Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:44:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp  (Đọc 2539 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 06:58:54 am »

- Tên sách: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Công an nhân dân
- Năm xuất bản: 1998
- Người số hóa: giangtvx, nhinrathegioi


LỜI GIỚI THIỆU


Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc...); cuộc chính biến diễn ra mau lẹ tại Cộng hoà dân chủ Đức, đưa đến kết cục thảm hại là xoá tên nước Cộng hoà dân chủ Đức trên bản đồ thế giới; sự tan rã của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết hơn bảy mươi năm tồn tại trong vai trò một quốc gia hùng cường, thành trì cách mạng thế giới... Các sự kiện này diễn ra nối tiếp, liên tục, mau lẹ như một phản ứng dây chuyền gây sửng sốt bàng hoàng cho hàng tỷ người trên thế giới, nhất là lực lượng cách mạng tiến bộ.


Càng ngày càng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu cung cấp thêm tài liệu giúp chúng ta hiểu sâu thêm các sự kiện đó.

Cuốn sách này gồm 5 bài viết về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô, Tiệp Khắc và Cộng hoà dân chủ Đức. Tác giả của những bài viết này là những người trong cuộc, những người trực tiếp chứng kiến và những sĩ quan an ninh cấp cao... Chủ đề chung của cả 5 bài viết là cung cấp tư liệu, phân tích, mổ sẻ các sự kiện và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa... từ góc độ của công tác an ninh, của những người làm công tác bảo vệ nội bộ. Những gì mà các tác giả đề cập, những tư liệu mà các tác giả dẫn ra, không những giúp chúng ta hiểu sâu hơn nguyên nhân sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta suy ngẫm tự rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho sự nghiệp bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ sự ổn định chính trị của đất nước, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 07:01:39 am »

SỰ PHẢN BỘI CỦA GOÓC-BA-TRỐP


Etduard Iacovlep*
12 năm trong vai trò Thiếu tướng KGB,
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học
về các vấn đề tình báo đối ngoại (Liên Xô)


Mikhail Goóc-ba-trốp từng nói "Về cơ bản tôi là con người không có tính trả thù, điều này đôi khi làm cho cả những người trong gia đình ngạc nhiên là tôi có thể tha thứ cho những sai lầm nghiêm trọng. Tôi chỉ không tha thứ cho sự phản bội".


Đây là một phần trong đề tựa của cuốn sách mới vừa mới vịết xong và tôi hy vọng không bao lâu nữa sẽ xuất bản không nghi ngờ gì nữa cuốn sách sẽ được đông đảo bạn đọc quan tâm bởi vì nó trình bày không những các trang bi thảm nhất mà còn bí ẩn nhất trong lịch sử hiện đại của chúng ta, ảnh hưởng xấu đến số phận của đất nước.


Cách đây 6 năm, ngày 22-8-1991 Mikhail Goóc-ba-trốp nói: "Sẽ không ai biết được sự thật về các sự kiện tháng 8". Chả nhẽ thực là chúng ta không bao giờ biết được đầy đủ về sự thật đen tối và quái ác này?

Người ta đã biết được nhiều. Sự điều tra, những cuộc tìm kiếm sâu sắc và suy ngẫm về những chi tiết của những gì xảy ra hồi đó được nhiều người tiến hành điều tra trong 6 năm qua, theo các hướng khác nhau đã đưa chúng ta dần dần tiếp cận sự thật.


Cuốn sách này sẽ góp phần vào công việc phân tích đa dạng này.

Tác giả của cuốn sách là E-đu-oa Ia-côp-lép nguyên là thiếu tướng KGB. Sinh năm 1925. Từ tháng 2-1943 nhập ngũ quân đội Liên Xô, đã từng ra mặt trận. Từ tháng 9-1954 làm việc ở cơ quan tình báo đối ngoại KGB của Liên Xô. Đã được Nhà nước tặng thưởng 25 lần. Tháng 9-1991 buộc phải về hưu.


Trong 12 năm cuối cùng công tác, E. Ia-cốp-lép được giữ chức viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề tình báo, điều này đã giúp cho ông hiểu biết và phân tích được cặn kẽ vai trò của các cơ quan tình báo nước ngoài trong việc làm tan rã Liên Xô và thủ tiêu chế độ Xô Viết trên các trang trong sách của mình. Đó là chủ đề của một phần lớn "chiến tranh lạnh và tình báo Mỹ". Nội dung của phần này được thể hiện ngay ở tên gọi của các chương như: "Có âm mưu gì không", "tình báo Mỹ là gì", "nhiệm vụ và cơ cấu của tình báo Mỹ"; "công cụ cơ bản của tình báo Mỹ là đặc tình"; "Những phi vụ bí mật của CIA"; "Sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa".


Nhưng quyển sách được bắt đầu bằng chương "Sự phản bội của Tổng Bí thư", ở đây tác giả dường như lần theo các sự kiện từ tháng 3-1985, khi Goóc-ba-trốp trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cho đến tháng 8-1991 khi tấn tuồng mang tên là "cải tổ" bị tiêu vong.


Thật ra trong sách không có phát hiện gì mới cả. Nhiều sự kiện diễn ra trong những năm này, có thể nói là như trên sân khấu đời sống chính trị và được phản ánh trên các trang báo, trong các buổi truyền hình và phát thanh, vẫn còn tươi rói trong ký ức. Tác giả thường trích dân từ báo chí, trong đó có cả trong báo "Nước Nga Xô Viết". Ngay cả những gì đọc được hồi đó, đọc rải rác hàng ngày, bây giờ liên kết lại ta lại có một nội dung lịch sử thật sự to lớn và sâu sắc.


Nghĩ rằng một chương của quyển sách sắp xuất bản mà chúng tôi đăng rút gọn, là chương nói về thực hiện một cách ranh ma, một kế hoạch quỷ quái để thủ tiêu Đảng Cộng sản Liên Xô, như là lực lượng lãnh đạo và chỉ đạo xã hội Liên Xô, giúp ta thấy và hiểu rõ hơn sự bỉ ối tệ hại nhất có thể là của cả thế kỷ đã được thực hiện như thế nào.


Và tôi xin có lời nhận xét rằng: "Tác giả dành quyển sách này cho những ai chưa phản bội các lý tưởng của chủ nghĩa xã hội".

Bản thân tác giả không phản bội lý tưởng này.

Việc Goóc-ba-trốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 3-1985 đã được đón nhận một cách hài lòng ở trong Đảng và đông đảo các giới của xã hội Liên Xô. Cái chết của ba Tổng Bí thư trong vòng hai năm rưỡi làm cho xã hội bị sốc, nói lên điều không may mắn trong Đảng. Thế cho nên việc xuất hiện một nhà chính trị có nghị lực, sinh năm 1931 ở chức vụ cao nhất của đất nước báo trước nhiều điều tốt đẹp. Đồng thời người ta tin rằng con người này sẽ đem lại sự ổn định nhà nước, dân chủ được xã hội hoá và nâng cao mức sông nhân dân... Những khẩu hiệu và những từ mới lạ trong vốn từ vựng của ông ta: tư duy mới, những giá trị chung của nhân loại, đa nguyên, công khai, quan hệ thị trường - mặc dù nhiều người không hiểu, nhưng cũng cố gắng để tin ông ta. Dường như ông ta biết rõ mình đang chuẩn bị làm gì.


Đương nhiên có những câu hỏi được đặt ra. Tại sao lại tư duy mới? Thế cố nghĩa là tư duy cũ mà chúng ta đã sống 70 năm qua không đúng sao? Chỉ những người Xô Viết phải tư duy mới hay cả những người tư bản nữa? Tại sao lại dựa vào những giá trị chung của nhân loại? Thế "những giá trị xã hội chủ nghĩa" của chúng ta thì thế nào? Tại sao lúc đầu thì nói đến đa nguyên xã hội chủ nghĩa, rồi sau đó nói đến đa nguyên chung?


Tiếc rằng, trong tình trạng phấn chấn được tạo ra xung quanh cải tổ, không có thì giờ để đọc lại Lênin. Không chỉ những gì ông viết về tự do báo chí, về chính sách dân tộc, về hợp tác hoá, về độc quyền ngoại thương v.v...


Goóc-ba-trốp lên nắm quyền lực, bắt đầu cái gọi là "cải tổ" đã chuyển thành thảm hoạ kinh khủng đối với nhân dân chúng ta, đối với nhân dân các nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 07:02:26 am »

Việc phân tích chính sách "cải tổ" của Goóc-ba-trốp cho thấy rằng nó được suy nghĩ tính toán kỹ càng từ trước, có thoả thuận với phương Tây và được tiến hành với lợi ích của họ.

Mưu toan trình bày cải tổ với mục đích làm cho chủ nghĩa xã hội tốt hơn đã không thành và không đứng vững trước bất cứ sự phê phán nào. Ví dụ, trợ lý của Mikhail Goóc-ba-trốp, Trenhiep đã láu cá viết: "Mikhail Goóc-ba-trốp đã cố gắng đi và thật ra đã đi theo con đường truyền thống, theo con đường xã hội chủ nghĩa. Điều thứ nhất mà ông nghĩ ra đó là tăng tốc, thứ hai là hoàn thiện ngành chế tạo máy như là cơ sở của tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng trong chế độ cũ không làm gì cả với chế độ quản lý, với lớp cán bộ tồn tại hồi đó còn trong khi tìm cách thay đổi nền kinh tế, chúng tôi tất yếu phải cải cách kinh tế và cuối cùng tất yếu phải thay đổi chế độ chính trị".


Một sự lừa dối mỹ miều để nguỵ trang cho sự phản bội chưa từng có của một Tổng Bí thư và những cộng sự của ông ta trong mưu đồ đen tối này là làm cho nhiều người không nghi ngờ về những cải tổ đã được bắt đầu nhằm thay đổi chế độ ở đất nước chúng ta, điều mà Goóc-ba-trốp đã mơ ước trước khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.


Trên thực tế, chúng ta hãy điểm lại những gì đã xảy ra và những gì Tổng Bí thư đã nói trong từng thời gian để thực hiện ý đồ của ông ta. Đương nhiên mục tiêu trước tiên của ông ta là tiêu diệt Đảng Cộng sản Liên Xô - cơ sở của xã hội Xô Viết, mà vẫn nhân danh là người Lêninnít, người Bônsêvich trung thành.


Chỉ cần nhớ lại, khi lên nắm quyền ông đã ca ngợi Cách mạng tháng 10, các thành quả xã hội chủ nglũa, thiên tài của Lênin như thế nào và phê phán phương Tây như thế nào? là ta thấy rõ ngay.

Và đây là một vài trích dẫn có tính chất tượng trưng từ những bài phát biểu của ông: "Toàn bộ cuộc sống, toàn bộ quá trình lịch sử khẳng định một cách hùng hồn chân lý vĩ đại của học thuyết Lênin. Học thuyết này đã và đang là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta, là nguồn động viên, là địa bàn chính xác trong việc hoạch định chiến lược và sách lược để tiến lên..."


Đất nước đã đạt được những thành tích to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa vào sự ưu việt của chế độ mới, trong một thời hạn ngắn đất nước đã tiến lên những đỉnh cao của tiến bộ về kinh tế và xã hội... Ngày nay Liên Xô có một nền kinh tế hùng mạnh, phát triển toàn diện, có những cán bộ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà bác học tài giỏi... chúng ta có quyền tự hào về những gì đã đạt được trong những năm qua - những năm đấu tranh và lao động cật lực.


Chủ nghĩa tư bản cho rằng sự ra đời của chủ nghĩa xã hội như là một "sai lầm" của lịch sử, cần phải được sửa chữa, bất luận thê nào cũng phải được sửa chữa, sửa chữa bằng mọi cách, bất chấp cả đạo lý, bằng vũ trang, bằng phong toả kinh tế, bằng hoạt động phá hoại, trừng phạt và từ chối mọi sự cộng tác...


Hệ tư tưởng tư sản là hệ tư tưởng phục vụ lợi ích của độc quyền, phiêu lưu và phục thù.

Mục đích của chúng là hiển nhiên: bằng mọi thủ đoạn tô vẽ cho chủ nghĩa tư bản, che đậy tính phản nhân loại vốn có, sự bất công, gán ép những chuẩn mực sống và văn hoá của mình, bằng mọi cách bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, bóp méo sự thật về những giá trị như dân chủ, tự do, bình đẳng, tiến bộ xả hội.


Đương nhiên không có căn cứ nào để đánh giá quá cao về ảnh hưởng của tuyên truyền tư sản. Những người Xô Viết biết khá rõ cái giá thực sự của các loại dự báo, tiên đoán, phân tích rõ được mục đích thật sự của hành động phá hoại của các thế lực thù địch. Nhưng chúng ta không có quyền quên rằng "chiến tranh tâm lý", đó là cuộc đấu tranh để dành "trái tim khối óc của con người, thế giới quan của họ, những định hướng về cách sống, xã hội và tinh thần...".


Chúng ta giữ vững đường lối đi lên chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta nhìn thấy trong chính sách của các nước tư bản lớn đã xuất hiện sự chuyển hướng nguy hiểm. Cùng với thời gian nhũng hành động thực tế của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là đế quốc Mỹ ngày càng bộc lộ rõ hơn thực chất của chính sách này, phục thù xã hội trên cơ sở đạt được sự hơn hẳn về quân sự đối với chủ nghĩa xã hội, đàn áp các phong trào tiến bộ bằng sức mạnh, duy trì tình trạng căng thẳng trên thế giới ở mức có thể để chế tạo ra những loại vũ khí mới tiêu diệt hàng loạt, quân sự hoá vũ trụ... Chính sách của Đảng Lêninnít, lý trí và lương tâm của Đảng thể hiện đúng đắn những gì nhân dân nhận thức, suy nghĩ hoàn hảo và hy vọng của họ. Và chúng ta tin tưởng rằng sự nghiệp quan trọng của chủ nghĩa cộng sản mà Đảng đã cống hiến là không đảo ngược.


Tháng Mười vĩ đại báo hiệu cho toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới của công nhân và nông dân, xác lập các nguyên tắc quyền con người, phát triển kinh tế - xã hội, đề cao con người lao động, mở ra một khoảng rộng bao la cho tự do sáng tạo của quần chúng. Tất cả những điều đó cho phép chúng ta trong những thời hạn ngắn của lịch sử đã biến đất nước thành cường quốc hùng mạnh, giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ xã hội phức tạp nhất, tạo ra một liên bang nhiều dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa...


Chúng ta tự hào về con người ở đất nước chúng ta được bảo hiểm về mặt xã hội ở mức độ cao. Đó chính là cái làm cho chủ nghĩa xã hội thực sự là chủ nghĩa xã hội, chế độ thành chế độ của những người lao động.


Chúng ta tin tưởng ở sức sống của học thuyết Mác-Lênin. Mục đích của chúng ta là: dân chủ nhiều hơn, chủ nghĩa xã hội nhiều hơn, cuộc sống của những người lao động tốt hơn, sự vĩ đại và phồn vinh của đất nước..."

Tháng 9-1988 Goóc-ba-trốp thăm viện bảo tàng - Khu bảo tồn ở làng Su-sen-xcôie ở Xibia - nơi Lênin bị đày. Trong quyển sổ dành cho khách danh dự, ông đã để lại những dòng sau đây: "Vô cùng xúc động được tìm hiểu những kỷ niệm về Lênin ở đây, ở Su-sen-xcôie. Trước hết tôi muốn cảm ơn tất cả những người dân Su-sen-xcôie về tất cả những gì họ đã làm để giữ gìn kỷ niệm về I-lích. Tìm hiểu những gì Vladimia Ilích đã làm trong những năm bị tù đày, tôi vô cùng ngạc nhiên về quy mô hoạt động của Người và lòng trung thành vô cùng vĩ đại với sự nghiệp cách mạng. Tôi tự hào thấy được những kế hoạch và tiên đoán của Người đã được thể hiện trong cuộc sống. Sự nghiệp do Lênin khởi đầu đang ở trong các kế hoạch của chúng ta ngày nay. Nó được khẳng định trong việc cải tổ của chúng ta. Và trong thời điểm có bước ngoặt này chúng ta lại hướng về Ilích. Tư tưởng của Lênin, tấm gương của Lênin - đó là tài sản to lớn của chúng ta, những mốc định hướng trong sự nghiệp cách mạng, trong bước ngoặt phát triển xã hội chúng ta".


Nghe tất cả những câu chữ trên đây thật khó mà nghi ngờ Tổng Bí thư là người phản bội... Tuy nhiên những lời lẽ mỹ miều đó chỉ để che đậy những việc đen tối của ngài Goóc-ba-trốp.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 07:03:02 am »

Ông đã dốc ra không ít nỗ lực để làm suy yếu Đảng Cộng sản Liên Xô, làm tiêu tan đội ngũ cán bộ, tư tưởng và tổ chức của Đảng, gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.

Ông đã bắt đầu từ đổi mới cán bộ, loại ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương những người dám vạch trần và ngăn chặn chính sách phản bội của ông ta. Đưa vào những người hoàn toàn khác thay vị trí của họ.

Trước hết đưa ra khỏi uỷ viên Bộ Chính trị. G.Rô-ma-nốp sinh năm 1923, tham gia chiến tranh vệ quốc, cựu Bí thư tỉnh Đảng bộ Leningrad. Đối thủ chủ yếu của Goóc-ba-trốp trong cuộc đấu tranh giành vị trí lãnh đạo, nhân vật số 2 trong "đẳng cấp Xô Viết" đã biến khỏi đời sống xã hội.


Trong khi đó vào tháng 7-1995 đã bổ nhiệm E.sê-vát-nat-de, cựu Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Grudia, bạn thân của Goóc-ba-trốp, làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Cũng trong tháng đó đã đưa A.Ia-cốp-lép đang làm Vụ trưởng vụ tuyên truyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, người đã công tác ở đây từ 1953 cho đến 1973, sau đó làm đại sứ ở Canada cho đến 1983 và làm giám đốc Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của Viện hàn lâm Liên Xô, là bạn thân của Goóc-ba-trốp vào Bộ Chính trị. Nhờ sự giúp đỡ của ông ta, Ia-côp-lép đã được thăng chức vùn vụt: 1986 Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; tháng 1-1987 là uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, tháng 7-1987 uỷ viên Bộ Chính trị.


Sau khi Goóc-ba-trốp lên nắm quyền, B.Elsin sinh năm 1930, cựu bí thư thứ nhất tỉnh Đảng bộ Xvécrlôp lên cầm đầu Đảng bộ Maxcơva, trở thành uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. Elsin được đánh giá là người có kinh nghiệm, có nghị lực và có thái độ phê phán.


Vào tháng 5-1987, Bộ trưởng Quốc phòng hồi đó, nguyên soái Xô-cô-lốp và Tổng tư lệnh lực lượng phòng không, nguyên soái không quân A. Col-đun-nốp bị Goóc-ba-trốp buộc tội lực lượng phòng không đất nước không thể hiện cảnh giác đúng mức để cho máy bay nước ngoài do M.Rust lái, hạ cánh xuống Hồng trường.


Chuyến bay này có khả năng nhất là sự khiên khích của các cơ quan mật vụ nước ngoài để tạo cớ cho Goóc-ba-trốp loại Bộ trưởng Quốc phòng và các tướng lính quân sự khác đang bất bình về việc giải trù quân bị đơn phương của Liên Xô. Sau khi máy bay "Boeing" của Nam Triều Tiên bị bắn rơi ở vùng đảo Xakhalin năm 1983, chính phủ Liên Xô dứt khoát cấm bắn hạ các máy bay dân sự nước ngoài ngay cả khi xâm phạm thô bạo các vùng biên giới của chúng ta. Chính chủ trương này giải thích vì sao máy bay của Rust vẫn còn nguyên vẹn vì không ai dám vi phạm chỉ thị của chính phủ mặc dù đương nhiên là có khả năng hạ máy bay của Rust. Vì thế hai nguyên soái không có lỗi trong vấn đề này.


Ấy thế mà nguyên soái X.Xôcôlớp và nguyên soái A.Col-đu-nôp đã bị cách chức, cho dù Col-đu-nốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, bản thân trong chiến tranh đã bắn hạ 46 máy bay địch. Cùng với hai nguyên soái, nhiều vị tướng khác bị sa thải và trừng phạt.


Trong năm 1988 đã thay những người lãnh đạo của hai bộ "quyền lực" mạnh nhất là: V.tre-bricốp (KGB) và V.Vlaxốp (Bộ nội vụ). Thay cho Vlaxốp là V.Ba-ca-tin, sinh năm 1937, trước đó làm Bí thư tỉnh đảng bộ Ke-me-rốp, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tháng 9-1989, hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã đồng ý cho các uỷ viên Bộ Chính trị V.P. Ni-cô-nốp, V.M Trebricốp, V.V. Séc-bi-xki và các uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. U.F. Xôlôviép và N.V Talư-din nghỉ hưu.


Để nhanh chóng đẩy những người "bảo thủ" ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Goóc-ba-trốp đã tổ chức một việc làm chưa từng có. Vào tháng 4-1989 trên 100 uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết, các uỷ viên của Ban kiểm tra Trung ương đã gửi đến Ban Chấp hành Trung ương một lá đơn, trong đó đặc biệt có nói: "chúng tôi cho rằng hiện nay công cuộc cải tổ đòi hỏi tất cả các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phải làm việc khẩn trương, vì lợi ích của công việc chúng tôi cầu xin được miễn nhiệm. Chúng tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và nhiệt thành với Đảng của Lênin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vì đã tin cậy đối với chúng tôi và với tất cả tấm lòng chúc các đồng chí đạt nhiều thành tích trong việc đổi mới, mang tính chất cách mạng đối với xã hội chúng ta, trong việc giải quyết nhiệm vụ cải tổ..."


Lá đơn thư bị thúc ép này được hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô xem xét vào ngày 25-4-1989. Goóc-ba-trốp đã đọc báo cáo đặc biệt, trong đó có nói: "Bộ Chính trị có thể thoả mãn yêu cầu này... Vấn đề này không có trở ngại gì về điều lệ, không cần bỏ phiếu kín, theo điều lệ thì bỏ phiếu kín chỉ trong những trường hợp vì nguyên nhân nào đó phải đưa ra khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương. Còn trong trường hợp này, người ta vì những nguyên nhân khách quan xác đáng xin thôi việc và chúng ta cần phải thông cảm đáp ứng yêu cầu của họ, ý kiến của Bộ Chính trị như thế đó..."


Năm năm sau đó cựu uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị V.Đôn-ghích kể rằng: "Tiếp đó là 115 uỷ viên Trung ương được miễn nhiệm, đơn của họ được đăng công khai". Thực hiện chủ trương này, Goóc-ba-trốp nêu lý (lo là bắt đầu một công việc to lớn" (cách nói lúc đó), các uỷ viên Trung ương phải đi lại nhiều nơi trong nước, cần phải có những người trẻ, mà những người trẻ thì có khoảng mươi lăm người... Cải tổ đã bắt đầu chuyển sang thanh loại cán bộ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 07:25:01 am »

Hỏi: Chả nhẽ các ông không thấy sao?

V.Đôn-ghích tại toà án hiến pháp tôi công nhận rằng chúng tôi đã cải cách Đảng và dân chủ hoá Đảng chậm. Những cán bộ tin tưởng lại là những người đầu tiên đào ngũ sang phe đối địch của Đảng Cộng sản Liên Xô, có tội trước tiên trong vấn đề này. Họ đã không xem xét hoạt động bất ngờ sau này của Goóc-ba-trốp phản bội có chủ định độc ác. Có tội còn ở chỗ chúng tôi không có dũng khí và tính nguyên tắc và để cho cuộc ra đi lịch sử chưa từng có vào năm 1989 của 115 uỷ viên Trung ương và đã mở đầu cho sự tan vỡ Đảng. Hội chứng sùng bái lãnh đạo cao cấp, tin tưởng vào chiến hữu, kỷ luật truyền thống của Đảng đã đóng vai trò trong việc quái ác này. Tôi đã không nghĩ ra được những người chung quanh của Goóc-ba-trốp lại có thể dần dần thay đổi lý tưởng dưới ngọn cờ đặt những ưu tiên giá trị chung của nhân loại lên trên giai cấp, để triển khai cuộc đấu tranh với chính nhân dân mình, với chế độ của nhân dân mình, cởi trói cho bọn tư sản tội phạm".


Năm 1990 Goóc-ba-trốp còn nghĩ ra một cách nữa để loại ra khỏi chính quyền "những người bảo thủ" nhờ cái gọi là "các cuộc cách mạng ở tỉnh", trong quá trình các cuộc cách mạng này, những đám đông đã tổ chức xông vào các trụ sở của các tỉnh uỷ, đòi các Bí thư thứ nhất của Tỉnh uỷ phải từ chức và đôi khi cả Ban thường vụ tỉnh uỷ. Những người lãnh đạo Đảng bị buộc tội là họ đã đánh mất đi sự tôn trọng của nhũng người cộng sản, lạm dụng đặc quyền, đặc lợi. Đó là những phương pháp "cha của dân chủ".


Việc Goóc-ba-trốp tổ chức thanh trừng hàng loạt trong Đảng theo phương pháp giũ đi giũ lại cán bộ của Trôski tiếc rằng đã không được Ban Chấp hành Trung và Bộ Chính trị chú ý tới. Điều này cho phép y trong vòng 4 năm (1986 - 1989), không còn nghi ngờ gì nữa thay thế từ 80 đến 90% các bí thư huyện uỷ, thành ủy, tỉnh uỷ, khu uỷ và tất cả những cán bộ củạ các nước cộng hoà, mà không gây nghi ngờ gì, trong khi đó một nửa các bí thư mới thậm chí không được bầu mà chỉ định bổ sung.


Có thể hình dung Đảng Cộng sản Liên Xô trong những năm đầu cải tổ đã bị giáng một đòn kinh khủng như thế nào bằng cách loại dần dần cán bộ.

Mùa thu năm 1990 quan hệ giữa Goóc-ba-trốp và chính phủ của Rư-xcốp cực kỳ căng thẳng. Và vào tháng 12-1990 chính phủ này đã từ chức. Và vào tháng 1-1991 vì nguyên nhân này Rư-xcôp cũng đã từ chức.

Theo đà thay đổi cán bộ, không khí ở các cơ quan cao nhất của Đảng cũng thay đổi. Trong bộ máy Trung ương, chủ nghĩa Mác-Lênin bị phê phán như là học thuyết lỗi thời, việc phê phán chủ nghĩa xã hội, Lênin đã trở thành "mốt", hay nói một cách khác đây là biện pháp tích cực nhất để tước bỏ vũ khí lý luận của Đảng cộng sản Liên Xô.


Dưới đây là những đoạn trích từ một bài báo kỳ lạ đăng trên báo chí chúng ta vào năm 1993 của tác giả Dagađulin: "Ai lãnh đạo chúng ta? Các kiến trúc sư cải tổ là ai?" - với sự thành thật trẻ con trong lời mở đầu cho quyển sách của A.Iacovlep-xip-cô đã cho chúng ta biết (vào thời gian đầu của cải tổ, Xip-cô là cố vấn của Banl quốc tế của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô). Chúng ta rất ngạc nhiên là Xip-cô đã phát hiện trong số các đẳng cấp của Đảng Cộng sản bao trùm chủ nghĩa chống cộng. Xip-cô viết "một trong số trợ lý của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương cho phép mình nói rằng 60 năm đã sống vô tích sự. Một người trong số họ chuyên nghiên cứu để tìm các sai lầm của Lênin, thậm chí đi tìm những tư tưởng nhân đạo có thể cải cách chủ nghĩa Mác truyền thống, còn một người khác thì nói rằng Plekhanôp còn sáng suốt và nhìn xa rộng hơn nhiều so với Lênin... Ở một số chỉ có can đảm để tránh né Lênin thuở ban đầu mà đi vào Lênin sau này, còn một số khác thì táo bạo hơn và họ thường xuyên chuyển từ lập trường Bôn-sê-vich sang lập trường xã hội dân chủ, từ bỏ Lênin cả ban đầu và về sau.


Xip-cô ngạc nhiên nhất về sự phản bội của nhân vật số 2 trong bộ máy của Ban Chấp hành Trung ương - con người toàn năng A. Ia-cốp-lép hồi đó. Ông đã đụng đến cái thiêng liêng nhất, đến uy tín và "chân lý của chủ nghĩa Mác" A.Ia-côp-lép đã nói với Xip-cô: "Đã đến lúc phải nói rằng chủ nghĩa Mác ngay từ đầu là không tưởng và sai lầm" câu này làm cho Xip-cô vô cùng ngạc nhiên.


Tiếp theo, Xip-cô phải thừa nhận việc các nhà báo Pháp đã viết rằng kẻ phản cách mạng ở Liên Xô là Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô là đúng.

Goóc-ba-trốp, người Lêninnit trung thành, cùng với ông bạn A.Ia-cốp-lép của mình đã đầu độc không khí trong bộ máy Ban Chấp hành Trung ương như thế đấy.

Cùng với đối tượng đặc biệt chú ý này, Goóc-ba-trốp tất nhiên còn chú ý đến các phương tiện thông tin (tại chúng mà theo chỉ thị của ông từ đầu cải tổ đã chuyển vào tay những tên chống cộng, cũng rất khôn khéo để lúc đầu không ai nhìn thấy, còn khi nhận ra rồi thì đã muộn. Có bao nhiêu thứ đổ xuống đầu các công dân Xô Viết: lừa dối, vu cáo Lênin, chủ nghĩa xã hội, cách mạng tháng 10 vĩ đại, quân đội Liên Xô, KGB, cảnh sát, những cựu binh chiến tranh vệ quôc... Đây mới chỉ là bản liệt kê nhỏ.


Với cớ "công khai" đã không áp dụng những biện pháp để chống hoạt động chống cộng. Ngược lại chúng được Goóc-ba-trốp cổ vũ. Trong không khí như thế xuất biện nhiều người bị chính quyền Xô Viết "sỉ nhục" đã kể lể trên các trang báo chí rằng họ đã sống cực khổ như thế nào dưới thời cộng sản.


Cái kiểu công khai như thế để làm gì? Goóc-ba-trốp thuyết phục những người cộng sản "rằng nhân dân cần phải biết sự thật về quá khứ của đất nước mình, rằng công khai tạo khả năng "đưa đông đảo quần chúng vào quá trình cải tổ v.v...". Và tất cả những điều này đều là láo toét công khai cần cho Goóc-ba-trốp để phá hoại cơ sở của xã hội chúng ta, làm cho họ mất tinh thần xã hội và tước đi năng lực chống lại.


Ban biên tập tạp chí "Oginhiok" do V.Corôchích lãnh đạo một thời đã ca ngợi những quyển sách khét tiếng của Bregionhép, là nổi bật nhất. Nhưng vào tháng 8-1991 Corôchích đã vội vã bỏ đi sang Mỹ.

Không thể bỏ qua những chương trình truyền hình "quan điểm". Shi-pu-nô-va đã biết trên báo "nước Nga Xô Viết" rất đúng rằng "Khó mà đánh giá hết những kẻ làm tờ "quan điểm". Có lẽ họ đã làm để thay đổi xã hội ở Nga nhiều hơn cả các chính khách khác.


Còn luật đầu tiên về báo chí cho phép bất cứ tư nhân nào cũng được phát hành các ấn phẩm của mình, điều này làm nảy sinh nhiều rác rưởi trên thị trường báo chí. Tất cả những báo chí này là những tờ báo giải trí tiêu khiển, lá cải, tình dục và các khuynh hướng tương tự. Không có kiểm duyệt, in tất cả những gì bắt gặp - từ khiêu dâm cho đến những câu chữ tục tĩu, cũng đóng vai trò tiêu cực, truỵ lạc, ảnh hưởng đến tình trạng đạo đức của xã hội. Tất nhiên tất cả những cái này đã được suy tính trước và đã làm một cách cố ý. Rõ ràng là Goóc-ba-trốp không áp dụng các biện pháp có hiệu lực để đình chỉ chiến dịch chống Lênin do những người "dân chủ" triển khai ở nhiều nước cộng hoà của Liên Xô.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 07:26:49 am »

Trong quá trình chiến dịch này gần 50 tượng đài kỷ niệm của Lênin ở vùng Bantích, ở U-crai-na và các nơi khác đã bị tháo dỡ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu chú ý đến sự thán phục mang tính chất tôi tớ trước phương Tây và bôi nhọ tất cả những gì của Liên Xô. Nhà triết học và nhà văn A.Di-nô-Vi-ép đã đánh giá về quá trình này như sau: bây giờ ở Nga người ta tôn sùng những ai phủ nhận tất cả những gì của Xô Viết, kể cả chế độ xã hội Liên Xô (cộng sản) và lịch sử Liên Xô. Bây giờ những việc làm này không những không bị trừng phạt, thậm chí còn được khuyến khích cổ vũ. Bây giờ ở Nga đã đến lúc, theo tôi nghĩ, trí tuệ bị vẩn đục, những người đưa ra sáng kiến và tham gia trong việc làm vẩn đục này hình dung sự vẩn đục này như là sự tỉnh ngộ và sáng suốt sau thời kỳ mờ đục của chủ nghĩa Sta-lin và Brơ-giơ-nhép. Nhưng tôi không thấy được trong cái này có sự tiến bộ nào về trí thức và đạo đức. Tôi nhìn thấy ở đây là sự xuống cấp về trí tuệ và đạo đức của xã hội Liêu Xô. Một trong những biểu hiện của nó là lý tưởng hoá Phương Tây. Thay vì sự lừa dối của tư tưởng cũ đối với phương Tây - nơi tập trung rác rưởi, nay họ coi phương Tây như nơi tập trung những nhà hảo tâm và như là mẫu mực để bắt chước. Do kinh nghiệm sống của mình đông đảo quần chúng nhân dân chưa chấp nhận bước ngoặt về tư tưởng này. Kinh nghiệm như thế nhìn chung chưa có. Nó được áp đặt từ trên xuống quần chúng như một sự ép buộc về tư tưởng và chính trị.


Không thể nói khác hơn được.

Goóc-ba-trốp đã có nhiều nỗ lực để phá huỷ cơ sở tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tưởng như không thể nào làm được chuyện đó vì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã được khẳng định tại điều 6 của Hiến pháp Liên Xô; nguyên tắc tập trung dân chủ cũng được ghi rõ trong điều lệ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tiện đây xin nói rằng điều lệ đổi mới được thông qua dưới thời Goóc-ba-trốp tại Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 3-1986, cũng ghi rõ: "Đảng là hình thức tổ chức xã hội - chính trị cao nhất, là hạt nhân của chế độ chính trị, là lực lượng lãnh đạo và chỉ đạo xã hội Liên Xô.


- Tất cả hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô tuân theo học thuyết Mác-Lênin.

- Bất cứ biểu hiện chia rẽ, bè phái nào cũng không phù hợp với tính đảng của Mác-Lênin và không thể tồn tại trong Đảng".

Qua một thời gian và do các thủ đoạn gian xảo của Goóc-ba-trốp, những người cộng sản Liên xô lại bị đặt ra trước sự thật về thủ tiêu tất cả các điều khoản cơ bản này của Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô.

Vào đầu tháng 2-1990 tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Elsin đòi gay gắt đẩy nhanh việc đổi mới Đảng một cách cơ bản trên cơ sở mới và dâu chủ; đặc biệt từ chối nguyên tắc tập trung dân chủ, từ bỏ bộ máy Đảng như một công cụ của quyền lực, thừa nhận cùng tồn tại trong Đảng nhiều lập trường quan điểm, nhiều trào lưu tư tưởng cương lĩnh và phe phái độc lập khác nhau; từ bỏ điều 6 của Hiến pháp, chuyển từ nguyên tắc xây dựng Đảng thống nhất sang liên minh tự nguyện của các Đảng của các nước cộng hoà, và v.v...


Thực hiện các đề nghị này có nghĩa là làm tan vỡ hoàn toàn Đảng Cộng sản Liên Xô, tuy nhiên Goóc-ba-trốp dưới sức ép của phe đối lập đã bắt đầu đưa các đề nghị này vào hiện thực.

Tháng 2-1991 ở Mascơva diễn ra cuộc diễu hành của những "người dân chủ" với yêu sách "tấn công kiên quyết" vào "những người bảo thủ" bao gồm những người cộng sản chân chính và tất cả những lực lượng yêu nước thật sự. Những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Lênin-grát, Kháccốp, Tomsk, Tbi-li-xi, Min-scơ. Theo tin của báo chí, các cuộc biểu tình này có gần một triệu người tham gia. Mới nhìn qua thì sự chỉ trích này cũng nhằm chống cá nhân của Goóc-ba-trốp. Ví dụ trong một nghị quyết của một trong số các cuộc mít tinh ở Mascơva có nói: "chính sách cân bằng giữa những người "bảo thủ" và dân chủ đã chấm dứt. Những người khởi xướng cải tổ phải hiểu không thể lùi bước trước sức ép của các lực lượng "bảo thủ".


Ngày nay mọi cái đều trở nên dễ hiểu hơn. Chính sách cân bằng của Goóc-ba-trốp giữa những người "dân chủ" và những người cộng sản là một thủ đoạn tinh ranh của Goóc-ba-trốp. Đôi khi có ấn tượng như Goóc-ba-trốp cũng chống những người "dân chủ", ông lên án họ, ông bảo vệ chính quyền Xô Viết, Đảng Cộng sản Liên Xô, Lênin.


Những người dân chủ càng chỉ trích ông mạnh hơn, những lãnh tụ của những người cộng sản càng lẫn lộn, thậm chí họ tưởng rằng Goóc-ba-trốp cùng với họ, bảo vệ Goóc-ba-trốp tức là bảo vệ đất nước. Thảm hoạ của những người cộng sản và của nhân dân ta chính là ở chỗ đó.


Trong khi đó Goóc-ba-trốp uốn lượn như con lươn, vẫn tiếp tục chính sách phản bội của mình, vừa phá hoại Đảng Cộng sản vừa giả bộ như là ông chỉ nhượng bộ khi bị sức ép mạnh của những người "dân chủ". Đồng thời những nhượng bộ này ngày càng nghiêm trọng hơn, và có nguyên tắc hơn. Đã đến lúc Goóc-ba-trốp đi đến xoá bỏ điều 6 của Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xã hội. Để nguỵ trang, lúc đầu, Goóc-ba-trốp chủ trương không bỏ điều này. Tuy nhiên mặt nạ đã nhanh chóng bị vứt bỏ.


Ngày 15-3-1990 tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân, điều 6 của Hiến pháp bị xoá bỏ. Đây là thắng lợi to lớn của những người chống cộng nhờ có sự phản bội của Goóc-ba-trốp và nhờ lập trường không hiểu được của nhiều uỷ viên Bộ Chính trị và uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mà sự bất lực của họ là kỳ quặc ở mức độ cao. Tưởng chừng như tất cả họ đang bị bệnh tâm thần kỳ lạ nào đó, hoàn toàn không hiểu những gì đang xảy ra.


Cũng trong Đại hội này Goóc-ba-trốp được bầu làm tổng thống Liên Xô. Biết rõ rằng mình là người không có uy tín trong nhân dân, Goóc-ba-trốp không tổ chức bầu cử toàn dân mà chỉ hạn chế trong khuôn khổ Xô Viết tối cao của Liên Xô. Ngay cả trong điều kiện đó cũng chỉ được 59,2% số phiếu bầu.


Tuy thế việc chủ yếu đã làm xong. Goóc-ba-trốp trở thành tổng thống, có nghĩa là đảm bảo cho mình trong trường hợp bị mất chức Tổng Bí thư. Đây cũng là một thủ đoạn rất ranh ma nữa.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2022, 07:27:44 am »

Lần đầu tiên uy tín của Goóc-ba-trốp bị giảm mạnh vào tháng 7-1989, mặc dù không phổ biến. Thứ trưởng thứ nhất bộ ngoại giao A. Covalép nói tại hội nghị khoa học thực tế ở Bộ ngoại giao Liên Xô: ở Mỹ uy tín của Goóc-ba-trốp rất cao, có đến 80% người được thăm dò có cảm tình với ông ta. Nhưng chỉ số đó ở Liên Xô chỉ 20%.


Thế cho nên hoàn toàn hiển nhiên là cuộc bầu cử tổng thống toàn dân Liên Xô sẽ là một thất bại nặng nề đối với Goóc-ba-trốp. Dù sao những người bảo hộ ông cũng không muốn dám liều lĩnh.

Tổng thống đầu tiên của Liên Xô đã tuyên thệ, nhưng sau đó đã nhiều lần làm trái: "Tôi trịnh trọng xin thề phục vụ các dân tộc của đất nước chúng ta, nghiêm chỉnh tuân theo hiến pháp Liên Xô, đảm bảo quyền hạn và quyền tự do của công dân, tận tâm thi hành những nghĩa vụ của tổng thống giao cho tôi".


Sau khi bỏ điều 6 của hiến pháp, Goóc-ba-trốp đề nghị "suy nghĩ về các nguyên tắc tập trung dân chủ". Đó là đòn chí tử thứ hai giáng vào Đảng, tước bỏ đi nguyên tắc lãnh đạo và xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng.


Tổng thõng khăng khăng đề nghị xem xét lại vai trò các đảng bộ cơ sở tước đi quyền của các đảng bộ này kiểm soát hoạt động của chính quyền.

Nhưng không chỉ có thế. Các đề nghị của ông đưa ra dồn dập: cấm kiêm nhiệm chức vụ Đảng và chính quyền; giảm số lượng các uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, xoá bỏ nguyên tắc ưu tiên lấy chức vụ để sắp xếp Ban Chấp hành Trung ương; bỏ cơ cấu uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; cho Ban Chấp hành Trung ương quyền chỉ định bổ sung uỷ viên mới; do vai trò của Đảng có sự thay đổi đã lập ra một Ban Chấp hành Trung ương có cơ cấu khác hẳn về thành phần chất lượng v.v...


Tất cả việc làm này nhằm để làm suy yếu các cơ quan lãnh đạo của Đảng, biến Đảng thành một tổ chức khó quản lý, bao gồm những nhóm, những phe phái riêng rẽ không tuân thủ kỷ lụật và thậm chí không có một hệ tư tưởng thống nhất.


Quan hệ giữa Elsin và Goóc-ba-trốp xấu đi hẳn. Goóc-ba-trốp tính rằng Elsin nổi tiếng trong nhân dân như "chiến sĩ đấu tranh chống đặc quyền" và chống đặc lợi trong Đảng có thể giúp cho ông bêu xấu những người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng là điều mong muốn của Tổng Bí thư nhằm phá hoại Đảng, tuy nhiên điều bất ngờ đối với Goóc-ba-trốp là Elsin lại chính là một đối thủ nguy hiểm cho mình.


Tại một trong những hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô trong năm 1987, Goóc-ba-trốp tỏ ra bất bình với chính sách cán bộ của Elsin ở Đảng bộ Mascơva. Elsin hồi đó bãi chức 2-3 các bí thư của Đảng đồng thời đã thay cán bộ đến 2-3 vòng.


Sự phê phán đã được được Elsin tiếp nhận rất bệnh hoạn. Không lâu tại phiên họp toàn thể tháng 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng trong năm kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 10, Elsin phê phán gay gắt lãnh đạo Đảng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi trong khi nhân dân đang thiếu cả những gì thiết yếu nhất. Lần đầu tiên Elsin phê phán cả vợ Goóc-ba-trốp là người lúc nào cũng ra chỉ thị này khác cản trở công việc chung. Liệu có đáng để ngạc nhiên là trong năm đó Elsin không còn giữ chức bí thư thứ nhất thành uỷ Mascơva và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. Elsin chỉ còn giữ chức phó chủ tịch uỷ ban xây dạng của nhà nước Liên Xô, ngang cấp bộ trưởng. Với tư cách này Elsin được bầu đại biểu hội nghị toàn Liên bang của Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 19 diễn ra trong tháng 7-1998, tại hội nghị này Elsin, thừa nhận lỗi lầm và xin được hồi phục về chính trị.


Tuy nhiên quan hệ cá nhân giữa hai thủ lĩnh chính trị này tiếp tục xấu đi. Trong năm 1989 Elsin được bầu là một trong số 5 đồng chủ tịch ở cái gọi là nhóm liên khu vực bao gồm 333 đại biểu nhân dân Liên Xô có lập trường chống cộng cực kỳ cấp tiến.


Việc Elsin phê bình Goóc-ba-trốp làm tăng uy tín của ông ta. Điều này Mỹ không phải không thấy.

Tháng 9-1989 Elsin được mời thăm Mỹ và có hàng loạt bài nói chuyện. trở về nước Elsin trở thành người ủng hộ tích cực khôi phục chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô. Khác với Goóc-ba-trốp, Elsin nói ra công khai điều này.

Tháng 10-1989 Elsin cắt đứt hẳn quan hệ với Goóc-ba-trốp và phát biểu trên báo chí và các phương tiện thông tin khác rằng trong thời gian gần đây có hàng loạt những bài mang tính chất khiêu khích, giả dối có tư tưởng định kiến đăng trên báo chí Liên Xô, phát đi trên truyền hình Liên Xô, những tin đồn khác nhau phổ biến trong nhân dân về hành vi và đời tư của tôi...


Trong năm   1990 Elsin được bầu chủ tịch Xô Viết tối cao của nước Cộng hoà liên bang Nga.

"Phong trào dân chủ" dưới sự lãnh đạo của ông đẩy mạnh hoạt động, tập hợp tất cả những người bất màn chính quyền Xô Viết dưới khẩu hiệu của ông.

Cũng trong năm đó, vào thời gian kỷ niệm ngày 1-5 "những người dân chủ" đã tổ chức một cuộc tuần hành riêng với các khẩu hiệu chống Liên Xô. Trong lịch sử Xô Viết của chúng ta chưa hề có như thế bao giờ.

Từ 2 đến 18 tháng 7 diễn ra Đại hội lần thứ 28 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội này được sử dụng để tiếp tục phá hoại Đảng. A.Ia-cốp-lép, B.Elsin và một số những người dân chủ khác tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô. Đó là hành động đã được tính toán trước, đương nhiên Goóc-ba-trốp đã biết.


Đề nghị của Goóc-ba-trốp về từ nay không kiêm nhiệm chức vụ Đảng và nhà nước được thông qua.

Tất cả điều này có nghĩa không những là hoàn toàn đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mà còn làm suy yếu hơn nữa chất lượng của cơ quan tối cao của Đảng. E.Li-ga-trốp người đã bảo vệ các nguyên tắc của Đảng, không được bầu vào Bộ Chính trị.


Goóc-ba-trốp tỏ ra tự tin vào bản thân. Tuy đã làm cho đảng sụp đổ hoàn toàn trên thực tế, mồm vẫn leo lẻo tuyên bố: "Kẻ nào hy vọng đây là Đại hội cuối cùng và ở Đại hội này sẽ diễn ra đám tang của Đảng Cộng sản Liên Xô, thì kẻ ấy đã tính nhầm. Đảng Cộng sản Liên Xô đang sống và sẽ sống, góp phần cống hiến lịch sử của mình vào tiến bộ của đất nước chúng ta và tiến bộ của văn minh thế giới".


Những người "dân chủ tiếp tục tấn công". Ngày 17-6-1990 họ đã tổ chức cuộc tổng đình công chính trị của các thợ mỏ. Những yêu sách của thợ mỏ chứng tỏ khủng hòảng sâu sắc trong nước.

Những người "dân chủ" đã giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử thị trưởng ở Mascơva và Lêningrát.

Kỷ niệm lần thứ 73 cách mạng tháng 10 đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Đã diễn ra cuộc duyệt binh ở Hồng trường (cuộc duyệt binh cuối cùng). Những người cộng sản tham gia tích cực trong cuộc tuần hành truyền thống. Những người "dân chủ" tìm cách tổ chức cuộc tuần hành riêng, số lượng ít nhưng rùm beng, ở Lêningrát chúng tổ chức được các vụ gây rối, tình hình phức tạp.


Trong khi phân tích hoạt động của Goóc-ba-tr6p, đặc biệt trong những năm đầu "cải tổ" không thể không chú ý đến một số sự kiện mà ông ta có liên quan và đã đem lại tổn thất to lớn cho uy tín của Đảng Cộng sản Liên Xô, thúc đẩy sự tách rời Đảng với nhân dân và sự tan rã của Đảng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 06:39:57 am »

Chiến dịch chống rượu

Chiến dịch này được bắt đầu liền sau khi Goóc-ba-trốp lên nắm quyền. Ngày 7-5-1985 xuất hiện quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô "Về các biện pháp bài trừ nạn nghiện rượu và say rượu và có sắc lệnh thích hợp". Mới nhìn qua tưởng chừng quyết định về bắt đầu chiến dịch chống rượu là đúng đắn. Thực sự đã đến lúc phải nghiêm chỉnh đấu tranh với rượu. (Năm 1985 số lượng rượu cồn chưa pha chế để uống tính theo đầu người, kể cả phụ nữ và trẻ em đến 25 lít một năm).


Tuy nhiên Goóc-ba-trốp không thể không biết rằng chiến dịch chống rượu đã được ai đó dẫn đến chỗ phi lý. Nhưng là ai?

Ví dụ như giảm mạnh sản xuất đồ uống có cồn, do đó giảm đáng kể số cửa hàng bán rượu. Việc đóng cửa hàng loạt các cửa hàng này đã xảy ra trên khắp lãnh thổ Liên Xô (ở Mascơva rượu vang giảm 40%, con số cửa hàng giảm 10 lần. Trong khi đó người đứng đầu thành uỷ Mascơva hồi đó lại là Elsin).


Từng tháng tăng lên các vụ nấu rượu lậu, nạn nghiện độc tố, nghiện ma tuý. Những cây nho quý giá bị chặt bỏ. Trong những năm 1985 - 1988 đã nhổ bỏ 364 nghìn hecta nho - 28,8% tổng diện tích trồng nho. Ngân sách đất nước bị thiệt hại nặng. Chỉ cần nêu ra những con số sau đây: trong hai năm ngân sách bị thiếu 40 tỷ rúp (số tiền này hồi đó rất lớn).


Bây giờ khó mà đánh giá uy tín của Đảng Cộng sản Liên Xô trong nhân dân bị thiệt hại nghiêm trọng như thế nào do thực hiện chiến dịch này.

Để mua một chai rượu nho trong những năm này phải sắp hàng hàng cây số trong mấy giờ. Nhân dân phản ứng theo cách riêng của mình: Ban đầu họ gọi Goóc-ba-trốp là "bí thư nước khoáng": rồi sau đó xuất hiện những phát ngôn, những chuyện tiếu lâm cay độc.


Có chuyện tiếu lâm như thế này: Đứng xếp hàng mua rượu. Đứng một giờ, hai giờ. Một người nói: "tôi không thể đứng được nữa. Tôi đi giết Goóc-ba-trốp đây, chính ông ta có lỗi trong mọi việc". Anh ta bỏ đi. Bốn mươi phút sau anh ta quay lại.

- Thế nào, đã giết rồi chứ

- Ở đó người ta xếp hàng còn dài hơn

Người ta nói bản thân Goóc-ba-trốp cũng thích kể chuyện tiếu lâm này.

Đảng Cộng sản Liên Xô đã phản ứng như thế nào đối với những gì xảy ra trong nước? Chả nhẽ không có những người cộng sản hiểu được nguy cơ đang treo lơ lửng trên đầu của Đảng? Có đấy, nhưng không nhiều như mong muốn.


Trong tất cả những bài báo bảo vệ đảng Cộng sản Liên Xô trong thời kỳ đó, có bài đăng trên tờ "Nước Nga Xô Viết" của N. Anđrê-ê-va (tháng 3-1988) cán bộ giảng dạy hoá học ở một trường đại học Lêningrát đã làm người tạ chú ý. Chị đã dũng cảm nói lên một cách gay gắt chống lại sự tuyên truyền chống Liên Xô, chống Đảng Cộng sản ở trong nước. Bài báo: "Tôi không thể từ bỏ nguyên tắc" đã có tiếng vang lớn trong xã hội, bởi vì nó đề cập các vấn đề gay gắt nhất làm cho nhiều người lo lắng. Còn lập trường của tác giả về các vấn đề này được nhiều người ủng hộ bởi vì nó nói lên tâm trạng của họ.


"Những kiến trúc sư của cải tổ" đương nhiên không thể bỏ qua bài báo như thễ. Họ đã đăng trên tờ "Pravda" một bài báo dài gọi là "các nguyên tắc của cải tổ, tính cách mạng của tư duy và hành động". Đứng trên lập trường ngày nay đặc biệt thấy rõ tính không căn cứ của luận chứng và mị dân của bài báo.


"Càng nhiều ánh sáng, càng nhiều sáng kiến. Càng nhiều trách nhiệm. Càng nắm vững nhanh hơn toàn bộ chiều sâu của quan niệm cải tổ Mácxít - Lêninnít".

Phần lớn trong bài báo có phong cách viết sôi nổi như thế. Bây giờ thì chúng ta biết ý nghĩa của việc đưa các cụm từ "quan niệm cải tổ Mác xít Lêninnít" là thế nào và "cải tổ" đã dẫn đến cái gì.

Cả tờ báo "Nước Nga Xô Viết" cũng bị chỉ trích vì đã đăng bài báo của An-đrê-ê-va. Ngày nay không còn có các vùng cấm đoán... Nhưng sự xuất hiện bài báo của An-đrê-ê-va "Tôi không thể từ bỏ nguyên tắc": đó là mưu toan dần dần xét lại các nghị quyết của Đảng. Trong các cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhiều lần nói rằng báo chí Xô Viết không phải là quầy hàng tư nhân, nên những người cộng sản phát biểu trên báo chí, các biên tập viên phải có trách nhiệm về những bài báo và cho đăng báo... Tranh cãi, thảo luận, luận chiến, tất nhiên là cần thiết... Nhưng chúng ta cần những cuộc tranh cãi giúp cho "cải tổ" tiến lên, dẫn đến tăng cường sức mạnh, đoàn kết chung quanh cải tổ, chứ không phải chia rẽ nó".


Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ia-dốp nhớ lại: việc xuất hiện bài báo của cán bộ giảng dạy hoá học, trường đại học Lêningrat đã làm cho Bộ Chính trị phải họp hai ngày. Người phát biểu chính là Ia-cốp-lép đã gọi bài báo này là "chống cải tổ", còn tác giả của nó là người theo chủ nghĩa Xtalin. Còn đạo diễn chính cuộc hãm hại này là Goóc-ba-trốp, thì để cho mọi người phát biểu. Việc làm này không những để lên án An-đrê-ê-va mà còn để kiểm tra "lòng trung thành" của các uỷ viên chính thức, dự khuyết của Bộ Chính trị, của các bí thư. Sự bắt đầu của phong trào chống cộng công khai trong nước đã diễn ra như thế đấy, phong trào này thu hút tất cả các luồng chống Liên Xô, chống xã hội chủ nghĩa và chống tổ quốc. Trong khi đó người ta khéo léo hướng sự phê phán theo hướng tấn cống về tâm lý đối với chế độ hiện hành, một cuộc chiến tranh trực diện với quy mô lớn chống Liên Xô chống chính nhân dân của mình.


Điều đáng buồn nhất trong toàn bộ câu chuyện này là đa số các uỷ viên Bộ Chính trị cố gắng chứng minh sự trung thành của mình. Còn N.An-đrê-ê-va gần như là người đầu tiên đưa lên báo chí chúng ta vấn đề là thông qua "cải tổ" Đảng Cộng sản Liên Xô, người ta muốn tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội, muốn lật đổ chủ nghĩa xã hội.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 06:41:32 am »

Tuy nhiên việc chống đối "cải tổ" kiểu Goóc-ba-trốp ngày càng mạnh. Tuy chậm chạp, rụt rè, nhưng những người cộng sản nhận thức được rằng lãnh tụ dắt dẫn họ đi không đúng hướng cần đi.

Dưới đây là một vài đoạn trích trong các bài phát biểu tiêu biểu nhất của những người cộng sản.

Trích bài phát biểu của Chủ tịch Xô Viết Mascơva V.Xai-kin, tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 4-1989. "Ngày nay đã có ý kiến cho rằng, dưới khẩu hiệu cải tổ cùng với những cụm từ công khai, dân chủ thực chất đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa cá nhân của những người, của các phe nhóm không phải vì cải tổ mà vì tranh dành vị trí lãnh đạo về chính trị.


Thế cho nên một số người trong bọn họ sẵn sàng vì ý tưởng dân chủ từ bỏ cả chính quyền Xô Viết, và đảng của Lênin.

Dưới danh nghĩa dành ưu tiên cho các giá trị chính trị chung người ta vay mượn một cách thiếu suy nghĩ nhiều thứ của nước ngoài áp dụng cho mình, coi đó là "mới".

Nhân dân cảm thấy khó chịu, lo lắng, thất vọng, tranh luận giữa những thế hệ người khác nhau, từng lớp xã hội, thậm chí những vùng khác nhau..."

Trích bài phát biểu của Brovicốp, Ủy viên Trung ương Đảng tại cuộc họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2-1990. Thời gian gần đây dường như chúng ta không coi trọng sự đánh giá của bản thân mình về công tác của chính mình, mà là quý trọng ý kiến của các Ngài ở phương Tây.


Chúng ta cố gắng chứng minh rằng nhân dân ủng hộ cải tổ, nhưng cho phép tôi hỏi "cải tổ" gì? có phải ủng hộ thứ cải tổ sau 5 năm đã đưa đất nước đến khủng hoảng sâu sắc đến tình trạng trong hỗn loạn, xuống cấp kinh tế, huỷ hoại chung, suy thoái đạo đức không? Khẳng định rằng trong tình hình như thế nhân dân vẫn ủng hộ là phi lý về chính trị. Nhân dân chống và càng lớn tiếng chống lại".


Trích từ bài phát biểu của N.Rư-sơ-cốp cũng tại cuộc họp này của Ban Chấp hành Trung ương: "Chúng ta phải trả lời thẳng các câu hỏi mà còn cách đây mấy năm thật là không tưởng tượng được:

Liệu đảng cộng sản Liên Xô có còn là đảng cầm quyền nữa không, có còn là đội tiên phong chính trị của nhân dân hay theo chiều hướng từ bỏ vai trò này? Có hay không có đa đảng. Đảng Cộng sản liệu có còn như cũ đứng trên lập trường của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa hay ngả sang lập trường xã hội dân chủ? Đảng có nhìn thấy trước một cách đầy đủ những hậu quả chính trị - xã hội của quan hệ thị trường hay không?


Liệu trên cơ sở đó có thiết lập được công bằng xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn từ tháng 10-1917, hay là cái gì đó khác? Lầu này Goóc-ba-trốp vẫn lẩn tránh những câu hỏi đó, thậm chí nói cần phải đấu tranh với những kẻ hoang mang và những tư tưởng hoang mang".


Ngày 6-3-1991 tại hội nghị liên tịch của toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản liên bang Nga, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản liên bang Nga I.Pô-lô-xcôp nói: "Như vậy đã hơn một năm nay chúng ta đã nói đến đất nước đang trượt dài đến thảm hoạ. Thế tại sao Đảng lại nhu nhược rồi bỏ hết vị trí này đến vị trí khác? Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải thành thật và nói thẳng ra rằng những năm gần đây Đảng Cộng sản Liên Xô đã tự mình từ bỏ vai trò đưa ra các quyết định có tính chất nguyên tắc trên toàn quốc, để quyền chủ động lọt vào tay thế lực khác. Còn chúng ta cho đến nay vẫn ảo tưởng, vẫn phát biểu những ý kiến vô bổ và trống rỗng"...


Đảng cầm quyền phải biết đoán trước các sự kiện còn chúng ta thì lại đi sau các sự kiện.

Nhưng cả sau khi có lời phê phán như vậy vẫn không có các biện pháp để làm lành mạnh hoá tình hình. Và mặc dù nhân dân đã công khai bày tỏ sự không tin cậy Goóc-ba-trốp nữa, các uỷ viên Trung ương và các uỷ viên Bộ Chính trị vẫn dựa vào Goóc-ba-trốp, ngây thơ cho rằng Goóc-ba-trốp vẫn ủng hộ họ trong cuộc đấu tranh với "những người dân chủ". Goóc-ba-trốp nhìn thấy được sự lúng túng của các uỷ viên Bộ Chính trị, đã không thèm đếm xỉa đến họ nữa, càng tự do hành động.


Cựu chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô V.Criu-sơ-xcốp nhớ lại: Vào đầu năm 1990 Goóc-ba-trốp không còn chịu sự kiểm soát của ai nữa. Nói chung ông ta cho phép mình không phải báo cáo với ai nữa - một nét đáng sợ...


Những vi phạm chế độ báo cáo tạo cho Goóc-ba-trốp muốn làm gì thì làm, tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng xấu đến tình hình đất nước.

Tháng 4-1991 diễn ra hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Có lẽ đây là lần đầu tiên có những lời phê phán Goóc-ba-trốp một cách mạnh mẽ về chính sách đối nội và đối ngoại. Có những người yêu cầu ông phải từ chức. Tưởng chừng đã đến lúc phải có những hành động quyết định. Nhưng có lẽ bị xúc phạm và sỉ nhục, Goóc-ba-trốp bỏ cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương. Lần này lại một lần nữa thấy rõ sự bất lực kỳ quặc của các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Họ đã khuyên Goóc-ba-trốp quay lại họp và để cho ông tiếp tục dẫn dắt họ...


Tháng 6-1991, Elsin được bầu làm Tổng thống của nước Nga. Đó lại thêm một thất bại nghiêm trọng nữa của những người cộng sản. Tại cuộc họp kín của Xô Viết tối cao Liên Xô, trong tháng đó, thủ tướng Pa.V.lôp. Chủ tịch Ủy ban an ninh Liên Xô Criu-sơ-cốp, Bộ trưởng nội vụ Pu-gô và Bộ trưởng Quốc phòng Ia-dốp phát biểu về những lo ngại trước tình thế.


Trên báo chí đưa tin về bài phát biểu của Criu-sơ-cốp nói về các cơ quan đặc vụ nước ngoài lập ra mạng lưới điệp viên trên lãnh thổ Liên Xô, trong số đó có những người được gọi là "điệp viên ảnh hưởng" và cảnh báo về mối nguy cơ của mạng lưới này.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2022, 06:44:48 am »

Theo lời của Criu-sơ-cốp: "Nếu không đưa ra các biện pháp khẩn cấp, thì cộng đồng sẽ tan rã, kinh tế sẽ sụp đổ, việc phát triển các ngành khoa học cơ bản - một ngành mà chúng ta có phần nào hơn Mỹ - sẽ đi vào ngõ cụt. Tôi cũng nói đến tình hình khó khăn của các lực lương vũ trang, về những thiếu sót nghiêm trọng của các cơ cấu quản lý, những tính toán sai lầm trong chính sách đối ngoại và về sự tin tưởng của Goóc-ba-trốp cho rằng chúng ta sẽ nhận được những khoản tín dụng lớn của phương Tây. Chỉ là bị lừa bịp hoặc tự lừa dối. Tôi cũng nói đến ở phương Tây người ta đang có kế hoạch như thế nào đối với Liên Xô: giảm dân, bắt buộc chúng ta chia xẻ tài nguyên cho họ và sẽ tạo dựng nên các sự kiện để yêu cầu sự can thiệp bên ngoài dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc hay NATO. Rốt cuộc, Liên Xô sẽ không còn là siêu cường và sẽ không có thể đảm bảo an ninh cho đất nước và nhân dân... Bây giờ quay lại vấn đề này tôi đau đớn nói rằng phương Tây đã hoàn thành vượt mức những gì họ dự định. Trong khi đó phản ứng của Goóc-ba-trốp đối với các báo cáo của chúng tôi rất kỳ lạ: ông ta tức giận. Goóc-ba-trốp nói: "có nên làm cho xã hội náo động không, có nên chơi trò chơi yêu nước không, tại sao các anh luyến tiếc siêu cường đến thế". Ông ta bắt đầu có thái độ xấu hơn với Pavlốp; rồi tìm mọi cách xúc phạm Pavlốp. Rồi sau đó bắt đầu những câu chuyện lờ mờ về ở Liên Xô sẽ phải diễn ra những thay đổi quan trọng và cần phải chuẩn bị cho tình hình đó. Những cái lờ mờ đó che đậy cái gì đó kinh khủng".


Rất tiếc là công chúng của chúng ta không được đọc những báo cáo này. Tại sao?

Về sau này Criu-sơ-cốp nói: Tôi không thể tha thứ mình về nhiều điều, trong đó có việc tôi đồng ý để tiến hành cuộc họp kín mặc dù có thể đấu tranh để mọi người được nghe chúng tôi báo cáo.

Trong những cuộc mít tinh đông người ở Mascơva và ở các thành phố khác vào mùa hè năm 1991 những người "dân chủ" công khai kêu gọi lật đổ chính quyền Xô Viết, giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô.

Về phía mình mùa hè 1991 những người cộng sản cho đăng trên báo "Nước Nga Xô Viết" "Lời kêu gọi nhân dân". Trong số những người ký vào bản này có những người nổi tiếng trong nhân dân như Bon-đa-rep, Va-nen-nhi-cốp, Diu-ga-nốp, Ras-pu-chin, Sta-ro-đup-sep...


Các bạn có nhớ những lời này không? "Những người Nga yêu quý, những công dân Liên Xô, đồng bào. Đã xảy ra một sự đau buồn to lớn, chưa từng có. Tổ quốc, đất nước chúng ta, quốc gia vĩ đại do lịch sử, tạo hoá, cha ông vinh quang giao cho chúng ta gìn giữ sắp bị diệt vong, tan nát, bị chìm trong đen tối và hư vô".


Thế mà trong đông đảo nhân dân vẫn yên lặng. Rõ ràng một điều người ta đã không tin vào Goóc-ba-trốp, cuộc "cải tổ" của ông ta đã làm cho mọi người chán ngấy.

Trong khi đó uy tín của Elsin tăng. Elsin hứa cải thiện đời sống nên đã tranh thủ được lòng dân.

Và thế là sự kiện tháng 8 sai lầm chết người đã đến.

Còn bây giờ nêu tóm tắt về bộ mặt của Goóc-ba-trốp và Elsin qua những gì đã xảy ra đúng 6 năm về trước.


Những sự thật về các sự kiện tháng 8 nói lên sau đây:

1. Chính cá nhân Goóc-ba-trốp đã xúi giục các thành viên tương lai của Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp nổi dậy. Trong tờ "Nước Nga Xô viết" ngày 3-9-1994 kiểm sát trưởng Đa-nhi-lốp đã khẳng định rằng có bản tài liệu tốc ký về phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 3-8-1991 diễn ra một ngày trước khi Goóc-ba-trốp lên máy bay đi Forox. Theo Đa-nhi-lốp, cuộc họp này bàn nhiều về những biện pháp khẩn cấp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang bao trùm đất nước. Và đây là tóm tắt lời của Tổng Bí thư. "Vì thế phải cần đến các biện pháp khẩn cấp - có nghĩa là khẩn cấp... Bắt buộc mọi người... Vấn đề là ở chỗ trong những tình hình khẩn cấp các nhà nước đã hành động và sẽ hành động nếu như những tình huống này buộc phải có biện pháp khẩn cấp. Và tiếp theo trong văn bản: được các đồng chí đồng ý, ngày mai tôi sẽ đi nghỉ, để không cản trở các đồng chí làm việc".


Được biết rằng ngày 19-8-1991 khi chia tay với phái đoàn của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đi máy bay đến gặp Goóc-ba-trốp ở Forox, ông ta nói: "Tuỳ các anh, các anh muốn làm gì thì làm, nhưng phải báo cáo ý kiến với tôi". Rồi bắt tay mọi người.


Và đây là bản kết án đối với tướng Va-reu-nhi-cốp: sau khi phân tích các chứng cứ, toà án đi đến kẽt luận rằng mặc dù có những lời phát biểu của Goóc-ba-trốp về những đề nghị chống Hiến pháp và có tính chất phiêu lưu của những người đến gặp (gồm có Badinop, Bondin, Va-reu-nhi-cốp (Shenin) nhưng việc ông Goóc-ba-trốp không có những biện pháp để bắt giữ họ mà đề nghị họ nên triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân hoặc phiên họp Xô Viết tối cao để thảo luận vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp, bắt tay với họ khi tiễn họ lên máy bay trở về, đã tạo cho Va-reu-nhi-cốp căn cứ dễ hiểu rằng tổng thống Liên Xô, nếu không đồng ý thì cũng không phản đối những nỗ lực cứu vãn đất nước khỏi sụp đổ bằng ban bố tình trạng khẩn cấp.


Do vậy thái độ của Goóc-ba-trốp đối với các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp rõ ràng mang tính chất xúi bẩy.

2. Cái cớ chủ yếu để Ia-na-ep (phó tổng thống) ra sắc lệnh cho mình lên giữ chức quyền tổng thống chính là "bệnh tình" của Goóc-ba-trốp và việc ông ta khăng khăng yêu cầu tung tin về việc mình mắc bệnh. Nhà văn Olâynhít trong quyển sách của mình đã lưu ý đến thái độ này của mình đã lưu ý đến thái độ này của Goóc-ba-trốp. Tại sao Goóc-ba-trốp dàn xếp trước để đặt mình trong tình trạng ngoại phạm? Với mục đích gì ông muốn tiết lộ thông tin về tình trạng sức khoẻ của mình trong khi ông vẫn khoẻ mạnh, cùng với cháu gái say mê lướt sóng ở Biển đen? Olâynhít nhận xét rằng tung tin về tình trạng sức khoẻ kém của mình là để chuẩn bị căn cứ cho khả năng cho rằng vì tình trạng sức khoẻ ông không còn đủ sức để thi hành nhiệm vụ. Chính việc này đã thúc giục Ia-na-ép tự ra sắc lệnh lên giữ chức quyền tổng thống và chính các sắc lệnh này đã cho phép khép Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp vào mọi tội lỗi chết người.


3. Các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đến giờ phút cuối cùng vẫn còn hy vọng vào sự ủng hộ của Goóc-ba-trốp. Điều này được chứng minh bằng một số lời phát biểu của quyền tổng thống Liên Xô, I-na-ép tại cuộc họp báo ngày 19-8-1991 Goóc-ba-trốp đã làm việc rất nhiều để quá trình dân chủ được thực hiện rộng rãi trong nước kể từ năm 1985. Con người này xứng đáng được kính trọng, ông đã làm tất cả để chúng ta đi theo con đường dân chủ. Sau khi lành bệnh Goóc-ba-trốp sẽ trở lại thực hiện nhiệm vụ của mình. Chúng tôi làm theo đường lối của ông đã bắt đầu từ năm 1985".
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM