Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:06:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính thời bình  (Đọc 276304 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #340 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 08:53:38 am »

  
  "Em thấy bình tĩnh trở lại liền đi ngồi xuống bếp". Hi hi, "đi ngồi xuống bếp", là bác đi kiểu gì? Hay là đi xuống bếp ngồi?

   Đi vào nhà ngồi xuống bếp. Bếp đặt góc trái trong nhà  kiểu bà con vùng cao Cụ ạ !  Grin

     Đúng là lính quân y chuyên lột đồ thương binh để lau chùi, mổ xẻ vết thương nên kẻ chuyện cứ tỉnh bơ như không có gì - nghe tức...như bò đá; tiếp đi không tớ... không đọc nữa đâu đấy - chét chóp rồi đây...

   Ấy chú ! bình tĩnh cho cháu tí. Trời đang mưa mà chú ! Vội vàng nó ...ra bão . Khéo không được ngồi bếp mà lại ...lên cột điện hong khô thì chết cháu
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
phutue
Thành viên
*
Bài viết: 16


Thắp sáng tình thương trong trí thấy nhiệm màu!


WWW
« Trả lời #341 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 09:01:08 am »


Người ta hay dùng từ "Hội chứng" mà  Grin, tớ cũng như bạn thôi, nhưng bây giờ thì thi thoảng chứ không trền miên như những năm mới ra lính. À mình bây giờ sống ở SG (lính quany đã bật mí rồi đó - còn đương chức Phó thường dân  Grin). Anh em mình cũng có đứa thi thoảng về Gia Lai thăm lại quân đoàn, nhưng mình thì chưa, hôm tháng 3 vừa rồi có làm chuyến hành hương về Đại Từ ( nơi F320 đóng quân thời anh em mình 79 -83, đến 85 thì về Phúc Yên và sau đó về Tây Nguyên ). Mà bạn đang sinh sống ở đâu ?

Hí hí hí, thế hồi đấy, em mới được đẻ ra. 79 - 83, là hồi ông bô nhà em oánh ở trên đấy còn gì (lúc em sinh ra, ông bô chả có nhà, mãi tới 85 mới về - ở nhà tưởng chết trên ý). Chắc phải đổi lên gọi bằng chú.  Grin

Em bây giờ đang ở Hà Nội, năm nào cũng vào SG một vài chuyến (có khi ở đấy vài ba tháng). Nghề nghiệp thì chuyên biên soạn, biên tập các loại sách, chấp bút tự truyện, sáng tác và thi thoảng viết báo (khi đồng nghiệp nhờ hoặc đặt hàng).
Logged

Ta chẳng tìm nhau, sao cứ gặp
Chẳng lời vĩnh biệt, sao cứ xa
Duyên hồ thỉ, kệ duyên hồ thỉ
Kiếp đời nào, cho được thăng hoa!?
phutue
Thành viên
*
Bài viết: 16


Thắp sáng tình thương trong trí thấy nhiệm màu!


WWW
« Trả lời #342 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 09:09:29 am »

Thôi, em chia sẻ bài này (tại bác Linh quany)

Nhật kí lính – chung sống hoà bình với rắn độc


"Cánh lính ra sông tắm, bất thần gặp hai con rắn hổ to như bắp chân đang quấn vào nhau. Thấy người, chúng ngóc đầu, nhìn chăm chăm, nhưng không tấn công. Mình từ từ rút và ra hiệu cho anh em lên bờ, để được an toàn. Mấy anh em quây lại, còn một con vẫn ẩn mình trong gốc cây, thò nửa người ra và ngóc đầu lên, bành mang ra. Nó không có dấu hiệu tấn công, mà như đang thủ để giữ cái gì đấy. Cả đám nhìn nhau, phân chia thế trận vây bắt. Mình ngăn lại:

- Không được, cứ kệ nó đi.

- Nhưng đây là bãi tắm, chốn sinh hoạt thường xuyên, nhỡ may...

- Chắc con này là con cái đấy, nó đang cố giữ tổ trứng. Nếu nó tấn công, thì anh em ta dính độc rồi. Bây giờ, giết con này, con đực sẽ tìm cách trả thù. Ở giữa rừng hoang thế này, chúng ta không bằng rắn đâu. Nửa đêm, nó mò vào doanh trại (lán của anh em gần bờ sông), cho mỗi người một nhát, thì đi cả đội. Tốt nhất, là sống hoà bình với nó. Với lại, nếu bị rắn này cắn ở đây, chỉ có bỏ mạng thôi, tôi không đủ sức giúp các đồng chí.

