hợp chiến đấu chống địch càn quét hòng tái lấn chiếm hoặc dùng máy bay đánh phá; sự phối hợp hoạt động đạt hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn cho các kho tàng của các chiến trường do Bộ đội Trường Sơn vận chuyển và đảm bảo cung ứng.


Mười sáu năm liên tục chiến đấu chống ngăn chặn, thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường và giúp bạn, chiến trường 559 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vừa là tuyến chi viện chiến lược vừa là một hướng chiến trường quan trọng, góp phần quan trọng vào thắng lợi hoàn toàn của công cuộc chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và giúp bạn giành thắng lợi hoàn toàn.


Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác. Đặc biệt, nhân 40 năm kỷ niệm ngày thành lập, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh lại được phong tặng Huân chương Sao Vàng - huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Chiến trường Trường Sơn đã sản sinh ra nhiều đơn vị Anh hùng, đơn vị Quyết thắng đã có 77 đơn vị được tuyên dương Anh hùng gồm 4 sư đoàn, 15 trung đoàn, 30 tiểu đoàn; trong đó có 2 tiểu đoàn được tuyên dương lần thứ hai, 27 đại đội, trung đội, đội là đơn vị Anh hùng; 46 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Trên đây là những nội dung, phương pháp của công tác đảng, công tác chính trị, phản ánh tổng thể các hoạt động của Bộ đội Trường Sơn, là một phần của nhiệm vụ, công tác mà Đảng bộ và cả chiến trường Trường Sơn phấn đấu suốt 16 năm và giành thắng lợi hoàn toàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2021, 01:46:41 pm »

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC, XÂY DỰNG, SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN


BÙI THẾ TÂM
Nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng, nguyên Chính ủy - Tư lệnh sư đoàn, nguyên Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Trường Sơn


Quá trình hình thành và phát triển lực lượng Bộ đội Trường Sơn từ 1959-1975

Từ tháng 5 năm 1959 đến tháng 12 năm 1964, từ hai tiểu đoàn ban đầu với quân số 569 người đã phát triển lên quy mô 2 trung đoàn, 11 tiểu đoàn, 42 đại đội và trên 3.0000 xe đạp thồ, 1 đại đội ô tô Gát 63.


Bắt đầu năm 1965 trở đi, chuyển từ cấp tương đương sư đoàn lên cấp tương đương quân khu đến cấp Bộ tư lệnh chiến trường. Tổ chức, biên chế quân số, trang bị mỗi năm mỗi phát triển, về cơ cấu lúc đầu chỉ có một lực lượng vận tải đơn thuần đã phát triển thành lực lượng tổng hợp chiến đấu hiệp đồng binh chủng bao gồm vận tải, cầu đường, pháo phòng không, tên lửa, bộ binh, thông tin, hậu cần và kỹ thuật.

- Năm 1965, có 8 trung đoàn, 28 tiểu đoàn, 91 đại đội, quân số 16.706 người, trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 1.336 chiếc, cho binh chủng khác 433 chiếc; xe máy khí tài công binh 138 chiếc; khí tài thông tin 140 chiếc; hỏa lực phòng không gồm 90 khẩu pháo cao xạ, 94 súng máy 12,7mm.

- Năm 1966, có 12 trung đoàn, 65 tiểu đoàn, 308 đại đội, quân số 23.391 người, trang bị ô tô cho binh chủng xe 936 chiếc, cho các binh chủng khác 551 chiếc; xe máy khí tài công binh 129 chiếc; khí tài thông tin 300 chiếc; hỏa lực phòng không gồm 116 pháo cao xạ, 166 súng 12,7mm.

- Năm 1967 có 12 trung đoàn, 65 tiểu đoàn, 342 đại đội, quân số 33.281 người, trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 2.048 chiếc, cho binh chủng khác 852 chiếc; xe máy khí tài công binh 215 chiếc; khí tài thông tin 1.399 chiếc; hỏa lực phòng không gồm 204 pháo cao xạ, 260 súng 12,7mm.

- Năm 1968, có 16 trung đoàn, 74 tiểu đoàn, 476 đại đội, quân số 38.127 người. Trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 2.057 chiếc, các binh chủng khác 1.066 chiếc; xe máy khí tài công binh 288 chiếc; khí tài thông tin 2.392 chiếc, có 8 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 272 pháo cao xạ, 329 súng máy 12,7mm.

- Năm 1969, có 18 trung đoàn, 98 tiểu đoàn, 579 đại đội, quân số 51.588 người, trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 2.623 chiếc, cho các binh chủng khác 1.979 chiếc; xe máy khí tài công binh 296 chiếc; khí tài thông tin 3.217 chiếc; 18 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 252 pháo cao xạ, 310 súng máy 12,7mm.

- Năm 1970, có 1 sư đoàn, 26 trung đoàn, 119 tiểu đoàn, 722 đại đội, quân số 62.992 người, trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 2.623 chiếc, cho binh chủng khác 2.293 chiếc; xe máy khí tài công binh 461 chiếc; khí tài thông tin 3.657 chiếc, 28 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 568 pháo cao xạ, 416 súng 12,7mm.

- Năm 1971, có 7 sư đoàn, 46 trung đoàn, 173 tiểu đoàn, 795 đại đội, quân số 82.499 người, trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 4.108 chiếc, cho các binh chủng khác 2.293 chiếc; xe máy khí tài công binh 461 chiếc; khí tài thông tin 8.443 chiếc, 34 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 419 pháo cao xạ, 423 súng 12,7mm.

- Năm 1972, có 7 sư đoàn, 50 trung đoàn, 217 tiểu đoàn, 819 đại đội, quân số 90.514 người, trang bị xe ô tô cho binh chủng xe 5.756 chiếc, cho các binh chủng khác 2.578 chiếc; xe máy khí tài công binh 1.175 chiếc; khí tài thông tin 9.366 chiếc, 34 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 728 pháo cao xạ, 474 súng 12,7mm.

- Năm 1973, có 8 sư đoàn, 55 trung đoàn, 166 tiểu đoàn, 940 đại đội, quân số 100.495 người. Trang bị ô tô cho binh chủng xe 6.592 chiếc, cho các binh chủng khác 2.791 chiếc; xe máy khí tài công binh 1.010 chiếc; khí tài thông tin 10.635 chiếc, 18 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 431 pháo cao xạ, 190 súng 12,7mm.

- Đến tháng 4 năm 1975, có 7 sư đoàn (sư đoàn 968 tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên) 55 trung đoàn, 160 tiểu đoàn, 983 đại đội, quân số 94.506 người. Trang bị ô tô cho binh chủng xe 8.218 chiếc, cho các binh chủng khác 7.721 chiếc; xe máy khí tài công binh 1.010 chiếc; khí tài thông tin 9.703 chiếc, 18 tiếp sức; hỏa lực phòng không gồm 431 pháo cao xạ, 190 súng 12,7mm.


Riêng bộ đội đường ông có 4 trung đoàn, trang bị khá đầy đủ về mọi mặt.

Trung đoàn 671 chuyển tiếp dầu điêzen tổng chiều dài 380km, có 10 kho trữ lượng thường xuyên 6.800 khối với 36 trạm bơm đẩy đi các hướng và cấp phát.

Trung đoàn 592 chuyển tiếp xăng với tổng tuyến dài 354km, có 13 kho, trữ lượng thường xuyên 6.900 khôi, với 18 trạm bơm đẩy.

Trung đoàn 532 chuyển tiếp xăng với chiều dài 340km có 12 kho trữ lượng 7.600 khối với 26 trạm bơm đẩy và cấp phát.

Trung đoàn 537 chuyển tiếp xăng dài 326km có 11 kho trữ lượng 5.750 khối với 23 trạm bơm đẩy và cấp phát.

Tổng cộng toàn tuyến xăng dầu có chiều dài là: 1.400km, trữ lượng tổng cộng 27.050 tấn, hệ thống bơm đẩy cấp phát 114 trạm.

(Trong này không kể tổ chức trang bị các lực lượng phối thuộc)


Như vậy, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã phát triển từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, từ du kích đến chính quy, từ thô sơ đến hiện đại. Suốt 16 năm chiến đấu vô cùng gian khổ khó khăn và ác liệt đã làm tròn chức năng, nhiệm vụ một chiến trường tổng hợp đặc biệt; cùng cả nước và hai nước bạn xây dựng thành công căn cứ chiến lược Nam Đông Dương; xây dựng thành công tuyến vận tải chiến lược; xây dựng thành công hệ thống hạ tầng cơ sở cầu đường, đường ống dẫn xăng dầu mạng thông tin tải ba, hệ thống căn cứ hậu cần chiến lược, chiến dịch; giúp cách mạng Lào và Campuchia giành thắng lợi. Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã phốỉ hợp với các nước bạn, các chiến trường ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ và cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện của Mỹ. Với những nhiệm vụ quan trọng Đảng, Nhà nước và quân đội giao đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bản thân và làm tốt lực lượng dự bị chiến lược tại chỗ cho Bộ. Là một trong những nhân tố góp phần quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.


Về phạm vi lĩnh vực khoa học nghệ thuật quân sự, từ trong thực tiễn chiến đấu đã có những thành công quan trọng đóng góp cho nghệ thuật quân sự Việt Nam, như: Đã sáng tạo một phương thức tác chiến binh chủng hợp thành lấy vận tải làm trung tâm và nghệ thuật tác chiến của các binh chủng như: Nghệ thuật vận tải đa phương thức, nghệ thuật xây dựng cầu đường kỳ hình, đa dạng, nghệ thuật tác chiến phòng không bảo vệ vận chuyển chi viện chiến lược, nghệ thuật tác chiến bộ binh, nghệ thuật tổ chức chỉ huy hợp thành vận tải ô tô, chiến thuật vận tải cơ giới, nghệ thuật lãnh đạo chính trị tư tưởng tổ chức.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2021, 01:48:14 pm »

Trong những thành công mang tính nghệ thuật quân sự có thành công vể nghệ thuật tổ chức xây dựng và sử dụng lực lượng.

Một nguyên tắc có tính chỉ đạo xuyên suốt về tổ chức xây dựng và sử dụng lực lượng phải luôn luôn phát triển, đổi mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ vận chuyển và chiến đấu trên chiến trường, nổi lên những nội dung như sau:

1. Việc chọn địa bàn Trường Sơn là nơi có lợi thế chiến lược và chiến thuật. Trên toàn tuyến, ta đã mở được 16.000km đường ô tô, 1.400km đường ống dẫn xăng dầu, 500km đường sông, 1.500km đường thông tin tải ba; ở đây là địa bàn rộng lớn, trọng yếu là căn cứ địa chiến lược Nam Đông Dương, là hậu cứ đứng chân vững chắc và xuất phát tiến công các chiến dịch lớn, là địa bàn yận động tác chiến quy mô lớn của các binh đoàn chiến lược, chia cắt địch về chiến lược. Việt Nam đã làm chủ Trường Sơn từ những năm đầu chống Mỹ, xây dựng thế trận bao vây chiến lược và đẩy quân địch đến sụp đổ hoàn toàn.

2. Việc cụ thể hoá, lượng hoá, tiêu chuẩn hoá, định mức hoá các nhiệm vụ, mục tiêu chiến đấu của từng binh chủng là một thành quả lớn trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Ta đã cụ thể hoá nhiệm vụ bằng các mục tiêu thật rõ ràng cho từng binh chủng. Đối với bộ đội phòng không, trong hành động chiến đấu phải hướng vào hai mục tiêu cụ thể: vừa bảo vệ được giao thông vận tải, vừa tiêu diệt được nhiều máy bay Mỹ. Đối với bộ đội bộ binh, trong hành động chiến đấu phải hướng vào hai mục tiêu cụ thể: vừa bảo vệ vững chắc hành lang chiến lược, vừa mở rộng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ địa chiến lược. Đối với bộ đội công binh trong hành động chiến đấu hướng vào hai mục tiêu cụ thể: vừa xây dựng phát triển mạng đường cầu chiến lược, chiến dịch, vừa bảo đảm giao thông liên tục thông suốt. Đối với bộ đội vận tải, trong hành động chiến đấu hướng vào hai mục tiêu cụ thể: vừa áp dụng vận tải đa phương thức, thực hành chuyển tải cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chiến trường, vừa cơ động binh lực, hoả lực ra mặt trận.

Trên cơ sở cụ thể hoá nhiệm vụ, mục tiêu chiến đấu còn tiến lên một bước sâu hơn là lượng hoá, định mức hoá các mục tiêu chiến đấu. Ví dụ: Đánh máy bay Mỹ theo "bài bản" như thế nào để bắn trúng máy bay Mỹ hoặc máy bay Mỹ ném bom không trúng đường, trúng xe. Mỗi ngày mở đường thần tốc được bao nhiêu cây số, một tuyến đường mở trong bao nhiêu ngày/đêm, khắc phục hậu quả đánh phá của địch bao nhiêu phút thì thông đường. Xe thực hành quay vòng tăng chuyến 1 đêm/chuyến trên cung 2 đêm/chuyến, xe hành tiến 2 ngày/chuyến trên cung 4 ngày/chuyến; bốc dỡ một xe hàng bao nhiêu phút...

Với lượng hoá như vậy, hiệu suất chiến đấu đã tăng gấp đôi, gấp ba chỉ tiêu chung, làm cho sức mạnh tổng hợp tăng lên không ngừng trong hoàn cảnh chiến tranh mà vẫn đạt cả ba yếu tố: quân sự, kinh tế và kỹ thuật.


3. Kết hợp xây dựng tổ chức và tăng cường trang bị. Việc cân đối quân số, trang bị giữa các lực lượng trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh diễn biến sôi động nhưng vẫn phải cố gắng để cân đối quân số, trang bị giữa các lực lượng để tạo ra sự đồng đều giữa các lực lượng, làm cho sức mạnh tổng hợp được tăng lên không ngừng.

Lực lượng công binh 20 - 21% tổng quân số, trang bị bình quân mỗi người 1,5 công cụ thô sơ, 7km đến 7,5km có một công cụ cơ giới, có mạng đường bảo đảm mật độ một ô tô trên 1,4 - l,5km.

Lực lượng xe 19 - 20% tổng quân số, trung bình một xe có 2 lái và 1,3 nhân viên bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, chỉ huy.

Lực lượng cao xạ 10 - 11% tổng quân số, trung bình 7km đường có một pháo; 3,5 đến 4 khẩu có một khí tài, nếu kể cả súng phòng không 12,7mm thì 3 đến 4km có 1 pháo hoặc 1 súng.

Lực lượng bộ binh 10 - 11% tổng quân số, trang bị từ 2 đến 3 người có một B.40, B.41, 2 đến 3 người có 1 khẩu cối, 1 đến 2 người có 1 khẩu trung liên hoặc 1 khẩu đại liên.

Lực lượng công binh và xe xấp xỉ quân số ngang nhau so với tổng quân số, phản ánh mối quan hệ giữa xe và đường, xe tăng thì đường tăng, muốn đạt tới vận chuyển lớn, cơ động lớn thì phải có một mạng đường đồng bộ, liên hoàn.

Lực lượng cao xạ và bộ binh xấp xỉ quân số, ngang nhau trong tổng quân số thể hiện cường độ hoạt động của địch và sức chiến đấu của ta trên mặt trận trên không và mặt đất ngang nhau.

Khi đạt tới tính cân đối về quân số giữa các lực lượng là lúc đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất trên chiến trường.


4. Việc hướng mọi hoạt động đi vào hoạt động theo phương thức công nghiệp để kết hợp cả yếu tố quân sự và yếu tố kinh tế - kỹ thuật trên tuyến vận tải chi viện chiến lược là điều tất yếu phải làm để đạt tới năng suất cao, hiệu suất lớn. Trong xây dựng cầu đường đã thực hiện chuyên sâu, dây chuyền, liên hoàn, đồng bộ. Trong vận tải thực hiện vận chuyển tập trung đi đội hình gọn, tổ chức chỉ huy trực tiếp. Trong công tác kho hàng, thực hiện đường thuận chiều, kho chuyên chủng, bốc dỡ dây chuyền.


5. Việc xác định cung độ tương ứng với tổ chức đơn vị vận tải cơ bản là xuất phát từ so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch. Cung chiến thuật thích ứng với tổ chức đơn vị vận tải hiệp đồng chiến đấu cơ bản là binh trạm. Với cung độ 100 - 120km, binh trạm có khả năng phát huy uy và lực: lực tức là lực lượng các binh chủng hiệp đồng chiến đấu, uy tức là sức mạnh tổ chức chỉ huy tập trung, thống nhất trực tiếp. Căn cứ quy luật phát triển tác động chủ quan và khách quan khác nhau với khả năng kết hợp uy và lực có thể đạt trên 50% xe có thể thực hiện 1 đêm/chuyến trên cung cơ bản 2 đêm/chuyến, thực hiện 2 ngày chuyến trên cung cơ bản 4 ngày/chuyến của cung chiến dịch 300 - 400km của sư đoàn khu vực. Cung chiến lược đi thẳng đến các chiến trường thì tương ứng với binh đoàn chi viện chiến lược thì trong vòng từ 3 - 4 ngày đối với chiến trường có độ xa trung bình; từ 5 - 7 ngày đối với chiến trường xa nhất (Nam Bộ).


6. Kết hợp lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động trên chiến trường Trường Sơn làm cho việc sử dụng lực lượng được linh hoạt. Các đơn vị binh trạm, sư đoàn khu vực gắn với một nhiệm vụ hoàn chỉnh và một địa đoạn hoàn chỉnh thì phải có đầy đủ các binh chủng cần thiết, các bộ phận bảo đảm cần thiết mới làm được nhiệm vụ. Lực lượng cơ động là lực lượng chuyên binh chủng có nhiệm vụ thực thi các nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ cấp bách cơ động tăng cường cho một khâu nào đó đối với lực lượng tại chỗ hoặc là khắc phục khó khăn cho lực lượng tại chỗ hoặc tăng thêm thuận lợi cho lực lượng tại chỗ là một việc làm thường xuyên có nhiều tác dụng lớn của Bộ tư lệnh Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.


7. Kết hợp xây dựng con người, xây dựng tổ chức và xây dựng thế trận chiến đấu gắn với nhau trong một thể thống nhất đã tạo ra sức mạnh nội tại để đối phó và chiến thắng kẻ thù tàn bạo nhất thế giới là đế quốc Mỹ. Chỉ có sức mạnh nội tại của Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh cộng với lợi thế chiến lược và chiến thuật của địa bàn Trường Sơn mới nhanh chóng chuyển đổi tương quan lực lượng từ thế yếu sang thế quân bình, từ thế quân bình sang thế hơn hẳn để đánh bại kẻ địch là một kinh nghiệm lớn của chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.


8. Kết hợp chặt chẽ chiến đấu và xây dựng, xây dựng tốt để chiến đấu giỏi, thông qua chiến đấu để xây dựng, lấy chiến trường làm thao trường, tích tụ lực lượng để phát triển lực lượng từ 50 binh trạm và trung đoàn mạnh, đồng đều trên khắp các binh chủng để tổ chức thành 8 sư đoàn và 18 trung đoàn binh chủng mạnh trên toàn chiến trường nhằm thực hiện việc chuyển đổi mau lẹ kịp thời từ quy mô tổ chức chiến trường tổng hợp sang quy mô tổ chức một binh đoàn tập trung vận chuyển chi viện chiến lược, rồi từ một binh đoàn tập trung chi viện chiến lược thành một binh đoàn dự bị chiến lược cơ động tại chỗ của Bộ tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.


Tư duy sâu sắc thêm, ta còn thấy rõ một số chủ đề chi phối nhiều nhất trong tổ chức xây dựng sử dụng lực lượng trên chiến trường Trường Sơn như: Kết hợp thế và lực, kết hợp tư tưởng và tổ chức, kết hợp tổ chức và trang bị, kết hợp khoa học và kỹ thuật, kết hợp nghị lực và sáng tạo, kết hợp tiến công và phòng tránh, kết hợp tích tụ và phát triển, kết hợp đoàn kết và hiệp đồng, tranh thủ thời cơ và vận hội... Đó là những luận cứ xuất phát để chỉ đạo công tác tổ chức lực lượng, xây dựng lực lượng cũng như trong việc sử dụng lực lượng. Đó là những nguyên lý chỉ đạo để vận dụng vào nghệ thuật tổ chức xây dựng lực lượng và sử dụng lực lượng nhằm giành thắng lợi trên mặt trận chi viện chiến lược và hơn thế nữa là những bài học quý giá được đúc kết của chiến trường Trường Sơn trên con đường trưởng thành và chiến thắng.

Những vấn đề nói trên là những vấn đề rất then chốt trong quá trình tổ chức xây dựng và sử dụng lực lượng mà Bộ tư lệnh chiến trường đã làm và đem đến kết quả lớn.

Những bài học trên chắc còn sống mãi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2021, 01:48:38 pm »

MẤY LỜI KẾT


Chiến trường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh suốt 16 năm là cầu chuyển tải sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhân tố quyết định nhất cùng với sức mạnh tại chỗ miền Nam - nhân tố quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.


Bộ đội Trường Sơn - Hồ Chí Minh là lực lượng đã trực tiếp phục vụ chiến đấu và chiến đấu đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược và cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện của đế quốc Mỹ và tay sai trên khắp chiến trường ba nước Đông Dương.


Trường Sơn là một chiến trường tổng hợp, đặc biệt, là căn cứ chiến lược vững chắc của ba nước Đông Dương anh em.

Bộ đội Trường Sơn là lực lượng dự bị chiến lược tại chỗ của Bộ trong các chiến dịch lớn và trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 lịch sử.

Trường Sơn mãi mãi là điểm tựa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đi tới tương lai: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’'.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM