Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 06:58:54 am



Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 06:58:54 am
- Tên sách: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Công an nhân dân
- Năm xuất bản: 1998
- Người số hóa: giangtvx, nhinrathegioi


LỜI GIỚI THIỆU


Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc...); cuộc chính biến diễn ra mau lẹ tại Cộng hoà dân chủ Đức, đưa đến kết cục thảm hại là xoá tên nước Cộng hoà dân chủ Đức trên bản đồ thế giới; sự tan rã của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết hơn bảy mươi năm tồn tại trong vai trò một quốc gia hùng cường, thành trì cách mạng thế giới... Các sự kiện này diễn ra nối tiếp, liên tục, mau lẹ như một phản ứng dây chuyền gây sửng sốt bàng hoàng cho hàng tỷ người trên thế giới, nhất là lực lượng cách mạng tiến bộ.


Càng ngày càng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu cung cấp thêm tài liệu giúp chúng ta hiểu sâu thêm các sự kiện đó.

Cuốn sách này gồm 5 bài viết về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô, Tiệp Khắc và Cộng hoà dân chủ Đức. Tác giả của những bài viết này là những người trong cuộc, những người trực tiếp chứng kiến và những sĩ quan an ninh cấp cao... Chủ đề chung của cả 5 bài viết là cung cấp tư liệu, phân tích, mổ sẻ các sự kiện và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa... từ góc độ của công tác an ninh, của những người làm công tác bảo vệ nội bộ. Những gì mà các tác giả đề cập, những tư liệu mà các tác giả dẫn ra, không những giúp chúng ta hiểu sâu hơn nguyên nhân sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, mà quan trọng hơn là giúp chúng ta suy ngẫm tự rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho sự nghiệp bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ sự ổn định chính trị của đất nước, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.


Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 07:01:39 am
SỰ PHẢN BỘI CỦA GOÓC-BA-TRỐP


Etduard Iacovlep*
12 năm trong vai trò Thiếu tướng KGB,
nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học
về các vấn đề tình báo đối ngoại (Liên Xô)


Mikhail Goóc-ba-trốp từng nói "Về cơ bản tôi là con người không có tính trả thù, điều này đôi khi làm cho cả những người trong gia đình ngạc nhiên là tôi có thể tha thứ cho những sai lầm nghiêm trọng. Tôi chỉ không tha thứ cho sự phản bội".


Đây là một phần trong đề tựa của cuốn sách mới vừa mới vịết xong và tôi hy vọng không bao lâu nữa sẽ xuất bản không nghi ngờ gì nữa cuốn sách sẽ được đông đảo bạn đọc quan tâm bởi vì nó trình bày không những các trang bi thảm nhất mà còn bí ẩn nhất trong lịch sử hiện đại của chúng ta, ảnh hưởng xấu đến số phận của đất nước.


Cách đây 6 năm, ngày 22-8-1991 Mikhail Goóc-ba-trốp nói: "Sẽ không ai biết được sự thật về các sự kiện tháng 8". Chả nhẽ thực là chúng ta không bao giờ biết được đầy đủ về sự thật đen tối và quái ác này?

Người ta đã biết được nhiều. Sự điều tra, những cuộc tìm kiếm sâu sắc và suy ngẫm về những chi tiết của những gì xảy ra hồi đó được nhiều người tiến hành điều tra trong 6 năm qua, theo các hướng khác nhau đã đưa chúng ta dần dần tiếp cận sự thật.


Cuốn sách này sẽ góp phần vào công việc phân tích đa dạng này.

Tác giả của cuốn sách là E-đu-oa Ia-côp-lép nguyên là thiếu tướng KGB. Sinh năm 1925. Từ tháng 2-1943 nhập ngũ quân đội Liên Xô, đã từng ra mặt trận. Từ tháng 9-1954 làm việc ở cơ quan tình báo đối ngoại KGB của Liên Xô. Đã được Nhà nước tặng thưởng 25 lần. Tháng 9-1991 buộc phải về hưu.


Trong 12 năm cuối cùng công tác, E. Ia-cốp-lép được giữ chức viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề tình báo, điều này đã giúp cho ông hiểu biết và phân tích được cặn kẽ vai trò của các cơ quan tình báo nước ngoài trong việc làm tan rã Liên Xô và thủ tiêu chế độ Xô Viết trên các trang trong sách của mình. Đó là chủ đề của một phần lớn "chiến tranh lạnh và tình báo Mỹ". Nội dung của phần này được thể hiện ngay ở tên gọi của các chương như: "Có âm mưu gì không", "tình báo Mỹ là gì", "nhiệm vụ và cơ cấu của tình báo Mỹ"; "công cụ cơ bản của tình báo Mỹ là đặc tình"; "Những phi vụ bí mật của CIA"; "Sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa".


Nhưng quyển sách được bắt đầu bằng chương "Sự phản bội của Tổng Bí thư", ở đây tác giả dường như lần theo các sự kiện từ tháng 3-1985, khi Goóc-ba-trốp trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cho đến tháng 8-1991 khi tấn tuồng mang tên là "cải tổ" bị tiêu vong.


Thật ra trong sách không có phát hiện gì mới cả. Nhiều sự kiện diễn ra trong những năm này, có thể nói là như trên sân khấu đời sống chính trị và được phản ánh trên các trang báo, trong các buổi truyền hình và phát thanh, vẫn còn tươi rói trong ký ức. Tác giả thường trích dân từ báo chí, trong đó có cả trong báo "Nước Nga Xô Viết". Ngay cả những gì đọc được hồi đó, đọc rải rác hàng ngày, bây giờ liên kết lại ta lại có một nội dung lịch sử thật sự to lớn và sâu sắc.


Nghĩ rằng một chương của quyển sách sắp xuất bản mà chúng tôi đăng rút gọn, là chương nói về thực hiện một cách ranh ma, một kế hoạch quỷ quái để thủ tiêu Đảng Cộng sản Liên Xô, như là lực lượng lãnh đạo và chỉ đạo xã hội Liên Xô, giúp ta thấy và hiểu rõ hơn sự bỉ ối tệ hại nhất có thể là của cả thế kỷ đã được thực hiện như thế nào.


Và tôi xin có lời nhận xét rằng: "Tác giả dành quyển sách này cho những ai chưa phản bội các lý tưởng của chủ nghĩa xã hội".

Bản thân tác giả không phản bội lý tưởng này.

Việc Goóc-ba-trốp được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 3-1985 đã được đón nhận một cách hài lòng ở trong Đảng và đông đảo các giới của xã hội Liên Xô. Cái chết của ba Tổng Bí thư trong vòng hai năm rưỡi làm cho xã hội bị sốc, nói lên điều không may mắn trong Đảng. Thế cho nên việc xuất hiện một nhà chính trị có nghị lực, sinh năm 1931 ở chức vụ cao nhất của đất nước báo trước nhiều điều tốt đẹp. Đồng thời người ta tin rằng con người này sẽ đem lại sự ổn định nhà nước, dân chủ được xã hội hoá và nâng cao mức sông nhân dân... Những khẩu hiệu và những từ mới lạ trong vốn từ vựng của ông ta: tư duy mới, những giá trị chung của nhân loại, đa nguyên, công khai, quan hệ thị trường - mặc dù nhiều người không hiểu, nhưng cũng cố gắng để tin ông ta. Dường như ông ta biết rõ mình đang chuẩn bị làm gì.


Đương nhiên có những câu hỏi được đặt ra. Tại sao lại tư duy mới? Thế cố nghĩa là tư duy cũ mà chúng ta đã sống 70 năm qua không đúng sao? Chỉ những người Xô Viết phải tư duy mới hay cả những người tư bản nữa? Tại sao lại dựa vào những giá trị chung của nhân loại? Thế "những giá trị xã hội chủ nghĩa" của chúng ta thì thế nào? Tại sao lúc đầu thì nói đến đa nguyên xã hội chủ nghĩa, rồi sau đó nói đến đa nguyên chung?


Tiếc rằng, trong tình trạng phấn chấn được tạo ra xung quanh cải tổ, không có thì giờ để đọc lại Lênin. Không chỉ những gì ông viết về tự do báo chí, về chính sách dân tộc, về hợp tác hoá, về độc quyền ngoại thương v.v...


Goóc-ba-trốp lên nắm quyền lực, bắt đầu cái gọi là "cải tổ" đã chuyển thành thảm hoạ kinh khủng đối với nhân dân chúng ta, đối với nhân dân các nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 07:02:26 am
Việc phân tích chính sách "cải tổ" của Goóc-ba-trốp cho thấy rằng nó được suy nghĩ tính toán kỹ càng từ trước, có thoả thuận với phương Tây và được tiến hành với lợi ích của họ.

Mưu toan trình bày cải tổ với mục đích làm cho chủ nghĩa xã hội tốt hơn đã không thành và không đứng vững trước bất cứ sự phê phán nào. Ví dụ, trợ lý của Mikhail Goóc-ba-trốp, Trenhiep đã láu cá viết: "Mikhail Goóc-ba-trốp đã cố gắng đi và thật ra đã đi theo con đường truyền thống, theo con đường xã hội chủ nghĩa. Điều thứ nhất mà ông nghĩ ra đó là tăng tốc, thứ hai là hoàn thiện ngành chế tạo máy như là cơ sở của tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng trong chế độ cũ không làm gì cả với chế độ quản lý, với lớp cán bộ tồn tại hồi đó còn trong khi tìm cách thay đổi nền kinh tế, chúng tôi tất yếu phải cải cách kinh tế và cuối cùng tất yếu phải thay đổi chế độ chính trị".


Một sự lừa dối mỹ miều để nguỵ trang cho sự phản bội chưa từng có của một Tổng Bí thư và những cộng sự của ông ta trong mưu đồ đen tối này là làm cho nhiều người không nghi ngờ về những cải tổ đã được bắt đầu nhằm thay đổi chế độ ở đất nước chúng ta, điều mà Goóc-ba-trốp đã mơ ước trước khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.


Trên thực tế, chúng ta hãy điểm lại những gì đã xảy ra và những gì Tổng Bí thư đã nói trong từng thời gian để thực hiện ý đồ của ông ta. Đương nhiên mục tiêu trước tiên của ông ta là tiêu diệt Đảng Cộng sản Liên Xô - cơ sở của xã hội Xô Viết, mà vẫn nhân danh là người Lêninnít, người Bônsêvich trung thành.


Chỉ cần nhớ lại, khi lên nắm quyền ông đã ca ngợi Cách mạng tháng 10, các thành quả xã hội chủ nglũa, thiên tài của Lênin như thế nào và phê phán phương Tây như thế nào? là ta thấy rõ ngay.

Và đây là một vài trích dẫn có tính chất tượng trưng từ những bài phát biểu của ông: "Toàn bộ cuộc sống, toàn bộ quá trình lịch sử khẳng định một cách hùng hồn chân lý vĩ đại của học thuyết Lênin. Học thuyết này đã và đang là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta, là nguồn động viên, là địa bàn chính xác trong việc hoạch định chiến lược và sách lược để tiến lên..."


Đất nước đã đạt được những thành tích to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa vào sự ưu việt của chế độ mới, trong một thời hạn ngắn đất nước đã tiến lên những đỉnh cao của tiến bộ về kinh tế và xã hội... Ngày nay Liên Xô có một nền kinh tế hùng mạnh, phát triển toàn diện, có những cán bộ công nhân lành nghề, các chuyên gia và các nhà bác học tài giỏi... chúng ta có quyền tự hào về những gì đã đạt được trong những năm qua - những năm đấu tranh và lao động cật lực.


Chủ nghĩa tư bản cho rằng sự ra đời của chủ nghĩa xã hội như là một "sai lầm" của lịch sử, cần phải được sửa chữa, bất luận thê nào cũng phải được sửa chữa, sửa chữa bằng mọi cách, bất chấp cả đạo lý, bằng vũ trang, bằng phong toả kinh tế, bằng hoạt động phá hoại, trừng phạt và từ chối mọi sự cộng tác...


Hệ tư tưởng tư sản là hệ tư tưởng phục vụ lợi ích của độc quyền, phiêu lưu và phục thù.

Mục đích của chúng là hiển nhiên: bằng mọi thủ đoạn tô vẽ cho chủ nghĩa tư bản, che đậy tính phản nhân loại vốn có, sự bất công, gán ép những chuẩn mực sống và văn hoá của mình, bằng mọi cách bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, bóp méo sự thật về những giá trị như dân chủ, tự do, bình đẳng, tiến bộ xả hội.


Đương nhiên không có căn cứ nào để đánh giá quá cao về ảnh hưởng của tuyên truyền tư sản. Những người Xô Viết biết khá rõ cái giá thực sự của các loại dự báo, tiên đoán, phân tích rõ được mục đích thật sự của hành động phá hoại của các thế lực thù địch. Nhưng chúng ta không có quyền quên rằng "chiến tranh tâm lý", đó là cuộc đấu tranh để dành "trái tim khối óc của con người, thế giới quan của họ, những định hướng về cách sống, xã hội và tinh thần...".


Chúng ta giữ vững đường lối đi lên chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta nhìn thấy trong chính sách của các nước tư bản lớn đã xuất hiện sự chuyển hướng nguy hiểm. Cùng với thời gian nhũng hành động thực tế của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là đế quốc Mỹ ngày càng bộc lộ rõ hơn thực chất của chính sách này, phục thù xã hội trên cơ sở đạt được sự hơn hẳn về quân sự đối với chủ nghĩa xã hội, đàn áp các phong trào tiến bộ bằng sức mạnh, duy trì tình trạng căng thẳng trên thế giới ở mức có thể để chế tạo ra những loại vũ khí mới tiêu diệt hàng loạt, quân sự hoá vũ trụ... Chính sách của Đảng Lêninnít, lý trí và lương tâm của Đảng thể hiện đúng đắn những gì nhân dân nhận thức, suy nghĩ hoàn hảo và hy vọng của họ. Và chúng ta tin tưởng rằng sự nghiệp quan trọng của chủ nghĩa cộng sản mà Đảng đã cống hiến là không đảo ngược.


Tháng Mười vĩ đại báo hiệu cho toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới của công nhân và nông dân, xác lập các nguyên tắc quyền con người, phát triển kinh tế - xã hội, đề cao con người lao động, mở ra một khoảng rộng bao la cho tự do sáng tạo của quần chúng. Tất cả những điều đó cho phép chúng ta trong những thời hạn ngắn của lịch sử đã biến đất nước thành cường quốc hùng mạnh, giải quyết thắng lợi những nhiệm vụ xã hội phức tạp nhất, tạo ra một liên bang nhiều dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa...


Chúng ta tự hào về con người ở đất nước chúng ta được bảo hiểm về mặt xã hội ở mức độ cao. Đó chính là cái làm cho chủ nghĩa xã hội thực sự là chủ nghĩa xã hội, chế độ thành chế độ của những người lao động.


Chúng ta tin tưởng ở sức sống của học thuyết Mác-Lênin. Mục đích của chúng ta là: dân chủ nhiều hơn, chủ nghĩa xã hội nhiều hơn, cuộc sống của những người lao động tốt hơn, sự vĩ đại và phồn vinh của đất nước..."

Tháng 9-1988 Goóc-ba-trốp thăm viện bảo tàng - Khu bảo tồn ở làng Su-sen-xcôie ở Xibia - nơi Lênin bị đày. Trong quyển sổ dành cho khách danh dự, ông đã để lại những dòng sau đây: "Vô cùng xúc động được tìm hiểu những kỷ niệm về Lênin ở đây, ở Su-sen-xcôie. Trước hết tôi muốn cảm ơn tất cả những người dân Su-sen-xcôie về tất cả những gì họ đã làm để giữ gìn kỷ niệm về I-lích. Tìm hiểu những gì Vladimia Ilích đã làm trong những năm bị tù đày, tôi vô cùng ngạc nhiên về quy mô hoạt động của Người và lòng trung thành vô cùng vĩ đại với sự nghiệp cách mạng. Tôi tự hào thấy được những kế hoạch và tiên đoán của Người đã được thể hiện trong cuộc sống. Sự nghiệp do Lênin khởi đầu đang ở trong các kế hoạch của chúng ta ngày nay. Nó được khẳng định trong việc cải tổ của chúng ta. Và trong thời điểm có bước ngoặt này chúng ta lại hướng về Ilích. Tư tưởng của Lênin, tấm gương của Lênin - đó là tài sản to lớn của chúng ta, những mốc định hướng trong sự nghiệp cách mạng, trong bước ngoặt phát triển xã hội chúng ta".


Nghe tất cả những câu chữ trên đây thật khó mà nghi ngờ Tổng Bí thư là người phản bội... Tuy nhiên những lời lẽ mỹ miều đó chỉ để che đậy những việc đen tối của ngài Goóc-ba-trốp.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 07:03:02 am
Ông đã dốc ra không ít nỗ lực để làm suy yếu Đảng Cộng sản Liên Xô, làm tiêu tan đội ngũ cán bộ, tư tưởng và tổ chức của Đảng, gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.

Ông đã bắt đầu từ đổi mới cán bộ, loại ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương những người dám vạch trần và ngăn chặn chính sách phản bội của ông ta. Đưa vào những người hoàn toàn khác thay vị trí của họ.

Trước hết đưa ra khỏi uỷ viên Bộ Chính trị. G.Rô-ma-nốp sinh năm 1923, tham gia chiến tranh vệ quốc, cựu Bí thư tỉnh Đảng bộ Leningrad. Đối thủ chủ yếu của Goóc-ba-trốp trong cuộc đấu tranh giành vị trí lãnh đạo, nhân vật số 2 trong "đẳng cấp Xô Viết" đã biến khỏi đời sống xã hội.


Trong khi đó vào tháng 7-1995 đã bổ nhiệm E.sê-vát-nat-de, cựu Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Grudia, bạn thân của Goóc-ba-trốp, làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Cũng trong tháng đó đã đưa A.Ia-cốp-lép đang làm Vụ trưởng vụ tuyên truyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, người đã công tác ở đây từ 1953 cho đến 1973, sau đó làm đại sứ ở Canada cho đến 1983 và làm giám đốc Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của Viện hàn lâm Liên Xô, là bạn thân của Goóc-ba-trốp vào Bộ Chính trị. Nhờ sự giúp đỡ của ông ta, Ia-côp-lép đã được thăng chức vùn vụt: 1986 Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; tháng 1-1987 là uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, tháng 7-1987 uỷ viên Bộ Chính trị.


Sau khi Goóc-ba-trốp lên nắm quyền, B.Elsin sinh năm 1930, cựu bí thư thứ nhất tỉnh Đảng bộ Xvécrlôp lên cầm đầu Đảng bộ Maxcơva, trở thành uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. Elsin được đánh giá là người có kinh nghiệm, có nghị lực và có thái độ phê phán.


Vào tháng 5-1987, Bộ trưởng Quốc phòng hồi đó, nguyên soái Xô-cô-lốp và Tổng tư lệnh lực lượng phòng không, nguyên soái không quân A. Col-đun-nốp bị Goóc-ba-trốp buộc tội lực lượng phòng không đất nước không thể hiện cảnh giác đúng mức để cho máy bay nước ngoài do M.Rust lái, hạ cánh xuống Hồng trường.


Chuyến bay này có khả năng nhất là sự khiên khích của các cơ quan mật vụ nước ngoài để tạo cớ cho Goóc-ba-trốp loại Bộ trưởng Quốc phòng và các tướng lính quân sự khác đang bất bình về việc giải trù quân bị đơn phương của Liên Xô. Sau khi máy bay "Boeing" của Nam Triều Tiên bị bắn rơi ở vùng đảo Xakhalin năm 1983, chính phủ Liên Xô dứt khoát cấm bắn hạ các máy bay dân sự nước ngoài ngay cả khi xâm phạm thô bạo các vùng biên giới của chúng ta. Chính chủ trương này giải thích vì sao máy bay của Rust vẫn còn nguyên vẹn vì không ai dám vi phạm chỉ thị của chính phủ mặc dù đương nhiên là có khả năng hạ máy bay của Rust. Vì thế hai nguyên soái không có lỗi trong vấn đề này.


Ấy thế mà nguyên soái X.Xôcôlớp và nguyên soái A.Col-đu-nôp đã bị cách chức, cho dù Col-đu-nốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, bản thân trong chiến tranh đã bắn hạ 46 máy bay địch. Cùng với hai nguyên soái, nhiều vị tướng khác bị sa thải và trừng phạt.


Trong năm 1988 đã thay những người lãnh đạo của hai bộ "quyền lực" mạnh nhất là: V.tre-bricốp (KGB) và V.Vlaxốp (Bộ nội vụ). Thay cho Vlaxốp là V.Ba-ca-tin, sinh năm 1937, trước đó làm Bí thư tỉnh đảng bộ Ke-me-rốp, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tháng 9-1989, hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã đồng ý cho các uỷ viên Bộ Chính trị V.P. Ni-cô-nốp, V.M Trebricốp, V.V. Séc-bi-xki và các uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. U.F. Xôlôviép và N.V Talư-din nghỉ hưu.


Để nhanh chóng đẩy những người "bảo thủ" ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Goóc-ba-trốp đã tổ chức một việc làm chưa từng có. Vào tháng 4-1989 trên 100 uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết, các uỷ viên của Ban kiểm tra Trung ương đã gửi đến Ban Chấp hành Trung ương một lá đơn, trong đó đặc biệt có nói: "chúng tôi cho rằng hiện nay công cuộc cải tổ đòi hỏi tất cả các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phải làm việc khẩn trương, vì lợi ích của công việc chúng tôi cầu xin được miễn nhiệm. Chúng tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và nhiệt thành với Đảng của Lênin, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vì đã tin cậy đối với chúng tôi và với tất cả tấm lòng chúc các đồng chí đạt nhiều thành tích trong việc đổi mới, mang tính chất cách mạng đối với xã hội chúng ta, trong việc giải quyết nhiệm vụ cải tổ..."


Lá đơn thư bị thúc ép này được hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô xem xét vào ngày 25-4-1989. Goóc-ba-trốp đã đọc báo cáo đặc biệt, trong đó có nói: "Bộ Chính trị có thể thoả mãn yêu cầu này... Vấn đề này không có trở ngại gì về điều lệ, không cần bỏ phiếu kín, theo điều lệ thì bỏ phiếu kín chỉ trong những trường hợp vì nguyên nhân nào đó phải đưa ra khỏi thành phần Ban Chấp hành Trung ương. Còn trong trường hợp này, người ta vì những nguyên nhân khách quan xác đáng xin thôi việc và chúng ta cần phải thông cảm đáp ứng yêu cầu của họ, ý kiến của Bộ Chính trị như thế đó..."


Năm năm sau đó cựu uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị V.Đôn-ghích kể rằng: "Tiếp đó là 115 uỷ viên Trung ương được miễn nhiệm, đơn của họ được đăng công khai". Thực hiện chủ trương này, Goóc-ba-trốp nêu lý (lo là bắt đầu một công việc to lớn" (cách nói lúc đó), các uỷ viên Trung ương phải đi lại nhiều nơi trong nước, cần phải có những người trẻ, mà những người trẻ thì có khoảng mươi lăm người... Cải tổ đã bắt đầu chuyển sang thanh loại cán bộ.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 07:25:01 am
Hỏi: Chả nhẽ các ông không thấy sao?

V.Đôn-ghích tại toà án hiến pháp tôi công nhận rằng chúng tôi đã cải cách Đảng và dân chủ hoá Đảng chậm. Những cán bộ tin tưởng lại là những người đầu tiên đào ngũ sang phe đối địch của Đảng Cộng sản Liên Xô, có tội trước tiên trong vấn đề này. Họ đã không xem xét hoạt động bất ngờ sau này của Goóc-ba-trốp phản bội có chủ định độc ác. Có tội còn ở chỗ chúng tôi không có dũng khí và tính nguyên tắc và để cho cuộc ra đi lịch sử chưa từng có vào năm 1989 của 115 uỷ viên Trung ương và đã mở đầu cho sự tan vỡ Đảng. Hội chứng sùng bái lãnh đạo cao cấp, tin tưởng vào chiến hữu, kỷ luật truyền thống của Đảng đã đóng vai trò trong việc quái ác này. Tôi đã không nghĩ ra được những người chung quanh của Goóc-ba-trốp lại có thể dần dần thay đổi lý tưởng dưới ngọn cờ đặt những ưu tiên giá trị chung của nhân loại lên trên giai cấp, để triển khai cuộc đấu tranh với chính nhân dân mình, với chế độ của nhân dân mình, cởi trói cho bọn tư sản tội phạm".


Năm 1990 Goóc-ba-trốp còn nghĩ ra một cách nữa để loại ra khỏi chính quyền "những người bảo thủ" nhờ cái gọi là "các cuộc cách mạng ở tỉnh", trong quá trình các cuộc cách mạng này, những đám đông đã tổ chức xông vào các trụ sở của các tỉnh uỷ, đòi các Bí thư thứ nhất của Tỉnh uỷ phải từ chức và đôi khi cả Ban thường vụ tỉnh uỷ. Những người lãnh đạo Đảng bị buộc tội là họ đã đánh mất đi sự tôn trọng của nhũng người cộng sản, lạm dụng đặc quyền, đặc lợi. Đó là những phương pháp "cha của dân chủ".


Việc Goóc-ba-trốp tổ chức thanh trừng hàng loạt trong Đảng theo phương pháp giũ đi giũ lại cán bộ của Trôski tiếc rằng đã không được Ban Chấp hành Trung và Bộ Chính trị chú ý tới. Điều này cho phép y trong vòng 4 năm (1986 - 1989), không còn nghi ngờ gì nữa thay thế từ 80 đến 90% các bí thư huyện uỷ, thành ủy, tỉnh uỷ, khu uỷ và tất cả những cán bộ củạ các nước cộng hoà, mà không gây nghi ngờ gì, trong khi đó một nửa các bí thư mới thậm chí không được bầu mà chỉ định bổ sung.


Có thể hình dung Đảng Cộng sản Liên Xô trong những năm đầu cải tổ đã bị giáng một đòn kinh khủng như thế nào bằng cách loại dần dần cán bộ.

Mùa thu năm 1990 quan hệ giữa Goóc-ba-trốp và chính phủ của Rư-xcốp cực kỳ căng thẳng. Và vào tháng 12-1990 chính phủ này đã từ chức. Và vào tháng 1-1991 vì nguyên nhân này Rư-xcôp cũng đã từ chức.

Theo đà thay đổi cán bộ, không khí ở các cơ quan cao nhất của Đảng cũng thay đổi. Trong bộ máy Trung ương, chủ nghĩa Mác-Lênin bị phê phán như là học thuyết lỗi thời, việc phê phán chủ nghĩa xã hội, Lênin đã trở thành "mốt", hay nói một cách khác đây là biện pháp tích cực nhất để tước bỏ vũ khí lý luận của Đảng cộng sản Liên Xô.


Dưới đây là những đoạn trích từ một bài báo kỳ lạ đăng trên báo chí chúng ta vào năm 1993 của tác giả Dagađulin: "Ai lãnh đạo chúng ta? Các kiến trúc sư cải tổ là ai?" - với sự thành thật trẻ con trong lời mở đầu cho quyển sách của A.Iacovlep-xip-cô đã cho chúng ta biết (vào thời gian đầu của cải tổ, Xip-cô là cố vấn của Banl quốc tế của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô). Chúng ta rất ngạc nhiên là Xip-cô đã phát hiện trong số các đẳng cấp của Đảng Cộng sản bao trùm chủ nghĩa chống cộng. Xip-cô viết "một trong số trợ lý của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương cho phép mình nói rằng 60 năm đã sống vô tích sự. Một người trong số họ chuyên nghiên cứu để tìm các sai lầm của Lênin, thậm chí đi tìm những tư tưởng nhân đạo có thể cải cách chủ nghĩa Mác truyền thống, còn một người khác thì nói rằng Plekhanôp còn sáng suốt và nhìn xa rộng hơn nhiều so với Lênin... Ở một số chỉ có can đảm để tránh né Lênin thuở ban đầu mà đi vào Lênin sau này, còn một số khác thì táo bạo hơn và họ thường xuyên chuyển từ lập trường Bôn-sê-vich sang lập trường xã hội dân chủ, từ bỏ Lênin cả ban đầu và về sau.


Xip-cô ngạc nhiên nhất về sự phản bội của nhân vật số 2 trong bộ máy của Ban Chấp hành Trung ương - con người toàn năng A. Ia-cốp-lép hồi đó. Ông đã đụng đến cái thiêng liêng nhất, đến uy tín và "chân lý của chủ nghĩa Mác" A.Ia-côp-lép đã nói với Xip-cô: "Đã đến lúc phải nói rằng chủ nghĩa Mác ngay từ đầu là không tưởng và sai lầm" câu này làm cho Xip-cô vô cùng ngạc nhiên.


Tiếp theo, Xip-cô phải thừa nhận việc các nhà báo Pháp đã viết rằng kẻ phản cách mạng ở Liên Xô là Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô là đúng.

Goóc-ba-trốp, người Lêninnit trung thành, cùng với ông bạn A.Ia-cốp-lép của mình đã đầu độc không khí trong bộ máy Ban Chấp hành Trung ương như thế đấy.

Cùng với đối tượng đặc biệt chú ý này, Goóc-ba-trốp tất nhiên còn chú ý đến các phương tiện thông tin (tại chúng mà theo chỉ thị của ông từ đầu cải tổ đã chuyển vào tay những tên chống cộng, cũng rất khôn khéo để lúc đầu không ai nhìn thấy, còn khi nhận ra rồi thì đã muộn. Có bao nhiêu thứ đổ xuống đầu các công dân Xô Viết: lừa dối, vu cáo Lênin, chủ nghĩa xã hội, cách mạng tháng 10 vĩ đại, quân đội Liên Xô, KGB, cảnh sát, những cựu binh chiến tranh vệ quôc... Đây mới chỉ là bản liệt kê nhỏ.


Với cớ "công khai" đã không áp dụng những biện pháp để chống hoạt động chống cộng. Ngược lại chúng được Goóc-ba-trốp cổ vũ. Trong không khí như thế xuất biện nhiều người bị chính quyền Xô Viết "sỉ nhục" đã kể lể trên các trang báo chí rằng họ đã sống cực khổ như thế nào dưới thời cộng sản.


Cái kiểu công khai như thế để làm gì? Goóc-ba-trốp thuyết phục những người cộng sản "rằng nhân dân cần phải biết sự thật về quá khứ của đất nước mình, rằng công khai tạo khả năng "đưa đông đảo quần chúng vào quá trình cải tổ v.v...". Và tất cả những điều này đều là láo toét công khai cần cho Goóc-ba-trốp để phá hoại cơ sở của xã hội chúng ta, làm cho họ mất tinh thần xã hội và tước đi năng lực chống lại.


Ban biên tập tạp chí "Oginhiok" do V.Corôchích lãnh đạo một thời đã ca ngợi những quyển sách khét tiếng của Bregionhép, là nổi bật nhất. Nhưng vào tháng 8-1991 Corôchích đã vội vã bỏ đi sang Mỹ.

Không thể bỏ qua những chương trình truyền hình "quan điểm". Shi-pu-nô-va đã biết trên báo "nước Nga Xô Viết" rất đúng rằng "Khó mà đánh giá hết những kẻ làm tờ "quan điểm". Có lẽ họ đã làm để thay đổi xã hội ở Nga nhiều hơn cả các chính khách khác.


Còn luật đầu tiên về báo chí cho phép bất cứ tư nhân nào cũng được phát hành các ấn phẩm của mình, điều này làm nảy sinh nhiều rác rưởi trên thị trường báo chí. Tất cả những báo chí này là những tờ báo giải trí tiêu khiển, lá cải, tình dục và các khuynh hướng tương tự. Không có kiểm duyệt, in tất cả những gì bắt gặp - từ khiêu dâm cho đến những câu chữ tục tĩu, cũng đóng vai trò tiêu cực, truỵ lạc, ảnh hưởng đến tình trạng đạo đức của xã hội. Tất nhiên tất cả những cái này đã được suy tính trước và đã làm một cách cố ý. Rõ ràng là Goóc-ba-trốp không áp dụng các biện pháp có hiệu lực để đình chỉ chiến dịch chống Lênin do những người "dân chủ" triển khai ở nhiều nước cộng hoà của Liên Xô.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 07:26:49 am
Trong quá trình chiến dịch này gần 50 tượng đài kỷ niệm của Lênin ở vùng Bantích, ở U-crai-na và các nơi khác đã bị tháo dỡ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng bắt đầu chú ý đến sự thán phục mang tính chất tôi tớ trước phương Tây và bôi nhọ tất cả những gì của Liên Xô. Nhà triết học và nhà văn A.Di-nô-Vi-ép đã đánh giá về quá trình này như sau: bây giờ ở Nga người ta tôn sùng những ai phủ nhận tất cả những gì của Xô Viết, kể cả chế độ xã hội Liên Xô (cộng sản) và lịch sử Liên Xô. Bây giờ những việc làm này không những không bị trừng phạt, thậm chí còn được khuyến khích cổ vũ. Bây giờ ở Nga đã đến lúc, theo tôi nghĩ, trí tuệ bị vẩn đục, những người đưa ra sáng kiến và tham gia trong việc làm vẩn đục này hình dung sự vẩn đục này như là sự tỉnh ngộ và sáng suốt sau thời kỳ mờ đục của chủ nghĩa Sta-lin và Brơ-giơ-nhép. Nhưng tôi không thấy được trong cái này có sự tiến bộ nào về trí thức và đạo đức. Tôi nhìn thấy ở đây là sự xuống cấp về trí tuệ và đạo đức của xã hội Liêu Xô. Một trong những biểu hiện của nó là lý tưởng hoá Phương Tây. Thay vì sự lừa dối của tư tưởng cũ đối với phương Tây - nơi tập trung rác rưởi, nay họ coi phương Tây như nơi tập trung những nhà hảo tâm và như là mẫu mực để bắt chước. Do kinh nghiệm sống của mình đông đảo quần chúng nhân dân chưa chấp nhận bước ngoặt về tư tưởng này. Kinh nghiệm như thế nhìn chung chưa có. Nó được áp đặt từ trên xuống quần chúng như một sự ép buộc về tư tưởng và chính trị.


Không thể nói khác hơn được.

Goóc-ba-trốp đã có nhiều nỗ lực để phá huỷ cơ sở tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tưởng như không thể nào làm được chuyện đó vì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đã được khẳng định tại điều 6 của Hiến pháp Liên Xô; nguyên tắc tập trung dân chủ cũng được ghi rõ trong điều lệ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tiện đây xin nói rằng điều lệ đổi mới được thông qua dưới thời Goóc-ba-trốp tại Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 3-1986, cũng ghi rõ: "Đảng là hình thức tổ chức xã hội - chính trị cao nhất, là hạt nhân của chế độ chính trị, là lực lượng lãnh đạo và chỉ đạo xã hội Liên Xô.


- Tất cả hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô tuân theo học thuyết Mác-Lênin.

- Bất cứ biểu hiện chia rẽ, bè phái nào cũng không phù hợp với tính đảng của Mác-Lênin và không thể tồn tại trong Đảng".

Qua một thời gian và do các thủ đoạn gian xảo của Goóc-ba-trốp, những người cộng sản Liên xô lại bị đặt ra trước sự thật về thủ tiêu tất cả các điều khoản cơ bản này của Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô.

Vào đầu tháng 2-1990 tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Elsin đòi gay gắt đẩy nhanh việc đổi mới Đảng một cách cơ bản trên cơ sở mới và dâu chủ; đặc biệt từ chối nguyên tắc tập trung dân chủ, từ bỏ bộ máy Đảng như một công cụ của quyền lực, thừa nhận cùng tồn tại trong Đảng nhiều lập trường quan điểm, nhiều trào lưu tư tưởng cương lĩnh và phe phái độc lập khác nhau; từ bỏ điều 6 của Hiến pháp, chuyển từ nguyên tắc xây dựng Đảng thống nhất sang liên minh tự nguyện của các Đảng của các nước cộng hoà, và v.v...


Thực hiện các đề nghị này có nghĩa là làm tan vỡ hoàn toàn Đảng Cộng sản Liên Xô, tuy nhiên Goóc-ba-trốp dưới sức ép của phe đối lập đã bắt đầu đưa các đề nghị này vào hiện thực.

Tháng 2-1991 ở Mascơva diễn ra cuộc diễu hành của những "người dân chủ" với yêu sách "tấn công kiên quyết" vào "những người bảo thủ" bao gồm những người cộng sản chân chính và tất cả những lực lượng yêu nước thật sự. Những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Lênin-grát, Kháccốp, Tomsk, Tbi-li-xi, Min-scơ. Theo tin của báo chí, các cuộc biểu tình này có gần một triệu người tham gia. Mới nhìn qua thì sự chỉ trích này cũng nhằm chống cá nhân của Goóc-ba-trốp. Ví dụ trong một nghị quyết của một trong số các cuộc mít tinh ở Mascơva có nói: "chính sách cân bằng giữa những người "bảo thủ" và dân chủ đã chấm dứt. Những người khởi xướng cải tổ phải hiểu không thể lùi bước trước sức ép của các lực lượng "bảo thủ".


Ngày nay mọi cái đều trở nên dễ hiểu hơn. Chính sách cân bằng của Goóc-ba-trốp giữa những người "dân chủ" và những người cộng sản là một thủ đoạn tinh ranh của Goóc-ba-trốp. Đôi khi có ấn tượng như Goóc-ba-trốp cũng chống những người "dân chủ", ông lên án họ, ông bảo vệ chính quyền Xô Viết, Đảng Cộng sản Liên Xô, Lênin.


Những người dân chủ càng chỉ trích ông mạnh hơn, những lãnh tụ của những người cộng sản càng lẫn lộn, thậm chí họ tưởng rằng Goóc-ba-trốp cùng với họ, bảo vệ Goóc-ba-trốp tức là bảo vệ đất nước. Thảm hoạ của những người cộng sản và của nhân dân ta chính là ở chỗ đó.


Trong khi đó Goóc-ba-trốp uốn lượn như con lươn, vẫn tiếp tục chính sách phản bội của mình, vừa phá hoại Đảng Cộng sản vừa giả bộ như là ông chỉ nhượng bộ khi bị sức ép mạnh của những người "dân chủ". Đồng thời những nhượng bộ này ngày càng nghiêm trọng hơn, và có nguyên tắc hơn. Đã đến lúc Goóc-ba-trốp đi đến xoá bỏ điều 6 của Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xã hội. Để nguỵ trang, lúc đầu, Goóc-ba-trốp chủ trương không bỏ điều này. Tuy nhiên mặt nạ đã nhanh chóng bị vứt bỏ.


Ngày 15-3-1990 tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân, điều 6 của Hiến pháp bị xoá bỏ. Đây là thắng lợi to lớn của những người chống cộng nhờ có sự phản bội của Goóc-ba-trốp và nhờ lập trường không hiểu được của nhiều uỷ viên Bộ Chính trị và uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mà sự bất lực của họ là kỳ quặc ở mức độ cao. Tưởng chừng như tất cả họ đang bị bệnh tâm thần kỳ lạ nào đó, hoàn toàn không hiểu những gì đang xảy ra.


Cũng trong Đại hội này Goóc-ba-trốp được bầu làm tổng thống Liên Xô. Biết rõ rằng mình là người không có uy tín trong nhân dân, Goóc-ba-trốp không tổ chức bầu cử toàn dân mà chỉ hạn chế trong khuôn khổ Xô Viết tối cao của Liên Xô. Ngay cả trong điều kiện đó cũng chỉ được 59,2% số phiếu bầu.


Tuy thế việc chủ yếu đã làm xong. Goóc-ba-trốp trở thành tổng thống, có nghĩa là đảm bảo cho mình trong trường hợp bị mất chức Tổng Bí thư. Đây cũng là một thủ đoạn rất ranh ma nữa.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 22 Tháng Tư, 2022, 07:27:44 am
Lần đầu tiên uy tín của Goóc-ba-trốp bị giảm mạnh vào tháng 7-1989, mặc dù không phổ biến. Thứ trưởng thứ nhất bộ ngoại giao A. Covalép nói tại hội nghị khoa học thực tế ở Bộ ngoại giao Liên Xô: ở Mỹ uy tín của Goóc-ba-trốp rất cao, có đến 80% người được thăm dò có cảm tình với ông ta. Nhưng chỉ số đó ở Liên Xô chỉ 20%.


Thế cho nên hoàn toàn hiển nhiên là cuộc bầu cử tổng thống toàn dân Liên Xô sẽ là một thất bại nặng nề đối với Goóc-ba-trốp. Dù sao những người bảo hộ ông cũng không muốn dám liều lĩnh.

Tổng thống đầu tiên của Liên Xô đã tuyên thệ, nhưng sau đó đã nhiều lần làm trái: "Tôi trịnh trọng xin thề phục vụ các dân tộc của đất nước chúng ta, nghiêm chỉnh tuân theo hiến pháp Liên Xô, đảm bảo quyền hạn và quyền tự do của công dân, tận tâm thi hành những nghĩa vụ của tổng thống giao cho tôi".


Sau khi bỏ điều 6 của hiến pháp, Goóc-ba-trốp đề nghị "suy nghĩ về các nguyên tắc tập trung dân chủ". Đó là đòn chí tử thứ hai giáng vào Đảng, tước bỏ đi nguyên tắc lãnh đạo và xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng.


Tổng thõng khăng khăng đề nghị xem xét lại vai trò các đảng bộ cơ sở tước đi quyền của các đảng bộ này kiểm soát hoạt động của chính quyền.

Nhưng không chỉ có thế. Các đề nghị của ông đưa ra dồn dập: cấm kiêm nhiệm chức vụ Đảng và chính quyền; giảm số lượng các uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, xoá bỏ nguyên tắc ưu tiên lấy chức vụ để sắp xếp Ban Chấp hành Trung ương; bỏ cơ cấu uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; cho Ban Chấp hành Trung ương quyền chỉ định bổ sung uỷ viên mới; do vai trò của Đảng có sự thay đổi đã lập ra một Ban Chấp hành Trung ương có cơ cấu khác hẳn về thành phần chất lượng v.v...


Tất cả việc làm này nhằm để làm suy yếu các cơ quan lãnh đạo của Đảng, biến Đảng thành một tổ chức khó quản lý, bao gồm những nhóm, những phe phái riêng rẽ không tuân thủ kỷ lụật và thậm chí không có một hệ tư tưởng thống nhất.


Quan hệ giữa Elsin và Goóc-ba-trốp xấu đi hẳn. Goóc-ba-trốp tính rằng Elsin nổi tiếng trong nhân dân như "chiến sĩ đấu tranh chống đặc quyền" và chống đặc lợi trong Đảng có thể giúp cho ông bêu xấu những người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng là điều mong muốn của Tổng Bí thư nhằm phá hoại Đảng, tuy nhiên điều bất ngờ đối với Goóc-ba-trốp là Elsin lại chính là một đối thủ nguy hiểm cho mình.


Tại một trong những hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô trong năm 1987, Goóc-ba-trốp tỏ ra bất bình với chính sách cán bộ của Elsin ở Đảng bộ Mascơva. Elsin hồi đó bãi chức 2-3 các bí thư của Đảng đồng thời đã thay cán bộ đến 2-3 vòng.


Sự phê phán đã được được Elsin tiếp nhận rất bệnh hoạn. Không lâu tại phiên họp toàn thể tháng 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng trong năm kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 10, Elsin phê phán gay gắt lãnh đạo Đảng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi trong khi nhân dân đang thiếu cả những gì thiết yếu nhất. Lần đầu tiên Elsin phê phán cả vợ Goóc-ba-trốp là người lúc nào cũng ra chỉ thị này khác cản trở công việc chung. Liệu có đáng để ngạc nhiên là trong năm đó Elsin không còn giữ chức bí thư thứ nhất thành uỷ Mascơva và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. Elsin chỉ còn giữ chức phó chủ tịch uỷ ban xây dạng của nhà nước Liên Xô, ngang cấp bộ trưởng. Với tư cách này Elsin được bầu đại biểu hội nghị toàn Liên bang của Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 19 diễn ra trong tháng 7-1998, tại hội nghị này Elsin, thừa nhận lỗi lầm và xin được hồi phục về chính trị.


Tuy nhiên quan hệ cá nhân giữa hai thủ lĩnh chính trị này tiếp tục xấu đi. Trong năm 1989 Elsin được bầu là một trong số 5 đồng chủ tịch ở cái gọi là nhóm liên khu vực bao gồm 333 đại biểu nhân dân Liên Xô có lập trường chống cộng cực kỳ cấp tiến.


Việc Elsin phê bình Goóc-ba-trốp làm tăng uy tín của ông ta. Điều này Mỹ không phải không thấy.

Tháng 9-1989 Elsin được mời thăm Mỹ và có hàng loạt bài nói chuyện. trở về nước Elsin trở thành người ủng hộ tích cực khôi phục chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô. Khác với Goóc-ba-trốp, Elsin nói ra công khai điều này.

Tháng 10-1989 Elsin cắt đứt hẳn quan hệ với Goóc-ba-trốp và phát biểu trên báo chí và các phương tiện thông tin khác rằng trong thời gian gần đây có hàng loạt những bài mang tính chất khiêu khích, giả dối có tư tưởng định kiến đăng trên báo chí Liên Xô, phát đi trên truyền hình Liên Xô, những tin đồn khác nhau phổ biến trong nhân dân về hành vi và đời tư của tôi...


Trong năm   1990 Elsin được bầu chủ tịch Xô Viết tối cao của nước Cộng hoà liên bang Nga.

"Phong trào dân chủ" dưới sự lãnh đạo của ông đẩy mạnh hoạt động, tập hợp tất cả những người bất màn chính quyền Xô Viết dưới khẩu hiệu của ông.

Cũng trong năm đó, vào thời gian kỷ niệm ngày 1-5 "những người dân chủ" đã tổ chức một cuộc tuần hành riêng với các khẩu hiệu chống Liên Xô. Trong lịch sử Xô Viết của chúng ta chưa hề có như thế bao giờ.

Từ 2 đến 18 tháng 7 diễn ra Đại hội lần thứ 28 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội này được sử dụng để tiếp tục phá hoại Đảng. A.Ia-cốp-lép, B.Elsin và một số những người dân chủ khác tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô. Đó là hành động đã được tính toán trước, đương nhiên Goóc-ba-trốp đã biết.


Đề nghị của Goóc-ba-trốp về từ nay không kiêm nhiệm chức vụ Đảng và nhà nước được thông qua.

Tất cả điều này có nghĩa không những là hoàn toàn đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô mà còn làm suy yếu hơn nữa chất lượng của cơ quan tối cao của Đảng. E.Li-ga-trốp người đã bảo vệ các nguyên tắc của Đảng, không được bầu vào Bộ Chính trị.


Goóc-ba-trốp tỏ ra tự tin vào bản thân. Tuy đã làm cho đảng sụp đổ hoàn toàn trên thực tế, mồm vẫn leo lẻo tuyên bố: "Kẻ nào hy vọng đây là Đại hội cuối cùng và ở Đại hội này sẽ diễn ra đám tang của Đảng Cộng sản Liên Xô, thì kẻ ấy đã tính nhầm. Đảng Cộng sản Liên Xô đang sống và sẽ sống, góp phần cống hiến lịch sử của mình vào tiến bộ của đất nước chúng ta và tiến bộ của văn minh thế giới".


Những người "dân chủ tiếp tục tấn công". Ngày 17-6-1990 họ đã tổ chức cuộc tổng đình công chính trị của các thợ mỏ. Những yêu sách của thợ mỏ chứng tỏ khủng hòảng sâu sắc trong nước.

Những người "dân chủ" đã giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử thị trưởng ở Mascơva và Lêningrát.

Kỷ niệm lần thứ 73 cách mạng tháng 10 đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Đã diễn ra cuộc duyệt binh ở Hồng trường (cuộc duyệt binh cuối cùng). Những người cộng sản tham gia tích cực trong cuộc tuần hành truyền thống. Những người "dân chủ" tìm cách tổ chức cuộc tuần hành riêng, số lượng ít nhưng rùm beng, ở Lêningrát chúng tổ chức được các vụ gây rối, tình hình phức tạp.


Trong khi phân tích hoạt động của Goóc-ba-tr6p, đặc biệt trong những năm đầu "cải tổ" không thể không chú ý đến một số sự kiện mà ông ta có liên quan và đã đem lại tổn thất to lớn cho uy tín của Đảng Cộng sản Liên Xô, thúc đẩy sự tách rời Đảng với nhân dân và sự tan rã của Đảng.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 29 Tháng Tư, 2022, 06:39:57 am
Chiến dịch chống rượu

Chiến dịch này được bắt đầu liền sau khi Goóc-ba-trốp lên nắm quyền. Ngày 7-5-1985 xuất hiện quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô "Về các biện pháp bài trừ nạn nghiện rượu và say rượu và có sắc lệnh thích hợp". Mới nhìn qua tưởng chừng quyết định về bắt đầu chiến dịch chống rượu là đúng đắn. Thực sự đã đến lúc phải nghiêm chỉnh đấu tranh với rượu. (Năm 1985 số lượng rượu cồn chưa pha chế để uống tính theo đầu người, kể cả phụ nữ và trẻ em đến 25 lít một năm).


Tuy nhiên Goóc-ba-trốp không thể không biết rằng chiến dịch chống rượu đã được ai đó dẫn đến chỗ phi lý. Nhưng là ai?

Ví dụ như giảm mạnh sản xuất đồ uống có cồn, do đó giảm đáng kể số cửa hàng bán rượu. Việc đóng cửa hàng loạt các cửa hàng này đã xảy ra trên khắp lãnh thổ Liên Xô (ở Mascơva rượu vang giảm 40%, con số cửa hàng giảm 10 lần. Trong khi đó người đứng đầu thành uỷ Mascơva hồi đó lại là Elsin).


Từng tháng tăng lên các vụ nấu rượu lậu, nạn nghiện độc tố, nghiện ma tuý. Những cây nho quý giá bị chặt bỏ. Trong những năm 1985 - 1988 đã nhổ bỏ 364 nghìn hecta nho - 28,8% tổng diện tích trồng nho. Ngân sách đất nước bị thiệt hại nặng. Chỉ cần nêu ra những con số sau đây: trong hai năm ngân sách bị thiếu 40 tỷ rúp (số tiền này hồi đó rất lớn).


Bây giờ khó mà đánh giá uy tín của Đảng Cộng sản Liên Xô trong nhân dân bị thiệt hại nghiêm trọng như thế nào do thực hiện chiến dịch này.

Để mua một chai rượu nho trong những năm này phải sắp hàng hàng cây số trong mấy giờ. Nhân dân phản ứng theo cách riêng của mình: Ban đầu họ gọi Goóc-ba-trốp là "bí thư nước khoáng": rồi sau đó xuất hiện những phát ngôn, những chuyện tiếu lâm cay độc.


Có chuyện tiếu lâm như thế này: Đứng xếp hàng mua rượu. Đứng một giờ, hai giờ. Một người nói: "tôi không thể đứng được nữa. Tôi đi giết Goóc-ba-trốp đây, chính ông ta có lỗi trong mọi việc". Anh ta bỏ đi. Bốn mươi phút sau anh ta quay lại.

- Thế nào, đã giết rồi chứ

- Ở đó người ta xếp hàng còn dài hơn

Người ta nói bản thân Goóc-ba-trốp cũng thích kể chuyện tiếu lâm này.

Đảng Cộng sản Liên Xô đã phản ứng như thế nào đối với những gì xảy ra trong nước? Chả nhẽ không có những người cộng sản hiểu được nguy cơ đang treo lơ lửng trên đầu của Đảng? Có đấy, nhưng không nhiều như mong muốn.


Trong tất cả những bài báo bảo vệ đảng Cộng sản Liên Xô trong thời kỳ đó, có bài đăng trên tờ "Nước Nga Xô Viết" của N. Anđrê-ê-va (tháng 3-1988) cán bộ giảng dạy hoá học ở một trường đại học Lêningrát đã làm người tạ chú ý. Chị đã dũng cảm nói lên một cách gay gắt chống lại sự tuyên truyền chống Liên Xô, chống Đảng Cộng sản ở trong nước. Bài báo: "Tôi không thể từ bỏ nguyên tắc" đã có tiếng vang lớn trong xã hội, bởi vì nó đề cập các vấn đề gay gắt nhất làm cho nhiều người lo lắng. Còn lập trường của tác giả về các vấn đề này được nhiều người ủng hộ bởi vì nó nói lên tâm trạng của họ.


"Những kiến trúc sư của cải tổ" đương nhiên không thể bỏ qua bài báo như thễ. Họ đã đăng trên tờ "Pravda" một bài báo dài gọi là "các nguyên tắc của cải tổ, tính cách mạng của tư duy và hành động". Đứng trên lập trường ngày nay đặc biệt thấy rõ tính không căn cứ của luận chứng và mị dân của bài báo.


"Càng nhiều ánh sáng, càng nhiều sáng kiến. Càng nhiều trách nhiệm. Càng nắm vững nhanh hơn toàn bộ chiều sâu của quan niệm cải tổ Mácxít - Lêninnít".

Phần lớn trong bài báo có phong cách viết sôi nổi như thế. Bây giờ thì chúng ta biết ý nghĩa của việc đưa các cụm từ "quan niệm cải tổ Mác xít Lêninnít" là thế nào và "cải tổ" đã dẫn đến cái gì.

Cả tờ báo "Nước Nga Xô Viết" cũng bị chỉ trích vì đã đăng bài báo của An-đrê-ê-va. Ngày nay không còn có các vùng cấm đoán... Nhưng sự xuất hiện bài báo của An-đrê-ê-va "Tôi không thể từ bỏ nguyên tắc": đó là mưu toan dần dần xét lại các nghị quyết của Đảng. Trong các cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhiều lần nói rằng báo chí Xô Viết không phải là quầy hàng tư nhân, nên những người cộng sản phát biểu trên báo chí, các biên tập viên phải có trách nhiệm về những bài báo và cho đăng báo... Tranh cãi, thảo luận, luận chiến, tất nhiên là cần thiết... Nhưng chúng ta cần những cuộc tranh cãi giúp cho "cải tổ" tiến lên, dẫn đến tăng cường sức mạnh, đoàn kết chung quanh cải tổ, chứ không phải chia rẽ nó".


Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ia-dốp nhớ lại: việc xuất hiện bài báo của cán bộ giảng dạy hoá học, trường đại học Lêningrat đã làm cho Bộ Chính trị phải họp hai ngày. Người phát biểu chính là Ia-cốp-lép đã gọi bài báo này là "chống cải tổ", còn tác giả của nó là người theo chủ nghĩa Xtalin. Còn đạo diễn chính cuộc hãm hại này là Goóc-ba-trốp, thì để cho mọi người phát biểu. Việc làm này không những để lên án An-đrê-ê-va mà còn để kiểm tra "lòng trung thành" của các uỷ viên chính thức, dự khuyết của Bộ Chính trị, của các bí thư. Sự bắt đầu của phong trào chống cộng công khai trong nước đã diễn ra như thế đấy, phong trào này thu hút tất cả các luồng chống Liên Xô, chống xã hội chủ nghĩa và chống tổ quốc. Trong khi đó người ta khéo léo hướng sự phê phán theo hướng tấn cống về tâm lý đối với chế độ hiện hành, một cuộc chiến tranh trực diện với quy mô lớn chống Liên Xô chống chính nhân dân của mình.


Điều đáng buồn nhất trong toàn bộ câu chuyện này là đa số các uỷ viên Bộ Chính trị cố gắng chứng minh sự trung thành của mình. Còn N.An-đrê-ê-va gần như là người đầu tiên đưa lên báo chí chúng ta vấn đề là thông qua "cải tổ" Đảng Cộng sản Liên Xô, người ta muốn tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong đời sống xã hội, muốn lật đổ chủ nghĩa xã hội.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 29 Tháng Tư, 2022, 06:41:32 am
Tuy nhiên việc chống đối "cải tổ" kiểu Goóc-ba-trốp ngày càng mạnh. Tuy chậm chạp, rụt rè, nhưng những người cộng sản nhận thức được rằng lãnh tụ dắt dẫn họ đi không đúng hướng cần đi.

Dưới đây là một vài đoạn trích trong các bài phát biểu tiêu biểu nhất của những người cộng sản.

Trích bài phát biểu của Chủ tịch Xô Viết Mascơva V.Xai-kin, tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 4-1989. "Ngày nay đã có ý kiến cho rằng, dưới khẩu hiệu cải tổ cùng với những cụm từ công khai, dân chủ thực chất đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa cá nhân của những người, của các phe nhóm không phải vì cải tổ mà vì tranh dành vị trí lãnh đạo về chính trị.


Thế cho nên một số người trong bọn họ sẵn sàng vì ý tưởng dân chủ từ bỏ cả chính quyền Xô Viết, và đảng của Lênin.

Dưới danh nghĩa dành ưu tiên cho các giá trị chính trị chung người ta vay mượn một cách thiếu suy nghĩ nhiều thứ của nước ngoài áp dụng cho mình, coi đó là "mới".

Nhân dân cảm thấy khó chịu, lo lắng, thất vọng, tranh luận giữa những thế hệ người khác nhau, từng lớp xã hội, thậm chí những vùng khác nhau..."

Trích bài phát biểu của Brovicốp, Ủy viên Trung ương Đảng tại cuộc họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2-1990. Thời gian gần đây dường như chúng ta không coi trọng sự đánh giá của bản thân mình về công tác của chính mình, mà là quý trọng ý kiến của các Ngài ở phương Tây.


Chúng ta cố gắng chứng minh rằng nhân dân ủng hộ cải tổ, nhưng cho phép tôi hỏi "cải tổ" gì? có phải ủng hộ thứ cải tổ sau 5 năm đã đưa đất nước đến khủng hoảng sâu sắc đến tình trạng trong hỗn loạn, xuống cấp kinh tế, huỷ hoại chung, suy thoái đạo đức không? Khẳng định rằng trong tình hình như thế nhân dân vẫn ủng hộ là phi lý về chính trị. Nhân dân chống và càng lớn tiếng chống lại".


Trích từ bài phát biểu của N.Rư-sơ-cốp cũng tại cuộc họp này của Ban Chấp hành Trung ương: "Chúng ta phải trả lời thẳng các câu hỏi mà còn cách đây mấy năm thật là không tưởng tượng được:

Liệu đảng cộng sản Liên Xô có còn là đảng cầm quyền nữa không, có còn là đội tiên phong chính trị của nhân dân hay theo chiều hướng từ bỏ vai trò này? Có hay không có đa đảng. Đảng Cộng sản liệu có còn như cũ đứng trên lập trường của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa hay ngả sang lập trường xã hội dân chủ? Đảng có nhìn thấy trước một cách đầy đủ những hậu quả chính trị - xã hội của quan hệ thị trường hay không?


Liệu trên cơ sở đó có thiết lập được công bằng xã hội mà nhân dân ta đã lựa chọn từ tháng 10-1917, hay là cái gì đó khác? Lầu này Goóc-ba-trốp vẫn lẩn tránh những câu hỏi đó, thậm chí nói cần phải đấu tranh với những kẻ hoang mang và những tư tưởng hoang mang".


Ngày 6-3-1991 tại hội nghị liên tịch của toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy ban kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản liên bang Nga, Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản liên bang Nga I.Pô-lô-xcôp nói: "Như vậy đã hơn một năm nay chúng ta đã nói đến đất nước đang trượt dài đến thảm hoạ. Thế tại sao Đảng lại nhu nhược rồi bỏ hết vị trí này đến vị trí khác? Tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải thành thật và nói thẳng ra rằng những năm gần đây Đảng Cộng sản Liên Xô đã tự mình từ bỏ vai trò đưa ra các quyết định có tính chất nguyên tắc trên toàn quốc, để quyền chủ động lọt vào tay thế lực khác. Còn chúng ta cho đến nay vẫn ảo tưởng, vẫn phát biểu những ý kiến vô bổ và trống rỗng"...


Đảng cầm quyền phải biết đoán trước các sự kiện còn chúng ta thì lại đi sau các sự kiện.

Nhưng cả sau khi có lời phê phán như vậy vẫn không có các biện pháp để làm lành mạnh hoá tình hình. Và mặc dù nhân dân đã công khai bày tỏ sự không tin cậy Goóc-ba-trốp nữa, các uỷ viên Trung ương và các uỷ viên Bộ Chính trị vẫn dựa vào Goóc-ba-trốp, ngây thơ cho rằng Goóc-ba-trốp vẫn ủng hộ họ trong cuộc đấu tranh với "những người dân chủ". Goóc-ba-trốp nhìn thấy được sự lúng túng của các uỷ viên Bộ Chính trị, đã không thèm đếm xỉa đến họ nữa, càng tự do hành động.


Cựu chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô V.Criu-sơ-xcốp nhớ lại: Vào đầu năm 1990 Goóc-ba-trốp không còn chịu sự kiểm soát của ai nữa. Nói chung ông ta cho phép mình không phải báo cáo với ai nữa - một nét đáng sợ...


Những vi phạm chế độ báo cáo tạo cho Goóc-ba-trốp muốn làm gì thì làm, tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng xấu đến tình hình đất nước.

Tháng 4-1991 diễn ra hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Có lẽ đây là lần đầu tiên có những lời phê phán Goóc-ba-trốp một cách mạnh mẽ về chính sách đối nội và đối ngoại. Có những người yêu cầu ông phải từ chức. Tưởng chừng đã đến lúc phải có những hành động quyết định. Nhưng có lẽ bị xúc phạm và sỉ nhục, Goóc-ba-trốp bỏ cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương. Lần này lại một lần nữa thấy rõ sự bất lực kỳ quặc của các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Họ đã khuyên Goóc-ba-trốp quay lại họp và để cho ông tiếp tục dẫn dắt họ...


Tháng 6-1991, Elsin được bầu làm Tổng thống của nước Nga. Đó lại thêm một thất bại nghiêm trọng nữa của những người cộng sản. Tại cuộc họp kín của Xô Viết tối cao Liên Xô, trong tháng đó, thủ tướng Pa.V.lôp. Chủ tịch Ủy ban an ninh Liên Xô Criu-sơ-cốp, Bộ trưởng nội vụ Pu-gô và Bộ trưởng Quốc phòng Ia-dốp phát biểu về những lo ngại trước tình thế.


Trên báo chí đưa tin về bài phát biểu của Criu-sơ-cốp nói về các cơ quan đặc vụ nước ngoài lập ra mạng lưới điệp viên trên lãnh thổ Liên Xô, trong số đó có những người được gọi là "điệp viên ảnh hưởng" và cảnh báo về mối nguy cơ của mạng lưới này.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 29 Tháng Tư, 2022, 06:44:48 am
Theo lời của Criu-sơ-cốp: "Nếu không đưa ra các biện pháp khẩn cấp, thì cộng đồng sẽ tan rã, kinh tế sẽ sụp đổ, việc phát triển các ngành khoa học cơ bản - một ngành mà chúng ta có phần nào hơn Mỹ - sẽ đi vào ngõ cụt. Tôi cũng nói đến tình hình khó khăn của các lực lương vũ trang, về những thiếu sót nghiêm trọng của các cơ cấu quản lý, những tính toán sai lầm trong chính sách đối ngoại và về sự tin tưởng của Goóc-ba-trốp cho rằng chúng ta sẽ nhận được những khoản tín dụng lớn của phương Tây. Chỉ là bị lừa bịp hoặc tự lừa dối. Tôi cũng nói đến ở phương Tây người ta đang có kế hoạch như thế nào đối với Liên Xô: giảm dân, bắt buộc chúng ta chia xẻ tài nguyên cho họ và sẽ tạo dựng nên các sự kiện để yêu cầu sự can thiệp bên ngoài dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc hay NATO. Rốt cuộc, Liên Xô sẽ không còn là siêu cường và sẽ không có thể đảm bảo an ninh cho đất nước và nhân dân... Bây giờ quay lại vấn đề này tôi đau đớn nói rằng phương Tây đã hoàn thành vượt mức những gì họ dự định. Trong khi đó phản ứng của Goóc-ba-trốp đối với các báo cáo của chúng tôi rất kỳ lạ: ông ta tức giận. Goóc-ba-trốp nói: "có nên làm cho xã hội náo động không, có nên chơi trò chơi yêu nước không, tại sao các anh luyến tiếc siêu cường đến thế". Ông ta bắt đầu có thái độ xấu hơn với Pavlốp; rồi tìm mọi cách xúc phạm Pavlốp. Rồi sau đó bắt đầu những câu chuyện lờ mờ về ở Liên Xô sẽ phải diễn ra những thay đổi quan trọng và cần phải chuẩn bị cho tình hình đó. Những cái lờ mờ đó che đậy cái gì đó kinh khủng".


Rất tiếc là công chúng của chúng ta không được đọc những báo cáo này. Tại sao?

Về sau này Criu-sơ-cốp nói: Tôi không thể tha thứ mình về nhiều điều, trong đó có việc tôi đồng ý để tiến hành cuộc họp kín mặc dù có thể đấu tranh để mọi người được nghe chúng tôi báo cáo.

Trong những cuộc mít tinh đông người ở Mascơva và ở các thành phố khác vào mùa hè năm 1991 những người "dân chủ" công khai kêu gọi lật đổ chính quyền Xô Viết, giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô.

Về phía mình mùa hè 1991 những người cộng sản cho đăng trên báo "Nước Nga Xô Viết" "Lời kêu gọi nhân dân". Trong số những người ký vào bản này có những người nổi tiếng trong nhân dân như Bon-đa-rep, Va-nen-nhi-cốp, Diu-ga-nốp, Ras-pu-chin, Sta-ro-đup-sep...


Các bạn có nhớ những lời này không? "Những người Nga yêu quý, những công dân Liên Xô, đồng bào. Đã xảy ra một sự đau buồn to lớn, chưa từng có. Tổ quốc, đất nước chúng ta, quốc gia vĩ đại do lịch sử, tạo hoá, cha ông vinh quang giao cho chúng ta gìn giữ sắp bị diệt vong, tan nát, bị chìm trong đen tối và hư vô".


Thế mà trong đông đảo nhân dân vẫn yên lặng. Rõ ràng một điều người ta đã không tin vào Goóc-ba-trốp, cuộc "cải tổ" của ông ta đã làm cho mọi người chán ngấy.

Trong khi đó uy tín của Elsin tăng. Elsin hứa cải thiện đời sống nên đã tranh thủ được lòng dân.

Và thế là sự kiện tháng 8 sai lầm chết người đã đến.

Còn bây giờ nêu tóm tắt về bộ mặt của Goóc-ba-trốp và Elsin qua những gì đã xảy ra đúng 6 năm về trước.


Những sự thật về các sự kiện tháng 8 nói lên sau đây:

1. Chính cá nhân Goóc-ba-trốp đã xúi giục các thành viên tương lai của Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp nổi dậy. Trong tờ "Nước Nga Xô viết" ngày 3-9-1994 kiểm sát trưởng Đa-nhi-lốp đã khẳng định rằng có bản tài liệu tốc ký về phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 3-8-1991 diễn ra một ngày trước khi Goóc-ba-trốp lên máy bay đi Forox. Theo Đa-nhi-lốp, cuộc họp này bàn nhiều về những biện pháp khẩn cấp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang bao trùm đất nước. Và đây là tóm tắt lời của Tổng Bí thư. "Vì thế phải cần đến các biện pháp khẩn cấp - có nghĩa là khẩn cấp... Bắt buộc mọi người... Vấn đề là ở chỗ trong những tình hình khẩn cấp các nhà nước đã hành động và sẽ hành động nếu như những tình huống này buộc phải có biện pháp khẩn cấp. Và tiếp theo trong văn bản: được các đồng chí đồng ý, ngày mai tôi sẽ đi nghỉ, để không cản trở các đồng chí làm việc".


Được biết rằng ngày 19-8-1991 khi chia tay với phái đoàn của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đi máy bay đến gặp Goóc-ba-trốp ở Forox, ông ta nói: "Tuỳ các anh, các anh muốn làm gì thì làm, nhưng phải báo cáo ý kiến với tôi". Rồi bắt tay mọi người.


Và đây là bản kết án đối với tướng Va-reu-nhi-cốp: sau khi phân tích các chứng cứ, toà án đi đến kẽt luận rằng mặc dù có những lời phát biểu của Goóc-ba-trốp về những đề nghị chống Hiến pháp và có tính chất phiêu lưu của những người đến gặp (gồm có Badinop, Bondin, Va-reu-nhi-cốp (Shenin) nhưng việc ông Goóc-ba-trốp không có những biện pháp để bắt giữ họ mà đề nghị họ nên triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân hoặc phiên họp Xô Viết tối cao để thảo luận vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp, bắt tay với họ khi tiễn họ lên máy bay trở về, đã tạo cho Va-reu-nhi-cốp căn cứ dễ hiểu rằng tổng thống Liên Xô, nếu không đồng ý thì cũng không phản đối những nỗ lực cứu vãn đất nước khỏi sụp đổ bằng ban bố tình trạng khẩn cấp.


Do vậy thái độ của Goóc-ba-trốp đối với các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp rõ ràng mang tính chất xúi bẩy.

2. Cái cớ chủ yếu để Ia-na-ep (phó tổng thống) ra sắc lệnh cho mình lên giữ chức quyền tổng thống chính là "bệnh tình" của Goóc-ba-trốp và việc ông ta khăng khăng yêu cầu tung tin về việc mình mắc bệnh. Nhà văn Olâynhít trong quyển sách của mình đã lưu ý đến thái độ này của mình đã lưu ý đến thái độ này của Goóc-ba-trốp. Tại sao Goóc-ba-trốp dàn xếp trước để đặt mình trong tình trạng ngoại phạm? Với mục đích gì ông muốn tiết lộ thông tin về tình trạng sức khoẻ của mình trong khi ông vẫn khoẻ mạnh, cùng với cháu gái say mê lướt sóng ở Biển đen? Olâynhít nhận xét rằng tung tin về tình trạng sức khoẻ kém của mình là để chuẩn bị căn cứ cho khả năng cho rằng vì tình trạng sức khoẻ ông không còn đủ sức để thi hành nhiệm vụ. Chính việc này đã thúc giục Ia-na-ép tự ra sắc lệnh lên giữ chức quyền tổng thống và chính các sắc lệnh này đã cho phép khép Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp vào mọi tội lỗi chết người.


3. Các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đến giờ phút cuối cùng vẫn còn hy vọng vào sự ủng hộ của Goóc-ba-trốp. Điều này được chứng minh bằng một số lời phát biểu của quyền tổng thống Liên Xô, I-na-ép tại cuộc họp báo ngày 19-8-1991 Goóc-ba-trốp đã làm việc rất nhiều để quá trình dân chủ được thực hiện rộng rãi trong nước kể từ năm 1985. Con người này xứng đáng được kính trọng, ông đã làm tất cả để chúng ta đi theo con đường dân chủ. Sau khi lành bệnh Goóc-ba-trốp sẽ trở lại thực hiện nhiệm vụ của mình. Chúng tôi làm theo đường lối của ông đã bắt đầu từ năm 1985".


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 29 Tháng Tư, 2022, 06:46:00 am
Những lời phát biểu của Criu-sơ-cốp càng có sức thuyết phục hơn khi trả lời phỏng vấn của tổng biên tập báo "công khai" Iu.I-ru-môp.

- I-ru-môp: "theo tôi nghĩ, thảm hoạ của ông, cũng như của nhiều uỷ viên khác của ban lãnh đạo là ở chỗ không có ai có thể tin là Goóc-ba-trốp phản bội.

- Criu-sơ-cốp: "Vâng chúng tôi đã tin. Phải qua một tuần ngồi trong "sự yên tĩnh của nhà giam Matros" tôi mới từ bỏ niềm tin này".

Những lời phát biểu tương tự cũng khẳng định rằng các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã hy vọng vào sự ủng hộ của Goóc-ba-trốp trong cuộc đấu tranh của họ chống các lực lượng chống cộng. Việc Goóc-ba-trốp nghỉ ở Forox không bị ai đe doạ cũng nói lên sự thật này.


Trong những hồi ký của mình, người phụ trách bảo vệ Goóc-ba-trốp, tướng KGB, ông V. Međ-vê-đép viết: "Đối với tôi, một người phụ trách bảo vệ, câu hỏi chủ yếu đặt ra là vào thời điểm đó có gì đó đe doạ đến tính mạng của tổng thống và an toàn cá nhân của ông không? Thực là nực cười mặc dù đáng buồn chẳng hề có sự đe doạ và bắt giam nào đó... còn nói đến sự đe doạ về thể xác nào đó? Trong ngày đó, thậm chí sự vi phạm yên tĩnh về tinh thần của tổng thống cũng không có. Chúng tôi bay về còn ông đi ra bãi tắm, phơi nắng, bơi lội... Còn buổi tối, như thường lệ đi xem phim...


Thế mà vào lần này Goóc-ba-trốp đã tự dối mình, ra sức mô tả mình như là "tù nhân" ở Forox.

4. Qua báo chí được biết rằng ngày 18-8-1991 liền sau khi bắt giam các uỷ viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp Goóc-ba-trốp đã nói chuyện điện thoại với Busơ, tổng thống Mỹ.

Theo khẳng định của tạp chí "International Herald Tribune" của Mỹ thì với sự tham gia của cơ quan tình báo Mỹ, Busơ đã ủng hộ Elsin, giúp cho ông này vượt qua được tất cả các sự kiện một cách danh dự. Như tờ báo này cho biết thì các nhân vật chính thức của Mỹ ở Mascơva, nhận được chỉ thị của chính quyền Busơ đã được phép thu tin từ tất cả các hệ thống thông tin quân sự của Liên Xô và đã báo cho Elsin biết là các đơn vị quân đội không nghe theo chỉ thị của nhũng người lãnh đạo cuộc bạo động. Mỹ đã cử đến tổng hành dinh của Elsin một chuyên gia về thông tin của Mỹ với nhiệm vụ giúp Elsin và những người theo ông đặt đường liên lạc vô tuyến điện với chỉ huy các đơn vị để Elsin thuyết phục họ không tham gia vào cuộc bạo động.


Thư ký báo chí của Busơ, Marlin Fitswater khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo "Comxômonskaia Pravda" đã nói: vào ngày đảo chính ở Mascơva, tôi, Bộ trưởng ngoại giao Fames Baiker và Robert Straus, đại sứ ở Mascơva đều nghỉ ở bờ biển phía Tây của Mỹ. Bỗng nhiên chúng tôi nhận được điện thoại của Busơ: "Tôi cho máy bay đến đón các ông về, hãy về gấp". Chúng tôi đã bay về, ngồi lại và suy nghĩ: ủng hộ Elsin hay là chờ đợi? Đây là thời điểm khó xử: bởi vì nếu như Páp-lốp và đồng bọn thắng, thì chúng tôi phải làm gì với họ. Cuối cùng ông Busơ đã quyết định gọi điện thoại cho Elsin và tuyên bố ủng hộ, Busơ nói: "Chúng tôi ủng hộ ông, Bô-rít". - Elsin nói: Elsin cảm ơn". Busơ hỏi: "Ông có muốn tôi đưa ra tuyên bố chính thức?" Elsin trả lời: "Chỉ mong ngài làm nhanh lên thôi, tốt hơn ngay bây giờ, chứ hiện nay nhìn qua cửa sổ đã thấy xe tăng đang vây quanh ở hai khu phố".


Không đầy mười phút sau, Busơ là người đầu tiên trong số các chính khách phương Tây đưa ra lời tuyên bố ủng hộ nước Nga mới cho toàn thế giới biết. Bô-rít Elsin nói: ơn này của Busơ ông không bao giờ quên.

Ngày 20-8 lúc 17 giờ, thủ tướng Anh Giôn Mâygiơ gọi điện cho Elsin, thông báo về sự ủng hộ của mình trong cuộc đấu tranh chống bạo động.


5. Trên nền của sự bất lực và thiếu kiên quyết của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp, những hành động của B.Elsin chứng tỏ rằng những hành động này được tính toán suy nghĩ kỹ càng, trước hết nhằm tác động về tư tưởng và tâm lý đổi với các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp.


Với lại Elsin có cần phải làm gì nhiều đâu sau khi Goóc-ba-trốp từ chối ủng hộ họ, nghĩa là làm cho cuộc nổi dậy của họ mang tính chất hợp pháp. Ở đây, về thực chất, Goóc-ba-trốp là tên phản bội, chơi trò hai mặt.

Do vậy lời phát biểu của đại biểu nhân dân Trel-nô-cốp đáng được chú ý: "Có nhiều tài liệu gián tiếp, thậm chí không phải là hoàn toàn gián tiếp chứng minh rằng Goóc-ba-trốp biết tất cả, thậm chí tham gia trực tiếp vào cuộc bạo động này.


6. Đại tướng V. Va-ren-ni-cốp tự thừa nhận rằng Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong thời gian các sự kiện tháng 8-1991.

Va-ren-ni-cốp trách cứ Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã không kiên quyết, chậm chạp một cách kỳ lạ và không triệt để, nhân dân ít được biết về hành động của họ, không có sự tiếp xúc cần thiết với tất cả các cơ quan nhà nước của Liên bang, với các nước cộng hoà, đặc biệt là với Liên bang Nga.


Theo lời của V.Va-ren-ni-cốp thì Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đáng trách là ở chỗ sau khi đã bắt tay vào làm một việc to lớn quan trạng có tính chất sống còn đối với đất nước như vậy mà không tiến hành đến cùng, mới ở bước ngoặt đầu tiên đã bị tiêu vong.


Chắc là con người ở trung tâm các sự kiện và là con người được kính trọng như ông hiểu rõ hơn nhiều những người khác". Cùng với tất cả những điều này cần phải thừa nhận rằng: một trong những nguyên nhân chủ yếu thất bại của cuộc nổi dậy của "Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp" là ở chỗ họ không hiểu ra được kịp thời hành vi của Goóc-ba-trốp đã quỷ quyệt lôi kéo họ vào một vụ khiêu khích lớn: làm cho họ tưởng rằng nếu không đồng ý với "Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp" thì y cũng không cản trở họ. Ý tưởng về tạm thời gạt bỏ chức tổng thống của Goóc-ba-trốp vì bệnh tình, thậm chí cũng là ý tưởng Goóc-ba-trốp mà Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp đã bị lừa, đáng lý ra bất luận thế nào cũng không nên làm như vậy bởi vì trên thực tế Goóc-ba-trốp có ốm đau gì đâu.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 29 Tháng Tư, 2022, 06:46:37 am
Sự phản bội của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đã làm cho đất nước chúng ta, nhân dân chúng ta phải trả giá quá đắt.

Đương nhiên ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, người ta chào đón sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô một cách hoan hỉ, đồng thời cũng nói lên "cống hiến" to lớn của Goóc-ba-trốp trong hoạt động đen tối này.

Báo "Đoàn viên Thanh niên cộng sản Mascơva" số ra tháng 9-1991 đã viết về vấn đề này: Thì ra không chỉ phương Tây hoan hỉ. Có bao nhiêu người thành thật vui sướng trước việc Đảng Cộng sản Liên xô sụp đổ. Hoạt động bí mật của Goóc-ba-trốp được ca ngợi công khai và rộng rãi như thế nào.


Các bạn tự phán xét. Dưới đây là trình bày tóm tắt bài báo đó:

"6 năm Goóc-ba-trốp tiến hành cuộc đấu tranh kín đáo đối với người ngoài cuộc, nuốt chửng hết nhân vật này đến nhân vật khác của đối phương, thí mạng người của mình, khôn khéo lèo lái từ trung tâm ra ngoại vi và ngược lại... còn những lời thề trung thành của y cùng với lý tưởng của Đảng Cộng sản đã bị nuốt trôi...


Bộ máy Đảng đã răm rắp tin vào Tổng Bí thư của mình trong một thời gian dài. Và mặc dù về bản năng họ cảm thấy đất ở dưới chân của họ đã sụt lở mà họ vẫn không dám nói to lên những lo ngại của mình.

Còn trong khi đó, tựa như huấn luyện viên cuối cùng bỏ lỡ cơ hội, cả tập đoàn quyết định làm đảo chính, thì đã muộn rồi.

Goóc-ba-trốp đã làm cho Đảng kiệt sức. Chính sách cán bộ của ông ta mà những người cổ vũ chung quanh không hiểu được đã dẫn đến tan rã hoàn toàn Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tám thành viên đứng đầu Ủy ban quốc gia tình trậng khẩn cấp, đó là tất cả những gì còn lại ở những người cộng sản đến 18-8. Tám con tốt đen. Chúng ta tự xoay xở cùng với họ. Tôi nghĩ rằng vào ngày 20-8 những cán bộ lãnh đạo của Đảng mới nhận thức được hết trong những năm qua Tổng Bí thư đã chơi khăm họ như thế nào. Có thể bây giờ xem lại các biên bản các cuọc hội nghị toan thể Ban Chấp hành Trung ương, các Đại hội, các hội nghị thì Goóc-ba-trốp bị vạch mặt "lừa dối vĩ đại" mà những người gần gũi xung quanh không thấy và không nhận ra. Chỉ đến bây giờ họ mới hiểu được chiều sâu độc ác của người lãnh đạo cao nhất từ năm 1985 đã bắt đầu đưa Đảng đến chỗ sụp đổ một cách có kế hoạch.


Ngày 22-8 Tổng thống còn chưa biết, đối thủ chủ yếu đã bị chiếu tướng: Thế cho nên ông vẫn cẩn thận trọng nghe ngóng xem mình là người cộng sản tin cậy như thế nào. Đến ngày hôm sau, biết rõ tình hình Goóc-ba-trốp liền giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô.


Cuộc sống mà Goóc-ba-trốp đã trải qua trong 6 năm làm Tổng Bí thư có thể so sánh với cuộc sống của một tình báo viên hoạt động rất bí mật. Để không bị nghi ngờ, anh ta đã hô to: "Hail Hitle".

Cho đến nay tôi vẫn còn ngạc nhiên là làm thế nào Goóc-ba-trốp, lúc đầu loại bỏ được hoàn toàn Bộ Chính trị, rồi sau đó gần như toàn thể Ban Chấp hành Trung ương (các bạn còn nhớ có bao nhiêu người răm rắp viết đơn xin nghỉ hưu) mà không ai nghi ngờ gì cả.

Đảng Cộng sản Liên Xô đã cắm cái cọc nhọn vào ngực mình, trong khi đó vẫn khoái trá bầu ra một Bộ Chính trị hầu như hoàn toàn mới.

Trong thời gian các sự kiện tháng 8 nhiều người đã mở mắt ra và tôi hy vọng rằng các cái đầu thông minh ở phương Tây và phương Đông đã hiểu được Tổng thống của chúng tôi đã tiến hành đến cùng trò chơi nguy hiểm như thế nào.

Theo "Nước Nga Xô viết",
ngày 16, 17 và 21-8-1997


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 05:58:00 pm
HAI QUAN ĐIỂM VỀ NHỮNG SỰ KIỆN THÁNG 8 NĂM 1991


Tổng quan của Ban Biên tập
báo Glasnoet (Công khai)
   

Vào tháng 8-1991 khi từ Fô-rô-xơ trở về một cách không tự nhiên, Goóc-ba-trốp nói sẽ không bao giờ ông nói ra sự thật đầy đủ về những gì đã xảy ra. Kẻ phản bội vĩ đại nhất của mọi thời đại và của các dân tộc có cái gì đó để che dấu. Nhưng không có cái gì bí mật mà không bị thời gian lôi ra ánh sáng. Trong 6 năm sau khi xảy ra cuộc bạo động phản cách mạng, đã có hàng chục quyển sách được phát hành, nhiều hồi ký của những người tham gia các sự kiện đã được ấn hành. Việc nghiên cứu kỹ càng các ấn phẩm này cho phép ta đựng lên bức tranh hầu như đầy đủ. Nói là "hầu như" bởi vì ngoài hai lực lượng đối địch công khai chống chọi nhau (Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp và những người ủng hộ Elsin) còn có cả các cơ quan mật vụ và nền kinh tế ngầm trong nước quyết định quá trình của các sự kiện. Không có những tài liệu xác thực về hoạt động của họ. Nói chung bức tranh rất là phức tạp, trên nhiều bình diện, nhiều nhân tố không chỉ không được nghien cứu mà đến nay chưa được phát hiện.


Và hiện nay vẫn còn hai quan điểm (cách nhìn) về tháng 8-1991.


I. QUAN ĐIỂM TỪ PHÍA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Giả thuyết chung cho rằng các sự kiện tháng 8- 1991 - là âm mưu bạo động chống Tổng thống Liên Xô đã được đưa ra ngay sau khi xảy ra cuộc bạo động phản cách mạng và được nhà cầm quyền Nga ủng hộ một cách tích cực cho đến khi Goóc-ba-trốp từ chức và diễn ra cuộc cấu kết ở Bê-la-ve-giơ. Ở mức độ nhất định, giả thiết này cho dù thoả mãn không những kẻ chiến thắng mà cả kẻ chiến bại nhưng nó đã dễ dàng bị bác bỏ. Khi Goóc-ba-trốp đã bị hạ bệ thì cơ quan điều tra cũng mất hết nhiệt tình, còn vụ án Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp cũng nhanh chóng tan biến. Với lại chẳng ai cần đến vụ án này nữa. Hơn thế nữa không ai muốn khám phá đến cùng chân lý.


Còn chân lý là ở chỗ nguyên nhân hàng đầu của tình hình khủng hoảng năm 1991 là sự đối đầu của hai nhân vật chính trị lớn nhất - Goóc-ba-trốp và Elsin đã đặt mục đích cá nhân lên trên tất cả (người thì muốn duy trì vị trí của mình, còn người kia thì muốn nâng cao vị trí lên) sẵn sàng hy sinh cả Đảng và Nhà nước.


Vào lúc đó Goóc-ba-trốp hầu như mất hết uy tín trong nhân dân. Trong Đảng nhiều người căm thù, còn quân đội thì khinh bỉ ông ta. Tại Đại hội lần thứ 28 của Đảng Cộng sản Liên Xô, Goóc-ba-trốp khó khăn lắm mới trụ lại ở chức Tổng Bí thư. Tại các phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương nhiều lần có những tiếng hò hét: "cút đi". Sự phê phán của những người tích cực của Đảng trở nên kịch liệt, còn trong bộ máy nhà nước người ta cảm nhận Goóc-ba-trốp với sự mỉa mai thẳng thừng. Ở các địa phương nhiều kiến nghị của ông bị bác bỏ. Cái chủ yếu Goóc-ba-trốp bị mất đi là quyền lực thực tế.


Và mặc dù hồi đó rõ ràng có những đánh giá không thích hợp và đặc biệt là tự đánh giá của Goóc-ba-trốp, đã làm cho ông ta hiện nay trở thành một nhân vật thảm hại, nhưng điều chủ yếu là dẫu sao ông cũng đã hiểu ra mình đã hết vận rồi, cố trụ thêm càng lâu càng tốt. Tổng Bí thư - tổng thống, đương nhiên vẫn đánh liều, ngày càng tìm kiếm sự ủng hộ ở nước ngoài (lúc đầu Elsin không có sự ủng hộ này). Và ở nước ngoài người ta đã ủng hộ, làm cho ông nuôi hy vọng về sự ủng hộ này, mặc dù, như về sau này được biết rõ, họ đã lừa dối, ông đã không nhận được tín dụng và không nhận được những gì cơ bản của phương Tây. Tất cả những nhượng bộ của ông ta có hại cho đất nước là trò chơi với những kẻ đánh bạc gian lận có kinh nghiệm.


Trong quá trình những va chạm thường xuyên của Goóc-ba-trốp và Elsin đã trở thành hiển nhiên. Đó là hai nhân vật này không cân sức: nước Nga nặng cân hơn nhiều so với tất cả những gì còn lại trong thời gian đó dành cho Goóc-ba-trốp. Tính chất quyết liệt của xung đột càng sâu sắc hơn vì lòng khao khát trả thù của Elsin vì bị lăng nhục vào tháng 10-1987 khi Goóc-ba-trốp tống khứ ông ra khỏi Bộ Chính trị và buộc ông viết bức thư sám hối với yêu cầu xin được giữ lại chức vụ cũ. Lôgic của cuộc đấu tranh dẫn đến chỗ bắt đầu có những hành động khiêu khích khác nhau từ hai phía. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng: Ái chà! nếu như là Elsin được bầu làm Tổng Bí thư trong Đại hội lần thứ XXVIII, chứ không phải Goóc-ba-trốp thì cả Đảng và Liên bang được vững chắc, và Elsin cũng chẳng để cho những tên "dân chủ" nào đến gần chính quyền. Elsin trước kia chưa hề biết thế nào là dân chủ và cho đến nay ông cũng không biết.


Khi nước Nga thôi không nộp tiền vào ngân sách Liên bang (hoặc đóng chậm và cắt xén đóng góp) thì bắt đầu sự tan rã. Ở các nước cộng hoà dân tộc, khi không còn đủ tiền, thậm chí để trả lương, đã nảy sinh những khó khăn nghiêm trọng về các nguồn vật chất và lương thực. Những người lãnh đạo của các nước cộng hoà này bắt đầu có sự xao xuyến vì cảm thấy không được bảo vệ. Đã không còn hy vọng vào Trung ương, thì phải tìm cách tự cứu nguy. Ngoài ra đa số những người lãnh đạo của các nước cộng hoà hồi đó đã hiểu ra rằng con người Goóc-ba-trốp nhỏ nhoi và lăng xăng không thể làm gì để ngăn chặn thế lực của Elsin đang lên.


Cũng như hiện nay Elsin đang bất lực trước Lu-ca-sen-cô. Mà sống dưới quyền của Elsin không ai muốn. Và đó là cơ sở của sự sụp đổ của Liên bang sau đó.

Elsin và êkíp của ông ta bằng mọi cách thúc đẩy nhanh sự tan rã bởi vì lúc đó không có cách nào khác để hạ bệ Goóc-ba-trốp. Họ cũng muốn thoát khỏi cái nạn một đa số ngoan ngoãn một cách nguy hiểm đại diện cho các nước cộng hoà tại Xô Viết tối cao và Trung ương Đảng lúc nào cũng ủng hộ lãnh đạo và đánh đổ bất cứ cái gì.


Elsin hy vọng tranh thủ không ít những người hám danh trong giới trí thức khoa học kỹ thuật, chủ yếu là số cán bộ khoa học cấp thấp đổ lỗi cho sự không thành đạt của mình không phải do sự bất tài của bản thân mà là do chế độ và hy vọng tự cứu mình một cách đơn độc. Thực ra hồi đó Goóc-ba-trốp nhiều lần nói với họ rằng làm thế không được gì và ông đã nói đúng. Nhưng ai mà tin ông ta hồi đó.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 05:58:44 pm
Tình hình trở nên nghiêm trọng. Goóc-ba-trốp thấy rằng Elsin bắt đầu thắng thế. Khi Elsin trở thành tổng thống Nga, Goóc-ba-trốp đã tỏ ra bối rối, mất cả ý chí và hiểu ra rằng đó không phải chỉ là thắng lợi của đối thủ, mà còn là sự tiêu vong chính trị của bản thân ông.


Mặc dù đó là thời điểm có tầm quan trọng, nhưng có thể nói rằng chính bàn tay của Goóc-ba-trốp đã đảm bảo cho Elsin đắc cử tổng thống vì đã cản trở các đối thủ thực sự của Elsin trong số các thủ lĩnh các đảng phái ở Nga đang tranh giành vị trí với Elsin. Hành động này tưởng chừng là kỳ quặc và không lôgic. Nhưng trong hành động này có cái Lôgic của nó: Goóc-ba-trốp càng quan hệ chặt chẽ với phương Tây thì Elsin càng được tự do hành động hơn. Không loại trừ phương Tây đã có lệnh thúc đẩy Elsin lên làm tổng thống.


Từ đó Goóc-ba-trốp lúc nào cũng lo sợ: ông hiểu ra có thể chờ đợi điều gì ở Elsin. Bề ngoài tiếp tục ve vãn Elsin, nhưng Goóc-ba-trốp ngấm ngầm bắt đầu chuẩn bị kế hoạch hành động theo "tình trạng khẩn cấp".

Trong năm 1990 Goóc-ba-trốp đã triệu tập nhóm thành viên của Hội đồng tổng thống (Ia-dốp, Ba-cla-nốp, Crui-sơ-cốp, Pu-gô) và giao cho họ những nhiệm vụ phù hợp. Sau đó những cuộc gặp gỡ tương tự vẫn tiếp diễn. Đã thảo ra kế hoạch ban bố tình trạng khẩn cấp ở vùng Ban tích và ở Da-cáp-ca-dơ, kết quả là đã xuất hiện các sự kiện ở Tbi-li-xi, và Vin-nhu-xơ mà ai cũng biết. Riêng ở Tbi-li-xi, Goóc-ba-trốp yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Iadốp phải "hành động kiên quyết".


Biết rằng mình đang chơi với ai đây, nên I-a-dốp đòi phải có mệnh lệnh bằng giấy tờ, nhưng tất nhiên ông ta không nhận được và điều này dẫn đến kết cục thảm hại.

Từ lúc trẻ Goóc-ba-trốp đã quen thói làm những việc mờ ám bằng cách gắp lửa bỏ tay người.

Trong các sự kiện ở Tbi-li-xi, She-vat-nat-de đóng vai trò trực tiếp, nhưng sự tham gia của Goóc-ba-trốp được che đậy cẩn thận hơn. Goóc-ba-trốp nghĩ ra hành động này như là cuộc diễn tập, buộc tội mọi người mọi việc ở đây là không làm được gì cả. Ông nói: "Nếu như về sau này sẽ có những vụ như thế, chúng ta sẽ không làm gì cả". Người ta phản đối ông ta ở chỗ là giao quyền quyết định cho người khác, bản thân ông ta lẩn tránh việc lãnh đạo trực tiếp và trách nhiệm, nghĩa là dẫn hành động đó đến chỗ thất bại.


Trong khi đó, trên thực tế đã bắt đầu chuẩn bị hiệp ước Liên bang mới. Sác-na-da-rốp và Rê-vên-cô thảo văn bản hiệp ước. Điều đó cho thấy trước là văn bản sẽ có nhiều khiếm khuyết, không phải chỉ là vì các tác giả không phải là các chuyên gia trong lĩnh vực này, mà còn vì họ là những đại diện cho những nhóm dân tộc nhỏ ở phân tán trong ban lãnh đạo của đất nước, họ hiểu biết về quyền lợi của nước Nga, nước chủ yếu của Liên bang, mà họ không yêu thích và không hiểu.


Goóc-ba-trốp ngày càng lo lắng, cảm thấy rằng Elsin dồn ép mình và dự án hiệp ước Liên bang mới sẽ phá vỡ Liên bang, đang có nhiều vấn đề (đã có 8 nước cộng hoà và cộng hoà tự trị không chịu ký). Như thường lệ, tình hình bắt đầu căng thẳng. Và ở đây những người lãnh đạo các nước cộng hoà còn thông báo rằng Elsin chủ động, thường triệu tập họ họp không có Goóc-ba-trốp, và ngay cả không báo cho Goóc-ba-trốp biết. Điều này càng làm cho Goóc-ba-trốp tức giận. Ông ta cho rằng đang có âm mưu bạo loạn và yêu cầu các cơ quan mật vụ kiểm soát các sự kiện. Nhưng trong khi đó ông không làm gì cả để củng cố tình hình mặc dù thấy rõ rằng đã buông dây cương và cỗ xe của Đảng và Nhà nước đang lăn không có người lái.


Theo kiểu cách thông thường của mình, không nói gì cụ thể cả, Goóc-ba-trốp chỉ bảo những người thân cận của mình tìm cách cô lập Elsin và nếu cần thiết ban bố tình trạng khẩn cấp, còn bản thân, bất ngờ đối với tất cả mọi người, bỏ đi nghỉ ở Fô-rô-xơ. Bất ngờ bởi vì chắc gì trên thế giới có một chính khách thứ hai lại rời bỏ vị trí của mình trước khi phải có những quyết định lịch sử hết sức quan trọng.


Trước đó Goóc-ba-trốp nhận được bức điện của Matlos từ Oa-sinh-ton cảnh báo sẽ có một cuộc mưu phản do Criu-scốp, Ia-dốp, Pu-gô và một số lãnh đạo của Đảng chuẩn bị chống lại ông. Sau khi báo cho những người thân cận biết về bức điện, bề ngoài Goóc-ba-trốp tỏ ra không tin có khả năng gì tương tự xảy ra. Nhưng lập tức Goóc-ba-trốp đã gặp Elsin và Na-dăc-ba-ep đề nghị họ ủng hộ việc bố trí lại những chức vụ quan trọng.


Trên thực tế không có âm mưu bạo loạn nào cả: những người đó không cần phải hạ bệ Goóc-ba-trốp trong bất cứ cuộc hội nghị nào của toàn thể Ban Chấp hành Trung ương và ngay cả khi không có ông. Họ chỉ cần cách ly ông một vài giờ trong phòng làm việc và với bản chất hèn nhát của mình, ông có thể ngoan ngoãn ký đơn yêu cầu xin được từ chức. Nhưng những người này rất bất bình với Goóc-ba-trốp. Nhiều lần họ họp Ba-cla-nốp và Bôn-đin và nói lên những lo ngại ngày càng tăng đối với hành động của Goóc-ba-trốp và toàn bộ đường lối của ông dẫn đất nước đến thảm hoạ. Vâng, chỉ bất bình, không hơn không kém.


Và như vậy là sau khi thúc đẩy các bộ trưởng các bộ sức mạnh hành động tích cực chống Elsin, Goóc-ba-trốp tính bài chuồn để đề phòng bất trắc. Từ Fô-rô-xơ hàng ngày ông gọi điện thoại thúc giục: "Các anh ngồi làm gì mà không làm gì cả? Thế tôi để các anh ở lại làm gì".


Cuộc gặp gỡ bí mật của Elsin với các lãnh tụ của các nước cộng hoà ở An-ma A-ta làm cho Goóc-ba-trốp đang nghỉ ở Fô-rô-xơ không chịu đựng được. Không chỉ bản thân cuộc gặp gỡ mà còn do các cơ quan mật vụ không cung cấp thông tin nào về cuộc gặp gỡ này. Nếu như không có Na-dắc-ba-ep thì Goóc-ba-trốp không biết được gì và cả các người lãnh đạo của các cơ quan liên bang cũng không biết. Goóc-ba-trốp sôi lên và yêu cầu phải hành động. Đương nhiên không nói nên hành động cụ thể như thế nào.


Vào giữa tháng 8 tình hình được hình thành như sau: Goóc-ba-trốp ngồi ở Fô-rô-xơ, không làm gì để sửa chữa hiệp ước Liên bang mà nếu ký vào bản hiệp ước này thì trên thực tế không còn Liên Xô nữa. Đất nước không có sự điều khiển đã lăn đến thảm hoạ quốc gia. Mọi lời kêu gọi tuyệt vọng của các chiến hữu phải làm cái gì đó đã được Tổng Bí thư - tổng thống trả lời bằng công thức hay dùng "mặc cho cái gì đến thì cứ để nó đến".


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 05:59:19 pm
Hiệp ước Liên bang được chuẩn bị bí mật để đặt mọi người trước sự việc đã rồi. Nhưng tờ "Tin tức Mascơva" đã lấy được bản dự thảo và công bố. Chính phủ do Páp-lốp đứng đầu đón nhận dự thảo một cách tiêu cực. Nhiều thành viên Xô Viết tối cao cũng như thế. Có căn cứ để cho rằng dự thảo sẽ không được thông qua.


Nhưng 7 nước cộng hoà muốn "ra khỏi" "Liên bang". Và đầu tiên là nước Nga, mà không có Nga thì không có Liên Xô. Những người lãnh đạo, "sau này là các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp" đi đến kết luận rằng, bất luận kết cục như thế nào cuộc họp ở Nô-vô-Ôga-rép-ki sẽ dẫn đến tan vỡ Liên bang. Nếu ngay từ bây giờ họ không can thiệp thì không thể ngăn chặn sự tan vỡ được.


Thế thì lúc đó họ đã quyết định cử một phái đoàn đến gặp Goóc-ba-trốp để một lần cuối cùng thuyết phục ông ta rời bỏ con đường nguy hại cho quốc gia. Cụ thể là sửa đổi văn bản dự thảo hoặc bãi bỏ hoàn toàn việc ký kết. Để làm việc này Goóc-ba-trốp phải nhanh chóng trở về Mascơva. Nếu như ông từ chối thì để ông la ở Fô-rô-xơ tuyên bố quyền lãnh đạo của ông trong một thời gian, để tự các thành viên Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp làm những gì cần thiết. Ngày 18-8 họ đã bay đến Fô-rô-xơ.


Criu-sơ-cốp biết được nhiều hơn về các nguyên nhân ràng buộc Goóc-ba-trốp hành động nên từ khi phái đoàn lên máy bay, đã ra lệnh phong toả mọi liên lạc của Goóc-ba-trốp với thế giới bên ngoài.

Để hiểu được những gì đã xảy ra hồi đó, hãy chú ý câu hỏi đầu tiên rất quan trọng khi Goóc-ba-trốp gặp những người đến:

- Thế nào, các anh theo Elsin cả rồi sao?

Ông ta sợ sệt một cách kinh khủng. Tay run lật bật đến nỗi không ghi được tên thành phần của phái đoàn đến. Nhưng theo đà báo cáo dần dần ông lấy lại bình tĩnh, chuyển sang cao giọng hơn bình thường. Bản thân ông không muốn làm gì cả, mà giao cho nhóm (sau này gọi là các thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp) được toàn quyền chủ động.

- Nào, các anh làm đi, mặc xác các anh!

Khi tiễn đoàn ra về, đã nói thêm:

- Nói chung không nên làm như thế. Cần phải triệu tập Xô Viết tối cao... và trình bày một cách chi tiết những gì suy nghĩ kỹ và thấy trước được các sự kiện sắp diễn ra. Khi quay về Mascơva phái đoàn báo cáo rằng Goóc-ba-trốp cũng như mọi khi, không đồng ý cũng không phản đối. Còn hỏi vì sao lại tránh né một bên, ông ta đưa ra câu trả lời an ủi là làm như thế để giữ uy tín của tổng thống.


Biết được tất cả những gì trình bày trên, ta dễ hiểu hơn sự vắng mặt của Goóc-ba-trốp ở Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp và những điều kỳ lạ, những yếu điểm và những ngu ngốc trong hành động của ông ta, mà chủ yếu biêt được sự bất hành động của ông ta đã khiến những ý đồ tuyệt diệu của các thành viên Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp trở thành phiêu lưu, dẫn đến phá tan Đảng, rồi sau đó tan vỡ Nhà nước. Mà khi đó mọi thứ còn trong tay họ, lại được tất cả các lãnh tụ của các nước cộng hoà sáng 19-8 đều tuyên bố ủng hộ Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp, trong đó Crap-trúc và Na-da-ba-ép tỏ ra đặc biệt tích cực.


Có thể do hiểu ra rằng cuộc nổi dậy của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp sẽ dẫn đến hậu hoạ ra sao nên Pu-gô và Ar-kha-me-ép đã tự sát.

Còn một vấn đề cốt lõi nữa: có phải tất cả những gì diễn ra trong tháng 8 là sự khiêu khích có tính toán kỹ lưỡng với mục đích đập tan ngay các nền móng của chế độ Xô viết và đánh vào những cán bộ trung thành nhất với sự nghiệp của Đảng, trong đó có những lãnh tụ tiềm tàng của Đảng như Ru-bic-xơ và Shê-nin. Những tài liệu xác thực về việc này thì không có. Nghĩ rằng nếu thế thì quá phóng đại năng lực trí tuệ của Goóc-ba-trốp. Ở giai đoạn này ông chỉ muốn có một điều loại trừ Elsin. Trong khi nói "các anh hành động đi", ông ta hy vọng như mọi khi, làm điều đó bằng bàn tay của kẻ khác. Mà những "người khác" thì không muốn làm điều đó cho ông ta. Liều lĩnh, nhưng ông ta tin vào sự ủng hộ của phương Tây và không phải là không có căn cứ. Bởi vì ngay sau khi thắng lợi của bọn phản cách mạng, Busơ chưa lập tức tin vào Elsin, nên tất cả các tổ chức của Mỹ ban đầu đều nhận được lệnh không nên vội vã.


Điều then chốt để hiểu vì sao êkíp của Elsin bỗng nhiên nhanh chóng và khôn khéo làm tan rã toàn bộ chế độ Đảng - Xô Viết, là sau đây:

Ngày 19-8 một nhóm chuyên gia điện tử của Mỹ từ đại sứ quán của Mỹ đến Nhà trắng và đã đặt những máy nghe trộm tất cả các cuộc nói chuyện của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp. Sau này mới biết được nhiều tình tiết khác tương tự. Bởi vì rõ ràng là không có sự lãnh đạo chuyên nghiệp, thì một nhóm người vây quanh Elsin không những không thực hiện được gì mà còn không nghĩ ra ngay cả một phần nào những công việc quan trọng để lật ngược được mọi thứ ở chúng ta, chỉ loáng một cái đã xoá bỏ được một đối trọng hùng mạnh của Mỹ và của toàn bộ giới đế quốc ra khỏi vũ đài thế giới.


Hồi đó Goóc-ba-trốp có thể giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu của mình hay không? Có thể, chỉ cần ông ta ra lệnh dứt khoát rõ ràng. Nhưng ông đã không ra lệnh và đã dẫn đến thất bại. Sự hèn nhát và nông cạn trong người ông ta không ít hơn sự đểu cáng.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 06:00:21 pm
II. QUAN ĐIỂM CỦA CƠ QUAN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Có ba vấn đề chủ yếu mà giải đáp được sẽ khám phá được những nguyên nhân thật sự và nội dung của các sự kiện tháng 8-1991.

Vấn đề thứ nhất: Có phải việc lập ra uỷ ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp là một hành động tuyệt đối độc lập mà trên thực tẽ tất cả ban lãnh đạo cao nhất của nhà nước Liên Xô đều tham gia hay đó là sự khiêu khích chính trị có tính toán mà tất cả ban lãnh đạo nói trên đã biết lôi kéo một cách khéo léo vào với một mục đích nhất định?


Những sự việc mà hiện nay công luận đã biết được, nghĩa là 6 năm, sau khi xảy ra chính các sự kiện, không nghi ngờ gì nữa, đó chính là sự khiêu khích được các chuyên gia hiểu biết tổ chức và thực hiện, trong số đó có vai trò của những nhà chuyên nghiệp từ nước ngoài xa xôi, đúng hơn là từ Mỹ.


Ngoài ra, không khó khăn gì nêu tên người có nhiệm vụ tạo ra xung động đầu tiên cho cơ chế khiêu khích hoạt động. Xét cho cùng con người đó là Mi-kha-in Goóc-ba-trốp. Tại toà án xét xử vụ án Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp tướng Va-len-tin Va-ren-ni-cốp hỏi thẳng Goóc-ba-trốp ông hãy nói, ông kích động chúng tôi để làm gì? đương nhiên, không nhận được câu trả lời. Và điều này cũng dễ hiểu. Bởi vì không phải bỗng nhiên "người Đức xuất sắc" đã cảnh báo liền sau khi Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp thất bại rằng, bất luận thế nào ông ta không bao giờ nói ra sự thật. Cần phải nghĩ rằng ông ta đã và đang còn có những nguyên nhân xác đáng để giữ mồm giữ miệng.


Tuy không có sự thú nhận của Goóc-ba-trốp chúng ta cũng có đầy đủ các sự việc chứng minh rằng tháng 8-1991 chính ông ta đã đóng vai trò của kẻ khiêu khích chủ yếu. Thậm chí có thể gọi ông ta là tên khiêu khích được trả tiền nếu chú ý tới không ít những ưu đãi, ưu tiên của cải vật chất, số tiền ngoại tệ mà Goóc-ba-trốp đã nhận và còn tiếp tục nhận thông qua quỹ mang tên ông liền sau khi tan rã Liên Xô vào tháng 8. Bởi vì không đơn giản người ta đổ tiền ra như vậy.


Vấn đề thứ hai: - Các sự kiện tháng 8-1991 trước hết có lợi cho ai?

Đối với mỗi một người chưa quên tình hình chính trị xã hội của thời kỳ dễ bùng nổ hồi đó đểu rõ ràng những sự kiện này vào thời điểm đó trước hết chủ yếu có lợi cho những chính khách khổng lồ: lại cũng là Goóc-ba-trốp và đối thủ chính trị của ông là là Bô-rit Elsin. Mặc dù trong nhiều năm, ngoài việc là những chính khách có nhiều tham vọng, còn có mối thù cá nhân sâu sắc đã chia rẽ họ, tuy nhiên họ có sự hiểu biết chung trên cùng một điểm, cả người thứ nhất và người thứ hai đều coi trở ngại chủ yếu cho việc thực hiện các tham vọng cuồng nhiệt để nắm được quyền lực tối cao, mối đe doạ chủ yếu đối với họ là sự tồn tại trên vũ đài thế giới một nước có Đảng Cộng sản Liên Xô với nhiều triệu đảng viên. Đặc biệt họ lo ngại là vào mùa xuân năm 1991, mặc dù có những chấn động, chia rẽ và phản bội phải trải qua, Đảng đã bắt đầu dần dần lấy lại sức mạnh đã có từ trước.


Bình luận về tình hình đau buồn này đối với những kẻ phiêu lưu chính trị, vào thời gian trước cuộc đảo chính tháng 8, Bộ trưởng tư pháp Nga Nhi-cô-lai Kê-đô-rốp đã nói trong cuộc điều trần tại Toà án Hiến pháp tháng 11-1992 rằng hồi đó "Đảng không còn nghe theo ban lãnh đạo của mình". Nói một cách khác, Đảng trước hết là các tổ chức đảng cấp dưới không còn mù quáng nghe theo những kích động tác hại đối với họ xuất phát từ Ban Chấp hành Trung ương của Goóc-ba-trốp và họ đã giữ lập trường chống đối vững chắc và kiên quyết hơn đối với ai tiến hành công việc dẫn đến phân chia Liên Xô. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của Xô-Viết tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân của Liên Xô. Thế cho nên đối với cả Elsin và Goóc-ba-trốp, nhiệm vụ phải nhanh chóng và dứt khoát loại trừ Đảng Cộng sản Liên Xô mang tính chất gay gắt và không thể trì hoãn. Các sự kiện tháng Tám đã mở đường để thực hiện nhiệm vụ này. Từ đây đưa ra kêt luận: những sự kiện này thực sự có lợi cho ai.


Cuối, cùng là vấn đề thứ ba dễ trả lời nhất: Mục đích thực tế trước mắt của các sự kiện tháng 8-1991 là gì?

Mục đích này là tạo ra trong nước những tiền đề bạo lực, tư tưởng, chính trị cực đoan để tiêu diệt hoàn toàn và đến cùng Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng cái chính là để vì lợi ích của bọn tư sản vừa là tội phạm thời Xô Viết lên nắm chính quyền thu tóm một cách bất hợp pháp không ít các động sản và bất động sản của Đảng, tất cả các nguồn vật chất và tài chính của Đảng. Trong những điều kiện chính trị thực tế thời kỳ đó mục đích này không thể thực hiện bằng phương tiện hợp pháp nào cả. Về phía họ không thu tóm các cơ sở vật chất thì không thể giải quyết được nhiệm vụ tiêu diệt Đảng Cộng sản Liên Xô. Bằng mọi lực lượng để giải quyêt nhiệm vụ, chỉ có một con đường duy nhất - con đường đảo chính.


Và họ đã tổ chức cuộc đảo chính này. Trong khi đó họ đã làm theo cách quen thuộc của Goóc-ba-trốp. Như ta đã biết, vị Tổng Bí thư cuối cùng là người có tài nghệ cao về thực hiện những việc xấu xa của mình bằng bàn tay của kẻ khác. Vào lần này đó là bàn tay của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp.


Trong những cuộc nói chuyện về các sự kiện này thường nghe được quan điểm cho rằng họ bị Goóc-ba-trốp kích động để tìm cách "đào tận gốc" đối thủ Elsin nguy hiểm của mình, "đẩy" Elsin sang một bên.

Để thấy rõ những ý kiến như thế không đứng vững được chỉ cần hình dung rõ tình hình thực tế của Goóc-ba-trốp vào lúc đảo chính. Hồi đó Goóc-ba-trốp cố giữ những thễ mạnh bề ngoài của một vị tổng thống Liên Xô, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, trên thực tế Goóc-ba-trốp đã mất đi phần lớn các đòn bẩy quyền lực, sau lưng không có lực lượng thực tế, không được sự ủng hộ nào cả. Đảng của ông đã đoạn tuyệt với ông. Quân đội không thừa nhận và không tôn trọng ông. Các bộ trưởng của các bộ sức mạnh công khai chống lại ông. Nhân dân của chính ông cũng đã chán ngấy ông, ngay cả những người bạn tin cậy của ông ở phương Tây cũng đã hiểu ra rằng con cừu ở Xta-vrô-pôn đã trụi hết lông không còn gì để xén. Và họ đã dán mắt vào bộ lông quý của con gấu vùng ural có giá trị hơn. Ở trong tình trạng thảm hại như thế trên mọi phương diện, thử hỏi Goóc-ba-trốp còn có thể đẩy ai đi đâu được?


Sự thật là chính sách của Goóc-ba-trốp trên thực tế đã đẩy Liên Xô thành một dạng công ty cổ phần mà phần cổ phiếu kiểm soát công ty nằm trong tay Elsin...

Goóc-ba-trốp cũng có tình hình như thế trước khi xảy ra bước ngoặt tháng Tám còn có thể ngồi trên ghế chủ tịch đoàn khác nhau cũng thao thao bất tuyệt về tư duy mới, về giá trị chung của nhân loại, về những triển vọng của quá trình ở Nô-vô-O-ga-rep-xki. Các cổ đông chủ yếu không còn hứng thú nghe ông nói nữa, chỉ nghe một nửa tai. Và điều này cũng dễ hiểu bởi vì họ cũng không cần đến vai trò của ông nữa.


Nhân đây xin nhắc lại một cảnh có tính chất biểu tượng sâu sắc mà người đó từng phụ trách Văn phòng tổng thống Liên Xô, về sau này là thành viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp, Va-le-ri Bôn-đin đã viết một cách sinh động trong quyển sách rất thú vị của ông "Sự sụp đổ của một thần tượng". Như tất cả chúng ta nhớ rõ là có một thời Goóc-ba-trốp dùng một thủ thuật khi bị những người đối lập dồn vào chân tường, đã nổi cơn tam bành, phát ngôn như trong cơn mê sảng. Ông đã dùng thù thuật này ngay sau khi xảy ra vụ bài báo của Nina An-đrê-ê-va mà bây giờ người ta biết rõ chính bản thân Goóc-ba-trốp và những người cùng hội cùng thuyền của ông đã thổi phồng với hy vọng qua đây kiếm chác được vốn liếng chính trị. Trong cuộc hội nghị của Đảng, để chống đỡ trước những câu hỏi dồn dập vì sao trong thời đại công khai và bài học về nói thẳng, nói thật mà không thể cho đăng bài báo đó. Tổng Bí tlní bỗng nhiên nổi cơn tam bành, hỗn loạn hét tướng lên là nhất định sẽ bỏ tù tất cả, còn ai không bị bỏ tù thì bắn hết. Và chính lúc đó mọi người đều tỏ ra ân hận, đau buồn, lấy làm tiếc là họ đã tiếp nhận các ý tưởng không phải lúc nào cũng thích hợp của ông.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 06:00:57 pm
Trên thực tế bất cứ lúc nào ông giở thủ đoạn này ra thì toàn hội trường im bặt, mọi người cúi mặt nhìn xuống, người thì vì lo sợ, kẻ thì xấu hổ và tức giận, còn có người lại cười mỉa mai. Sau cơn thịnh nộ, Goóc-ba-trốp đứng lặng yên, rồi đập tay xuống bàn, nói lên những lời đấu dịu như để hòa giải với thính giả: "Các anh nghĩ xem! chúng ta đã làm cái trò gì ở đây thế này!".


Những lần sau, các tiết mục của thủ đoạn được tăng thêm. Khi lâm vào tình trạng khó xử, Goóc-ba-trốp vừa nổi cơn tam bành, vừa đe doạ từ chức. Tuy nhiên trong khi đó ông luôn tỏ ra kiên trì không để tình hình vượt ra ngoài sự kiểm soát, vẫn chăm chú theo dõi sự phản ứng của hội trường, nói tóm lại biết kìm chế, không để bị đánh gục vì trong đám đông có khoảng một chục người tin cẩn. Khi thấy có những dấu hiệu căng thẳng phải nhanh chóng chạy lên diễn đàn đến chỗ loa cầu xin ông chớ có từ chức vì nếu ông rời bỏ vị trí thì sẽ có biết bao nhiêu đau khổ giáng xuống đầu các dân tộc Liên Xô. Thế là đến đây cơn động kinh kết thúc.


Như vậy là nhờ có quyển sách của Bôn-đin, bây giờ thế giới biết được chính xác vào lúc nào Goóc-ba-trốp chữa khỏi bệnh. Việc này xảy ra vào ngày 23-7-1991 vào lúc 17 giờ tại cuộc họp của Hội đồng liên bang gồm có những người lãnh đạo của các nước cộng hoà liên bang để thảo luận vấn đề đau đầu về đóng góp tài chính cho Trung ương. Công việc diễn ra không được như Goóc-ba-trốp mong đợi. Vào lúc đó ông lại dùng phương pháp gây sức ép mới bằng cách thách thức những người có mặt: tôi không có việc gì để làm ở đây nữa và bắt đầu cắp cặp định bỏ đi. Nhưng vào lần này bị tắc nghẽn. Những người tham gia hội nghị nín lặng, còn Elsin lạnh lùng nói với Goóc-ba-trốp: "Chớ có đẩy chúng tôi đến chỗ phải giải quyết công việc vắng ông đấy". Và thế là xảy ra điều kỳ diệu. Bệnh của Goóc-ba-trốp biến mất... và kể từ đó ông không còn bao giờ nổi cơn tam bành với mọi người, không nói bậy từ diễn đàn và không còn đe doạ từ chức nữa: ông trở nên ngoan ngoãn và biết nhân nhượng. Tuy nhiên đối với chúng ta tình tiết này quan trọng là nó đã xảy ra đúng một tháng trước khi có các sự kiện tháng 8. Goóc-ba-trốp đã chính thức ra chỉ thị là từ nay các quyết định quan trọng nhất của nhà nước có thể thông qua không có sự tham gia của ông.


Tuy nhiên đứng về quan điểm của quyền lực mới đang hình thành thì Goóc-ba-trốp còn nắm trong tay mình quyền kiểm soát Đảng, phong toả hoạt động của Đảng. Việc loại Goóc-ba-trốp ra khỏi chức tổng thống tất yếu phải nhanh chóng gạt ông ra khỏi chức Tổng Bí thư. Mà điều này đối với những người muốn chia cắt Liên bang chứa đựng một nguy cơ thực tế vì sau khi nhanh chóng khôi phục sức mạnh, Đảng sẽ không để cho họ thực hiện kế hoạch quá xa của họ. Thế có nghĩa là trước khi mất chức tổng thống, Goóc-ba-trốp phải tìm cách chôn vùi Đảng. Đông đảo công chúng ít ai biết được cuộc đấu tranh thực sự quyết liệt đã được Đảng tiến hành trong vòng nhiều năm để thoát khỏi sự kìm kẹp của một Tổng Bí thư như thế. Cơ chế thực sự của cuộc đấu tranh này được che dấu cẩn thận trước công chúng. Ít ai biết được rằng tại Đại hội lần thứ XXVTII của Đảng, Goóc-ba-trốp đã được ở lại chức Tổng Bí thư và hơn thế nữa đã được bầu trực tiếp vào chức vụ này với cái giá của những nỗ lực phi thường, những thủ đoạn quỷ quyệt và xảo trá. Với lại trong thành phần đại biểu dự Đại hội được sự đồng ý ngầm của Ban Chấp hành Trung ương của Goóc-ba-trốp, có nhiều tên công khai chống cộng, chống Liên Xô. Chỉ cần nêu tên Xốp-trắc và La-xít cũng đủ thấy. Các nước cộng hoà đã cử đến không ít những người là những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chia rẽ. Vừa ủng hộ Goóc-ba-trốp, họ vừa theo đuổi mục đích riêng của mình.


Tuy nhiên việc Goóc-ba-trốp đắc cử được hồi đó như bị treo trên sợi tóc. Vào mùa thu năm 1991, khi ở Tát-gi-ki-xtan, tôi gặp Adimốp lái xe tắc xi ở Đu-san-be. Tại đại hội lần thứ XXVIII anh được ngồi ghễ chủ tịch đoàn của Đại hội. Anh kể lại một tình tiết gây cho anh ấn tượng nhất lúc đó. Trong một phiên họp để giải quyết vấn đề bầu Tổng Bí thư, các đại biểu phê phán Goóc-ba-trốp kịch liệt. Trong giờ giải lao, như trong tình trạng thần kinh phân lập, Goóc-ba-trốp vào phòng của chủ tịch đoàn đi đi lại lại, không nhìn đến những người trong phòng, nói to như trong cơn mê sảng: tôi phải là Tổng Bí thư! tôi phải là Tổng Bí thư!


Điều thú vị ta cần biết đến là chức Tổng Bí thư cần cho ông ta để làm gì mà quan trọng đến thế, để rồi một năm sau ông lại từ bỏ chức vụ này không thương tiếc. Bôrit Các-lô-vích Pu-gô, uỷ viên của Ủy ban quốc gia tình trạng khẩn cấp vào tháng 8-1991 đã nói về Goóc-ba-trốp: "Hắn đã bán tất cả chúng ta! Thật là thảm hại! Hắn mua đắt thế và đã bán quá rẻ, bán tất cả".


Tháng 7-1991 Tổng thống Mỹ Busơ vội vã đến Mascơva. Phần lớn các cuộc gặp gỡ của Busơ với Goóc-ba-trốp diễn ra giữa hai người. Kết quả cuộc gặp gỡ đó vẫn giữ bí mật với Hội đồng an ninh và Xô Viết tối cao và ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi Busơ ra về, thì thật là bất ngờ đối với những người xung quanh. Goóc-ba-trốp vội vã chuẩn bị đi nghỉ. Điều này thật sự là bất ngờ bởi vì trước đó tại Hội nghị Bộ Chính trị Goóc-ba-trốp chính thức nhận đi dự Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga bắt đầu vào 6-8-1991.


Trên báo chí đưa tin rùm beng là dường như Ban lãnh đạo tối cao của Đảng đang dự định tiến hành cuộc đảo chính. Trong tình hình như thế, ngày 4-8 Goóc-ba-trốp vẫn bình chân như vại bay đi nghỉ ở Fô-rô-xơ, bơi ở biển và tắm nắng. Tiếp theo, toàn bộ nhóm người thân cận với Goóc-ba-trốp đều bay đi nghỉ ở phía Nam - dưới cái nắng tháng 8, Mascơva cảnh giác linh cảm sẽ có điều gì đó sắp xảy ra.


Từ Fô-rô-xơ trở về Mascơva sau khi xảy ra các sự kiện, Goóc-ba-trốp đã cho đội bảo vệ Latvia bắt An-Phơ-rét Ru-bi-xơ, một trong những người lãnh đạo có uy tín và mạnh mẽ nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô vào thời đó ngang hàng với Sê-nin. Cái giá mua thì đắt mà bán thì rẻ của y là thế đó.

Theo báo Glasnost 27-8-1997


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 06:02:21 pm
NHỮNG "KẺ HIỆN ĐẠI HOÁ" NƯỚC NGA ĐÃ DỰA VÀO AI


VS.Shironhin(*)
Thiếu tướng, 30 năm làm việc cho KGB Liên Xô
và của Liên bang Nga,
chuyên viết về các hoạt động bí mất làm tan rã Liên Xô
và cơ quan an ninh Nga


Đã có nhiều sách báo ở trong và ngoài nước Nga viết về những sự kiện "Tháng 8 năm 1991". Tuy nhiên tác giả của những bài viết này không nêu lên được chân lý mà chỉ phủ lên các sự kiện này một lớp sương mù dày đặc. Tôi nói một cách dứt khoát như vậy bởi vì tôi đã tìm hiểu các tài liệu về chủ đề này và cả những ấn phẩm được viết theo đơn đặt hàng được trả thù lao hậu hĩ nói có lợi cho những kẻ được nhà cầm quyền bao che. Tôi đã xem xét các sự kiện này qua lăng kính ngành an ninh của mình như là những thông tin cô đọng đã được các cơ quan mật vụ sàng lọc, phân tích và đã được kiểm tra tính chính xác và tin cậy. Thế cho nên tôi có sự phán xét riêng của mình về sự kiện "tháng Tám năm 91" cũng như "tháng Mười năm 1993" - mà tôi tin tưởng sâu sắc rằng ở mức độ nào đó có thể soi sáng một cách khách quan các sự kiện này.


Trên cơ sở những sự thật biết được tôi có thể nói rằng các sự kiện "tháng Tám năm 91" và "tháng Mười năm 93" là những khâu của một chuỗi nằm trong một kế hoạch chung được thảo ra ở tổng hành dinh CIA - kế hoạch chia cắt và làm tan rã Liên Xô.


Ở Mỹ với mục đích theo dõi thường xuyên sự phát triển của các sự kiện ở Liên Xô đã lập ra cái gọi là "Trung tâm nghiên cứu quá trình cải tổ". Trong thành phần của Trung tâm này có đại diện của CIA, tình báo quân đội, cục tình báo và nghiên cứu của Bộ ngoại giao. Theo chỉ thị đặc biệt của Tổng thống Mỹ, Trung tâm này được cung cấp các tin tức tình báo nhận được từ các nguồn điệp viên cũng như các nguồn công khai của tất cả các ngành. Trên cơ sở thông tin tình báo, "Trung tâm" soạn thảo các báo cáo về Liên Xô gửi lên tổng thống Mỹ và các thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia.


Đồng thời cũng đã lập ra ban tham mưu trí tuệ quốc tế "hiện đại hoá" theo dõi sự phát triển tình hình ở Nga, để tăng cường nỗ lực chung vào hướng nhất định. Và có lẽ tiến triển chung các sự kiện làm cho phương Tây hoàn toàn hài lòng nên phương Tây đã ủng hộ mạnh mẽ Goóc-ba-trốp và các kiến trúc sư cải tổ đã đưa nước Nga theo hướng cần thiết của họ.


Đương nhiên Mỹ đứng đầu ban tham mưu "hiện đại hoá" này đối với Nga. Dựa theo chiến lược chung. CIA thảo ra hàng loạt các nhiệm vụ chiến thuật phải được giải quyết trong thập kỷ tới. Đặc biệt các nhà chiến lược Mỹ cho rằng bất luận quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ Nga - Mỹ được hình thành như thế nào, nước Nga vẫn duy trì những tiềm năng của mình để bắt đầu cuộc chiến tranh hạt nhân chống phương Tây, dùng lực lượng hạt nhân để đánh đòn phủ đầu hay đánh trả. Do vậy họ kết luận nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới là tước bỏ khả năng này của Nga. Theo ý kiến của cơ quan tình báo Mỹ thì sự tan rã các lực lượng hạt nhân của Liên Xô cũ phải diễn ra dưới sự kiểm soát chặt chẽ của phương Tây, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc "di cư" các chuyên gia hạt nhân tài giỏi của Nga sang các nước thế giới thứ ba. Một nhóm nhiệm vụ chiến thuật khác là nhằm phá vỡ sự liên kết của quân đội Liên Xô cũ, làm suy yêu tình trạng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang của Nga và của các nước SNG. Theo chiến lược của Mỹ thì việc làm tan rã quân đội Liên Xô cũng không kém quan trọng so với tước bỏ vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga. Nhóm nhiệm vụ chiến lược hàng đầu thứ ba là võ hiệu hoá các cơ quan an ninh quốc gia như là lực lượng có tổ chức nhất, có khả năng chống lại những thế lực "cải cách" nước ngoài và trong nước đang đặt cho mình nhiệm vụ hiện đại hoá nước Nga.


Như vậy các đòn đánh sẽ nhằm vào cùng một lúc "ba cái đầu" của nhà nước Nga Đảng Cộng sản Liên Xô, thời đó coi là "hạt nhân" của xã hội Liên Xô; quân đội, lực lượng bảo vệ nhà nước và KGB - con mắt cảnh giác của nhà nước. Các cơ quan tình báo của phương Tây đóng vai trò "hiệu chỉnh" để hướng các đòn đánh được chính xác.


Để khỏi phải nói suông xin dẫn ra tài liệu cụ thể:

Trong một bản sao báo cáo tháng 11-1991 của một tổ trưởng tình báo của Mỹ hoạt động dưới chiêu bài nhà ngoại giao được cử đến một nước cộng hoà mới tách khỏi Liên Xô, tên này đã phân tích: khác với Đông Đức ở Liên Xô không thể thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hoá các cơ quan Đảng của các nước cộng hoà. Các Đảng bộ tỉnh và quận huyện "trụ lại được". Chưa rõ quân đội sẽ có lập trường thế nào, nhưng chưa bị tan rã về tinh thần. Còn đối với KGB không thể kích động quần chúng để đập tan nó và chiếm các toà nhà và phòng lưu trữ hồ sơ của họ. Để kết luận tên tình báo này cho rằng việc chuyển nước Nga sang "hiện đại hoá" chính trị theo phương án Đông Âu có khả năng không thực hiện được, trước hết là vì truyền thống chống phương Tây ở nước này cực kỳ mạnh mẽ. Hắn dứt khoát kết luận rằng ở Nga các thế lực tự do theo kiểu phương Tây còn quá yếu, họ không để đảm đương được công việc nếu không có sự ủng lý hộ ồ at từ nước ngoài. Vì vậy hắn đề nghị phải có những nỗ lực chung của các cơ quan mật vụ của đồng minh để đạt được mục đích đề ra.


Tên tình báo này viết tiếp: ..."Những vị trí của người cầm quyền trong nước thuộc về phe "dân chủ" chỉ ở một số trung tâm, thậm chí vị trí này còn lâu mới có sự vững chắc cần thiết. Quần chúng chưa chuyển sang phía dân chủ một cách dứt khoát và tự giác mà thái độ bị động của đa số nhân dân vào những ngày của các sự kiện "Tháng Tám năm 1991" đã chứng minh cho điều này. Một bộ phận chủ yếu của bộ máy nhà nước, tuy không còn đảng, vẫn giữ quan điểm tư tưởng cũ và cho đến nay họ chưa có sự lựa chọn khác: Giới trí thức có thái độ phủ định đối với kinh doanh tư nhân bởi vì hình thức kinh doanh này thể hiện phi văn hoá, trục lợi trắng trợn, mà điều này như được biết, là đặc thù của bất cứ thời kỳ đầu nào của quan hệ thị trường tư bản chủ nghĩa, cải cách thị trường dẫn đến thất nghiệp trên quy mô lớn. Việc giảm cơ cấu nhà nước Trung ương của Liên Xô cũ, giảm quân số ồ ạt của quân đội, chuyển sản xuất quân sự tạo thêm thất nghiệp hàng loạt và nhiều người không được bảo đảm về mặt xã hội có thể dần dần hình thành một đội quân khổng lồ chống lại cải cách.

Tuy đa số quần chúng chưa được tể chức đầy đủ nhưng về mặt tư tưởng trong những điều kiện nhất định họ sẵn sàng lập ra những trung tâm tư tưởng chống cải cách. Việc lập ra các trung tâm tư tưởng trong khi đông đảo quần chúng chống cải cách mà trong trường hợp họ kết hợp lại sẽ làm cho cải cách không tránh khỏi thất bại. Còn cơ chế của phe đối lập có thể mới bắt đầu hình thành.


Tuy CIA hài lòng với những tiến triển của các sự kiện ở Nga và SNG, cũng đã xuất hiện các chiều hướng nguy hiểm không được lường trước trong các kế hoạch của đồng minh phương Tây. Đặc biệt có nguy cơ hình thành phe đối lập có thể thống nhất với trung tâm tư tưởng chống cải cách. Trên cơ sở đánh giá thực tế này các nhà phân tích Mỹ soạn thảo ra những phương hướng cơ bản về hàng loạt những nỗ lực của đồng minh phương Tây. Theo ý kiến của họ, mặc dù trung tâm tư tưởng chống cải cách chưa hình thành, nhưng để phá vỡ và làm suy yếu nó, ngoài các biện pháp hành chính, đặc biệt có dự kiến lập ra chương trình quốc tế đào tạo lại hàng loạt công nhân viên chức không có việc làm do cải cách gây ra. Với mục đích này trên cơ sở ưu đãi, dự kiến sẽ đào tạo lại một bộ phận trí thức của "quần chúng phản cách mạng". Các chuyên viên Mỹ cho rằng sự đào tạo lại như thế ở các cơ sở của các trung tâm quốc tế không những tạo ra lớp người quản lý giỏi cho Nga mà còn làm suy yếu đáng kể các trung tâm tư tưởng đang hình thành. Phải có sự khuyến khích vật chất đáng kể cho những người được cử đi học, đặc biệt là đối với thanh niên. Nói một cách khác đây là sự tiếp tục thực tiễn đào tạo "đội quân thứ năm" với quy mô lớn hơn.


Cuối cùng để vô hiệu hoá "quần chúng chống cải tổ" và để thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu mới như đông Xibia, Viễn Đông, cần phải sử dụng khả năng kinh tế to lớn của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Nhiệm vụ đặt ra là phải lập ra một vùng phồn vinh kinh tế có thể cung cấp việc làm cho một bộ phận quần chúng chống cải cách được hưởng lương cao được ưu đãi về nhà ở và có thừa thãi hàng hoá của phương Tây. Tuy nhiên để giải quyết nhiệm vụ chiến thuật này, tính đến sự tham gia tích cực về kinh tế của Nhật, cần phải giải quyết được vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở phía Bắc, đòi Nga phải từ bỏ 4 hòn đảo của quần đảo Curin.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 06:04:20 pm
KGB VÀ ĐIỆN CREMLI

Một trong những chức năng chủ yếu của cơ quan an ninh quốc gia là phát hiện các kế hoạch, ý định của phía đối địch, theo dõi các phương pháp kẻ địch áp dụng để thực hiện các kế hoạch đó, và báo cáo lên cấp cao nhất của nhà nước để tổ chức đối phó. Thực hiện các chức năng này, Ủy ban an ninh quốc gia, cùng với những mảng tài liệu nêu trên, đã nhận được nhiều tài liệu của các điệp viên cung cấp về các hành động chuẩn bị làm tan rã Liên Xô. Trong khi đó các nguồn tin từ nước ngoài gửi về mà tính chính xác và tin cậy khỏi phải nghi ngờ, đã cho biết về các kế hoạch kích động và gây ra cảnh nồi da xáo thịt ở các nước cộng hoà của Liên Xô, về nguy cơ gây ra nội chiến, về tách một bộ phận lãnh thổ của Liên Xô có lợi cho nước thứ ba, về sự kiểm soát của bên ngoài đối với quân đội Liên Xô. Tất cả các tin tức nghiệp vụ chứng minh các kế hoạch dài hạn của các đối thủ chính trị của chúng ta đều đã được báo cáo lên Goóc-ba-trốp và các cấp thích hợp. Tuy nhiên không thấy có sự phản hồi nào cả.


Sự yên lặng đến lỳ lạ ở bên trên không có sự phản ứng đến những thông tin có tính chất chiẽn lược quan trọng cực kỳ này, đã làm cho những cán bộ phản gián của KGB vô cùng ngạc nhiên. Không đưa ra những quyết định nào sau khi nhận được các thông tin đó và các sĩ quan nghiệp vụ của KGB không nhận được nhiệm vụ nào về các thông tin đó.


Ở hành lang của tổng hành dinh KGB có sự bàn tán với nhau rằng chính tình hình này là nguyên nhân buộc chủ tịch KGB, Criusơcốp đã báo cáo trước phiên họp kín của Xô Viết tối cao về kế hoạch của phương Tây làm tan rã Liên Xô và đây là lần đầu tiên nói đến cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng cái gọi là điệp viên gây ảnh hưởng. Sau đó từ điện Cremli có tin đồn rằng Goóc-ba-trốp rất bực mình với báo cáo này của Criusơcốp và hầu như không thèm đọc báo cáo của KGB nữa và bắt đầu xem thường các báo cáo này cho là không đủ tin cậy.


Những sự việc về lãnh đạo cao nhất không chú ý (lến những thông tin quan trọng nhất của KGB gửi lên ngày càng nhiều. Và các sự kiện sau này cho thấy rằng việc cơ quan tình báo và phản gián kịp thời cảnh báo về những nguy cơ đang treo lơ lửng trên nhà nước Xô Viết và việc cấp lãnh đạo cao nhất xem thường nhũng kết luận của họ, thực sự đã dẫn đến những hậu quả thảm hại nhất, đương nhiên ban lãnh đạo hồi đó do Goóc-ba-trốp đứng đầu, hoặc một bộ phận của ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Công việc của các nhà sử học là phải làm sáng tỏ động cơ thật sự xem thường các tài liệu báo cáo của cơ quan tình báo và phản gián. Mặc dù một phần tài liệu nghiệp vụ quan trọng bị thủ tiêu vào thời kỳ Ba-ca-tin làm chủ tịch KGB và cả về sau này, nhưng Cục lưu trữ và cơ sở dữ liệu của KGB đã được tổ chức theo phương pháp để không thể xoá bỏ hoàn toàn được dấu vết. Thế cho nên sớm hay muộn những gì bí mật sẽ thành công khai.


Báo cáo của Criusơcốp được hoan nghênh ở KGB bởi vì những tin tức đầy lo âu cuối cùng không chỉ nằm trong tay của một số ít trong ban lãnh đạo tối cao, mà đã đến tận các đại biểu Xô Viết tối cao để họ có thể đưa ra yêu cầu buộc tổng thống phải có những biện pháp có hiệu quả để bảo vệ sự toàn vẹn của Liên Xô. Tuy nhiên điều này không được thực hiện.


Những người viết hồi ký - những người tham gia các sự kiện tháng Tám năm 1991 và tháng Mười năm 1993, đặc biệt là các thành viên của cái gọi là "ê kíp của tổng thống" thường nói lên sự tự phát, không lường trước, những bất ngờ của những gì xảy ra vào những ngày đó. Họ đổ lỗi cho các trợ lý, các cố vấn của họ không thấy trước, buộc tội cho đối thủ của họ đã phản hội, tất cả họ đổ tội cho KGB - nhưng những sự thật lịch sử khác kia. Chính KGB đã bảo vệ sự toàn vẹn của quốc gia, còn Goóc-ba-trốp do khinh xuất hay cố tình đã phớt lờ những cảnh báo kiên trì về mối nguy cơ nghiêm trọng nhất đang treo lơ lửng trên đất nước. Chính KGB ra sức thực hiện uỷ thác của nhân dân giao cho họ mà cuộc trưng cầu dân ý ngày 17-3-1991 đã có 76% nhân dân bỏ phiếu đòi duy trì Liên Xô.


Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này khiến các nước phương Tậy phải sửa đổi kể hoạch làm tan rã Liên Xô. Tôi biết rõ cái gọi là "báo chí dân chủ" đã kích động các cuộc đình công và mít tinh như thế nào. Những "tiếng còi" nước ngoài ra rả đưa tin suốt ngày đêm về các cuộc đình công và biểu tình này. Bất ngờ xuất hiện những khẩu hiệu chính trị mới. Bắt đầu các cuộc vận động mang tính chất phá hoại từ 17-3 đến tháng 8-1991.


Tất nhiên vào thời kỳ này một số phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc làm lung lay nhà nước. Thông tin đại chúng không phải là cái gì trừu tượng mà đứng đằng sau một bài báo, một bản tin, một chủ đề truyền hình là những con người cụ thể. Sức mạnh của báo chí phải được cân đo bằng trách nhiệm của các tác giả để cho những lời đưa lên công khai không chứa đựng liều thuổc nổ phá hoại. Nó cũng giống như trong nguyên tử - có nguyên tử có ích sử dụng vào mục đích hoà bình và cả vũ khí hạt nhân, cơ sở vật lý cả hai về nguyên tắc giống nhau, nhưng hiệu quả trái ngược nhau.


Năm tháng và hàng thập kỷ sẽ qua đi, nhưng các thế hệ sau này nhất định sẽ quay lại nhìn các cặp hồ sơ đã ngả sang màu vàng để nhận ra kẻ nào, vì lợi ích của ai đã phá tan cường quốc vĩ đại của chúng ta và chính kẻ nào là thủ phạm đã tích cực làm việc này. Tôi nghĩ rằng, nhiều nhà báo trẻ tuổi, trong những năm này đã tích cực thực hiện các đơn đặt hàng chính trị để phá huỷ Liên Xô mà không nghĩ đến trách nhiệm, đến thế hệ mai sau có thể hỏi họ về những bài báo mang tính chất phá hoại gây nên thảm hoạ cho đất nước, (nhân đây chúng cũng có thể nói về một số cơ quan thông tin đại chúng cũng có những lập trường như vậy đối với liên minh Nga và Bêlaruxia).


Là một nhà báo, tôi đặc biệt theo dõi những bài đăng trên các báo chí, biết rõ được "sự xào nấu" của những bài báo và các chủ đề.

Ban đầu dưới khẩu hiệu "chủ nghĩa xã hội" nhiều hơn che đậy bằng lời kêu gọi làm cho chủ nghĩa xã hội "dân chủ hơn" và "nhân đạo hơn" được họ tung ra trong quần chúng, đòi giải phóng nền kinh tế ra khỏi chế độ chỉ huy hành chính... Còn tiếp theo sau sự phân cấp quản lý nhà nước là bắt đầu cuộc vận động đòi phân lập. Từ đâu đây bỗng nhiên xuất hiện quan niệm tinh vi "phi liên bang hoá" mà nấp sau quan niệm này là che đậy ý muốn phá tan trung tâm liên bang. "Con dao mổ" có tính chất phá hoại, đặt luật pháp của các nước cộng hoà lên trên luật liên bang bắt đầu cắt đứt các mối quan hệ pháp luật, kinh tế, xã hội và văn hoá giữa các nước cộng hoà. Đồng thời tiếp tục cuộc vận động phi chính trị hoá công đoàn, quân đội, KGB và Bộ Nội vụ.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 06:05:09 pm
Tất cả một loạt các cuộc vận động điên cuồng thực hiện liên tục và đạo diễn tốt đã đem lại không ít kết quả. Những cán bộ KGB có kinh nghiệm đều biết rõ tất cả các cuộc vận động này là bộ phận của kế hoạch chung và những người thực hiện kế hoạch này, dù muốn hay không, đều là bù nhìn do các trung tâm phá hoại của phương Tây giật dây. Quy mô và tính liên tục của các cuộc vận động này chứng tỏ chúng được soạn thảo ra đồng bộ và với trình độ cao. Không có bộ "tham mưu đầu não" nào ở trong nước có thể kết thúc được nhiệm vụ phức tạp và nhiều kế hoạch như thế, mà ở đây người ta cảm thấy có bàn tay của những tập thể các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm.


Trên màn ảnh truyền hình và trên phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc mit tinh xuất hiện toàn bộ một đội ngũ các nhà chính trị mới mà tên tuổi của họ có quan hệ đến khuynh hướng phá hoại. Trong số này có Elena Boner, Yuri Afanaxiep, Ana toli Xôptrắc, Genadi Buabulic, Galina Starovoitova, Valera Novotvorskaya và một số khác truyền bá trong xã hội việc chuyển từ giai đoạn đế chế thối rữa sang giai đoạn phân lập văn minh như thế nào. Nói một cách đơn giản hơn, điều này có nghĩa là trên bản đồ Liên Xô sẽ xuất hiện 15 hoặc 20 quốc gia độc lập. Trong khi đó, Yacovlép, Shevatnade, Métvedep và các nhà hoạt động khác thân cận với Tổng Bí thư đã sùi bọt mép cam đoan rằng phân lập theo kiểu ấy không có gì nguy hiểm. Về sau này thấy rõ rằng lập trường này của họ đã thúc đẩy cho Liên Xô sụp đổ nhanh hơn. Đây là "sai lầm" hay "ác ý". Vấn đề còn treo đó chờ lời giải đáp.


Cần phải đặc biệt nói đến Shevatnade, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Vào thời kỳ cải tổ và cải cách ở Liên Xô, Shevatnade (cũng như Côduarép sau này) đã cố gắng bóp méo đường lối đối ngoại để làm cho Nga mất quyền tự chủ trên trường quốc tế và về mọi vấn đề then chốt sẽ như là nước chư hầu ngoan ngoãn của Mỹ. Ông Erich Honecker, người biết được nhiều, không lâu trước khi qua đời, đã viết về sự phản bội của Shevatnade. Trên cơ sở những tài liệu cụ thể ông đã buộc tội Goóc-ba-trốp và Shevatnade ngay từ đầu đã trựp tiếp cấu kết với Mỹ và Cộng hoà liên bang Đức để chia cắt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Honecker cho rằng đổi mới Cộng hoà dân chủ Đức kết cục là sát nhập nước này vào Tây Đức và những sự kiện phát triển tiếp theo đó đã được lập trình ở Oasinhton, sau khi có sự cấu kết bí mật của Goóc-ba-trốp và Shevatnade với ban lãnh đạo của Oasinhton vào lúc bình minh của cải tổ. Nhưng để đạt mục đích làm tan rã Liên Xô phải bêu xấu chế độ hiện có ở Liên Xô, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và chìa khoá để mở cửa cho việc này đã được rèn đúc từ năm 1985. Honecker cho là như vậy.


Bằng cách nào đó Shevatnade đã nấp được trong bóng tối một thời gian khá lâu. Nhưng cái gì bí mật đã thành công khai do có một sự việc ngẫu nhiên: vào tháng 8 năm 1993, ở ngoại ô Tbilisi, Fred Vudraf, người Mỹ, 45 tuổi, là cố vấn của Shevatnade bị giết chết vì một phát súng. Liền sau đó người ta biết được người Mỹ này là sĩ quan chuyên nghiệp của CIA. Tờ báo Toronto Star "của Canada ngày 16-8-1993 có bài với đầu đề "cái chết của một nhân viên mật vụ phơi bày những quan hệ kỳ lạ của cơ quan tình báo" đã đưa tin chi tiết về sự kiện giật gân này: lần đầu tiên chính phủ Mỹ không phủ nhận sự thật kẻ bị ám sát là cán bộ tình báo của mình ở nước ngoài để làm nhiệm vụ của CIA. Cái chết của Vudraf xác nhận tin tức của báo chí về tổng thống Bill Clinton đã có chỉ thị đặc biệt cho CIA và lực lượng đặc nhiệm thực hiện một chương trình đặc biệt với mục đích giữ cho Shevatnade tiếp tục cầm quyền.


Là người được phương Tây tin cậy đã từng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc "phá tan đế chế phương Tây", dưới sự bảo vệ của lực lượng đặc nhiệm, Shevatnade đang tiến hành chính sách như thẽ nào? Để trả lời câu hỏi này xin dẫn ra đoạn trích từ một báo cáo bí mật của cơ quan mật vụ Nga:

"Hiện nay Mỹ đặc biệt chú ý tăng cường gây ảnh hưởng đến các giới chính phủ của Grudia và Acmenia. Với mục đích này họ đã phái các chuyên gia và cố vấn các loại khác nhau, thường là những người có quan hệ họ hàng ở đây. Một số người đã được đào tạo sơ bộ ở "các điểm bí mật" của CIA. Hoạt động của họ trước hết gây nên tình hình mất ổn định ở Grudia và Acmenia, kích động gây ra các cuộc xung đột ở biên giới của các nước này để có cố đưa quân đội Mỹ dưới dạng lính mũ nồi xanh, rồi sau đó bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật tại đây... Còn đối với Nga thì Mỹ tìm cách kiểm soát vấn đề cắt giảm và huỷ diệt vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga để tiếp theo sau đó là áp đặt điều kiện của mình khi đã bố trí xong vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Cápcadơ. Ở Mỹ có ý kiến cho rằng chính quyền của ông Bush thảo ra đường lối chiến lược này và áp đặt ông Clinton phải làm theo bởi vì bọn tài phiệt lớn và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng đứng sau họ rất quan tâm đến vấn đề này.


Còn nói về lực lượng "mũ nồi xanh" thì vào tháng 3 năm 1994 Shevatnade đã đi Mỹ và trong thời gian ở đây, đã thuyết phục Clinton là Mỹ phải có mặt quân sự ở Grudia. Dẫn lời của Shevatnade, tờ Oasinhton Post đã nói rằng lực lượng vũ trang quốc tế cần phải được đưa vào Apkhadia để bảo đảm cho những người tị nạn trở về một cách yên ổn, không có sự tham gia có tính chất quyết định của Mỹ, khó mà giải quyết được xung đột. Shevatnade đã đặt cơ sở cho phát triển hợp tác quân sự của Grudia với Mỹ thông qua ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, William Derry, một tuyên bố chung về vấn đề này. Tuyên bố quy định đặt phái đoàn đại diện quân sự ở hai nước và thực hiện các chương trình hợp tác quân sự bao gồm việc Mỹ viện trợ quân sự, giúp đỡ về tài chính để cải tổ lực lượng vũ trang của Grudia.


Dẫn lời một nhân vật cao cấp của Mỹ tờ "Boston Globe" đưa tin về CIA thực hiện một chương trình bí mật để mua vũ khí hiện đại nhất ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Nhân vật này khẳng định rằng những nỗ lực của CIA theo hướng này đã đạt kết quả. Mỹ đã mua được tên lửa đạn đạo và các loại máy bay chiến đấu mối nhất của Liên Xô cũ. Tờ báo viết tiếp: Thực hiện chương trình này CIA theo đuổi ba mục đích cơ bản:

+ Có được chứng cứ để nói rằng về mặt quân sự Mỹ vượt Nga;

+ Đảm bảo khả năng sử dụng được những công nghệ mới của Liên Xô để trang bị cho Mỹ;

+ Đảm bảo cho lực lượng vũ trang của Mỹ có được những tin tức có giá trị về khả năng vũ khí chiến đấu của Liên Xô cung cấp cho "thế giới thứ ba".

Tờ "Boston Globe" viết rằng phần lớn vũ khí đưa vào Mỹ từ các nước cộng hoà ở miền Nam Liên Xô cũ đang trang bị các vũ khí mặt đất và phòng không, từ Adécbaigan và Grudia.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 20 Tháng Năm, 2022, 06:05:54 pm
Theo lời của nhân vật chính thức nêu trên thì để mua vũ khí của Liên Xô cũ CIA thường quan hệ với các "cơ quan tình báo tại chỗ". Định ra cụ thể cần mua vũ khí loại nào, thoả thuận giá bằng đôla, sau đó vũ khí được chở đi theo cách thức cổ điển của các cơ quan mật vụ. Trong đêm tối, máy bay không có dấu hiệu hoặc đại loại như thế hạ cánh... Thực hiện mỗi một vụ mua bán như thế thì cá nhân tổng thống nước cộng hoà phê duyệt hợp đồng.


Các sự thật khác cũng đáng chú ý; Gavril Pôpốp đã cho phổ biến rộng rãi quyển sách với tên gọi "Làm gì?". Rõ ràng đây là bắt chước Lênin và có thể bắt chước cả Trênưshepski. Trong quyển sách này Pôpốp trình bày kế hoạch cải tổ Liên Xô với đề nghị lập ta một khối kết hợp (conglomérat) gầp 40 - 50 nhà nước, không những chia cắt lãnh thổ của Liêu Xô mà chia cắt cả các tổ hợp kinh tế. Thực chất đây là kế hoạch thủ tiêu tất cả để bằng hình thức này hay hình thức khác có thể hồi phục được cường quốc (có phải ngẫu nhiên mà ở Mỹ đã xuất bản toàn bộ tác phẩm của Pôpốp gồm 8 tập?).


Đại sứ của Mỹ vào thời kỳ đó, Metlok, tại Mascơva có đặt quan hệ chặt chẽ với nhiều người "dân chủ". Viên đại sứ này đã mời một số người đến biệt thự của đại sứ để dự các buổi tiếp đón tiệc tùng hoặc gặp riêng với các nghị sĩ quốc hội từ Mỹ đến.


Tháng 1-1991 chủ tịch của Xô Viết Mascơva Gavrol Pôpốp được đại sứ mời đi thăm Mỹ với tư cách cá nhân, trong các cuộc gặp gỡ với những người Mỹ. Pôpốp đã thông báo với họ về lập trường của ban lãnh đạo chính trị Liên Xô cùng với những dự báo về sự phát triển tình hình chính trị nội bộ ở Liên Xô. Theo đánh giá của những người Mỹ thì Pôpốp đã cung cấp những thông tin đáng chú ý về tình hình Liên Xô, còn những cuộc tiếp xúc được đánh giá là cụ thể và thẳng thắn.


Vào tháng 2-1993 tờ "Oasinhton Post" viết: vào thời kỳ cao điểm của khủng hoảng chính trị ở Liên Xô tháng 6-1991 thị trưởng Mascơva đã đến thăm đại sứ Mỹ không báo trước, sau một vài phút trao đổi những câu chung chung để cho máy nghe trộm KGB ghi, Pốpôp cầm tờ giấy viết: tôi cần báo gấp cho Boris Elsin, khả năng sẽ có đảo chính. Ông ấy phải về gấp (Elsin hồi đó là tổng thống Nga mới được bầu đang thăm Mỹ). Còn Melok, đại sứ Mỹ, không nói gì, viết trên tờ giấy. "Kmo" ("ai"). Để trả lời Pôpốp viết tên ba người: thủ tướng Valentin Pavlốp, chủ tịch KGB Vladimia Criusơcốp và bộ trưởng quốc phòng Dimitri Yadốp. Melok viết trả lời - "tôi sẽ báo ngay về Oasinhton".


Sự bộc bạch tuyệt trần! Nó cho ta cơ sở để suy nghĩ kẻ nào đã dần dần nhen nhóm lên sự kiện tháng Tám. Và kẻ nào quan tâm đến việc phát động thảm hoạ này.

Tôi xin nhắc rằng vào thời kỳ này đang soạn thảo dự án Hiệp ước liên minh mới. Một nhóm làm việc có uy tín lần lượt họp ở rạp chiếu bóng và nhà ăn của nhà an dưỡng Morodopski của Hội đồng bộ trưởng cách Zelenôgrad không xa. Hiệp ước liên minh này là khả năng cuối cùng để duy trì Liên Xô, bắt đầu đổi mới các quan hệ kinh tế, chính trị các chủ thể của Liên Xô. Tuy nhiên vì sao người ta không nói gì tới dự án Hiệp ước liên minh đã được soạn thảo. Thay vào đó tháng 4-1991 bỗng nhiên diễn ra cuộc họp của những người đứng đầu các nước cộng hoà đi vào lịch sử với tên gọi hội nghị Novogarép, ở đây đưa ra một dự án hoàn toàn khác, hoàn toàn bỏ qua kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 17-3-1991. Thay vì một nhà nước liên minh ở đây đưa ra liên bang của các nước cộng hoà. Dự án hiệp ước Novagarep dự định biến nhà nước chúng ta thành một liên minh các nhà nước.


Hiển nhiên là dự án này hoàn toàn trái với kết quả của trưng cầu dân ý và vi phạm Hiến pháp Liên Xô. Những người soạn thảo dự án này hiểu rõ và thậm chí cảm thấy họ phải hành động gấp bởi vì trong nước có sự bất bình rất gay gắt đối với chính sách của Goóc-ba-trốp và Goóc-ba-trốp có nguy cơ bị cách chức trong cuộc bỏ phiếu tại đại hội đại biểu nhân dân.


Vì vậy ngày 29-7-1991 ở Novogarép diễn ra cuộc gặp gỡ Goóc-ba-trốp, Elsin và Nadabaep, thoả thuận với nhau là ký hiệp ước vào tháng 9-1991. Nhiều sự việc cho phép đưa ra kết luận quan trọng đối với lịch sử là chính quyết định này đã dẫn đến sự kiện tháng 8. Dự thảo hiệp ước giữ bí mật không những đối với công chúng mà cả đối với những người lãnh đạo cao cấp của nhà nước.


Trong khi đó, giữa lúc tình hình cực kỳ phức tạp này, Goóc-ba-trốp bỏ đi nghỉ ở Foros, tránh cuộc gặp gỡ với những người lãnh đạo cao cấp không được biết về kế hoạch của ông. Thế là trò chơi bắt đầu.

Hành động của Criusơcốp và Yadốp không thể coi là "lén lút". Khi thông qua luật về chế độ tình trạng khẩn cấp, KGB, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng được uỷ nhiệm soạn thảo các kế hoạch về các biện pháp thực hiện tình trạng khẩn cấp. Tổng viện kiểm sát cũng đã tham gia. Tất cả đều hành động nghiêm chỉnh trong khuôn khổ luật pháp. Những sự kiện tiếp theo như đã biết.


Với lý do bị mệt, Goóc-ba-trốp chờ đợi. Ai đó khuyên ông không nên rời khỏi Foros quá sớm. Tại sao có lời khuyên như vậy? Cho phép tôi nói lên quan điểm cá nhân của mình. Theo quan điểm của tôi thì vào lúc này người ta tiến hành trò chơi với Goóc-ba-trốp. Các sự kiện ở Mascơva xoay chuyển theo hướng mà các cơ quan mật vụ Mỹ thấy xuất hiện khả năng lợi dụng tình hình để thực hiện một cuộc đảo chính. Có thể kết thúc Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhưng muốn làm thế phải hy sinh Goóc-ba-trốp. Có nhiều khả năng để đưa ra giả thuyết rằng sau khi liên lạc khẩn cấp với Oasinhton, đại sứ quán Mỹ ở Mascơva đã xin ý kiến cho phép chuyển hướng chỗ dựa chính trị từ Goóc-ba-trốp sang một lãnh tụ khác. Liền sau đó đề nghị này được đồng ý.


Tôi có thể dẫn ra một số luận cứ về vấn đề này. Ngày 27-3-1992 bộ phận báo chí của Richard Nikson đã công bố giác thư gửi cho George Bush, về viện trợ cho Nga. Sau những sự kiện tháng 8 đã gần 7 tháng, mà theo ý kiến của Nikson chừng ấy thời gian còn quá ít để tăng cường chế độ mới. Ông đã thuyết phục Bush: phương Tây phải làm tất cả những gì có thể để giúp tổng thổng mới bằng không Mỹ và phương Tây có nguy cơ để tụt mất thắng lợi "trong cuộc chiến tranh lạnh" chuyển thành thất bại. Theo khẳng định của Nikson "phương Tây hiện chưa lợi dụng thời cơ để tác động đến tiến trình lịch sử trong 50 năm tới" và tiếp theo Nikson viết: "Nga là chìa khoá để đi đến thắng lợi: Chính ở đây là trận chiến cuối cùng của chiến tranh lạnh sẽ thắng hay hại. Không thể có chỗ dựa nào tốt hơn".


Những đoạn trích trong giác thư cho thấy rằng các tổng thống và cựu tổng thống Mỹ tư duy như thẽ nào? sự thèm muốn của họ đã phát triển nhanh như thế nào? xin nói thêm rằng giác thư của Richard Nikson, có lẽ đã đóng vai trò nhất định cho hình thành chính sách của Mỹ đối với Nga, mà đối với nước này họ đã hứa viện trợ 24 tỷ USD. Ở Nga người ta nghe Gaida lớn tiếng nói về những lời hứa của Mỹ cung cấp số tiền này. Nhưng cho đến nay chúng ta chưa bao giờ thấy số tiền này.


Có thể đưa ra nhiều chứng cứ khác về chính phủ Mỹ đã dốc không ít nỗ lực để tác động đến tiến triển các sự kiện của Nga theo hướng cần thiết.

Tôi không đặt mục đích mô tả hết tất cả những sự kiện sau tháng 8 ở Nga, mà chỉ nêu lên những sự thật là các sự kiện này không thể diễn ra không có vai trò tổ chức và cổ cũ của các cơ quan mật vụ phương Tây.

Liên minh chống Nga do Mỹ đứng đầu kiên trì hướng nhũng nỗ lực của mình để làm sụp đổ Liên Xô rồi sau đó đẩy Nga xuống hàng cường quốc thứ ba. Chính Bush tại đại hội của Đảng cộng hoà vào tháng 8-1992 đã công nhận điều này và tuyên bố rằng sự sụp đổ của Liên Xô đã xảy ra là nhờ sự lãnh đạo nhìn xa trông rộng và kiên quyết của các tổng thống của hai đảng.

Theo báo "Đối thoại" (dialogic)
Tháng 6-1998


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:36:19 am
SỰ NGẮC NGOẢI CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
VÀ CỘI NGUỒN CỦA "CÁCH MẠNG NHUNG LỤA"


Kavel Packner, Doubravà Neff,
Rod Shabata


Đến nay đã hơn một năm kể từ ngày Cơ quan an ninh của chúng ta đã tàn sát hàng ngàn thanh niên taị Đại lộ Dân tộc ở Praha (17-11-1989). Hành động dã man này đã diễn ra trong ngày kỷ niệm lần thứ 50 (17-11-1939) phát xít Đức tàn sát, giam cầm và dồn vào các trại tập trung những người lãnh đạo phong trào sinh viên và tàn phá các trường học ở Séc. Hành động đó của bọn phát xít cũng như cuộc đàn áp của cảnh sát trong ngày 17-11-1989 là nhằm tiêu diệt thế hệ trẻ có tư tưởng tự do. Ngày 17-11-1989 đã trở thành mốc đánh dấu sự khỏi đầu của cuộc cách mạng lật đổ chính thể cộng sản tồn tại hơn 40 năm ở nước ta.


Hiện nay một số kẻ liên quan đến sự kiện 17-11-1989, trực tiếp chỉ đạo việc đàn áp sinh viên đã bị đưa ra xét xử, một số còn đang trong thời kỳ điều tra, song số tên khởi xướng và chỉ đạo mọi hoạt động đen tối vẫn chưa bị trừng phạt. Nhìn lại sự kiện này cần nêu ra các câu hỏi: Điều gì đã xảy ra, sự kiện diễn ra như thế nào, kẻ nào đã tạo dựng ra cuộc đàn áp sinh viên, với ý đồ gì...? Những câu hỏi này đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Phải chăng cuộc cách mạng tháng 11-1989 có những vấn đề liên quan rộng lớn hơn? Có phải đó là một tuộc đảo chính do một nhóm đảng viên Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tiến hành nhằm lật đổ Ban lãnh đạo cấp cao của họ và cuộc đảo chính đó đã biến thành cuộc cách mạng thực sự? Phải chăng sự tan rã của chính quyền cộng sản đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của xã hội chúng ta? Tất cả những lời hiệu triệu trong thập kỷ 50 và 60 được đưa ra nhằm đưa các nước xã hội chủ nghĩa tiến kịp và vượt chủ nghĩa tư bản đang giãy chết đã trở thành vô ích. Không một nước xã hội chủ nghĩa nào đạt được điều kỳ diệu đó. Cuộc cải tổ kinh tế đi kèm với việc cải thiện về chính trị mấy năm gần đây đã không mang lại kết quả nào khả quan. Phải chăng cả hệ thông xã hội chủ nghĩa sai lầm?


Những năm cuối thời kỳ Nikita Khơrutsốp ông Juri V. Andropov, lúc đó là Trưởng ban đối ngoại Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và trước đó làm Đại sứ Liên Xô tại Budapest (Hungari) đã có một số suy nghĩ rất dũng cảm. Ông đã đề nghị cho tiến hành cải tổ kinh tế, chuyển nền kinh tế sang quản lý khoa học hiện đại, phát triển dân chủ và mở rộng quyền tự quản, Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ tập chung vào lãnh đạo chính trị, cần đưa Liên Xô ra nhập thị trường thế giới với mục tiêu là tranh thủ các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, tân tiến và sớm kết thúc những cuộc chạy đua về vũ khí hạt nhân một cách vô nghĩa. Những ý kiến của ông Andropov đã được báo Sự thật Matxcơva đăng ngày 16-12-1964, song ông Leonid Brơgiơnhép lại rất sợ những thay đổi như vậy. Những thử nghiệm tiếp theo nhằm xét lại "Con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội" như Mùa xuân Praha 1968, Công đoàn đoàn kết Ba Lan 1981 đều bị dập tắt bằng sức mạnh xe tăng. Sự trì trệ của các nước Đông Âu và Liên Xô ngày càng nghiêm trọng hơn.


Việc ra đời của Hiến chương 77 (1-1-1977) là thử nghiệm đầu tiên ở Tiệp Khắc nhằm tạo lập "Định hướng mới về tư tưởng". Sự định hướng này dựa trên những vấn đề nhân quyền cơ bản, các nhân tố đạo lý trong cuộc sống chính trị và cuộc sống cá nhân. Trong thời kỳ mới ra đời Hiến chương 77 mới chỉ là tiếng kêu gọi đơn điệu của vài trăm người, nhưng nhờ sự đấu tranh bền bỉ của những người sáng lập ra nó nên cuối cùng đã trở thành chuẩn mực đạo lý và mục tiêu của lực lượng đối lập với "chuyên chính vô sản" ở Tiệp Khắc và các nước khác.


Tháng 11-1982 sau khi Brơgiơnhép chết, Andropov đã nắm lấy quyền lực ở Điện Kremlin. Trong 15 năm cuối Andropov là Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia nên ông ta nắm được nhiều thông tin nhất trong giới Lãnh đạo Liên Xô, nhưng ông ta chưa đủ thời gian để thực hiện những ý đồ mới về xã hội Xã hội chủ nghĩa với các phương pháp hiện đại hoá quyền lực thì đã chết. Tháng 2-1984 người lên thay là ông Konstantin Tchernenko và đây cũng là sự mở đầu tan rã của Liên Xô và các nước chư hầu. Sau một năm Tchernenko cũng lại đến nơi an nghỉ cuối cùng của nơi đặt thi hài các nhà Lãnh đạo Liên Xô và ông Michail Gorbachov lên nắm quyền, nhưng ông này chẳng còn gì để mà sửa đổi. Ông ta thấy ngay từ những ngày đầu nắm quyền là nếu các nước xã hội chủ nghĩa muốn phát triển kinh tễ thì phải trút bỏ gánh nặng quân sự đang tiếp tục leo thang. Chính vì vậy ông đã cố gắng thực hiện đường lối ngoại giao hoà bình trong phạm vi không làm mất lòng các tổ hợp quân sự trong nước, chứng minh cho phương Tây biết rằng ông ta có ý nghĩ chân thành vì từ lâu phương Tây không còn tin vào các lời hứa của các nhà lãnh đạo Liên Xô. Ngoài ra, Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra việc công khai hoá và tiến hành cải cách dân chủ về quyền lực, đó là có cơ sở tạo ra một xã hội thực sự mới. Cuộc đấu tranh để thực hiện đường lối này đã trở nên phức tạp và đến nay vẫn chưa hoàn tất vì vấp phải sự phản ứng của giới lãnh đạo già nua có nhiều cống hiến, của các tướng lĩnh quân đội và của đội ngũ hành chính, mà phần lớn họ quen nêp nghĩ của Stalin, thích ưu tiên xuất khẩu xe tăng và kiểu mệnh lệnh quan liêu. Ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari... những kẻ trung thành với Brơgiơnhép không đồng tình với tư duy mới của Matxcơva, mặc dù những từ ngữ như "cải tổ", "công khai hoá", "dân chủ hoá"... được họ đưa vào từ điển một cách nhanh chóng. Họ chờ đợi kẻ xét lại trong giới Lãnh đạo Liên Xô (Gorbachov) sẽ sớm bị những người cộng sản trung thành lật đổ và tất cả sẽ trở lại như cũ. Trong khi đó những người khác ở các nước này lại ủng hộ tư duy mới của ông Gorbachov và hy vọng trong các niíớc "xã hội chủ nghĩa hiện thực" sẽ có luồng gió mới.


Tuy rằng Gorbachov tuyên bố nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, song nhiều người dự đoán rằng đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, còn trong thực tế Gorbachov nhúng tay vào tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, ép lãnh đạo các nước này phải làm theo và trong một số trường hợp phải lật đổ để đưa người của ông ta lên thay thế nắm quyền.


Tháng 4-1987 Gorbachov thăm Tiệp Khắc, cả dân tộc phấn khởi vì trong bài diễn văn ông ta đã nói "Xin lỗi các bạn, tháng 8-1968 chúng tôi đã lầm". Sau đó cả dân tộc Tiệp lại thất vọng vì chẳng thấy ông ta nói thêm gì về điều này, chỉ khi nói chuyện trực tiếp với nhân dân trên đường phố Praha ông ta mới nhắc đến "thời kỳ khó khăn mà chúng ta đã cùng nhau chịu đựng". Ông Gorbachov có nói đến sự cảm tình của mình đối với ông Dubchek, tác giả của học thuyết "xã hội chủ nghĩa với bộ mặt con người", nhưng không bình luận gì thêm. Điều này làm cho người ta nghi ngờ về tính hợp pháp của ban Lãnh đạo cũ ở Tiệp Khắc do ông Brgiơnhép dựng lên sau năm 1968.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:37:01 am
Ông Gorbachov không thể nói ra tất cả có thể vì ông chưa làm chủ hoàn toàn điện Kremlin.

Trong điều kiện tình hình quốc tế có chiều hướng giảm căng thẳng, trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện một thế hệ trẻ có tư tưởng tự do, không bị ảnh hưởng trực tiếp của "Mùa xuân Praha 68" và Công đoàn đoàn kết Ba Lan 1981. Nhân dân không còn phải sợ hãi khi phải nói công khai, họ đấu tranh đòi cải thiện môi trường, nhưng trong thực tế là đòi cải thiện chính trị. Các nhà lãnh đạo phương Tây khi đến thăm các nước Đông Âu không chỉ gặp gỡ hội đàm với các nhà lãnh đạo chính thống, mà còn gặp trao đổi với những người đối lập. Năm 1988 nhóm Hiến chương 77 do Jiri Ruml lãnh đạo đã cho xuất bản tại Praha tờ "Tin tức nhân dân". Tháng 12-1987 tại Matxcơva đã diễn ra hội thảo quốc tế về nhân quyền với sự tham gia của nhiều tổ chức đối lập từ các nước đông Âu, trong đó có cả Hiến chương 77.


"Chủ nghĩa xã hội kiểu hổ lốn", ngày càng vấp phải vô vàn khó khăn, nhưng những nhà lãnh đạo kiểu Stalin mới không đủ khả năng để loại bỏ các khó khăn đó, làm cho nhân dân bất bình.

Mùa thu 1987 ở Tiệp Khắc tình hình hết sức căng thẳng, nội bộ giới lãnh đạo có sự mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau, một số Bí thư Trung ương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản bị đưa ra hàng loạt đề nghị thay đổi nhân sự, phân chia quyền lực ở cấp cao nhất. Họ yêu cầu ông Huxắc, nhân vật chính của thời kỳ bình thường hoá chỉ giữ chức Chủ tịch nước còn chức Tổng Bí thư Đảng phải nhường cho người khác. Việc chọn Tổng Bí thư mới rất phức tạp, tên của một số lãnh đạo cấp tiến có trình độ ở cấp tỉnh được nêu ra, song các Bí thư trung ương loại bảo thủ như Jan Fojtik và Alois Indra đã ép trung ương phải chọn một nhân vật có tính chất dung hoà là Milos Jakes và giữa tháng 12-1987 ông này trở thành Tổng Bí thư. Gorbachov đã gửi điện mừng với lời chúc: "Góp phần vào việc khôi phục chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc". Điện mừng đã được hãng thông tấn Tiệp Khắc đưa toàn văn, song nhà tư tưởng Jan Fojtik đã thấy được ẩn ý của Gorbachov trong nội dung điện, nên lập tức can thiệp bắt tất cả các phương tiện thông tin đại chúng phải đưa với nội dung sửa đổi là "góp phần củng cố chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc" và điều sửa đổi này đã trở thành đường lối của ban Lãnh đạo mới ở Tiệp Khắc.


Báo "Tin tức nhân dân" của nhóm Hiến chương 77 ra đời 1-1988 không được phép của Chính phủ đã đánh giá Jakes là nhân vật giao thời kiểu Tchernenko. Chẳng có thể chờ đợi ở ông ta một cái gì mới vì trước đây ông ta là Trưởng ban kiểm tra và thanh tra trung ương, người chịu trách nhiệm quá trình thanh lọc lớn nhất trong Đảng Cộng sản từ trước đến nay, chỉ từ 1970 đến 1987 đã đuổi ra khỏi đảng nửa triệu đảng viên.


Tháng 1-1988, Jakes bay sang Matxcơva để trình diện Gorbachov. Ngay khi mới bước chân vào phòng làm việc của Gorbachov thì Jakes đã bị chủ nhà hỏi ngay: "Như vậy anh là người đã để cho họ sửa lại nội dung bức điện mừng tôi gửi cho anh...". Khi trở về nước gặp gỡ phóng viên báo chí Jakes không hề đả động gì đến lời trách móc của Gorbachov và cũng không nói gì đến việc Gorbachov đề nghị Chính quyền Tiệp Khắc giành cho Alexandr Dubchek một chức vụ danh dự gì đó. Thực chất Jakes đã khước từ lời kêu gọi cải tổ của Gorbachov và cố tình bào chữa cho đường lối đương thời Tiệp Khắc mà ông ta là một trong những người tạo dựng.


Áp lực từ Matxcơva ép Praha phải có sự thay đổi về đường lối tiếp tục tăng theo thời gian và dưới nhiều hình thức. Báo chí Liên Xô thường xuyên có các bài viết về Tiệp Khắc với nội dung công khai bộc lộ quan điểm không đồng tình với Ban lãnh đạo đương thời. Đầu tháng 2-1988 tờ phụ lục của báo Sự thật Comxômôn đã đăng hai bài phóng sự từ Praha, tác giả là Phó tổng biên tập Kuprianov, chính ông này đã tìm gặp Vaclav Havel, nhà lãnh đạo của Hiến chương 77 và đã cùng nhau đàm luận cả đêm. Trên các trang báo xuất bản ở Liên Xô người ta ca ngợi Havel là người không rời bỏ tổ quốc trong những năm tháng khó khăn của đất nước, là người đi theo con đường cải tổ, là người truyền bá các tư tưởng dân chủ hoá của Liên Xô...


Jan Fotik đã phản đối Liên Xô về các sự kiện trên và ông Kuprianov phải chuyển sang cương vị công tác khác nhưng lại quan trọng hơn.

Tháng 8-1988 nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày quân đội 5 nước đồng minh xâm lược Tiệp Khắc tờ báo nổi tiếng của Liên Xô là Tin tức Matxcơva đã đăng nội dung cuộc hội thảo của một số nhà báo Liên Xô trước đây có chứng kiến sự kiện 68 ở Tiệp Khắc. Theo giọng điệu của bài viết thì các nhà báo Liên Xô tỏ ra có thiện cảm với mùa xuân Praha 68 và lên án cuộc xâm lược của 5 nước đồng minh. Trước đây các báo chí Tiệp Khắc không hề đả động gì đến các bài viết của Kuprianov thì nay hãng thông tấn Tiệp Khắc đã đưa tóm tắt về cuộc hội thảo do báo Tin tức Matxcơva tổ chức và xuyên tạc một cách thô bạo nội dung đàm luận của các nhà báo Liên Xô.


Trong khi đó cuộc đấu tranh của Gorbachov với các lực lượng bảo thủ vẫn tiếp tục. Điều này được chứng minh qua lời ông ta phát biểu tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2-1988: "Cần phải có sự cạnh tranh về các luồng tư tưởng... cái chính là phải dân chủ hoá. Đó là phương tiện có tính chất quyết định để đạt được các mục tiêu về cải tổ. Một vài người nào đó lo lắng và lưu ý chúng ta đừng để cho quá trình dân chủ hoá biến thành sự hỗn loạn. Chúng ta hãy nhìn họ kỹ hơn, xem họ cần cái gì, không phải họ lo cho sự sống còn của chủ nghĩa xã hội mà cái chính là họ lo cho lợi ích cá nhân của mình. Vấn đề chính trong quá trình phát triển hệ thống chính trị của chúng ta là tạo ra một cơ cấu quyền lực và quản lý, mà trong đó công tác kiểm tra dân chủ hoạt động có hiệu lực và chính xác... Chúng ta phải nhớ rằng ai có vai trò lãnh đạo và Đảng ta không phải do ai đó ở bên trên ban cho...".


Cũng trong những tháng này ông Gorbachov thường xuyên thảo luận với ông Jakovlev và ông Sevardnadze, ông hiểu rõ sự phát triển tình hình trên thế giới có tính toàn cầu. Việc phá vỡ sự ngăn cách ở châu Âu trong thời kỳ chiến tranh lạnh và sau cuộc chiến Afganistan chưa ai nghĩ tới: Mỗi dân tộc có quyền tự chọn lấy thể chế chính trị ở nước mình, không một quân đội nào có thể áp đặt cho một nước khác theo ý mình. Kết thúc chiến tranh lạnh có nghĩa là xoá bỏ lý thuyết về đấu tranh giai cấp và chỉ có như vậy mới biến sự chung sống hoà bình tạm thời thành hoà bình vĩnh cửu. Những ý kiến nêu trên được Gorbachov phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 12-1988 với chủ đề "Triển vọng của những giá trị nhân loại".


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:37:56 am
Ở Tiệp Khắc khẩu hiệu "Không cần có sự thay đổi nhiều nhân sự nào, trong thời kỳ Hu xắc bị xoá bỏ. Jakes sau khi nắm quyền đã tìm mọi cách loại bỏ số uỷ viên đoàn chủ tịch (Bộ Chính trị) có khả năng cạnh tranh với ông ta theo phương pháp Stalin và đưa vào bộ máy lãnh đạo những người được đánh giá là trung thành với ông ta.


Tháng 4-1988 Antonin Kapek đã phải rời khỏi chức vụ Uỷ viên đoàn chủ tịch và Bí thư thứ nhất Thành uỷ Praha. Thay vào vị trí đó là Miroslav Stepan, nguyên là một cán bộ đoàn thanh niên. Con người này có rất nhiều tham vọng và đã được coi là người thuộc phái cấp tiến có triển vọng, mẫu hình Gorbachov ở Tiệp Khắc, nhưng những người thân cận Stepan hiểu rất rõ ông chẳng có năng lực, nhưng lại mộng trở thành Tổng Bí thư và việc ông ta được cất nhắc vào chức vụ này chẳng qua là nhờ các thủ thuật và lợi dụng mọi cách.


Tháng 10-1988 Lubomin Strougan (Thủ tướng liên bang 18 năm) và Peter Colotka (Thủ tướng Slovakia) cũng phải từ bỏ chiếc ghế của mình. Hai ông này được các nhà quan sát nước ngoài đánh giá là những người thực dụng, nhưng dân chúng lại đánh giá là những kẻ tham nhũng. Ông Strongan nếu ở lại sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với ông Jakes. Người kế vị ông Strougan là ông Ladislav Adamec, nguyên là Thủ tướng Séc, ông này đã nói với ông Jakes rằng nếu không sớm có những thay đổi cấp tiến thì hai năm nữa "sẽ có sự quyết định trên đường phố'". Lời tiên đoán của ông Adamec đã thành sự thật vào 11-1989.


Ngày đầu của dịp nghỉ hè Jakes đã tiến cử Rudolf Hegenbert vào chức vụ Trưởng ban 13 của Ban Chấp hành trung ương, ông này nguyên là Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học kỹ thuật đầu tư và môi trường của chính phủ Séc, nay trở thành người đứng đầu ngành nội chính (quân đội, an ninh và tư pháp). Những người đã từng có quan hệ với Hegenbert đều có nhận xét ông này là người có năng lực, có trình độ quản lý năng động. Tháng 12-1988 Hegenbert đã lưu ý công luận với bài viết đăng trong tuần báo Sáng tạo là 32% dân Tiệp Khắc phải sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng.


Điều này có nghĩa là từ mùa hè hoặc cuối năm 1988 Cơ quan an ninh quốc gia Tiệp Khắc đã có kế hoạch lật đổ Jakes (lời bình của Tổng biên tập BBC Luân Đôn John Simpson). Chưa ai dám khẳng định, song có điều "cuộc đảo chính của các chàng thượng sĩ" (tên gọi khôi hài do phái đối lập đưa ra ám chỉ cuộc lật đổ Jakes và Ban lãnh đạo cũ do an ninh quốc gia tổ chức) được bắt đầu hình thành từ khi có Trưởng ban số 13 Hegenbert. Nếu như Hagenbert không phải là một trong những tác giả soạn thảo ra kế hoạch đó thì ít ra ông ta cũng biết về việc này.


Theo những tư liệu do ông Simpson đưa ra thì đã có cuộc họp bí mật giữa đại diện Bộ Nội vụ, trong đó có cả Thứ trưởng thứ nhất phụ trách an ninh quốc gia Alois Lorenc với nhóm một số cán bộ lãnh đạo Đảng để bàn kế hoạch lật đổ Ban lãnh đạo đương thời. Những người tham gia cuộc họp đã thống nhất chọn ông Zdenek Mlynar làm Tổng Bí thư mới. Ông này nguyên là Bí thư Ban Chấp hành trung ương trong thời kỳ mùa xuân 1968, sau đó chạy ra nước ngoài và hiện là giáo sư tại Viên (Áo). Ông Milynan đã từng học ở Matxcơva và là bạn thân của ông Gorbachov. Sau khi tin này được đưa ra thì ông Mlynar đã bác bỏ. Nếu điều này là sự thật thì ông Mlynar chẳng bao giờ thừa nhận và cũng không loại trừ khả năng ông ta không hề được biết đến vai trò này của mình.


Tham gia kế hoạch này còn có thêm các cán bộ phản gián nội địa và an ninh bảo vệ kinh tế, tức là một số cán bộ của Cục 10 và 11 của Bộ Nội vụ. Một trong số lãnh đạo cấp cao của cuộc đảo chính là đại tá Karel Vodrazka, Cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là một sĩ quan tình báo có trình độ nhất và có quan hệ rất mật thiết với nhiều sĩ quan KGB biệt phái lâu dài ở Bộ Nội vụ Tiệp Khắc và Đại sứ quán Liên Xô tại Praha.


Điều gì đã xảy ra trong năm 1988 khi mà An ninh quốc gia đã chuẩn bị kế hoạch lật đổ Jakes, tất nhiên là có sự phối hợp của KGB?

Ông Aloiz Lorenc trả lời phóng viên tờ báo Anh London Independent như sau: "An ninh quốc gia hiểu rõ hơn Đảng Cộng sản điều gì sẽ xảy ra. Trong năm 1988 mọi việc đã rõ, nhiều sự thay đổi rộng lớn về xã hội, chính trị và kinh tế đang chờ đợi chúng ta, mỗi người phải hiểu rõ điều đó. Năm 1989 mọi việc chỉ còn chờ thời điểm thôi...".


Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản bắt đầu lo sợ trước mỗi dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị. Họ đàn áp các cuộc biểu tình một cách không thương tiếc. Đường lối của Gorbachov làm cho họ khó chịu. Trong dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Tiệp Khắc (28-10) và ngày quân đội Liên Xô chiếm Tiệp Khắc cách đây 20 năm (21-8) họ đã điều hàng trăm cảnh sát vũ trang đến quảng trường cổ Praha (quảng trường Vaclav) đàn áp thanh niên biểu tình hô khẩu hiệu chống Jakes và Đảng Cộng sản, cảnh sát đã dùng dùi cui đánh đập những người biểu tình, bắt giam và làm nhục họ. Với những người lãnh đạo của lực lượng đối lập thì An ninh quốc gia đã đưa đi "nghỉ tĩnh dưỡng" trong các nhà tù trước khi có các sự kiện.


Ông Alexandr Jakovlev, cánh tay phải của ông Gorbachov, tại cuộc giảng bài cho "các đồng chí" của chúng ta tại Praha ngày 15-10-1998 đã nhắc đến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Tiệp Khắc như sau:

"Trong hơn ba năm rưỡi qua ở Liên Xô đã không bắt giam một người nào vì lý do chính trị, chúng tôi chưa một lần phải dùng tới vũ lực và điều này chẳng cần thiết. Chúng tôi đã nhìn thấy những điều khác. Đảng Cộng sản Liên Xô đã bỏ mất thói quen trong quan hệ với nhân dân, lo sợ trước nhân dân, không giám đối thoại với nhân dân, sợ phát biểu trước nhân dân và quên mất các yếu tố xung quanh mình. Đảng Bônsêvik trước kia bắt đầu công việc của mình từ khối phố, chiếm lĩnh được đường phố và cũng từ những đường phố đó đã tiến công chống lại Nga hoàng và lật đổ nó, nhưng rồi tự nhiên lại sợ đường phố. Như vậy có nghĩa là thế nào? Chỉ còn có một cách là phải ra đi để nhường chỗ cho người khác làm được việc đó. Chúng ta có dám làm như vậy không? Chúng ta không thể làm như vậy được mà phải nắm lấy quần chúng...".


Jan Fojtik vẫn không hiểu điều đó, khi thảo luận riêng với Jakovlev đã trách ông này "Thời gian gần đây chúng tôi không thể đọc được báo chí của các đồng chí...". Lúc đó có lẽ Fojtik chờ xem đồng nghiệp Xô viết phải hổ thẹn hoặc xin lỗi, nhưng ông Jakovlev đã trở lời: "Anh hãy đừng đọc nó".


Trong ngày mà ông Jakovlev huấn thị Lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc thì cũng tại Praha một tổ chức chính trị tự do mới ra đời, đó là phong trào vì tự do công dân (viết tắt là HOS) và cũng trong tuần này Viện dự báo thuộc Viện hàn lâm khoa học Tiệp Khắc đã đưa ra một tài liệu nghiên cứu quan trọng: Dự báo sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội đến năm 2001". Tài liệu phê phán tình trạng kinh tế Tiệp Khắc một cách không thương tiếc, là bản cáo trạng lên án Đảng Cộng sản về tình trạng này.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:39:00 am
Gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 40 ngày nhân quyền quốc tế, Lãnh đạo Tiệp khắc lo sợ sẽ có cuộc đụng độ như hồi tháng 8 và tháng 10 ngay giữa thủ đô Praha trước mắt người nước ngoài.

Bí thư thứ nhất Thành uỷ Praha Stepan được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch đã cho phép một số tổ chức tự do tổ chức mít tinh, song địa điểm phải xa trung tâm.

Thứ 7 ngày 10-12-1988 quảng trường Skroupovo - Praha 3 đầy ắp người, họ là thành viên của Hiến chương 77, HOS, Tổ chức trẻ em Praha, Hiệp hội hoà bình độc lập và Uỷ ban những người bị xử lý oan. Họ đã mang theo biểu ngữ và truyền đơn với nội dung mà hơn bốn thập kỷ qua chưa bao giờ thấy xuất hiện trên đường phố và họ yêu cầu chính quyền phải thả hết tù chính trị. Tại đây Vaclav Havel đã phát biểu, nghệ sĩ Vlasta Chramostova đã đọc trích đoạn của Hiến chương nhân quyên và ca sĩ Marta Kubisova đã hát quốc ca.

Cuộc mít tinh đã bị một số máy quay phim và ghi âm của An ninh quốc gia ghi lại.

Phần lớn các đồng chí uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản đã đưa ra kết luận: Cuộc mít tinh là sự khiêu khích của các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội và chống Liên Xô. Ban chỉ huy tự vệ nhân dân Praha đã tuyên bố phản đối cuộc mít tinh trên. Cũng trong cuộc họp của Ban bí thư trung ương Hegenbert đã đọc báo cáo nêu rõ hành vi thù địch của các lực lượng đối lập, đổ lỗi cho Stepan vì ông này đã có sáng kiến cho phép tổ chức cuộc mít tinh đó và Ban bí thư trung ương Đảng Cộng sản đã đưa ra quyết định: Không cho phép lặp lại những sự kiện như vậy. Ông Miroslav Stepan cũng tự rút ra bài học và cho rằng nếu muốn tiến lên cao tới tột đỉnh thì phải mị dân hơn cả Giáo hoàng và với lập trường như vậy ông ta đã đạt được chức vụ của người thứ hai trong Đảng, tức là thay thế ông Vasil Bilak về hưu 12-1988. Tất cả các quan chức Tiệp Khắc đã quên đi lời khuyên của ông Jakovlev.


Câu hỏi đặt ra: Phải chăng bản báo cáo của Hegenbart là một phần trong trò chơi lớn?

Lại một ngày kỷ niệm sắp đến, nhân dịp 20 năm ngày anh sinh viên Jan Palach đã tự thiêu để phản đối việc quân đội Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc 8-1968, các quan chức cầm quyền đã đưa ra quyết định sẽ đàn áp các hoạt động của lực lượng đối lập một cách cứng rắn và cương quyết.


Trong thời gian từ ngày 15 đến 19-1-1989 hàng ngày có hàng ngàn người kéo đến trung tâm Praha, ngoài số người đi mua sắm, dạo chơi, xem các hoạt động văn hoá, còn có hàng trăm người đến để tưởng niệm Jan Palach. Không phân biệt ai đến đây với mục đích gì, cảnh sát và an ninh đã dùng vòi rồng, dùi cui và lựu đạn cay đàn áp. Họ đã thể hiện quyền lực đối với cả nhũng người đáng tuổi bà, tuổi mẹ và đối với những người phụ nữ đẩy xe nôi, kể cả với số thanh niên trong các bộ quần áo dân tộc đang ca hát nhảy múa. Họ đã tra tấn đánh đập và làm nhục số người bị bắt giữ, một số người trong đêm giá lạnh bị xe cảnh sát chở ra ngoại ô và bỏ lại. Đây là lần đầu tiên sau khi nắm quyền Stepan đã ra lệnh đàn áp các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội. Sau tuần lễ Jan Palach họ đã tạo ra chứng cứ giả và bắt giam Vaclav Havel ngay tại quảng trường cổ thành phố Praha. Sự kiện này đã làm cho làn sóng đấu tranh bùng lên trong cả nước, 700 văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng đã ký tên vào bản kiến nghị gửi Thủ tướng Ladislav Adamec phản đối hành động đàn áp của cảnh sát tại quảng trường trung tâm thành phố. Ngay một số cán bộ của Thành uỷ Praha cũng có những ý kiến không đồng tình với Stepan. Một số người cảnh cáo Stepan đang kích thích cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, song không có tác dụng vì Stepan đang mơ ước đạt tới đỉnh cao của quyền lực nên không còn suy nghĩ một cách chín chắn và cũng muốn tỏ ra với các đồng chí già trong Ban lãnh đạo là ông ta biết giữ quyền lực một cách cứng rắn. Điều này phù hợp với quan điểm của số bảo thủ và ngày 26-1-1989 Đoàn chủ tịch đã quyết định thành lập một đội đặc nhiệm nhằm chống lại hoạt động của các lực lượng bất hợp pháp đang tăng cường chống đối và sau đó Đoàn chủ tịch Quốc hội đã thông qua "biện pháp luật pháp nhằm bảo vệ trật tự công cộng" nâng hình phạt lên gấp đôi.


Mặc dù nhóm Jakes, Indra, Fojtik và Stepan đang ở thế thắng, song những người không đồng quan điểm vẫn chưa chịu đầu hàng. Hegenbert, người được coi là của Matxcơva sau này đã thú nhận là đã lưu ý các đồng chí lãnh đạo cấp cao về cuộc bùng nổ toàn xã hội, thuyết phục họ cần phải đối thoại với sinh viên, thanh niên nhưng không có kết quả gì. Ladislov Adamec là người có nhiều cố gắng tìm kiếm lối thoát cho cuộc cải tổ kinh tế, nhưng khi nhận được bản kiến nghị của 700 văn nghệ sĩ, trí thức vẫn không dám trả lời. Trong khi đó giới lãnh đạo cấp cao bắt đầu có sự phân hoá mạnh, nhóm những người Slovakia đứng đầu là Ignac Janak (Uỷ viên Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản) đã bắt đầu nhấn mạnh đến lợi ích của người Slovakia. Ông Lubomil Strougan (cựu Thủ tướng liền bang) tuy đã nghỉ hưu, song vẫn là Ủy viên trung ương chính thức nên tiếp tục hoạt động đằng sau hậu trường, vì có sự quen biết rộng, có nhiều bạn bè trong giới lãnh đạo đương thời nên ông ta vẫn hy vọng sẽ từ vị trí ẩn dật quay lại vũ đài chính trị.


Để đe doạ lực lượng đối lập, tháng 2-1989 Chính quyền đã xử phạt Vaclov Havel 9 tháng tù giam. Việc này đã dấy lên làn sóng phản đối trên thế giới và trong nước, chiến dịch lấy chữ ký phản đối đã bắt đầu.

Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã ký tên vào bản kiến nghị đòi thả Havel. Các phương tiện thông tin trong nước đều không nói đến điều này nên nhân dân chỉ biết qua sự phản ứng của phương Tây. Chữ ký của các ngôi sao vô tuyến truyền hình nổi tiếng nhằm bảo vệ cho một nhà văn không có tên tuổi trước công luận đã làm cho nhân dân hiểu là có cái gì đó đằng sau sự kiện.


Cũng trong thời gian này những người cộng sản cấp tiến thuộc phái Mùa xuân Praha đã thành lập tổ chức mang tên CLB Phục hưng (Klub Obrody), nhưng việc ra đời không đúng lúc. Lãnh đạo đương thời không hề quan tâm đến việc đối thoại với những người cộng sản kiểu Gorbachov. Tại bức tường "oán hận" ở trung tâm Praha đã xuất hiện khẩu hiệu: "Hỡi vua Vaclav thần thánh (ông vua có công dựng nước, có tượng cưỡi ngựa tại quảng trường cổ mang tên ông ta - Vaclavské Námèsti) ông còn chờ đợi cái gì nữa? Khi mà ông đã hiểu thì máu của các ông không thể xoá nổi quan điểm của chúng tôi đâu".


Trong khi ở Tiệp Khắc các thể lực bảo thủ củng cố vị trí quyền lực thì xu thế quan hệ quốc tế lại diễn ra ngược lại. Quân đội Liên Xô rút ra khỏi Afganistan. Chính phủ Mỹ và Liên Xô đẩy mạnh đàm phán về giải trừ quân bị và rút khỏi châu Âu. Tại Ba Lan, Đảng Cộng sản đối thoại với Công đoàn đoàn kết nhằm tìm kiếm giải pháp thoát khỏi khủng hoảng. Những người cộng sản Hungari tuyên bố là đã chọn nhầm hướng đi và thấy cần phải đẩy mạnh quá trình cải tổ xã hội để tiến tới đa nguyên chính trị.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:40:09 am
Liên Xô đánh giá sự phát triển tình hình ở Tiệp Khắc với lời lẽ gay gắt hơn. Điều này được phản ánh trên các báo chí ở Liên Xô và bộc lộ quan điểm thực của điện Kremlin. Phóng viên báo Tin tức (báo của Chính phủ Liên Xô) đã có bài phê phán Jan Fojtik và những người thuộc phe cánh của ông ta. Những người cộng sản Tiệp Khắc đang tự đánh giá lại hoạt động của mình. Họ cũng thừa nhận đã đánh giá sai hoạt động của các lực lượng đối lập không nắm bắt được chiều sâu và bản chất của các vấn đề mới phát sinh. Cuộc biểu tình nhân kỉ niệm ngày anh sinh viên Jan Palach tự thiêu đã gây sự chú ý trong cả nước. Theo quan điểm của nhiều người Séc là do lực lượng cảnh sát cơ động đã đàn áp nhân dân một cách vô lý. Lúc này trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng đã thấy là việc đối phó với lực lượng đối lập không chỉ là công việc của lực lượng an ninh quốc gia. Đảng Cộng sản bắt đầu tổ chức các cuộc đối thoại với giới văn nghệ sĩ trí thức, tìm kiếm con đường hợp tác với các lực lượng không chính thống và đánh giá lại những kinh nghiệm quá khứ. Tại Praha dưới danh nghĩa Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa (SSM) đã tổ chức một số cuộc hội thảo với thanh niên có sự tham gia của một số Bộ trưởng và quan chức Chính phủ. Trong các buổi hội thảo này các quan chức Chính phủ không thể trả lời được một số câu hỏi chính trị gay cấn do thanh niên nêu ra. Những lãnh tụ chóp bu của Đảng Cộng sản thì lại lo sợ các cuộc hội thảo kiểu này.


Tháng 2-1989, Adamec thăm Matxcơva và được Gorbachov tiếp. Trong khi Thủ tướng Tiệp Khắc thao thao bất tuyệt về cải cách kinh tế thì ông Gorbachov lại nhấn mạnh rằng đường lối của Liên Xô là đường lối của nhân dân Xô Viết. Hai tháng sau đó, Jakes cũng lại viếng thăm Liên Xô và đã hội đàm với Gorbachov. Theo các nguồn tin chính thống thì lãnh tụ Liên Xô đã tuyên bố: "Trong cải tổ việc thay đổi sức ì trong tư duy và thói quen do thời kỳ đình trệ để lại là phức tạp nhất. Sự thay đổi là hết sức cần thiết, có tính chất sống còn và phải thay đổi trong mọi hoạt động của xã hội..."


Những người cộng sản quan liêu đánh giá chuyến viếng thăm này như sau: cuộc thảo luận giữa hai lãnh tụ đã diễn ra trong bầu không khí thân mật và hiểu biết lẫn nhau.

Qua nhận xét đó có thể giải thích là trong nhiều vấn đề hai bên đã không thống nhất được với nhau.

Trong thời gian này phản ứng trong và ngoài nước về việc giam giữ Havel có chiều hướng tăng lên và cuối cùng các ngài quan chức cộng sản hiểu ra là Havel ở trong tù mạnh hơn ở bên ngoài. Chính vì vậy họ đã phải thả Havel vào tháng 5-1989.


Đầu tháng 6-1989 Janos Kadar đã phải rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư Đảng xã hội chủ nghĩa Hungari sau 33 năm nắm giữ. Hungari cũng bắt đầu phá bỏ các hàng rào biên giới với Áo, tại Ba Lan Công đoàn đoàn kết thắng trong tuyển cử tự do.


Để đối phó với quá trình dân chủ hoá ở Liên Xô, Hungari và Ba Lan đã hình thành trục Berlin - Praha - Bucurest. Tháng 5 năm 1989 nhà lãnh đạo độc tài Rumani thăm Praha và các nhà lãnh đạo của 3 nước trên đã thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Liên Xô đã thấy vấn đề này và tất nhiên không thể cho phép họ muốn làm gì thì làm vì nó sẽ phá vỡ cả quá trình giảm căng thẳng ở lục địa châu Âu và trên thế giới.


Khoảng giữa tháng 5-1989 đại tá Vaclav Zajtchek, Trưởng phòng an ninh thuộc Ban Nội chính Trung ương đã thừa nhận: "Chúng tôi đã đi đến kết luận là Lãnh đạo Đảng Cộng sản không còn đủ khả năng giải quyết các vấn đề đã chín muồi. Các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia dự đoán rằng cuối xuân đầu hè sẽ là thời điểm dẫn tới việc chế độ hiện nay kết thúc". Một số nguồn tin khác cũng đưa ra nhận định tương tự.


Trước đó, tháng 4-1989, Hegenbert đã đạt điều mong muốn là đưa được đại tá Vodrazka, nhân vật then chốt của "cuộc đảo chính của các chàng thượng sĩ" vào chức vụ Cục trưởng Cục Tình báo - Bộ Nội vụ, buộc ông Sochor - tay chân của ông Jakes - phải về hưu.


Tháng 6-1989, ông Vodarazka chết đột ngột vì bệnh tim. Cái chết xảy ra vài ngày sau cuộc tranh luận gay gắt giữa ông và ông Sochor. Mặc dù vậy, ông Sochor cũng không quay lại cương vị cũ mà nhờ sự đỡ đầu của Jakes được bổ nhiệm làm Trưởng ủy ban Quân sự của Tiệp Khắc ở Tây Berlin. Trong lịch sử ngành tình báo, các nước thuộc Hiệp ước Vác xô vi đây là một quyết định hết sức độc đáo và ngoại lệ vì người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia với nhiều bí mật lại ra đi trong cương vị một nhà ngoại giao làm việc ở bên ngoài biên giới quốc gia.


Lại một câu hỏi được đặt ra: Khi Đại tá Vodrazka tiến hành tìm kiếm trong số sĩ quan tĩnh báo người phù hợp với nhiệm vụ trong "cuộc đảo chính của các anh thượng sĩ" thì có gặp phải một người nào đó tay chân của ông Sochor và sau đó ông Sochor có thông báo về hiểm hoạ đảo chính cho ông Jakes không?


Tướng Lorenc trong bài trả lời phỏng vấn tờ báo Independent đã thú nhận việc ông ta chủ động tìm chọn người thay thế Jakes và số đã bạc đầu. Lorenc đã tính đến Adamee, Mohirita và Hegenbert. Ông nói: "Một điều hết sức rõ ràng là cần phải có người đứng đầu Đảng Cộng sản có khả năng thay đổi Đảng về cơ bản. Tôi đã có tìm nhưng không tìm được ai cả...". Có lẽ vì vậy mà ông Lorenc đã quyết định bỏ mặc các vị cấp trên của mình trong thời điểm bất lợi. Kế hoạch tiếp theo của ông ta thế nào?


Trên thế giới và ở Tiệp Khắc tình hình có nhiều biến động. Tháng 3-1989 những người cộng sản Hungari công khai tuyên bố mục đích của họ là chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền, dân chủ nghị viện và kinh tế thị trường. Họ đã phục hồi cho ông Nagye và những người đã tham gia khởi nghĩa năm 1956 và đã bị xe tăng cuả ông Andropov tiêu diệt. Thủ tướng Adamec đã gửi một bức thư cho Tổng Bí thư Jakes lưu ý những khó khăn trong việc thực hiện cải cách kinh tế, nhưng đã không nhận được sự trả lời.


Khoảng 26-6-1989 Jakes đã lệnh cho Ban thư ký của mình chuẩn bị bài diễn văn để ta đọc vào cuối tháng 8, trong bài diễn văn có nêu việc quân đội 5 nước khôi Vác xô vi vào Tiệp Khắc 1968 là bất hợp pháp và quyết định huỷ bỏ văn kiện "Bài học từ cuộc khủng hoảng trong Đảng và xã hội", tài liệu này từ 1969 đã trở thành kinh thánh của số cộng sản bảo thủ.


Ngày 29-6 một tài liệu mang tên "Tuyên ngôn một số câu" của lực lượng đối lập được công bố. Tuyên ngôn này yêu cầu các nhà lãnh đạo bảo thủ phải từ chức, cần lập lại nền dân chủ và đa nguyên chính trị. Phía dưới tài liệu có hàng trăm chữ ký và số lượng chữ ký ngày càng tăng, trung tuần tháng 11-1989 đã có tới 40.000. Tuyên ngôn có ý nghĩa hết sức lớn lao, khích lệ nhân dân, họ hết sợ hãi, lại bắt đầu quan tâm đến chính trị và dẫn tới việc các tổ chức tự do phát triển mạnh.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:41:03 am
Tổng Bí thư Jakes đã nhìn thấy vấn đề, ông ta phát hiện ra một điểm hết sức quan trọng là khi ông ta gọi điện cho điện Kremlin, thì không được ông Gorbachov hoặc bất cứ một Uỷ viên Bộ Chính trị hay Ban kí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô tiếp chuyện. Jakes còn uỷ quyền cho Đại sứ Tiệp Khắc tại Matxcơva cố tìm gặp và đặt vấn đề với lãnh đạo Liên Xô tổ chức cuộc gặp cấp cao, song điều này cũng không thực hiện được vì ông Lakes đã quên mất là lãnh đạo Liên Xô không còn tính đến vai trò của ông ta nữa.


Tháng 7-1989, 10 nhóm đối lập Tiệp Khắc đã yêu cầu Chính phủ và quốc hội 5 nước Hiệp ước với Vác xô vi (Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Balan, Hungari và Bungari) xét lại lập trường đối với sự xâm chiến Tiệp Khắc 1968. Nghị sĩ Quốc hội Hungari và Ba Lan sau đó đã công khai xin lỗi nhân dân Tiệp khắc, lãnh đạo đương thời Tiệp Khắc phê phán cho rằng quốc hội hai nước này đã can thiệp vào công việc nội bộ của Tiệp Khắc.


Đầu tháng 7-1989 tại cuộc họp của Quốc hội châu Âu tại Strasburg (Pháp) Gorbachov đã đọc diễn văn và đề nghị các cường quốc rút hết quân đội khỏi các nước khác.

Cũng trong thời điểm này Hội nghị hiệp thương chính trị của Hiệp ước Vác xô vi được tổ chức và theo yêu cầu của Liên Xô, Hội nghị đã thông qua nghị quyết về sự cần thiết phải huỷ bỏ tất cả các vũ khí hạt nhân và hoá học ở châu Âu. Trong cuộc gặp của các nguyên thủ quốc gia khối Vác xô vi, Gorbachov đã không có thời gian nói chuyện phù phiếm với Jakes.


Tờ Nhật báo của Chính phủ liên Xô Izvestia đã mở màn một chiến dịch chống lại những kẻ bảo thủ ở Tiệp Kliắc. Đầu tiên toà soạn báo này mời ông Jiri Hanzelka đến Matxcơva, ông này là nhà văn đã 20 năm bị coi là xét lại, bị bắt phải im lặng và bị theo dõi. Tại đây ông Hanzelka đã tiếp xúc trao đổi với nhiều quan chức Liên Xô và tổ chức một số cuộc họp báo nói về tình hình thực tế tại Tiệp Khắc. Báo chí Liên Xô không bị kiểm duyệt đã đăng toàn bộ nội dung các cuộc họp báo này.


Đầu tháng 8-1989 đã đăng cuộc nói chuyện với ông Hegenbert, trong đó ông này đã nói về tương lai Tiệp Khắc như sau: "Tôi hi vọng rằng đến một lúc nào đó nước chúng tôi lại có thể trở thành một trong số các nước phát triển nhất ở châu Âu. Tiệp Khắc gắn liền với các nước châu Âu bởi có chung lịch sử văn hoá và có thể trở về với các nước này nếu từ bỏ được những cản trở lớn hiện nay như sự không hiểu biết, bệnh sơ cứng về tư duy, chủ nghĩa bao biện làm thay, sự thiếu chuyên môn hoá và phi qui luật. Số phận cuộc cải tổ ở Tiệp Khắc hoàn toàn phụ thuộc vào điều này". Sau khi đọc bài phỏng vấn này Jakes đã yêu cầu Hegenbert phải từ chức Ủy viên Trung ương Đảng, song ông Hegenbart đã khước từ.


Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 21 ngày quân đội khối Vác xô vi xâm chiếm Tiệp Khắc, tờ Izestia lại tổ chức cuộc hội thảo với 3 nhân vật đã từng tham gia sự kiện 1968, tiếp đó tờ báo này trích đăng ý kiến bạn đọc về nội dung hội thảo và lời phát biểu của ông Jiri Hajek, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tiệp Khắc thời kỳ 1968, hiện là thành viên hiến chương 77, về các hội thảo tại Liên hiệp quốc. Người ta đánh giá cuộc hội thảo do báo Izvestia tổ chức là độc đáo.


Sự tan rã của giới cầm quyền Tiệp Khắc được phương Tây đưa tin một cách phong phú, đa dạng. Đài châu Âu tự do, tiếng nói Hoa kỳ và các đài phương Tây khác thường xuyên đưa các tin về nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.


Cuốn băng Video ghi lại cuộc nói chuyện của ông Jakes với cán bộ lãnh đạo Đảng ở Tây Séc, trong đó ông Jakes phê phán các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản lúc nào cũng cảm thấy "như cái gậy cắm trong hàng rào" không hiểu vì sao đã lọt ra ngoài và được đưa công khai trước công luận, cả dân tộc đã được chứng kiến sự ấu trĩ mơ hồ của ông Jakes qua cuốn băng này. Nếu như an ninh quốc gia không trực tiếp nhúng tay vào việc này nhằm cho công luận bài xích Jakes thì sau đó cũng chẳng tiến hành một biện pháp nào để thu hồi hoặc ngăn cấm việc lưu truyền tài liệu có tính chất "phản quốc" này.


Cuối tháng 7-1989 cả hai ông Jakes và Adamec đều đi nghỉ mát ở Krym (Liên Xô). Đối với chức vụ Tổng Bí thư thì việc đi nghỉ mát tại đây là bình thường, song đối với chức thủ tướng Chính phủ thì lại là chuyện bất bình thường. Mặc dù hai ông cùng đi một chuyến bay, nhưng đến nơi lại ở hai địa điểm khác nhau và không hề có sự gặp gỡ. Ông Jakes nghỉ ở gần chỗ nghỉ của ông Gorbachov, nhưng lãnh tụ tối cao Liên Xô đã không thèm để ý đến người đồng, nghiệp Tiệp Khắc. Theo nguồn tin của một người cùng đi nghỉ ở đó thì hai ông Jakes và Gorbachov có trao đổi với nhau qua điện thoại, nhưng một người khác thì lại khẳng định là ông Gorbachov không dành thời gian để trao đổi với ông Jakes.


Còn ông Adamec có gặp và trao đổi với ông Gorbachov không? Chẳng ai biết được.

Cuối tháng 7-1989 lãnh đạo quân đội Tiệp Khắc đã cụ thể hoá các mệnh lệnh phân bố các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch mang mật danh "Can thiệp". (Thiến dịch này dự tính có sự tham gia của 13.200 lính nghĩa vụ, 790 sĩ quan và 155 xe tăng. Những đơn vị này được dự tính sẽ tung vào cuộc khi mà lực lượng an ninh vào các thành phố lớn.


Ngày 21-8-1989 tại quảng trường cổ Praha có khoảng 2000 thanh niên tham gia biểu tình, lực lượng an ninh và tự vệ nhân dân đã đàn áp một cách thô bạo như mọi khi.

Cũng vào thời điểm này, một mắt xích quan trọng của trục Berlin - Praha - Bucaret bị phá vỡ. Từ Cộng hoà dân chủ Đức, hàng chục ngàn người đã chạy trốn ra nước ngoài. Đầu tiên họ tràn sang Hunggari và vượt sang Áo, tiếp đó họ chạy vào Đại sứ quán Tây Đức ở Praha và Vác xô vi. Hơn 45 năm qua chưa khi nào có dòng tị nạn tràn qua các nước ở châu Âu đông như vậy. Một số người đã tiên đoán: "Đây là kết cục của một hệ thống".


Tiếp đó ông Mazovieeki, lãnh tụ công đoàn Đoàn kết trở thành Thủ tướng Ba Lan và trùm tư tưởng Fojtik đã phải công khai nói đến những lo ngại về tình hình ở các nước xã hội chủ nghĩa láng giềng.

Tháng 8 và 9-1989 tướng Alois Lorenc bay sang Matxcơva, đây là sự kiện đột biến đáng chú ý. Tại đây ông ta đã thảo luận với người đứng đầu cơ quan phản gián Liên Xô tướng Grushco và Chủ tịch Uỷ ban An ninh quốc gia Krjutchkov. Sau này ông Hagenbert thú nhận: "Từ Matxcơva trở về ông Lorenc đã đến gặp tôi và đề nghị hợp tác chống lại lực lượng bảo thủ trong giới lãnh đạo Đảng. Tôi đã khước từ đề nghị đó".


Ông Lorenc đã thảo luận những gì ở Matxcơva? câu hỏi này không thể trả lời được.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:41:46 am
Tình hình Tiệp Khắc tiếp tục sôi động, số lượng các tổ chức đối lập tăng lên, đáng chú ý là nhóm "Những người trí thức độc lập", tổ chức" Sáng kiến dân chủ".

Đầu tháng 10-1989 Cộng hoà dân chủ Đức tổ chức kỷ niên 40 năm ngày thành lập nước, ông Gorbachov đã đến dự, ông muốn nhân dịp này tác động để cùng ông Honecker, kẻ giáo điều già nua phải đẩy mạnh cải tổ chính trị, song ông Gorbachov đã thất bại. Trong lễ kỷ niệm đang diễn ra thì hàng ngàn người dân Cộng hoà dân chủ Đức tụ tập biểu tình trước cửa sổ lâu đài. Sau khi ông Gorbachov rời Berlin thì các cuộc biểu tình lớn tại Lepzic và Dresden bùng nổ chống lại lãnh đạo đương thời, cảnh sát đã đàp áp một cách tàn bạo, nhưng nhân dân không còn sợ hãi nữa. Khi mà hàng trăm ngàn người tràn ngập các đường phố Cộng hoà dân chủ Đức kể cả ở Berlin thì những kẻ cầm quyền vội vã tìm chỗ ẩn nấp. Sau hai tuần kể từ ngày có lễ kỷ niệm thành lập nước thì Honecker đổ. Ngày 9-11 bức tường Berlin tượng trưng cho sự chia cắt đất nước Đức cũng sụp đổ theo.


Như vậy "Trục chống xét lại Berlin - Praha - Bucarest" bị phá vỡ. Vào thời điển này Hungari tuyên bố gạch bỏ chủ nghĩa xã hội ở tên nước. Tại Tiệp Khắc những kẻ cực đoan bảo thủ vẫn không chịu đầu hàng. Các phóng viên của tờ báo đối lập "Tin tức nhân dân" là Jiri Ruml và Rudolf Zeman bị bắt giam. Ở Slovakia bắt đầu phiên toà xử Jan Tcharnoguski và Miroslav Kusy về tội lưu hành và tuyên truyền báo chí bất hợp pháp. Thủ tướng Adamec gửi tối hậu thư thứ hai cho Jakes phản đối việc cải tổ kinh tế và doạ từ chức.


Ngày 29-10 nhân dịp kỷ niệm 71 năm thành lập nước cộng hoà tại quảng trường cổ đã diễn ra cuộc biểu tình của nhân dân chống lại lãnh đạo đương thời, họ hô vang khẩu hiệu: Vinh quang Masarik (Tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc), vinh quang Dubtchek, nhục nhã thay Jakes và Stepan, họ yêu cầu chính phủ cộng sản từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Cảnh sát và tự vệ nhân dân đã đàn áp thẳng tay đoàn người biểu tình.


Hai phóng viên của báo Mặt trận trẻ (Miada Fronta) đã có mặt tại nơi diễn ra cuộc biểu tình và ghi lại hình ảnh, chứng cứ một cách phong phú. Ngay ngày hôm sau báo này đã đưa tin chi tiết và đây là lần đầu tiên qua báo chí chính thống nhân dân được biết về cuộc biểu tình chống chính phủ và hành động dã man của cảnh sát.


Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản vội vã họp bàn thảo luận về việc đối thoại với lực lượng đối lập. Jakes, Fojtik, Indra và số lãnh đạo bảo thủ khác không những chỉ sợ mất ghế mà còn lo mất việc làm giàu.

Sự giãy chết của chủ nghĩa cộng sản đang có chiều hướng nhanh hơn. Trong tuần thứ hai của tháng 11-1989 lãnh tụ cộng sản Bungari Todor Zivkov bị đánh đổ. Người ta được hỏi khi nào thì ngọn lửa này tràn đến Tiệp Khắc? Những người lạc quan thì dự đoán rằng các cuộc biểu tình của quần chúng sẽ bùng nổ vào ngày nhân quyền quốc tế 10-12. Những người cải cách trong Đảng Cộng sản lại tính đến việc trong hội nghị trung ương vào tháng 12-1989 sẽ mở màn những thay đổi nhân sự có tính cấp tiến. Số người bi quan, trong đó có cả một số thành viên Hiến chương 77 thì cho rằng những kẻ theo Bơrơgiơnhep sẽ cố giữ quyền đến quý I năm tới, sau đó các lực lượng đối lập được công khai hoạt động, sẽ có một thời kỳ giao thời để tiến tới bầu cử tự do và Đảng Cộng sản sẽ đầu hàng.


Cũng trong thời gian này tướng Lorenc lại đưa ra một kết luận là Đảng Cộng sản không thể làm gì để có thể lật lại thế cờ và sau này ông ta thú nhận thêm là an ninh quốc gia có thể ngăn chặn đảo chính cách mạng, nhưng không có khả năng đẩy lùi cả quá trình cách mạng đó. Theo chúng tôi thì trùm an ninh quốc gia Lorenc là người có đầy đủ lượng thông tin cần thiết, rất hiểu rõ sự phát triển của tình hình và phán đoán chính xác khả năng xảy ra.


Chuẩn bị cho ngày sinh viên quốc tế 17-11, sinh viên các trường đại học ở Tiệp Khắc muốn tổ chức kỷ niệm theo cách của họ. Hoạt động này được Uỷ ban Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa Praha, Hội đồng sinh viên đại học Praha và số sinh viên độc lập chuẩn bị. Các cơ quan của Đảng Cộng sản rất lo sợ về hoạt động này. Những người tổ chức đã làm đơn xin phép, nhưng mãi đến ngày 14-11 Thành uỷ Praha mới đồng ý cho phép nhưng lại ra điều kiện là cuộc mít tinh biểu tình không được đi qua trung tâm vì sợ khách du lịch chứng kiến cảnh sinh viên biểu tình chống chính phủ.


Trước lễ kỷ niệm này một tuần đột nhiên thiếu tướng tư lệnh quân đoàn 1 Polak bay sang Matxcơva với danh nghĩa hội thảo. Ông này trực tiếp chỉ huy sư đoàn xe cơ giới số 19 đóng ở Plzen và sư đoàn xe tăng số 1 đóng ở Slany (cả hai thành phố nằm gần Praha), các đơn vị này từ 8-1989 đã được huy động để chuẩn bị vào kế hoạch đàn áp biểu tình ở Praha nếu tình hình xấu đi. Như vậy cuộc viếng thăm Matxcơva của ông Polak có liên quan gì đến các sự kiện sắp diễn ra không?


Ngày 14-11-1989 tướng KGB Grusko xuất hiện tại Praha. Hai sự kiện này có liên quan gì đến nhau không?

Theo ông đại tá quân đội Zbynek Tcherovski thì ông ta đã tận mắt trông thấy một tài liệu mật, đó là lệnh của Bộ tổng tham mưu quân đội ra ngày 15-11-1989 gửi cho các đơn vị (đã được lựa chọn từ trước) chuẩn bị tham gia đàn áp "các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội". Trong tờ lệnh còn ghi rõ là không sử dụng số chiến sĩ đã tốt nghiệp đại học đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị này.


Trong thời gian này hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở các địa phương với nội dung bảo vệ môi trường: Praha, Teplice...

Bộ Nội vụ liên bang cho ra đời chiến dịch mang mật danh "sinh viên", nhưng mọi công việc chuẩn bị chỉ được triển khai vào giờ phút chót và rất chậm trễ. Kế hoạch này nhằm đối phó với biểu tình của sinh,viên, nhưng có nhiều điều khó hiểu và người ta nghi đây là kế hoạch giả tạo vì đối với các cuộc biểu tình trước đây cơ quan an ninh bao giờ cũng biết trướp hàng tháng, lần này lại coi như không biết gì và an ninh quốc gia cũng không tính đến việc tham gia của các lực lượng đối lập, trước đây bao giờ họ cũng tính rất kỹ và có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:42:21 am
Theo lời khai của trung uý an ninh Ziftchak trước công tố quân sự trong năm 1990 thì ngày 16-11-1989 anh ta được gọi đến gặp đại tá chỉ huy trưởng an ninh Praha Bytchenek (trung uý Ziftchak trước đó đã được an ninh đánh vào phong trào sinh viên với tên giả là Ruzitchka). Đại tá Bytchanek đã giao nhiệm vụ cho Ziftchka là ngày hôm sau 17-11 phải đi trong đoàn biểu tình của sinh viên, các đặc tình khác của an ninh quốc gia sẽ lái đoàn biểu tình đi vào khu vực cấm ở trung tâm và cuộc đụng độ giữa đoàn biểu tình sinh viên với cảnh sát sẽ diễn ra tại Đại lộ Dân tộc. Ziftchak phải đi trong hàng đầu đoàn biểu tình, khi lực lượng cảnh sát đàn áp thiếu tá Shipek sẽ chỉ vào ZiftchaK và một cảnh sát đã được chỉ định từ trước sẽ xông vào đánh và Ziftchak phải ngã xuống giả vờ chết. Để bảo vệ cho vai kịch của Ziftchak đã bố trí một nhóm an ninh hỗ trợ. Sau đó Ziftcnak được xe cứu thương của Bộ Nội vụ chở đi. Tất cả những gì sau này Ziftchak khai báo trước Ủy ban điều tra của Quốc hội đều chứng minh một sự thật về một cuộc đảo chính được chuẩn bị kỹ càng. Hành động khiêu khích của Ziftchak là một bộ phận trong kế hoạch rộng lớn hơn mà Thứ trưởng Bộ Nhi vụ liên bang Lorenc, Cục trưởng phản gián Vykypel và Trưởng ban nội chính trung ương Hegenbert đã thông qua. Kế hoạch này loại bỏ số lãnh đạo đương thời, theo Ziftchak thì đó là Jakes và Stepan.


Nếu như trung uý Ziftchak nói đúng thì đây chính là "cuộc đảo chính của các chàng thượng sĩ" đã nêu ở phần trên, nhưng tại sao chỉ có Ziftchak nói ra còn các đồng nghiệp khác của anh ta lại im lặng? Phải chăng các thông tin do Ziftchak đưa ra lại là một bộ phận của kế hoạch tung tin giả mà một số báo đã nêu?


Ngày 17-11-1989 Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên bang Krantisek Kincl đã họp với Jakes và Stepan, quyết định không đàn áp biểu tình mà chỉ dùng lực lượng an ninh, cảnh sát và tự vệ nhân dân ngăn cản không cho đoàn biểu tình kéo vào khu trung tâm và kéo lên lâu đài của Chủ tịch nước.


Chiều tối 17-11-1989 Fojtik từ Matxcơva trở về Praha sau chuyến viếng thăm Liên Xô, khi trả lời vô tuyến truyền hình ông tỏ ra thẫn thờ buồn bã. Lẽ ra là uỷ viên đoàn chủ tịch và Bí thư trung ương ông ta phải được Gorbachov tiếp theo lễ tân thông thường, song ông Gorbachov không có thời gian tiếp và ông Fojtik chỉ hội đàm với người đồng nghiệp Vadim Medvedev. Trong cuộc họp báo đầu tiên ông ta đã nói đến thời kỳ khủng hoảng như sau: Năm 1968 không chỉ liên quan đến chúng tôi mà việc quân đội 5 nước đồng minh vào Tiệp Khắc. Chính là việc của 5 nước đó. Chúng tôi chỉ có thể đánh giá những gì đã dẫn đến quyết định đó và phần trách nhiệm của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Tiệp Khắc lúc đó...". Ông Medvedev đã nói với ông Fojtik là đã đến lúc cần phải xét lại thái độ của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đối với mùa xuân 68 vì thái độ cứng nhắc của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã ảnh hưởng đến đường lối của Liên Xô ở châu Ãu.


Kết quả cuộc gặp giữa ông Fojtik với ông Medvedev có tác động gì đến Jakes và số lãnh đạo bảo thủ trong các quyết định tiếp theo không?

Suốt cả buổi tối 17-11-1989 Stepan ngồi ở Văn phòng Thành uỷ Praha để theo dõi diễn biến cuộc biểu tình của sinh viên qua các báo cáo của Bộ chỉ huy cảnh sát Praha. Hegenbert sau khi chia tay với một phái đoàn Liên Xô nào đó đã về trụ sở ở Vysochina, còn ông Adamec làm việc tại nhà riêng. Vaclav Havel ngồi viết tài liệu tại một trang trại ở Hradek vùng Đông Bắc Séc. Phần lớn các thành viên lực lượng đối lập đều ở bên ngoài Praha hoặc có chương trình khác. Mặt khác lực lượng sinh viên biểu tình đã không muốn có sự tham gia của Hiến chương 77. Tối 17-11-1989 khoảng 10 ngàn sinh viên đã tụ tập tại nghĩa trang Albetov nơi có thi hài anh sinh viên Optetal bị phát xít Đức bắn chết 1939, sau bài diễn văn với nội dung không đồng tình với Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay, họ đã tuần hành theo con đường đã được cho phép. Giữa đường một số ĐT của An ninh quốc gia đã cố lái đoàn biểu tình vào khu trung tâm, song đoàn người vẫn đi về Praha 3. Sau đó một nửa đoàn biểu tình với những cây nến thắp sáng cầm tay đã kéo ra phía bờ sông Vltava và đi dọc theo sông về nhà hát lớn. Các nhân viên an ninh trà trộn trong đoàn biểu tình đã lái đoàn rẽ vào Đại lộ Dân tộc, nơi cài bẫy của An ninh quốc gia đã giương sẵn.


Trong lúc này tướng Lorenc, đại tá Vykypel (Cục trưởng phản gián) và một số lãnh đạo khác của Bộ Nội vụ liên bang đang ăn tối với tướng KGB Grusko. Cuộc vui của họ bị gián đoạn bởi khoảng 20 cú điện thoại. Đại tá Bytchanek thông báo về diễn biến cuộc biểu tình của sinh viên. Lorenc đã hai lần gọi điện thoại báo cáo cho Jakes và Adamec, nhưng vẫn được lệnh không đàn áp.


Khi đoàn biểu tình tiến vào Đại lộ Dân tộc đến gần nhà xuất bản Albatros thì bị chặn lại, số sinh viên biểu tình có thái độ rất ôn hoà, họ đứng hát, hô khẩu hiệu, các cô gái tới đưa hoa cho cảnh sát. Lúc đó từ phía sau nhà hát lực lượng cảnh sát cơ động với lá chắn, dùi cui và hàng rào sắt kéo đến tăng cường. Đoàn biểu tình định rút lui qua phố Mikulandska, song đường phố này cũng đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục chặn lại.


Sau đó cuộc tàn sát đã xảy ra. Sau này Uỷ ban y tế của OF công bố là có 593 người đăng ký kiểm tra thương tích và điều trị, trong đó người trẻ nhất là 13 tuổi, già nhất là 83 tuổi, theo bác sĩ điều trị thì có khoảng 180 người có nhiều khả năng bị tai biến sau này.


Ủy ban đầu tiên của Quốc hội giám sát cuộc điều tra sự kiện 17-11 mặc dù bị 6 thành viên là ĐT của an ninh quốc gia tác động, song cũng đã đưa ra được kết luận: "Việc đàn áp cuộc biểu tình ở Đại lộ Dân tộc đã được dàn dựng từ trước và thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra". Điều này được làm sáng tỏ một phần nhờ số sinh viên tự đi điều tra và đã tìm được tung tích của trung uý Ziftchak. Ủy ban còn đưa ra kết luận tiếp theo: "Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc đàn áp biểu tình được chỉ đạo từ hai trung tâm chỉ huy, hai trung tâm này hoàn toàn không liên quan đến nhau". Mặc dù là ông Lorenc khi trả lời phỏng vấn đã bác bỏ là không có trung tâm thứ hai, song lại thừa nhận: "Các tin tức thu thập được đã chuyển cho Cục phản gián xử lý đánh giá tại một trung tâm nào đó, trung tâm này lại không có quyền hạn tổ chức hoặc chỉ huy". Uỷ ban điều tra của Quốc hội đã nhận định là KGB đã được thông báo chi tiết về sự kiện nhưng chưa có đủ bằng chứng cụ thể buộc tội họ trực tiếp nhúng tay vào việc chuẩn bị và đàn áp biểu tình. Ngoài ra tướng Teslenko, đại diện KGB tại Praha đã có mặt 5 tiếng đồng hồ liền tại trung tâm chỉ huy của an ninh Praha và thường xuyên gọi điện thoại đi đâu đó. Các nghị sĩ Quốc hội thì đánh giá như sau: "Theo lời khai của một số đương sự thì việc đàn áp biểu tình tại Đại lộ Dân tộc là để gạt bỏ lãnh đạo đương thời của Đảng Cộng sản".


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:43:20 am
Ai đã đưa vào Uỷ ban điều tra của Quốc hội 6 ĐT của an ninh quốc gia? Số ĐT này phục vụ ai và phục vụ cái gì? Phải chăng việc làm này nhằm chứng minh sự đóng góp của cơ quan an ninh quốc gia vào cuộc cách mạng này như Lorenc và một số người khác đã lộ ra? Nhưng tất cả đều không đủ sức che đậy một sự thật là trong điều kiện chín muồi nhân dân đã đồng loạt nổi dậy giành lấy chính quyền.


Trong đêm 17-11 một số sinh viên sau khi bị đánh đã chạy vào các nhà hát Praha và kể cho các nghệ sĩ và khán giả nghe về nỗi kinh hoàng của họ tại Đại lộ Dân tộc.

Ở Tiệp Khắc cứ hai người thì có một người thường xuyên nghe đài phát thanh phương Tây, kể cả Thủ tướng Adamec. Chính vì vậy sáng 18-11 cả nước đã biết cái gì xảy ra trong đêm qua tại Đại lộ Dân tộc. Sinh viên và tất cả nghệ sĩ ở Praha đã tuyên bố đình công bãi khoá vô thời hạn, đồng thời kêu gọi cả nước tổng đình công vầo ngày 27-11-1989. Lời kêu gọi này theo các nhà sử học là mốc đầu tiên đánh dấu sự phát triển của cách mạng nhung lụa.


Tối 18-11 các hãng thông tấn phương Tây đưa tin: Tại đại lộ Dân tộc một sinh viên tên là Martin Smid đã bị giết chết; tin này đã dẫn đến việc hàng trăm ngàn người kéo đến trung tâm Praha, tại nơi xảy ra cuộc tàn sát họ đã thắp hàng ngàn ngọn nến. Praha lặng đi vì nỗi buồn đau đớn nhưng lại chứa chan sự bùng nổ. Lúc này một số Uỷ viên đoàn chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản lại nghĩ đến việc sử dụng quân đội và tự vệ nhân dân để làm chủ tình hình.


Tối 19-11 tại Câu lạc bộ kịch câm Praha đại diện các tổ chức đối lập và một số khách vãng lai đã tụ tập và quyết định thành lập Diễn đàn công dân OF. Tổ chức này ra đời đã đòi huỷ bỏ sự độc quyền của Đảng Cộng sản trong chính phủ, đòi tự do dân chủ, đòi số bảo thủ trong giới lãnh đạo hiện nay phải từ chức và phải mở cuộc điều tra vụ tàn sát 17-11.


Một điều rất kỳ lạ là tại cuộc họp thành lập OF có mặt một số sĩ quan an ninh quốc gia, nhưng không thấy một ai trong số họ tuyên bố cuộc họp này bất hợp pháp. Có phải họ tự nhận thấy làn sóng chống đối quá mạnh mẽ hay họ không được chỉ thị của cấp trên đang trong tình trạng hoang mang giao động.


Ngày 19-11 Petr Uhl, thành viên Hiến chương 77 bị bắt vì tội đã đưa tin cho các hãng thông tấn phương Tây về cái chết của sinh viên Martin Smid vì tin này đã được chứng minh là tin giả, chẳng có người nào chết. Tuy là tin giả song nó đã đạt được mục đích là kích động được hàng trăm ngàn người nổi dậy.


Ai và tại sao lại chuẩn bị tin giả này và nhằm mục đích gì?

Cuộc đình công bãi khoá của văn nghệ sĩ và sinh viên Praha đã lan rộng ra các thành phố khác. Báo Quyền lợi đỏ đã đăng bài cảnh cáo tình trạng hỗn loạn xảy ra. Chính phủ liên bang, chính phủ hai nước đều đưa ra lời tuyên bố nhằm trấn an dư luận. Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản họp bàn tìm cách đối phó, song không có kết quả. Chỉ huy một số sư đoàn quân đội đã chuẩn bị điều quân vào các thành phố.


Tối 19-11 tại quảng trường cổ thành phố Vaclav đã diễn ra cuộc biểu tình quần chúng đầu tiên với khoảng 150 ngàn người. Họ yêu cầu tự do, dân chủ, công khai hoá lãnh đạo và các nhà bảo thủ phải từ chức. Ở Bratislava, Brno và Olomouc hàng trăm ngàn người đã kéo đến trung tâm thành phố với thái độ căm thù.


Ngày 21-11 Thủ tướng Adamec tiếp đoàn đại biểu OF, ông ta gặp đại diện OF nhưng lại không gặp Vaclav Havel, đồng ý tiếp tục đõi thoại và thông báo đã ra lệnh mở cuộc điều tra về vụ tàn sát hôm 17-11. Các nhà lãnh đạo bảo thủ của Đảng Cộng sản coi việc làm này của Adamec là phản bội lại Đảng. Tối đến các cuộc hiểu tình lại diễn ra. Tại quảng trường cổ Vaclav loa truyền thanh đã được lắp và từ ban công của Toà soạn báo Đảng Xã hội, Vaclav Havel và một số người thuộc lực lượng đối lập đã phát biểu. Ca sĩ Marta Kubisova hát quốc ca, nhân dân thì rung chuông bằng chìa khoá của mình - Đây là những tiếng chuông cuối cùng dành cho cộng sản.


Ngày tiếp theo một số báo có đưa tin về sự kiện này. Các báo Mặt trận trẻ, Tiếng nói tự do và Dân chủ nhân dân đã cố gắng thông báo khách quan về tình hình xảy ra. Còn các tờ báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác vẫn phải làm theo lệnh Fojtik. Sự kiện tháng 11-1989 xảy ra đã chứng minh lời nói của ông Adamec cách đây hai năm là đúng.


Ông Jakes sợ hãi trước diễn biến tình hình, đã lệnh cho lực lượng tự vệ nhân dân ở một số nơi phải kéo về Praha ngay trong đêm và được lệnh phải chiếm lấy các vị trí then chốt. Gần thành phố Beroun xe tăng trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu và với Praha chỉ cần khoảng 100 chiếc. Binh lính của một số đơn vị quân đội đã được nhận lá chắn và dùi cui do cảnh sát cung cấp. Họ dự định sử dụng khoảng 20 ngàn quân để phá vỡ các cuộc biểu tình và đình công, riêng ở vùng Sec đã tập trung 2/3 tổng số quân huy động. Khi ông Hegenbert biết được các lệnh đó đã tạm lánh vào bệnh viện.


Đêm 21-11 và rạng sáng 22-11, các đơn vị tự vệ nhân dân đã tập kết về các địa điển xung quanh Praha, nhưng bỗng nhiên sau đó họ chẳng nhận được mệnh lệnh tiếp theo nào. Đến tối ông Otto Tchmolik, Giám đốc hãng thông tấn CTK gọi điện thoại cho ông Fojtik đã nói "Chúng ta toi mạng và với tự vệ nhân dân cũng vậy thôi".


Trong khi đó quân đội vẫn tiếp tục chuẩn bị cho chiến dịch "Can thiệp". Hàng loạt xe ô tô con trước mang biển số quân đội nay được thay bằng biển số dân sự và phóng đến Bộ tổng tham mưu. Từ trên các xe này bước ra nhiều ngài mang quân phục và cả một số mặc thường phục.


Mohorita đã ra lệnh tịch thu một phần các số báo Mặt trận trẻ ra ngày 23-11 vì có đăng ảnh Vachav Havel và những lời thoá mạ các lãnh tụ cộng sản bảo thủ. Trong báo Quyền lợi đỏ cùng ngày thì Hagenbert lại có bài viết về chủ nghĩa xã hội với những lý luận rất dũng cảm mang tính cấp tiến.


Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik ra lệnh chuẩn bị đưa quân đàn áp theo kế hoạch "Can thiệp". Vô tuyến truyền hình chỉ đưa một vài hình ảnh về cuộc biểu tình ở Praha. Tại Bratislava ông Alexandr Dubchek phát biểu, đây là biểu tượng của mùa xuân Praha.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 27 Tháng Năm, 2022, 06:44:09 am
Ngày 24-11 Tổng tham mưu trưởng quân đội Vacek, Thứ trưởng Bộ Nội vụ liên bang và một số lãnh tụ khác đã quyết định phương án đàn áp một cách mạnh mẽ các lực lượng chõng chủ nghĩa ch. Từ 16 giờ hôm đó quân đội đã trong tư thế sẵn sàng tham chiến và cũng trong ngày này công nhân nhà máy lớn nhất Praha CKD đã kéo ra quảng trường cổ Vaclav biểu tình.


Buổi tối Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản họp, Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik đề nghị sử dụng quân đội đàn áp biểu tình, Urbanek (sau này là Tổng Bí thư thay Jakes) đã bác bỏ đề nghị này với lý do tuần tới có cuộc gặp thượng đỉnh Xô - Mỹ tại Malta nên không thể làm được điều này. Cuối cùng cả Đoàn chủ lịch từ chức. Bà Jirina Svorcova đề nghị bầu ông Hegenbert làm Tổng Bí thư thay ông Jakes, nhưng số bảo thủ phản đối và cuối cùng ông Urbanek được bầu vào chức vụ này, nhưng cơ quan tối cao của Đảng Cộng sản chẳng có sự thay đổi gì lớn.


Ngày 25 và 26 tliáng 11 khoảng 750 ngàn người đã kéo đến quảng trường Letna mít tinh. Mặc dù ông Bộ trưởng Quốc phòng Vaclavik bị trúng phong phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, song một số tướng lĩnh cứng rắn vẫn tiếp tục nghĩ đến việc dùng quân đội trấn áp. Nếu lúc này chỉ cần vài chiếc máy bay phản lực bay lượn sát quảng trường sẽ làm cho cuộc mít tinh rối loạn, mọi người sẽ hoảng hốt chạy trốn, đè dẫm lên nhau và có thể hàng chục người chết cũng như cuộc mít tinh bị giải tán, song rất may là không một quan chức nào dám chịu trách nhiệm làm điều đó. Số người biểu tình đã phản đối việc thay đổi không đáng kể trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, kêu gọi tổng đình công. Từ nhà tù các phạm nhân nổi tiếng được phóng thích.


Ngày 26-11 Thủ tướng Adamec đã bắt tay với Vaclav Havel mở cuộc thảo luận mới giữa Chính phủ và OF. Buổi tối Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản họp và lại có sự thay đổi nhân sự tiếp.

Ngày 27-11 cuộc tổng đình công mang tính chất cảnh cáo trong hai giờ đã diễn ra. Lãnh đạo quân đội vẫn tiếp tục nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự, họ đã lựa chọn một số đơn vị đặc nhiệm để có thể đánh chiếm đài phát thanh và vô tuyến truyền hình.


Cũng trong ngày 27-11 giáo sư Mlyner từ Áo trở về Praha. Một sĩ quan tình báo đã lái chiếc xe mang biển số ngoại giao đưa ông Mlynar thẳng từ Viên đến trụ sở Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Tại đây ông Strougal đã ra đón và đưa vào gặp ông Urbanek giới thiệu: "Đây là người có nhiều lượng thông tin nhất và là người có thể giúp đỡ chúng ta trong lúc này...". Ông Strougal muốn nói đến chuyến viếng thăm bí mật gần đây của ông Mlynar ở Matxcơva và việc ông này đã gặp gỡ trao đổi với người bạn học cũ là ông Gorbachov, nhưng ông Mlyner không muốn trở thành kẻ bảo vệ cho Đảng Cộng sản nên đã nói với ông Urbanek là chỉ muốn giữ vai trò nhà nghiên cứu chính trị mà thôi.


Chuyến về nước bí mật lần này của ông Mlyner đã lọt đến tai Bộ trưởng Nội vụ liên bang Frantisek Kind và ông này đã cảnh cáo các sĩ quan tình báo rằng việc đứng ra tổ chức cho một kẻ lưu vong về nước đã vượt qua giới hạn cho phép và họ sẽ bị xử lý.


Như vậy tại sao ông Zdenek Mlyner lại khước từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản? Còn ông Strougan đóng vai trò gì trong sự kiện này và ông ta định sẽ giữ chức vụ gì?

Ngày 28-11 cuộc hội đàm Adamec - Havel đã có sự thống nhất: Chính phủ mới được thành lập, sẽ huỷ bỏ các chương nói về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ nghĩa Mác - Lênin trong Hiến pháp. Ngay hôm sau Quốc hội sẽ họp để sửa đổi Hiến pháp.


Ngày 30-11 nhân danh Ban Chấp hành trung Itơng Đảng Cộng sản ông Urbanek đã kêu gọi các tướng lĩnh quân đội hãy từ bỏ ý định đảo chính quân sự với các lời sau: "Tôi yêu cầu các đồng chí hãy hiểu rằng đứng ở góc độ nội bộ cũng như quốc tế chúng ta không có lối thoát nào khác là phải giải quyết bằng chính trị...".


Ngày 1-12-1989 ông Gorbachov tuyên bố khôi phục mùa xuân Praha. Đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản ra tuyên bố lên án cuộc xâm lược của 5 nước đồng minh vào Tiệp Khắc tháng 8-1968.

Sự thay đổi ở Tiệp Khắc vẫn chưa kết thúc. Ngày 3-12 Chính phủ mới của Adamec được thành lập với 3/4 cộng sản đã không được công luận và các tổ chức đối lập chấp thuận, làn sóng biểu tình phản đối lại dâng lên. Ông Adamec không hiểu hết tình thế và phải từ chức, ông Marian Tchalfa, Phó thủ tướng lại hiểu được cái gì OF đang cần nên đã chớp lấy thời cơ và đồng ý thảo luận với OF để lập chính phủ mới với thành phần phù hợp.


Ngày 10-12 Chính phủ hoà giải dân tộc do ông Tchalfa làm Thủ tướng đã được thành lập và tuyên thệ trước ông Gustav Husak. Ông này ngay sau đó xin từ chức và người ta đã tìm chọn người thay thế - ông Vaclav Havel.


Cuộc cách mạng nhung lụa đã thắng lợi, không một phát súng, không một người chết. OF tại vùng Sec và VPN tại vùng Slivokia đã nhận lấy quyền hành từ tay Đảng Cộng sản một cách rất thoải mái. Bộ trưởng Ngoại giao mới Dienstbier, người vừa cởi bỏ bộ quần áo đốt lò và khoác lên mình bộ quần áo com lê độc nhất đã nói: "Họ (cộng sản) đã chạy trốn như những đứa trẻ con".


Nhìn lại cả quá trình của cuộc cách mạng này, có rất, nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao cộng sản lại từ bỏ quyền lực một cách nhanh chóng và dễ dàng như vậy? Có phải họ thiếu những con người tài giỏi và kiên định không? Hay là họ đã hiểu được tình trạng tuyệt vọng về kinh tế, chính trị của đất nước này do họ đã tạo ra trong hơn 40 năm qua? Hay là mặt đối mặt với hàng trăm ngàn quần chúng nhân dân họ đã lo sợ cho tương lai của cá nhân?...

Còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu mới có thể giải đáp được.

Theo báo Mặt trận trẻ
ngày 17-11-1990


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:45:40 pm
CHÍNH BIẾN Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC


PGS, PTS. Phạm Ngọc Hiền


I. VÀI NÉT VỀ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC

Với diện tích hơn 100 ngàn km2, dân số xấp xỉ 17 triệu người, nước Cộng hoà dân chủ Đức được thành lập vào ngày 7-10-1949 trên vùng lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát (5 tháng sau khi nước Cộng hoà liên bang Đức ra đời trên vùng lãnh thổ do Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng) khi chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 - 1945) chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của Liên Xô và phe đồng minh. Như vậy, bốn năm sau khi đại chiến thế giới lần thứ II kết thúc, trên lãnh thổ phía Đông và lãnh thổ phía Tây của nước Đức hình thành hai Nhà nước Đức phát triển theo hai con đường, hai xu thế chính trị - xã hội trái ngược nhau: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Nước Cộng hoà dân chủ Đức đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và hội viên chính thức Hiệp ước quân sự Vác-sa-va. Ngược lại Cộng hoà Liên bang Đức (với số dân hơn 60 triệu và diện tích gấp hơn 3 lần Cộng hoà dân chủ Đức) tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, là thành viên cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và hội viên chính thức của Liên minh quân sự Bắc - Đại Tây dương (khối NATO).


Đường biên giới giữa hai Nhà nước Đức cũng đồng thời là đường ranh giới giữa hai hệ thống xã hội thế giới đối lập nhau ở khu vực châu Âu (thường được gọi là các nước Đông và Tây Âu).

Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh ở Cộng hoà dân chủ Đức.


1. Chính trị.

Cơ cấu bộ máy cũng như cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức cũng có cấu trúc, đặc điểm cơ bản như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Về lực lượng chính trị, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (SED) với 2,3 triệu đảng viên (con số lúc cao nhất) giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và vị trí có tính chất quyết định tiến trình phát triển của đất nước trong 40 năm qua. Bên cạnh SED còn có 4 chính đảng khác hoạt động công khai, hợp pháp với tư cách là cộng tác viên chặt chẽ với SED. Đó là các đảng:

- DBD (đảng Nông dân - dân chủ).

- CDU (đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo).

- LDPD (đảng Dân chủ, tự do Đức).

- NDPD (đảng Dân chủ quốc gia Đức).

Nước Cộng hoà dân chủ Đức có quan hệ ngoại giao với gần 100 nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên thế giới. Riêng với Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức có mối quan hệ toàn diện đặc biệt gần như phụ thuộc. Chính sách đối nội và đối ngoại của Cộng hoà dân chủ Đức trước khi quyết định đều có sự trao đổi, bàn bạc và thoả thuận với Liên Xô. Thậm chí, trong Đảng, Quân đội, An ninh, Cảnh sát đều coi việc trung thành với Liên Xô như một tiêu chuẩn công khai.


2. Kinh tế.

Cộng hoà dân chủ Đức thực hiện cơ chế quản lý kinh tế theo phương thức kế hoạch hoá, tập trung, chỉ huy theo mệnh lệnh hành chính, bao cấp. Trong 40 năm qua, tổng thu nhập quốc dân tăng 11,2 lần, năng suất lao động tăng 10,5 lần. Thu nhập tính theo đầu người xấp xỉ 10.000 USD/năm (gấp 2 lần Liên Xô, nhưng chỉ bằng 1/2 Cộng hoà liên bang Đức). Cho đến cuối những năm 70, Cộng hoà dân chủ Đức được xếp vào hàng thứ 10 trong số những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (sau Cộng hoà liên bang Đức).


3. Xã hội.

Trên thực tế, Cộng hoà dân chủ Đức đã xoá bỏ chế độ người bóc lột người và quyền được có công ăn việc làm của tất cả mọi công dân đã được xác lập. Vì vậy ở Cộng hoà dân chủ Đức từ năm 1950 đến 1989 không có người thất nghiệp và quyền bình đẳng trong giáo dục, đào tạo và miễn phí y tê đã được thực hiện.


Trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật của nhân dân phát triển khá cao (22% người lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 9% trong số họ được đào tạo nghề một cách cơ bản). Vấn đề nhà ở đã được giải quyết cơ bản vào năm 1988 (bảo đảm mỗi gia đình có một căn hộ riêng).


Phúc lợi và trợ cấp xã hội được đảm bảo bằng một chương trình trợ giá, trợ cấp khoảng gần 800 tỷ Mác (chiếm 20% tổng thu nhập quốc dân).


4. Quốc phòng.

Cộng hoà dân chủ Đức có một lực lượng quân đội chính qui (Quân đội quốc gia nhân dân) với 175.000 người và lực lượng dự bị ngoài biên chế đống tới hàng triệu người. Ngoài ra, trên lãnh thổ Cộng hoà dân chủ Đức còn có 380.000 quân chính qui của Liên Xô thường trực chiến đấu. Trong Quân đội quốc gia nhân dân Đức thường xuyên có các cố vấn quân sự Liên Xô từ cấp Trung ương tới cấp địa phương.


5. An ninh, Nội vụ.

Ở Cộng hoà dân chủ Đức có 2 lực lượng chủ yếu hảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội. Đó là: Bộ An ninh (do E.Mielke, uỷ viên Bộ Chính trị làm Bộ trưởng) và Bộ Nội vụ (do F.Dickel, uỷ viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng). Hầu hết các sĩ quan, hạ sĩ quan An ninh và Nội vụ là đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức. Từ những năm 1980 trở về trước, sĩ quan An ninh và cảnh sát từ cấp đại tá trở lên đều phải được bồi dưỡng, tu nghiệp tại Liên Xô. Từ sau năm 1980 trở lại đây (trước khi xảy ra chính biến) thì sĩ quan An ninh cấp đại tá và sĩ quan cảnh sát từ cấp thiếu tướng trở lên mới phải được bồi dưỡng, tu nghiệp tại Liên Xô. Cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ Cộng hoà dân chủ Đức là một thành viên của tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol (bao gồm cả cảnh sát các nước tư bản chủ nghĩa và một số nước xã hội chủ nghĩa). Trong lực lượng An ninh và cảnh sát của Cộng hoà dân chủ Đức đều có cố vấn Liên Xô, song chủ yếu là cố vấn An ninh Liên Xô. Theo quy định, các lực lượng Quân đội, An ninh và cảnh sát ở Cộng hoà dân chủ Đức đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và có quan hệ cộng tác, chiến đấu đặc biệt chặt chẽ với lực lượng vũ trang của Liên Xô và khối Vác-sa-va. Lương hàng tháng của cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, đặc biệt là An ninh cao hơn hẳn các ngành khác (khoảng 2 lần).


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:46:30 pm
II. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC TRƯỚC KHI XẢY RA CHÍNH BIẾN.

Trong bốn mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, nước Cộng hoà dân chủ Đức đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Đông Đức. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80 trở lại đây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở đất nước này diễn biến rất phức tạp do cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả tác nhân bên trong lẫn tác nhân bên ngoài gây ra. Đó là những tín hiệu, dấu hiệu báo trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc xảy ra, vì những nguyên nhân và tác nhân đó không được phát hiện kịp thời và khắc phục có hiệu quả.


1. Về kinh tế xã hội.

Cho tới năm 1989 Cộng hoà dân chủ Đức nợ nước ngoài 17,5 tỷ USD (bình quân mỗi người dân gần 1000 USD). Ngược lại nước này cũng là chủ nợ 9 tỷ USD, nhưng phần lớn người nợ là một số nước xã hội chủ nghĩa và các nước theo hướng xã hội chủ nghĩa, do đó khả năng trả nợ rất khó khăn. Do những tính toán sai lầm trong việc phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn điện tử và vi điện tử, hơn nữa chương trình, kế hoạch này lại bị tình báo công nghiệp Nhật lấy cắp bí mật và bị vô hiệu hoá nên đã làm cho Cộng hoà dân chủ Đức bị lỗ tới 15 tỷ Mác (tiền Cộng hoà dân chủ Đức). Chi phí cho việc thay thế các thế hệ máy tính điện tử hết khoảng 15 tỷ Mác. Chi phí cho việc khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu từ Liên Xô về Cộng hoà dân chủ Đức tốn khoảng 10 tỷ Mác. Tổng cộng hết khoảng 40 tỷ Mác. Hậu quả của nó là làm cho nền kinh tế Cộng hoà dân chủ Đức trở nên căng thẳng và mất cân đối nghiêm trọng. Tổng thu nhập quốc dân giảm dần (năm 1987 chỉ còn 9,9%). Năng suất lao động tuy vẫn tăng đều, tăng hơn Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác nhưng lại kém xa các nước Mỹ, Nhật và đặc biệt là Cộng hoà liên bang Đức (năng suất lao động của Cộng hoà dân chủ Đức chỉ bằng 1/6 Cộng hoà liên bang Đức). Hàng hoá sản xuất ở Cộng hoà dân chủ Đức ngày càng kém cả về chất lượng lẫn hình thức, trong khi đó hàng hoá các nước phương Tây, nhất là từ Cộng hoà liên bang Đức ngày càng hấp dẫn công dân nước này. Vì vậy, tư tưởng "vọng ngoại, bài nội" đã xuất hiện và trở thành vấn đề tâm lý xã hội. Một bộ phận quần chúng, trước hết là thanh thiếu niên thường có biểu hiện ngưỡng mộ; ảo tưởng lối sống phương Tây. Vì nhiều lý do, trong đó do thông tin hạn chế, một chiều, qui chế du lịch xuất cảnh rất ngặt nghèo mà nhu cầu về vấn đề này của người dân lại tăng lên, nên ngày càng có nhiều công dân tìm mọi cách rời bỏ Cộng hoà dân chủ Đức sang sinh sống ở Cộng hoà liên bang Đức (từ ngày thành lập nước tới năm 1989 đã có tới 3,5 triệu người trốn sang Tây Đức và Tây Berlin). Mặc dù khi sang phương Tây nhiều người trong số họ thất vọng với ảo tưởng trước đây song họ đã không trở về, vì sợ bị xử lý.


2. Về tình hình tiêu cực nội bộ Đảng.

Với vai trò là người tổ chức và lãnh đạo tiến trình phát triển của đất nước, bên cạnh những thành tích không thể phủ định được. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức cuối những năm 80 đã phạm, những sai lầm về đạo đức, phẩm chất của người cộng sản không thể che dấu được bên cạnh sai lầm trong quản lý kinh tế - xã hội. Vì vậy mà dẫn tới hậu quả là không những uy tín cá nhân, lãnh đạo của Đảng mà cả niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội suy giảm nhanh chóng. Sau đây là một vài dẫn chứng điển hình:


Tổng Bí thư SED E.Honecker, vốn là một lãnh tụ rất được nhân dân kính trọng vì có nhiều công lao to lớn với đất nước, nhưng càng những năm cuối đời (từ đầu những năm 70 trở lại đây) đã có biểu hiện tự đề cao và được đề cao quá mức dẫn tới tệ sùng bái cá nhân mà cả đảng viên lẫn quần chúng đều nhận biết. Ví dụ: Trong một ngày đi thăm Hội chợ quốc tễ được tổ chức hàng năm ở thành phố Leipzig, Honecker đã cho chụp tới 40 kiểu ảnh khi thăm 40 gian hàng khác nhau và sau đó cho viết bài, đăng ảnh ở nhiều loại báo chí mấy hôm liền buộc các tờ báo, tạp chí lớn phải lược bỏ các chuyên mục mà nhiều độc giả quan tâm, gây nên sự hất bình trong nhiều tầng lớp xã hội. Trước trào lưu "cải tổ, đổi mới" chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác Honecker đã có phản ứng tiêu cực. Ông tuyên bố không cải tổ, đổi mới. Ngoài ra Honecker còn chỉ thị cho các ngành chức năng thực hiện việc cấm lưu hành một số báo chí Liên Xô ở Cộng hoà dân chủ Đức ("Ngọn lửa nhỏ", "Sputnik", "Tin tức Mockba"...). Trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương có hiện tượng đoàn kết, thống nhất bắt buộc, hình thức (thực ra có sự mâu thuẫn nội bộ kể cả trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại từ lâu). Theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra Trung ương SED, Honecker còn có thái độ đối sách, trù dập một số cán bộ Đảng, Nhà nước cao cấp như với Modrow (Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Dresden) và hiện tượng gây bè phái trong nội bộ Đảng và Nhà nước.


Ngoài Tổng Bí thư Honecker, một số không ít cán bộ cấp cao trong Đảng và chính quyền Nhà nước tìm cách giành đặc quyền, đặc lợi cho bản thân họ. Ví dụ: việc xây dựng khu biệt thự Waldlitz với các trang thiết bị hiện đại kể cả trang trí nội thất nhập ngoại để làm khu ở giành riêng cho 19 nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước.


Trong khi đó, đội ngũ đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở cũng bị phân hoá và biểu hiện thái độ phản ứng khác nhau trước những diễn biến phức tạp trong nội bộ cũng như ngoài xã hội, trong nước cũng như trên thế giới. Với tâm trạng bất bình, bất mãn, lo lắng, hoài nghi thậm chí tức giận, hoảng sợ... họ đã có biểu hiện thái độ và hành động: hữu khuynh, cực đoan, cơ hội thậm chí trả lại thẻ Đảng, bỏ nhiệm vụ mà trước đó họ coi là thiêng liêng. Ví dụ: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 có đại biểu đã nói: "Tôi không muốn quay về cơ sở Đảng của tôi để rồi hàng ngày nhìn thấy 20 tấm thẻ Đảng bị ném trả trên bàn... Qua các cú điện thoại tôi nhận thấy, thật đáng kinh sợ về việc các đảng viên đảng ta cảm thấy sợ hãi sẽ bị đàn áp...". Hơn thế nữa có những đảng viên cấp cao đã kêu gọi giải tán Đảng. Nói tóm lại, nội bộ Đảng bị khủng hoảng nghiêm trọng và hành động mất phương hướng dẫn tới sự suy sụp tinh thần và tan rã từ trong nội bộ Đảng. Số lượng đảng viên giảm sút nhanh chóng từ 2,3 triệu xuống còn 1,2 triệu và rồi dưới 1 triệu chỉ có trong vòng chưa đầy 2 tháng.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:47:11 pm
3. Về tình hình tiêu cực trên lĩnh vực an ninh và trật tự xã hội.

Bắt đầu từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1989 tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức ngày càng trở nên mất ổn định nghiêm trọng. Điều đó ít nhiều được thể hiện ở các hiện tượng:

- Các đảng phái chính trị hợp pháp như CDU (đảng Dân chủ Thiên chúa giáo), LDPD (đảng Dân chủ tự do Đức) và NDPD (đảng Dân chủ quốc gia Đức) tăng cường các hoạt động chính trị đối lập, tranh giành ảnh hưởng trong xã hội và thậm chí có những hành động chống phá Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức. Cụ thể: họ tiến hành các cuộc hội họp bất hợp pháp tuyên truyền đả kích, bài xích Đảng lẫn chế độ xã hội chủ nghĩa. Họ tăng cường tập hợp lực lượng bằng mọi phương thức kể cả việc móc nối, nhận sự giúp đỡ cả về đường lối, chủ trương, mục tiêu hoạt động lẫn vật chất với các đảng phái, tổ chức chính trị ở Cộng hoà liên bang Đức. Riêng đảng Nông dân - dân chủ Đức (DPD) lúc đầu cũng hoạt động tranh giành ảnh hưởng, càng về sau càng yếu dần. Đáng lưu ý là một loạt các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với SED và với chủ nghĩa xã hội như tổ chức "Diễn đàn mới", "Khởi phát dân chủ", "Đảng xã hội dân chủ"... đã được lập ra theo các phương thức: khôi phục lại, lập mới từ đầu hoặc chi phối, thao túng, hướng lái các tổ chức hợp pháp thành tổ chức chính trị đối lập nhằm tạo ra sự đối trọng với SED. Họ ráo riết hoạt động gây thanh thế chính trị bằng cách công khai, bán công khai hoặc bí mật.


- Bắt đầu từ tháng 8-1989 số lượng công dân Cộng hoà dân chủ Đức xuất cảnh hợp pháp và bất hợp pháp sang các nước phương Tây, chủ yếu là sang Cộng hoà liên bang Đức bằng mọi con đường ngày càng gia tăng. Riêng trong tháng 8 năm 1989 có tới 20.999 người dân Đông Đức di cư sang Tây Đức (trong đó có 5.495 người ra đi bất hợp pháp). Hiện tượng hàng đoàn người nối đuôi nhau xin cư trú tạm thời tại cơ quan đại diện của Cộng hoà liên bang Đức tại thủ đô Berlin, và tất cả Đại sứ quán các nước phương Tây khác tới mức đại diện ngoại giao Cộng hòa liên bang Đức ở Berlin cũng như Đại sứ quán của họ ở tại Tiệp Khắc, Hungari, Bungari... đã phải ra lệnh đóng cửa và áp dụng những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt để phòng ngừa những người muốn di cư tràn vào. Tính đến hết tháng 9-1989 có tới gần 100.000 công dân Cộng hoà dân chủ Đức đã sang cư trứ tại Cộng hoà liên bang Đức.


Bắt đầu từ cuối tháng 8 trở đi xuất hiện hiện tượng quần chúng tụ tập trái phép tại nhiều địa điểm khác nhau ở nhiều tỉnh thành phố kể cả thủ đô Berlin bàn tán sôi nổi về tình hình chính trị - xã hội trong nước và quốc tế. Liền sau đó lẻ tẻ xuất hiện, tờ rơi và một số cuộc biểu tình với quy mô nhỏ (dưới 200 người) xảy ra ở các vùng biên giới giáp với Tây Đức yêu cầu cải tổ, tự do du lịch xuất cảnh. Đáng kể là cuộc biểu tình đòi tự do xuất cảnh nổ ra vào trung tuần tháng 9-1989 của hàng ngàn công dân Cộng hoà dân chủ Đức tại Hungari và Tiệp Khắc. Sau đó những du khách người Đõng Đức đó đã tìm mọi cách di cư sang Tây Đức. Những cuộc biểu tình đó như một ngòi nổ kích thích công dân ở Cộng hoà dân chủ Đức và mở đầu hàng loạt cuộc tuần hành biểu tình chống Đảng và Nhà nước cộng hòa dân chủ Đức nổ ra từ đầu tháng 10-1989 trở đi cho tới những tháng tiếp theo với quy mô ngày càng lớn hơn nhiều tới mức chính quyền Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức không còn kiểm soát và giải toả được nữa.


Hoạt động gây thanh thế chính trị của các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, làn sóng người di cư sang Cộng hoà liên bang Đức, hiện tượng tụ hội bất hợp pháp và cuộc biểu tình mang tính chất chống đối cũng như các biểu hiện tiêu cực khác ở Cộng hoà dân chủ Đức diễn ra trong tháng 8 và tháng 9-1989 đã làm mất ổn định nghiêm trọng gây ra các tâm lý xã hội căng thẳng, rối loạn, ảnh hưởng, tác động ngày càng xấu tới an ninh chính trị và trật tự xã hội.


Bên cạnh việc góp phần tạo ra sự mất ổn định trong đời sống chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức, các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội, thù địch Cộng hoà dân chủ Đức, trước hết là Cộng hoà liên bang Đức và Mỹ đã triệt để lợi dụng thời cơ, tìm mọi phương cách để đẩy nhanh biến động chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức tới cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc để sớm thực hiện cuồng vọng: thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức và hướng nó đi theo quỹ đạo phương Tây. Nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và mục đích chiến lược đó, nhà cầm quyền Tây Đức và đồng minh của họ đã phát động một chiến dịch "khiêu khích" chống Cộng hoà dân chủ Đức ngay từ đầu năm 1989 thông qua các hoạt động chủ yếu sau đây:


- Tăng cường hoạt động tuyên truyền "phá" và tuyên truyền "xây" nhằm kích động, cổ vũ tư tưởng tâm lý và hành vi chống đối có tổ chức trong các tầng lớp xã hội ở nước Cộng hoà dân chủ Đức dưới các chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", "cải cách" hệ thống chính trị, kinh tế xã hội có định hướng theo mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà người ta thấy chưa bao giờ các phương tiện thông tin, tuyên truyền đại chúng (vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí) ở Cộng hoà liên bang Đức được sử dụng tập trung và mạnh mẽ như trong thời gian từ đầu năm 1989 - 1990. Cả hai hệ thống truyền hình liên bang "ARD" và "ZDF" cũng như 4 đài phát thanh "RIAS" (Tây Berlin), "Làn sóng Đức", "Tự do" và "Châu Âu tự do" đều tăng giờ phát và kéo dài chuyên mục thông tin thời sự. Từ tháng 6-1989 trở đi trên màn ảnh nhỏ của "ARD" và "ZDF" (Bất cứ máy thu hình ở khu vực nào của Cộng hoà dân chủ Đức dễ dàng thu được) và làn sóng của các đài phát thanh truyền đi từ Cộng hoà liên bang Đức xuất hiện các hình ảnh và tin tức về các cuộc biểu tình chống đối diễn ra ở Ba Lan, Liên Xô, Trung Quốc và một số nước Đông Âu khác kèm theo những lời bình luận có tính chất hướng đạo. Tham gia chiến dịch tuyên truyền này có cả những nhân vật chóp bu trong chính quyền và các chính sách Tây Đức và Mỹ. Ví dụ: ngày 8-9-1989 Genscher (Bộ trưởng ngoại giao Cộng hoà liên bang Đức) đã phát biểu trên đài phát thanh và đài truyền hình liên bang kêu gọi nhà cầm quyền Đông Đức "chớ có ngăn cản Đông Đức tiến hành các cải cách tự do hoá đang lan rộng ở một số nước cộng sản Đông Âu". Hơn thế nữa, chính quyền Tây Đức còn tạo điều kiện và cho phép giới trí thức, lãnh tụ các đảng phái đối lập và đại diện Tôn giáo và cả những cán bộ cao cấp trong Đảng, Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức bất mãn, cơ hội lên đài truyền hình và đài phát thanh Cộng hoà liên bang Đức trình bày quan điểm, nhận định tình hình chính trị - xã hội Đông Đức với chủ đề "Đông Đức sẽ đi về đâu'"? rồi truyền trực tiếp sang Cộng hoà dân chủ Đức và các nước Đông Âu. Ngoài ra một số báo, tạp chí như "Spiegel" (Báo "Tấm gương"), "Bildzeitung" (Báo ảnh)... đăng tin bài và ảnh nhằm mục đích hạ uy tín của lãnh tụ Đảng, Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức để kích động quần chúng chống lại. Ví dụ: Tờ "Tấm gương" xuất bản ở Tây Đức đưa tin và ảnh về buổi sinh nhật của bà Magot (Vợ của Honecker, Bộ trưởng Bộ Giáo dục) và cả tờ hoá đơn 9.000 Mác chi cho buổi sinh nhật. Sau đó những tờ báo, tạp chí này lại đưa vào Cộng hoà dân chủ Đức để tuyên truyền kích động chống đối trong nước.


- Khuyến khích các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội ở Cộng hoà liên bang Đức ủng hộ về mặt tinh thần, giúp đỡ về mặt vật chất cho các lực lượng đối lập ở Cộng hoà dân chủ Đức. Ví dụ: Ngày 4-10-1989 đích thân H.Kohl (chủ tịch danh dự của CSU liên minh dân chủ Thiên chúa giáo Tây Đức, đồng thời là thủ tướng chính phủ Cộng hòa liên bang Đức) khi trả lời phỏng vấn báo ảnh Bilzeitung đã kêu gọi: "đề nghị viện trợ mạnh mẽ cho Đông Đức trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, du lịch và bảo vệ môi trường để chính phủ Đông Đức tiến hành cải cách kinh tế, chính trị có ảnh hưởng sâu rộng".


- Cổ vũ công dân Cộng hoà dân chủ Đức bỏ sang Tây Đức bằng cách: Nhà cầm quyền Cộng hoà liên bang Đức đã cho phép công dân Cộng hoà dân chủ Đức vào cư trú tại các Đại sứ quán ở Tiệp Khắc, Hungari và các cơ quan đại diện của họ tại Berlin rồi sau đó bố trí cho những người này xuất cảnh trái phép sang Tây Đức. Chính quyền Tây Đức còn cho thành lập các trạm đón tiếp những công dân Cộng hoà dân chủ Đức mà họ gọi là "những người anh em - chuyển cư, trợ cấp tại chỗ cho những người chạy trốn sau đó quay phim, ghi âm, ghi hình rồi truyền hình ảnh và âm thanh qua đài truyền hình, phát thanh sang Đông Đức.


- Tăng cường sự tiếp xúc giữa nhân dân Đông Đức và Tây Đức, sự móc nối giữa đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị, đại diện Tôn giáo Tây Đức với các phe phái, lực lượng đối lập ở Đông Đức. Cụ thể là: Mở rộng và hiện đại hoá hệ thống điện đàm giữa Tây Đức và Đông Đức. Gia tăng các đoàn ra, đoàn vào Cộng hoà dân chủ Đức dưới các danh nghĩa: hội thảo, dự hội chợ, thăm quan du lịch, thăm thân, trao đổi, ký kết hợp đồng kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật bảo vệ môi trường... Điều đáng lưu ý trong các đoàn ra, đoàn vào Cộng hoà dân chủ Đức có nhiều người là chính khách, đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị và tôn giáo. Họ đi lại nhiều nơi, gặp gỡ, nói chuyện với nhiều người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau ở Cộng hoà dân chủ Đức.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:47:47 pm
4. Giải pháp và đối sách của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức.

Trước những diễn biến chính trị - xã hội hết sức đa dạng, phức tạp và khẩn trương, báo hiệu một cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc có thể xảy ra ở Cộng hoà dân chủ Đức, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tỏ ra hết sức lúng túng và bị động kể cả trong việc nhận định, đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp cấp bách, cơ bản. Dường như họ chờ đợi vào sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và hy vọng có the ổn định, cải thiện được tình hình hiện nay. Điều đó sau này thể hiện trong chuyến đi thăm và dự lễ Quốc khánh lần thứ 40 Cộng hoà dân chủ Đức của Tổng Bí thư Gorbachev và các cuộc điện đàm thường xuyên giữa Berlin và Mockba. Cả hai bên đều nói sẽ giữ vững quan hệ hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau. Tuy vậy Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức cũng đã thực thi một số biện pháp, chủ trương, đối sách với những vấn đề phức tạp đang nảy sinh:

+ Đối với làn sóng người di tản: Chính phủ kêu gọi thuyết phục, giải thích nhân dân không nên rời bỏ đất nước bất hợp pháp. Tăng cường các biện pháp kiểm soát cửa khẩu xung quanh Tây Berlin và các đường biên giới quốc gia. Yêu cầu chính phủ các nước Tiệp Khắc, Hungari không để cho công dân Cộng hoà dân chủ Đức xuất cảnh trái phép sang phương Tây bằng con đường từ những nước này. Tố cáo trước dư luận trong nước và trên thế giới rằng Cộng hoà liên bang Đức đã can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Cộng hoà dân chủ Đức, kích động công dân Cộng hoà dân chủ Đức di tản... Tất cả những biện pháp này đều không mang lại kết quả, số lượng người xuất cảnh hợp pháp và bất hợp pháp vẫn tiếp tục gia tăng.

+ Đối với các cuộc biểu tình: Chính phủ kêu gọi nhân dân chấm dứt hiện tượng tụ họp trái phép, giải tán các cuộc biểu tình và không nên bỏ việc. Đặt các bệnh viện ở các thành phố có thể xảy ra biểu tình ở trong tình trạng sẵn sàng cấp cứu. Điều các lực lượng cảnh sát tới khu vực xung quanh nơi xảy ra biểu tình sẵn sàng giải tán các đám đông với thái độ hết sức kiềm chế.

+ Đối với hoạt động tập hợp lực lượng, gây thanh thế chính trị của các đảng phái, tổ chức đối lập mới xuất hiện, cơ quan an ninh tiến hành các hoạt động điều tra bắt giữ song chủ yếu là đối với các phần tử chống đối cực đoan, chủ yếu là các tổ chức phát xít mới.

+ Đối với vấn đề cải tổ, đổi mới: Đây là vấn đề đặt ra vừa có tính chất cơ bản, vừa mang tính chất cấp bách. Tuy nhiên, trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức vẫn tồn tại những bất đồng lớn về quan điểm. E. Honecker và những người cùng chính biến trong đó có E.Mielke (Uỷ viên Bộ Chình trị, Bộ trưởng An ninh) cho rằng, Cộng hoà dân chủ Đức không cần phải "cải tổ" như Liên Xô và các nước Đông Âu khác mà tiếp tục thực hiện "cải cách kinh tế xã hội" đặt ra từ đầu những năm 70. Một số nhà lãnh đạo khác yêu cầu cần phải cải tổ các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trước sự tác động cả từ trong nước lẫn ngoài nước, đặc biệt trước diễn biến sôi động của tình hình chính trị xã hội đang diễn ra, vấn đề "cải tổ, đổi mới" đã được đề cập, thảo luận, nhưng đường lối, chủ trương và các biện pháp tiến hành cải tổ như thế nào thì vẫn chưa được quyết định.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:48:49 pm
III. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC TRONG QUA TRÌNH DIỄN RA CHÍNH BIẾN.

Chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức thực sự bắt đầu ngay sau lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 40 của Cộng hoà (lân chủ Đức (7-10-1989) và đỉnh cao của nó được đánh dấu bởi kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ngày 18-3-1990 với kết cục là: Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mất vai trò, vị trí có tính chất quyết định trong tiến trình phát triển của đất nước và trở thành đảng đổi lập. Ngược lại "Liên minh vì nước Đức" (Nòng cốt là đảng Dân chủ Thiên chúa giáo) thắng cử và giành được quyền đứng ra lập chính phủ mới ở Cộng hoà dân chủ Đức. Dưới đây là những sự kiện chủ yếu diễn ra trong quá trình chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức.


1. Làn sóng người xuất cảnh hợp pháp và bất hợp pháp van tiếp tục gia tăng tạo thành một nhân tố làm mất ổn định nghiêm trọng đến tình hình chính trị xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức.

Bắt đầu tháng 10-1989 con số công dân Cộng hoà dân chủ Đức bỏ sang Tây Đức hàng ngày đã lên tới hàng ngàn, sau đó hàng chục rồi hàng trăm ngàn. Tới tháng 11-1989 số người ra đi lên tới con số hàng triệu. Điển hình là ngày 18-11-1989 có tới 1,7 triệu người (bằng 1/10 số dân của Cộng hoà dân chủ Đức) đã bỏ sang Tây Đức bằng mọi con đường (qua biên giới, qua Tây Berlin) và mọi phương tiện (xe lửa, ô tô, xe máy...). Theo thông báo của Bộ Nội vụ Cộng hoà dân chủ Đức cho tới ngày 24-11-1989 có tới 11 triệu người (hơn 1/2 dân số Cộng hoà dân chủ Đức) đã nhận được thị thực xuất cảnh sang Cộng hoà liên bang Đức. Làn sóng người rời bỏ Cộng hoà dân chủ Đức sang Tây Đức ồ ạt đã làm cho an ninh, trật tự xã hội đất nước rối loạn và không thể kiểm soát được và gây hậu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: biên giới bỏ ngỏ, nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa đình trệ sản xuất, đồng ruộng thiếu người chăm bón, trường học thiếu cả người dạy lẫn người học, an ninh, trật tự không được đảm bảo, các tổ chức cơ sở Đảng, bộ máy chính quyền lực lượng vũ trang suy sụp về tinh thần, lỏng lẻo về tổ chức kỷ cương. Trong số người xuất cảnh, bỏ trốn sang Tây Đức có cả đảng viên cộng sản, sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội quốc gia nhân dân Đức và các nhà khoa học.


2. Các cuộc tuần hành, biểu tình chống đối nổ ra liên tiếp ở khắp 15 tỉnh, thành phố kể cả thủ đô Berlin với quy mô ngày càng lớn kể từ ngày quốc khánh 7-10-1989 đã thực sự trở thành sức mạnh vật chất, một áp lực lớn làm vô hiệu hoá mọi cố gắng và hy vọng ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước (cũ cũng như mới) Cộng hoà dân chủ Đức. Chiều 7-10-1989 nổ ra các cuộc biểu tình: ở thủ đô Berlin kéo dài 3 giờ liền với hơn 2.000 người tham gia; ở Leiprig có gần 10.000 người xuống đường biểu tình, tuần hành. Tối ngày 9-10-1989 cũng tại thành phố Leiprig số người tuần hành, biểu tình lên tới khoảng từ 70 tới 80.000 người. Cùng ngày ở thành phố Dresden hơn 40.000 người xuống đường tuần hành, biểu tình nhiều giờ. Có thể nói từ trung tuần tháng 10 cho tới hết tháng 11-1989 hầu như không tuần nào không có tới hàng chục cuộc biểu tình, tuần hành với hàng chục ngàn người tham gia. Một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong quá trình diễn ra chính biến nổ ra tại Berlin ngày 4-11-1989 với khoảng trên 500.000 người tham gia (có tin trên 1 triệu người) do giới hoạt động văn hoá - nghệ thuật đứng ra tổ chức. Dòng người biểu tình dài hàng km, tuần hành 1 giờ đồng hồ trên đường phố lớn nhất thủ đô Berlin rồi đi về quảng trường trung tâm thành phố (Alexander) mít tinh có diễn thuyết, hô khẩu hiệu đòi mở rộng dân chủ, đòi cải cách, đổi mới, phê phán sai lầm của Ban lãnh đạo Đảng, Nhà nước dưới thời Honecker, đòi hợp pháp hoá phong trào "Diễn đàn mới", kêu gọi chống độc quyền lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức.


Nghiên cứu các cuộc biểu tình nổ ra trong quá trình chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức có thể nhận thấy những đặc điểm đáng lưu ý sau đây:

+ Các cuộc biểu tình nổ ra dù với quy mô nhỏ (hàng trăm người), vừa (hàng nghìn người) hoặc lớn (hàng trăm ngàn người) đều tiến hành có tổ chức. Người đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành thường là:

* Các đảng phái, tổ chức chính trị, đối lập, thù địch với SED (Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức).

* Các tổ chức Giáo hội, điển hình là Giáo hội Thiên chúa và Hội đồng nhà thờ Tin lành.

* Đại diện giới hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc biệt có một số cuộc biểu tình do chính những đảng viên của SED (Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) tiến hành như: ngày 2-12-1989 hàng nghìn đảng viên SED đã tập trung trước trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu tình đòi "đổi mới triệt để", yêu cầu "Bộ Chính trị và Ban Chấp hành SED từ chức".

+ Lực lượng tham gia điều hành, biểu tình hết sức đa dạng bao gồm nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Như: công nliân, trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh, giáo dân. Nông dân và quân nhân hầu như không tham gia. Tuy nhiên, số đông những người có mặt trong các cuộc biểu tình là những người ở lứa tuổi từ 30 trở xuống. Nòng cốt trong các cuộc biểu tình là những phần tử chống đối cực đoan, quá khích và thành viên trong các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với SED. Trong các cuộc biểu tình đều có những phần tử đóng vai trò "Ngọn cờ" (Đứng ra diễn thuyết được đám đông biểu tình hoan hô, ca ngợi). Đó là lãnh tụ các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thậm chí cả những cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng hoà dân chủ Đức có thái độ bất mãn với SED hoặc biểu hiện cơ hội, hữu khuynh như: Modrow (Bí thư tỉnh uỷ Dresden, Uỷ viên Trung ương SED) hoặc thị trưởng thành phố Dresden hay Hoffman (Bộ trưởng quốc phòng Cộng hoà dân chủ Đức lên thay Kesler) và một vài uỷ viên Trung ương SED là Bí thư thứ nhất tỉnh uỷ hoặc thị trưởng thành phố lán. Ví dụ: trong cuộc biểu tình, tuần hành với khoảng 70.000 người nổ ra ở Dresden ngày 5-11-1989 kêu gọi Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức từ chức ngay có cả sự tham gia trực tiếp của một số quan chức cấp cao trong bộ máy của Đảng và Chính quyền Nhà nước như: Bộ trưởng Bộ văn hoá, thị trưởng thành phố Dresden và cả Modrow. Những quan chức này cũng xuống đường, hoà nhập vào đám đông biểu tình và hô hào đòi "bầu cử tự do", "nới lỏng quy chế du lịch"...


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:49:37 pm
+ Nội dung chủ yếu của các khẩu hiệu, biểu ngữ và các bài diễn thuyết trong các cuộc biểu tình, tuần hành chống Đảng và chính phủ:

* Đòi "tự do hoá", "dân chủ hoá", "tự do du lịch", "tự do ngôn luận", "bầu cử tự do"; đòi "cải cách dân chủ", "đối thoại dân chủ" với Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

* Chỉ trích, đả kích, lên án và sau đó đòi một số lãnh tụ Đảng, Nhà nước từ chức.

* Bài xích, phê phán và sau đó đòi tất cả Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Hội đồng Bộ trưởng và Quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức (dưới thời Honecker và sau đó cả dưới thời E.Krenz và H.Modrow) từ chức;

* Chỉ trích, đả kích, lên án và sau đó đòi giải thể cơ quan An ninh, đòi xử lý các quan chức cao cấp của Bộ An ninh (như cuộc biểu tình ngày 15-10-1989 ở thành phố cảng Rostock và ở một nhà thờ trung tâm thủ đô Berlin). Đối với các lực lượng vũ trang và chuyên chính khác như: Quân, đội, cảnh sát, Viện kiểm sát, Toà án thì hầu như những người biểu tình không đả động đến.

* Đòi công nhận, hợp pháp hoá các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội đối lập như: "Diễn đàn mới", "Khởi phát dân chủ", "Hoa cẩm chướng", "Phong trào phục hồi dân chủ"...

* Đòi huỷ bỏ đặc quyền, đặc lợi, "đổi mới ngay từ bây giờ", đòi "Kiểm soát các nhà chính trị", "thay đổi luật bầu cử"... như trong cuộc biểu tình của 100.000 người ở thủ đô Berlin ngày 13-11-1989 (sau khi E.Krenz - người kế nhiệm Tổng Bí thư E.Honecker đi thăm Ba Lan về nước).

* Hoan hô, ca ngợi một số lãnh tụ và chính khách trong cũng như ngoài nước như H.Modrow, E.Krenz, M.X.Gorbachev... ở một số cuộc biểu tình hồi đầu tháng 10,   nhưng từ cuối tháng 11-1989 trở đi thì lại đả kích và thậm chí đòi họ phải từ chức. Ngoài ra có những cuộc biểu tình, tuần hành quần chúng hô vang các khẩu hiệu: "Tất cả quyền lực về tay nhân dân", "Luật pháp, thống nhất, tự do". Sau này, từ tháng 1-1990 trở đi mới xuất hiện các khẩu hiệu, biểu ngữ đòi "tái thống nhất nước Đức". Ví dụ: Trong cuộc biểu tình ngày 8 và 9-1-1990 những người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Nước Đức - Tổ quốc thống nhất" hoặc biểu ngữ "Nước Đức - Tổ quốc của chúng ta"...


+ Phương thức, thủ đoạn tổ chức và tiến hành các cuộc biểu tình:

* Phần lớn các cuộc biểu tình do Giáo hội tổ chức, chỉ huy thường diễn ra theo quy trình: giáo dân và những người tham gia biểu tình tới các nhà thờ lớn "cầu nguyện đổi mới" sau đó kéo ra đường phố tuần hành, vừa đi vừa kêu gọi mọi người nhập cuộc, giương cao biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu chống đối rồi mới kéo tới quảng trường trung tâm thành phố, tổ chức mít tinh, diễn thuyết và tự giải tán.

* Các cuộc biểu tình do các đảng phái đối lập hoặc giới trí thức, giới hoạt động văn hoá, nghệ thuật tổ chức thường diễn ra sau các cuộc hội thảo, tụ họp một vài ngày, thậm chí một vài giờ trước khi đã có sự thông báo cho những người tham gia biểu tình bằng mọi hình thức (báo miệng, gọi điện thoại hoặc thậm chí thông tin công khai trên báo chí...).

* Một số cuộc biểu tình kết hợp đồng thời với hành động bãi công, bãi khoá một, hai giờ gọi là để "cảnh cáo chính trị".

* Nhiều cuộc biểu tình những người tham gia đem cả trẻ em đi theo.

* Hầu hết các cuộc biểu tình không thấy có hành động đập phá tài sản công cộng hay của cá nhân. Không xảy ra vụ đốt phá nhà cửa, trụ sở làm việc hoặc xe hơi...

* Có một số cuộc biểu tình, tuần hành những người tham gia đã hát "Quốc ca Đức" (đã bị cấm từ lâu);

* Nội dung, tính chất các khẩu hiệu, biểu ngữ và các bài diễn thuyết trong các cuộc biểu tình đi từ thấp lên cao theo thứ tự thời gian. Cụ thể là: Từ cuối tháng 9 tới trung tuần tháng 10-1989 chủ đề các cuộc biểu tình là yêu cầu "tự do du lịch", "cải tổ, đối mới", "dân chủ hoá" và "không được đàn áp những người biểu tình". Từ cuối tháng 10 tới tháng 11-1989 đòi "hợp pháp hoá các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập với SED", đòi "Lãnh tụ và Ban lãnh đạo Đảng SED, Hội đồng bộ trưởng từ chức". Trong tháng 12-1989 và các tháng 1,2-1990 yêu sách "giải tán quốc hội", "bầu cử tự do", "lập chính phủ liên hiệp lớn"... "Nước Đức - Tổ quốc thống nhất".

+ Thời gian, thời điểm nổ ra biểu tình, tuần hành lớn thường là:

* Vào các ngày có ý nghĩa lịch sử nào đó như: Ngày Quốc khánh Cộng hoà dân chủ Đức; ngày có các chính khách nước ngoài đến thăm Cộng hoà dân chủ Đức như các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 10-1989 (Thời gian Tổng Bí thư Gorbachev sang Cộng hoà dân chủ Đức) hoặc các ngày 10, 11 và 12 tháng 10-1989 (trong lúc Diêu Y Lâm, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang ở thăm Cộng hoà dân chủ Đức) và những ngày mà các lãnh tụ Đảng SED đi thăm nước ngoài trở về, ví dụ: ngày 2-11-1989 (sau khi Krenz thăm Ba Lan trở vê nước)... hoặc những ngày đang diễn ra các hội nghị chính trị quan trọng.

* Thời điểm diễn ra các cuộc biểu tình, tuần hành thường vào các giờ buổi chiều, buổi tối nhất là các ngày thứ 7, chủ nhật (là những ngày nghỉ cuối tuần ở Cộng hoà dân chủ Đức).

* Địa điểm diễn ra các cuộc biểu tình, tuần hành: Theo nghĩa rộng: Các thành phố lớn hoặc có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá như: Berlin (thủ đô Cộng hoà dân chủ Đức), Leipzig (thành phố ở miền Trung Cộng hoà dân chủ Đức vừa là đầu mối giao thông lớn nhất quốc gia và giao thông quốc tế ở châu Âu, vừa là thành phố tổ chức Hội chợ quốc tế của Cộng hoà dân chủ Đức), Dresden (thành phố miền Nam Cộng hoà dân chủ Đức, vừa là thành phố du lịch, văn hoá, nghệ thuật vừa là đầu mối giao thông quan trọng đi các nước Nam Âu), Rostock (thành phố miền cực Bắc Cộng hoà dân chủ Đức, đồng thời là thành phố du lịch, văn hoá, nghệ thuật vừa là đầu mối giao thông quan trọng đi các nước Nam Âu), đặc biệt là biên giới giữa Đông và Tây Đức như: Mogdeburg, Erfurt, Suhl, Catbu...; Theo nghĩa hẹp: Quảng trường trung tâm các thành phố, trụ sở làm việc của cở quan an ninh, các nhà thờ trung tâm, các đường phố chính của tỉnh thành phố.

+ Phương tiện sử dụng trong các cuộc biểu tình tuần hành: Hầu như những người biểu tình không mang theo vũ khí nóng (súng, lưu đạn...) và vũ khí lạnh (dao, gậy...) mà đưa theo các phương tiện: biểu ngữ, truyền đơn bướm, cờ, biểu trương địa danh, loa pin, micro và cả kèn, trống, thanh la. Cuộc biểu tình tuần hành do nhà thờ tổ chức có đánh chuông. Ngoài ra có những cuộc biểu tình, tuần hành, mít tinh có phân phát một số tài liệu như báo chí, cương lĩnh hành động của một số tổ chức đảng phái chính trị đối lập.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:50:39 pm
3. Các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập, thù địch với Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, với chủ nghĩa xã hội được lập ra hết sức nhanh chóng, hoạt động hết sức khẩn trương và trở thành những lực lượng chủ yếu làm chính biến.

Như đã trình bày ở trên, trước khi xảy ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức chỉ có 5 đảng phái chính trị hoạt động hợp pháp. Nhưng chỉ trong vòng 5 tháng kể từ khi bắt đầu diễn ra chính biến (7-10-1989) tới khi bầu cử quốc hội tự do (18-3-1990) đã có tới 38 đảng phái chính trị xuất hiện và sau đó được hợp pháp hoá (theo thông báo của uỷ ban bầu cử quốc hội ngày 28-2- 1990). Ở Cộng hoà dân chủ Đức, ngoài 5 đảng nêu trên còn có các đảng phái, tổ chức chính trị mới ra đời hoặc phục hồi lại như đảng "Hoa cẩm chướng", "Liên hiệp cánh tả", "Danh mục lựa chọn cho thanh niên", "Xã hội dân chủ", "Khởi phát dân chủ", "Tự do dân chủ" (FDB), "Diễn đàn Đức" và các phong trào: "Diễn đàn mới", "Dân chủ ngay bây giờ", "nhóm sáng kiến vì hoà bình và nhân quyền", "Đảng xanh", "Liên đoàn phụ nữ độc lập". Số lượng đảng viên và một số đảng phái chính rất lớn. Ví dụ: CDU có 85.000 đảng viên, DSU có gồm 100.000 đảng viên và DA có trên 100.000 đảng viên.

- Về phương thức hình thánh: Các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập được thành lập theo kiểu: Lập mới, khôi phục lại tổ chức (trước đó đã bị cấm hoặc tự giải thể) hoặc thao túng, lũng đoạn tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp;

- Về bản chất chính trị: Tuy mang các sắc thái chính trị khác nhau ở những mức độ nhất định từ cực tả đến trung dung từ trung hữu đến phát xít mới, song các đảng phái, tổ chức chính trị đó ít nhiều đều có sự hoạt động theo xu hướng đối lập, thù địch với SED và với chủ nghĩa xã hội. Cụ thể là: phủ định thành tựu của chế độ xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Cộng hoà dân chủ Đức, không thừa nhận chủ nghĩa xã hội dưới bất cứ hình thức nào, chủ trương bãi bỏ nền kinh tế có kế hoạch, tán thành thiết lập nền kinh tế thị trường tự do và đặc biệt là chủ trương tái thống nhất nước Đức.

- Về cơ cấu tổ chức. Có đảng phái, tổ chức chính trị hình thành khung tổ chức và có đảng phái, tổ chức chưa hoặc không hình thành khung tổ chức. Thành phần trong đảng phái tổ chức thường có: Người cầm đầu, chỉ huy; người giữ vai trò "Ngọn cờ" (trên thực tế hoặc dưới danh nghĩa); lực lượng nòng cốt, các thành viên và một bộ phận quần chúng bị lôi kéo.

- Về xu hướng phát triển của các đảng phái, tổ chức.

+ Liên minh giữa các nhóm nhỏ thành đảng phái, tổ chức lớn. Điều đó thể hiện rất rõ trong quá trình tranh cử vào quốc hội và lập chính phủ mới ra đời các liên minh như: "Liên minh vì nước Đức" (gồm 3 đảng CDU, SDU và DA), "Liên minh tự do" (gồm 4 đảng phái và tổ chức chính trị là LDP, FDP, DFD) và bộ phận hữu khuynh của "Diễn đàn mới", hoặc "Liên minh 90 công dân vì công dân" (gồm 3 phong trào chính trị: "Diễn đàn mới", "Dân chủ ngay bây giờ" và "nhóm sáng kiến vì hoà bình và nhân quyền"...

+ Liên kết với các thế lực ở nước ngoài. Ví dụ: CDU liên kết với SDU và CSD (Liên minh đảng cầm quyền ở Cộng hoà liên bang Đức) nhằm tranh thủ sự ủng hộ về mặt tinh thần, giúp đỡ về mặt vật chất từ bên ngoài. Thậm chí có không ít đảng phái, tổ chức chính trị đối lập Đông Đức ít nhiều đã dựa vào chủ trương, đường lối của những đảng phái cùng tên ở Tây Đức để đề ra phương thức hoạt động như (CDU ở Berlin) hoặc có một số đảng phái được thành lập theo sự gợi ý của chính quyền Tây Đức (như CSU ở Leiprig). Một số đảng phái như FPD tổ chức dập khuôn như FPD ở Tây Đức. Có trường hợp một số Liên minh chính trị đối lập được lập ra ở Tây Berlin (như "Liên minh tự do") dưới sức ép và sự chủ trì của "Đảng tự do Dân chủ" ở Cộng hoà liên bang Đức (Đảng của Ngoại trưởng Cộng hoà liên bang Đức đương nhiệm Genscher).

+ Phân hoá hoặc phân chia các đảng phái, liên minh chính trị lớn thành những nhóm nhỏ. Ví dụ như tổ chức "Diễn đàn mới" trước khi bầu cử quốc hội tự do đã phân chia thành 2 nhóm mang sắc thái hữu khuynh và tả khuynh.

Ngoài ra, còn xuất hiện khuynh hướng một số đảng phái, tổ chức chính trị phân chia thành các đối tượng hoạt động có tính chất đơn tuyến dưới sự chỉ đạo của các lực lượng bên ngoài Cộng hoà dân chủ Đức.


4. Giải pháp, đối sách của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức đối với các sự kiện chủ yếu diển ra trong quá trình chính biến.

Về vấn đề này có thể khái quát được rằng, trước diễn biến phức tạp, khẩn trương của tình hình chính trị xã hội được đánh dấu qua các sự kiện nêu trên, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức (cả cũ lẫn mới) đã tỏ ra hết sức bị động đối phó và không kiểm soát nổi. Các giải pháp được đưa ra đi từ chỗ: cứng rắn, nguyên tắc tới chỗ vừa cứng vừa mềm, sau đó nhượng bộ từng bước rồi lùi bước, bất lực trước chiến thuật đi từ yêu cầu, đề nghị tới yêu sách tới chỗ gây sức ép của đối phương. Điều đó thể hiện rất rõ qua giải pháp đõi với các sự kiện sau đây:

- Vấn đề cải tổ, đổi mới:

Lúc đầu Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tuyên bố, không tiến hành cải tổ, đổi mới và chỉ tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế xã hội. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn sau đó thì lại kêu gọi "cải cách đáp ứng nhu cầu của quần chúng... (Tuyên bố do L.Hager, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương phụ trách Ban Văn hoá tư tưởng của SED) ngày 12-10-1989. Tới ngày 4-11- 1989 Cộng hoà dân chủ Đức lại tuyên bố: "Cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội dân chủ..."

- Vấn đề làn sóng người rời bỏ Đông Đức sang Tây Đức.

Lúc đầu (ngày 9-10-1989) thực thi lệnh đóng các cửa ra vào Tây Berlin và các cửa khẩu biên giới, tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới quốc gia, trước hết hạn chế tới mức thấp nhất khách từ Tây Đức và Tây Berlin vào Cộng hoà dân chủ Đức. Ra lệnh phần lớn ký giả các nước phương Tây phải rời khỏi Cộng hoà dân chủ Đức và không được phép quay trở lại. Biện pháp đó để nhằm mục đích hạn chế, ngăn chặn cả người ra lẫn người vào Cộng hoà dân chủ Đức. Tuy nhiên mệnh lệnh ban ra không được thực hiện triệt để vì sức ép của dư luận trong và ngoài nước và sự bất đồng quan điểm và vấn đề này giữa những người lãnh đạo có thẩm quyền. Ngày 2-10-1989 K.Hager lại "hô hào gỡ bỏ mọi chướng ngại ngăn cản các khả năng trốn sang phương Tây" sau đó đến ngày 10-11-1989 Sehabowski (người phát ngôn của chính phủ) tuyên bố: "đi lại tự do", điều đó có nghĩa là bỏ ngỏ biên giới. Tuyên bố đó làm hài lòng dân chúng trong nước và chính quyền phương Tây đến nỗi Tổng thống Mỹ Bush đã đích thân xuất hiện trên vô tuyến truyền hình để "hoan nghênh và mô tả đây là diễn biến tốt đẹp về nhân quyền".

- Về vấn đề biểu tình chống đối

Để ngăn chặn các cuộc biểu tình, lúc đầu (bắt đầu từ 7-10-1989) các lực lượng Cảnh sát, An ninh được lệnh tăng cường tuần tra trên các đường phố chính ở thủ đô Berlin, kiểm soát các con đường ra vào thủ đô (kể cả đường không), bố trí lực lượng ở các khu vực xung quanh nơi có thể xảy ra biểu tình, đặt các bệnh viện thành phố ở phần lớn các tỉnh thành trong tình trạng sẵn sàng cấp cứu. Tất cả các lực lượng vũ trang và an ninh được báo động tình trạng khẩn cấp. Chủ trương cho các lực lượng chống biểu tình lúc đó là: Thái độ tự kiềm chế, chủ yếu là kêu gọi, thuyết phục giải tán các đám đông tụ tập bất hợp pháp và chỉ can thiệp khi những biện pháp trên không có tác dụng, song phải cố gắng tránh đổ máu. Nhưng tới 7-10-1989 đã xảy ra cuộc biểu tình qui mô vừa (chừng 2.000 người) ở thủ đô Berlin. Các lực lượng giải tán biểu tình đã bắt giữ 40 người (phần tử quá khích). Tuy nhiên các cuộc biểu tình vẫn diễn ra ở nhiều nơi với quy mô lớn hơn trước. Trong cuộc giải toả biểu tình ngày 10-10-1989 ở Berlin, sau khi kêu gọi "các cuộc tụ tập bất hợp pháp" phải giải tán không kết quả, lực lượng cảnh sát đã can thiệp bằng các biện pháp, phương tiện chống biểu tình cứng rắn hơn thì những người biểu tình đã chống lại quyết liệt. Kết quả là 106 cảnh sát bị thương (trong đó có hàng chục cảnh sát bị thương nặng). Sau diễn biến của 2 vụ giải toả biểu tình trên, không những biểu tình không giảm đi mà càng gia tăng cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi đó dư luận cả trong và ngoài nước liên tục công kích chính quyền và gây sức ép mạnh với Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức đã tỏ ra bất lực và xuống thang nhanh chóng. Ví dụ: ngày 13-10- 1989 thả 40 người bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 7-10-1989. Ngày 21-10-1989, thay Bộ trưởng An ninh E.Mielke. Người lãnh đạo tối cao cơ quan an ninh kể từ đó là Markus. Đồng thời đưa ra công bố: khả năng đi du lịch nước ngoài, dự luật quyền được biểu tình, hình thức đối thoại, các biện pháp của Công an đối với các hoạt động trái phép và công tác thanh tra đối với các hành động đó. Tuy nhiên, mọi giải pháp đối với các cuộc biểu tình đều trở nên vô hiệu. Và cũng từ đó các cuộc biểu tình diễn ra không còn bị hạn chế và ngăn cản nữa.

- Về vấn đề tập hợp lực lượng lập đảng phái, tổ chức chính trị đối lập và hoạt động chống phá của họ:

Không những các đảng phái, tổ chức chính trị, chống đối không bị giải tán, xoá bỏ mà ngược lại chỉ trong một thời gian ngắn nó được hợp pháp hoá, tự do hành động theo cương lĩnh của mình. Duy nhất có tổ chức phát xít mới bị cơ quan an ninh điều tra và kiềm chế có kết quả vì được quần chúng đồng tình.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:51:27 pm
5. Giải pháp đối với nội bộ Đảng và chính quyền Nhà nước.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị xã hội, trước sức ép từ nhiều phía kể cả trong nội bộ, ngoài xã hội, dư luận trong nước cũng như ngoài nước, nội bộ Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở đã bộc lộ sự mâu thuẫn và phân hoá cao độ. Vấn đề này có thể tóm tắt như sau:

- Hội nghị Trung ương SED lần thứ 9 diễn ra vào ngày 18-10-1989 được đánh dấu bằng sự kiện: E.Honecker (77 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư SED, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hoà dân chủ Đức từ chức. E.Krenz (52 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương SED phụ trách tư tưởng, Quốc phòng và An ninh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước) lên thay và đảm nhận vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Honecker. Ngoài ra còn có một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Nhà nước cũng từ chức.

- Ngày 7-11-1989: Hội đồng bộ trưởng đứng đầu là chủ tịch W.Stopz họp và quyết định từ chức tập thể.

- Ngày 18-11-1989: Hội nghị Trung ương SED họp với kết cục: Toàn bộ Bộ Chính trị từ chức tập thể. E.Krenz được bầu làm Tổng Bí thư, Modrow (58 tuổi Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ Dresden) được bầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà dân chủ Đức.

- Ngày 3-12-1989: Họp Hội nghị Trung ương SED lần thứ XII. Kết quả là toàn thể Uỷ ban Trung ương SED từ chức tập thể, 12 đảng viên SED giữ chức vụ cao trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức bị khai trừ khỏi Đảng (Tổng Bí thư Hội đồng Bộ trưởng ĐBT W.Stopz, Chủ tịch Quốc hội H.   Dndermann, E.Mielke, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng An ninh,...). Cùng ngày, Viện kiểm sát tối cao đã ký lệnh bắt cựu Bí thư Trung ương SED phụ trách vấn đề kinh tế G.Mittag và cựu Chủ tịch Công đoàn tự do FDGB là H.Tiseh và cựu Bí thư Tỉnh uỷ SED tỉnh Erfurt với lời buộc tội "lạm dụng chức quyền gây thiệt hại kinh tế lớn". Ngày 8 và 9-12-1989: Đại hội bất thường vòng 2 của SED bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 99 thành viên do G.Ghidi (41 tuổi, Phó tiến sĩ luật, làm Chủ tịch SED và Pon (nguyên Thứ trưởng Bộ An ninh) làm Phó Chủ tịch.

- Ngày 16 và 17-12-1989: Đại hội SED bất thường vòng 2 quyết định bãi bỏ điều lệ Đảng từ Đại hội IX (năm 1976) và đổi tên Đảng thành Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức - Đảng của chủ nghĩa xã hội dân chủ (SED-PDS). Sau đó tới ngày 4-2-1990 Đảng lại đổi tên thành Đảng xã hội chủ nghĩa dân chủ (BDS).

- Ngày 29-1-1990: Cựu Tổng Bí thư SED E.Honecker bị bắt do bọn cực đoan tiến hành với lời buộc tội của Viện kiểm sát tối cao là "phản bội Tổ quốc", "Vi phạm hiến pháp".

- Ngày 24-2-1990: Đảng xã hội chủ nghĩa dân chủ (PDS) họp Đại hội lần thứ nhất, thông qua điều lệ Đảng mới và giới thiệu H.Modrow (Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà dân chủ Đức đương nhiệm) là ứng cử viên số 1 của Đảng trong cuộc tranh cử vào Quốc hội diễn ra vào ngày 18-3-1990. Lúc này số lượng đảng viên chỉ còn 70.000 người (so với 2,3 triệu đảng viên lúc cao nhất).

- Ngày 18-3-1990: Bầu cử quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức. Đảng PDS (Đảng Cộng sản với cái tên mới) ra tranh cử độc lập, chỉ đạt 16,29% số phiếu. Cũng từ đây Đảng Cộng sản ở Đông Đức chấm dứt vai trò cầm quyền và trở thành đảng đối lập trong Quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức.

Từ đây, Cộng hoà dân chủ Đức trượt dài nhanh chóng trên con đường tan rã và cuối cùng đi đến sự kiện sát nhập vào cộng hòa Liên bang Đức, xóa tên hoàn toàn nước Cộng hoà dân chủ Đức trên bản đồ thế giới. Chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức đã đi đến kết cục thảm hại.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:52:16 pm
6. Phản ứng của một số nước đối với quá trình diễn ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức.

Chính biến diễn ra ở Cộng hoà dân chủ Đức không những gây tác động mạnh mẽ với các tầng lớp xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức mà còn ảnh hưởng không tới các nước châu Âu và trên thế giới.

Thái độ phản ứng của nhà cầm quyền Mỹ:

Trước hết có thể nói rằng, diễn biến chính trị - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thậm chí cả ở Liên Xô nói chung làm cho các chính khách Hoa Kỳ, trước hết là Tổng thống Mỹ hài lòng. Chính vì vậy mà các quan chức chóp bu trong chính giới Mỹ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể làm được để góp phần vào việc thúc đẩy sự khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa và hướng nó đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản do Mỹ cầm đầu.


Tháng 7-1989 Tổng thống Mỹ Bush đã tiến hành một chuyến công du sang Đông Âu 4 ngày để "xác định bước đi được mô tả là quá trình tiến hoá của khu vực này theo hướng đa nguyên về chính trị, tự do về kinh tế". Thực chất là thúc đẩy tình trạng mất ổn định về chính trị-xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu dưới chiêu bài "Viện trợ cho những lực lượng cách mạng". Bush tuyên bố công khai: "Mỹ muốn giúp đỡ những nước này tiến tới một tương lai có thể lựa chọn được, một sự lựa chọn dân chủ và góp phần tạo ra một châu Âu trọn vẹn và tự do".


Ngày 11-10-1989, người phát ngôn của chính phủ Mỹ nói: "Mỹ cho rằng, Cộng hoà dân chủ Đức phải chấp nhận chương trình cải cách như ở Liên Xô, nên cải tổ và không được đàn áp" và sau đó chỉ trích "nhà cầm quyền Đông Đức đã sử dụng bạo lực ngăn cản những con người thống khổ".


Ngày 13-10-1989, Tutwiller người phát ngôn của Bộ ngoại giao Mỹ - tuyên bố: "Mỹ hoan nghênh thái độ như vậy đối với những người biểu tình (khi chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức thả 40 người bị bắt trong cuộc biểu tình tối 7-10-1989)". Bà ta còn giải thích: "Một cuộc đối thoại phải có ý nghĩa và không chỉ là một hành động chiến thuật để giảm sức ép của nội bộ và quốc tế, đối thoại phải dẫn tới những bước cụ thể để dẫn tới một xã hội cởi mở hơn".


- Phản ứng của nhà cầm quyền Tây Đức.

Về vấn đề này có đủ căn cứ để khẳng định rằng, chính quyền Tây Đức đã can thiệp công khai, trắng trợn vào công việc nội bộ của Cộng hoà dân chủ Đức và góp phần quan trọng vào việc tạo ra và đẩy nhanh quá trình chính biến ở Đông Đức. Bắt đầu từ mùa xuân 1989 chính quyền Tây Đức đã có những hoạt động vừa bí mật, vừa công khai chống nước Cộng hoà dân chủ Đức lợi dụng những diễn biến đa dạng, phức tạp của tình hình chính trị quốc tế nói chung và châu Âu nói riêng. Trước hết, chính quyền Tây Đức đã sử dụng hết công suất của bộ máy thông tin, tuyên truyền khổng lồ của mình để tạo ra những "ngòi nổ", "điểm nổ" trước, trong và cả sau khi diễn ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức. Chính quyền Bon đã theo dõi sát sao diễn biến chính trị - xã hội ở Đông Đức và hơn thế nữa đã có những hành động chỉ đạo trực tiếp quá trình chính biến. Cụ thể là:

+ Đối với vấn đề công dân Cộng hoà dân chủ Đức di tản:

Chính quyền Tây Đức đã công khai kích động, cổ vũ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho công dân Đông Đức bỏ sang Tây Đức bằng các hành động: Kêu gọi công dân Đông Đức chuyển cư sang Tây Đức; kêu gọi chính phủ Đông Đức để cho công dân của mình "tự do du lịch", phản đối chính phủ Đông Đức khi họ áp dụng những biện pháp ngăn chặn xuất cảnh trái phép; "Bật đèn xanh" cho các đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Cộng hoà liên bang Đức ở các nước Đông Âu mở cửa tiếp nhận và tìm cách đưa những du khách Cộng hoà dân chủ Đức sang Tây Đức; mở cửa biên giới Tây Đức để cho công dân Cộng hoà dân chủ Đức trốn sang Tây Đức; lập các trạm đón tiếp và trợ cấp cho công dân Đông Đức trốn sang Tây Đức. Ngoài ra chính quyền Bon còn tiến hành các hoạt động tác động tâm lý - xã hội làm cho quần chúng nhân dân ở Cộng hoà dân chủ Đức hoang mang, dao động, ảo tưởng, hy vọng và thậm chí sợ hãi mà trốn sang Tây Đức. Thực ra đây chỉ là thủ đoạn của nhà cầm quyền Tây Đức làm cho tình hình Cộng hoà dân chủ Đức rối loạn, mất ổn định về chính trị, kinh tế, tâm lý xã hội. Trên thực tế số dân Đông Đức định cư ở Tây Đức có 30 vạn người, còn lại phần lớn số dân di tản sang Tây Đức một thời gian sau đó kéo trở về Đông Đức


+ Đối với vấn đề biểu tình:

Kích động, cổ vũ dân chúng ở Cộng hoà dân chủ Đức biểu tình chống chính phủ dưới các chiêu bài đòi "tự do, "dân chủ", "nhân quyền", "đa nguyên" "chống đàn áp, khủng bố", "cải cách", "đối mới", và "thống nhất Tổ quốc Đức", "chống đặc quyền đặc lợi"... thông qua các hoạt động: Tố cáo chính quyền Đông Đức vi phạm nhân quyền như: cấm đoán dân chúng du lịch, xuất cảnh, cấm đoán tự do ngôn luận, báo chí và tự do kinh doanh; tố cáo lãnh tụ Đông Đức tham nhũng, độc tài. Ví dụ: Đưa tin và ảnh về việc Tổng Bí thư Honecker đã bí mật bán tù nhân chính trị ở Đông Đức cho chính quyền Tây Đức lấy 75 triệu DM (tiền Cộng hoà liên bang Đức) gửi vào chi nhánh ngân hàng Thụy Sĩ ở Tây Berlin (sau này báo chí nước ngoài kể cả Thụy Sĩ đã phanh phui sự thật là vu cáo, bịa đặt); lên án và đòi nhà cầm quyền Đông Đức từ bỏ việc đàn áp những người biểu tình; đưa tin về các cuộc biểu tình diễn ra ở Đông Đức trên truyền hình, phát thanh và báo chí cho khán giả, thính giả ở Đông Đức biết để "học tập kinh nghiệm"...


+ Đối với đảng phái, tổ chức chính trị đôi lập ở Cộng hoà dân chủ Đức:

Chính quyền Tây Đức đã trực tiếp ủng hộ về mặt tinh thần, giúp đỡ về mặt tài chính và vật chất cho việc tập hợp lực lượng lập ra các đảng phái, tổ chức chính trị đổĩ lập với Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức ở Dông Đức thông qua các hoạt động: Tạo dựng ra các "ngọn cờ", "chiêu bài", vạch ra phương hướng, cương lĩnh hành động, chiến thuật thực thi cương lĩnh trong từng giai đoạn bằng cách phái đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị ở Tây Đức sang Đông Đức bàn bạc và mời những người đứng đầu các đảng phái, lực lượng chính trị đối lập với SED sang Tây Đức đã thảo luận, thống nhất chiến thuật, mục tiêu hành động; chính quyền Bonn đã trực tiếp chi hàng triệu DM cho một số đảng phái đối lập ở Đông Đức, thậm chí Thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức H.Kohl, Ngoại trưởng Genscher đã công khai kều gọi các đảng phái, tổ chức chính trị xã hội ở Tây Đức "viện trợ mạnh mẽ cho những người anh em đang làm cách mạng ở bên kia biên giới". Mặt khác, một số đảng phái, liên minh chính trị còn được thành lập ngay ở Tây Berlin hoặc Tây Đức sau đó trở về Đông Đức hoạt động dưới sự chỉ đạo của những người đã lập ra nó ở phía bền kia biên giới.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:52:43 pm
+ Đối với việc bầu cử Quốc hội ở Cộng hoà dân chủ Đức.

Chính quyền Bonn đã trực tiếp nhảy vào cuộc ngay từ khi đòi "bầu cử tự do", "chuẩn bị vận động tranh cử" và khi tiến hành bầu cử vào ngày 18-3-1990 thông qua các hành động: kích động dân chúng trước hết là các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập đòi bằng được phương thức bầu cử tự do theo kiểu phương Tây; tạo dựng "con bài" và "chiêu bài" trong quá trình vận động tranh cử; chi phí tài chính cho một số đảng phái, liên minh tranh cử đã được chính quyền Bonn đứng ra thu xếp hoặc chấp nhận, thủ tướng H.Kolh đã chi 7 triệu DM cho "Liên minh vì nước Đức" để vận động tranh cử Quốc hội ngày 18-3-1990. Trực tiếp tham gia vận động tranh cử cho các lực lượng chính trị được chính quyền Bonn bảo trợ. Thậm chí ngay tại Đông Đức các chuyến đi sang Cộng hoà dân chủ Đức vào thời gian vận động tranh cử và bầu cử Quốc hội Cộng hoà dân chủ Đức của Thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức H. Kohl và một loạt lãnh tụ các đảng phái chính trị cũng như các chính khách khác ở Cộng hoà liên bang Đức đã được báo chí ở Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà liên bang Đức và các nước khác trên thế giới công khai đưa tin.

- Phản ứng của Liên Xô đối với tình hình Cộng hoà dân chủ Đức:

Là một nước có quan hệ đặc biệt với Cộng hoà dân chủ Đức kể từ khi thành lập tới nay, Liên Xô đương nhiên muốn Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức tiến hành cải tổ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội theo xu hướng chung. Điều đó thể hiện qua các chuyến đi công khai hoặc không công khai của E.Honecker, E.Krenz và một số nhà lãnh đạo SED sang thăm Liên Xô trong các tháng 9, 10 và 11-1989. Ngược lại quan điểm "cải tổ" hay chỉ "tiếp tục cải cách" ở Cộng hoà dân chủ Đức cũng được nêu ra trong các chuyến đi thăm Cộng hoà dân chủ Đức của Ligachev (tháng 8-1989) và Gorbachev (tháng 10-1989). Về hình thức bên ngoài hai bên đều tuyên bố ủng hộ lẫn nhau, nhưng thực chất về vấn đề này quan điểm của Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức (ít nhất là dưới thời Tổng Bí thư Honecker) với Liên Xô không thống nhất, nếu không nói là mâu thuẫn. Tuy nhiên ở đây xin chỉ nêu ra lời phát biểu của Tổng Bí thư uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 17-11-1989 trước tình hình chính trị xã hội đang diễn ra ở Cộng hoà dân chủ Đức: "Cuộc cải cách ở Cộng hoà dân chủ Đức nằm trong quá trình đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng ta hoan nghênh những gì đang diễn ra ở Cộng hoà dân chủ Đức". Ngoài ra trên thực tế, Đại sứ quán Liên Xô và 38 vạn quân Liên Xô đóng ở Cộng hoà dân chủ Đức không có phản ứng gì trước diễn biến chính trị xã hội diễn ra ở Đông Đức, ngoài việc phản đối những phần tử quá khích đả kích, bài Xô, xâm phạm tới tượng đài Hồng quân Liên Xô ở thủ đô Berlin và một số thành phố khác. Một vấn đề có thể nói là duy nhất được Liên Xô đặc biệt lưu ý và công khai ủng hộ Cộng hoà dân chủ Đức là việc tái thống nhất nước Đức theo công thức "2+4" (Hai nhà nước Đức và 4 nước: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp cùng thảo luận về vấn đề tái thống nhất nước Đức), không được thay đổi đường biên giới giữa các quốc gia châu Âu đã được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai và khi hai nước Đức thống nhất phải trung lập hoá (không là thành viên của khối NATO hay Vác-sa-va).


- Phản ứng của các nước khác:

+ Trung Quốc: ủng hộ quan điểm "Tiếp tục cải cách kinh tế xã hội" ở Cộng hoà dân chủ Đức, tiếp tục xây dựng, phát triển và bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức. Trong chuyến đi thăm Cộng hoà dân chủ Đức ngày 10-10-1989, Diêu Y Lâm (Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hoà nhân dân Trung Hoa) đã tuyên bố "ủng hộ Cộng hoà dân chủ Đức tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội" ca ngợi "Những thành tựu vĩ đại của Cộng hoà dân chủ Đức 40 năm qua" và sau đó trao đổi với E.Honeckerr và các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức bài học kinh nghiệm chống động loạn phản cách mạng xảy ra ở Thiên An Môn, Trung Quốc những tháng giữa năm 1989.

+ Việt Nam: Đối với diễn biến chính chính trị xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu nói chung và ở Cộng hoà dân chủ Đức nói riêng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức chăm chú theo dõi và mong muốn các nước anh em mạnh dạn gạt bỏ những sai lầm tiến hành đổi mới trên cơ sở xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi hành động phủ định, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ VII và lần thứ VIII (khóá VI) đã thể hiện tập trung về sự đánh giá và quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:54:38 pm
IV. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ ĐỨC TỪ KHI "LIÊN MINH VÌ NƯỚC ĐỨC" LÊN CẦM QUYỂN ĐẾN TRƯỚC NGÀY SÁT NHẬP VÀO CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

1. Tình hình chính trị.

Sau khi kết thúc cuộc bầu cử Quốc hội mới của Công hoà dân chủ Đức, với thắng lợi của "Liên minh vì nước Đức" (Gồm 3 đảng phái CDU, DSU và DA), L.Maziere (Chủ tịch đảng Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo CDU) đã được quyền đứng ra lập chính phủ mới gồm 25 Bộ trưởng do chính L.Maziere làm thủ tướng. Nội các mới ở Cộng hoà dân chủ Đức bao gồm: Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) giữ chức Thủ tướng và 10 ghế Bộ trưởng; Đảng xã hội Dân chủ Đức (SHD) 7 ghế Bộ trưởng; Liên minh xã hội Đức (DSU) 2 ghế Bộ trưởng; Liên minh tự do Đức (FDB) 3 ghế Bộ trưởng và Đảng Khởi phát Dân chủ một ghế Bộ trưởng. Điều đáng chú ý là, lần đầu tiên trong 40 năm qua, một chính phủ không cộng sản được lập ra ở Đông Đức. Tổng thư ký SDU Diestel giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, quyền chủ tịch SPD M.Meckel giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và chủ tịch DA là R.Epenmann giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và giải trừ quân bị. Mặc dù vấn đề chính trị có tính chất thời sự lúc này ở Cộng hoà dân chủ Đức là việc tái thống nhất nước Đức và mối quan hệ tiền tệ giữa Đông Đức và Tây Đức, nhưng chính phủ mới ở Cộng hoà dân chủ Đức đã và đang hướng đất nước này đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.


Ngay sau khi lên cầm quyền, chính phủ của Thủ tướng Maziere đã sa thải ngay lập tức 33.121 nhân viên cơ quan an ninh quốc gia dưới thời E.Honecker; đồng thời lập cơ quan điều tra hồ sơ lưu trữ dưới chính thể cộng sản, kiểm tra giải thể lực lượng Stasi (ám chỉ cơ quan an ninh quốc gia).


2. Tình hình xã hội

Lúc này tình hình an ninh, trật tự xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức diễn ra rất phức tạp. Lần đầu tiên ở Cộng hoà dân chủ Đức (kể từ 40 năm qua) đã nảy sinh một loạt vấn đề xã hội có tính chất nghiêm trọng:

- Tình hình thất nghiệp:

Theo thông báo của Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Cộng hoà dân chủ Đức, vào thời điểm này ở Đông Đức có khoảng từ 60 đến 70 ngàn người thất nghiệp (phần lớn nhân viên an ninh, cán bộ các đoàn thể chính trị xã hội dưới thời E.Honecker và công nhân một số nhà máy bị phá sản). Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội cũng đã dự đoán rằng, một khi nền kinh tể thị trường tự do và sự thống nhất hệ thống tiền tệ giữa Đông Đức và Tây Đức được xác lập trên thực tế thì sẽ có khoảng 3,6 triệu người chắc chắn sẽ không có việc làm. Còn theo Bộ trưởng Bộ kinh tế Cộng hoà dân chủ Đức thì con số thất nghiệp ở Đông Đức những năm tới sẽ là 2.540.000 người.

- Tình trạng suy sụp tâm lý xã hội: Kể từ đầu năm 1990 tâm trạng của các tầng lớp xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức diễn biển rất phức tạp: hoang mang, sợ sệt, mất niềm tin, chán nản vừa hy vọng, chờ đợi, vừa thất vọng vì trước mắt đời sống tinh thần và đặc biệt là vật chất giảm sút. Tệ nạn nghiện rượu, nghiện ma tuý, khủng hoảng gia đình, đang trở nên phổ biến dẫn tới sự phân hoá xã hội. Con số người mắc bệnh tâm thần gia tăng. Thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ tự sát.

- Tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội: Là mối lo lắng của dân chúng ở Cộng hoà dân chủ Đức. Ngày 22-4-1990, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cộng hoà dân chủ Đức Diestel đã phải thốt lên rằng: "Hiện nay đang có sự câu kết giữa các phần tử cực đoan của hai nước Đức, coi bạo lực là một phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị. Bọn côn đồ đã gây ra các vụ lộn xộn ở các sân vận động, tuyên truyền các tư tưởng phát xít, sử dụng bạo lực chống lại cá nhân và các cơ quan xã hội".


3. Tình hình Đảng chủ nghĩa xã hội dân chủ (PDS).

Chính biến xảy ra ở Cộng hoà dân chủ Đức đã gây ra sự tổn thất vô cùng nặng nề cho Đảng xã hội chủ nghĩa Đức. Ngoài việc Đảng bị mất quyền lãnh đạo đất nước, các lãnh tụ của Đảng hoặc bị bắt giam, xử lý, hoặc bị vô hiệu hoá và phần lớn đảng viên, trước hết là những đồng chí chuyên làm công tác đảng vụ từ trung ương tới cơ sở bị thất nghiệp. Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức đã và đang đứng trước thực trạng sau đây:

+ Số lượng đảng viên bị giảm sút nghiêm trọng.

Từ chỗ Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức có tới 3 triệu đảng viên đến tháng 4-1990 chỉ còn chừng 60 đến 70 nghìn (một số ít, chủ yếu là các Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo từ Ủy viên Trung ương trở lên bị khai trừ còn phần lớn đã tự ý trả lại thẻ Đảng vì nhiều lý do khác nhau);

+ Chất lượng của số đảng viên còn lại cũng bị giảm sút nghiêm trọng.

Thông qua các dấu hiệu: suy sụp về tinh thần, mất niềm tin vào Đảng, giảm niềm tin vào sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, thậm chí thể hiện tâm trạng chán nản, giảm sút ý chí chiến đấu cho lý tưởng cộng sản, hoảng sợ, lo lắng bị trả thù, căm giận, oán trách tất cả. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận đảng viên trung kiên và có bản lĩnh vẫn tin tưởng vào thắng lợi có tính chất tất yếu của chủ nghĩa xã hội cho nên vẫn kiên trì hoạt động, củng cố, phát triển Đảng và tổ chức đấu tranh chống lại những kẻ muốn thủ tiêu Đảng và đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp công nhân và những người lao động.


Với cái tên mới là "Đảng chủ nghĩa xã hội Dân chủ", Đảng tăng cường hoạt động củng cố tổ chức từ trung ương tới cơ sở, và cơ chế hoạt động của Đảng trong tình hình mới. Trước mắt PDS đang tiến hành vận động tranh cử cho cuộc bầu cử ở các địa phương, trong đó có chú trọng tới việc ủng hộ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của những người nước ngoài đang sống và làm việc ở Cộng hoà dân chủ Đức, phản đối mọi hiện tượng kỳ thị chủng tộc và thù địch với người nước ngoài. Ví dụ cuộc vận động tranh cử ở thủ đô Berlin của Đảng PSD được tiến hành tại khu vực Ahrensfelde (ngoại ô Berlin, nơi có 1.700 công nhân Việt Nam đang sinh sống và làm việc). Ngày 24-4-1990, Bí thư thành uỷ PSD thành phố Berlin tuyên bố công khai: "Các tổ chức PSD ở thủ đô Berlin sẵn sàng kết nạp những người nước ngoài thường trú ở đây vào tổ chức của Đảng". Ngoài ra, cựu Tổng Bí thư của SED (Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) E.Honecker đã phản bác lời buộc tội ông "phản bội Tổ quốc, vi phạm Hiến pháp" và bác bỏ lời bịa đặt, vu cáo các ông "bán tù nhân chính trị ở Cộng hoà dân chủ Đức cho Cộng hoà liên bang Đức lấy 75 triệu DM gửi vào ngân hàng Thụy Sĩ". Kết quả là, Viện kiểm sát tối cao Cộng hoà dân chủ Đức đã phải huỷ bỏ lời buộc tội trên và chỉ còn kết tội ông là "thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thiệt hại cho quốc gia".


4. Tình hình Quân đội nhân dân quốc gia Đức:

Chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức cũng đã làm cho "Quân đội nhân dân quốc gia" phân hoá và mất sức chiến đấu, thể hiện bằng các dấu hiệu: giảm sút về quân số (từ 175.000 quân nhân đến nay chỉ còn chừng 100.000 người, chủ yếu do bỏ ngũ tới 80.000 người, một số ít bị bắt hoặc quản chế, trong đó có cả Bộ trưởng quốc phòng Kesler); tinh thần quân nhân khủng hoảng sâu sắc dẫn tới kỷ luật lỏng lẻo, thậm chí có quân nhân bán cả quân trang, quân dụng hoặc bỏ trốn sang Tây Đức (trong đó có nhiều sĩ quan là đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức). Trong quá trình chính biến "Quân đội nhân dân quốc gia" và lực lượng hậu bị chiến lược của nó đã bị trung lập hoá.


5. Tình hình cơ quan an ninh quốc gia (Bộ An ninh):

Ngay từ khi bắt đầu xảy ra chính biến và sau đó, cơ quan An ninh quốc gia nhân dân Đức (một trong những lực lượng chuyên chính trọng yếu nhất và vững mạnh nhất của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức lúc đó) đã trở thành đối tượng bị tiến công và vô hiệu hoá thể hiện qua việc: Bộ trưởng An ninh cùng với 5.000 sĩ quan An ninh cấp cao đã bị bắt. Cơ quan An ninh từ cấp Trung ương tới cấp địa phương huyện bị giải thể. Trụ sở làm việc của cơ quan an ninh các cấp bị bao vây, canh giữ. Mọi hoạt động của cơ quan an ninh đều bị đình chỉ. Hàng vạn nhân viên an ninh đã lâm vào tình trạng thất nghiệp. Hiện nay họ vẫn bị tiếp tục sa thải và đang bị điều tra. Ngoài ra những sĩ quan và hạ sĩ quan An ninh được đào tạo trong các trường An ninh đang làm việc ở Bộ Nội vụ đang có nguy cơ bị sa thải. Những người cộng sự ít nhiều với cơ quan An ninh trước đây cũng đều bị tố cáo.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:56:11 pm
6. Tình hình lực lượng cảnh sát (Bộ Nội vụ).

Là một lực lượng đông đảo và công cụ chuyên chính sắc bén làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức - lực lượng cảnh sát (thuộc Bộ Nội vụ) ngay từ lúc đầu và trong quá trình diễn ra chính biến đã bị phân hoá. Một bộ phận bị vô hiệu hoá, bị bắt giữ hoặc buộc thôi việc, chủ yếu là số sĩ quan cao cấp và những nhân viên có quan hệ công tác đặc biệt với cơ quan An ninh quốc gia. Ngay từ khi Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà dân chủ Đức đứng đầu là chủ tịch W.Stopz từ chức tập thể thì thượng tướng F.Dickel, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Tư lệnh trưởng lực lượng cảnh sát nhân dân Đức cũng bị mất chức và bị quản chế.


Người thay thế Dickel là L.Ahrendt (Đảng viên SED và sau này đổi tên thành PDS), một bộ phận bị trung lập hoá và sau đó phục vụ cho chính quyền mới. Sau khi chính phủ do Thủ tướng L.Maziere đứng đầu và Bộ Nội vụ do Diestel làm Bộ trưởng thì L. Ahrendt trở thành cố vấn cho Diestel. Chính phủ của Thủ tướng L.Maziere chủ trương sa thải tất cả các sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Nội vụ là đảng viên Đảng chủ nghĩa xã hội dân chủ (PDS).


Nhận xét chung về nguyên nhân dẫn tới chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức

Chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức đã gây ra tổn thất nặng nề không những đối với những người cộng sản Đức nói riêng mà còn đối với phong trào cộng sản quốc tế và chủ nghĩa xã hội nói chung. Vậy nguyên nhân dẫn tới chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức là gì?.

1. Nguyên nhân bên trong.

- Kể từ khi thành lập nước tới thời điểm chính biến, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức đã không thực thi đúng đắn đường lối, chính sách độc lập, tự chủ trên cơ sở của chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa.

Trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại trên một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chính trị, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có những biểu hiện chủ quan, thiếu nhạy bén trong việc đánh giá tình hình chính trị - xã hội trong nước, đặc biệt là thực trạng nội bộ Đảng và nội bộ nhân dân cũng như diễn biến của tình hình quốc tế và tác động, ảnh hưởng của nó đối với Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Chính vì vậy mà không phát hiện ra những nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn tới sự khủng hoảng toàn diện và sâu sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cộng hoà dân chủ Đức. Và hơn thế nữa, khi dấu hiệu của khủng hoảng chính trị xã hội xuất hiện, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trước hết là Tổng Bí thư E.Honecker đã không đưa ra được những giải pháp cần thiết và có thể để khắc phục nó, nhằm từng bước ổn định tình hình. Khi tình hình chính trị - xã hội trở nên nghiêm trọng, những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã tỏ ra bị động, lúng túng và thậm chí có lúc thả nổi, bất lực, rút lui từng bước và sau đó còn chịu chấp nhận thất bại.


- Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức suy yếu nghiêm trọng cả trên lĩnh vực nhận thức lý luận và tổ chức hoạt động thực tiễn trước "tư duy chính trị quốc tế mới trong thời đại ngày nay". Cụ thể là:

+ Người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức là Tổng Bí thư E.Honecker về cuối đời đã tỏ ra không đủ dũng khí, bản lĩnh và tư chất của người đứng đầu Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới. Tổng Bí thư Honecker đã phạm những sai lầm lớn như: quan liêu, tự mãn, bảo thủ, không những không chịu đổi mới mà còn gây cản trở cho sự đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ko cả lĩnh vực chính trị và kinh tế.

+ Mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức nói riêng và nội bộ nhân dân nói chung đã xuất hiện hàng chục năm nay đã không được phát hiện kịp thời, nhận ra đầy đủ và giải quyết triệt để dẫn tới cuộc đấu tranh trong nội bộ diễn ra một cách âm thầm mà không kém phần gay gắt. Tình trạng đó kéo dài làm cho mâu thuẫn nội bộ nhân dân trở thành mâu thuẫn đối kháng tạo tiền đề cho sự bùng nổ khủng hoảng - chính trị-xã hội sâu sắc không kiểm soát được. Trên thực tế, cả trong nội bộ Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức lẫn các lực lượng chính trị - xã hội khác đều nói tới chủ nghĩa xã hội nhưng là với màu sắc khác nhau như "chủ nghĩa xã hội dân chủ", "chủ nghĩa xã hội nhân đạo" theo cách hiểu riêng. Nhưng thế nào là chủ nghĩa xã hội đích thực, chân chính thì không được nghiên cứu, thảo luận để thống nhất nhận thức và hành động, về vấn đề này, trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức giữa E.Honecker (Tổng Bí thư), E.Krenz (Bí thư Trung ương phụ trách công tác Tư tưởng, An ninh và Quốc phòng); K. Hager (Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Văn hoá - tư tưởng) và đặc biệt là H. Modrow (Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh uỷ Dresden) đã tỏ ra không thống nhất.

+ Nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đã có những sai lầm nghiêm trọng nhưng không chịu nhận ra và khắc phục như: tham nhũng, lạm dụng chức quyền giành đặc quyền, đặc lợi dẫn tới hậu quả là bộ phận lớn quần chúng và cả đảng viên cộng sản mất lòng tin vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội (xem lại phần những tiêu cực trong nội bộ Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức đã trình bày ở phần trên).

+ Trong nội bộ Đảng từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở đã có những đảng viên có biểu hiện bất mãn (điển hình là H.Modrow), cơ hội, hữu khuynh (điển hình là E.Krebz)... không được phát hiện, đấu tranh, phê bình và xử lý kịp thời.

+ Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức được lập ra trên cơ sở sát nhập hai Đảng: Đảng Cộng sản và Đảng xã hội dân chủ Đức, thực chất tư tưởng chính trị không thuần nhất.

+ Một bộ phận lớn đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, lúc bình thường thì nhận thức và hành động như một cái máy (phải chăng là một đặc điểm tâm lý dân tộc của người Đức) nhưng khi tình hình có sự đột biến lớn thì đã bộc lộ tâm trạng bất mãn, hoang mang, dao động, thậm chí hoảng loạn dẫn tới những suy nghĩ và hành động mất phương hướng làm cho Đảng thêm suy yếu cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Từ đó có thể nói rằng, lực lượng đảng viên Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức trong thời gian vừa qua đông (tới 2,3 triệu trên số dân 17 triệu người) nhưng không mạnh. Đó là điều cần suy nghĩ về công tác xây dựng Đảng trong 40 năm lãnh đạo chính quyền trong điều kiện hoà bình.

+ Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức đã phạm phải sai lầm trong việc nhìn nhận, đánh giá và chủ trương đổi mới một số vấn đề như:

Vai trò của quần chúng nhân dân và công tác vận động quần chúng bị coi nhẹ. Không chú ý đầy đủ tầm quan trọng sống còn của mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng. Trên thực tế mối quan hệ này có thể được thể chế hoá trên bình diện pháp lý. Ở Cộng hoà dân chủ Đức từ trước tới nay không có khái niệm "quần chúng làm chủ tập thế", không có "phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc". Vì không nhận thức được "chèo thuyền là dân" nên cũng không thấy được "lật thuyền cũng là dân" cho nên không đánh giá đúng tâm trạng của quần chúng đối với các lĩnh vực. Khi quần chúng bị kích động và phản ứng quyết liệt thì Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức không có giải pháp nào có hiệu quả nhằm hướng dẫn quần chúng tránh những hành động tiêu cực. Một số nhu cầu cấp bách của quần chúng như du lịch đã không được giải quyết thoả đáng gây ra tư tưởng và tâm lý bất bình kéo dài trong quần chúng.


Về vấn đề thanh niên: Từ khi thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức cho đến năm 1989, đặc biệt từ tháng 8-1989 hàng loạt công dân Đông Đức bỏ trốn sang Tây Đức phần lớn là những người thuộc thế hệ trẻ. Vì sao những người sinh ra, lớn lên trong chế độ xã hội chủ nghĩa, được giáo dục và được hưởng những thành quả của chủ nghĩa xã hội lại từ bỏ chủ nghĩa xã hội? Phải chăng, Đảng không nhận thức đầy đủ những mặt yếu và mặt mạnh của thế hệ trẻ và âm mưu của kẻ thù nhằm vào đôi tượng này? Phải chăng Đảng mới chỉ thiên về quan điểm cho rằng thế hệ trẻ là chủ nhân của ngày mai mà không coi trọng nhận thức vai trò quan trọng của họ trong hiện tại để từ đó có phương pháp luận đúng đắn trong việc vạch ra chính sách đối với thanh niên? Vì vậy mà công tác giáo dục niềm tin lý tưởng, phẩm chất và chính sách đối với thanh niên đã tỏ ra không có hiệu quả.


Về vấn đề các phương tiện truyền thông đại chúng: Trước, trong quá trình xảy ra chính biến Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã gần như buông lỏng, thả nổi việc quản lý các phương tiện truyền thông đại chúng, ngược lại với trước kia nó được quản lý rất chặt chẽ và kiểm soát hết sức gắt gao (các thông tin đưa ra công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đều được các chuyên gia An ninh tư tưởng các cấp nghiên cứu, quyết định). Trong số 600 tờ báo, tạp chí xuất bản hàng ngày, hàng tuần ở Cộng hoà dân chủ Đức có nhiều tờ báo, tạp chí từ Trung ương đến địa phương kể cả báo Đảng và đặc biệt là báo "Thế giới trẻ" của giới thanh niên, báo của giới hoạt động văn hoá - nghệ thuật, báo của Tôn giáo... đã đưa tin ảnh và những bài viết có tính chất kích động biểu tình chống đối. Ví dụ: ngày 15-10-1989 tờ "Nước Đức mới" (cơ quan ngôn luận của Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) đã đăng thư ngỏ và lời bình luận chỉ trích Chính phủ "không đảm bảo điều kiện làm việc" và "những hạn chế trong việc di chuyển chỗ ở"... làm tăng thêm sự bất bình ở cả trong lẫn ngoài nước. Đảng đã không nắm và lãnh đạo được công tác thông tin báo chí, không chống trả nổi âm mưu, hoạt động phá hoại tư tưởng, chiến tranh tâm lý của địch, một trong những vấn đề có tính chất quyết định của cuộc chính biến.


Vấn đề lực lượng chuyên chính: Trước và trong chính biến Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức đã không nắm và kiểm soát được "Quân đội quốc gia nhân dân" để lực lượng quan trọng này bị phân hoá từ trên xuống dưới và ngay từ những ngày đầu khi xảy ra chính biến, quân đội đã bị vô hiệu hoá và sau đó bị trung lập hoá. Đối với lực lượng An ninh và cảnh sát, Đảng cũng chỉ nắm được những người lãnh đạo cao nhất là Bộ trưởng An ninh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Tư lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân. Đến khi họ bị bắt và quản thúc thì lực lượng này đã hoạt động mất phướng hướng. Hơn thể nữa, người chỉ huy cao nhất của lực lượng An ninh và cảnh sát cũng như Quân đội kể từ 5 năm qua lại chính là E.Krenz (Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương phụ trách An ninh, Quốc phòng vừa là kế cận và sau đó lại bất đồng với E.Honecker) đã "góp phần" không nhỏ vào việc vô hiệu hoá lực lượng An ninh và trung lập hoá lực lượng cảnh sát. Chính Krenz là người đã cách chức Bộ trưởng An ninh, Bộ trưởng Nội vụ và sau đó quản thúc họ giải thể cơ quan An ninh quốc gia... Tóm lại, sự suy yếu của Đảng từ trên Trung ương không những làm mất lòng tin của quần chúng và một bộ phận lớn đảng viên đối với Đảng, với chủ nghĩa xã hội trong Tôn giáo, các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan và các lực lượng phi xã hội chủ nghĩa khác triệt để lợi dụng thời cơ hoạt động nhằm thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cộng hoà dân chủ Đức.

- Các tầng lớp xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức, trước hết là thế hệ trẻ (chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng vũ trang và trong các trường đại học, cao đẳng cũng như trong tầng lớp công nhân) đã bị các phần tử thù địch, đối lập, cơ hội, bất mãn với Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức lợi dụng, hướng họ vào những hoạt động chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì sao họ bị lợi dụng? Nguồn gốc sâu sa của vấn đề là ở chỗ, họ không những bị mất lòng tin, bất mãn với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn bị lối sống phương Tây, đời sống vật chất ở Tây Đức và các nước tư bản khác hấp dẫn lôi cuốn cả trên phương diện thực tế lẫn hoạt động tuyên truyền, tác động của đôi phương. Từ tâm lý "vọng ngoại, bài nội" về vật chất tới chỗ "vọng ngoại, bài nội" cả trên lĩnh vực chính trị-xã hội, họ đã trở thành tác nhân đáng kể trong quá trình chính biến.

Cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, mệnh lệnh hành chính trong quản lý kinh tế, xã hội được thực thi trong 40 năm qua đã bộc lộ những sai lầm, lạc hậu nhưng không được nghiên cứu nghiêm túc, đổi mới triệt để nên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: mất cân đối trong kinh tế, căng thẳng về tâm lý xã hội, dẫn tới đặc quyền đặc lợi, lợi dụng quyền hành, địa vị, chủ nghĩa bình quân và bất công bằng xã hội. Đương nhiên thực trạng đó đã làm cho quần chúng nhân dân, kể cả đảng viên và những người lao động chân chính bất bình, bất mãn, không tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa và đến khi bị tác động, kích thích họ đã có hành động chống lại một cách cực đoan hoặc ít nhất là không ủng hộ Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức.


Tiêu đề: Sự phản bội của Goóc-ba-trốp
Gửi bởi: nhinrathegioi trong 03 Tháng Sáu, 2022, 07:56:42 pm
2. Nguyên nhân bên ngoài.

Chính biến xảy ra ở Cộng hoà dân chủ Đức vừa qua không thể không tính tới nguyên nhân, tác nhân từ bên ngoài. Sự ảnh hưởng từ bên ngoài đối với diễn biến chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức không chỉ đơn thuần là "chất xúc tác" mà đã trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định tới sự thay đổi chế độ xã hội ở Đông Đức.


Ngoài những nguyên nhân chung là sự khủng hoảng về lý luận và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực trong bối cảnh của tình hình thế giới hiện nay và chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức xảy ra còn do những nguyên nhân, tác nhân sau đây:

- Ảnh hưởng, tác động có tính chất dây chuyền của những biến động chính trị - xã hội ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari - những nước xã hội chủ nghĩa láng giềng có chung đường biên giới với Cộng hoà dân chủ Đức. Những cuộc biểu tình, đình công, bãi công, bãi khóa, sự nhượng bộ, rút lui của Đảng Cộng sản và sau đó là sự ra đời của chính phủ liên hiệp gần như không cộng sản... đã ảnh hưởng tới tư duy và hành động của các tầng lớp xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức hàng ngày, hàng giờ qua nhiều kênh thông tin cả trực tiếp lẫn gián tiếp (truyền hình, phát thanh, báo chí, du lịch...).

- Ảnh hưởng, tác động có tính chất quyết định của quá trình "tư duy chính trị quốc tế mới", chương trình "cải tổ" chính trị, kinh tế, xã hội do Liên Xô khởi xướng và những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội đa dạng, phức tạp đã và đang diễn ra ở Liên Xô - một trong những chỗ dựa quan trọng của nước Cộng hoà dân chủ Đức. Hơn thế nữa, đã có những dấu hiệu cho thấy, những nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ Liên Xô đã "bật đèn xanh" cho việc "cải tổ" ở Cộng hoà dân chủ Đức hoặc ít nhất là Liên Xô đã tỏ thái độ thả nổi, bỏ mặc trước diễn biến chính trị - xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức.

- Chủ nghĩa đế quốc, trước hết là nhà cầm quyền Tây Đức đã coi Cộng hoà dân chủ Đức là một trong những mục tiêu, đối tượng tiến công hàng đầu của chúng trong chiến lược thủ tiêu chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp "diễn biến hoà bình" thay vì chiến tranh quân sự vừa tốn kém và không hiệu quả mà chúng đã từng sử dụng chống cộng hoà dân chủ Đức cũng như các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác trước đây không thành công. Chính vì vậy mà ngay từ mùa xuân năm 1989, chính quyền Tây Đức đã ráo riết tiến hành một cuộc "chiến tranh lạnh" chống Cộng hoà dân chủ Đức trong bối cảnh, tình hình thế giới và châu Âu đang có sự thay đổi, diễn biến rất đa dạng, phức tạp. Từ chỗ sử dụng miếng mồi kinh tế, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chia rẽ, phân hoá nội bộ tới việc can thiệp trực tiếp, trắng trợn vào nội bộ của Cộng hoà dân chủ Đức bằng mọi phương thức, thủ đoạn kể cả quá trình trước, trong và sau khi diễn ra chính biến. Trước thái độ của Liên Xô và thái độ cứng rắn của lãnh đạo Cộng hoà dân chủ Đức, khác với những thủ đoạn ở Hungari, nhà cầm quyền Tây Đức đã triệt để lợi dụng khó khăn, khoét sâu mâu thuẫn sai lầm trong nội bộ Cộng hoà dân chủ Đức, kích động và lôi kéo được quần chúng mạnh mẽ tạo thành một áp lực chính trị của quần chúng trợ giúp tối đa lực lượng đối lập và cuôi cùng trở thành một trong những tác nhân chủ yếu gây ra chính biến ở Cộng hoà dân chủ Đức.


Thực tế ở Cộng hoà dân chủ Đức cũng cho thấy rằng, một số đảng viên cấp cao của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (Đảng Cộng sản) có tư tưởng cơ hội hữu khuynh như E.Krenz, H.Modrow... sau khi gạt bỏ và xử lý nặng nề đối với một số lãnh tụ Đảng và Nhà nước đồng thời giải thể cơ quan An ninh quốc gia nhằm xoa dịu quần chúng và tranh thủ lực lượng đõi lập để củng cố quyền lực vừa nắm được, song cũng chỉ trong thời gian ngắn họ cũng bị loại bỏ bằng mọi cách. Không những họ bị mất quyền lãnh đạo mà ngay cả quyền tham gia chính phủ Liên hiệp lớn cũng không giữ được. Bởi vì một chân lý đơn giản là những lực lượng đối lập, thù địch với chủ nghĩa cộng sản khi nắm giữ được quyền lực chúng không bao giờ chấp nhận những người cộng sản.