- Anh có chắc chúng sẽ không tấn công mình vào dịp khác không?

- Nếu mình không đụng nó, nó sẽ không đụng mình đâu.

Thế là, anh em rời đi tắm tạm ở bãi khác. Những ngày sau, ra tắm, mọi người đến gốc cây nhìn, nhưng không thấy hai con rắn ấy nữa. Chắc chúng bỏ đi, vì không muốn đụng độ và gây chiến với cánh lính trẻ. Hoặc, bản thân chúng cũng muốn sống hoà bình.

Lần đầu tiên thấy rắn rừng, to gấp mấy lần loại thường thấy, đen ngòm và dữ dằn, thật kinh hãi. Mấy ngày sau, cứ loay hoay tìm hiểu về các loài rắn ở rừng Tây Nguyên, Trường Sơn, Lào, Campuchia. Nào là độc tính, đặc tính, đặc điểm, cách chữa trị, phòng ngừa... loạn hết cả trí. Lần dở quyển sổ nhỏ xíu, nhớ được tới đâu, ghi vào tới đó, cả những bài thuốc dân gian mà mình biết. Thế rồi, tập hợp anh em, truyền đạt lại những nguyên tắc cơ bản:

- Ở đây, chúng ta có năm sát thủ mạnh là bom mìn, chất độc da cam, rắn độc, thú dữ và sông suối. Nhưng rắn độc có đồng đội và máy móc, súng đạn không phải đối thủ của chúng. Đồng thời, mỗi bước chân, chúng ta đều có thể gặp. Vì vậy, tôi mong các đồng chí chấp hành các nguyên tắc phòng tránh, chống, trị rắn độc như một mệnh lệnh. Củng cố lại lán trại, mở rộng đường biên an toàn doanh trại. Trên đường hành quân, đồng chí đi đầu có trách nhiệm xua rắn, chỗ nghỉ ngơi, phải để ý và làm động tác xua rắn ở các lùm cây, cành cây... Vì có loài rắn “tàng hình” cực độc, rất khó phát hiện bằng mắt. Tuyệt đối không được sát hại rắn, nếu không bị dồn vào đường cùng, ưu tiên mọi cách tránh né. Nếu bị rắn cắn, không cần biết độc hay không, lập tức garo và quơ lấy ít cỏ hay lá cây lành ngay đó, nhai, nuốt, trước khi quân y có mặt. Phải giữ bình tĩnh, hít sâu, thở nhẹ và bất động. Có đồng chí nào thắc mắc gì nữa không?

- Đồng chí quân y giải thích thêm về rắn “tàng hình”, để anh em nắm rõ. Trong trường hợp đã bị cắn, có nên giết để trả thù không?

- Rắn “tàng hình” là loài rắn đồng màu với lá cây, cành cây. Chúng thường trú ngụ, nguỵ trang thành như một bộ phận của cây. Thông thường, ban ngày, mắt chúng rất kém, nhưng khi đụng phải, thì phản ứng đối kháng tự nhiên vẫn chính xác. Ban đêm, mắt chúng cực kì tinh tường, còn chúng ta không thấy gì. Khi đã cắn trúng đối thủ, rắn thường tìm cách chạy trốn ngay, nên nếu không biểu hiện tấn công tiếp, thì không truy sát. Vì có giết, cũng không giải quyết được gì. Tránh trường hợp “đồng đội” chúng tìm cách trả thù.

- Loài rắn độc nào ở đây cắn, đồng chí quân y không chữa được? Có thuốc phòng không?

- Không có thuốc phòng, chỉ có kĩ năng tránh. Chúng ta đang sống giữa hàng nghìn ha rừng nguyên sinh, loài rắn nào cũng rất độc. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Nhưng nếu tôi hết cách, mà chúng ta không đủ thời gian, điều kiện, để chuyển về tuyến viện, nên chỉ biết làm thủ tục phong tặng danh hiệu liệt sĩ thôi. Vì vậy, tôi không muốn, anh em ta phải chiến đấu và lí do hi sinh vì rắn độc cắn. Có vẻ không oanh liệt lắm.

Bốn tháng ròng rã sau đó, trèo đèo lội suối, dọn dẹp sạch bom mìn trong hàng trăm ha rừng nguyên sinh, không ai gặp rắn nữa. Quân y cấp trên gửi điện khen ngợi, rằng là: Trong những chuyến công tác đặc biệt như thế, bộ đội hi sinh nhiều vì rắn độc cắn. Và rằng: Đồng chí quân y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân y... Nhưng mình thấy, là do anh em tự biết mức độ nguy hiểm của rắn và tránh được. Còn mình, không tự tin lắm trong điều trị rắn độc cắn. Chỉ tự tin trong việc phòng tránh. Cũng có thể, loài rắn thấy đầu óc anh em mình không coi chúng là mối nguy hại như kẻ thù, phải tiêu diệt”...


***

* Mình muốn tả chi tiết về hai con rắn, nhưng không nhớ rõ, nên cả ngày suy tư, nhớ lại. Nhớ mãi không ra, chỉ biết là rắn hổ chúa.

Thế rồi, vừa chợp mắt, thấy ngay hai con rắn, một con nhỏ xíu, một con to đùng. Con to cứ trườn vào một người, mình vừa nói người ấy lùi lại, vừa cố bắt nó. Bắt toàn trượt, nó quấn vào người kia, rồi lại bò ra... mình đuổi theo để bắt. Nhưng chợt nhớ ra, hỏi người kia "bị cắn chưa". Hoảng loạn, nhưng vẫn trả lời "chưa". Mình thấy lạ quá, sợ hoảng quá không xác định rõ, hỏi tiếp "có thấy đau chỗ nào không?" Nó trả lời, "không". Nhìn lại, thấy hai con rắn đã chui ra khỏi chăn, đang bò ra ngoài cửa. Con to đi trước, con nhỏ theo sau.

* Giật mình, mở mắt. Thấy rằng, quan trọng nhất vẫn là "chung sống hoà bình", kể cả với loài rắn cực độc.

Viết cho đồng đội
PT
Logged

Ta chẳng tìm nhau, sao cứ gặp
Chẳng lời vĩnh biệt, sao cứ xa
Duyên hồ thỉ, kệ duyên hồ thỉ
Kiếp đời nào, cho được thăng hoa!?
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #343 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 09:11:15 am »


Em bây giờ đang ở Hà Nội, năm nào cũng vào SG một vài chuyến (có khi ở đấy vài ba tháng). Nghề nghiệp thì chuyên biên soạn, biên tập các loại sách, chấp bút tự truyện, sáng tác và thi thoảng viết báo (khi đồng nghiệp nhờ hoặc đặt hàng).

   He he. hóa ra ông bạn Phu- chờ là biên tập viên. Chết bỏ bu, mình cứ múa rìu ( bút ) qua mặt thợ mà không biết !  Grin
  Thế thì hay rồi. Ít ra có rất nhiều câu chuyện viết logic, có đường lối hẳn hoi. Chiến mạnh đi cho máu bạn nhé !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #344 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 09:13:42 am »

@cựu bộ đội trẻ: tôi chưa từng đi lính nên chỉ chia sẻ như vậy, tùy bác quyết định cách cư xử. Nhưng việc sủ dụng hình ảnh của người khác và đưa thông tin theo cách đó lên diễn đàn tôi thấy không ổn, nếu tôi là người đó. Chúc bác vui.
@Linh Quany: xuống đi, đừng dọa tớ! Đánh tiết canh hỏng sẽ vẫn có tiết canh ngon để đưa rượu Grin
@bschung: chưa thấy lão trả lời về kế hoạch ra Bắc cùng mấy đàn anh Smiley
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #345 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 10:23:20 am »

.................................
@Linh Quany: xuống đi, đừng dọa tớ! Đánh tiết canh hỏng sẽ vẫn có tiết canh ngon để đưa rượu Grin
..................................

   Dọa là dọa thế nào. Lão cứ chuẩn bị nguyên liệu đi.  Grin

   À mà lão .....cần thuốc không đới !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #346 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 10:59:28 am »

Bác Tuệ cho em hỏi cái : sao không rà phá bom mìn ở những vùng đất trống để dân canh tác mà lại rà bom mìn trong rừng nguyên sinh? Rà thế có phải dọn đường cho lâm tặc không ?
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #347 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 12:05:03 pm »

Bác Tuệ cho em hỏi cái : sao không rà phá bom mìn ở những vùng đất trống để dân canh tác mà lại rà bom mìn trong rừng nguyên sinh? Rà thế có phải dọn đường cho lâm tặc không ?

 Sao lại nói thế? Angry

 Sau chiến tranh thì chuyện rà phá bom mìn còn sót lại là chuyện đương nhiên, quốc gia nào cũng sẽ phải làm việc đó và QD là lực lượng sẽ lo chuyện này. Còn sau đó quản lý rừng và khai thác tài nguyên từ rừng là chuyện của bộ phận khác.

 Không lẽ sau chiến tranh, vì chuyện phải bảo vệ rừng khỏi lâm tặc mà ta cứ để bom mìn còn sót lại cho dân hoặc gia súc chăn thả thoải mái đạp mìn hay sao? Sau 1975 thì nhiều triệu người cần có đất canh tác và công việc để ổn định làm ăn sinh sống, nhất là điều kiện đất nước lúc đó vô cùng khó khăn, chiến tranh xảy ra ở 2 đầu đất nước, mọi người cần có cái ăn, cái mặc để duy trì cuộc sống và khai thác những gì từ tài nguyên rừng để tồn tại là chuyện đương nhiên.

 Hôm nay, cuộc sống con người đã khác thì chuyện sinh hoạt ăn uống không còn là điều quá quan trọng nữa. Vậy thì cũng không thể lấy cái nhìn nhận của ngày hôm nay mà soi vào cái của ngày hôm qua để đánh giá lúc đó đã làm cái việc phục vụ lợi ích của những kẻ phá rừng.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
phutue
Thành viên
*
Bài viết: 16


Thắp sáng tình thương trong trí thấy nhiệm màu!


WWW
« Trả lời #348 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 12:05:18 pm »

Bác Tuệ cho em hỏi cái : sao không rà phá bom mìn ở những vùng đất trống để dân canh tác mà lại rà bom mìn trong rừng nguyên sinh? Rà thế có phải dọn đường cho lâm tặc không ?

Dò vùng để xây dựng thuỷ điện mà. Sesan 3, 4 đấy. Sau này, khi mấy chục nghìn công nhân Sông Đà đổ vào làm thuỷ điện, mình mới biết. Còn những chỗ khác, thì ai biết được. Nhiệm vụ mình là đi bảo đảm quân y cho lực lượng Công binh thôi. Anh em cũng chả biết mục đích đâu.

Quân Sông Đà đổ vào đông thế, cả vùng họ ở và xây dựng, anh em mình đã làm sạch sẽ, an toàn. Nhưng họ không chịu ăn nước ở đấy đâu. Họ bắt tổng Sông Đà chở nước sạch từ Yaly vào ăn đấy. Còn anh em mình, lính tráng, cũng chẳng biết gì, cứ ăn nước ở đấy từ đầu đến cuối. Sau này về đơn vị, mình có đề nghị cho anh em đi xét nghiệm chất độc đioxin, mà chả được (làm vậy cho chắc chắn, anh em yên tâm thôi. Chứ mình cũng xem tình hình rồi, khó có khả năng bị nhiễm).
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2012, 12:11:38 pm gửi bởi phutue » Logged

Ta chẳng tìm nhau, sao cứ gặp
Chẳng lời vĩnh biệt, sao cứ xa
Duyên hồ thỉ, kệ duyên hồ thỉ
Kiếp đời nào, cho được thăng hoa!?
cựu bộ đội trẻ
Thành viên
*
Bài viết: 418



« Trả lời #349 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 12:39:50 pm »

Bác Tuệ cho em hỏi cái : sao không rà phá bom mìn ở những vùng đất trống để dân canh tác mà lại rà bom mìn trong rừng nguyên sinh? Rà thế có phải dọn đường cho lâm tặc không ?

Dò vùng để xây dựng thuỷ điện mà. Sesan 3, 4 đấy. Sau này, khi mấy chục nghìn công nhân Sông Đà đổ vào làm thuỷ điện, mình mới biết. Còn những chỗ khác, thì ai biết được. Nhiệm vụ mình là đi bảo đảm quân y cho lực lượng Công binh thôi. Anh em cũng chả biết mục đích đâu.

Quân Sông Đà đổ vào đông thế, cả vùng họ ở và xây dựng, anh em mình đã làm sạch sẽ, an toàn. Nhưng họ không chịu ăn nước ở đấy đâu. Họ bắt tổng Sông Đà chở nước sạch từ Yaly vào ăn đấy. Còn anh em mình, lính tráng, cũng chẳng biết gì, cứ ăn nước ở đấy từ đầu đến cuối. Sau này về đơn vị, mình có đề nghị cho anh em đi xét nghiệm chất độc đioxin, mà chả được (làm vậy cho chắc chắn, anh em yên tâm thôi. Chứ mình cũng xem tình hình rồi, khó có khả năng bị nhiễm).

Ngày em đóng trên đồi Charlie, nghe nói là khu vực Ngọc Hồi cũng nhiễm chất độc da cam nặng lắm, nhưng có duy nhất một nguồn nước trên đồi, không dùng nước ấy ăn uống sinh hoạt thì cũng không biết lấy nước ở đâu. Hy vọng mình vẫn ổn.
Logged

thắng thua là chuyện thường của nhà binh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM