Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:06:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 276306 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #470 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2012, 01:35:02 pm »

  Bọn em sau này ăn uống không thiếu như thời các bác nữa nhưng cũng không được như này đâu ạ ! Vẫn kiểu đĩa nhôm 2 ngăn, thịt 6 miếng, đậu 6 miếng, rau một lùm, nước mắm đại dương, canh toàn quốc. Hôm nào có cá là rất khó, toàn phải hát nhại bài Cô gái vót chông " Ai nhanh tay gắp bằng tay em, em gắp không nhanh thằng khác gắp tranh..."
  Bác nói tiêu chuẩn bộ đội 25kg/ tháng vào mùa đông ạ. Chắc bây giờ tiêu chuẩn mới thế chứ em nhớ đi đâu cắt gạo vẫn có 7 lạng/ngày thôi mà ( trừ hao nửa lạng nhưng ăn vẫn đủ ).
Rất tiếc không có cựu binh nào là thủ kho, quản lý và anh nuôi tham gia DD, chắc là sợ bị ném đá hay sao đây.
Đúng ra lính ta xẽ không bị đói nếu như không có mấy con sâu trong kho, bếp của D, (chỉ nói tới đ/v tuan_qd3 huấn luyện) tụi này ma lắm, mỗi ngày bớt khoảng 50 kg gạo, đêm tối vác ra bán cho nhà dân lấy tiền chia nhau. Cứ 5 ngày có một phiên chợ là dân gần đ/v lại kìn kìn gánh gạo bộ đội ra chợ bán.
Thông qua Hoàn sứt  một cựu quản lý bếp ăn D, tuan_qd3 mới biết là:
Khi cân gạo tại kho ngòai những thành phần nêu trên còn có 1 trực ban và 3 đến 4 tân binh cùng chứng kiến việc cân, xuất kho (có khấu hao kho). Tân binh mà thấy lính cũ nhìn cái là mắt cụp xuống liền làm sao mà dám nhìn vào cân, được đi phụ bếp cơm ăn thỏa mái là sướng rùi, còn trực ban hả ? sâu cùng đàn cả đấy. Wink
Cơm nấu phải thật tơi để khi xúc vào thau nhìn nó cũng lùm lùm, bao giờ cũng phải dư ra mấy thau cơm khách dự phòng, đến bữa chiều cho vào chảo hấp tiếp. Hôm nào có cấp trên kiểm tra thì .. khi vo bỏ bớt gạo trong chảo đựng nước vo gạo, nấu cơm thật nát (nhão) xúc ra nhìn thau cơm thì thấy không nhiều bằng mấy bữa trước được, nhưng cân lên thì nó nặng còn hơn cả đúng với đủ. Tiêu chuẩn huấn luyện khi đó là 7 lạng 7/ngày, vậy mà cái nhóm sâu làm như thế thì lính ta đói là phải rùi. Tongue
 Đã vậy khi xếp thành 6 hàng dọc đi ăn lính ta thường hay chọn bạn cùng gu theo hàng ngang, còn mấy cb khung lại tỉa theo hang dọc, khi ăn do không hợp cạ nên mới phát sinh nhiều chuyện, nào là … rồi thì … Bác D phó ctr xuống chửi “… nhai thì như máy may, gắp cứ như gà mổ, có đôi quân hàm rơi xuống xoong cach tưởng là 2 miếng tiết tranh nhau vớt làm đổ hết cả cơm với canh ..” Grin


Cái thời anh em mình nó xa rồi, khó khăn làm con người ta bần tiện, sinh "đạo tặc"... ngày đó gạo hẩm, chuột bọ phá,... một ngàn lý do để hao hụt... còn bây giờ khi mâm cơm chiến sĩ tươm tất hơn, như cầu tinh bột chắc chắn sẽ giảm, vả lại đất nước mình đang dư gạo, không còn cảnh gạo hẩm, chuột bọ... nên lý do hao hụt ắt cũng giảm nhiều, chờ mấy đ/c lính thời nay lên tiếng mà lâu quá, nên đoán đại như vậy!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #471 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2012, 09:13:10 pm »

   Hì hì. Dạo này anh em thời bình đi đâu hết rồi bác Thanh ạ. Một mình em độc diễn oải quá.

   Có lẽ cũng không biết viết như nào nên các bạn cũng không tham gia. Em đành ...chờ vậy . Cũng sẽ có nhiều chuyện tâm sự cùng với các bác. Ví dụ...Mê mai 3 chẳng hạn ! Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #472 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 06:12:55 am »

  Hì hì. Dạo này anh em thời bình đi đâu hết rồi bác Thanh ạ. Một mình em độc diễn oải quá.

   Có lẽ cũng không biết viết như nào nên các bạn cũng không tham gia. Em đành ...chờ vậy . Cũng sẽ có nhiều chuyện tâm sự cùng với các bác. Ví dụ...Mê mai 3 chẳng hạn ! Grin
@ Linhquany! Theo chị, tinh thần chủ đạo của topic rất rõ ràng nhưng khá rộng về qui mô, chỉ có một số kênh nào đó ví dụ như của bác Thanh63 chẳng hạn, mới cập nhật được tình hình dinh dưỡng của lính thời nay thông qua thực đơn, còn các khía cạnh khác như tư tưởng, chế độ rèn luyện, sinh hoạt, chấp hành điều lệnh và nhất là công tác dân vận thì phải chính người trong cuộc, chí ít những anh em đã phục viên khi hoàn thành nghĩa vụ QS mới phản ánh đúng được, mà số đối tượng này phần lớn còn trẻ, có thể chưa biết hoặc không tha thiết nhớ lại quãng đời sống trong kỉ luật Sắt dù thời gian ngắn ngủi cho nên các em cháu không thích bộc bạch. Còn hiện tại, những người muốn ôn lại một thời quá khứ nhớ đời thì các sự kiện cũng mai một trong tâm thức nên nhiều khi nêu ra lại không chính xác, trở thành ái ngại sợ anh em khác có ý kiến này kia. Tuy nhiên tiến độ diễn biến của topic như thế này là quá nhanh mặc dù chưa có cao trào nóng nào đe dọa an nguy topic. Hy vọng các bác cựu tham gia tích cức với các kí ức một thời huấn luyện của mình để anh em chia sẻ là hay nhất đấy. Chúc các bác mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2012, 06:56:03 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #473 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 08:24:18 am »


@ Linhquany! Theo chị, tinh thần chủ đạo của topic rất rõ ràng nhưng khá rộng về qui mô, chỉ có một số kênh nào đó ví dụ như của bác Thanh63 chẳng hạn, mới cập nhật được tình hình dinh dưỡng của lính thời nay thông qua thực đơn, còn các khía cạnh khác như tư tưởng, chế độ rèn luyện, sinh hoạt, chấp hành điều lệnh và nhất là công tác dân vận thì phải chính người trong cuộc, chí ít những anh em đã phục viên khi hoàn thành nghĩa vụ QS mới phản ánh đúng được, mà số đối tượng này phần lớn còn trẻ, có thể chưa biết hoặc không tha thiết nhớ lại quãng đời sống trong kỉ luật Sắt dù thời gian ngắn ngủi cho nên các em cháu không thích bộc bạch. Còn hiện tại, những người muốn ôn lại một thời quá khứ nhớ đời thì các sự kiện cũng mai một trong tâm thức nên nhiều khi nêu ra lại không chính xác, trở thành ái ngại sợ anh em khác có ý kiến này kia. Tuy nhiên tiến độ diễn biến của topic như thế này là quá nhanh mặc dù chưa có cao trào nóng nào đe dọa an nguy topic. Hy vọng các bác cựu tham gia tích cức với các kí ức một thời huấn luyện của mình để anh em chia sẻ là hay nhất đấy. Chúc các bác mạnh giỏi.

Vâng chị Anh Thơ. Nhưng em cũng mới tâm sự với các anh chị được...6 tháng thời quân ngũ. Còn đi học và thuyên chuyển nhiều lắm nhưng cũng chưa thể viết ra được nói đúng ra chuyện Lính thời bình nó cũng...nhàn nhạt thế nào ấy, chỉ phản ảnh một thời điểm sau năm 1989 thôi chị ạ.

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #474 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 09:17:12 am »

@ Các bác:
Baoleo tôi vẫn tâm niệm: viết về lính thời bình, hoặc người lính về với đời thường, là rất rất khó.
Ở trong không gian này, không có súng nổ, không có kẻ thù cụ thể, không có chiến thắng được vinh danh, chính vì thế mà rất khó viết, và khó thu hút người đọc.
Tuy nhiên, đã là con nhà lính, càng khó, càng phải nên xông pha  Grin
Các bác cứ viết về những câu chuyện có tính chất 'làm đẹp thêm anh bộ đội Cụ Hồ', với những tình cảm chân thật của bản thân, baoleo tôi hy vọng rằng, với phương châm ấy, anh em CCB ta, vẫn có nhiều đất diễn.
Kính các bác.
Mõ baoleo.
Logged
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #475 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 09:34:36 am »

Em xin tiếp cái chuyện ăn uống của lính thời bình.
Lính thời bình vẫn đói các bác ạ. Ba tháng tân binh, em ở đơn vị huấn luyện ăn uống không được tươm tất lắm nhưng cái dạ dày cũng không có ý kiến gì, nhưng khi xuống trường học thì chuyện ăn uống đã có nhiều thay đổi. Trường em nằm ngay sát QL 1A, cách thị trấn khoảng 3km, cách biển khoảng 15 km nhưng quanh năm tụi em không biết đến vị cá tươi, thức ăn thì quá ít nên cơ bản là đói. Trong ba lô của em thường có một cái "sục" (may xo để nấu nước) và một hai gói mì tôm hoặc bột đậu để tăng cường sinh lực. Ngày ấy không hiểu sao em ăn mì tôm thấy ngon thế, ngửi thấy mùi hương mì tôm đã thấy thèm. Tối trước khi đi ngủ thế nào cũng phải bổ sung một gói mới ngủ được.

Tiêu chuẩn tụi em những ngày em học bp, bữa sáng chỉ được 4 con cá to bằng hai ngón tay cho 6 thằng thanh niên đang tuổi ăn tuổi lớn, bữa trưa thì được 1 lát giò và đôi ba miếng thịt mỡ nhiều hơn nạc cùng một dúm rau. Trong nồi canh thì có được một khúc xương, thằng nào nhanh tay thì được. Cơm thì không thiếu nhưng không có gì để đưa cơm nên hôm nào cơm cũng thừa, tiểu đoàn thấy cơm thừa coi như bộ đội đủ cơm ăn, đủ sức để học tập. Sinh hoạt tài chính công khai hay văn hóa tinh thần gì đó thì cơ quan hậu cần của nhà trường chẳng bao giờ có mặt nên có ý kiến cũng bằng không.

Khi em học xong về đơn vị công tác, trung đoàn có hẳn một c25 làm công tác tăng gia tại khu tăng gia tập trung của trung đoàn, các trung đội cũng có mấy luống đất để tăng gia nên chế độ ăn có khá hơn ở trường, nhất là rau xanh. Nhưng mùa mưa Tây Nguyên thì rau rất khó trồng nên cũng hiếm, lúc ấy tụi em phải ăn củ cải thái lát, phơi khô từ mùa khô trữ lại. Khó khăn của tụi em chắc chưa sánh được bằng thời bác linhquany chứ chưa dám nói đến thời các bác đi đánh trận trước nữa, nhưng thời bình, không bom rơi đạn nổ, chế độ ăn của bộ đội được phổ biến cụ thể, rõ ràng đến từng quân nhân nhưng bằng mắt thường cũng có thể thấy ngay được rằng, chúng em đã không được ăn đúng với tiêu chuẩn quy định. Có lẽ nơi nào cũng thế, thời nào cũng vậy.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #476 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 10:04:16 am »

Chào Linhquany và các bác tham gia topic. Mới đi bộ về tới nhà, gọi điện cho Vetran nghe điện thoại nói nằm "ngoài vùng phủ túi"mà im ắng quá, giống như trong phòng máy lạnh. Mở máy vào "Hình bóng quê nhà thì gặp toàn món ăn nổi tiếng chế biến từ họ nhà "Thử" mà cách chế biến, bài trí thật bắt mắt. Đọc mấy bài "tình án" Linhquany viết rất hay lại còn kèm theo hình ảnh sơn nữ minh họa thật sống động. Chị vội cúp máy và đang tìm cách nào để anh Vệ không biết mà vào "quán nước ..." đây. Thôi tốt nhất em đừng báo cho ảnh biết có gì vui bên ấy nhá. Phiền hà phân tâm Vetran không làm việc công mà cứ dùng máy vào "quán nước" làm chị buồn lòng lắm Linhquany ạ
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #477 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 10:50:27 pm »

Quay lại chuyện kỷ luật quân đội.

Thời em, những chuyện như tưới cột điện, chăn kiến là chuyện thời xa vắng, chỉ nghe mà không thấy. Việc quân phiệt của cán bộ đối với chiến sĩ vẫn còn nhưng hạn chế nhiều do có quy định rẩt nghiêm của tất cả các cấp. Ba năm lính em chưa bị kỷ luật lần nào, cũng chẳng làm gì đến mức phải kỷ luật dù có hơi ngang. Nhưng cũng vì ngang nên 2 thằng at trong trung đội không ưa và tìm đủ mọi cách đì.

Đang huấn luyện tân binh thì bt trung đội em đi tập huấn mấy ngày, trung đội giao lại cho các at quản lý. Khi bt ở nhà, nội vụ vệ sinh, gấp chăn màn quần áo em luôn được biểu dương, nhưng bt đi vắng, hai thằng at là Minh và Ánh Chập được dịp hống hánh với lính mới.

Chăn em gấp vẫn chuẩn, vuông thành sắc cạnh. Để vuốt cho góc chăn vuông, em thường dùng một chiếc đũa để vuốt, dùng xong em giấu luôn vào trong chăn. Thằng Ánh chập biết em giấu đũa vào trong chăn nên khi kiểm tra nội vụ vệ sinh, nó lôi ra và ghi lên bảng em gấp chăn xấu, trưa hôm đó nó bắt em ra gấp lại chăn cùng những đứa khác. Đó là lần duy nhất em bị về vấn đề nội vụ vệ sinh.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #478 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2012, 09:04:39 pm »

   Chuyện vệ sinh nội vụ này thời tân binh mình hãi nhất đấy. Cứ hôm nào biết sáng mai mình trực nhật là phải găm trước cái chổi treo gầm giường, có hôm không kịp ăn cơm sáng vì người cùng trực nhật cùng mình vì lý do nào đó không làm nhiệm vụ ( về đến muộn, ốm đau đột xuất không kịp báo ...). Kiểm tra nội vụ hai ông At hai đầu dãy gường dùng dây căng, chăn ai nhô ra thì phải đẩy vào, không vuông trưa ra sân gâp đi gập lại, nhiều lúc phải lấy tấm cót ép cắt độn vào nhìn vuông chằn chặn như cái hòm. Sau này học về ở riêng thì cũng...bừa bãi vì chẳng ai kiểm tra.  Grin

   À mà biên chế vũ khí đại đội của CBĐT nhìn thấy cả M79 nhưng không biết có được huấn luyện dùng không, bọn mình thấy có nhưng cầm...cho đẹp thôi, chưa thấy quả đạn bao giờ, chỉ biết là nó nạp đạn giống...súng hơi ! Hồi đi làm đừơng tên Hà giang có một bác cựu BGPB làm cùng kể là bắn vào chỗ mềm ( rơm, cát...) xong cho vào cái chậu, mỗi lớp phủ lên ít cát, làm mấy lớp. Khi địch tấn công lên ra miệng hầm hất xuống, lăn lông lốc nổ như lựu đạn ấy.....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #479 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2012, 03:26:07 pm »

Cái dzụ nội vụ này hồi tân binh thì bị ghè, khi về đơn vị thì quên tuột, mấy bác cựu K nhà mình thậm chí không cả xếp mền mùng sau khi dậy, chính trị viên phải cuốn dùm, thiệt phục sát đất về khoản "sâu sát" của sếp. Có thời gian cũng cố ghè vào khuôn, nhưng được đâu mấy bữa sau đó lại vũ như cẫn, chán chả buồn nói, cho trôi luôn... nhưng về đến trường quân chính thì ... vẫn sài tốt, nội vụ A mình lúc nào cũng đầu bảng về khoản đều re, vuông thành sắc cạnh khỏi cần lót, cần "khung".  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM